Tài liệu Chân giả trên gối ổ mỏm cụt đùi ovan dọc một bước tiến trong kỹ thuật chi giả: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 291
CHÂN GIẢ TRÊN GỐI Ổ MỎM CỤT ĐÙI OVAN DỌC
MỘT BƯỚC TIẾN TRONG KỸ THUẬT CHI GIẢ
Dương Hữu Đức*, Đỗ Phước Hùng**, Cái Việt Anh Dũng***, Mai Văn Trình*, Nguyễn Quang Khải**
TÓM TẮT
Mở đầu: Mỏm cụt trên gối, ngang thân xương đùi gặp phổ biến. Ống mỏm cụt (OMC) là bộ phận quan
trọng của chân giả trên gối. OMC ovan ngang đã được sử dụng phổ biến nhưng có một số khuyết điểm như tiêu
thụ năng lượng nhiều khi đi và phân bố áp lực lên bề mặt mỏm cụt không đều. Xu hướng thế giới hiện nay dần
chuyển sang sử dụng OMC ovan dọc. Hiện tại, vẫn còn ít dữ liệu về OMC ovan dọc.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng chân giả trên gối OMC ovan dọc cho bệnh nhân cắt cụt ngang thân
xương đùi.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: từ 3/2017 đến 6/2017, đã đánh giá 26 trường hợp cắt cụt một chân ngang thân xương đùi. Thời
gian sử dụng chân giả OMC ovan dọc: mớ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chân giả trên gối ổ mỏm cụt đùi ovan dọc một bước tiến trong kỹ thuật chi giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 291
CHÂN GIẢ TRÊN GỐI Ổ MỎM CỤT ĐÙI OVAN DỌC
MỘT BƯỚC TIẾN TRONG KỸ THUẬT CHI GIẢ
Dương Hữu Đức*, Đỗ Phước Hùng**, Cái Việt Anh Dũng***, Mai Văn Trình*, Nguyễn Quang Khải**
TÓM TẮT
Mở đầu: Mỏm cụt trên gối, ngang thân xương đùi gặp phổ biến. Ống mỏm cụt (OMC) là bộ phận quan
trọng của chân giả trên gối. OMC ovan ngang đã được sử dụng phổ biến nhưng có một số khuyết điểm như tiêu
thụ năng lượng nhiều khi đi và phân bố áp lực lên bề mặt mỏm cụt không đều. Xu hướng thế giới hiện nay dần
chuyển sang sử dụng OMC ovan dọc. Hiện tại, vẫn còn ít dữ liệu về OMC ovan dọc.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng chân giả trên gối OMC ovan dọc cho bệnh nhân cắt cụt ngang thân
xương đùi.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: từ 3/2017 đến 6/2017, đã đánh giá 26 trường hợp cắt cụt một chân ngang thân xương đùi. Thời
gian sử dụng chân giả OMC ovan dọc: mới sử dụng 50% và sử dụng 3 tháng 50%. Thời gian sử dụng chân giả
OMC ovan ngang trung bình 30,96 năm. Khi đi, mạch đập trung bình 87,8 lần/phút (ovan ngang) và 83.3
lần/phút (ovan dọc). Huyết áp tối đa và tối thiểu 144 mmHg và 84,6 mmHg (ovan ngang); 137,1 mmHg và 81,2
mmHg (ovan dọc). Nhịp thở 24,2 lần/phút (ovan ngang) và 22 lần/phút (ovan dọc). Vận tốc đi 37,3 m/phút (ovan
ngang) và 39.7 m/phút (ovan dọc). Các cặp số liệu khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.001). Độ lệch so với % áp
lực trung bình kỳ vọng khi đứng thăng bằng trên 2 chân 13,45 (ovan ngang) và 11,93 (ovan dọc); khi đi trong
một chu kỳ 13,80 (ovan ngang) và 11,43 (ovan dọc).
Kết luận: Mức tiêu thụ năng lượng khi đi chân giả OMC ovan dọc thấp hơn OMC ovan ngang. Khi đứng
thăng bằng và đi, OMC ovan dọc đều có sự phân bố áp lực trải đều hơn OMC ovan ngang.
Từ khoá: chân giả, mỏm cụt, ovan dọc
ABSTRACT
LONGITUDINAL OVAL SOCKET: A NEW PROGRESS IN ABOVE-KNEE PROTHESIS.
Duong Huu Duc, Do Phuoc Hung, Cai Viet Anh Dung, Mai Van Trinh, Nguyen Quang Khai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 291 - 296
Background: Above-knee stump is common. Socket is a critical part of above-knee prothesis. Transverse oval
socket has been widely used in medical practices but with some disadvantages like excessive energy expenditure
when moving and uneven distribution of pressures on socket interface. Today’s trend is to use longitudinal oval
socket. However there remains a paucity of further data in the usage of longitudinal oval socket.
Objectives: Evaluate the effectiveness of above-knee longitudinal oval sockets in patients with transfemoral
amputation.
Methods: Case-series descriptive study.
Results: From 3/2017 to 6/2017, 26 cases with unilateral transfemoral amputation were evaluated. Duration
usage in cases with longitudinal oval prosthetic sockets: 50% with recently usage and 50% with 3-month usage.
Mean of duration usage in cases with transverse oval prosthetic sockets is 30.96 years. Values are recorded in both
cases, in patients using transverse oval socket and longitudinal oval socket, for mean of pulse rates when walking
* TTCH-PHCN Tp.HCM ** Đại học Y Dược Tp.HCM *** Đại học Quốc tế Miền Đông Bình Dương
Tác giả liên lạc: BS. Dương Hữu Đức ĐT: 0989166079 Email: duonghuuduc64@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 292
(87.8 bpm and 83.3 bpm, respectively), maximum and minium blood pressures (144/84.6 mmHg and 137.1/81.2
mmHg, respectively), respiratory rate (24.2 breaths per minute and 22 breaths per minute, respectively), and
walking speed (37.3 m/per). minute and 39.7 m/per minute, respectively). The differnce between two groups is
statistically significant (p<0.001). Deviation of percentage expected mean pressure in using two-legged standing
balance is 13.45 (transverse oval socket) and 11.93 (longitudinal oval socket); in one gait cycle is 13.80 (transverse
oval socket) and 11.43 (longitudinal oval socket).
Conclusions: Energy expenditure in using longitudinal oval socket is lower than in using transverse oval
socket. In standing balance and walking, longitudinal oval socket provides more even distribution of pressure in
comparision with transverse oval socket.
Keywords: prosthetic leg, socket, longitudinal oval
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỏm cụt trên gối, ngang thân xương đùi gặp
phổ biến. Trung bình hàng năm có khoảng 1/3
trong tổng số người cụt chi được lắp chân giả
trên gối. Ống mỏm cụt (OMC) là một bộ phận
quan trọng không thể thiếu. Có nhiều loại OMC
khác nhau. OMC ovan ngang tì ụ ngồi đã được
thế giới và cả Việt Nam sử dụng phổ biến lâu
nay. Nhưng theo lý thuyết và kết luận của một
số nghiên cứu khi đánh giá so sánh với OMC
ovan dọc thì OMC ovan ngang có một vài nhược
điểm như tiêu thụ năng lượng nhiều hơn khi đi
do phải vận sức nhiều hơn; sự phân bố áp lực
của OMC lên bề mặt mỏm cụt (MC) không đồng
đều dẫn đến có những điểm bị tì đè liên tục gây
khó chịu cho người sử dụng(1,2). Xu hướng thế
giới hiện nay chuyển dần sang cung cấp và sử
dụng chân giả trên gối với loại OMC ovan dọc.
Cho đến hiện tại, chúng tôi ghi nhận nghiên cứu
về hiệu quả sử dụng OMC ovan dọc trong nước
còn rất ít.
Mục tiêu
1. Đánh giá sự tiêu thụ năng lượng.
2. Đánh giá sự phân bố áp lực của ống mỏm
cụt lên mỏm cụt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân bị cắt cụt một chân ngang
thân xương đùi đã và đang sử dụng chân giả
trên gối OMC ovan ngang tì ụ ngồi đến làm chân
giả mới từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 6 năm
2017, tại trung tâm Chỉnh hình- phục hồi chức
năng Tp Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi từ 20 trở lên, không phân biệt giới tính.
Tâm thần kinh bình thường. Không mắc
các bệnh lý tim mạch, hô hấp. Chân còn lại
bình thường.
Mỏm cụt chiều dài thích hợp, tình trạng da
– phần mềm tốt, tầm vận động – lực cơ
bình thường.
Cả 2 loại chân giả trên gối OMC ovan dọc
và ovan ngang có kết cấu tất cả các bộ phận
hoàn toàn giống nhau từ vật liệu cho đến cấu
tạo, chỉ khác nhau về hình dạng của OMC là
ovan ngang và ovan dọc và đã được hội đồng
chuyên môn kiểm tra, đánh giá đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật, xuất xưởng.
Đánh giá phân loại hoạt động theo mức độ
vận động, chọn mức độ 3 và 4(4). Tức là đi lại
bằng chân giả ngoài công cộng không hạn chế,
với tốc độ trung bình đến nhanh hoặc yêu cầu
đặc biệt cao. Có thể vượt qua các trở ngại xung
quanh, gặp các va chạm, chịu lực biến dạng, vận
động trên địa hình tự do và thực hiện các hoạt
động nghề nghiệp.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Công cụ nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án, phiếu xuất chân.
Máy đo huyết áp đồng hồ cơ, ống nghe.
Đồng hồ bấm thời gian.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 293
Các cảm biến đo áp lực bề mặt tiếp xúc giữa
ổ mỏm cụt và mỏm cụt. Cảm biến hoạt động và
kết quả các số đo được ghi nhận truyền sang hệ
thống máy tính qua Bluetooth nhờ vi điều khiển.
Máy camera ghi hình.
Phương pháp thực hiện nghiên cứu
Lượng giá sự tiêu thụ năng lượng
Cho bệnh nhân lần lượt đi 300m với tốc độ đi
bình thường hàng ngày của mỗi người lần lượt
bằng 2 loại chân giả trên gối OMC ovan dọc và
ovan ngang. Đánh giá sự tiêu thụ năng lượng
thông qua các chỉ số nhịp mạch, huyết áp, nhịp
thở. Tính thời gian đi để suy ra tốc độ đi giữa 2
loại chân giả.
Lượng giá phân bố áp lực của 02 loại OMC khi
đứng và khi đi
Đánh giá sự phân bố áp lực giữa 02 loại
OMC qua việc đo áp lực bề mặt tiếp xúc giữa
MC và OMC bằng các cảm biến trong khi
đứng thăng bằng trên 02 chân và khi đi với 2
loại chân giả.
Người bệnh được nghỉ ngơi khoảng 15 phút
trước khi tiến hành. Đánh dấu 9 vị trí cần đặt 9
cảm biến trên da của MC. S1: Vùng ụ ngồi; S2:
Vùng phía sau, dưới S1; S3: Vùng bó mạch thần
kinh đùi (tam giác Scarpa); S4: Vùng phía trước,
dưới S3, đối diện S2; S5: Vùng trên mấu chuyển
lớn; S6: Vùng dưới mấu chuyển lớn (cùng mặt
phẳng ngang với S2, S4, S9); S7: Vùng mặt ngoài
đầu xa mỏm cụt, dưới S6; S8: Vùng gân cơ khép;
S9: Vùng phía trong, dưới S8, đối diện S6.
Sau khi đứng đo chân giả OMC ovan dọc thì
tháo chân ra, để nguyên vớ và các cảm biến rồi
mang chân giả OMC ovan ngang vào tiếp tục đo.
Nghỉ ngơi khoảng 15 phút, lần lượt mang 2 loại
OMC vào, ghi nhận kết quả đo khi đi ở đầu,
giữa, cuối pha của 2 pha trụ, lăng. Khoảng cách
giữa 2 lần đo từ 15-30 phút.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 14.
KẾT QUẢ
Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017 đã thực
hiện đánh giá, so sánh 26 trường hợp cắt cụt
một chân ngang thân xương đùi được lần lượt
cho sử dụng chân giả OMC ovan dọc và chân
giả OMC ovan ngang. Kết quả nghiên cứu ghi
nhận như sau:
Thời gian sử dụng chân giả OMC ovan dọc:
Mới sử dụng:13 người (50%)- sử dụng 3 tháng:13
người (50%). Thời gian sử dụng chân giả OMC
ovan ngang trung bình: 30,96 năm
Bảng 1: Đặc điểm dân số - xã hội
Biến số Tần số Tỷ lệ (%)
Giới Nam
Nữ
23
3
88,5
11,5
Tuổi <40
40-59
≥ 60
3
9
14
11,5
34,6
53,8
Nghề nghiệp Công nhân
Nông dân
Buôn bán
7
12
7
26,9
46,2
26,9
BMI Bình thường
Thừa cân
Béo phì
22
2
2
84,6
7,7
7,7
Nguyên nhân
cắt cụt
Hỏa khi
Tai nạn giao thông
Bệnh lý
17
6
3
65,4
23,1
11.5
Chân cắt cụt Phải
Trái
9
17
34,6
65,4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 294
Bảng 2: So sánh đặc điểm dấu sinh hiệu khi đi chân giả OMC ovan dọc và ovan ngang
Dấu sinh hiệu
OMC ovan dọc
TB (ĐLC)
OMC ovan
ngang TB (ĐLC)
Hiệu số khác
biệt TB (ĐLC)
Tỉ lệ khác biệt
TB (ĐLC)
P
C
H
U
N
G
Mạch (lần/phút) 83,3 (5,3) 87,8 (5,7) 4,5 (2,0) 5,4 (2,5) <0,001
Huyết áp tối đa (mmHg) 137,1 (9,7) 144 (10,4) 6,9 (3,8) 5,1 (2,8) <0,001
Huyết áp tối thiểu (mmHg) 81,2 (7,5) 84,6 (7,3) 3,5 (3,9) 4,4 (5,2) <0,001
Nhịp thở (lần/phút) 22,0 (1,7) 24,2 (1,9) 2,2 (1,3) 10,1 (6,3) <0,001
Vận tốc (m/phút) 39,7 (5,2) 37,3 (4,6) -2,4 (5,3) 12,2 (7,0) <0,001
P
H
Â
N
N
H
Ó
M
T
H
Ờ
I
G
IA
N
S
Ử
D
Ụ
N
G
MỚI SỬ DỤNG CHÂN GIẢ Ổ MỎM CỤT OVAN DỌC (n=13)
Mạch (lần/phút) 83,8 (4,4) 88,8 (4,8) 4,9 (1,8) 5,9 (2,1) <0,001
Huyết áp tối đa (mmHg) 138,5 (9,7) 145,8 (10,4) 7,3 (3,9) 5,3 (2,9) 0,028
Huyết áp tối thiểu (mmHg) 82,3 (7,3) 85,0 (8,4) 2,7 (3,9) 3,3 (4,9) <0,001
Nhịp thở (lần/phút) 22,5 (1,9) 25,1 (1,8) 2,6 (1,0) 11,8 (4,9) <0,001
Vận tốc (m/phút) 39,8 (4,7) 39,7 (4,3) -0,1 (5,3) 11,5 (7,2) 0,923
SỬ DỤNG CHÂN GIẢ Ổ MỎM CỤT OVAN DỌC TRONG 3 THÁNG (n=13)
Mạch (lần/phút) 82,8 (6,1) 86,8 (6,5) 4,0 (2,3) 4,9 (2,8) <0,001
Huyết áp tối đa (mmHg) 135,8 (10,0) 142,3 (10,5) 6,5 (3,8) 4,8 (2,8) 0,003
Huyết áp tối thiểu (mmHg) 80,0 (7,9) 84,2 (6,4) 4,2 (4,0) 5,6 (5,5) <0,001
Nhịp thở (lần/phút) 21,6 (1,5) 23,4 (1,7) 1,8 (1,5) 8,4 (7,2) 0,001
Vận tốc (m/phút) 39,6 (5,9) 35,0 (3,6) -4,6 (4,6) 12,8 (7,0) 0,003
Ghi chú: 1) TB: Trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 2) Hiệu số khác biệt = Giá trị khi đi chân giả ổ mỏm cụt Ovan ngang - Giá
trị khi đi chân giả ổ mỏm cụt Ovan dọc; 3) Tỉ lệ khác biệt = (Giá trị khi đi chân giả ổ mỏm cụt Ovan ngang - Giá trị khi đi chân
giả ổ mỏm cụt Ovan dọc) / Giá trị khi đi chân giả ổ mỏm cụt Ovan dọc x100.
Bảng 3: Kết quả % áp lực trung bình (TB) đo được
khi đứng thăng bằng trên 2 loại chân giả
% Áp lực TB đo được OMC
ovan dọc
% Áp lực TB đo được OMC
ovan ngang
S1: 9,35
S2: 5,78
S3: 18,68
S4: 0,66
S5: 3,59
S6: 4,53
S7: 42,06
S8: 8,46
S9: 6,89
Độ lệch so với % áp lực TB
kỳ vọng (như độ lệch chuẩn):
11,93
S1: 6,41
S2: 5,84
S3: 12,38
S4: 0,16
S5: 3,92
S6: 2,93
S7: 45,86
S8: 19,33
S9: 3,15
Độ lệch so với % áp lực TB kỳ
vọng (như độ lệch chuẩn):
13,45
Biểu đồ 1: so sánh sự phân bố áp lực khi đứng thăng
bằng trên 2 chân với 2 loại OMC
Bảng 4: Kết quả sự phân bố áp lực giữa các vành, các
thành khi đứng trên 2 loại OMC
OMC ovan dọc OMC ovan ngang
Vành trên gần (S1,S3,S5,S8):
41,89%
Chu vi giữa MC (S2,S4,S6,S9):
17,86%
Tỉ lệ: 2.34 : 1
Thành trước(S3,S4): 19,34%.
Thành sau (S1,S2): 15,13%.
Tỉ lệ: 1,28: 1
Thành trong (S8,S9): 15,35%
Thành ngoài (S5,S6,S7):
50,18%.
Tỉ lệ: 3,27: 1
Vành trên gần: 42,05%
Chu vi giữa: 12,09%.
Tỉ lệ: 3.47 : 1
Thành trước: 12,54%.
Thành sau: 12,26%.
Tỉ lệ: 1,02: 1
Thành trong: 22,49%.
Thành ngoài: 52,72%.
Tỉ lệ: 2,34: 1
Biểu đồ 2: So sánh sự phân bố áp lực khi đi chân giả với
2 loại OMC trong toàn một chu kỳ bước đi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 295
Bảng 5: Kết quả % áp lực trung bình (TB) khi đi với
2 loại OMC chân giả trong toàn một chu kỳ bước đi
% Áp lực TB đo được
OMC ovan dọc
% Áp lực TB đo được OMC
ovan ngang
S1: 11,27
S2: 7,26
S3: 10,57
S4: 2,44
S5: 2,72
S6: 8,39
S7: 42,09
S8: 11,21
S9: 4,07
Độ lệch so với % áp lực
TB kỳ vọng (như ĐLC):
11,43
S1 : 7,80
S2: 4,01
S3: 10,23
S4: 1,48
S5: 3,93
S6: 4,26
S7: 48,11
S8: 16,79
S9: 3,39
Độ lệch so với % áp lực TB kỳ
vọng(như ĐLC): 13,80
BÀN LUẬN
Kết quả về sự tiêu thụ năng lượng
Khi đi chân giả OMC ovan ngang các chỉ số
mạch, huyết áp, nhịp thở đều tăng cao hơn so
với khi đi chân giả OMC ovan dọc (p<0,001).
Nhu cầu oxy cấp của cơ thể ở một thời điểm
được cơ thể điều hòa thích nghi qua các cơ chế
bù trừ như gia tăng sức co bóp của tim, tăng
nhịp tim, nhịp mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp
thở, tăng thải nhiệt. Do đó, có thể sử dụng gián
tiếp các chỉ số sinh hiệu này để đánh giá sự tiêu
thụ năng lượng của cơ thể mà thực chất là nhu
cầu oxy ở một thời điểm nhất định. Như vậy, đi
chân giả OMC ovan ngang, người bệnh có nhu
cầu O2 hay còn gọi là tiêu thụ năng lượng nhiều
hơn khi đi chân giả OMC ovan dọc. Điều này
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gailey và
cộng sự, khi đi với tốc độ bình thường, chân giả
OMC ovan ngang tiêu thụ năng lượng nhiều
hơn chân OMC ovan dọc 20% (2).
Vận tốc khi đi chân giả OMC ovan ngang
chậm hơn so với khi đi chân giả OMC ovan dọc
(p<0,001). Nhưng việc chọn lựa tốc độ đi là của
người sử dụng chân giả. Mặc dù luôn được nhắc
nhở trước khi đi là cố gắng đi cả 2 loại chân với
tốc độ như nhau nhưng họ có thể tự lựa chọn
một tốc độ đi khác nhau.
Khi so sánh giữa nhóm mới đi chân giả ovan
dọc và đi chân ovan dọc được 3 tháng đều
không có sự khác biệt về tiêu thụ năng lượng
giữa 2 nhóm, chỉ có tốc độ đi của nhóm đã sử
dụng được 3 tháng là nhanh hơn. Điều này cũng
phù hợp vì họ đã có hơn thời gian sử dụng nên
đã thích nghi và thành thạo hơn.
Kết quả về sự phân bố áp lực của OMC lên MC
Khi đứng thăng bằng trên 2 chân
Tỉ lệ phân bố áp lực trên OMC ovan dọc
trải đều hơn OMC ovan ngang. OMC ovan
ngang phân bố áp lực không đều, chổ tập
trung cao, chổ có áp lực thấp. Và đây cũng có
thể là minh chứng cho sự phân bố áp lực đều
hơn của OMC ovan dọc so với OMC ovan
ngang. Kết quả tương tự với báo cáo của Lee V
S P là áp lực ở xa cao hơn áp lực gần trên
thành trước và thành sau(3).
Ngoài ra, khi so sánh kết quả độ lệch so
với trung bình phần trăm áp lực kỳ vọng khi
đứng. Áp lực của OMC ovan ngang có độ lệch
nhiều hơn OMC ovan dọc. Đây xem như là độ
lệch chuẩn dùng để so sánh độ phân tán giữa
2 tổng thể và qua đó cho biết sự phân phối của
một biến trong tổng thể. Điều này chứng tỏ
rằng OMC ovan dọc có sự phân bố lực đều
hơn OMC ovan ngang.
Khi đi với 2 loại OMC
Đối với ổn định trước sau, áp lực thành sau
của OMC ovan dọc luôn lớn hơn thành trước, sự
thay đổi áp lực đều hơn trong suốt chu kỳ đi,
biên độ thay đổi không dao động nhiều. Chứng
tỏ có sự ôm khít liên tục giữa OMC và MC.
Thành trước áp lực nhỏ hơn nhưng sự thay đổi
áp lực có biên độ chênh lệch hơn trong chu kỳ đi.
Đây có thể do thiết kế của OMC rộng trước để
tránh đè ép thần kinh, mạch máu vùng tam giác
đùi. Với OMC ovan ngang, thành sau có áp lực
tương đương thành trước nhưng biên độ thay
đổi áp lực không đều như thành trước trong các
thì của chu kỳ đi. Chứng tỏ có sự ôm khít thường
xuyên giữa OMC và MC ở thành trước nhưng
không có ở thành sau. Đây cũng là phần thiết kế
của OMC ovan ngang, đặc biệt là vị trí tam giác
đùi ở phía trước (S3) luôn đẩy lực đối kháng ra
sau để ngăn sự trượt trước sau và đối lực với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 296
điểm tì ụ ngồi (S1).
Đối với ổn định trong ngoài, thành ngoài của
cả 2 có áp lực gần như tương đương nhau, tương
tự với thành trong. Áp lực thành trong của cả 2
loại OMC cũng đều nhỏ hơn thành ngoài. Mục
đích là ngăn sự dang hông quá mức, nên áp lực
thành ngoài phải cao hơn thành trong. Tuy
nhiên, áp lực cả 2 thành của OMC ovan ngang có
phần cao hơn OMC ovan dọc, điều này có thể
hiểu rằng hoặc OMC ovan dọc không đảm bảo
sự phân bố lực như ovan ngang hoặc ngược lại
OMC ovan ngang có sự tì đè gây ra lực ép quá
lớn. Cũng nên nhớ, thiết kế thành bên trong của
OMC ovan dọc chỉ ôm lấy các phần mềm và sẽ
không xảy ra hiện tượng chèn ép phần mềm bên
trong (1) và áp lực giảm khi diện tích chịu lực
tăng lên, tức là có nhiều diện tích chịu lực và như
vậy có nghĩa là có sự phân bố lực đều hơn(4).
Nếu so sánh về tỉ lệ áp lực giữa thành trong
và thành ngoài của từng OMC với nhau giữa 2
loại OMC thì cả 2 có vẻ như tương đương nhau
và đúng với mẫu dự đoán. Nhưng ở thành trước
và thành sau thì ngược lại. Điều này phù hợp với
kết luận của Lee V S P và cộng sự(3).
Áp lực ở vành trên gần của OMC ovan
ngang cao hơn ovan dọc trong toàn bộ chu kỳ đi,
cả 2 đều có sự tăng giảm áp lực tương tự nhau.
Với vành chu vi giữa, áp lực của OMC ovan
ngang lại thấp hơn ovan dọc trong suốt chu kỳ
đi. Nhất là ở toàn pha lăng, áp lực ở đây của
OMC ovan dọc không những cao hơn OMC
ovan ngang mà còn cao gần tương đương với
pha trụ của nó. Điều này có thể hiểu rằng, có sự
ôm khít và hoặc có sự phân bố áp lực hợp lý hơn
giữa MC với OMC ovan dọc trong khi đi, hoặc
ngược lại, cũng có thể hiểu rằng, áp lực trong
OMC ovan dọc ở vành chu vi giữa quá lớn. Tuy
nhiên, xét về tỉ lệ phân bố áp lực ở 2 vành của
OMC, nhận thấy OMC ovan dọc có vẻ hài hòa
hơn OMC ovan ngang vì các chỉ số phần trăm áp
lực chênh lệch nhau ít hơn khi so sánh các chỉ số
này với OMC ovan ngang. Và như vậy, có sự ôm
khít, sự phân bố trải đều áp lực trong OMC ovan
dọc hơn ovan ngang.
So sánh kết quả của độ lệch so với trung bình
phần trăm áp lực kỳ vọng khi đi, biên độ thay
đổi áp lực của 9 cảm biến ở OMC ovan dọc trong
một chu kỳ bước đi nhỏ hơn, ít dao động hơn và
gần như là ổn định hơn so với OMC ovan ngang.
KẾT LUẬN
Khi đi chân giả trên gối OMC ovan dọc có sự
tiêu thụ năng lượng ít hơn so với khi đi chân giả
OMC ovan ngang. Tốc độ khi đi chân giả OMC
ovan dọc có nhanh hơn khi đi chân giả OMC
ovan ngang.
Kết quả đo áp lực bề mặt giữa OMC và
MC trong khi đứng yên thăng bằng trên 2
chân và trong khi với 2 loại chân giả, cho thấy
rằng, so với OMC ovan ngang, OMC ovan dọc
có sự phân bố áp lực trải đều hơn, hợp lý hơn,
có sự tiếp xúc nhiều hơn giữa OMC với MC.
Vì vậy, OMC ovan dọc tạo tiền đề cho sự ổn
định, treo giữ, chịu lực và tạo cảm giác cảm
thụ bản thể tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bundesfachschule für Orthopädie-Technik. (2005). Cắt cụt
ngang xương đùi và cung cấp chân giả trên gối ổ mỏm cụt ovan dọc
(Vũ Xuân Chinh và Phạm Thúy dịch). VIETCOT Hà Nội, tr 7-
91.
2. Gailey, R. S., et al. (1993). "The CAT-CAM socket and
quadrilateral socket: a comparison of energy cost during
ambulation". Prosthet Orthot Int 17(2): 95-100.
3. Lee V S P, Solomonidis S E, Spence W D (1997), “Stump-socket
interface pressure as an aid to socket design in prostheses for trans-
femoral amputees- a preliminary study”. In: Procedings of the
institution of mechanical Engineers, part H: Jouranl of
Engineering in Medicine: pp. 167- 180.
4. Shurr D.G. (2000). Sách hướng dẫn quản lý cung cấp chân giả-
thông tin về chân giả cho nhóm PHCN (Phạm Thúy và cộng sự
dịch), VIETCOT Hà Nội, tr 24,25,41,76-96,105,139-167.
Ngày nhận bài báo: 06/12/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chan_gia_tren_goi_o_mom_cut_dui_ovan_doc_mot_buoc_tien_trong.pdf