Chẩn đoán và điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ

Tài liệu Chẩn đoán và điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 315 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ Nguyễn Phước Sang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề - Mục tiêu: Sốc nhiễm khuẩn vẫn còn là hội chứng lâm sàng thường gặp tại các đơn vị Hồi sức cấp cứu nhi. Chẩn đoán sớm, xử trí ban đầu hiệu quả giúp giảm tỷ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và các biện pháp điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 73 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn từ 1 tháng - 15 tuổi, nhập khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng Cần thơ từ 01/01/2012 đến 30/04/2016. Kết quả: Hầu hết các trẻ đều dưới 60 tháng (83,6%), trẻ nam chiếm 49,3%. Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng với 49,3% mạch không bắt được, 50,7% huyết áp không đo được, 76,7% bệnh nhi có rối loạn tri giác, 79,5% tay châ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán và điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 315 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ Nguyễn Phước Sang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề - Mục tiêu: Sốc nhiễm khuẩn vẫn còn là hội chứng lâm sàng thường gặp tại các đơn vị Hồi sức cấp cứu nhi. Chẩn đoán sớm, xử trí ban đầu hiệu quả giúp giảm tỷ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và các biện pháp điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 73 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn từ 1 tháng - 15 tuổi, nhập khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng Cần thơ từ 01/01/2012 đến 30/04/2016. Kết quả: Hầu hết các trẻ đều dưới 60 tháng (83,6%), trẻ nam chiếm 49,3%. Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng với 49,3% mạch không bắt được, 50,7% huyết áp không đo được, 76,7% bệnh nhi có rối loạn tri giác, 79,5% tay chân lạnh, 49,3% suy hô hấp nặng. 69,9% bệnh nhi có toan hóa máu với pH ≤ 7,35. Vị trí ổ nhiễm khuẫn gặp hàng đầu là cơ quan tiêu hóa (57%) và hô hấp (26,7%). E. coli là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Tổng lượng dịch trung bình trong giờ đầu là 34,1 ± 13,9 ml/kg. Thuốc vận mạch được dùng nhiều nhất là dopamin (94,5%), kế đến là epinephrin (53,4%). Kháng sinh kinh nghiệm thường được sử dụng nhiều nhất là Imipenem (60,3%) và Vancomycin (30,1%). Tỷ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em còn khá cao, với tử vong trong 24 giờ và tử vong chung lần lượt là 49,3% và 76,7%. Kết luận: Đa số các trẻ có tình trạng lâm sàng rất nặng, tỷ lệ tử vong còn cao. Huấn luyện và áp dụng tốt hướng dẫn điều trị sốc nhiễm khuẩn hiện nay về hồi sức dịch, hỗ trợ hô hấp và kháng sinh nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong. Từ khóa: Sốc nhiễm khuẩn, chẩn đoán, điều trị. ABSTRACT DIAGNOSIS AND MANAGEMENT OF SEPTIC SHOCK IN CAN THO CHILDREN’S HOSPITAL Nguyen Phuoc Sang, Phung Nguyen The Nguyen, Tran Diep Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 315 - 320 Background – Objectives: Septic shock remains a common clinical syndrome in the pediatric intensive care unit. Early diagnosis, effective initial management reduces mortality. Objectives of the study to determine the clinical manifestations, laboratories and treatment of septic shock in Can Tho Children’s Hospital. Methods: Retrospective, descriptive study of 73 patients with septic shock from 1 month to 15 years old admitted pediatric intensive care unit of Can Tho Children’s Hospital from 01/01/2012 to 30/04/2016. Results: Most of cases are under 60 months (83.6%), male is 49.3%. All of cases are serious condition with impalpable pulse 49.3%, immeasurable blood pressure 50.7%, 76.7% of patients with unconsiousness, cold extremities 79.5%, severe respiratory failure 49.3%. 69.9% cases has acidosis with pH ≤ 7,35. Most of the source of infection are gastrointestinal tract (57%) and respiratory tract (26.7%). E. coli is the most common pathogen. The average of fluid for first hours is 34.1 ± 13.9 ml/kg. The most common vasopressors used are dopamin (94.5%), next epinephrine (53.4%). The most common antibiotics used are Imipenem (60.3%) and Vancomycin *Bộ môn Nhi Đại học Y Dược Cần Thơ, **Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Phước Sang ĐT: 0919523668 Email: sangn80@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 316 (30.1%). The mortality rate of septic shock in children is relatively high, the 24 hour mortality rate was 49.3% and overall mortality rate was 76.7%. Conclusion: Most of cases are serious condition, high mortality. Good coaching and applying currently management guidelines of septic shock about fluid resuscitation, respiratory support, and antibiotics to reduce mortality. Key words: septic shock, diagnosis, treatment ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn (SNK) ở trẻ em vẫn còn rất cao, thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia. Tại Mỹ và các nước phát triển tỷ lệ này khoảng từ 10% đến 50%(18). Tại châu Á như Trung quốc tỷ lệ tử vong do SNK khoảng 60% - 70%, nghiên cứu tại Pakistan ghi nhận tỷ lệ tử vong là 24%(10,10). Việt Nam chưa có số liệu thống kê toàn quốc, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây tại một số bệnh viện trong nước cho thấy tỷ lệ tử vong do SNK ở trẻ em vẫn còn khá cao(14,17). Năm 2004 Hội hồi sức Mỹ đưa ra chiến lược điều trị sớm theo mục tiêu. Chiến lược này đã được áp dụng có hiệu quả trên trẻ em, giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể nếu tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị(5). Tại Việt nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về SNK ở người lớn cũng như ở trẻ em. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về SNK ở trẻ em tại một bệnh viện tuyến Tỉnh được báo cáo. Do đó, để góp phần hiểu rõ hơn về cách chẩn đoán, các phương pháp điều trị SNK ở trẻ em tại một bệnh viện tuyến Tỉnh chúng tôi thực hiện nghiên cứu này từ đó rút ra kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị để góp phần cải thiện hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong do SNK ở trẻ em tại các tuyến cơ sở. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả bệnh nhi từ 1 tháng – 15 tuổi nhập khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong thời gian từ 01/01/2012 đến 30/04/2016 được chẩn đoán SNK. Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn Theo tiêu chuẩn chẩn đoán SNK đã thống nhất của Hội thảo Quốc tế về NKH năm 2005 phải thỏa cả 3 tiêu chuẩn sau(8,10): Tụt huyết áp theo tuổi • 1 tháng − < 12 tháng: < 70 mmHg • 12 tháng − < 10 tuổi: < 70 + 2n (n: tuổi tính bằng năm) mmHg -≥ 10 tuổi: < 90 mmHg Có tình trạng viêm 1 trong các tiêu chuẩn sau • CRP > 10 mg/dl hay procalcitonin > 0,5 ng/ml • Tăng bạch cầu theo tuổi/ giảm bạch cầu theo tuổi hay bạch cầu non > 10% Bằng chứng nhiễm khuẩn Gợi ý có bằng chứng nhiễm khuẩn với bất kỳ nguyên nhân nào khi có cấy máu dương tính, nhuộm soi tươi, PCR, hoặc có hội chứng lâm sàng liên quan đến khả năng nhiễm khuẩn cao: khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh hoặc các xét nghiệm như có bạch cầu máu trong dịch vô khuẩn của cơ thể, thủng tạng rỗng, X quang lồng ngực có hình ảnh viêm phổi, ban xuất huyết hoặc tử ban. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân được chẩn đoán là SNK đã được điều trị tuyến trước hoặc chuyển viện lên tuyến trên. Hồ sơ bệnh án không đủ dữ liệu Sốc do những nguyên nhân khác Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 317 Phương pháp thu thập số liệu Tham khảo hồ sơ bệnh án tất cả những trẻ nhập khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc được chẩn đoán SNK trong thời gian nghiên cứu. Xem xét tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ để chọn ra những hồ sơ bệnh án đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Những hồ sơ bệnh án đủ tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được thu thập thông tin theo mẫu bệnh án soạn sẵn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ 01/01/2012 đến 30/04/2016 chúng tôi có 73 trẻ sốc nhiễm khuẩn nhập Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu. Đặc điểm Tần suất (n=73) Tỷ lệ (%) Giới Nam 36 49,3 Nữ 37 50,7 Tuổi < 60 tháng 61 83,6 > 60 tháng 12 16,4 Bệnh lý kèm theo Có 26 35,6 Không 47 64,4 Điểm PRISM III (M ± SD) 18,9 ± 8,8 Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Đặc điểm Tần suất (n=73) Tỷ lệ (%) Thân nhiệt > 38,5 0 C 50 68,5 Nhịp thở Thở co lõm ngực 9 12,3 Thở nấc/Ngưng thở 27 37,0 Tri giác Rối loạn tri giác 56 76,7 Hôn mê 21 28,8 Mạch không bắt được 36 49,3 Huyết áp không đo được 37 50,7 Chi lạnh 58 79,5 Thiểu niệu 33 45,2 Vị trí ổ nhiễm khuẩn Tiêu hóa 41 56,2 Hô hấp 20 27,4 Công thức máu Bạch cầu tăng 27 37,0 Bạch cầu giảm 8 11,0 Thiếu máu 33 45,2 Tiểu cầu < 150.000 18 24,7 Đặc điểm Tần suất (n=73) Tỷ lệ (%) Khí máu pH < 7,35 51 69,9 HCO3 - < 22 68 93,1 BE < -5 62 84,9 PaO2/FiO2 < 100 11 15,1 CRP (mg/l) Trung vị (khoảng tứ vị) 18,5 (12,9 – 48,1) Procalcitonin (ng/ml) 11,7 (4,0 – 55,0) Lactate máu 2,2 - 4 8 11 > 4 40 54,8 Kết quả cấy bệnh phẩm Âm tính 48 65,8 Dương tính 25 34,2 Tác nhân gây bệnh Escherichia coli 11 Streptococcus pyogenes 4 Enterobacter cloacae 3 Bảng 3: Các biện pháp điều trị. Điều trị Tần suất (n=73) Tỷ lệ (%) Hỗ trợ hô hấp Thở oxy qua cannula 26 35,6 NCPAP 1 1,4 Thở máy 46 63,0 Hồi sức dịch Loại dịch Điện giải 31 42,5 Điện giải + keo 41 56,1 Keo 1 1,4 Lượng dịch trong giờ đầu (ml/kg) TB ± ĐLC 34,1 ± 13,9 20 28 38,4 > 20-40 30 41,1 > 40 15 20,5 Kháng sinh Vancomycin 44 60,3 Imipenem 22 30,1 Vận mạch Dopamin 69 94,5 Dobutamin 32 43,8 Epinephrin 39 53,4 Norepinephrin 32 43,8 Bảng 4: Kết quả điều trị. Kết quả Tần suất (n=73) Tỷ lệ (%) Sống 17 23,3 Tử vong 56 76,7 Tử vong ≤ 24 giờ 36 49,3 Tử vong > 24 giờ 20 27,4 BÀN LUẬN Lâm sàng, cận lâm sàng Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận trẻ nam chiếm tỷ lệ 49,3%, tỷ lệ nam/nữ = 0,97, bệnh xảy ra ở cả hai giới như nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 318 của Phùng Nguyễn Thế Nguyên, tác giả ghi nhận tỷ lệ nam/nữ 0,95(14). Hầu hết các trẻ trong nghiên cứu đều < 60 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 83,6%. Đa số các nghiên cứu nhiễm khuẩn huyết và SNK đều cho thấy trẻ nhỏ là đối tượng chính của bệnh lý nhiễm khuẩn này(7,3,14). Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khả năng đề kháng kém do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu và trẻ dễ bị nhiễm khuẩn. Khi đã nhiễm khuẩn thì dễ bị nhiễm khuẩn nặng hơn các trẻ lớn và nhanh chóng đưa đến NKH và SNK với tỷ lệ tử vong cao tử vong cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển(16). Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng ghi nhận trẻ mắc các bệnh lý kèm theo trước khi được chẩn đoán SNK chiếm tỷ lệ 35,6%. Các bệnh lý thường gặp là di chứng não và suy dinh dưỡng. Bệnh lý nền là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ SNK. Theo Watson, 49% trẻ nhiễm khuẩn huyết nặng có bệnh lý kèm theo trước đó, thay đổi từ 36,1% ở nhóm trẻ từ 15-19 tuổi đến 59,1% ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi(18). Sốt là một triệu chứng rất thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết, thường có tiên đoán sống còn cao hơn những trường hợp hạ thân nhiệt(15). Chúng tôi ghi nhận 68,5% trẻ khi vào sốc có thân nhiệt trên 38,50C. Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng với 49,3% mạch không bắt được, 50,7% huyết áp không đo được, 76,7% bệnh nhi có rối loạn tri giác; 79,5% tay chân lạnh; 49,3% suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu trước đây cũng nhận thấy trẻ bị SNK nhập viện trong tình trạng rất nặng. Nghiên cứu năm 2011 tại BVNĐ 1 ghi nhận sốc mất bù 87,7%, trong đó 30,8% không có mạch và huyết áp không đo được 52,3%(14). Năm 2005, một nghiên cứu tại Viện Nhi trên 49 trường hợp SNK ghi nhận 91,8% có đầu chi lạnh, 100% trẻ đều có thời gian đổ đầy mao mạch trên 3 giây, 100% có rối loạn tri giác (59,2% li bì, 16,3% hôn mê), 69,4% có huyết áp thấp và kẹp(17). Trong nghiên cứu của chúng tôi, thang điểm PRISM III có giá trị trung bình là 18,9 ± 8,8 điểm. Nghiên cứu của Trần Minh Điển ghi nhận PRISM III có giá trị trung bình là 21,9 ± 6,98(17). Bệnh nặng thì điểm PRISM III cao, đồng thời là tỷ lệ tử vong cao. Xác định vị trí ổ nhiễm khuẩn là mốt vấn đề hết sức quan trọng ở bệnh nhân bị SNK, vì qua đó chúng ta sẽ có chiến lược điều trị nhanh và chính xác. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận ổ nhiễm khuẩn thường gặp nhất là ở đường tiêu hóa và đường hô hấp với tỷ lệ lần lượt là 56,2% và 27,4%. Các nghiên cứu trước đây cũng ghi nhận kết quả ổ nhiễm khuẩn chủ yếu là đường tiêu hóa và hô hấp(7,19). Các thay đổi cận lâm sàng trong SNK trẻ em thường gặp: toan chuyển hóa, tăng hoặc hạ đường máu, giảm albumin máu, hạ canxi, rối loạn đông máu Do vậy cần được kiểm tra các xét nghiệm, không chỉ để đánh giá tình trạng bệnh, mà còn hỗ trợ cho theo dõi và điều trị(13). Các cận lâm sàng giúp chẩn đoán sốc chúng tôi ghi nhận 37% có số lượng bạch cầu trong máu tăng, 11% có bạch cầu giảm. Trung vị của CRP và procalcitonin lần lượt là 18,5 mg/l và 11,7 ng/ml, tăng cao hơn giá trị bình thường rất nhiều. CRP là một protein phản ứng trong giai đoạn cấp, nồng độ tăng ở hầu hết các bệnh nhân có tình trạng viêm, nhiễm khuẩn và tổn thương mô. Procalcitonin là tiền chất của Calcitonin – một chất điều hòa nồng độ canxi trong máu. Chất này có thể giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, nó có thể giúp phát hiện sớm nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân hậu phẫu, chấn thương và cả ở trẻ sơ sinh(11). Trong nghiên cứu này 48 trong tổng số 73 trẻ được xét nghiệm lactate máu lúc được chẩn đoán SNK. Tất cả các trẻ được xét nghiệm lactate máu đều có nồng độ lactate máu trên 2,2 mmol/l, trong đó có 40 trẻ có nồng độ lactate > 4 mmol/l, chiếm tỷ lệ 54,8%. 69,9% các trường hợp bệnh nhân có toan với pH ≤ 7,35, 93,1% giảm HCO3- < 22 mmol/l, 84,9% trẻ có kiềm dư trong máu thấp < -5 mmol/l. Các xét nghiệm giúp đánh giá chức năng các cơ quan cho thấy 24,7% trường hợp tiểu cầu giảm (< 150.000/mm3) lúc vào sốc. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 319 60,3% trẻ có tỷ số PaO2/FiO2< 300, trong đó có 15,1% trẻ có tỷ số này < 100. Kết quả xét nghiệm vi sinh, chúng tôi ghi nhận cấy bệnh phẩm dương tính trong trong 25 trẻ chiếm tỷ lệ 34,2%. Trong đó, cấy máu dương tính 6,8% các trường hợp, cấy phân dương tính trong 14 trẻ chiếm tỷ lệ 19,2%, cấy dịch nội khí quản dương tính 8,2%. Về các tác nhân gây bệnh, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đa phần các vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế. Trong đó, Escherichia coli là tác nhân vi khuẩn gây bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Các biện pháp điều trị 63% các trường hợp được đặt nội khí quản và thở máy ngay từ đầu, 35,6% được thở oxy qua cannula và chỉ có 1,4% được thở NCPAP. Các khuyến cáo điều trị SNK gần đây khuyến cáo cung cấp oxy lưu lượng cao và giúp thở sớm khi sốc không đáp ứng nhằm cung cấp oxy tối ưu cho mô(3). Chúng tôi ghi nhận 98,6% các trẻ SNK được sử dụng dung dịch điện giải là dung dịch chống sốc đầu tiên. Về loại dịch sử dụng, 42,5% các trẻ được sử dụng dung dịch điện giải đơn thuần, 56,1% các trẻ được dùng phối hợp dung dịch điện giải kết hợp dung dịch keo. Nghiên cứu tại BVNĐ 1 năm 2011 ghi nhận 53,3% trường hợp điện giải đơn thuần, 47,7% trường hợp dùng điện giải và cao phân tử(14). Tổng lượng dịch trung bình trong giờ đầu tiên là 34,1 ± 13,9 ml/kg. 79,5% các trường hợp có lượng dịch trong giờ đầu là 20-40 ml/kg. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, năm 2002- 2008 lượng dịch trung bình là 28,5 ± 17,2 ml/kg, năm 2008-2011 lượng dịch trong giờ đầu trung bình là 33,3 ± 16,7 ml/kg(3,14). Gần đây, theo khuyến cáo của Hội hồi sức Hoa Kỳ, lượng dịch trong sốc nên là 20 ml/kg truyền trong 5-10 phút và lượng dịch trong giờ đầu có thể đến 60 ml/kg(8). Kháng sinh ban đầu thường được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là Imipenem (60,5%), tiếp theo là Vancomycin (30,3%). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu tại BVNĐ 1 từ năm 2002-2008 ghi nhận kháng sinh ban đầu thường được sử dụng nhiều nhất là Cefotaxime (89,4%) và Gentamycin (48,9%). Có sự khác biệt về chọn lựa kháng sinh điều trị khởi đầu này là do nghiên cứu trên thực hiện trước năm 2008, tại thời điểm đó kháng sinh thường được sử dụng theo liệu pháp lên thang. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện theo khuyến cáo của SSC 2008 kháng sinh được sử dụng theo liệu pháp xuống thang. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận dopamin là thuốc vận mạch được sử dụng nhiều nhất (94,5%) tiếp theo là epinephrin (53,4%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Đỗ Thị Mộng Hoàng, tác giả này cho thấy 92,1% các trường hợp SNK sử dụng dopamin(9). Theo khuyến cáo của SSC 2012, đối với SNK không đáp ứng sau khi bù dịch thì nên sử dụng vận mạch sớm. Thuốc vận mạch đầu tiên được lựa chọn là dopamin hoặc epinephrin. Tuy nhiên cần lưu ý là diễn tiến huyết động học thay đổi theo thời gian nên cần theo dõi sát để thay đổi thuốc thích hợp. Kết quả điều trị Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 56 trẻ tử vong, chiếm tỷ lệ 76,7%. Trong đó, 36 (49,3%) trẻ tử vong trong vòng 24 giờ đầu sau khi được chẩn đoán. Các nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy tỷ lệ tử vong rất cao từ 60- 80%(9, 3). Tuy nhiên, theo các nghiên cứu tại các nước phát triển, từ khi áp dụng theo hướng dẫn điều trị năm 2002 của ACCM tỷ lệ tử vong do SNK ở trẻ em có xu hướng giảm đáng kể(1). Tỷ lệ tử vong cũng thay đổi theo khu vực địa lý: 21% tại Bắc Mỹ, 29% tại Châu Âu, 32% tại Úc và New Zealand, 40% tại Châu Á, 11% tại Mam Mỹ và 40% tại Châu Phi(19). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 73 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng nặng. Lactate máu tăng cao, toan Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 320 chuyển hóa, chức năng của nhiều cơ quan cũng bị ảnh hưởng. Tổng lượng dịch trung bình trong giờ đầu là 34,1 ± 13,9 ml/kg. Dopamin và epinephrin là 2 thuốc vận mạch được dùng nhiều nhất. Kháng sinh kinh nghiệm thường được sử dụng nhiều nhất là Imipenem và Vancomycin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balamuth F, Weiss SL, Neuman MI, Scott H, et al (2014), “Pediatric Severe Sepsis in U.S. Children’s Hospitals”.Pediatr Crit Care Med, 15 (9), pp. 798-805. 2. Brierley J, Carcillo JA, Choong K, et al (2009), “Clinical practice parameters for hemodynamic support of pediatric and neonatal septic shock: 2007 update from the American College of Critical Care Medicine”.Crit Care Med, 37 (2), pp.666 – 688. 3. Bùi Quốc Thắng (2005), “Khảo sát yếu tố dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng trên những bệnh nhi nhiễm trùng huyết tử vong”.Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 9 (1), trang.104-108. 4. Cao Việt Tùng, Phạm Văn Thắng, Lê Nam Trà (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Trung Ương”.Tạp chí nghiên cứu Y học, 34 (2), trang. 45-53. 5. Cartaya JM, Rovira LE, Segredo Y, et al (2014), “Implementing ACCM Critical Care Guidelines for Septic Shock Management in a Cuban Pediatric Intensive Care Unit”.MEDICC Review, 14, pp.47-54. 6. Chen XC, Yang YF, Wang R, et al (2015), “Epidemiology and microbiology of sepsis in mainland China in the first decade of the 21st century”.International Journal of Infectious Diseases 31, pp.9-14. 7. Dellinger RP, Carlet JM, Masur H, et al (2004), “Surviving Sepsis Campaign guidelines for management of severe sepsis and septic shock”.Intensive Care Med, 30, pp.536–555. 8. Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A, et al (2013), “Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Severe Sepsis and Septic Shock: 2012”.Crit Care Med, 41, pp.580–637. 9. Đỗ Thị Mộng Hoàng (2014), “Điều trị ban đầu sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2009 - 2013”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. 10. Goldstein B, Giroir B, Randolph A, et al (2005), “International pediatric sepsis consensus conference: Definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics”.Pediatr Crit Care Med, 6, pp.2-8. 11. Khan MR, Maheshwari PK, Masood K, et al (2012), “Epidemiology and Outcome of Sepsis in a Tertiary Care PICU of Pakistan”.Indian J Pediatr, 79 (11), pp1454–1458. 12. Larsena GY, Mecham N, Greenberg R. (2011), “An Emergency Department Septic Shock Protocol and Care Guideline for Children Initiated at Triage”.Pediatrics, 127, e1585–e1592. 13. Phạm Văn Quang, Bạch Văn Cam, Trần Hữu Minh Quân, Nguyễn Đức Thắng (2010), “Điều trị ban đầu sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi đồng 1”.Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 14 (1), trang.15-22. 14. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2011), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em”.Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 15 (1), trang.200-208. 15. Reinhart K, Meisner M (2011), “Biomarkers in the Critically Ill Patient: Procalcitonin”.Crit Care Clin, 27, pp. 253-263. 16. Schortgen F (2012), “Fever in sepsis”.Minerva Anestesiol, 78, pp.1254-64. 17. Trần Minh Điển (2010), “Nghiên cứu kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em”, Luận án Tiến Sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 18. Watson RS, Carcillo JA, Linde-Zwirble WT, et al (2003), “The Epidemiology of Severe Sepsis in Children in the United States”.Am J Respir Crit Care Med, 167, pp695-701. 19. Weiss SL, Fitzgerald JC, Pappachan J, et al (2015), “Global Epidemiology of Pediatric Severe Sepsis: The Sepsis Prevalence, Outcomes, and Therapies Study”.Am J Respir Crit Care Med, 191 (10), pp1147-57. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchan_doan_va_dieu_tri_soc_nhiem_khuan_tai_benh_vien_nhi_dong.pdf
Tài liệu liên quan