Chẩn đoán tế bào học chải phế quản trong ung thư phế quản – phổi

Tài liệu Chẩn đoán tế bào học chải phế quản trong ung thư phế quản – phổi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g 1 CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC CHẢI PHẾ QUẢN TRONG UNG THƯ PHẾ QUẢN – PHỔI Nguyễn Sơn Lam*, Nguyễn Trần Phùng*, Trần Ngọc Thạch* TÓM TẮT Từ hơn hai năm nay, Trung Tâm Lao và Bệnh Phổi Phạm Ngọc Thạch đã bắt đầu sử dụng một trong những kỹ thuật để chẩn đoán ung thư phế quản – phổi: chẩn đoán tế bào học chải phế quản qua nội soi phế quản. Kết quả của 278 trường hợp trong nghiên cứu này đã cho thấy đây là một kỹ thuật hữu dụng – Với độ nhạy: 87,4%; độ đặc hiệu: 92,6%; giá trị tiên lượng dương: 95,8%; giá trị tiên lượng âm: 79,3% và độ chính xác 89,2%, đặc biệt là các khối u ngoại biên mà khi nội soi phế quản không quan sát được hoặc không thực hiện sinh thiết được. Đây cũng là một kỹ thuật ít có biến chứng và thực hiện dễ dàng. * Trung Ta...

pdf12 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán tế bào học chải phế quản trong ung thư phế quản – phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g 1 CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC CHẢI PHẾ QUẢN TRONG UNG THƯ PHẾ QUẢN – PHỔI Nguyễn Sơn Lam*, Nguyễn Trần Phùng*, Trần Ngọc Thạch* TÓM TẮT Từ hơn hai năm nay, Trung Tâm Lao và Bệnh Phổi Phạm Ngọc Thạch đã bắt đầu sử dụng một trong những kỹ thuật để chẩn đoán ung thư phế quản – phổi: chẩn đoán tế bào học chải phế quản qua nội soi phế quản. Kết quả của 278 trường hợp trong nghiên cứu này đã cho thấy đây là một kỹ thuật hữu dụng – Với độ nhạy: 87,4%; độ đặc hiệu: 92,6%; giá trị tiên lượng dương: 95,8%; giá trị tiên lượng âm: 79,3% và độ chính xác 89,2%, đặc biệt là các khối u ngoại biên mà khi nội soi phế quản không quan sát được hoặc không thực hiện sinh thiết được. Đây cũng là một kỹ thuật ít có biến chứng và thực hiện dễ dàng. * Trung Tâm Lao và Bệnh Phổi Phạm Ngọc Thạch Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 2 SUMMARY BRONCHIAL BRUSHING CYTOLOGY IN BRONCHO-PULMONARY CANCER Nguyễn Sơn Lam, Nguyễn Trần Phùng, Trần Ngọc Thạch * Y học TP. Ho Chi Minh * Special issue of Pathology - Vol. 5 - Supplement of No 4 – 2001: 36-47 For more than 2 years, we have been applying at Pham Ngoc Thach Tuberculosis and Lung Diseases Center one of the techniques to diagnose broncho-pulmonary cancer: Bronchoscopic Bronchial Brushing Cytology. The results of this study comprising 278 cases prove that this technique is quite applicable – Sensitivity: 87.4%; Specificity: 92.6%; Positive Predictive Value: 95.8%; Negative Predictive Value: 79.3% and Accuracy Index: 89.2%, especially in peripheral tumors that cannot be seen or biopsied during the fiberbronchoscopies. The complications are rare and the technique is easy to carry out. SƠ LƯỢC VỀ NỘI SOI PHẾ QUẢN Lịch sử nội soi phế quản Nội soi phế quản có một lịch sử từ hơn 100 năm qua, phương pháp này đã góp phần đáng kể trong phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhiều tổn thương của cây khí – phế quản. Ngày nay, nội soi phế quản đã có những cải tiến và tiến bộ rất nhiều để đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về phổi. Lịch sử của nội soi phế quản được đánh dấu bởi các cột mốc như sau: Năm 1854, Joseph P. O’ Dwyer (1841-1894, người Mỹ): là một thầy thuốc nổi tiếng về thủ thuật đặt nội khí quản ở bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, đã chế tạo ra một ống soi bằng kim loại để gắp các dị vật ở khí quản và phế quản. Ông là một thành viên quan trọng trong sự phát triển của ngành phế quản học. Năm 1895, Kirstein (người Đức): đã khảo sát trực tiếp bên trong thanh quản bằng ống soi O’ Dwyer có thêm bóng đèn điện tử lăng kính của Casper qua việc đè lưỡi và nắp thanh môn. Ông là người đã phát minh ra ống soi thanh quản đầu tiên. Năm 1898, Gustav Killian (người Đức): là một thầy thuốc được coi như là cha đẻ của kỹ thuật nội soi phế quản nhờ đã khảo sát được đoạn dưới khí quản và phế quản gốc bằng ống soi thanh quản của Kirstein. Ông đã thuyết phục được người gác cổng bệnh viện đã về hưu tại Freiburg, Đức, để ông thám sát phế quản bằng ống soi cứng với ống soi thanh quản Kirstein, tuy nhiên vì phế quản quá cứng nên ông không thể khảo sát kỹ lưỡng hơn nhưng cũng không gây ra biến chứng chảy máu. Cũng trong năm 1898, một người nông dân 63 tuổi ở Black Forest bị hóc phải một mảnh xương heo và bị ho, khó thở dữ dội kèm khạc ra máu. Ông Killian đã dùng ống soi thanh quản Kirstein để soi phế quản và thấy có một vật lạ cứng khoảng 3,5 cm nằm ở phế quản gốc bên phải. Đầu tiên ông đề nghị mở khí quản để lấy dị vật này ra nhưng không được cho phép vì ông không phải là thầy thuốc ngoại khoa. Sau buổi hội chẩn, các thầy thuốc quyết định không mổ và ông Killian đã dùng ống soi thực quản Mikulicz – Rosenheim để lấy dị vật ra sau khi đã gây tê bằng cocaine. Cuối năm 1898, trong Hội nghị các nhà thanh quản học tại Tây Nam nước Đức ở Heidelberg và Killian đã báo cáo 3 trường hợp gắp thành công dị vật ở cây khí – phế quản. Từ các sự kiện trên đã mở ra một kỷ nguyên về khảo sát cây khí – phế quản bằng nội soi. Năm 1902, Max Einhorn (1865 – 1928,người Mỹ) đã phát triển ống soi thực quản với đèn soi ở đầu ống soi. Năm 1904, Chevalier Jackson (1865 – 1958, nguời Mỹ): đã chế tạo ra ống soi phế quản có chiếu sáng ở đầu ống soi nhưng chưa có hệ thống hút rửa. Ông đã là người phổ biến rộng rãi cách soi thanh quản và phế quản theo kiểu Jackson va ông đã thành lập ra Khoa Nội soi phế quản – thực quản nơi sản sinh ra các học trò nổi tiếng như L.H. Clerf, G. Tucker, Joe Ono và P.H. Holinger. Năm 1908, Inokichi Kubo (người Nhật) đã trở về Nhật vào năm 1907 với các kỹ thuật mà ông học được từ Bác sĩ Gustav Killian ở Đức đã tiến hành thực hiện kỹ thuật gắp dị vật phế quản tại trường đại học Kyushu. Năm 1934, Joe Ono: đã theo học khoá soi phế quản với Bác sĩ Jackson vào năm 1933 và một năm sau ông trở về Nhật ứng dụng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g 3 vào lâm sàng, sau đó ông thành lập Học Viện Soi Thực Quản – Phế Quản tại Nhật. Năm 1962, ba bác sĩ người Nhật Shigeto Ikeda, Shohei Horie và Kenichi Takino bằng ứng dụng của phát triển sợi thủy tinh quang học chế tạo ra thấu kính soi phế quản với các sợi thủy tinh dẫn truyền ánh sáng. Hệ thống này đã giúp tạo cho nhiều thuận lợi khi soi phế quản: độ chiếu sáng tốt hơn, thị trường quan sát rộng hơn và giảm được đường kính của ống soi. Nhờ vậy các ông đã có thể quan sát tới tận các phế quản phân thùy của thùy giữa và thùy dưới. Năm 1966, Shigeto Ikeda chế tạo ra ống soi phế quản mềm và ông đã báo cáo tại Hội nghị Bệnh lồng ngực tại Copenhagen. Từ đây một kỹ thuật mới về quan sát bệnh lý cây phế quản được ứng dụng rông rãi và dần dần ống soi phế quản mềm đã thay thế cho ống soi cứng. Năm 1969, Bác sĩ Ikeda đã đến giới thiệu rộng rãi kỹ thuật nội soi phế quản bằng ống soi mềm tại các bệnh viện tại Mỹ như Viện Ung Thư, Bệnh Viện John Hopkins... Từ đó nội soi phế quản bằng ống soi mềm đã trở thành một kỹ thuật chuẩn dùng cho việc khảo sát bệnh lý của cây phế quản phổi. Năm 1970, bác sĩ Ryosuke Ono đã thực hiện kỹ thuật sinh thiết phổi xuyên thành phế quản bằng kìm bấm có hai khớp nối để chẩn đoán các ung thư ngoại vi phổi có kích thước nhỏ khoảng 2 cm. Năm 1971, hai ông Shigeto Ikeda và Ryosuke Ono đã sử dụng camera ghi lại hình ảnh màu khi soi phế quản. Năm 1984, cũng hai bác sĩ người Nhật này đã dùng camera với kỹ thuật số ghi lại hình ảnh soi phế quản và được giải mã thông qua một hệ thống điện toán. Điều này giúp cho thầy thuốc quan sát kỹ hơn các biến đổi của niêm mạc phế quản. Từ đó đến nay đã có nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng cho kỹ thuật soi phế quản với ống soi ngày càng nhỏ hơn, các bộ nguồn sáng tốt hơn (như bộ cảm ứng tích điện nhân đôi: Charge Coupled Device Sensor), kỹ thuật nội soi phế quản truyền hình (Videobronchoscopy)... đã giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ chuyên khoa bệnh phổi. Một số kỹ thuật sử dụng trong nội soi phế quản Trong chẩn đoán: sinh thiết niêm mạc phế quản, sinh thiết phổi xuyên thành phế quản, rửa phế quản – phế nang, chải phế quản, chọc hút xuyên thành phế quản... Trong điều trị: lấy dị vật khí quản – phế quản, điều tri bằng laser, bằng liệu pháp lạnh, đốt điện ... Giới thiệu về phương pháp chải phế quản Một số tổn thương phổi, đặc biệt là những tổn thương ở ngoại vi phổi hoặc ở vùng thùy trên phổi đôi khi tạo khó khăn cho các thầy thuốc làm nội soi phế quản, vì không thể với tới được các tổn thương này để sinh thiết đem xét nghiệm về tổ chức học. Phương pháp chải phế quản để chẩn đoán tế bào học là một trong những kỹ thuật nhằm giải quyết những trường hợp khó khăn này. Đầu tiên vào những năm 70 của thế kỷ này, người ta chỉ dùng để chẩn đoán các tổn thương ác tính xâm lấn trong lòng phế quản, sau đó nhờ các tiến bộ về tế bào học, hoá miễn dịch... đã có nhiều công trình báo cáo về việc ứng dụng chải phế quản để chẩn đoán các bệnh lý không phải ác tính ở phổi như: lao, nấm... Tại Việt Nam đã có vài công trình nghiên cứu về kỹ thuật chải phế quản trong chẩn đoán các bệnh lý về phổi. Riêng tại TT. Phạm Ngọc Thạch do nhiều yếu tố như: trang thiết bị chưa đầy đủ, kinh nghiệm chẩn đoán tế bào học chưa nhiều... nên kỹ thuật này chưa được áp dụng trong việc chẩn đoán các bệnh lý về phổi, đặc biệt là các ung thư phổi nguyên phát. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân nhập viện vào khu C – TT. Phạm Ngọc Thạch có chỉ định soi phế quản và có tổn thương phổi – phế quản nghi ung thư mà nội soi khó quan sát, không thấy được hoặc việc sinh thiết qua nội soi gặp nhiều trở ngại (không đưa kìm sinh thiết tới được) Chống chỉ định Hầu như không có chống chỉ định vì khi đã thực hiện được soi phế quản thì đều có thể thực hiện được chải phế quản Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 4 Chống chỉ định nếu có là của soi phế quản chứ không phải của riêng kỹ thuật chải phế quản. Thời gian thực hiện Trong vòng 1 năm từ tháng 06/ 1999 đến 06/ 2000. Kỹ thuật thực hiện Kỹ thuật làm rất đơn giản: bước đầu thực hiện và chuẩn bị bệnh nhân cũng giống như các bước tiến hành nội soi phế quản thông thường. Khâu quan trọng nhất của bác sĩ nội soi là định vị cho được nhánh phế quản nghi ngờ sẽ có tổn thương trong sâu và thực hiện kỹ thuật chải (bằng phim X quang thẳng và nghiêng hoặc phim CT-scan): dùng một dụng cụ ở đầu có gắn một bàn chải nhỏ luồn vào trong lòng nhánh phế quản đã định vị và cọ xát tới lui trên bề mặt niêm mạc, sau đó rút ra, phết mẫu bệnh phẩm lên lame kính để đọc tế bào học. Lặp lại thủ thuật khoảng từ 2 - 4 lần để có được 2 - 4 mẫu lame cho mỗi trường hợp. Phương pháp nhuộm Lame kính sau khi đã được phết đều tế bào sẽ được nhuộm ngay bằng phương pháp nhuộm Liu và Papanicolaou. Phương pháp nhuộm Liu được thực hiện qua 2 bước như sau: đầu tiên nhỏ dung dịch A lên trên bệnh phẩm để khoảng từ 30 – 50 giây sau đó nhỏ thêm dung dịch B, nghiêng lame kính để trộn đều hai dung dịch, để khoảng từ 60 giây đến 90 giây và rửa nước. Khi lame kính khô quan sát trên kính hiển vi để chẩn đoán tế bào . Phương pháp nhuộm Papanicolaou được thực hiện ngay sau đó để phối hợp cho ra kết quả chẩn đoán tế bào học sau cùng. Đọc kết quả Kết quả tế bào học sẽ do hai bác sĩ của Khoa Giải Phẫu Bệnh đọc độc lập với nhau và chỉ khi kết quả trùng hợp với nhau mới chọn vào số ca nghiên cứu. Kết quả tế bào học sẽ được so sánh với kết quả sinh thiết đi kèm gồm có: sinh thiết niêm mạc phế quản, sinh thiết xuyên thành phế quản, sinh thiết phổi xuyên thành ngực, sinh thiết màng phổi mù và qua nội soi màng phổi, sinh thiết hạch, sinh thiết u di căn thành ngực, phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi. Nếu trường hợp nào không có kết quả chẩn đoán mô học đi kèm thì không được đưa vào nghiên cứu này. Nếu trường hợp tế bào học chẩn đoán lành tính sẽ được so sánh với kết quả định bệnh dựa trên các kết quả xét nghiệm về vi trùng học, sinh học ngoài kết quả chẩn đoán mô học. Xử lý số liệu Tổng kết các số liệu: với các số liệu quan trọng: số dương tính thật, số dương tính giả, số âm tính thật, số âm tính giả. Từ các số liệu trên tính toán ra các chỉ số: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương, giá trị tiên lượng âm và độ chính xác của kỹ thuật. Tổng kết các yếu tố có liên quan đến kỹ thuật chải phế quản: - Vị trí của các nhánh phế quản đã thực hiện chải phế quản. - Vị trí của các khối u. - Biến chứng gặp phải khi thực hiện chải phế quản. - Số lần thực hiện chải phế quản. - Liên quan giữa tỉ lệ các type mô học của chẩn đoán tế bào học với chẩn đoán mô học và sự phù hợp của nó. Qua các số liệu thu được đưa ra các phân tích, đánh giá và kết luận về kỹ thuật chải phế quản chẩn đoán tế bào học trong ung thư phổi. Thiết lập chẩn đoán sau cùng Tiêu chuẩn chẩn đoán ác tính: có bằng chứng của chẩn đoán mô học là ác tính. Tiêu chuẩn chẩn đoán lành tính: có bằng chứng xác định về chẩn đoán mô học là lành tính, có các xét nghiệm về vi sinh, hoặc diễn tiến bệnh lành tính: điều trị đặc hiệu bằng thuốc không phải ung thư tình trạng bệnh cải thiện tố, tổn thương phổi giảm trên phim X quang. Các trường hợp ác tính sẽ được coi là dương tính và các trường hợp lành tính sẽ được coi là âm tính. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g 5 HÌNH ẢNH TẾ BÀO HỌC CHẢI PHẾ QUẢN Tế bào lành tính Tế bào biểu mô gai (nguồn gốc từ đường hô hấp trên) Có ba loại tế bào gai từ đường hô hấp trên trong bệnh phẩm: (1) Tế bào bề mặt (Lớp trên cùng: Superficial cells): Tế bào lớn mỏng, đa cực, trong suốt, bắt màu đỏ (eosinophilic), nhân teo (pyknotic). (2) Tế bào lớp giữa (Intermediate cells): xuất phát từ lớp giữa (lớp trung gian) của biểu mô gai có kích thước tương tự tế bào bề mặt, đa diện bào tương bắt màu đỏ hoặc xanh, nhân hình tú (bầu dục). Tế bào trung gian ưa cosmophit chiếm phần lớn tế bào trong mẫu đàm. (3) Tế bào cận đáy (Parabasal cells): xuất phát từ lớp cận đáy của biểu mô, bào tương đặc, ranh giới rõ rệt, ăn màu xanh tím. Nhân tương tự như tế bào lớp giữa. Tế bào cận đáy ít khi thấy trong các mẫu bệnh phẩm của phổi. Tế bào biểu mô hô hấp (respiratory epithelial cells) Có ba loại biểu mô hô hấp: (1) Tế bào trụ cao có lông chuyển (High Columnar Ciliated Cells): Có chiều dài thay đổi, có một đầu rộng phẳng và đầu tận cùng(end plate- terminal plate) có màng tế bào dày với nhiều lông chuyển. Bào tương đồng nhất màu hơi xám xanh. Nhân nằm giữa, hình bầu dục hoặc tròn có những đám chất nhiễm sắc (chromatin) và tiểu nhân đôi khi rất rõ và lớn; hình ảnh tế bào nhiều nhân rất ít khi gặp; Các tế bào trụ này sắp xếp rời rạc hay thành đám, thành dải nhỏ. Tế bào trụ nhiều nhân ít gặp và khó tìm thấy vì các tế bào chồng chéo lên nhau, nhân lại nhuộm đậm màu. Các lông chuyển thường rất khó nhìn thấy; khi đó cần nhận biết rằng các dấu hiệu như sau: ** Tế bào hình trụ, khối hoặc ba cạnh ** Đầu tận cùng phẳng ** Còn lại dấu vết lông chuyển ở một góc nào đó của tế bào . Cũng nhờ vào dấu hiệu này xác định chắc chắn tế bào có nguồn gốc biểu mô lành tính. Đôi khi thấy được dạng tế bào có hai đầu: một đầu phẳng và một đầu dạng mái vòm. Nhân bất thường là loại nhân lớn tăng sắc, ít khi có dạng chất nhiễm sắc thô. (2) Tế bào đài (Goblet Cells): Cũng bong tróc ra từ biểu mô bề mặt. Chúng có kích thước tương tự như tế bào trụ nhưng không có lông chuyển. Bào tương bắt màu hơi xanh tím, thường có chứa các không bào chứa nhầy, nhân dài có dạng ba cạnh hoặc sắc gọn gàng. Khi bào tương chứa ít hoặc không chứa chất nhầy, tế bào đài có dạng như các túi giấy nhăn nheo (rumpled paper bag). (3) Các tế bào lớp mầm biểu mô (Cells of the Germinative Layer of The Epithelium): Gồm các tế bào đáy, tế bào dự trữ, thường loại tế bào này hiếm thấy trong các chất tiết. Chúng thường nhỏ, tròn, bầu dục hoặc đa diện; bào tương màu xanh tím, có hạt lấm tấm; nhân tròn hoặc bầu dục hoặc dạng túi. Tế bào gai chuyển sản (metaplastic squamous cells) Tế bào gai chuyển sản lớn hơn tế bào cận đáy nhưng nhỏ hơn tế bào gai niêm mạc miệng. Chúng có dạng hình khối, đa diện hoặc hình cầu. Bào tương thường ăn màu đỏ hoặc có khi màu tím. Nó không mỏng như tế bào gai niêm mạc miệng mà cũng không dày như tế bào gai sừng hóa. Nhân tế bào gai chuyển sản tròn, đều đặn chất nhiễm sắc thưa; kích thước lớn hơn hay bằng nhân tế bào gai niêm mạc miệng. Tế bào gai chuyển sản dễ nhận biết khi nằm thành đám, đặc biệt khi có lẫn tế bào trụ cao tạo hình ảnh giống như lót trên bề mặt của phế quản. Sự tập trung của các tế bào gai chuyển sản phản ánh tính chất kết dính của chúng. Tế bào gai chuyển sản cũng có thể tạo ra các nhân không điển hình. Khi chuyển gai không điển hình nhẹ và vừa, nhân có dạng nhân lớn, tăng sắc, đôi khi có thể thay đổi hình dạng của nhân. Chuyển sản gai không điển hình nặng có hình ảnh tăng sắc nhiều ở nhân, chất nhiễm sắc vón cục, kích thước và hình dạng nhân đều thay đổi. Hầu hết các tế bào gai chuyển sản có bào tương bắt màu acid (đỏ). Nếu có màu cam là đã sừng hoá thì không phải tế bào gai chuyển sản. Ngoài ra, cũng có sự tương xứng trên mô học có chuyển sản gai niêm mạc phế quản và trên tế bào học có tế bào gai chuyển sản trong mẩu dịch. Tế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 6 bào gai chuyển sản cũng có thể là kết quả của một carcinome dạng thượng bì tại chỗ (Epidermoid Carcinoma In Situ). Thực bào ở phổi (pulmonary macrophages) Thực bào ở phổi (thực bào phế nang, tế bào bụi: Alveolar Macrophage, Dust Cell) là các mô bào lớn xuất nguồn từ phế nang nằm sâu trong phổi. Khi có các tế bào này chứng tỏ mẩy bệnh phẩm là chất tiết từ sâu ở đường hô hấp dưới. Thực bào phổi có hình tròn, bầu dục, thường lớn hơn mô bào bình thường, đường kính khoảng 10-30 micromet, bào tương rõ bắt màu xanh tím, đỏ hoặc hai màu; bào tương thường chứa các tiểu thể màu xám, nâu hoặc đen; đôi khi thấy rõ được các không bào đặc biệt khi không có các tiểu thể trên. Đôi khi bào tương có chứa các dị vật màu nâu hoặc đen, có khi chúng che lấp cả nhân tế bào . Nhân của đại thực bào phế nang có kích thước cỡ tế bào gai niêm mạc miệng; chất nhiễm sắc dạng túi hoặc dạng mảnh; hầu hết các nhân có dạng tròn hoặc có hình đĩa. Thực bào phế nang luôn có một nhân, nhưng cũng có thể có nhiều nhân. Tế bào viêm (inflammatory cells) Các tế bào viêm đều có trong các bệnh phẩm ở phổi đặc biệt là đàm. Số lượng và hình thái rất thay đổi, thường chúng không cung cấp các thông tin chẩn đoán gì đặc biệt. Tuy nhiên, trong các mẫu có mủ thường thấy trong viêm phổi nặng; nhiều eosinophils trong bệnh hen phế hoặc viêm phế quản dạng hen; hay các tế bào epitheloids thường đi với các bệnh lý mô hạt viêm như lao... (1) Mô bào nhỏ (Small Histiocytes): Có thể thấy xuất hiện trong các mẫu đàm hoặc chất tiết phế quản. Các tế bào này tròn hoặc hơi méo; nhân có hình tròn, bầu dục nằm lệch về một phía ăn màu xanh tím hoặc xám. Trong đám mô bào nhỏ thường có một hoặc nhiều tế bào có nhân hạt đậu, đây là dấu hiệu quan trọng xác định tế bào này. Bào tương các tế bào này bắt màu xanh tím có thể có các không bào hoặc tiểu thể. (2) Mô bào đa nhân khổng lồ (Giant Multinucleated Histiocytes): Đây là loại đại bào ăn dị vật với kích thước lớn gấp 2-10 lần mô bào nhỏ. Nhân hình tròn, chất nhiễm sắc thô phân bố rải rác hoặc tập trung lại. Bào tương có màu xanh tím hoặc hai màu, giới hạn của tế bào rõ ràng. (3) Tế bào dạng biểu mô (Epitheloid Cells): Đây là loại thực bào đơn nhân tìm thấy quanh các ổ hoại tử lao hay các mô hạt viêm đặc hiệu khác. Các tế bào này hơi giống với tế bào biểu mô:có dạnh bầu dục hay thon dài, bào tương màu hồng, giới hạn tế bào không rõ. Trong mẫu bệnh phẩm tế bào học, thường có dạnh thon dài, hình dạng có khi tương tự như mô bào nhỏ, nằm thành đám chung với các mô bào nhỏ. Dạng trung gian giữa thon dài và bầu dục ít gặp hơn. Bào tương các tế bào này có chứa không bào bắt màu xanh tím hay hai màu. Nhân tròn hay dài và thường có nếp gấp khúc, có khi có dạng đầu bằng, dạng hạt đậu, dạng thận hay dạng quả lê. Đại bào Langerhans là tập hợp các tế bào này với vị trí các nhân nằm ở ngoại vi, thường có dạng thon dài nằm gối lên nhau tạo dạng móng ngựa. Các loại tế bào ác tính Carcinôm tế bào gai (squamous cell carcinoma) Các bướu loại này có đặc điểm tạo chất sừng hoặc cầu liên bào . Mức độ trưởng thành của các tế bào gai thay đổi theo số lượng chất sừng sinh ra và các tế bào tạo sừng. Nhờ đó nó được phân chia ra biệt hóa cao, biệt hóa vừa và kém biệt hóa. Carcinôm tế bào gai thường được phát hiện vào giai đoạn đã xâm lấn, ít khi phát hiện được vào giai đoạn tại chỗ. * Carcinôm tế bào gai tại chỗ (Insitu Squamous Cell Carcinoma): Đây là giai đoạn rất sớm của một ung thư phế quản có thể chẩn đoán được lấy tế bào học qua ngã soi phế quản. Khi đó X quang không có triệu chứng gì cả, các triệu chứng lâm sàng thì rất nghèo nàn. Về mặt mô học carcinôm tế bào gai tại chỗ giới hạn ở lớp biểu mô bề mặt và ở các tuyến nhầy. Có khi có những biến đổi ngay cả trong lớp thượng mô mà ở giai đoạn sớm sự xâm lấn mới chớm ở niêm mạc, hoặc lớp dưới niêm mạc (kiểu vi xâm lấn: micro invasion). Carcinôm tế bào gai tại chỗ có đặc điểm gồm những tế bào lớn, thay đổi kích thước, dạng tế bào bất thường giống như tế bào gai biệt hoá cao. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g 7 Carcinôm tế bào gai xâm lấn (Invasive Squamous Cell Carcinoma): Ở các mẫu tế bào học, phần lớn các case tìm thấy là loại biệt hóa cao với các tế bào có kích thước thay đổi, bào tương chứa chất sừng màu hơi cam. Các tế bào bướu có thể nằm riêng lẻ, thành cụm hay thành đám, rời rạc có kích thước và hình dạng thay đổi (đây cũng là một đặc điểm của loại bướu này). Hình dạng biến đổi dị dạng, đa điện hình thon dài, nhân tăng sắc chất nhiễm sắc thô, đơn dạng hoặc có dạng nhân tan (Pyknotic) do bị thoái hóa hoặc ở trong các giai đoạn trưởng thành, đôi khi thấy được dạng tế bào túi (hình trái lê). * Còn loại carcinôm tế bào gai kém biệt hoá hoặc biệt hoá vừa có ít chất sừng. Do đó, các tế bào màu cam ít đi và có một số tế bào có bào tương lưỡng màu hoặc hơi xanh tím. Các tế bào bướu ít dị dạng hơn,kích thước và hình dạng ít thay đổi. Chất nhiễm sắc trong nhân có hạt thô và tiểu nhân rõ. * Các tế bào bướu trên nằm riêng lẻ hoặc thành đám. Dạng thường gặp của carcinôm tế bào gai xâm lấn trong mẫu dịch gồm nhiều mảnh tế bào , lẫn với dịch viêm và hồng cầu. Carcinôm tế bào nhỏ (small cell carcinoma) Bướu loại này gồm những tế bào loại nhỏ không biệt hóa và có sự tương xứng giữa hình thái mô học và tế bào học. Các tế bào này có kích thước nhỏ, nhân lớn có hình tròn hay bầu dục, viền quanh nhân khó nhận ra và có màu xanh tím. Nhân tày sắc có dạng như những hạt muối tiêu (salt and pepper) đó là các hạt nhiễm chất sắc nhỏ, tiểu nhân khó nhìn thấy được; các tế bào này xếp thành đám nhỏ hoặc nằm riêng rẽ, chúng xếp dọc theo các sợi chất nhầy, đôi khi thấy được mô tạng của bướu đi kèm, kích thước của tế bào này cũng có thể thay đổi lớn hoặc nhỏ hơn. Carcinome tuyến (adeocarcinoma) Các tế bào bướu có đặc điểm tạo khoảng trống giống tuyến có thể có dạng nhũ hay chứa chất nhầy trong tế bào . Sự phân loại phụ thuộc vào mức độ biệt hóa,vị trí nguồn gốc với kiểu phát triển của tế bào trong nhu mô phổi. Carcinome tuyến phế quản (Bronchogenic Adenocarcinome). Các tế bào bướu biến đổi tùy theo độ biệt hóa của tế bào . Chúng thường xếp thành đám tế bào ít khi nằm riêng lẻ, đây là một đặc điểm để giúp chẩn đoán carcinome tuyến. Đặc biệt loại carcinome tuyến biệt hóa vừa và cao tạo ra các dạng tuyến hay dạng nhú. Các tế bào có đặc điểm là kích thước lớn hơn tế bào biểu mô phế quản với nhân tương đối lớn, tỷ lệ nhân / bào tương thay đổi. Chất nhiễm sắc thể, mảnh phân tán và có thể có dạng như bột. Tiểu nhân lớn và rõ. Bào tương có màu hơi xanh tím bên trong chứa các không bào hay các bóng tạo dạng bọt bào (foamy cells), hoặc có thể chứa các chất nhầy dạng hạt. Các biến đổi trên tùy thuộc vào độ biệt hóa của tế bào nhiều trường hợp không thể phân biệt được một carcinome tuyến kém biệt hóa với một carcinome không biệt hóa tế bào lớn. Carcinome tiểu phế quản - phế nang (Bronchiolalveolar Adenocarcinoma): Loại carcinome này nếu biệt hóa cao sẽ có cấu trúc dạng nhú hay dạng tuyến. Loại này thường nằm ở ngoại vi phổi lan rộng vào trong nhu mô phởi tới các vách phế nang như mạng lưới. Mẩu tế bào học có thể thấy các tế bào dạng cầu hay dạng nhú với các tế bào biệt hóa cao, kích thước và hình dạng đơn giản, với nhân tròn hay bầu dục. Chất nhiễm sắc mảnh, có dạng hạt, hạt nhân nhỏ hoặc không thấy, ngoài ra còn có các tế bào giống với các thực bào phế nang, bào tương có thể có các không bào . Các tế bào này thường tạo dạng túi tuyến tròn nhỏ. Carcinôm tế bào lớn (large cell carcinoma) Đây là loại ung thư tế bào không biệt hóa với kích thước lớn. Có thể ở dạng tế bào sáng hoặc tế bào khổng lồ. Các loại tế bào này kích thước lớn: nhân bất sản, to; màng nhân không đều rải rác có các đám chất nhiễm sắc thô không đều; hạt nhân lớn cũng không đều,bào tương ít, bắt màu lưỡng cực hoặc xanh tím. Do tính chất như vậy nên việc chẩn đoán carcinôm tế bào lớn là một chẩn đoán loại trừ vì các tế bào rụng ra từ một carcinome tuyến hoặc carcinôm tế bào gai kém biệt hóa rất dễ lầm vói carcinome không biệt hóa tế bào lớn. Các loại tế bào khác Ngoài những loại ung thư thường gặp kể trên, tại phổi còn có nhiều loại tổn thương ác tính khác như: u carcinoid, ung thư màng phổi... và ung thư Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 8 do di căn tới phổi, tuỳ theo loại tế bào di căn hình ảnh tế bào học sẽ phản ánh loại tế bào gốc đó. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC Tổng số ca thực hiện 278 trường hợp Chẩn đoán ác tính: 167 trường hợp (chiếm tỉ lệ 60,1%) trong đó: Phân loại mô học tế bào ác tính: @Tế bào tuyến 104 trường hợp chiếm tỉ lệ 62,3%, trong đó số trường hợp có kết quả phù hợp với chẩn đoán mô học (cùng chẩn đoán là carcinome tuyến) là 97 trường hợp: tỉ lệ 93%. @Tế bào gai 13 trường hợp chiếm tỉ lệ 7,8%,trong đó số trường hợp có kết quả phù hợp với chẩn đoán mô học(cùng chẩn đoán là carcinôm tế bào gai) là 12 trường hợp: tỉ lệ 92%. @ Tế bào nhỏ 31 trường hợp chiếm tỉ lệ 18,6%,trong đó số trường hợp có kết quả phù hợp với chẩn đoán mô học (cùng chẩn đoán là carcinôm tế bào nhỏ) là 27 trường hợp: tỉ lệ 87%. @ Tế bào lớn 02 trường hợp chiếm tỉ lệ 1,1% trong đó số trường hợp có kết quả phù hợp với chẩn đoán mô học(cùng chẩn đoán là carcinome tế bào lớn) là 2 trường hợp: tỉ lệ 100%. @ Không xác định rõ loại tế bào 17 trường hợp tỉ lệ 10,2%, trong đó kết quả chẩn đoán mô học là: 9 trường hợp carcinome tuyến, 3 trường hợp carcinôm tế bào gai, 2 trường hợp carcinôm tế bào nhỏ và 3 trường hợp không rõ loại tế bào . Các chẩn đoán sinh thiết đi kèm gồm có: . Sinh thiết niêm mạc phế quản: 45 trường hợp . Sinh thiết xuyên thành phế quản: 47 trường hợp . Sinh thiết phổi xuyên thành ngực bằng kim Melghinii: 29 trường hợp . Sinh thiết màng phổi mù bằng kim Abrams và Castellain 13 trường hợp . Sinh thiết hạch di căn 07 trường hợp . Sinh thiết qua phẫu thuật cắt thùy phổi: 15 trường hợp . Sinh thiết u di căn thành ngực 11 trường hợp Tổng số ca chẩn đoán dương giả (chẩn đoán tế bào học là ác tính, chẩn đoán mô học là lành tính): 07 trường hợp (5 ca lao, 2 ca nấm) Tổng số ca chẩn đoán dương thật (ác tính thực sự có xác định bằng chẩn đoán mô học) 160 trường hợp. Chẩn đoán lành tính: 111 trường hợp (chiếm tỉ lệ 39,9%) trong đó: Có tổn thương lao: 62 trường hợp (có sinh thiết đi kèm: tổn thương lao ở phế quản 32 ca và 30 ca có kết quả vi trùng học AFB (+) hoặc PCR lao (+),trong đó có 9 ca vừa có kết quả chẩn đoán mô học,vừa có kết quả chấn đoán vi trùng học). Viêm mãn tính không đặc hiệu hoặc viêm hoại tử mủ: 49 trường hợp (có 23 trường hợp âm tính giả: sau khi sinh thiết phế quản qua nội soi, sinh thiết phổi hoặc phẫu thuật chẩn đoán mô học là ác tính) Như vậy: tổng số ca âm tính thật: 88 trường hợp, tổng số ca âm tính giả: 23 trường hợp Đánh giá kết quả thu được: Với các số liệu thu đượckể trên, chúng tôi có được các kết quả như sau: Dương tính thật: 160 trường hợp Dương tính giả: 07 trường hợp Aâm tính thật: 88 trường hợp Aâm tính giả: 23 trường hợp Các số liệu được tính toán gồm có: Độ nhạy cảm: Độ đặc hiệu: Giá trị tiên lượng dương: Giá trị tiên lượng âm: Dương tính thật (Dương tính thật + Dương tính giả) = 160 (160+ 7) 95,8% = Dương tính thật (Dương tính thật + Aâm tính giả) = 160 (160+ 23) 87,4% = Âm tính thật (Âm tính thật + Dương tính giả) = 88 (88+ 7) 92,6% = Âm tính thật (Âm tính thật + Âm tính giả) = 29 (29+ 9) 79,3% = Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g 9 * Độ chính xác: Số bệnh nhân có chẩn đoán sau cùng (1) So sánh với các số liệu khác: @ Với phương pháp chẩn đoán tế bào học dịch rửa phế quản: (Độ nhạy cảm) Kỹ thuật rửa phế quản tìm tế bào ác tính cũng là một phương pháp thường được sử dụng trong nội soi phế quản và cũng được thực hiện một cách thường qui ở nhiều phòng nội soi phế quản trên thế giới và cả ở Việt Nam. Rửa phế quản Tổng kết tại TT.PNT Từ 30 – 50% (1995 – 1999) Phạm Thanh Chương (1995) 40 - 53% Viện Lao Trung Ương (1992) 51% WHO (1977) 55- 65% Béjui – Thivolet và cs (1992) 84% Melisa (ĐH Havard 1992) 61 – 74% De Villaine (1996) 61% @ Với các nghiên cứu khác về chải phế quản: Sau đây là bảng so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác trên thế giới và tại Việt Nam: Độ nhạy cảm Độ đặc hiệu Nghiên cứu tại TT.PNT 87,4% 92,6% Phạm Thanh Chương (1995) 75% Viện Lao Trung Ương (1992) 51% WHO (1977) 70 - 80% Khoảng 80% Béjui – Thivolet và cs (1992) 91% 74% Melisa (ĐH Havard 1992) 67 - 86% 89,4% De Villaine (1996) 90,5% 94,5% Biến chứng gặp phải khi thực hiện kỹ thuật chải phế quản Xuất huyết khi soi phế quản Có 57 trường hợp (chiếm 20,5%) bị xuất huyết, tuy nhiên tất cả các trường hợp này đều là chảy máu nhẹ do kỹ thuật này khi thực hiện rất nhẹ nhàng. Các ca bị chảy máu sau khi được dùng adrenaline tại chỗ đều được kiểm soát tốt. Ho ra máu Sau khi chải phế quản: đây cũng là một tai biến khi soi phế quản: có 68 ca (chiếm 24,4%) bị ho ra máu. Tuy nhiên, tất cả đều nhẹ với lượng ít, sau khi được dùng thuốc cầm máu và an thần bằng đường uống đều khỏi hẳn. Đau ngực Thường nhẹ và tự khỏi: có 12 (chiếm 4,3%) ca bệnh nhân than bị đau ngực nhẹ. Suy hô hấp Thường nhẹ và sau khi xử trí bằng thở ôxy, nằm nghỉ và dùng kháng viêm corticoid đều có cải thiện tốt. Thường nguyên nhân là do bệnh cảnh ác tính gây suy hô hấp chứ không phải do chải phế quản. Tổng cộng có 34 bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp nhẹ (chiếm 12,2%) sau khi soi phế quản có thực hiện chải phế quản. Tử vong Không có trường hợp nào. Vị trí nhánh phế quản đã thực hiện chải phế quản Bên phải: 135 trường hợp và bên trái 143 trường hợp, được phân bố ở các nhánh phế quản như sau: Bên phải: Phế quản gốc (P): 8 trường hợp S1: 23 trường hợp (a + b) S2: 12 trường hợp S1 + S2: 9 trường hợp S3: 21 trường hợp S6: 33 trường hợp S7: 03 trường hợp S8 S9 S10: 26 trường hợp Bên trái: Phế quản gốc (T): 6 trường hợp S1: 18 trường hợp (a+b) S2: 9 trường hợp S1 + S2: 13 trường hợp S3: 2 trường hợp S6: 53 trường hợp S8 S9 S10: 42 trường hợp. Dương tính thật + Âm tính thật n = (160+ 88) 278 89,2% = Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 10 Vị trí khối u Đa số các trường hợp chải phế quản đều thực hiện ở các nhánh phế quản nhỏ ở xa như S1a, S1b do tổn thương phổi chủ yếu nằm ở ngoại vi phổi, khó qua sát và sinh thiết khi nội soi phế quản. Do đó,vị trí các khối u trong nghiên cứu này phần lớn nằm ở ngoại biên với 180 trường hợp (chiếm 64,7%) và 98 trường hợp u ở trung tâm (chiếm 35,3%). Với số liệu kể trên chúng tôi tính toán được độâ nhạy cảm và độ đặc hiệu của chải phế quản đối với khối u ngoại biên và trung tâm như sau: Khối u ngoại biên: Số dương tính thật: 97 trường hợp Số dương tính giả: 06 trường hợp Số âm tính thật: 55 trường hợp Số âm tính giả: 22 trường hợp Độ nhạy cảm: Độ đặc hiệu: Khối u trung tâm: Số dương tính thật: 63 trường hợp Số dương tính giả: 01 trường hợp Số âm tính thật: 33 trường hợp Số âm tính giả: 01 trường hợp Độ nhạy cảm: Độ đặc hiệu: Số lần chải phế quản Số lần ít nhất là 01 lần và cao nhất là 5 lần với số liệu như sau: 01 lần: 124 trường hợp. 02 lần: 59 trường hợp. 03 lần: 32 trường hợp. 04 lần: 12 trường hợp. 05 lần: 04 trường hợp. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN Phương pháp chải phế quản dùng để chẩn đoán những thương tổn trong lòng phế quản khi mà các kỹ thuật khác như sinh thiết phế quản, rửa phế quản... không cho chẩn đoán rõ ràng đặc biệt là thương tổn ở ngoại biên phổi hoặc một số ở đỉnh phổi có xâm lấn các nhánh phế quản S1a – S1b... không thể sinh thiết được hoặc thậm chí không thấy được tổn thương qua nội soi. Với kết quả nêu trên phương pháp có độ nhạy và chuyên biệt khá cao so với những nghiên cứu khác. Qua nghiên cứu này cũng cho thấy biến chứng của kỹ thuật chải phế quản ít gặp và nhẹ nhàng, không đáng kể. Số lần chải chỉ cần 1 – 2 lần, do đó thao tác thực hiện cũng nhanh chóng. Kết quả phù hợp chẩn đoán týp mô học của chẩn đoán tế bào học và chẩn đoán mô học khá cao cho thấy kỹ thuật chẩn đoán tế bào chải phế quản đáng tin cậy và có thể coi đây là một kết quả chẩn đoán xác định cho ung thư phế quản - phổi. Trong nghiên cứu này số lượng loại tế bào tuyến (carcinome tuyến) chiếm tỉ lệ cao nhất cũng phản ánh tình hình của ung thư phổi loại tuyến hiện nay ngày càng cao (nghiên cứu của các tác giả Âu Nguyệt Diệu, Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Sào Trung... tại TT. Ung Bướu báo cáo năm 1999 cũng cho thấy tỉ lệ ung thư phổi loại carcinome tuyến chiếm gần bằng với loại tế bào gai: 37,4% so với 39,8%), hơn nữa trong nghiên cứu này số lượng các trường hợp u ngoại biên của phổi cũng chiếm đa số (64,7%) và nơi đây cũng là nơi tổn thương ác tính của loại tế bào tuyến chiếm đa số. Điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu khác như của tác giả Leslie A. Litzky năm 1998 đã có nhận định rằng tỉ lệ các ung thư tế bào tuyến của phổi những năm gần đây dần dần chiếm đa số các trường hợp. Năm 1997 nghiên cứu của tác giả Arthur S. Patchefsky cho thấy tỉ lệ ung thư tế bào tuyến chiếm 45% ung thư phế quản - phổi và chủ yếu nằm ở ngoại vi phổi. Trong nghiên cứu khi nhận xét về vị trí của các nhánh phế quản có thực hiện chải phế quản thì các Dương tính thật (Dương tính thật + Aâm tính giả) = 97 (97+ 22) 81,5% = Âm tính thật (Âm tính thật + Dương tính giả) = 55 (55+ 6) 90,2% = Dương tính thật (Dương tính thật + Aâm tính giả) = 63 (63+ 1) 98,4% = Âm tính thật (Âm tính thật + Dương tính giả) = 33 (33+ 1) 97,1% = Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g 11 nhánh phế quản thùy trên chiếm số lượng khá lớn: bên phải: S1 + S2 + S3 là 65 trường hợp; bên trái: S1 + S2 + S3 là 42 trường hợp, tổng cộng có 107 trường hợp thực hiện chải phế quản ở thùy trên. Điều này cho thấy khả năng chẩn đoán các khối u khó chẩn đoán ở thùy trên hai phổi là rất lớn. Đặc biệt các khối u ở đỉnh phổi trước đây thường gặp rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán vì không với tới được khi nội soi phế quản, mặt khác khi thực hiện sinh thiết phổi xuyên thành ngực ở vùng này cũng dễ gặp tai biến và gặp không ít khó khăn. Trong nghiên cứu này khối u ở đỉnh phổi (nhánh S1 + S2) chiếm một số lượng khá lớn: 44 trường hợp bên phải và40 trường hợp ở bên trái cho thấy khả năng chẩn đoán các u đỉnh phổi như loại Pancoast – Tobias cũng khá tốt và nhờ đó giảm bớt những kỹ thuật có thể gây tai biến như sinh thiết xuyên thành ngực vùng đỉnh phổi, sinh thiết qua ngã thượng đòn... Ngoài ra, trong nghiên cứu này do đa số là các khối u ngoại biên, đây cũng là những khối u có khả năng phẫu thuật được. Cũng cần lý giải thêm trong nghiên cứu này, để có bằng chứng xác định về giải phẫu bệnh, chúng tôi đã dựa vào kết quả chẩn đoán mô học của các kỹ thuật sau: sinh thiết niêm mạc phế quản (13 trường hợp); sinh thiết xuyên thành phế quản (25 trường hợp); sinh thiết phổi xuyên thành ngực (16 trường hợp); sinh thiết màng phổi (09 trường hợp); sinh thiết hạch (06 trường hợp); phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi (11 trường hợp) và sinh thiết u di căn thành ngực (04 trường hợp). Một nhận xét khác cho thấy nhánh phế quản S6 cũng có số lần thực hiện chải phế quản khá lớn: bên phải 33 trường hợp và 51 trường hợp bên trái (tổng cộng 84 trường hợp): điều này cho thấy khả năng thực hiện chải phế quản ở nhánh này có thể thực hiện được dễ dàng và khối u phân bố ở vùng này cũng khá lớn. Việc thực hiện kỹ thuật này cũng đòi hỏi người thầy thuốc làm nội soi phế quản nắm vững giải phẫu học của chẩn đoán hình ảnh cũng như giải phẫu học của cây phế quản để có thể lấy được bệnh phẩm đúng nơi tổn thương, có đủ số lượng tế bào cho chẩn đoán tế bào học. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi ở người thầy thuốc giải phẫu bệnh kinh nghiệm chẩn đoán, kỹ thuật nhuộm mẫu và quan sát nhanh chóng qua kính hiển vi để cho ra chẩn đoán một cách chính xác và kịp thời. Và qua việc thực hiện kỹ thuật này cũng nói lên một mô hình liên kết chặt chẽ giữa các thầy thuốc lâm sàng và thầy thuốc cận lâm sàng (giải phẫu bệnh) trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Trong nghiên cứu có 7 trường hợp dương tính giả: 5 trường hợp lao và 2 trường hợp nấm cho thấy một số trường hợp viêm mãn tính niêm mạc phế quản cũng chuyển sản khá nặng tạo hình ảnh giả ung thư khi chẩn đoán tế bào học. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm của người thầy thuốc giải phẫu bệnh và sự cẩn trọng khi có sai biệt về chẩn đoán lâm sàng – giải phẫu bệnh. Đặc biệt là các tổn thương ở thùy giữa và ở bệnh nhân trẻ với tổn thương X- quang không rõ ràng của ung thư phế quản – phổi. Việc thực hiện soi phế quản – chải phế quản lại kèm tham khảo các xét nghiệm khác về sinh hoá, vi trùng và lâm sàng ở các trường hợp này là rất cần thiết. KẾT LUẬN Kỹ thuật chải phế quản chẩn đoán tế bào học dùng cho các bệnh lý về phổi đặc biệt là ung thư phổi là một phương pháp đã được dùng từ lâu trên thế giới. Bước đầu áp dụng tại TT. Phạm Ngọc Thạch qua 278 trường hợp đã cho một kết quả đáng khích lệ và tin cậy được. Về mặt kỹ thuật, đây là một phương pháp đơn giản, thực hiện nhanh chóng và chưa thấy tai biến gì nghiêm trọng cho bệnh nhân. Do đó có thể mạnh dạn áp dụng rộng rãi hơn tại TT. Phạm Ngọc Thạch cũng như ở những bệnh viện chuyên khoa về phổi có nội soi phế quản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ALFRED FISHMAN – Pulmonary Cytology – Fishman’s Pulmonary Diseases and Disorders – 1998 – 487.504 2. ÂU NGUYỆT DIỆU – Đặc điểm Giải Phẫu Bệnh – Lâm sàng của Ung thư phổi nguyên phát – Y học TP.Hồ Chí Minh – 1199 – 67.74. 3. BÙI XUÂN TÁM – Bệnh Hô Hấp – 1999 – Nhà Xuất Bản Y Học – 270.274 4. DARRYL CARTER – Tumors and Tumor –like Lesions of The Lung – 1998 – 17.120 5. DE MAY – Cytology – Chapter 21 Lung – 1996 – 949.989 6. DE VILLAINE – Evalution du Rôle de La Cytologie dans Le Diagnostic des Cancers du Poumon – Rev.Mal.Resp.- 1996 – 295.299 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh 12 7. GIA KHANH NGUYEN & TILDE S.KLINE – Essentials of Exfoliative Cytology – 1992 – 109.144 8. H.SPENCER – Pathology of The Lung – 1987 – 854.864 9. LIANG CHE TAO – Cytopathology of Bronchoscopy – 1997 – 221.262 10. LIU & SUO HONG KUO – Laboratory Techniches – National Taiwan University Hospital – 1996 – 50.54 11. MC.KENZIE – Atlas of Cytopathology – 1997 – 134.155 12. RYOSUKE ONO – Bronchoscopy-Practical Methods and Case Reports – 1994 –2.15 13. VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI – Bệnh Học Lao và Bệnh Phổi (Tập II) – 1996 – Nhà Xuất Bản Y học – 79.89 14. WINIFRED GRAY – Diagnostic Cytopathology – 1995 – 13.119 15. WORLD HEALTH ORGANIZATION – Cytology of Non- Gynaecological Sites – Geneva – 1977 – 19.50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchan_doan_te_bao_hoc_chai_phe_quan_trong_ung_thu_phe_quan_ph.pdf
Tài liệu liên quan