Chậm trễ chẩn đoán của bệnh nhân lao phổi tại phòng khám lao Gò Vấp năm 2017

Tài liệu Chậm trễ chẩn đoán của bệnh nhân lao phổi tại phòng khám lao Gò Vấp năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 44 CHẬM TRỄ CHẨN ĐOÁN CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI PHÒNG KHÁM LAO GÒ VẤP NĂM 2017 Lê Thị Bích Vân *, Lê Thanh Hải** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gò Vấp là quận đông dân thứ hai của thành phố Hồ Chí Minh, 47% là dân nhập cư nên khả năng lây nhiễm bệnh lao phổi rất cao. Đề tài nhằm xác định tỷ lệ chậm trễ tìm kiếm dịch vụ y tế và các yếu tố liên quan của bệnh nhân lao phổi tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh 2017, để đề xuất giải pháp nhằm giảm tỷ lệ mắc lao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang với 384 bệnh nhân lao đăng ký điều trị tại Phòng khám Lao Gò Vấp từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2017. Kết quả: Tỷ lệ chẩn đoán chậm do bệnh nhân là: 51,6%, thời gian chậm trễ trung vị là 3 tuần. Các yếu tố liên quan đến chậm tìm kiếm dịch vụ y tế (p < 0,05) là kiến thức về bệnh lao; ho kéo dài, sốt về chiều, nguồn thông ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chậm trễ chẩn đoán của bệnh nhân lao phổi tại phòng khám lao Gò Vấp năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 44 CHẬM TRỄ CHẨN ĐOÁN CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI PHÒNG KHÁM LAO GÒ VẤP NĂM 2017 Lê Thị Bích Vân *, Lê Thanh Hải** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gò Vấp là quận đông dân thứ hai của thành phố Hồ Chí Minh, 47% là dân nhập cư nên khả năng lây nhiễm bệnh lao phổi rất cao. Đề tài nhằm xác định tỷ lệ chậm trễ tìm kiếm dịch vụ y tế và các yếu tố liên quan của bệnh nhân lao phổi tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh 2017, để đề xuất giải pháp nhằm giảm tỷ lệ mắc lao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang với 384 bệnh nhân lao đăng ký điều trị tại Phòng khám Lao Gò Vấp từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2017. Kết quả: Tỷ lệ chẩn đoán chậm do bệnh nhân là: 51,6%, thời gian chậm trễ trung vị là 3 tuần. Các yếu tố liên quan đến chậm tìm kiếm dịch vụ y tế (p < 0,05) là kiến thức về bệnh lao; ho kéo dài, sốt về chiều, nguồn thông tin tiếp nhận. Kết luận: chậm trễ chẩn đoán của bệnh nhân lao phổi tại quận Gò Vấp là vấn đề cần quan tâm trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Từ khóa: Bệnh lao phổi, chậm trễ chẩn đoán lao. ABSTRACT DELAY IN DIAGNOSIS OF PULMONARY TUBERCULOSIS PATIENTS AT GÒ VẤP TB CLINIC IN 2017 Le Thi Bich Van, Le Thanh Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 44- 49 Background: Go Vap is the second most populous district of Ho Chi Minh City and 47% of people living here are immigrants, so they can be easily infected by tuberculosis. The aim of this study is to determine the rate of patients delaying in seeking medical services and related factors of patients suffering from pulmonary tuberculosis patients in Go Vap District, Ho Chi Minh City in 2017, and thereby to propose solutions to reduce the infection rate. Subjects and methods of study: A cross-sectional survey of 384 newly diagnosed TB patients treated by the National Tuberculosis Control Program at Go Vap from January 2017 to August 2017. Results: The rate of delayed diagnosis due to patients is 51.6%; the median diagnosis delay was 3 weeks (2- 6). Independent risk factors (p < 0.05) for delayed diagnosis were lacking of knowledge, cough over 2 weeks, fever and lacking of TB information. Conclusion: Delay in diagnosis of pulmonary tuberculosis patients at TB Clinic Go Vap is a worrisome problem. We should pay more attention to health education and community health care system. Key words: tuberculosis, delay in the diagnosis of TB. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc chậm trễ chẩn đoán lao là một vấn đề đáng quan tâm vì là nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, chậm trễ trong chẩn đoán lao đặc biệt là lao phổi AFB (+) còn làm tăng nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng, gia tăng tỷ lệ lao kháng thuốc(8). Sự chậm trễ có thể do bệnh nhân chậm trễ trong tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe (chậm trễ chẩn * Trung tâm Y tế Gò Vấp, ** Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BSCKI. Lê Thị Bích Vân ĐT: 0903865605 Email: bsbichvan@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 45 đoán do bệnh nhân), có thể do nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị (chậm trễ do hệ thống y tế), hoặc cả hai. Do đó, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất cần thiết đối với hiệu quả của Chương trình chống lao quốc gia(8). Một số người mắc bệnh lao không được chẩn đoán sớm thường do khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Có nhiều yếu tố liên quan tới việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm nhận thức về nguy cơ mắc lao, kiến thức về bệnh lao, thông tin về nơi cung cấp dịch vụ chẩn đoán lao, khả năng tiếp cận cơ sở chống lao của bệnh nhân (9,10,8). Gò Vấp là quận đông dân thứ hai của thành phố Hồ Chí Minh, dân nhập cư đông, nếu chẩn đoán và điều trị bệnh lao không kịp thời sẽ làm tăng khả năng lây truyền bệnh lao cho cộng đồng, vì vậy rất cần nghiên cứu “Chậm trễ chẩn đoán và các yếu tố liên quan của bệnh nhân lao phổi ” nhằm giúp cho các nhà quản lý đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chẩn đoán lao của người dân tại quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chẩn đoán lao của cộng đồng. Nghiên cứu này nhằm “xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến chậm trễ tiếp cận dịch vụ chẩn đoán lao của bệnh nhân lao phổi tại quận Gò Vấp năm 2017” ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân lao phổi mới đăng ký điều trị tại Phòng khám Lao quận Gò Vấp tại thời điểm nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/ 2017 đến hết tháng 7/2017. Địa điểm nghiên cứu Phòng khám Lao Trung tâm Y tế Dự phòng Gò Vấp. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Cỡ mẫu được tính theo công thức: 2 2 2/1 )1(. d ppZ n Trong đó: n: là cỡ mẫu cần điều tra ; Z: hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% α =0,05 Z(1-α/2) = 1,96; d= 0,05 sai số mong muốn; p: tỷ lệ bệnh nhân lao chậm tiếp cận dịch vụ chẩn đoán từ một nghiên cứu trước(7) là 51%). p= 0,51, Cỡ mẫu cần trong nghiên cứu này n= 384 bệnh nhân lao. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân đang được quản lý điều trị tại Phòng khám Lao quận Gò Vấp, không mắc bệnh tâm thần, lú lẫn, câm, điếc. Tiêu chuẩn loại ra: Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, bệnh nhân lao tái phát. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ Công cụ thu thập dữ liệu Bộ câu hỏi phỏng vấn bệnh nhân lao do WHO và Chương trình chống lao quốc gia xây dựng. Các biến số chính trong nghiên cứu Biến số cho mục tiêu xác định tỷ lệ chậm trễ (biến số phụ thuộc): tỷ lệ chậm chẩn đoán do bệnh nhân. Biến số cho mục tiêu xác định mối liên quan với tỷ lệ chậm chẩn đoán do bệnh nhân. Biến số nền: tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, hôn nhân, BHYT. Biến số độc lập: triệu chứng bệnh, kiến thức, hành vi, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Phân tích và xử lý dữ liệu Dữ liệu được nhập vào phần mềm Epidata và xuất sang phần mềm Stata 12 để phân tích. Làm sạch dữ liệu, mã hóa. Để mô tả thông tin chung, việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nghiên cứu sử dụng cách tính tỷ lệ % và các số trung bình. Để mô tả mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, kinh tế, văn hóa, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 46 xã hội, bệnh tật (biến định tính)... và sự chậm trễ chẩn đoán của bệnh nhân, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định χ², kiểm định χ² khuynh hướng được sử dụng tìm mối liên lạc giữa biến tình trạng kinh tế, thời gian và khoảng cách từ nhà bệnh nhân đến phòng khám lao (biến thứ tự) và tỷ lệ chậm trễ (biến dịnh danh). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Dùng hồi quy Logistics regestion trên Stata 12 phân tích đa biến đối với các biến số có giá trị p < 0,25 để xác định các mối liên quan thực sự đến chẩn đoán chậm của bệnh nhân. Các biện pháp hạn chế sai số Sai số do thu thập dữ liệu từ phía người và dụng cụ thu thập: tập huấn điều tra viên và phỏng vấn thử, nhập số liệu song song. Sau đó, tiến hành kiểm tra đánh giá mức độ tương đồng giữa hai cán bộ nhập liệu. Sai lệch chọn lựa: chọn mẫu toàn bộ bệnh nhân. Sai số nhớ lại: Đối với những đối tượng không nhớ rõ mốc thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên, chúng tôi xác định bằng cách gợi ý những sự kiện liên quan. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tiến hành thu thập dữ liệu từ tháng 1 đến hết tháng 8 năm 2017, tổng số bệnh nhân được phỏng vấn là 384 người. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n=384) Tỷ lệ (%) Giới Nam 275 71,6 Nữ 109 28,4 Tuổi (trung bình) 44,2 ±15,31 Thấp nhất 18, cao nhất 79 Trình độ học vấn Đại học, trên đại học 37 9,6 Cao đẳng/ TC nghề 40 10,4 Tốt nghiệp THPT 96 25 Tốt nghiệp THCS 83 21,7 Tốt nghiệp Tiểu học 99 25,8 Mù chữ / đọc và viết 29 7,6 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 94 24,5 Sống cùng vợ/chồng 268 69,8 Ly hôn 12 3,1 Góa 10 2,6 Đặc điểm Tần số (n=384) Tỷ lệ (%) Tình trạng kinh tế* Nghèo/cận nghèo 48 12,5 Không nghèo 336 87,5 Bảo hiểm y tế Có 279 72,7 Không 105 27,3 Thể bệnh AFB (+) 265 69 AFB (-) 119 31 * Theo chuẩn nghèo của thành phố Hồ Chí Minh Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của bệnh nhân khi có dấu hiệu nghi lao Dịch vụ y tế bệnh nhân tìm đến đầu tiên khi mắc bệnh là bệnh viện đa khoa tuyến quận hoặc tuyến thành phố (48,4%), kế đến là y tế tư nhân 31,6%. Cơ sở chống lao thành phố/ quận là nơi đến thứ hai khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh lao (81,5%). Vẫn còn 2,6% bệnh nhân không điều trị khi có triệu chứng bệnh. 91,3% bệnh nhân được chuyển đến phòng khám Lao bởi hệ thống y tế nhà nước (trong đó có 52,5% bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch). Lý do chính khiến người bệnh không đến phòng khám lao đầu tiên khi có các triệu chứng lao phổi do họ không nghĩ đến mắc lao (78,3%). Tỷ lệ chậm trễ Bảng 2. Phân bố tỷ lệ chậm trễ Thời gian Tần số (n=384) Tỷ lệ (%) ≤ 21 ngày (không chậm trễ) 186 48,4 >21 ngày (chậm trễ) 198 51,6 Bảng 3. Phân bố thời gian chậm trễ Tần số Trung vị Khoảng tứ vị Thấp nhất Cao nhất Thời gian trễ (tuần) 384 3 2 - 6 0 26 Từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân đến khám bệnh trung vị là 3 tuần (khoảng tứ vị 2 - 6 tuần), trong đó 51,6% bệnh nhân chậm trễ tìm đến dịch vụ y tế. Kiến thức về bệnh lao và nguồn thông tin được tiếp nhận của ĐTNC Bảng 4. Điểm kiến thức trung bình của ĐTNC* Tần số Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất Điểm 384 7,2 1,1 1 11 * Bao gồm 10 câu hỏi về nội dung khái quát của bệnh lao, mỗi câu trả lời đúng được 1điểm, riêng câu kiến thức đúng về dấu hiệu sớm của bệnh lao được 2 điểm, vì đây là yếu tố Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 47 quan trọng giúp bệnh nhân tìm đến các cơ sở chống lao sớm. Kết quả đánh giá kiến thức chung * Tốt, 78% Chưa tốt, 22% Biểu đồ 1 Đánh giá chung sự hiểu biết về bệnh lao của bệnh nhân *Ngưỡng cắt là điểm trung bình kiến thức của bệnh nhân, phân loại kiến thức tốt nếu điểm kiến thức trên ngưỡng trung bình Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ chậm trễ do bệnh nhân Bảng 5. Phân tích đơn biến mối liên quan đến tỷ lệ chậm chẩn đoán do bệnh nhân Trễ>21 ngày Sớm ≤21 ngày Giá trị P PR KTC 95% n % n % Giới* Nam 137 49,8 138 50,2 0,27 0,89 (0,72-1,09) Nữ 61 56 48 44 Kinh tế** Nghèo 14 56 11 44 - Cận nghèo 15 65,2 8 34,8 0,5 1,16 (0,74-1,84) Không nghèo 169 50,3 167 49,7 0,6 0,90 (0,62-1,29) Trình độ học vấn* Tiểu học/dưới Tiểu học 68 53,1 60 49 - 1 Trung học CS 43 51,8 40 48,2 0,88 0,98 (0,75 – 1,27) Trung học PT 50 52,1 46 47,9 0,88 0,98 (0,76 – 1,26) Trên THPT 37 48,1 40 51,9 0,49 0,9 (0,68 – 1,2) Bảo hiểm y tế* Có 142 50,9 137 49,1 0,6 0,95 (0,77-1,18) Không 69 53,1 61 46,9 Triệu chứng Ho kéo dài* Có 163 59,5 111 40,5 <0,01 1,87 (1,4-2,5) Không 35 31,8 75 68,2 Khó thở* Có 45 45 55 55 0,127 0,84 (0,66-1,06) Không 153 53,9 131 46,1 Sốt về chiều* Có 102 58,6 72 41,4 0,01 1,28 (1,06-1,56) Không 96 45,7 114 54,3 Thể bệnh* AFB (-) 51 42,9 68 57,1 0,02 0,77(0,61-0,98) AFB (+) 147 55,5 118 44,5 Kiến thức* Tốt 144 48,3 154 51,7 0,018 0,77 (0,63-0,94) Chưa tốt 54 62,8 32 37,2 Tiếp nhận thông tin* Đã nhận 138 48,4 147 51,6 0,03 0,8 (0,65-0,98) Chưa nhận 60 60,7 39 39,4 *Phép kiểm χ2 ** Phép kiểm χ2 khuynh hướng Sau khi phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến tỷ lệ chậm chẩn đoán do bệnh nhân, chúng tôi đưa những yếu tố liên quan có p < 0,25 vào phân tích đa biến để tìm ra các yếu tố có liên quan thật sự với tỷ lệ chậm chẩn đoán của bệnh nhân. Riêng về yếu tố tiếp nhận thông tin chúng tôi cho rằng tiếp nhận thông tin có liên quan đồng tuyến tính với kiến thức nên không đưa vào phân tích đa biến. Bảng 6. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến chậm chẩn đoán lao Yếu tố OR (KTC 95%) KTC 95% Giá trị p * Kiến thức tốt 0,54 0,32-0,91 0,01 Có dấu hiệu ho kéo dài 2,96 1,81-4,84 <0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 48 Có dấu hiệu sốt về chiều 1,61 1,05-2,46 0,03 * Hồi quy Logistics regestion BÀN LUẬN Đặc điểm của bệnh nhân Tuổi trung bình của bệnh nhân 44,2 thấp hơn so với nhiều nghiên cứu, điều này chứng tỏ bệnh nhân lao tại quận Gò Vấp có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ bệnh nhân nam cao gấp 2,7 lần so với nữ, phù hợp với thống kê của Chương trình chống Lao quốc gia. Bệnh nhân không nghèo chiếm đa số. Tỷ lệ chậm trễ chẩn đoán Tỷ lệ bệnh nhân chậm tìm đến dịch vụ chẩn đoán lao sau khi có triệu chứng nghi lao là 51,6% tương đồng với nghiên cứu của Vũ Ngọc Bảo(7), thấp hơn Trinh Hữu Hùng(6). Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng của bệnh lao đến khi bệnh nhân tìm đến dịch vụ y tế đã được rút ngắn rất nhiều so với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do hoạt động của Chương trình chống lao quốc gia đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Hơn nữa, điều kiện kinh tế xã hội cũng như trình độ dân trí của xã hội hiện nay đã phát triển rất nhiều so với những thập niên trước. Về lý do chậm trễ Lý do chủ yếu khiến bệnh nhân không đến cơ sở chống lao trong lần khám bệnh đầu tiên sau khi có triệu chứng nghi lao là bản thân họ không nghĩ mình mắc lao. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu(6,7,4). Các yếu tố liên quan Có mối liên quan giữa mức độ chậm trễ trong việc tiếp cận dịch vụ chẩn đoán lao với sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh lao (p= 0,019). Sự thiếu hiểu biết về bệnh lao chính là nguyên nhân khiến bệnh lao tồn tại dai dẳng. Phù hợp với nghiên cứu của N.P.Hoa(2), Trinh Hữu Hùng(6), nghiên cứu tổng quan hệ thống của WHO EMRO(8). Kiến thức tốt dẫn đến bệnh nhân tiếp cận dịch vụ chẩn đoán lao sớm hơn, đặc biệt là kiến thức về triệu chứng sớm của bệnh lao. Do đó, tăng nhận thức của cộng đồng về các dấu hiệu và triệu chứng lao có thể làm giảm sự chậm trễ chẩn đoán lao và sự lây truyền bệnh lao trong cộng đồng. Một thách thức cho Chương trình phòng chống lao Gò Vấp là cần có kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức cho người dân về các nội dung cơ bản của bệnh lao, đặc biệt là dấu hiệu sớm của bệnh để góp phần tăng phát hiện ca bệnh, giảm tỷ lệ chậm trễ chẩn đoán của bệnh nhân. Yếu tố bệnh tật Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân có triệu chứng ho kéo dài và sốt về chiều tăng nguy cơ chậm trễ chẩn đoán lao (p<0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Duy Luật(4), và một số nghiên cứu khác(3,5) những bệnh nhân có triệu chứng ho thường tìm đến cơ sở y tế chậm hơn so với có các triệu chứng khác. Đây là vấn đề mà Chương trình chống lao Gò Vấp cần quan tâm và có giải pháp can thiệp để người dân nhận thức được dấu hiệu nghi ngờ mắc Lao của mình từ đó tìm đến dịch vụ chẩn đoán lao sớm hơn. Yếu tố tiếp cận thông tin Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nguồn thông tin được tiếp nhận và sự chậm trễ của bệnh nhân. Bệnh nhân đã được tiếp nhân thông tin về phòng chống bệnh lao tỷ lệ chậm trễ chỉ bằng 0,8 lần so với bệnh nhân chưa được tiếp nhận thông tin với p < 0,01, phù hợp với nghiên cứu của Toussef Ansar(1) và Trịnh Hữu Hùng(6). Đây cũng là mối quan ngại cho Chương trình chống lao Gò Vấp. Nguồn thông tin đa dạng cách truyền tải đến người nhận mọi lúc mọi nơi, thuận tiện cho người dân nhất là giới trẻ tìm hiểu nhưng đôi khi có những thông tin sai lệch, không chính thống. Trung tâm Y tế Gò Vấp cần xem lại hoạt động truyền thông Giáo dục sức khỏe của Chương trình chống lao, cần phải đưa ra những loại hình thông tin giải quyết các vấn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 49 đề cốt yếu trong việc truyền thông giáo dục sức khỏe cho quảng đại quần chúng là: thiếu những nhận biết về triệu chứng sớm của của bệnh lao, thiếu hiểu biết về việc cần phải làm gì và đi đâu khi có triệu chứng nghi mắc lao. KẾT LUẬN Thời gian chậm trễ trung bình do bệnh nhân đã được rút ngắn hơn rất nhiều so với các nghiên cứu trước. Tỷ lệ chậm trễ chẩn đoán của bệnh nhân lao phổi tại quận Gò Vấp, đặc biệt là lao phổi AFB (+) còn cao, bệnh nhân còn thiếu kiến thức về các nội dung quan trọng như triệu chứng sớm của bệnh lao, nguyên nhân gây bệnh lao. Các yếu tố liên quan đến chậm trễ chẩn đoán là: thiếu kiến thức về bệnh lao, đặc biệt là thiếu kiến thức về dấu hiệu sớm của bệnh lao; ho kéo dài trên 2 tuần, sốt về chiều tăng nguy cơ chậm trễ; bệnh nhân chưa tiếp cận thông tin về phòng chống lao. Sự phối hợp giữa các cơ sở y tế tư nhân và Chương trình chống lao tại Gò Vấp chưa chặt chẽ. KIẾN NGHỊ Nâng cao kiến thức của người dân về nguy cơ mắc lao và sự cần thiết phải tiếp cận sớm với dịch vụ chẩn đoán lao khi có dấu hiệu nghi ngờ. Đẩy mạnh hiệu quả công tác truyền thông, nội dung truyền thông cần ưu tiên tuyên truyền về các dấu hiệu sớm của bệnh lao, khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao nên tuân theo các hướng dẫn của chương trình chống lao quốc gia và nên đến khám tại các cơ sở chống lao để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị miễn phí thay vì tới khu vực y tế tư nhân hoặc tự điều trị. Thúc đẩy hơn nữa mối liên kế giữa Chương trình chống lao với các cơ sở y tế công cộng và tư nhân ngoài chương trình chống lao trong chuyển gởi và chẩn đoán bệnh lao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ansar T (2010) Causes of delay in the diagnosis and treatment of Pulmonary Tuberculosis in Guirat, Pakistan, Thesis Master, Ritsumeikan Asia Pacific University Japan. 2. Hoa NP, Thorson AEK, Long NH et al (2003) "Knowledge of tuberculosis and associated health-seeking behavior among rural Vietnamese adults with a cough for at least three weeks". Scand J Public Health, 31 3. Leung CC, Leung EC, Tam CM (2007) "Delayed presentation and treatment of newly diagnosed pulmonary tuberculosis patients in Hong Kong". Hong Kong Med J, 13 (3) 4. Nguyễn Duy Luật (2007) "Sự chậm trễ tìm đến dịch vụ y tế của bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới tại các Trung tâm Y tế huyện, tỉnh Hà Tây". Tạp chí Nghiên cứu y học, 50 (4), 6. 5. Sabra NA, Rumman KA, Bakri F, Seita A, Bassili A (2008) "Prevalence of tuberculosis suspects and their healthcare- seeking behavior in urban and rural Jordan". Am J Trop Med Hyg, 79 (4) 6. Trịnh Hữu Hùng (2010) Nghiên cứu sự chậm trễ tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân lao phổi mới AFB+ và giải pháp can thiệp tại Thanh Hóa năm 2010, Luận án Tiến sĩ y học, Y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. 7. Vũ Ngọc Bảo, Nguyễn Viết Nhung, LaMontagne S (2013) Những rào cản đối với việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chẩn đoán lao tại Việt Nam, USAID. 8. WHO, EMRO (2006) Diagnostic and treatment delay tuberculosis. 9. Yimer S, Bjune G, Alene G (2005) "Diagnostic and treatment delay among pulmonary tuberculosis patients in Ethiopia: a cross sectional study". BMC Infect Dis, 5 10. Zerbini E, Chirico MC, Salvadores B et al (2008) "Delay in tuberculosis diagnosis and treatment in four provinces of Argentina". Int J Tuberc Lung Dis, 12 Ngày nhận bài báo: 23/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcham_tre_chan_doan_cua_benh_nhan_lao_phoi_tai_phong_kham_lao.pdf
Tài liệu liên quan