Tài liệu Chăm sóc răng miệng để giảm nguy cơ viêm phổi liên quan đến thở máy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 504
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐỂ GIẢM NGUY CƠ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN
ĐẾN THỞ MÁY
Trịnh Anh Thư*, Lê Thị Hồng*, Ngô Thị Hồng*, Nguyễn Thị Bích Dung*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) được định nghĩa là viêm phổi ở người bệnh thở máy
ít nhất 48 giờ. VPLQTM là viêm phổi nhiễm trùng bệnh viện được thấy nhiều nhất ở khoa Hồi Sức Tích Cực
(HSTC). Một trong những yếu tố chính gây VPLQTM là hít vi khuẩn thường trú ở vùng hầu họng do chăm sóc
răng miệng kém
Chăm sóc răng miệng bằng bàn chải là phương pháp dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ những mảng bám
và những dịch tiết ở vùng hầu họng nhằm giảm nguy cơ VPLQTM ở những người bệnh này.
Mục tiêu: Để đánh giá hiệu quả của chăm sóc răng miệng bằng bàn chải trên tỉ lệ viêm phổi liên quan thở
máy ở người bệnh thở máy tại khoa HSTC – Bệnh viện Bình Dân.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Tất cả nhữ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chăm sóc răng miệng để giảm nguy cơ viêm phổi liên quan đến thở máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 504
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐỂ GIẢM NGUY CƠ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN
ĐẾN THỞ MÁY
Trịnh Anh Thư*, Lê Thị Hồng*, Ngô Thị Hồng*, Nguyễn Thị Bích Dung*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) được định nghĩa là viêm phổi ở người bệnh thở máy
ít nhất 48 giờ. VPLQTM là viêm phổi nhiễm trùng bệnh viện được thấy nhiều nhất ở khoa Hồi Sức Tích Cực
(HSTC). Một trong những yếu tố chính gây VPLQTM là hít vi khuẩn thường trú ở vùng hầu họng do chăm sóc
răng miệng kém
Chăm sóc răng miệng bằng bàn chải là phương pháp dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ những mảng bám
và những dịch tiết ở vùng hầu họng nhằm giảm nguy cơ VPLQTM ở những người bệnh này.
Mục tiêu: Để đánh giá hiệu quả của chăm sóc răng miệng bằng bàn chải trên tỉ lệ viêm phổi liên quan thở
máy ở người bệnh thở máy tại khoa HSTC – Bệnh viện Bình Dân.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Tất cả những NB nhập khoa HSTC có thở máy qua nội khí quản (NKQ)
hay mở khí quản (MKQ) trên 48 giờ từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2016 được chăm sóc răng miệng bằng bàn
chải 2 lần/ngày
Kết quả: Nghiên cứu trên 96 người bệnh (NB), trong đó nam: 62 (64,6%), nữ: 34 (35,4%). Tuổi nhỏ nhất là
24, lớn nhất là 91. Thời gian NB thở máy ≥ 7 ngày: 54 (56,3%), từ 8 – 21 ngày: 36 (37,5%), >21 ngày: 6 (6,3%).
Tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy là 27,1%.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy sự cần thiết để chuẩn hóa việc chăm sóc răng miệng tại khoa
HSTC để cải tiến chất lượng chăm sóc răng miệng và giúp giảm nguy cơ VPLQTM.
Từ khóa: Chăm sóc răng miệng, viêm phổi liên quan thở máy.
ABSTRACT
ORAL CARE TO REDUCE VENTILATOR ASSOCIATED PNEUMONIA
Trinh Anh Thu, Le Thi Hong, Ngo Thi Hong, Nguyen Thi Bich Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 504 - 512
Backgrounds: Ventilator associated pneumonia (VAP) is defined as pneumonia in person who have received
mechanical ventilation for at least 48 hours. VAP is the most common nosocomial infection in intensive care unit.
One major factor causing VAP is the aspiration of oral colonization because of poor oral care practices. Oral care
using tooth brushing can prevent formulation of dental plaque together with aspiration of secretions may reduce
the risk of VAP in these patients.
Objectives: To answer for the effects of oral hygiene care by tooth brushing on the incidence of VAP in
critical ill patients receiving mechanical ventilation in intensive care unit in Bình Dân hospital.
Methodology: Observational study of cross sectional all adult patient admitted intensive care: endotracheal
ventilation or tracheotomy ventilation over 48 hours from January 2015 to February 2016 received oral care with
toothbrush twice daily.
Results: We have 96 patients, male 62 (64.6%), female 34 (35.4%), the youngest age is 24, the oldest age is
91. The duration of mechanical ventilation ≥ 7 days: 54 patients (56.3%), 8 – 21 days: 36 patients (37.5%), over
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: CNĐD Trịnh Anh Thư ĐT: 09037086333 Email: anhthubd66@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 505
21 days: 06 patients (6.3%). The rate of VAP is 27.10%.
Conclusions: Our finding showed the need to have standardized oral care protocols in ICU to improve
quality of oral care and reducing VAP.
Keywords: Oral care, Ventilator associated pneumonia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy đặc
biệt cao trong nhóm người bệnh nằm tại khoa
săn sóc tích cực (43- 63,55/ 1000 ngày thở máy) và
là nguyên nhân chính gây tăng nguy cơ bệnh tật,
tử vong, tăng thời gian nằm viện và tăng chi phí
điều trị(6). Theo các nghiên cứu y học trên thế
giới, người bệnh (NB) phải thở máy có nguy cơ
mắc viêm phổi bệnh viện cao hơn 6 - 21 lần so
với những người bệnh thông thường(6). Tại Việt
Nam, một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân
Gia Định năm 2008 cho thấy, tỷ lệ người bệnh
thở máy bị viêm phổi bệnh viện lên đến 45,16%
(14) còn khảo sát tại Bệnh viện Nhi Trung
ương năm 2009 là 29,1%(1).
Một trong những biện pháp để giảm nguy cơ
viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là chăm
sóc răng miệng (CSRM) đã có nhiều nghiên cứu
trên thế giới và ở nước ta cũng có các nghiên cứu
chứng minh vấn đề này(1,4,5,14). Tuy nhiên tại nước
ta, thực tế cho thấy, những năm gần đây các
bệnh viện đã ý thức được tầm quan trọng của vệ
sinh khoang miệng trên người bệnh thở máy và
bắt đầu chú trọng thực hiện vấn đề này. Có
nhiều lý do, việc vệ sinh khoang miệng cho
người bệnh thở máy chưa thực sự được thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả, đa phần mới chỉ làm
1 - 2 lần cho người bệnh trong suốt thời gian
nằm thở máy hoặc không thực hiện. Mặc dù
năm 2012 Bộ y tế đã ban hành văn bản hướng
dẫn phòng ngừa viêm phổi nhiễm trùng bệnh
viện trong các cơ sở khám chữa bệnh và ngay tại
khoa Hồi Sức Tích Cực (HSTC) – Bệnh viện Bình
Dân (10) chúng tôi chỉ tiến hành việc chăm sóc
răng miệng người bệnh (CSRM)(1) bằng gạc và
hút đàm nhớt thường xuyên, huấn luyện nhân
viên rửa tay nhanh hay mang găng đúng cách và
xử lý các dụng cụ đường hô hấp trong suốt quá
trình người bệnh thở máy. Ở tại khoa chúng tôi
cũng khảo sát trước khi thực hiện nghiên cứu
này chỉ có 13% điều dưỡng biết được hiệu quả
của việc CSRM giúp giảm viêm phổi trên NB thở
máy.
Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi đã
khảo sát lần 2 có 84% điều dưỡng (ĐD) biết
được hiệu quả của CSRM bằng bàn chải giúp
giảm tần suất VPLQTM ngoài ra còn giúp cho
NB thoải mái, răng miệng sạch sẽ. Do đó
chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu này để
khảo sát tần suất VPLQTM ở NB thở máy
được CSRM bằng bàn chải.
Theo Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa
Bệnh Tật Hoa Kỳ thì viêm phổi phải có một
trong các tiêu chuẩn sau (Tiêu chuẩn CDC -
Center for Disease Control anh Prevention):
Phổi có ran hay gõ đục và có một trong
những tiêu chuẩn sau :
Bắt đầu có đờm mủ hay tính chất đờm
thay đổi.
Cấy máu dương tính.
Phân lập được tác nhân gây bệnh từ bệnh
phẩm hút qua khí quản, rửa phế quản phế nang.
X Quang ngực cho thấy thâm nhiễm mới
hay thâm nhiễm tiến triển, đông đặc, hang,
hay tràn dịch màng phổi và một trong những
tiêu chuẩn sau:
Bắt đầu có đờm mủ hay tính chất đờm thay
đổi.
Cấy máu dương tính.
Phân lập được tác nhân gây bệnh từ bệnh
phẩm hút qua khí quản, rửa phế quản phế nang.
Phân lập được vi rút hay tìm thấy kháng
nguyên vi rút trong đờm.
Chẩn đoán được tác nhân gây bệnh bằng
hiệu giá IgM của huyết thanh kép.
Hình ảnh mô bệnh học của viêm phổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 506
Viêm phổi có liên quan với thở máy
(VPLQTM)(14) (Ventilator – associated
pneumonia VAP): là viêm phổi xảy ra sau 48 –
72 giờ sau khi đặt nội khí quản (NKQ). Các NB
được đặt NKQ(2) sau khi bị viêm phổi bệnh viện
(VPBV) nặng cũng được quản lý như VAP.
Viêm phổi đi kèm với thở máy khởi phát
sớm (VPLQTM KP sớm)(6): là viêm phổi xảy ra
trong vòng 4 ngày đầu tiên sau đặt NKQ thở
máy 48 giờ, thường do các chủng vi khuẩn còn
nhạy cảm KS, tiên lượng tốt.
Viêm phổi đi kèm với thở máy khởi phát
muộn (VPLQTM KP muộn)(3): là viêm phổi xảy
ra sau 5 ngày đặt NKQ thở máy, thường do các
tác nhân đa kháng thuốc, tiên lượng xấu đi kèm
với tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ VPLQTM và các yếu tố nguy
cơ viêm phổi trong nhóm người bệnh CSRM
bằng bàn chải.
Xây dựng quy trình CSRM được chuẩn hóa
tại khoa HSTC
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên mô tả cắt ngang
Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện khoa HSTC-
Bệnh viện Bình Dân từ tháng 01/2015 dến tháng
1/2016.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả người bệnh nhập khoa HSTC được
đặt nội khí quản, mở khí quản và thở máy trên
24h kể cả NB lây nhiễm như HIV, VGSVB
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp chẩn đoán viêm phổi trước
khi vào khoa.
Người bệnh thở máy dưới 24 giờ
Người bệnh sẽ tử vong trong vòng 48 giờ.
Người bệnh có tiểu cầu thấp dưới 20.000mm3
Người bệnh có rối loạn đông máu nặng
Mô tả kỹ thuật CSRM bằng bàn chải
Sử dụng bàn chải làm sạch răng miệng, thực
hiện 2 lần trong ngày lúc 8 giờ sáng và 20 giờ tối.
Chuẩn bị dụng cụ:
Mâm
Khăn lông
Bàn chải đánh răng, băng keo
Chén chum, nước muối sinh lý
Ống tiêm 10cc: 2 cái
Ống nghe
Máy đo áp lực bóng chèn
Airway
Máy hút đàm, ống hút đàm
Bồn hạt đậu, gạc, găng sạch, vaselin
Chuẩn bị NB:
Giải thích cho NB biết việc sắp làm
Gắn máy hút đàm-kiểm tra máy
Nối ống hút đàm vào máy
+ Rửa tay và mang găng sạch
+ Đánh giá tình trạng răng miệng NB
+ Cho người bệnh nằm đầu cao 300, nghiêng
về phía ĐD, choàng khăn qua cổ người bệnh
+ Kiểm tra áp lực bóng chèn, âm phế bào hai
bên phổi, vị trí ống NKQ
+ Lấy airway ra thay ống khác khi hoàn tất
kỹ thuật CSRM.
+ Chải răng, nướu răng, lưỡi nhẹ nhàng với
bàn chải theo thú tự mặt ngoài-mặt trong-mặt
nhai-hàm trên-hàm dưới. Nếu người bệnh
không có răng, vẫn làm sạch nướu răng và lưỡi
một cách nhẹ nhàng với bàn chải.
+ Dùng ống tiêm 5ml bơm nước muối sinh lý
(NaCl 0,9%) vào khóe miệng phía trên, đặt ống
vào khóe miệng phía dưới để hút hết nước.
Dùng gạc chậm khô nước còn đọng lại cạnh
má trong miệng
+ Kiểm tra lại âm phế bào hai bên phổi, cố
định ống NKQ đúng vị trí
+ Dùng khăn khô lau miệng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 507
+ Thoa chất trơn lên môi nếu môi khô
+ Cho người bệnh nằm lại tiện nghi
+ Dọn dẹp dụng cụ, Bàn chải được sử dụng
mổi NB 1 cái / ngày
+ Rửa tay
+ Ghi hồ sơ
Phương pháp thu thập dữ kiện
Người bệnh được chọn theo tiêu chuẩn đã
nêu.
Dữ kiện được thu thập qua khám lâm sàng,
xem hồ sơ bệnh án và ghi lại trong một mẫu điều
tra. Các dữ kiện bao gồm: đặc điểm người bệnh,
thông tin lâm sàng, các can thiệp trên người
bệnh, kháng sinh sử dụng, kháng sinh đồ. Đánh
giá VPBV theo định nghĩa của CDC.
Phân tích thống kê
Kết quả được mã hóa và xử lý bằng phần
mềm SPSS 18.0 và được trình bày số liệu dưới
dạng bảng, biểu đồ.
Các biến số định lượng được mô tả bằng giá
trị trung bình và độ lệch chuẩn nếu kết quả có
phân phối chuẩn, hoặc dưới dạng số trung vị
nếu không có phân phối chuẩn.
- Các biến số định tính được mô tả bằng tần
số và tỷ lệ phần trăm.
- Phân tích để tìm mối liên quan giữa các
biến số:
+ Phép kiểm t-test để so sánh 2 trung bình
nếu số liệu tuân theo phân phối bình thường.
Phép kiểm phi tham số Mann-Whitney U dùng
để so sánh 2 trung vị của 2 nhóm độc lập nếu số
liệu không tuân theo phân phối bình thường.
+ Phép kiểm Chi bình phương (Chi-squard
test) dùng để so sánh tỷ lệ giữa các nhóm nghiên
cứu hoặc phép kiểm chính xác Fisher (Fisher’s
exact test) khi có > 20% tần số mong đợi trong
bảng < 5.
+ Phân tích số liệu có ý nghĩa thống kê khi
p ≤ 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số NB thở máy được chăm sóc răng
miệng bằng bằng bàn chải ngày 2 lần từ tháng
01/2015 đến tháng 01/2016. Chúng tôi có tổng số
96 ca. Trong đó đã được phân bố theo các bảng
như sau:
Phân bố theo giới
Bảng 1. Phân bố theo giới
Giới Số ca (n=96) Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ
62
34
64,6
35,4
Tổng 96 100
Nam chiếm tỉ lệ: 64,6%, nữ chiếm tỉ lệ: 35,4%.
Bảng phân bố theo tuổi:
Bảng 2. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số ca (n=96) Tỉ lệ %
≤ 40 11 11,5%
40– 59 30 31,1%
≥ 60 55 57,4%
Tổng cộng 96 100%
Phép kiểm chi bình phương: p < 0.001
Nhận xét: - Nhỏ nhất: 21 tuổi, lớn nhất: 94
tuổi. - Trung bình: 63,64 ± 17,52 tuổi. Số trường
hợp trong độ tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ 57,4%
Đặc điểm điều trị
Bảng 3. Đặc điểm điều trị
Số ca
(n=96)
Tỉ lệ
%
p
Phẫu thuật ngực bụng
Có 42 43,8
0,221
Không 54 56,2
Bệnh đi kèm
Có 62 64,6
0,004
Không 34 35,4
Sử dụng thuốc giảm tiết dạ
dày
Có 96 100
-
Không 0 0
Đặt thông dạ dày
Có 96 100
-
Không 0 0
Sử dụng kháng sinh trước
thở máy
Có 96 100
-
Không 0 0
Bảng thời gian nằm săn sóc đặc biệt:
Bảng 4. Thời gian nằm săn sóc đặc biệt
Số ngày Số ca (n=96) Tỉ lệ %
Thời gian nằm
Săn Sóc Đặc
Biệt
≤ 7 ngày 54 56,3
8-21ngày 36 37,5
≥ 21 ngày 06 6,3
Tổng 96 100
Phép kiểm chi bình phương: p = 0,013
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 508
Thời gian nằm săn sóc đặc biệt Ít nhất: 02
ngày, lâu nhất: 319 ngày (01 trường hợp do
không có thân nhân). - Trung bình: 12,28 ± 33,13
ngày. - Trung vị: 6 ngày.
Số ngày thở máy
Bảng 5. Số ngày thở máy
Số ngày thở máy Số ca (n=96) Tỷ lệ (%)
< 5 ngày 49 51,0
5 ngày – 14 ngày 37 38,5
> 14 ngày 10 10,4
Tổng 96 100
Phép kiểm chi bình phương: p < 0,001
Số ngày thở máy ít nhất: 2 ngày, lâu nhất: 71
ngày, trung bình: 7,49 ± 9,09 ngày, trung vị: 4
ngày.
Tiêu chuẩn chẩn đoán VPLQTM:
Bảng 6. Chẩn đoán VPLQTM
Chẩn đoán VPLQTM Số ca
(n=96)
Tỷ lệ
(%)
Có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán VPLQTM 26 27,1
Chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
VPLQTM
70 72,9
Tổng 96 100
Phép kiểm chi bình phương: p = 0,023
Nhận xét: Tỉ lệ VPLQTM có đủ tiêu chuẩn là
26 ca (27,1%) (phù hợp với CDC: 10-48%). X-
Quang có viêm phổi, cấy vi trùng (+), có đàm,
sốt, bạch cầu tăng trên 12000 k/uL.
Chưa đủ tiêu chuẩn do cấy vi trùng không
mọc, có thể sử dụng kháng sinh trước, NB già
yếu, suy kiệt, và bệnh lí khác đi kèm hay lấy
mẫu cấy chưa chuẩn.
VPLQTM trên NB có mở khí quản
Bảng 7. Liên quan giữa yếu tố mở khí quản với
VPLQTM
Mở khí quản
VPLQTM
Tổng
Có Không
Có 9 (60,0) 6 (40,0) 15
Không 17 (21,0) 64 (79,0) 81
Tổng 26 (27,1) 70 (72,9) 96
Phép kiểm chi bình phương: p = 0,002; OR = 5,65, KTC
95%: 1,76 – 18,07
NB mở khí quản có nguy cơ VPLQTM gấp
5,65 lần, p=0,002 có ý nghĩa thống kê. Trong 15
trường hợp mở khí quản có 9 trường hợp có
VPLQTM và 6 trường hợp không bị viêm phổi.
Dữ liệu vi sinh
Bảng 8. Kết quả phân lập vi trùng
Vi trùng
Số NB
(n=96)
Tỷ lệ (%)
Vi trùng không mọc 51 53,1
E. coli 11 11,5
Acinetobacter baumannii 9 9,4
Pseudomonas 4 4,2
Nấm men 4 4,2
Proteus mirabilis 3 3,1
Aeruginosa 2 2,1
Enterococus spp 2 2,1
Streptococcus 2 2,1
Aerococcus viridans 1 1,0
Enterobacter cloacae 1 1,0
Orefzibabitanus 1 1,0
Providencia spp 1 1,0
Staphylococus aureus 1 1,0
Stenotrophomonas maltophilia 1 1,0
Cầu trùng gram (+) 1 1,0
BK (-) 1 1,0
Tổng 96 100
Tỉ lệ cấy vi trùng không mọc: 53,1%. Vi
khuẩn E. coli 11,5%; Acinetobacter baumannii:
9,4%; Pseudomonas: 4,2%
Tình hình sử dụng kháng sinh
Bảng 9. Tình hình sử dụng kháng sinh
Nhóm Kháng sinh Tần số Tỷ lệ (%) p OR
Nhóm Imipenem Tienam 75 78,1 0,466 0,68
Nhóm Fluoroquinolon
Avelox 7 7,63 0,927 1,08
Ciprofloxacin 8 8,3 0,890 0,89
Tavanic 11 11,5 0,145 2,54
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 509
Nhóm Kháng sinh Tần số Tỷ lệ (%) p OR
Nhóm Cephalosporine thế hệ 3
Sulperazole 4 4,2 0,213 1,39
Ceftazidime 14 14,6 0,892 1,09
Nhóm Imidazole
Flagyl 12 12,5 0,602 1,41
Metronidazol 6 6,3 0,024 6,18
Nhóm Glycopeptid
Targocid 3 3,1 0,805 1,36
Vancomicin 14 14,6 0,001 6,88
Nhóm Aminoglycosid
Bigentil 2 2,1 0,461 2,76
Vinphacine 12 12,5 0,118 0,22
Nhóm Peniciline Augmentin 10 10,4 0,826 1,17
Nhóm Carbapenem
Invanz 7 7,3 0,063 4,06
Meronem 2 2,1 0,384 1,38
Nhóm Lincosamid DalacinC 9 9,4 0,658 1,39
Nhóm kháng sinh Beta -lactam Medocef 8 8,3 0,128 3,01
Nhóm Polymicin Colistin 7 7,3 0,063 4,06
Nhóm beta -Lactam Unasyn 5 5,2 0,089 4,43
Nhóm Cephalosporine thế hệ 2 Cefuroxim 4 4,2 0,924 0,89
Nhóm Fosphomicine Fosmicin 2 2,1 0,384 1,38
Nhận xét:
Nhóm Imipenem: 78,1%
Nhóm Fluoroquinolon: 27,43%
Nhóm Cephalosporine thế hệ 3: 18,8%
Nhóm Imidazole: 18,8%
Nhóm Glycopeptid :17,7%
Nhóm Aminoglycosid: 14,6%
Kết quả điều trị chung
Bảng 10. Kết quả điều trị
Kết quả điều trị Số ca (n=96) Tỷ lệ (%)
Chuyển trại 24 25,0
Xuất viện 14 14,6
Chuyển viện (COPD) 7 7,3
Xin về (tử vong) 51 53,1
Tổng 96 100
Phép kiểm chi bình phương: p = 0,044
BÀN LUẬN
VPLQTM là loại nhiễm trùng bệnh viện
thường gặp ở khoa HSTC xảy ra ở NB được đặt
nội khí quản và thở máy trên 48 giờ. Một trong
những cơ chế bệnh sinh của VPLQTM là sự xâm
nhập của vi khuẩn ở miệng và vùng hầu họng
qua bóng chèn ống NKQ vào khí quản lan xuống
đường hô hấp dưới của NB(15,16).
Bình thường ở người khỏe, sự hoạt động
các tuyến nước bọt ở miệng làm cho các mô ở
niêm mạc miệng được phủ bởi 1 lớp
Fibroneotin làm cho vi khuẩn không bám vào
miệng và niêm mạc khí quản. Sự có mặt của
ống NKQ - chính nó đã phá vỡ hàng rào bảo
vệ của NB gây chấn thương và phản ứng viêm
tại chỗ, thêm vào đó NB nằm lâu một chỗ
không được vệ sinh răng miệng, nên trong
khoang miệng NB trong vòng 48 giờ sau nhập
viện thiếu Fibroneotin gây ra sự phát triển của
những khuẩn lạc ở miệng và tạo thành những
mảng bám răng miệng, điều này gây viêm
nướu - lợi - răng làm gia tăng sự phát triển của
những vi khuẩn gram âm tạo thành hồ vi
khuẩn ở vùng hầu họng và đây là yếu tố quan
trọng góp phần gây VPLQTM(16,19).
Theo các nghiên cứu y học trên thế giới,
NB được đặt NKQ thở máy có nguy cơ
VPLQTM cao hơn 6-21 lần so với NB thông
thường, nguy cơ VPLQTM tăng 3% mỗi ngày
trong tuần đầu của thở máy, tăng 2% mỗi
ngày trong tuần 2 thở máy và nguy cơ
VPLQTM tăng 1% mỗi ngày trong tuần 3 của
thở máy và VPLQTM gây tử vong 33-50%
nhưng tỷ lệ này khác nhau tùy bệnh nền của
NB và vi khuẩn đề kháng kháng sinh(4).
Do VPLQTM chiếm tỉ lệ cao từ 10-48%(5) để
hiểu các yếu tố liên quan để giảm tần suất VP,
CDC đã đề xuất những biện pháp để giảm
VPLQTM gồm: nằm đầu cao 30-400, vệ sinh tay,
phòng bệnh, giáo dục điều dưỡng, kiểm soát các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 510
dụng cụ hô hấp, phòng ngừa chuẩn nhiễm trùng
và vệ sinh răng miệng cho NB. Hiệu quả của
CSRM ở NB thở máy gắn liền với giảm tần suất
VPLQTM. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo trong
ngày Sức khỏe thế giới năm 2011 về dùng kháng
sinh hợp lí cho kết quả của sự giảm gia tăng đề
kháng kháng sinh và nhấn mạnh sự cần thiết của
kiểm soát nhiễm trùng trong thực hành lâm
sàng, trong đó bao gồm thực hành tốt, vệ sinh
răng miệng để phòng VPLQTM(5,6).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu y học
về việc CSRM của NB, nhưng chưa có nghiên
cứu CSRM ở NB săn sóc đặc biệt tại bệnh viện
ngoại khoa. Ngay cả trong nước, gần đây các
bệnh viện đã ý thức được tầm quan trọng của
vệ sinh răng miệng ở NB thở máy và bắt đầu
thực hiện.
Từ những điều trên cho chúng ta thấy rằng
nếu chăm sóc điều dưỡng tốt và đảm bảo vệ sinh
răng miệng cho NB, loại bỏ được các mảng bám
răng, các biến chứng liên quan như sự lan truyền
của các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi sẽ giảm
VPLQTM(8,16,17).
Có nhiều phương thức CSRM được ứng
dụng với mục đích giảm VPLQTM trong đó
CSRM bằng bàn chải là 1 trong những phương
thức được chứng minh có hiệu quả giảm
VPLQTM(1,2,15).
Trong nghiên cứu của chúng tôi có nhược
điểm không nghiên cứu ngẫu nhiên có đối
chứng trên 2 nhóm mà chỉ thực hiện CSRM bằng
bàn chải 2 lần/ngày cho 96 NB thở máy trên 48
giờ, không có chống chỉ định như trong tiêu
chuẩn chọn bệnh, CSRM được tiến hành ngay từ
lúc đặt NKQ đến lúc rút NKQ.
NB được CSRM bằng bàn chải 2 lần/ngày và
ghi nhận kết quả đến lúc NB xuất viện, trong 96
trường hợp của chúng tôi có 55 trường hợp trên
60 tuổi và 41 trường hợp dưới 60 tuổi (Bảng 2).
NB đều có thông dạ dày và đều sử dụng thuốc
giảm tiết dịch dạ dày để phòng loét dạ dày do
kích xúc (bảng 3). Số NB có đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán VPLQTM 26 NB với tần suất VPLQTM là
27,1% (bảng 6).
Tại nước ta, 1 nghiên cứu tại BVND Gia Định
năm 2008 cho thấy tỉ lệ VPLQTM là 45,16%, khảo
sát tại BV nhi Trung Ương là 29,1%(1,14).
Trong nghiên cứu hiệu quả của CSRM bằng
bàn chải trong phòng ngừa viêm phổi BV trên
NB chấn thương sọ não của điều dưỡng Nguyễn
Thị Ngọc Huệ ở BV Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ viêm
phổi BV là 2,6% (14/155 NB)(2).
Trong nghiên cứu của Ly Yao năm 2007,
CSRM bằng bàn chải với nước vô trùng 2
lần/ngày ở NB phẫu thuật thần kinh có thở máy
ít nhất 48-72giờ kèm NB nằm đầu cao, hút dịch ở
hầu họng trước và sau khi chải răng trên 53 NB
(đa số là nam, tuổi trung bình là 60,6 tuổi), ở
phẫu thuật cấp cứu thần kinh (75,5%) sau 7 ngày
chải răng thấy tỉ lệ giảm 17% so với nhóm chứng
(CSRM bằng gạc) 75%(15).
Phần trăm VPLQTM của chúng tôi cao hơn 2
nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Ly
Yao vì trong 2 nghiên cứu đó đa số là NB phẫu
thuật cấp cứu về thần kinh, có thể ít có các yếu tố
nguy cơ của NB như suy giảm miễn dịch, suy đa
tạng, sốc nhiễm trùng hay bệnh lí nội khoa khác
đi kèm. Ngay cả trong khoa của chúng tôi vẫn
chưa thống kê tỉ lệ VPLQTM trước khi áp dụng
CSRM bằng bàn chải để phòng VPLQTM nên
không so sánh được.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 31 bệnh
nhi của khoa hồi sức ngoại của BV nhi Trung
Ương đầu năm 2010 cho thấy tần suất VPLQTM
ở nhóm CSRM giảm hơn 14,2% so với NB không
được chăm sóc (13,3% so với 37,5%)(1).
Tuy nhiên theo báo cáo của BV Chợ Rẫy năm
2005 tần suất của VPLQTM là 34,1% và theo
Đặng Thị Vân Trang báo cáo mức độ tuân thủ
thực hành phòng ngừa VPLQTM điều tra 19
bệnh viện toàn quốc năm 2005 (Bộ Y tế), tỉ lệ
VPLQTM là 55,4% chiếm tỉ lệ cao nhất trong các
nhiễm khuẩn BV(910).
Trong số các vi khuẩn gây VPLQTM chúng
tôi có được qua cấy đàm lấy ở ống NKQ đa số là
E.Coli kế đến là Acinetobacter và kế đến là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 511
Pseudomonas (Bảng 8). Khi so sánh với các vi
khuẩn gây VPLQTM của bệnh viện Chợ Rẫy và
Huế như sau:
Bảng 11: tỷ lệ nhiễm trùng theo bệnh viện
Bệnh viện
Vi khuẩn
BVCR 2008 BV Huế 2010 BVBD 2015
E.Coli 7,9 3,1 11,5
Acinetobacter 15,8 32,7 9,4
Pseudomonas 32,9 6,1 4,2
Sự khác biệt này có thể do nhiều yếu tố như
lấy bệnh phẩm, tình trạng NB, các chăm sóc
khác, tỉ lệ cấy của chúng tôi trong 96 trường hợp
có 51 trường hợp (53,1%) là vi trùng không mọc
(bảng 8).
Có thể chẩn đoán vi khuẩn gây VPLQTM
trong nghiên cứu của chúng tôi chưa hoàn toàn
chính xác do khoa chúng tôi chỉ lấy bệnh phẩm
qua hút đàm ống NKQ có những hạn chế là cấy
dịch khí quản có thể mọc vi khuẩn do sự phát
triển của các vi khuẩn thường trú ở phần trên
của đường thở làm khó phân biệt giữa vi khuẩn
thường trú và tác nhân gây bệnh thực sự dẫn
đến sự điều trị dựa trên kết quả dương tính giả.
Chính điều đó dẫn đến kết quả cấy vi khuẩn
không phù hợp với chọn lựa kháng sinh điều trị.
Tốt nhất là cấy định lượng sau khi lấy đàm bằng
phương pháp chải phế quản có bảo vệ hay
phương pháp rửa phế nang có tính nhạy cảm và
độ nhạy cao nhưng hiện nay phương pháp này
chưa được thực hiện tại khoa (bảng 9).
Trong 96 trường hợp VPLQTM của chúng
tôi, tỉ lệ chuyển trại và xuất viện là 38 NB chiếm
tỉ lệ 39,6%, chuyển viện vì bệnh phổi phế quản
tắc nghẽn là 7 NB chiếm tỉ lệ 7,3%, tử vong và
nặng xin về 51 NB chiếm tỉ lệ 53,1%. (Bảng 10)
Trong đó liên quan tới viêm phổi, suy đa tạng và
vi trùng đề kháng kháng sinh 12 NB và 39 NB
còn lại nguyên nhân tử vong, xin về: sốc nhiễm
trùng, tai biến mạch máu não, suy đa tạng, ung
thư giai đoạn cuối.
Trong y văn đều khẳng định CSRM trong
công tác điều dưỡng chắc chắn sẽ giảm
VPLQTM(6,11,15) Tuy nhiên chọn phương pháp
nào như CSRM bằng hoá chất, bằng gạc, bằng
bàn chải đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuẩn
để áp dụng cho người bệnh thở máy trên 48giờ
cho từng loại bệnh. Tuy nhiên các nghiên cứu
đều cho kết quả CSRM giảm được tần suất
VPLQTM(1,2,12).
Theo cử nhân Lê Lan Anh ở bệnh viện nhi
Trung Ương, ngay tại bệnh viện này cũng có đến
25,4% nhân viên y tế cho biết chưa bao giờ
CSRM cho người bệnh thở máy(1). Nghiên cứu
khảo sát mức độ tuân thủ thực hành phòng ngừa
VPLQTM của Đặng Thị Vân Trang năm 2010
đưa ra kết luận các hỗ trợ ngăn ngừa VPLQTM
nên tập trung và tuân thủ rửa tay và CSRM
trong đó CSRM bằng bàn chải nên được áp dụng
rộng rãi(10,13).
Thời gian CSRM bằng bàn chải 2 lần/ngày là
tiêu chuẩn tối thiểu cho một người hoạt động ăn
uống chế độ bình thường (Hiệp hội nha khoa
Mỹ). Tần suất chăm sóc trên bệnh nhân có đặt
nội khí quản thở máy đang còn bàn luận(7).
Theo Barnason và cộng sự đề xuất đánh răng
2 lần/ngày (mỗi 12h) có hiệu quả trên bệnh nhân
đặt NKQ nhưng cũng đề nghị nghiên cứu chi
tiết hơn(2,18).
Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi còn rất
nhiều hạn chế nhưng qua thực tế CSRM bằng
bàn chải (để chỉ loại bỏ mảng bám răng) có làm
tần suất VPLQTM ở khoa HSTC của chúng tôi có
thấp so với các báo cáo chung của VPLQTM
trong nước ta và các nghiên cứu trong nước đã
chứng minh CSRM bằng bàn chải có hiệu quả
phòng VPLQTM.
Qua nghiên cứu này chúng tôi xin đề ra quy
trình chuẩn cho các điều dưỡng trong khoa thực
hành trên người bệnh thở máy tại khoa.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ VPLQTM là 27,1%.
Các yếu tố nguy cơ gây VPLQTM: Yếu tố
tuổi, bệnh đi kèm, thời gian nằm HSTC, thở máy
kéo dài, mở khí quản, phẫu thuật ngực bụng, đặt
thông dạ dày, sử dụng > 2 loại kháng sinh trước,
sử dụng thuốc giảm tiết dịch dạ dày.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 512
Sau CSRM bằng bàn chải 2 lần/ngày để giảm
tần suất VPLQTM cho NB nằm ở khoa HSTC
có giảm VPLQTM
Khoa HSTC xin được xây dựng quy trình
CSRM 2 lần/ngày được chuẩn hoá tại khoa.
KIẾN NGHỊ
Đề nghị được áp dụng quy trình CSRM tại
khoa với NB thở máy.
Đề nghị được cung cấp máy đo áp lực bóng
chèn loại dễ sử dụng.
Tăng cường kiến thức và thực hành chăm
sóc NB thở máy cho các nhân viên Y tế tại khoa
HSTC để giảm tần suất VPLQTM.
Đề nghị triển khai phương pháp thở máy
không xâm lấn như là một biện pháp hỗ trợ hô
hấp thay thế thở máy có xâm lấn.
Đề nghị được trang bị ống nội khí quản có
ống hút đàm trên bóng chèn.
Đề nghị xây dựng qui trình chống nhiễm
khuẩn cũng như nâng cao ý thức thực hành
chống nhiễm khuẩn bệnh viện cho nhân viên y
tế từ lúc đặt NKQ cho đến rút NKQ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American thoracic society infectious Diseases Society of
America (2005). Guidelines for the manegement of adults with
hospital-acquired, ventilator-associated and healthcare –
associated-pneumonia Am J Respir Crit care Med ; 171:388-416.
2. Beth A (2007). Ventilator Associated Pneumonia - Risk Factors
and Prevention, Critical nurse vol 27. No 4 -8; page 32-40
3. Đặng Thị Vân Trang (2005). Khảo sát mức độ tuân thủ thực
hành phòng ngừa VP liên quan đến thở máy – BYT 2005.
4. Đào Hữu Hưng (2010). “Đánh giá hiệu quả vệ sinh khoang
miệng trên bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức ngoại – Bệnh
viện Nhi Trung ương từ 01/12/2009 đến 30/07/2010”, Tạp chí Y
học TP.Hồ Chí Minh 2010, tr1-6.
5. Day R (1993) Mouth care in an ICU a review- Intensive Crit care
Nurs 9 246-252..
6. Fields BL (2008). Oralcare intervention to reduce incidence of
Ventilator- Associated pneumonia in the neurolitic intensive
care unit. Jneutrosce Nurs, page 291 – 298.
7. Garcia R, Jendresky L (2009). Reducing Ventilator Associated
Pneumonia though advanced oral dental care : A 48 – month
study. Amerrican jounal of Critical care, p 523-534.
8. Hillier B, Wilson C (2013). Preventing Ventilator – Assosiated
pneumonia Through oral care, product selection and
application Method AACN advanced Critical care, page 38-58.
9. Huỳnh Văn Bình (2009). “Khảo sát tình hình viêm phổi BN
sau mổ có thở máy tại khoa PTGMHS Bệnh viên Nhân Dân
Gia Định”, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện Nhân dân Gia
Định 2009, tr 208-219.
10. Margo AH (2009). Effect of oral care on bacterial Colonization
and Ventilator – Associated – Pneumonia. AJCC vol 18-5; p
275-278.
11. Merz LR., Kollef MH, Fraser VJ (2004). Effects of an Antibiotic
Cycling Program on Antibiotic Prescribing Practices in an
Intensive Care Unit Antimicrob Agents Chemother; 48(8) : pp.
2861 - 2865.
12. Mouth Care to Reduce Ventilator Associated Pneumonia
(2013). AJN 2013 page 2430.
13. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Lê Thị Anh Thư (2011). “Hiệu quả
của phương pháp chăm sóc răng miệng bằng bàn chải trong
phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trên NB chấn thương sọ
não”, Y Học TP. Hồ Chí Minh 2011, tr 600-608.
14. Selman A, Ukke K (2014). Oral care in patients on Mechanical
Ventilation in Intensive Care Unit literature review.
International journal of Research in Medical Sciences; page 822-
829.
15. Suzanne P, Kathleen S (2005). “The role of oral care in
prevention of hospital acquired Pneumonia”, The Clinical Issue,
page 2-3.
16. Tài liệu hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi nhiễm trùng bệnh
viện trong các cơ sở khám bệnh – chữa bệnh. Bộ Y tế 2012,
2015, tr3-6.
17. Thái Thị Kim Nga (2003). Đánh giá VPBV tại khoa SS ĐB
ngoại thần kinh BVCR 2-4/ 2003. NKBV BVCR TPHCM trang
69-79.
18. Rapes, Rupper SD (2017). Evidence-based Practice : Use of the
ventilator bundle to pevent ventilator Asscociated Pneumonia.
American journal of critical care volum 16 page 20-2
19. Yao L, Chang CG (2011). Brushing teeth with purified Water
to reduce vantilator associated pneumonia. J Nurs keo 2011 p
289-297
Ngày nhận bài báo: 29/12/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cham_soc_rang_mieng_de_giam_nguy_co_viem_phoi_lien_quan_den.pdf