Chăm sóc giảm đau và vận động cho người bệnh sau mổ thay khớp háng

Tài liệu Chăm sóc giảm đau và vận động cho người bệnh sau mổ thay khớp háng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 165 CHĂM SÓC GIẢM ĐAU VÀ VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ THAY KHỚP HÁNG Huỳnh Thị Trúc Lam*, Lê Huy Hòa**, Ann Henderson*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật thay khớp háng (TKH) là một phẫu thuật khá thường quy. Vận động (VĐ) sớm sau mổ TKH giúp giảm đau và tránh các biến chứng sớm sau mổ. Giảm đau (GĐ) và VĐ sau mổ TKH là trách nhiệm của tất cả nhân viên y tế liên quan, trong đó có điều dưỡng. Tại Việt Nam chúng tôi chưa ghi nhận đề tài nghiên cứu về hiệu quả của tập VĐ sớm trên người bệnh sau mổ TKH. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của quy trình chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng có nhóm đối chứng, được thực hiện trên 106 người bệnh thay khớp háng tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy, từ 01/3/2019- 30/6/2019 thành 2 nhóm: nhóm thực hiện chăm sóc điều dưỡng theo mô...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chăm sóc giảm đau và vận động cho người bệnh sau mổ thay khớp háng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 165 CHĂM SÓC GIẢM ĐAU VÀ VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ THAY KHỚP HÁNG Huỳnh Thị Trúc Lam*, Lê Huy Hòa**, Ann Henderson*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật thay khớp háng (TKH) là một phẫu thuật khá thường quy. Vận động (VĐ) sớm sau mổ TKH giúp giảm đau và tránh các biến chứng sớm sau mổ. Giảm đau (GĐ) và VĐ sau mổ TKH là trách nhiệm của tất cả nhân viên y tế liên quan, trong đó có điều dưỡng. Tại Việt Nam chúng tôi chưa ghi nhận đề tài nghiên cứu về hiệu quả của tập VĐ sớm trên người bệnh sau mổ TKH. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của quy trình chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng có nhóm đối chứng, được thực hiện trên 106 người bệnh thay khớp háng tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy, từ 01/3/2019- 30/6/2019 thành 2 nhóm: nhóm thực hiện chăm sóc điều dưỡng theo mô hình thường quy đang sử dụng tại khoa, nhóm chăm sóc điều dưỡng về giảm đau và tập vận động vào 6-8 giờ sau mổ. Sau đó, đánh giá so sánh hiệu quả giữa 2 nhóm. Kết quả: Điểm đau trung bình ở nhóm tập vận động 6-8 giờ sau mổ thay khớp háng giảm 2.13 điểm vào ngày phẫu thuật, 2.43 điểm vào ngày hậu phẫu thứ nhất, 1.62 điểm vào ngày hậu phẫu thứ hai và 0.51 điểm vào ngày xuất viện so với nhóm chăm sóc thường quy. Thời gian nằm viện của người bệnh giảm 1 ngày ở nhóm tập vận động 6-8 giờ sau mổ so với nhóm chăm sóc thường quy. Kết luận: Thực hiện chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm cho người bệnh thay khớp háng trong vòng 6- 8 giờ sau khi phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh trải qua cơn đau ít hơn và rút ngắn thời gian nằm viện. Từ khóa: thay khớp háng, giảm đau, vận động ABSTRACT PAIN RELIEF ON PAIN AND MOBILIZATION FOR PATIENTS AFTER HIP REPLACEMENT SURGERY Huynh Thi Truc Lam, Le Huy Hoa, Ann Henderson * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 165 – 169 Background: Early mobilization after hip replacement surgery to reduce pain and avoid complications after surgery. Pain relief and early exercise after hip replacement surgery are the responsibility of all relevant medical staff, including nursing. In Vietnam, we have not recorded the research topic on the effectiveness of early exercise on patients after hip replacement surgery. Objective: Evaluate the effectiveness of pain relief and early exercise procedure after hip replacement surgery. Method: Clinical experimental study with a control group, conducted with 106 patients with hip replacement in the Department of Orthopedic Trauma in Cho Ray Hospital, from March 1, 2019 to June 30, 2019 into 2 groups: group Implementing nursing care according to the routine model being used at the department, nursing care team on pain relief and exercise mobilization at 6-8 hours after surgery. Then, evaluate the effectiveness of the comparison between the two groups. Then, evaluate the effectiveness of the comparison between the two groups. Result: The average pain point in the exercise group 6-8 hours after hip replacement surgery decreased 2.13 *Bệnh viện Chợ Rẫy **Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Đại học Bắc Colorado, USA Tác giả liên lạc: CN. Huỳnh Thị Trúc Lam ĐT: 0982194220 Email: huynhthitruclam.cndd10.02@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 166 points on the day of surgery, 2.43 points on the first postoperative day, 1.62 points on the second postoperative day and 0.51 points on the day of surgery. compared with routine care group. The hospital stay of patients reduced by 1 day in the group of exercise 6-8 hours after surgery compared to the routine care group. Conclusion: Perform pain relief and mobilization early for patients with hip replacement within 6-8 hours after hip replacement surgery, patients experience less pain and shorten hospital stay. Keywords: hip replacement, pain relief, mobilization ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định khi có tổn thương khớp háng về mặt giải phẫu, có ảnh hưởng nặng nề đến lao động, sinh hoạt, làm việc của người bệnh (NB), các tổn thương này không đáp ứng với các can thiệp điều trị khác(5,10). Tuy nhiên, phẫu thuật này có thể gây đau đớn(1,6) làm cho người bệnh hạn chế vận động, qua đó làm tăng các biến chứng như viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhiễm trùng và vết mổ lâu lành, cũng như sự phát triển của chứng đau mãn tính, làm giảm chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian nằm viện và tăng phí điều trị(2,13). Ngày nay, quan niệm về thay khớp háng đã thay đổi, vận động càng sớm càng tốt để đạt được tầm vận động tối đa và tránh các biến chứng nêu trên(14). Chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm cho NB sau phẫu thuật thay khớp háng bao gồm: hướng dẫn các biện pháp giảm đau, tư thế cần tránh sau phẫu thuật, nhấn mạnh tầm quan trọng của vận động sớm để phòng ngừa biến chứng và phục hồi chức năng(12,11,17,7). Tuy nhiên, tại Việt Nam chúng tôi chưa ghi nhận đề tài nghiên cứu về hiệu quả của tập vận động sớm trên người bệnh sau mổ thay khớp háng. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả của quy trình chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người bệnh phẫu thuật thay khớp háng, điều trị tại khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 3/2019 - 6 /2019. Không chọn những người bệnh đã từng phẫu thuật thay khớp hoặc phẫu thuật chỉnh hình chi dưới, rối loạn tâm thần, không thể nghe hoặc nói tiếng Việt. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thực nghiệm lâm sàng có nhóm đối chứng. Phương pháp chọn mẫu Nhóm can thiệp Nếu NB được phẫu thuật vào tuần 1, 3, 5, 7, 9 của nghiên cứu sẽ được chọn vào nhóm đối chứng. Nhóm đối chứng Nếu NB được phẫu thuật vào tuần 2, 4, 6, 8 của nghiên cứu sẽ được chọn vào nhóm can thiệp. Phương pháp can thiệp Nhóm chứng Là nhóm mà chúng tôi sẽ theo dõi người bệnh theo quy trình chăm sóc điều dưỡng thường quy tại khoa đang áp dụng. Nhóm can thiệp Là nhóm mà chúng tôi sẽ áp dụng chăm sóc điều dưỡng về vận động khi người bệnh mổ về sau 6-8 giờ theo các bài tập hướng dẫn vận động và tư thế giảm đau của Hiệp hội bác sĩ Chỉnh hình Hoa Kỳ. Xử lý số liệu Dữ liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Stata IC 13. Phép kiểm Fisher’s exact, Mann Whitney, t với phương sai không đồng nhất. Giá trị p <0,05 có ý nghĩa thống kê. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 49/ĐHYD-HĐĐD. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 167 KẾT QUẢ Tổng cộng có 106 người bệnh đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu, trong đó mỗi nhóm có 53 người bệnh. Bảng 1. So sánh đặc điểm chung của người bệnh giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng n=53 Can thiệp Đối chứng p Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Nhóm tuổi <60 tuổi 29 54,7 27 50,9 0,697 ≥60 tuổi 24 45,3 26 49,1 Giới Nam 28 52,8 36 67,9 0,112 Nữ 25 47,2 17 32,1 Chẩn đoán Gãy cổ xương đùi 26 49,1 25 47,2 0,846 Hoại tử chỏm 27 50,9 28 52,8 Bệnh kèm theo Có 29 54,7 23 43,4 0,244 Không 24 45,3 23 56,6 Phương pháp phẫu thuật thay khớp háng Toàn phần 30 56,6 33 62,3 0,553 Bán phần 23 43,4 20 37,7 Phương pháp vô cảm Tê tủy sống 51 96,2 50 94,3 0,647 * Mê nội khí quản 2 3,8 3 5,7 * Kiểm định Fisher’s exact Bảng 2. So sánh điểm đau VAS và FIM giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng n=53 Can thiệp Đối chứng p TB ĐLC TB ĐLC VAS Trước CT 6,81 1,18 6,75 1,22 0,809 7 6 – 8 7 6 – 8 0,904 $ Sau CT 4,62 1,02 6,75 1,22 <0,001 5 4 – 5 7 6 – 8 <0,001 $ Ngày 1 3,92 1,05 5,62 1,15 <0,001 4 3 – 5 6 5 – 7 <0,001 $ Ngày 2 2,55 0,91 4,17 1,14 <0,001 2 2 – 3 4 3 – 5 <0,001 $ Xuất viện 0,34 0,48 0,85 0,41 <0,001 0 0 – 1 1 1 – 1 <0,001 $ * kiểm định T độc lập với phương sai không đồng nhất $ Kiểm định Man-Whitney Bảng 3. So sánh thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật (LOS) giữa 2 nhóm chăm sóc n=53 Nhóm Can thiệp Đối chứng p TB ĐLC TB ĐLC LOS (TB ± ĐLC) 5,8 1,3 6,8 2,4 0,001* Trung vị (Tứ phân vị) 6 5 – 7 6 5 – 8 0,025 * Kiểm định t với phương sai không đồng nhất BÀN LUẬN Hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng, được chứng thực bởi Hiệp hội điều dưỡng quốc gia NAON, chỉ ra rằng vận động sớm dẫn đến sự cải thiện đáng kể trong đau đớn và thời gian nằm viện của người bệnh(9). Vận động sớm được khuyến cáo bởi Hiệp hội điều dưỡng quốc gia Hoa Kỳ (NAON) và được coi là hướng dẫn thực hành lâm sàng của điều dưỡng chỉnh hình(8). Tỉ lệ các đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi khác nhau. Tuy nhiên, khi so sánh từng đặc điểm nền trên nhóm can thiệp và đối chứng, chúng tôi nhận thấy rằng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm ở từng đặc điểm. Về nhóm tuổi, với p= 0,697 cho thấy có sự tương đồng về tỉ lệ đối tượng NB dưới 60 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. Về giới tính, có sự tương đồng về tỉ lệ nam, nữ giữa nhóm can thiệp và đối chứng (với p=0,112). Xét về chẩn đoán khi vào viện, với p=0,846, chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ người bệnh hoại tử chỏm xương đùi và gãy kín cổ xương đùi là ngang nhau ở 2 nhóm nghiên cứu. Đối với phương pháp phẫu thuật và phương pháp vô cảm, chúng tôi cũng nhận được kết quả tương tự. Từ những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng, mẫu nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng về các đặc điểm chung của đối tượng tham gia giữa 2 nhóm nghiên cứu. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả của can thiệp, sự ảnh hưởng của các yếu tố nền lên đối tượng nghiên cứu ở 2 nhóm là tương tự nhau. Trong nghiên cứu này, chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ thay khớp háng đã có hiệu quả, góp phần làm giảm điểm đau và giảm thời gian nằm viện sau phẫu thuật của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 168 người bệnh. Điểm đau trước can thiệp ở 2 nhóm can thiệp và đối chứng là tương tự nhau (với p=0,809>0,05). Sau can thiệp, điểm đau trung bình ở nhóm can thiệp đã giảm 2,19 điểm, từ 6.81 điểm xuống còn 4,62 điểm. Trong khi đó, ở nhóm đối chứng, do không tác động phương thức giảm đau nào nên người bệnh báo cáo điểm đau không thay đổi. Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật ở nhóm chăm sóc giảm đau và tập vận động sớm sau mổ ngắn hơn nhóm chăm sóc thường quy 1 ngày (với p=0,01, khác biệt có ý nghĩa thống kê). Từ những kết quả nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng tập vận động sớm từ 6-8 giờ sau phẫu thuật thay khớp háng làm giảm điểm đau tức thì ngay sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một nghiên cứu hệ thống của Jia-Qi Wu (2019) trên 452 người bệnh thay khớp háng. Khi so sánh với nhóm đối chứng, tập vận động có liên quan giảm điểm đau (WMD 1,32; 95% CI 2,07, 0,57; p=0,001). Ngoài ra, bảy nghiên cứu với tổng số 396 người bệnh đã cung cấp dữ liệu về thời gian nằm viện sau phẫu thuật nhóm tập vận động và nhóm kiểm soát. Kết quả cho thấy rằng, so với nhóm kiểm soát, nhóm tập vận động có thời gian nằm viện thấp hơn (WMD 0,68; KTC 95% 1,07, 0,29; p=0,001)(16). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện John T Mather (từ năm 2014 đến năm 2015): điểm đau trung bình sau can thiệp giảm 50% từ 4,8 xuống 2,4. Ngoài ra, thời gian nằm viện giảm một ngày từ 3,4 ngày đến 2,4 ngày. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Tayrose (2013). Kết quả cho thấy người bệnh ở nhóm can thiệp ít đau hơn, người bệnh ở nhóm vận động vào ngày phẫu thuật giảm thời gian nằm viện từ 4,4 ngày xuống còn 3,9 ngày so với nhóm tập vận động vào ngày hậu phẫu thứ nhất(15). Hiệu quả giảm đau trong nghiên cứu của chúng tôi được duy trì qua ngày hậu phẫu thứ nhất, thứ 2 và ngày xuất viện. Vào ngày phẫu thuật, điểm đau trung bình sau can thiệp ở nhóm nhận được chăm sóc giảm đau và vận động sau mổ thay khớp háng thấp hơn nhóm chăm sóc thường quy 2,13 điểm trong khi trước can thiệp không có sự khác biệt về điểm đau giữa 2 nhóm nghiên cứu. Vào ngày phẫu thuật thứ nhất, điểm đau nhóm can thiệp thấp hơn nhóm đối chứng 1,7 điểm. Ngày hậu phẫu thứ 2, điểm đau nhóm can thiệp thấp hơn nhóm đối chứng 1,62 điểm. Ở Ngày xuất viện, sự chênh lệch này là 0,51 điểm. Chúng tôi nhận thấy rằng, chăm sóc giảm đau và vận động đạt hiệu quả giả đau tức thời và được duy trì đến ngày xuất viện. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau này giảm dần từ ngày phẫu thuật đến ngày xuất viện, bằng chứng là sự chênh lệch điểm đau giữa 2 nhóm có xu hướng giảm dần, mặc dù sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Kết quả của chúng tôi khác biệt với nghiên cứu của Chen (2012), nghiên cứu này chỉ ra rằng điểm số đau chỉ giảm trong cùng ngày phẫu thuật, còn ở những ngày hậu phẫu sau không có sự khác biệt. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy vận động sớm làm giảm thời gian nằm viện trung bình sau phậu thuật (2,8 ± 0,8 ngày so với 3,7±1,8 ngày)(4). Các khuyến nghị từ nghiên cứu này bao gồm: Nghiên cứu có thể dễ dàng nhân rộng ở các bệnh viện. Giáo dục về vận động sớm có thể thực hiện ngay ở giai đoạn tiền phẫu. Cần sự tham gia liên ngành, trong đó có sự phối hợp giữa điều dưỡng và vật lý trị liệu trong quá trình hướng dẫn người bệnh vận động sớm, giảm tải công việc chăm sóc cho điều dưỡng trong ngày phẫu thuật đầu tiên khi có sự tham gia phối hợp đa ngành. KẾT LUẬN Thực hiện vận động sớm cho người bệnh thay khớp háng trong vòng 6-8 giờ sau khi phẫu thuật, mang lại kết quả tích cực. Cụ thể, dựa trên các hướng dẫn thực hành lâm sàng do NAON quy định và bài bài tập vận động của Hiệp hội chấn thương và Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), kết quả là người bệnh thay khớp háng trải qua cơn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 169 đau ít hơn, tăng mức độ độc lập chức năng và rút ngắn thời gian nằm viện (LOS). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anakwe R, Matthew M (2011). "Predicting dissatisfaction after total hip arthroplasty: a study of 850 patients". Journal Arthroplasty, 26(3):209. 2. Apfelbaum JL, Mehta SS, Gan ATJ (2003). "Postoperative Pain Experience: Results from a National Survey Suggest Postoperative Pain Continues to Be Undermanaged". Anesth Analg, 97:534-540. 3. Cao Thỉ, Nguyễn Tường Quang (2014). "Kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần lưỡng cực trên bệnh nhân lớn tuổi". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(3):371. 4. Chen AF, Heyl AE, Klatt BA, et al (2012). "Effect of immediate postoperative physical therapy on length of stay for total joint arthroplasty patients". Journal of Arthroplasty, 27(6):8-1-856. 5. Lâm Đạo Giang, Đinh Hữu Hào, Đỗ Phước Hùng (2015). “Hiệu quả kiểm soát đau bằng giảm đau đa mô thức trong thay khớp háng bán phần”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19(1):52. 6. Lâm Đạo Giang, Đỗ Phước Hùng, Lê Văn Tuấn (2015). "Đau và ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật thay khớp tại bệnh viện Chợ Rẫy". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19(1):60 . 7. Monera S (2015). "Efficacy of Implementing Nursing Care Protocol on Total Hip Replacement Patient’s Outcome in Orthopedic Department at Tanta University Hospital". Journal of Nursing and Health Science, 4(5):118-132. 8. Morris BA, Benetti M, et al (2010). "Clinical practice guidelines for early mobilization hours after surgery". Orthopedic Nursing, 29(5):290-316. 9. NAON (2015). "Total hip replacement". National Association of Orthopaedic Nurses, pp.3-16. 10. Nguyễn Quang Long (2005). Bài giảng bệnh học chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng, Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.14-16. 11. Olsson LE, Ekman I (2007). "Effects of nursing interventions within an integrated care pathway for patients with hip fracture". Journal Adv Nursing, 58(2):116 12. Olsson LE, Ekman I (2016). "Evaluation of person-centred care after hip replacement-a controlled before and after study on the effects of fear of movement and self-efficacy compared to standard care". BMC Nursing, 15(1):53. 13. Parazi J (2012). "Pain Management Following Total Joint Arthroplasty: Making Strides". Jounal Bone Joint Surg Am, 94:1441. 14. Roos E (2003). "Effectiveness and practice variation of rehabilitation after joint replacement". Current Opi Rheumatol, 15(2):160. 15. Thelin A (2007). "Hip osteoarthritis in a rural male population: A prospective population-based register study". American Journal of Industrial Medicine, 50(8):604-607. 16. Wu JQ, Wu J (2019). "Efficacy of exercise for improving functional outcomes for patients undergoing total hip arthroplasty". Medicine, 98:10. 17. Yeh ML (2005). "Effects of multimedia with printed nursing guide in education on self-efficacy and functional activity and hospitalization in patients with hip replacement". Patient Education Counseling, 57(2):217-224. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcham_soc_giam_dau_va_van_dong_cho_nguoi_benh_sau_mo_thay_kho.pdf
Tài liệu liên quan