Tài liệu Chăm sóc, điều trị mụn ở phụ nữ mang thai, cho con bú: CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ MỤN
Ở PHỤ NỮ MANG THAI, CHO CON BÚ
TS.BS Lê Thái Vân Thanh
MỞ ĐẦU
• Trứng cá là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai (PNCT) và cho con bú
• Cơ chế sinh bệnh còn chưa rõ ràng với vai trò của androgen và rối
loạn miễn dịch ở PNCT
• Diễn tiến bệnh trứng cá không thể tiên đoán được
• Điều trị theo chứng cứ vẫn còn nhiều hạn chế
• Cùng với tình trạng trầm cảm sau sanh, trứng cá làm nặng hơn các
rối loạn tâm lý ở người phụ nữ
CƠ CHẾ SINH BỆNH TRỨNG CÁ
Vai trò quan trọng của androgen trong cơ
chế sinh bệnh trứng cá ở trẻ gái dậy thì
Điều trị trứng cá với liệu pháp hormon
PCOS
Chuyển đổi từ Th1 sang Th2 →
tăng sản xuất kháng thể và giảm
miễn dịch qua trung gian tế bào
→ tăng nhiễm trùng da và các
bệnh lý tự miễn
Hormon
(DHEAS,
testosterone,
progesterol,
estradiol)
Miễn
dịch
CƠ CHẾ SINH BỆNH TRỨNG CÁ/ THAI KỲ
Nguồn: Peter Braude, Diana Hamilton-Fairley. Obstetric and Gynecologic Dermatology 3rd (2008),
Chapter: Hormo...
48 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chăm sóc, điều trị mụn ở phụ nữ mang thai, cho con bú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ MỤN
Ở PHỤ NỮ MANG THAI, CHO CON BÚ
TS.BS Lê Thái Vân Thanh
MỞ ĐẦU
• Trứng cá là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai (PNCT) và cho con bú
• Cơ chế sinh bệnh còn chưa rõ ràng với vai trò của androgen và rối
loạn miễn dịch ở PNCT
• Diễn tiến bệnh trứng cá không thể tiên đoán được
• Điều trị theo chứng cứ vẫn còn nhiều hạn chế
• Cùng với tình trạng trầm cảm sau sanh, trứng cá làm nặng hơn các
rối loạn tâm lý ở người phụ nữ
CƠ CHẾ SINH BỆNH TRỨNG CÁ
Vai trò quan trọng của androgen trong cơ
chế sinh bệnh trứng cá ở trẻ gái dậy thì
Điều trị trứng cá với liệu pháp hormon
PCOS
Chuyển đổi từ Th1 sang Th2 →
tăng sản xuất kháng thể và giảm
miễn dịch qua trung gian tế bào
→ tăng nhiễm trùng da và các
bệnh lý tự miễn
Hormon
(DHEAS,
testosterone,
progesterol,
estradiol)
Miễn
dịch
CƠ CHẾ SINH BỆNH TRỨNG CÁ/ THAI KỲ
Nguồn: Peter Braude, Diana Hamilton-Fairley. Obstetric and Gynecologic Dermatology 3rd (2008),
Chapter: Hormonal Changes during Puberty, pregnancy, and the menopause, pp 4-12
THAY ĐỔI HORMON TRONG THAI KỲ
A. Thể vàng và nhau thai
-Tiết lượng lớn progesterone và 5α –
pregnandione trong suốt thai kỳ → chuyển
hóa thành DHT
B. Androgen thượng thận
Bản thân thai kỳ là một stress có thể gây tăng
tiết hormone androgen thượng thận
C. Corticotropin releasing hormone
Thông qua trung gian ACTH, kích thích tuyến
thượng thận tiết ra hormone steroid.
Tác động trực tiếp lên đơn vị nang lông tuyến bã
Nguồn: F. William Danby. Acne Causes and practical management 1st (2015), chapter 9: Acne in pregnancy, pp 171-181.
SẢN XUẤT ANDROGEN/ THAI KỲ
Vùng hạ đồi tiết ra
CRH
CRH kích thích
tuyến yên tiết ra
ACTH
ACTH kích thích
tuyến thượng thận
tiết ra các
androgen
Androgen tác động
lên các đơn vị
nang lông – tuyến
bã - Tăng tiết
chất bã
- Sừng hóa
nang lông
CRHR-1
CRHR-2
Nguồn: F. William Danby. Acne Causes and practical management 1st (2015), chapter 9: Acne in pregnancy, pp 171-181.
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CRH / TRỨNG CÁ
TUY NHIÊN
• Diễn tiến bệnh trứng cá thất thường trong thai kỳ
• Thời kỳ hậu sản, một số bệnh nhân vẫn xuất hiện trứng cá dù nồng độ
các hormone sinh sản đã trở về bình thường
→ Vai trò của các yếu tố khác
THUỐC THOA TẠI CHỖ
BENZOYL PEROXIDE (BPO)
• Do chưa có nghiên
cứu nào sử dụng
BPO trên thai
kì/người nên BPO
được FDA xếp
nhóm C.
• #5% hấp thu vào hệ thống.1
• Tuy nhiên, chuyển hóa trong da thành benzoic acid
và được thận nhanh chóng thải ra nước tiểu.2 Trong khi
benzoic acid lại là chất phụ gia thực phẩm, và người ta thấy việc tiếp xúc
với benzoic acid trong thức ăn hằng ngày còn nhiều hơn so với benzoic
acid được chuyển hóa từ BPO.1,6
Nên có tác giả đề nghị không nguy cơ độc hệ thống
và nguy cơ bất thường trên thai, theo lý thuyết,
tương đối thấp.3
BPO được xem là an toàn trong suốt thai kì và nó
hữu ích trong việc ngăn đề kháng khi dùng chung với
kháng sinh.4,5
THUỐC THOA TẠI CHỖ
SALICYLIC ACID
• Mặc dù có bất thường
phôi thai trên chuột
nhưng chưa có NC
trên thai kì/người nên
FDA xếp nhóm C
• Over-the-counter, có trong các chế phẩm trị mụn.
• Ngộ độc chỉ khi sử dụng diện rộng, nồng độ cao, lâu
dài. Chưa có báo cáo nào về ngộ độc do salicylic acid
từ sản phẩm trị mụn.
• Nguy cơ cho thai là thấp khi sử dụng ở một vùng da
giới hạn và thời gian ngắn.1
• Erythromycin
Clindamycin
• FDA phân nhóm B
• Sử dụng trong thời gian ngắn: an toàn trong suốt thai kì.1
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng khi sử dụng lâu dài.2
• Vài báo cáo tiêu chảy liên quan Clostridium difficile (viêm
ruột giả mạc)3,4 trên các trường hợp dùng clindamycin
bôi các tác giả khuyến cáo lưu ý khi dùng clindamycin
bôi khi có tiền căn bệnh lý dạ dày-ruột.
• Nên kết hợp với BPO.
THUỐC THOA TẠI CHỖ
KHÁNG SINH
• Tretinoin,
adapalene: C
• Tazarotene: X
• Isotretinoin:!
• Nhiều case report báo cáo các khiếm khuyết bẩm sinh
mà tiền căn thai phụ sử dụng tretinoin hoặc
adapalene trong thai kì, nhất là TCN1.1,2,3,4,5 Các khiếm
khuyết bẩm sinh này, có một giai đoạn, gây nhiều lo lắng do bởi giống các
khiếm khuyết bẩm sinh xảy ra khi uống isotrtinoin.6
• Các dữ kiện gần đây lại trái ngược quan điểm: không
tăng nguy cơ khi thai phụ sử dụng retinoids bôi.7,8 (Trong một nghiên
cứu case control đăng trên Lancet 1993 và nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm năm 2012).
• Khi mà tỉ số nguy cơ và lợi ích (risk-to-benefit ratio)
vẫn còn không chắc chắn, các experts không khuyến
cáo sử dụng retinoids bôi trong thai kì.9
THUỐC THOA TẠI CHỖ
RETINOIDS
• Nghiên cứu trên động vật
liều cao không ảnh hưởng
đến thai. Không dữ liệu
trên thai kì ở người, FDA
xếp nhóm C
• Approved: 2005
• Tác dụng phụ (thiếu máu thai phụ, tăng bilirubin máu,
thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh) chủ yếu liên quan
đến giảm G6PD nhưng nguy cơ ít hơn so với dạng
uống.
• Không nhiều nghiên cứu nên chỉ sử dụng khi lợi ích rõ
ràng nhiều hơn nguy cơ.1
THUỐC THOA TẠI CHỖ
DAPSONE
• FDA phân nhóm B
(NC trên động vật
không có nguy cơ).
• Dạng 20% thì 3.6% lượng bôi được hấp thu xuyên
qua da.1
• Đã có nghiên cứu sử dụng azelaic acid trong thai kì.
• FDA phân nhóm A – C
đối với dạng uống
(nhóm C nếu như liều
vượt quá liều được cho
phép mỗi ngày).
• Không ý kiến của tác giả nào khuyến cáo về sử
dụng trong thai kì, tuy nhiên nó là thành phần có
trong chế độ ăn hằng ngày.
• Trong một NC, chỉ hơn 10% lượng bôi được hấp
thu trong 5 ngày.2
THUỐC THOA TẠI CHỖ
AZELAIC ACID
NICOTINAMIDE
• Thuốc bôi vẫn được xem là an toàn trong suốt thai kì,1 là chính yếu (mainstay) đối
với mụn trứng cá nhẹ đến trung bình.2
• Thuốc uống được chỉ định cho mụn viêm mức độ trung bình đến nặng hoặc kháng
trị với thuốc bôi tại chỗ.2
• Tuy nhiên, trước khi quyết định chuyển sang thuốc uống nên xem xét lại thực sự
thuốc bôi đã có hiệu quả chưa, do bởi, nếu được bôi đúng cách và tuân thủ nghiêm
ngặt, kết quả tốt (excellent) vẫn có thể đạt được.1
THUỐC THOA TẠI CHỖ
THUỐC ĐƯỜNG TOÀN THÂN
KHÁNG SINH
• Nhóm tetracycline tránh sử dụng trong thai kì chủ yếu do tác dụng phụ trên răng
và xương.
• Trimethoprim được khuyến cáo chỉ sử dụng khi không có thuốc khác thay thế và
khi lợi ích rõ ràng > nguy cơ, do bởi gây nên các khiếm khuyết bẩm sinh cũng như
tăng nguy cơ sẩy thai.1,2
• Nhóm macrolides, erythromycin và azithromycin, xuyên qua nhau thai ít và tạo
nồng độ thấp trong mô của bào thai và được xem là an toàn trong thai kì3,4 mặc dù
chưa có nghiên cứu chứng minh an toàn khi sử dụng trên 6 tuần và dữ liệu về độ
an toàn của azithromycin ít hơn erythromycin nên UK-MHRA khuyến cáo
azithromycine chỉ sử dụng khi không có thuốc khác thay thế.5
• Dữ liệu an toàn trên thai của clindamycin1 giúp cho nó được phân
nhóm B trong thai kì. Mặc dù hiệu quả trị mụn là có,3 tuy nhiên, các
tác dụng phụ như tiêu chảy, viêm ruột và tăng nguy cơ nhiễm
clostridium difficile làm giới hạn lại sự sử dụng trên lâm sàng.2,4
• Amoxicillin được xem như lựa chọn cho mụn kháng trị và có báo cáo
là tăng nguy cơ sứt môi (oral clefts)5 và cephalexin được cho là làm
phát triển tụ cầu vàng kháng thuốc.6
THUỐC ĐƯỜNG TOÀN THÂN
KHÁNG SINH
THUỐC ĐƯỜNG TOÀN THÂN
KẼM
• FDA phân nhóm C
với kẽm sulfate,
không phân nhóm
với kẽm gluconate.
• Nguy cơ cho thai thấp khi <75mg/d.7 Chế độ ăn
uống khuyến cáo cho thai kì là 11mg kẽm/ngày.8
• FDA phân nhóm C
(nhóm D nếu trong
TCN1)
• Có thể giúp ích trong trường hợp mụn nặng kháng với
điều trị kháng sinh hoặc mụn ác tính.4
• NC trên động vật cho thấy các khuyết tật bẩm sinh và
trên người cho thấy liên quan sứt môi (oral cleft), tăng
nhẹ tỉ lệ sẩy thai, nhẹ cân, sanh non,1,2 chậm tăng
trưởng trong tử cung.5
• Xuyên qua nhau: dexa, betamethasone > prednisolone.5
• Sử dụng thận trọng (tiêm trong sang thương, liều thấp,
thời gian ngắn) hầu như không tăng nguy cơ cho thai.3
• <20mg/d và <1 tháng trong TCN3.3
THUỐC ĐƯỜNG TOÀN THÂN
GLUCOCORTICOSTEROID
PROCEDURE-BASED
• Dữ liệu về procedure-based treatment trong mụn trứng cá không nhiều
• Glycolic acid, salicylic acid peel
• Lấy nhân mụn (comedo extractors)
• Photodynamic therapy: phân nhóm C, nên tránh sử dụng2
• Blue light, red light
• Lasers
• Narrow-band UVB: case report hiệu quả trị mụn trên thai kì1
COSMECEUTICALS
Araviiskaia, E., and B. Dréno. "The role of topical dermocosmetics in acne vulgaris." Journal of
the European Academy of Dermatology and Venereology 30.6 (2016): 926-935.
doi: 10.3122/jabfm.2016.02.150165.
Treatment of Acne in Pregnancy
Chien, Anna L., et al. "Treatment of acne in pregnancy." The Journal of the American Board of Family Medicine 29.2 (2016): 254-262.
SỰ DI CHUYỂN CỦA
THUỐC QUA SỮA MẸ
Thomas W. Hale, Medications
and Mother’s Milk, 2017
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ AN TOÀN
CỦA THUỐC TRONG SỮA MẸ
Yếu tố liên quan đến sữa mẹ:
• Nồng độ lipid – protein trong sữa mẹ thay đổi tùy giai đoạn tiết
sữa: sữa non hay sữa trưởng thành; sữa đầu dòng hay cuối dòng
• Sự hấp thu của thuốc thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ các thành
phần này trong sữa mẹ
Chaves et al, Breastfeeding and maternal medications,
Jornal de Pediatria, 2004
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ AN TOÀN
CỦA THUỐC TRONG SỮA MẸ
Yếu tố liên quan đến mẹ:
• Mức độ ảnh hưởng của thuốc lên trẻ phụ thuộc vào nồng độ
thuốc trong máu mẹ
• Bệnh nhân có bệnh gan, thận: làm tăng nồng độ thuốc trong
máu, dẫn đến tăng lượng thuốc qua sữa mẹ
• Người mẹ dùng thuốc qua đường bôi, hít: nồng độ thuốc trong
máu thấp hơn dùng đường uống hay tĩnh mạch
Chaves et al, Breastfeeding and maternal medications,
Jornal de Pediatria, 2004
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ AN TOÀN
CỦA THUỐC TRONG SỮA MẸ
Yếu tố liên quan đến trẻ:
• Trẻ càng nhỏ, mức độ ảnh hưởng của thuốc lên trẻ càng cao
• Liều thuốc tương đối ở trẻ (%) (relative infant dose – RID)
𝐿𝑖ề𝑢 𝑡ℎ𝑢ố𝑐 𝑡𝑢𝑦ệ𝑡 đố𝑖 ở 𝑡𝑟ẻ (𝑢𝑔/kg/ngà𝑦)
𝐿𝑖ề𝑢 𝑡ℎ𝑢ố𝑐 ở 𝑚ẹ (𝑢𝑔/kg/ngà𝑦)
x100
(Trong đó: lượng thuốc tuyệt đối ở trẻ = nồng độ thuốc trong sữa * lượng sữa trẻ bú)
* Thuốc an toàn khi RID < 10% Chaves et al, Breastfeeding and maternal medications, Jornal de Pediatria, 2004
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ AN TOÀN
CỦA THUỐC TRONG SỮA MẸ
Yếu tố liên quan đến thuốc:
• Trọng lượng phân tử: thuốc có trọng lượng càng nhỏ (< 200 Dalton) càng dễ di
chuyển qua sữa mẹ
• Mức độ ion hóa: thuốc có tính base nhẹ dễ di chuyển qua sữa mẹ
• Mức độ gắn kết protein: thuốc liên kết với protein trong máu càng thấp càng dễ
di chuyển qua sữa
• Tính hòa tan trong lipid: thuốc tan trong mỡ, di chuyển qua sữa càng dễ dàng
• Thời gian bán hủy: thời gian bán hủy càng dài, lượng thuốc qua sữa càng cao
Chaves et al, Breastfeeding and maternal medications,
Jornal de Pediatria, 2004
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI THUỐC SỬ DỤNG
TRONG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
* American Academy of Pediatric (AAP)
* Lactation risk categories by Thomas W. Hale
* Drug and Lactation Database (LactMed)
American Academy
of Pediatric
“compatible with
breast feeding”
“maybe of concern”
“use with concern”
An toàn trong giai đoạn
cho con bú
Tương đối an toàn, cẩn
thận khi sử dụng
Không nên sử dụng
trong giai đoạn cho con
bú
Y. L. Kong et al, Treatment of acne vulgaris during pregnancy and
lactation, Therapy in practice, 2013
Thomas W.Hale
Lactation Risk
Categories
L1 Safest (An toàn nhất)
L2 Safe (An toàn)
L3 Moderately Safe (Tương đối an toàn)
L4
Possibly hazardous (Có thể nguy hiểm)
L5 Contraindicated (Chống chỉ định)
Thomas W. Hale, Medications and
Mother’s Milk, 2017
Drug and lactation database
(LactMed)
- Dữ liệu LactMed chứa thông tin về thuốc
và hóa chất sử dụng trong giai đoạn cho
con bú
- Cung cấp thông tin:
• Tổng quát về thuốc
• Nồng độ thuốc trong sữa mẹ, máu trẻ
• Ảnh hưởng lên trẻ
• Ảnh hưởng lên quá trình tiết sữa
• Thuốc thay thế
• Phân loại thuốc
• Trích dẫn
- Dữ liệu tổng hợp từ bài báo khoa học với
trích dẫn rõ ràng
- Update mỗi tháng
LactMed App
KHUYẾN CÁO
AAP Hale LactMed
TH
U
Ố
C
B
Ô
I
Erythromycin An toàn L1 Acceptable
Clindamycin An toàn L3 Acceptable
Metronidazole Cẩn thận L3 Unlikely to be concern with topical application
Dapsone An toàn NA Avoid in G6PD deficiency, newborn/ premature infants
Tretinoin NA L3 Low risk
Adapalene NA L3 Low risk
Tarazotene NA L3 Low risk
Benzoyl peroxide NA L1 Low risk
Azaleic acid NA L3 Low risk
Salicylic acid NA L3 NA
*NA: Không phân loại
KHUYẾN CÁO
AAP Hale LactMed
TH
U
Ố
C
H
Ệ
TH
Ố
N
G
Erythromycin An toàn L2
L3 in early postnatal
An toàn
Azithromycin NA L2 An toàn
Cephalexin NA L1 An toàn
Tetracyclin & derivatives An toàn L2: tetracyclin
L3: doxycylin & minocyclin
An toàn khi dùng ngắn ngày
Cotrimoxazole An toàn L2: trimethoprime
L3: sulfamethoxazol
Tránh sử dụng trên mẹ có con vàng da, sinh
non, thiếu men G6PD
Levofloxacin NA L3 An toàn khi dùng ngắn ngày
Zinc salts NA L2 NA
Spironolacton An toàn L2 Tương đối an toàn
Isotretinoin NA L5 Không khuyến cáo sử dụng
Á
N
H
S
Á
N
G
Ánh sáng xanh/ đỏ NA NA NA
ALA-PDT NA NA NA
*NA: không phân loại
THUỐC BÔI
* Trong giai đoạn cho con bú, các loại thuốc bôi an toàn
hơn thuốc uống, vì nồng độ thuốc trong máu rất thấp.
• Erythromycin và clindamycin: kháng sinh bôi an toàn được sử
dụng trong giai đoạn cho co bú
• Dapsone: một lượng nhỏ có thể hấp thu qua sữa mẹ. Không nên
dùng trên những bà mẹ có con sinh non hoặc thiếu men G6PD.
• Tretinoin và adapalen an toàn trong giai đoạn cho con bú vì hấp
thu rất ít qua sữa mẹ
• Độ an toàn của tarazotene trong giai đoạn cho con bú chưa được
chứng minh
THUỐC BÔI
* Trong giai đoạn cho con bú, các loại thuốc bôi an toàn
hơn thuốc uống, vì nồng độ thuốc trong máu rất thấp.
• Benzoyl peroxide: rất an toàn
• Acid azaleic: hấp thu vào sữa mẹ rất thấp, vì vậy có thể sử dụng
• Acid salycilic: hấp thu ít, đặc biệt khi sử dụng trên một diện tích
nhỏ, chưa có báo cáo nào gây tác dụng phụ trên trẻ
THUỐC UỐNG
KHÁNG SINH
1. Macrolides: Erythromycin uống là thuốc an toàn trong giai đoạn cho con bú.
Không sử dụng cho mẹ sau sinh 1-2 tuần, vì làm tăng nguy cơ hẹp môn vị
2. Cephalosporin: Cephalexin là thuốc rất an toàn
Có thể gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, làm trẻ tiêu chảy
3. Tetracyclines: Tetracyclin, Doxycilin, Minocyclin tương đối an toàn khi dùng thời gian ngắn
Sử dụng lâu dài có thể thay làm đổi màu răng, bất thường phát triển xương ở trẻ
4. Cotrimoxazol: Tương đối an toàn
Không dùng ở người mẹ có trẻ sinh non, vàng da, thiếu men G6PD
5. Flouroquinolone: Tương đối an toàn. Chưa ghi nhận tác dụng phụ trên trẻ khi dùng levofloxacin
Ciprofloxacin có thể gây viêm ruột giả mạc
RETINOIDS
THUỐC UỐNG
Isotretinoin: không nên sử dụng trong giai đoạn cho con bú, mặc
dù chưa có báo cáo về tác dụng phụ trên trẻ
NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
Muối kẽm: chưa ghi nhận tác dụng phụ, có thể sử dụng an toàn
trong giai đoạn cho con bú
HORMON
Không nên sử dụng trong giai đoạn cho con bú
ÁNH SÁNG LIỆU PHÁP
ÁNH SÁNG XANH/ ĐỎ:
Sử dụng an toàn khi cho con bú
ALA-PDT:
Chưa có dữ liệu chứng minh độ an toàn
Kong, Y. L., and H. L. Tey. "Treatment of acne vulgaris during pregnancy and lactation." Drugs 73.8 (2013): 779-787.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRONG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
1. Cân nhắc sự cần thiết phải sử dụng thuốc khi người mẹ đang cho con bú
2. Chỉ sử dụng những thuốc phổ biến đã được chứng minh tính an toàn
3. Lựa chọn những thuốc được chấp nhận sử dụng trên trẻ nhỏ
4. Ưu tiên sử dụng thuốc bôi hơn thuốc uống
5. Chọn thuốc có thời gian bán hủy ngắn, trọng lượng phân tử lớn, không
thấm qua hàng rào máu não, những thuốc này cũng ít thấm qua sữa mẹ
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRONG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
6. Lựa chọn thời điểm thích hợp để dùng thuốc. Thuốc sẽ ít ảnh hưởng đến
trẻ nhất là khi người mẹ uống thuốc ngay trước hoặc sau khi cho con bú.
7. Hướng dẫn mẹ theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ: thay đổi thói
quen ăn, ngủ, giảm lực cơ, rối loạn tiêu hóa
8. Hướng dẫn mẹ vắt sữa và bảo quản để cho trẻ bú dần trong khoảng thời
gian bắt buộc phải sử dụng một số loại thuốc đặc biệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trung_ca_o_phu_nu_co_thai_va_cho_con_bu_1632_2164131.pdf