Cha và con và các giá trị

Tài liệu Cha và con và các giá trị: 26 Xã hội học số 4 (88), 2004 Cha và con và các giá trị Mai Quỳnh nam I. Xã hội học về lứa tuổi chú trọng đến những đặc tính theo lứa tuổi của các nhóm ng−ời, các tập đoàn xã hội, cơ cấu của xã hội và các quy luật phát triển theo lứa tuổi. Những đặc điểm theo lứa tuổi hình thành bởi tác động của các nhân tố sinh học, xã hội và văn hóa. Hệ vấn đề của xã hội học lứa tuổi đ−ợc phân chia theo các nhóm ng−ời, một trong những đặc tr−ng cho thấy những t−ơng đồng và khác biệt giữa các nhóm ng−ời là dấu hiệu về thế hệ. Những ng−ời cùng thế hệ th−ờng có những biểu hiện gần gũi trong đ−ờng đời, trong việc đảm nhận các vai trò xã hội. Quan sát các diễn biến trong đ−ờng đời của các thế hệ ng−ời ta nhận thấy những biến đổi xã hội, bao gồm cả sự tiến bộ và thoái bộ, cũng nh− thứ bậc các giá trị đ−ợc lựa chọn. Những phân tích về xã hội học lứa tuổi l−u ý đến tính ổn định và tính biến đổi ở các thế hệ. Vào các giai đoạn chuyển tiếp của xã hội, tác động xã hội đối với các thế ...

pdf6 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cha và con và các giá trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 Xã hội học số 4 (88), 2004 Cha và con và các giá trị Mai Quỳnh nam I. Xã hội học về lứa tuổi chú trọng đến những đặc tính theo lứa tuổi của các nhóm ng−ời, các tập đoàn xã hội, cơ cấu của xã hội và các quy luật phát triển theo lứa tuổi. Những đặc điểm theo lứa tuổi hình thành bởi tác động của các nhân tố sinh học, xã hội và văn hóa. Hệ vấn đề của xã hội học lứa tuổi đ−ợc phân chia theo các nhóm ng−ời, một trong những đặc tr−ng cho thấy những t−ơng đồng và khác biệt giữa các nhóm ng−ời là dấu hiệu về thế hệ. Những ng−ời cùng thế hệ th−ờng có những biểu hiện gần gũi trong đ−ờng đời, trong việc đảm nhận các vai trò xã hội. Quan sát các diễn biến trong đ−ờng đời của các thế hệ ng−ời ta nhận thấy những biến đổi xã hội, bao gồm cả sự tiến bộ và thoái bộ, cũng nh− thứ bậc các giá trị đ−ợc lựa chọn. Những phân tích về xã hội học lứa tuổi l−u ý đến tính ổn định và tính biến đổi ở các thế hệ. Vào các giai đoạn chuyển tiếp của xã hội, tác động xã hội đối với các thế hệ rất rõ nét, biểu hiện về sự thay đổi ở các thế hệ tăng nhanh và ảnh h−ởng rõ rệt đến vai trò, vị thế các nhóm ng−ời. Các phân tích xã hội học cho thấy: vai trò xã hội đ−ợc tạo nên bởi quá trình xã hội hóa, đây là quá trình chuyển giao, tiếp nhận văn hóa. Các giá trị, chuẩn mực xã hội, lề thói hành vi, sự kế thừa và phát triển ngôn ngữ, kỹ thuật, nghề nghiệp, rộng hơn nữa là cách sống của xã hội. Tác động của xã hội hóa đối với các thế hệ không đồng nhất, nó bao hàm các t−ơng đồng và cả những khác biệt. Sự kế thừa thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con tạo nên khả năng duy trì, phát triển cơ cấu xã hội. Vì giá trị thuộc phạm trù văn hóa, giá trị hàng đầu của văn hóa là giá trị con ng−ời, và "Trong tính hiện thực của nó bản chất con ng−ời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội"1 (K.Marx), nên giá trị là biểu hiện của thuộc tính ng−ời, vận động theo quy luật biến đổi xã hội - văn hóa. Điều này, có nghĩa là các giá trị đ−ợc vận hành phù hợp với quy luật biến đổi xã hội - văn hóa sẽ khắc phục hiện t−ợng đứt đoạn văn hóa nh− là một cản trở đối với sự phát triển của đời sống xã hội trong mối liên hệ với cấu trúc và sự vận hành các chức năng thuộc hệ thống xã hội. Vì vậy, việc phân tích hệ giá trị và quan hệ với giá trị ở thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con rất có ý nghĩa, nhằm nhận thức nguồn lực xã hội, với vai trò là nhân tố cơ bản của phát triển. II. Giá trị học (axiologie) nằm trong hệ thống tri thức triết học. Hệ thống tri thức này mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Khoa học về giá trị quan tâm đến mối 1 C. Mác và Ph.ăngghen: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1995. T. 3. Tr.11. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Quỳnh Nam 27 liên hệ giữa hiện t−ợng giá trị và nguyên nhân sinh ra giá trị. Quan điểm tâm lý học về giá trị h−ớng sự chú ý đến mục đích, cảm xúc, ý chí và những nhu cầu hình thành trong xã hội. ở đây, sự trải nghiệm và lề thói hoạt động của cá nhân, của các nhóm ng−ời rất đ−ợc coi trọng đối với sự phân tích. Giá trị là một trong các yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc nhân cách. Giá trị đ−ợc hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi sự tích lũy cá nhân qua các trải nghiệm xã hội, giúp cá nhân tách cái có ý nghĩa, cái thân thiết đối với họ khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất. Giá trị cũng biểu hiện nhu cầu và hứng thú cá nhân nh− là các nhân tố quan trọng quyết định hệ động cơ và nhân cách. Quan niệm về giá trị đ−ợc coi là cơ sở để giải quyết mâu thuẫn và xung đột trong các động cơ, trong cuộc đấu tranh giữa nghĩa vụ và sự ham muốn, giữa hành vi hợp chuẩn mực với kích thích lệch chuẩn. Xã hội học xem xét giá trị trong mối liên hệ với chuẩn mực (M.Weber). M.Weber cho rằng kiểu hành động duy lý - giá trị có đ−ợc do chủ thể hành động gán cho nó ý nghĩa chủ quan nhất định. Và theo ông, đây chính là đối t−ợng quan sát của xã hội học. Xã hội học hiểu giá trị là cái mà ng−ời ta cho là đúng, là cần thiết, là thích thú, nó có vai trò chỉ đạo hành động cho các thành viên trong xã hội. Với cách hiểu nh− vậy, giá trị là một bộ phận quan trọng trong đời sống con ng−ời. Cũng có thể hiểu rằng giá trị là các đặc tr−ng t−ơng đối ổn định chung và có phân cấp của cá nhân (tố chất) và của nhóm (các yếu tố của ý thức xã hội) đ−ợc hình thành trong sự tác động qua lại giữa các nhân tố lịch sử xã hội hiện thực, giá trị h−ớng lối ứng xử của ng−ời ta vào các mục đích xác định (Đ. Pantich - 1997). Định nghĩa này cũng hàm chỉ giá trị là các hiện t−ợng mang tính t−ơng liên (chủ thể với khách thể), cá nhân (sự lựa chọn của cá nhân) và xã hội. Giá trị cũng đ−ợc quy định về mặt lịch sử (không phải là cái tuyệt đối phổ biến, không phải là cái t−ơng đối về mặt văn hóa). Tính qui định "sự cần thiết" giữ vị trí trung tâm trong định nghĩa về giá trị, nó liên kết các quy định khác. Nội dung cơ bản của định h−ớng giá trị chịu sự chi phối bởi quan điểm triết học, ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức của con ng−ời. Nó chi phối các khát vọng và những nguyên tắc chân, thiện, mỹ của hành vi. Giá trị đ−ợc trao truyền các thế hệ bằng quá trình xã hội hóa, nh− vậy, giá trị mang thuộc tính xã hội và đ−ợc hình thành bởi nhận thức và thấu hiểu. Các tác nhân xã hội hóa cơ bản nh− gia đình, nhà tr−ờng, nhóm bạn bè, các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng có vai trò khác nhau và sự ảnh h−ởng của các tác nhân này đối với các cá nhân, các thế hệ cũng không giống nhau trong mối quan hệ với giá trị. Việc phân tích sự hình thành giá trị thông qua hoạt động của thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con cho thấy yếu tố đ−ờng đời và vai trò xã hội của cá nhân có sự gắn kết chặt chẽ với các quan hệ lợi ích. Vì lợi ích là cái liên kết các thành viên xã hội, là động cơ của hoạt động, đ−ợc hoạt động h−ớng tới, hoạt động Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Cha và con và các giá trị 28 sống lại là sự thể hiện các quan niệm giá trị, do đó, yếu tố lợi ích th−ờng rất nhạy cảm tr−ớc những biến đổi trong quan niệm về giá trị. Những t−ơng đồng và khác biệt trong mối quan hệ với giá trị giữa thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con không tách rời quy luật đó. Điều này, một mặt, cho thấy sự vận động biện chứng của đời sống và mặt khác, nó nhấn mạnh vai trò của chủ thể trong hoạt động. Xung đột về giá trị là một kiểu xung đột xã hội đặc biệt, có thể diễn ra ở các cấp độ khác nhau nh− xung đột tâm lý nội tâm, xung đột giá trị giữa các cá nhân, xung đột trong nhóm nhỏ và giữa các nhóm nhỏ. (Đ. Pantich - 1997). Ng−ời ta còn xem xét tình trạng xung đột giá trị trên phạm vi rộng lớn hơn, coi xung đột giá trị là tất yếu trong sự va chạm của các nền văn minh. (S. Hungtington - 2001). Đề xuất này đ−ợc coi là "Những ý t−ởng tốt, là những đề xuất nói lên một điều gì đó mới lạ, có nội tâm và sắc bén về một vài khía cạnh của sự tồn tại của con ng−ời"2. Một vấn đề cần đ−ợc quan tâm là có xung đột giá trị giữa các thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con hay không, hệ quả xã hội của vấn đề này nh− thế nào? Phân tích các xung đột về giá trị ở thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con không chỉ để nhận thức bối cảnh xã hội tác động tới tình trạng này ra sao Điều quan trọng là đi sâu vào nguồn gốc của bất ổn định giá trị, để từ đó hình dung xu thế biến đổi và phát triển trong quan niệm về giá trị cũng nh− ý nghĩa hiện thực của giá trị ở các thế hệ. III. Trong quá trình tìm kiếm con đ−ờng đ−a đất n−ớc đi đến mục tiêu "Dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Đảng và Nhà n−ớc ta chủ tr−ơng chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị tr−ờng với chính sách mở cửa và mở rộng nền dân chủ. Sự chuyển đổi giá trị vĩ mô, cơ bản này kéo theo sự thay đổi các giá trị khác, đồng thời chi phối trạng thái hoạt động của các thế hệ. Sự chuyển biến ấy, ngày càng trở nên sâu rộng và diễn ra trong phạm vi toàn xã hội. Do đó, h−ớng phân tích các t−ơng đồng và khác biệt về giá trị giữa thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con cần có sự quan tâm của xã hội học, mối liên hệ giữa các nhân tố ấy đ−ợc coi là động thái của sự phát triển. Từ chiều cạnh logic - lịch sử ta nhận thấy: cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc kéo dài suốt 30 năm, kết thúc bằng Chiến thắng mùa xuân 1975, đã khẳng định giá trị cơ bản nhất, phổ quát nhất của dân tộc ta là tinh thần quyết chiến quyết thắng vì sự sống còn của đất n−ớc, vì chủ nghĩa xã hội. ý chí "Tất cả cho tuyền tuyến", "Tất cả để đánh thắng" không chỉ là sự phản ánh trạng thái d− luận xã hội tr−ớc vận mệnh sống còn của dân tộc, của đất n−ớc mà còn trở thành giá trị cơ bản nhất, phổ quát nhất trong các tầng lớp dân c−, các nhóm xã hội. Đến nay, những ng−ời tham gia kháng chiến trở thành thế hệ làm cha, giá trị ấy tr−ớc vận mệnh dân tộc đã tạo nên 2 Robert Cribb: Các giá trị châu á và luận đề khoa học: một vài suy nghĩ (tr. 19) trong sách: "Các giá trị châu á và sự phát triển ở Việt Nam". Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia - Viện Bắc Âu nghiên cứu về châu á tại Đan Mạch xuất bản. Hà Nội - 2000. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Quỳnh Nam 29 sự thống nhất trong hành động xã hội của họ, ảnh h−ởng của giá trị này vẫn sâu đậm đối với thế hệ những ng−ời con. Sau Chiến thắng mùa xuân 1975, dân tộc ta b−ớc sang giai đoạn xây dựng đất n−ớc trong điều kiện hoà bình, các giá trị mới dần đ−ợc hình thành và đang thay thế cho các giá trị từng thích hợp trong chiến tranh. Bối cảnh phát triển của kinh tế thị tr−ờng theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa thay thế cho nền kinh tế bao cấp gắn với cơ chế quan liêu, là tác nhân xã hội cơ bản dẫn đến sự biến đổi ấy. Các giá trị kinh tế đang có xu h−ớng tăng lên và giữ vị trí cao trong bậc thang giá trị. Các giá trị văn hóa, đạo đức ở một vài bộ phận xã hội cũng không tránh khỏi các th−ơng tổn. Tình trạng đó cho thấy trong xã hội đang có sự phân hóa về giá trị. Điều quan trọng nhất của t− t−ởng Đổi mới là thay đổi nhận thức về cơ cấu của nền kinh tế và thừa nhận thành phần kinh tế t− nhân, có nghĩa là thừa nhận quyền t− hữu. Trong nền kinh tế thị tr−ờng, sự làm giàu chính đáng đ−ợc động viên, khuyến khích. Giá cả không còn ở tình trạng bao cấp mà phụ thuộc vào quy luật cung cầu, quyền chủ động sản xuất kinh doanh đ−ợc coi trọng. Trong sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình trở thành cơ sở sản xuất có chủ quyền ở nông thôn. Nền dân chủ đ−ợc mở rộng là nhân tố kích thích mạnh mẽ tính tích cực chính trị - xã hội của ng−ời dân về các vấn đề chung và cấp bách của đất n−ớc, đồng thời cũng khuyến khích sự lựa chọn các giá trị mới đang hình thành trong bối cảnh phát triển . Với các nội dung cơ bản nh− trên, những biến đổi xã hội ở n−ớc ta chịu tác động của Công cuộc Đổi mới đã tạo nên cơ sở cho sự hình thành và xác định các giá trị mới. Những giá trị này chi phối hoạt động sống của các tầng lớp dân c−, trong đó có thế hệ những ng−ời làm cha đã trải qua cuộc kháng chiến của dân tộc, đang thể hiện vai trò xã hội của mình trong sự biến đổi xã hội. Họ đứng tr−ớc sự lựa chọn và thích nghi với các giá trị mới đang hình thành. Có anh hùng thời chiến tranh lại thành phạm nhân thời hậu chiến. Những ng−ời con của họ, ra đời sau 1975, tr−ởng thành cùng Công cuộc Đổi mới đất n−ớc, một mặt, họ kế thừa các giá trị đ−ợc trao truyền từ thế hệ những ng−ời cha, mặt khác, họ đang chủ động lựa chọn các giá trị mới xuất hiện cùng thời với họ. Họ có khả năng nhanh chóng thích ứng với công nghệ, kỹ thuật, ph−ơng tiện, đồ vật, họ sành điệu với mốt, nhất là ở bộ phận thanh niên tại các khu vực đô thị. Họ đ−ợc mệnh danh là thế hệ "Những công dân @"3. Với họ, d−ờng nh− các kinh nghiệm, tri thức bản địa ít nhiều mang hơi h−ớng của thái độ vị chủng văn hóa, kiểu nh−: "Ta về ta tắm ao ta - Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn", "Trâu ta ăn cỏ đồng ta", "Đất lề, quê thói" đang có phần thu hẹp phạm vi ảnh h−ởng, bởi tr−ờng giao tiếp xã hội của những ng−ời trẻ tuổi đ−ợc mở rộng tạo nên các t−ơng tác về giá trị của Việt Nam với các giá trị nhân loại, để hình thành hệ giá trị mới phù hợp với sự phát triển của Việt Nam trong thế giới hiện đại và khả năng di động xã hội - nghề nghiệp ở họ cũng tăng lên trong sự phân công lao động theo xu h−ớng quốc tế hóa. Họ đứng tr−ớc các thách thức và cả sự trả giá cho các giá trị đang hình thành trong bối cảnh phức tạp của sự 3 Tên một bộ phim của Hãng phim Tài liệu và Khoa học trung −ơng, sản xuất năm 2003. Đạo diễn: Nguyễn Th−ớc. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Cha và con và các giá trị 30 biến đổi xã hội, nó cũng bao hàm khả năng dẫn đến các xung đột giá trị. Nhiều khi, xung đột giá trị đến mức gay gắt đã diễn ra ở thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con4. IV. Việc phân tích các t−ơng đồng và khác biệt giữa thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con tr−ớc hết, cần xuất phát từ vai trò của các thế hệ trong cơ cấu xã hội. Vai trò xã hội nghề nghiệp có vị trí quan trọng, vì hoạt động nghề nghiệp là biểu hiện chủ yếu và toàn diện trong hoạt động sống cá nhân, nó cho thấy kết quả quá trình xã hội hóa cá nhân cùng với các nhu cầu xã hội mà cá nhân cần phải thích nghi và đáp ứng. Hệ thống các chỉ báo về hệ giá trị truyền thống và các giá trị mới xuất hiện cần đ−ợc xác định. Sự phân tích không chỉ dừng lại ở việc mô tả các hệ giá trị nào cùng đ−ợc thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con coi trọng và tiếp nhận, hệ giá trị nào tỏ rõ sự ảnh h−ởng ở thế hệ những ng−ời làm cha, nh−ng ở thế hệ những ng−ời con, sự ảnh h−ởng của nó đang có phần hạn hẹp và ng−ợc lại. Vấn đề còn ở chỗ cần nhận thức các nguyên nhân xã hội, trong đó có vấn đề lợi ích và độ mở của tr−ờng giao tiếp xã hội tạo nên các t−ơng tác trong sự lựa chọn các giá trị. ảnh h−ởng của các giá trị đối với thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con diễn ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. ở cấp độ vi mô, giá trị về gia đình đang có những biến đổi về quy mô gia đình, về chuẩn mực số con, về sự −u tiên trong hệ thống chức năng gia đình cũng nh− quan niệm về vai trò giới. Những biến đổi này đang dần đ−ợc ổn định và chi phối rõ nét chiến l−ợc sống của các gia đình, các thế hệ. Trên bình diện vĩ mô, các giá trị về các định h−ớng cơ bản của đời sống xã hội nh− ph−ơng h−ớng vận hành của cơ chế xã hội, giá trị dân chủ, vai trò của ng−ời dân trong hoạt động tổ chức, kiểm soát, quản lý xã hội và rộng hơn nữa là khả năng hội nhập của các thế hệ đối với đời sống quốc gia, khu vực và quốc tế, cần đ−ợc xác định trong tiêu điểm của sự phân tích về giá trị của con ng−ời Việt Nam hiện nay. Trong việc nhận thức rằng có hay không các xung đột giá trị cũng cần chỉ ra các xung đột ở những giá trị nào là chủ yếu, các xung đột ở những giá trị nào là thứ yếu. Vấn đề cơ bản hơn là các biện pháp nhằm giải quyết các xung đột giá trị giữa thế hệ những ng−ời cha và thế hệ những ng−ời con nên nh− thế nào? Giá trị thuộc phạm trù văn hóa nên các nhân tố văn hóa có ý nghĩa quan trọng và bền vững đối với việc nhận thức xung đột và xử lý các xung đột giá trị. Sự đồng thuận xã hội cần đ−ợc coi trọng. Đồng thuận xã hội bao hàm khả năng chấp nhận các khác biệt xã hội, tôn trọng sự đa dạng trên nguyên tắc đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững. Sự đồng thuận xã hội có khả năng làm thuyên giảm các căng thẳng xã hội, kể cả căng thẳng xã hội từ xung đột giá trị. Tài liệu tham khảo và trích dẫn 4 Truyện ngắn T−ớng về h−u trong tập Nh− những ngọn gió của Nguyễn Huy Thiệp. Nxb Văn học 1999, là một tr−ờng hợp đ−ợc điển hình hóa phù hợp với nhận định này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Quỳnh Nam 31 1. Các giá trị châu á và sự phát triển ở Việt Nam. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia - Viện Bắc Âu nghiên cứu về châu á tại Đan Mạch xuất bản. Hà Nội - 2000. 2. Mai Văn Hai - Mai Kiệm: Xã hội học văn hóa. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2003. 3. Mai Đặng Hiền Quân: Tâm trạng xã hội của thanh niên- động thái xã hội của thời kỳ đổi mới. Tạp chí Xã hội học số 3 - 1995. 4. Samuel Hungtington: Sự va chạm của các nền văn minh. Nxb Lao động. Hà Nội - 2003. 5. Tạp chí Socis 1997. N0 6. 6. Nguyễn Huy Thiệp: Nh− những ngọn gió. Tập truyện ngắn. Nxb Văn học. Hà Nội - 1999. 7. Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX. Thông tin Khoa học xã hội chuyên đề. Hà Nội - 2001. Trên giá sách của nhà Xã hội học Tạp chí Xã hội học đã nhận đ−ợc sách của các nhà xuất bản, các tác giả sau gửi tặng. Cám ơn các nhà xuất bản, các tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Tạp chí x∙ hội học • Trần thị vân anh, nguyễn ngọc hùng: Phụ nữ, giới và phát triển. Nxb Phụ nữ. 2000. 311 tr. • Gloria Bowles, Renate duelli klein (chủ biên): Nghiên cứu phụ nữ - lý thuyết và ph−ơng pháp: Tuyển tập các công trình chọn lọc. Nxb Phụ nữ. 1996. 258 tr. • Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân: Một số vấn đề về phát triển thị tr−ờng lao động ở Việt Nam (sách tham khảo). Nxb Khoa học kỹ thuật. 2003. 210 tr. • Henri Charbrol: Các chứng nghiệm ma túy ở thanh thiếu niên. Nxb Thế giới. 2002. 136 tr. • Mai ngọc c−ờng: Chủ nghĩa t− bản ở các n−ớc chậm phát triển: Những mâu thuẫn và triển vọng. Nxb Chính trị Quốc gia. 2003. 314 tr. • Nguyễn kim cúc: Số liệu về phụ nữ Việt Nam 1985 - 1994. Nxb Thống kê. 1995. 190 tr. • Đỗ lộc diệp: Mỹ - Âu - Nhật: Văn hóa và phát triển. Nxb Khoa học xã hội. 2003. 460 tr. • Thế đạt: Một số vấn đề triết học trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nxb Lao động. 2003. 188 tr. • Philippe Le Failler: Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu khoa học: Viện Viễn đông bác cổ Pháp tại Việt Nam. 2000. 94 tr. • FranCois Houtart: Hải Vân, socialisme et marché - La double transition d’une commune vietnamienne. Nxb Les Indes Savants. 2004. 286 tr. Xem tiếp trang 59 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2004_maiquynhnam_1787.pdf
Tài liệu liên quan