Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Tài liệu Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam: CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỆ THỐNG SUỐI, HỒ THỦY LỢI THUỘC HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Vũ Thị Phương Anh 1Lê Thị Thu Hà2 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu mẫu bổ sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long, Suối Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn. Kết quả đã xác định được cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam khá phong phú gồm 75 loài với 50 giống, nằm trong 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Ưu thế họ thuộc về bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ chiếm 35,29% trong tổng số họ. Bộ có nhiều giống nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống (chiếm 50,00%). Đa dạng về loài thuộc về bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số loài. 1. Mở đầu Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự n...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỆ THỐNG SUỐI, HỒ THỦY LỢI THUỘC HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Vũ Thị Phương Anh 1Lê Thị Thu Hà2 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu mẫu bổ sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long, Suối Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn. Kết quả đã xác định được cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam khá phong phú gồm 75 loài với 50 giống, nằm trong 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Ưu thế họ thuộc về bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ chiếm 35,29% trong tổng số họ. Bộ có nhiều giống nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống (chiếm 50,00%). Đa dạng về loài thuộc về bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số loài. 1. Mở đầu Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 251,17 km2, nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Đây là huyện có nhiều khe suối và hồ thủy lợi. trong thời gian qua việc đánh bắt ngày càng gia tăng đặc biệt với hình thức đánh bắt nguồn lợi cá bằng các phương tiện tận diệt như xung điện, mìn,... và sự phát triển của du lịch tại khu vực đã làm suy giảm đáng kể nguồn lợi thuỷ sản ở hệ thống suối cũng như ở hồ thủy lợi. Tuy nhiên có thể thấy, công tác quản lý của các cấp chính quyền và tình trạng nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy sản của người dân ở các khe suối và hồ thủy lợi còn chưa được quan tâm và nhiều bất cập. Điều này đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài cá. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài cá và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững nguồn lợi là rất cần thiết. Bài báo này sẽ cung cấp số liệu cơ bản về đa dạng sinh học cá, từ đó góp phần vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở đây. 2. Nội dung 2.1 . Địa điểm thu mẫu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu mẫu bổ 1 . TS. Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Quảng Nam 2 . ThS. Trường PTTH Quế Sơn VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 2 sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long, Suối Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn. Mẫu cá được thu trực tiếp tại các điểm nghiên cứu bằng cách theo ngư dân đánh bắt, thu mẫu cá của người dân và các chợ quanh khu vực nghiên cứu. Phân loại cá bằng phương pháp so sánh hình thái, chủ yếu dựa vào các khóa định loại của Mai Đình Yên (1978, 1992) [8,9], Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) [4,5], Kottelat (2001) [6], ...Mỗi loài cá được nêu tên khoa học và tên Việt Nam. Trình tự các bộ, họ, giống, loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại của FAO (1998, 1999, 2001) [3], Eschermeyer (2005) [2]. 2.2 . Kết quả nghiên cứu 2.2.1 . Cấu trúc thành phần loài Qua nghiên cứu đã xác định được danh lục thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gồm 75 loài, với 50 giống, nằm trong 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Danh lục thành phần loài được cá được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Eschemeyer (2005). Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn TT Tên Bộ cá Số lượng Họ Giống Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ ( % ) 1 Osteoglossiformes 1 5,88 1 2,00 1 1 , 33 2 Anguillrormes 1 5,88 1 2,00 2 2 , 67 3 Cyprinformes 3 17,65 25 50,00 41 54 , 67 4 Characiformes 1 5,88 1 2,00 1 1 , 33 5 Siluriformes 3 17,65 5 10,00 6 8 , 00 6 Synbranchyformes 2 11,76 4 8,00 5 6 , 67 VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 3 7 Perciformes 6 35,30 13 26,00 19 25 , 33 Tổng số 17 100 50 100 75 100 Trong tổng số các loài cá thu được ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy bộ cá Chép (Cyprinformes), bộ cá Nheo (Siluriformes) mỗi bộ có 3 họ (chiếm 17,65%), trong đó bộ cá Chép (Cyprinformes) có 25 giống (chiếm 50%), 41 loài (chiếm 54,67% tổng số loài), bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 giống (chiếm 10%), 6 loài (chiếm 8% tổng số loài). Bộ cá Vược (Perciformes) có 6 họ (chiếm 35,29%),13 giống (26%), 19 loài (chiếm 25,3%). Bộ cá Mang liền (Synbranchyformes) có 2 họ (11,76%), 4 giống (8%) với 5 loài (6,67%); Các bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1 họ (5,88%), 1 giống (2%) và 1 loài (chiếm 1,33%), riêng bộ các Chình ( Anguillformes) có 2 loài chiếm (2,67% ). Hình 1. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Trong thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, tính đa dạng về thành phần loài và cấu trúc các bậc taxon khá phức tạp và được thể hiện như sau: Xét về taxon bậc họ: Trong tổng số 17 họ, đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ (35,29%), tiếp đến là bộ cá Chép (Cyprinformes) và bộ cá Nheo (Siluriformes) cùng có 3 họ (17,65%); bộ cá Mang liền (Synbranchyformes), với 2 họ (11,76%) và sau cùng là các bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguillformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ chỉ có một họ chiếm tỉ lệ thấp (5,88%). VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 4 Về taxon bậc giống, đa dạng nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống chiếm 50% trong tổng số giống. Tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) có 13 giống chiếm 26%; bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 giống chiếm 10%; bộ cá Mang liền (Synbranchyformes) với 4 giống chiếm 8%. Các bộ còn lại là bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguillformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ có 1 giống chiếm 2%. Về taxon bậc loài, phong phú nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số loài, tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) có 19 loài (25,33%). Bộ cá Nheo (Siluriformes) với 6 loài, chiếm 8,00% trong tổng số loài; bộ cá Mang liền (Synbranchyformes) có 5 loài và chiếm 6,67% trong tổng số loài; bộ cá Chình (Anguillformes) có 2 loài, chiếm 2,67% và các bộ còn lại là bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ chỉ có 1 loài chiếm tỉ lệ 1,33%. 2.2.2 . Các loài cá kinh tế Trong 75 loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã thống kê được 12 loài cá kinh tế thuộc 8 giống trong 7 họ của 5 bộ khác nhau chiếm 16% tổng số loài đã biết. Trong đó, các loài như cá Thát lát (Notopterus notopterus, cá Diếc (Carassius auratus), Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus), Lươn đồng (Monopterus albus), cá Quả (Channa striata), cá Rô đồng (Anabas testudineus),... có thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng rất được ưa chuộng không những với người dân địa phương mà còn với khách thập phương. Bảng 2. Các loài cá kinh tế ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn STT Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Notopterus notopterus Cá Thát lát 2 Cyprinus carpio Cá Chép 3 Carassius auratus Cá Diếc 4 Hypophthalmichthys molitrix Cá Mè trắng 5 Osteochilus prosemion Cá Lúi 6 Misgurnus anguillicaudatus Cá Chạch bùn 7 Claria macrocephalus Cá Trê vàng VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 5 8 Monopterus albus Lươn đồng 9 Anabas testudineus Cá Rô đồng 10 Channa striata Cá Quả 11 Oreochromis niloticus Cá Rô phi vằn 12 Oreochromis mossambicus Cá Rô phi đen Trong tổng số loài cá kinh tế, bộ cá Chép (Cypryniformes) chiếm ưu thế với 5 loài (chiếm 6,67% tổng số loài), tiếp theo là bộ cá Vược (Perciformes) có 4 loài (chiếm 5,33%); bộ cá Mang liền (Synbranchyformes), bộ cá Nheo (Siluriformes), Bộ cá Thát lát ( Osteoglossiformes) mỗi bộ có 1 loài (chiếm 1,33 % ). Ngoài giá trị kinh tế, cá Chép (Cyprinus carpio), cá Trê vàng (Claria macrocephalus), cá Rô đồng (Anabas testudineus), cá Quả (Channa striata)... còn có đặc tính ăn côn trùng, ấu trùng của côn trùng nên đã được dùng vào việc diệt các loại côn trùng hại lúa, ấu trùng muỗi chống bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết. Đây có thể xem là biện pháp sinh học có hiệu quả cao, giá thành rẻ và không gây ô nhiễm môi trường. 2.2.3 . Đặc điểm phân bố cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn *Nhóm cá phân bố ở thủy vực nước chảy Ở hệ thống suối, với đặc điểm nhiều thác ngềnh, có độ dốc lớn nên tốc độ dòng chảy mạnh, khối nước luôn được xáo trộn, lượng oxy hòa tan nhiều và phân bố đồng đều. Mặt khác độ trong của các khe suối rất lớn, ánh sáng và chế độ nhiệt ổn định cho thực vật thủy sinh phát triển, do đó làm tăng đáng kể hàm lượng oxy hòa tan. Các loài cá phân bố ở khe suối thường là những loài bơi lội giỏi, thích ứng với môi trường nước có nồng độ oxy hòa tan cao, thức ăn là những loại thực vật bám đá. Đặc trưng của các loài này là không có cơ quan hô hấp phụ, có cơ quan giác bám miệng như Garra orientalis, Garra pingi hay kiểu giác bám vây bụng gồm Cá Đép thường (Sewllia lineolata), Cá Đép ngắn (Sewllia brevis)..., cá Vây bằng (Annamia normani), cơ thể dạng thủy lôi cá Cá Sỉnh Onychostoma gerlachi dạng rắn hoặc dạng mũi tên: Cá Chình hoa (Anguilla marmorata), Cá chình mun (Anguilla bicolor). Đặc trưng cho nhóm sinh thái này chủ yếu là các loài cá hẹp sinh cảnh, phân bố chủ yếu ở hệ thống suối vùng núi, nước chảy mạnh, nhiều thác gềnh. Một số loài cá nhỏ kém thích nghi với dòng nước chảy mạnh, thường sống ở vùng nước sâu, xoáy hoặc có những chướng ngại ngăn dòng chảy như cá Lòng tong đá (Rasbora argyrotaenia) hoặc những loài cá sống ở các kè đá, nền đáy có nhiều mùn bã hữu cơ gồm Cá Chạch đá nâu (Schistura incerta), Cá Chạch suối (Schistura VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 6 pellegrini), Cá Chạch suối (Schistura fasciolata) ... cũng thích nghi với các điều kiện sinh thái này. Ở hầu hết các điểm nghiên cứu chúng tôi đều thu được mẫu vật các loài cá thuộc họ cá bám đá Balitoridae, nhóm cá vốn được coi là sinh vật chỉ thị đặc trưng cho tính nguyên sơ của môi trường thủy sinh. Nhóm cá phân bố ở hệ thống suối có 9 họ chiếm 52,94% trong tổng số họ. Trong đó họ cá Chép (Cyprinidae) có số loài nhiều nhất với 12 loài chiếm 16,00%. Họ cá Vây bằng (Balitoridae) có 7 loài chiếm 9,33%; tiếp đến là họ cá Bống trắng (Gobiidae) có 3 loài chiếm 4,00%; họ cá Chình (Anguillidae), họ cá Bống đen (Eleotridae), mỗi họ có 2 loài chiếm 2,66% và cuối cùng là họ cá Chạch sông (Mastacembelidae), họ cá Chiên (Sisoridae), họ cá Nheo (Siluridae), họ cá Quả (Channidae) mỗi chỉ có 1 loài và chiếm 1,33%. * Nhóm cá phân bố thủy vực nước đứng Đây là những loài cá mà chúng phân bố chủ yếu ở các thủy vực đồng bằng, hoặc các thủy vực nước đứng ở hệ thống suối, thích nghi với điều kiện sống có nồng độ oxy hòa tan thấp do sự oxy hóa các chất lơ lửng và phế thải hữu cơ, độ đục cao, lượng mùn bã hữu cơ nhiều, thiếu ánh sáng. Tốc độ dòng chảy chậm làm cho nồng độ oxy hòa tan thấp hơn các thủy vực ở khe suối thượng nguồn. Các loài cá này thường phân bố ở các vùng nước đứng, ít chảy ở các khe suối hoặc ở vùng giữa hồ để kiếm mồi. Các loài thuộc nhóm sinh thái này đều có cơ quan hô hấp phụ. Ở các thuỷ vực dạng nước đứng, nền đáy nhiều mùn bã hữu cơ gặp các loài cá như: Chạch hoa (Cobitis), Chạch bùn (Micronemachilus), loài cá Chạch đuôi chình (Misgurnus anguillicaudata),... Ở thuỷ vực nước đứng dạng ao hồ thường gặp Cá Diếc (Carassiuss auratus), các loài cá Thia cờ (Macropodus opercularis), cá Thia (Benta) , ... Chúng có thể sống ở nơi có điều kiện oxy hoà tan thấp do nhiều chất lơ lửng, sự oxy hóa các chất hữu cơ lớn: Cá Quả (Channa striata), cá Rô đồng (Anabas testudineus), hoặc ăn sinh vật phù du như cá Mè trắng (Hypophthalmichthys harmandi), cá Mè hoa (Aristichthys nobilis), cá Trê vàng (Clarias macrocephalus), cá Trê trắng (Clarias batrachus), Nhiều loài trong nhóm này bơi lội giỏi như cá Chép (Cyprinus carpio), cá Diếc (Carassius auratus), cá Rưng (Carassioides cantonensis), Nhóm cá nước ngọt phân bố ở thủy vực nước đứng có 14 họ chiếm đến 82,24% tổng số họ. Trong đó họ cá Chép (Cyprinidae) có số loài nhiều nhất, với 19 loài chiếm 25,33%; họ cá Sặc (Belontiidae) có 6 loài chiếm 8,00%; họ Cá Chạch (Cobitidae) có 3 loài chiếm 4,00%, họ cá Trê (Clariidae), họ cá Nheo (Siluridae), họ Lươn VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 7 (Synbranchidae), họ cá chạch sông (Mastacembelidae), họ cá Rô phi (Cichlidae), họ cá Bống đen (Eleotridae) mỗi họ có 2 loài và chiếm 2,67% tổng số loài còn các họ còn lại là: họ cá Quả (Channidae), họ cá Thát Lát (Notopteridae), họ cá Hồng nhung (Characidae), họ cá Rô đồng (Anabatidae), họ cá Bống trắng (Gobiidae) mỗi họ chỉ có 1 loài và chiếm 1,33% tổng số loài. 3 . Kết luận - Thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam khá phong phú gồm 75 loài với 50 giống, nằm trong 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Trong đó, đã xác định được 2 loài cá quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc VU - sắp nguy cấp; 12 loài cá có giá trị kinh tế. - Trong cấu trúc thành phần loài cá thì ưu thế họ thuộc về bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ chiếm 35,29% trong tổng số họ. Bộ có nhiều giống nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống (chiếm 50,00%). Đa dạng về loài thuộc về bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số loài, tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) có 19 loài và chiếm 25,33% trong tổng số loài. Bộ cá Nheo (Siluriformes) với 6 loài và chiếm 8,00% trong tổng số loài; bộ cá Mang liền (Synbranchyformes) có 5 loài và chiếm 6,67% trong tổng số loài; các bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1 hoặc 2 loài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần 1: Động vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [2] Eschmeyer W.T.(2005), Catalogue of life, Pulished by California Academy of Sciences, San Francisco. [3] FAO (1998, 1999, 2001), FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes: The Living Marine Resources of the Western Centra Pacific, Vol.3,4,5,6, FAO, Rome, pp.2822. [4] Nguyễn Văn Hảo (2001, Cá nước ngọt Việt Nam (Tập 1), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [5] Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, Tập 2 và Tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Maurice Kottelat (2001), Freshwater Fishes of Northern Vietnam, The World Bank, The World Conservation Union, WWF. VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 8 [7] Rainboth, W. J (1996), “Fishes of the Cambodian Mekong”, Food and Agriculture Organization of the United Nation, Rome. [8] Mai Đình Yên (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh miền Bắc Việt Nam, NXB khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [9] Mai Đình Yên (1992), Định loại cá nước ngọt Nam Bộ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Title: THE COMPOSITION OF FISH SPECIES IN THE SYSTEM OF WATER TANKS, SPRINGS IN QUE SON DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE VU THI PHUONG ANH Quang Nam University LE THI THU HA Que Son High School Abstract: The study was conducted from 4/2013 to 10/2013 and selected supplementary samples at seven different sampling locations: Tien Spring – Que Hiep Commune, Big Spring – Que Long Commune, Nuoc Mat Spring – Que Long Commune, Lo Lo Spring – Que Phong Commune, Mot Mua Spring – Que Phong Commune, An Long water tank – Que Phong Commune, Giang water tank – Que Long Commune of Que Son District. The result has determined that the composition of fish species in the system of water tanks and springs in Que Son District most diversified species with 41 species, make up 54,67% of the total number of families.Quang Nam Province was plentiful, including 75 species, 50 genera in 17 families belonging to 7 different orders. Perciformes was considered the dominant family with 6 families, make up 35,29% of the total number of families. Cyprinformes was the most plentiful genera with 25 genera, make up 50,00%. Cyprinformes was also the most diversified species with 41 species, make up 54,67% of the total number of families. VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_cau_truc_thanh_phan_loai_ca_o_he_thong_2486_2130856.pdf
Tài liệu liên quan