Cấu trúc quần xã thực vật phù du vùng biển ven bờ Bến Tre

Tài liệu Cấu trúc quần xã thực vật phù du vùng biển ven bờ Bến Tre: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 11 (36) - Thaùng 1/2016 44 Cấu trúc quần xã thực vật phù du vùng biển ven bờ Bến Tre Community structure of phytoplankton in coastal waters of Ben Tre 1 ThS. Nguyễn Lương Tùng 2 ThS. Nguyễn Chí Thời, 3 ThS. Phan Tấn Lượm, 4 ThS. Nguyễn Thị Mai Anh, 5 ThS. Trần Thị Lê Vân, 1 Trường Trung học thực hành Sài Gòn 2345 Viện Hải dương học Nha Trang 1 M.Sc. Nguyen Luong Tung 2 M.Sc. Nguyen Chi Thoi, 3 M.Sc. Phan Tan Luom, 4 M.Sc. Nguyen Thi Mai Anh, 5 M.Sc. Tran Thi Le Van 1 Sai Gon High School 2345 Institute of Oceanography Tóm tắt Mẫu thực vật phù du (TVPD) được thu ở 5 điểm trong khu vực cửa sông Hàm Luông trong tháng 3 và tháng 5/2015 để khảo sát biến động cấu trúc quần xã. Biến động quần xã TVPD thay đổi giữa các trạm và thời điểm thu mẫu. Số lượng loài, độ phong phú, và các chỉ số đa dạng sinh học thấp ở các điểm gần cửa sông và cao ở các điểm xa cửa sông. Mật độ tế bào trong đợt khảo sát t...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc quần xã thực vật phù du vùng biển ven bờ Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 11 (36) - Thaùng 1/2016 44 Cấu trúc quần xã thực vật phù du vùng biển ven bờ Bến Tre Community structure of phytoplankton in coastal waters of Ben Tre 1 ThS. Nguyễn Lương Tùng 2 ThS. Nguyễn Chí Thời, 3 ThS. Phan Tấn Lượm, 4 ThS. Nguyễn Thị Mai Anh, 5 ThS. Trần Thị Lê Vân, 1 Trường Trung học thực hành Sài Gòn 2345 Viện Hải dương học Nha Trang 1 M.Sc. Nguyen Luong Tung 2 M.Sc. Nguyen Chi Thoi, 3 M.Sc. Phan Tan Luom, 4 M.Sc. Nguyen Thi Mai Anh, 5 M.Sc. Tran Thi Le Van 1 Sai Gon High School 2345 Institute of Oceanography Tóm tắt Mẫu thực vật phù du (TVPD) được thu ở 5 điểm trong khu vực cửa sông Hàm Luông trong tháng 3 và tháng 5/2015 để khảo sát biến động cấu trúc quần xã. Biến động quần xã TVPD thay đổi giữa các trạm và thời điểm thu mẫu. Số lượng loài, độ phong phú, và các chỉ số đa dạng sinh học thấp ở các điểm gần cửa sông và cao ở các điểm xa cửa sông. Mật độ tế bào trong đợt khảo sát tháng 3/2015 cao hơn so với tháng 5/2015 với giá trị đỉnh trong tháng lần lượt là 148,632 tb.L-1 (điểm 4) và 71,381 tb.L-1 (điểm 5) đều do ưu thế của loài Skeletonema sp.. Về mật độ thì loài Skeletonema sp. và các loài tảo hai roi kích thước nhỏ (HRKTN) (<20µm) là những loài ưu thế chính trong khi về sinh khối carbon thì loài Coscinodiscus sp. và các loài tảo HRKTN chiếm ưu thế chính. Từ khóa: Bến Tre, đa dạng sinh học, Hàm Luông, cấu trúc quần xã, thực vật phù du Abstract Changes in phytoplankton cummunity struture were by analysed using samples at 5 sites in Ham Luong estuary (Ben Tre Province) taken in March and May 2015. There were remarkable changes of phytoplankton communities among stations along the riverine estuary and between sampling months. Species number, abundance, and diversity indices of phytoplabkton were high at stations near estuary and lower at farther stations. Cell density in March 2015 was higher than in May 2015 with the peaks of 148,632 cells.L-1 (site 4) and 71,381 cells.L-1 (site 5), respectively, due to domination of Skeletonema sp.. Centric diatom species Skeletonema sp. and small-cell size dinoflagellates (<20µm) dominated in cell density whilst other diatom species Coscinodiscus sp. and small-cell size dinoflagellates (<20µm) dominated in carbon biomass. Keywords: Ben Tre, biodiversity, Ham Luong, community struture, phytoplankton 45 1. Giới thiệu Thực vật phù du (TVPD) hay vi tảo trong vùng biển Nam bộ được nghiên cứu khá nhiều trong các đề tài điều tra cơ bản và phục vụ cho lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản [1], [2], [5], [20], [9], [15]. Tuy nhiên, các công bố khoa học còn ít và nhìn chung là chưa cung cấp đáng kể về thông tin về quần xã TVPD trong khu vực [16]. Sinh vật lượng TVPD chịu sự chi phối của những thay đổi về các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng các muối dinh dưỡng, cường độ ánh sáng. Sự nở hoa (algal blooms) xảy ra khi 1 loài nào đó bùng phát về mật độ và thường gây tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái thủy sinh trong đó có việc làm giảm đa dạng sinh học [4], [7]. Vùng biển ven bờ Bến Tre chịu tác động của các yếu tố khí tượng, thủy văn, động lực trong vùng biển Tây Nam Bộ nên biến động các yếu tố môi trường kể trên là rõ ràng theo vị trí điểm khảo sát và theo thời gian trong năm nên chi phối cấu trúc quần xã TVPD trong khu vực [19], [17], [21]. Nghiên cứu này đánh giá hiện trạng thành phần loài và sinh vật lượng cũng như cấu trúc quần xã TVPD trong vùng biển Bến Tre trong 2 chuyến khảo sát trong năm 2015. Bài báo này góp phần cung cấp dữ liệu về thành phần loài cho khu hệ TVPD ở vùng biển ven bờ Bến Tre. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm khảo sát Vùng biển ven bờ Bến Tre mang đặc tính bờ của châu thổ sông MeKong với địa hình thấp, phẳng và bị chia cắt bởi các cửa sông [18], [11]. Ven các cửa sông là các bãi triều rộng với chế độ thủy triều trong khu vực có tính chất bán nhật triều không đều. Vùng biển này chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa khô - mưa rõ rệt. Mùa lũ thường xuất hiện vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 9. Lượng dòng chảy mùa lũ ở các sông khoảng 65 - 85% tổng lượng dòng chảy năm [4]. Vào mùa hè, khối nước nhạt đổ ra từ các cửa sông Cửu Long dưới tác động của gió mùa Tây Nam cũng di chuyển về vùng biển Bình Thuận - Ninh Thuận - Khánh Hoà [18]. Ngoài ra vùng ven bờ Bến Tre còn chịu tác động mạnh của tương tác sông - biển [21]. Các yếu tố kể trên ảnh hưởng đến sinh vật biển nói chung và khu hệ TVPD nói riêng. Mẫu TVPD được thu tại 5 điểm trong vùng cửa sông Hàm Luông, Bến Tre trong 2 đợt vào tháng 3/2015 và 5/2015. Sơ đồ vị trí thu mẫu được trình bày trong Hình 1. Hình 1. Sơ đồ vị trí điểm khảo sát thực vật phù du vùng cửa sông Hàm Luông, Bến Tre 5 km Bến Tre Bắc 1 2 3 4 5 46 2.2. Phương pháp thu mẫu và phân tích Mẫu định tính: Dùng lưới có đường kính miệng lưới 30 cm và kích thước mắt lưới 20 µm kéo từ gần đáy lên mặt và cố định bằng formaldehyde. Mẫu được nhuộm calcofluor-white để quan sát các Tảo hai roi. Sử dụng kính hiển vi quang học và kính hiển vi huỳnh quang, tương phản pha LEICA-DMLB ở các độ phóng đại khác nhau, để quan sát các loài. Sử dụng hệ thống phân loại của Van den Hoek [19] và các tài liệu chuyên ngành để định loại các loài [6], [10], [12], [14]. Mẫu định lượng: Thu mẫu ở tầng mặt bằng chai thu mẫu Niskin và cố định ngay bằng lugol trung tính. Mẫu được lắng trong các ống đong hình trụ có thể tích 1.000 mL, 100 mL, qua nhiều giai đoạn trong vòng 48 - 96 giờ. Đếm tế bào tảo dưới kính hiển vi quang học, riêng các tế bào Tảo hai roi được nhuộm bằng calcofluor nồng độ 0,5mg/mL và đếm số lượng dưới kính hiển vi huỳnh quang. Xác định mật độ tế bào theo phương pháp của Sournia (1978). Sử dụng buồng đếm Sedgewick-Rafter có thể tích 1 mL để đếm mẫu. 2.3. Tổng hợp và phân tích số liệu Số liệu định tính và định lượng tế bào TVPD, kích thước tế bào được nhập vào phần mềm PlanktonSys BioConsult AS 3.11 để tính toán sinh khối tế bào. Tên loài được chỉnh tên đồng vật (synonym) nhằm cập nhật và bổ sung danh mục thành phần loài trong khu vực. Phần mềm PRIMER v.6 được sử dụng cho các phân tích thống kê, vẽ đồ thị và tính toán chỉ số giống nhau về thành phần loài theo Bray-Curtis (SBray- Curtis), các chỉ số đa dạng sinh học như tổng số loài trong 1 mẫu (S), độ giàu có về loài (Margalef), độ đa dạng dựa trên sự đồng đều về sự phong phú giữa các loài (các chỉ số Simpson, Shannon-Wiener, Brillouin, Pielou) theo các công thức sau [3]: SBray-Curtis = 100 {1- ∑|nij-nik|)/∑(nij+nik)} Margalef: d = S-1 ln(n) 1-Simpson: D = ∑(ni/n) 2 Simpson: 1-D = 1- ∑(ni/n) 2 Shannon-Wiener: H’ = i i i- x P .log(P ) Pielou: J’ = H' logS Brillouin: HB = {lnn!-ln(ni!)}/n Trong đó S: tổng số loài trong 1 mẫu n = ∑xi: tổng số các cá thể trong 1 mẫu ni: Số cá thể của loài i trong 1 mẫu Pi= ni/n: tần suất của loài i trong 1 mẫu nij và nik: số cá thể của loài i trong mẫu j và trong mẫu k 3. Kết quả 3.1. Thành phần loài thực vật phù du Kết quả phân tích các mẫu thu tại 5 điểm trên mặt cắt cửa sông Hàm Luông, Bến Tre qua 2 đợt khảo sát cho thấy có 128 loài TVPD được ghi nhận với sự phong phú về loài của nhóm Tảo silic - Bacillariophyceae (94 loài), nhóm Tảo hai roi -Dinophyceae có 29 loài, các nhóm còn lại như Tảo lục - Chlorophyceae, Tảo xương cát - Dictyochophyceae, Vi khuẩn lam - Cyanobacteria chỉ có 1-2 loài (Hình 2). Nhóm Tảo silic luôn có số lượng loài nhiều nhất ở các điểm khảo sát (chiếm >72% số lượng loài ở từng điểm). Số lượng loài trong đợt thu mẫu tháng 5/2015 cao hơn so với đợt thu mẫu tháng 3/2015 ở 4/5 điểm. Chi Tảo silic Chaetoceros đa dạng về loài nhất với 19 loài được ghi nhận. 47 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Bến Tre 1 Bến Tre 2 Bến Tre 3 Bến Tre 4 Bến Tre 5 Bến Tre 1 Bến Tre 2 Bến Tre 3 Bến Tre 4 Bến Tre 5 T h á n g 3 .2 0 1 5 T h á n g 5 .2 0 1 5 Số lượng loài Tảo silic Tảo hai roi Tảo lục Tảo xương cát Vi khuẩn lam Hình 2. Số lượng loài của từng nhóm TVPD tại các điểm trên mặt cắt Bến Tre Tổng số loài trong mẫu định tính thu bằng lưới trong nghiên cứu này thấp hơn đáng kể so với 232 loài trong nghiên cứu trước đó ở 6 trạm với 6 chuyến khảo sát trong vùng biển Sóc Trăng - Bạc Liêu [10]. Điều này có thể giải thích do tần suất thu mẫu thưa và phạm vi thu mẫu tương đối hẹp của nghiên cứu này. Tuy nhiên, có thể thấy nhóm Tảo silic có độ phong phú về loài cao nhất trong nghiên cứu này cũng là đặc điểm chung của khu hệ TVPD được ghi nhận cho đến thời điểm này trong vùng biển ven bờ Nam Bộ Việt Nam [2], [5], [20], [8], [15]. 3.2. Sinh vật lượng thực vật phù du Mật độ tế bào đạt giá trị cao nhất trong tháng 3/2015 là 148,632 tb.L-1 (điểm 4) trong khi ở tháng 5/2015 là 71,381 tb.L-1 (điểm 5) đều do sự ưu thế của loài Skeletonema sp.. Mật độ tế bào trong đợt khảo sát tháng 3/2015 cao hơn so với tháng 5/2015 (Hình 3). Trong tháng 3/2015, loài Coscinodiscus sp. chiếm ưu thế về mật độ ở điểm 3 trong khi ở điểm 4 là loài Skeletonema sp. và điểm 5 là loài Asterionellopsis glacialis. Trong tháng 5/2015, loài Skeletonema sp. và các loài Tảo hai roi kích thước nhỏ có kích thước tế bào <20µm chiếm ưu thế ở tất cả 5 điểm khảo sát. Sinh khối carbon của tế bào TVPD phụ thuộc vào mật độ và kích thước của những loài ưu thế. Tuy loài Skeletonema sp. có mật độ cao nhưng do kích thước tế bào nhỏ nên không phải là loài có đóng góp lớn nhất trong sinh khối carbon ở các điểm khảo sát. Sinh khối TVPD ở điểm 5 là cao nhất ở cả 2 đợt khảo sát. Ở điểm 5 có sinh khối là 106,70 µgC.L-1 với sự ưu thế của 2 loài Tảo silic có kích thước tế bào lớn là Odontella sinensis v O. regia (tháng 3/2015) và 22,44 µgC.L-1 với sự ưu thế của 1 loài Tảo silic khác là Coscinodiscus sp. (tháng 5/2015) (Hình 3, 4). Phân tích ưu thế tích lũy trung bình theo điểm và theo tháng cho thấy, về mật độ thì loài Skeletonema sp. và các loài tảo hai roi kích thước nhỏ (kích thước tế bào <20µm) là những loài ưu thế chính trong khi về sinh khối thì loài Coscinodiscus sp. và các loài tảo hai roi kích thước nhỏ lại chiếm ưu thế chính (Bảng 1 và 2). 48 Hình 3. Mật độ tế bào và sinh khối carbon của TVPD ở 5 điểm khảo sát trong 2 đợt thu mẫu Bảng 1. Ưu thế tích lũy mật độ tế bào (%) trung bình của các loài theo điểm và theo tháng Tên loài Bến Tre 1 Bến Tre 2 Bến Tre 3 Bến Tre 4 Bến Tre 5 Thán g 3.2015 Tháng 5.2015 Asterionellopsis glacialis 10.21 Coscinodiscus jonesianus 0.78 0.54 0.34 Coscinodiscus radiatus 1.27 Coscinodiscus sp. 2.17 9.63 22.22 27.94 0.81 Cyclotella sp. 0.39 3.19 Cylindrotheca closterium 0.78 0.18 0.15 0.21 0.08 Chaetoceros abnormis 0.66 Chaetoceros diversus 3.07 Chaetoceros sp. 0.96 16.3 6.91 0.03 Tảo hai roi kích thước nhỏ (<20µm) 40.39 44.67 3.43 3.37 0.69 0.47 40.08 Dinophysis caudata 0.18 0.35 Diplopelta sp. 1.27 Diplopsalis sp. 0.78 1.69 0.57 Ditylum brightwellii 0.24 0.07 5.36 0.01 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 M ậ t đ ộ t ế b à o ( tb .L -1 ) 3.2015 5.2015 0 20 40 60 80 100 120 S in h k h o i c a rb o n ( µ g C .L -1 ) 3.2015 5.2015 49 Tên loài Bến Tre 1 Bến Tre 2 Bến Tre 3 Bến Tre 4 Bến Tre 5 Thán g 3.2015 Tháng 5.2015 Ditylum sol 0.24 4.34 Gonyaulax sp. 0.39 0.36 0.36 Guinardia flaccida 0.24 0.14 Hemiaulus hauckii 0.28 Lauderia annulata 1.91 Leptocylindrus danicus 0.25 Odontella mobiliensis 1.28 Odontella regia 0.24 0.07 0.21 0.01 Odontella rhombus 0.15 0.28 Planktoniella blanda 0.38 0.48 0.15 5.03 0.06 Pleurosigma sp. 0.78 Protoperidinium sp. 0.39 1.45 3.01 5.9 2.74 1.01 2.33 Pseudo-nitzschia sp. 3.53 1.93 1.71 0.28 1.62 Rhizosolenia setigera 0.36 1.13 0.48 0.59 5.21 0.27 Skeletonema sp. 50.98 47.02 75.15 60.16 51.39 18.17 49.7 Thalassionema frauenfeldii 0.78 0.36 16.91 14.44 3.43 3.96 2.83 Bảng 2. Ưu thế tích lũy sinh khối carbon (%) trung bình của các loài theo điểm và theo tháng Tên loài Bến Tre 1 Bến Tre 2 Bến Tre 3 Bến Tre 4 Bến Tre 5 Tháng 3.2015 Tháng 5.2015 Asterionellopsis glacialis 5.23 Bacillaria paxillifera 0.01 Ceratium furca 3.06 3.63 0.98 Coscinodiscus jonesianus 28.44 20.33 15.07 Coscinodiscus radiatus 12.2 50 Tên loài Bến Tre 1 Bến Tre 2 Bến Tre 3 Bến Tre 4 Bến Tre 5 Tháng 3.2015 Tháng 5.2015 Coscinodiscus sp. 10.16 37.23 65.01 31.8 3.93 Cyclotella sp. 2.29 8.4 Cylindrotheca closterium 1.41 0.39 0.2 0.18 0.24 Chaetoceros abnormis 0.16 Chaetoceros diversus 0.21 Chaetoceros sp. 0.14 1.76 0.38 0.01 Tảo hai roi kích thước nhỏ (<20µm) 48.83 31.78 7.5 1.98 0.3 0.1 47.2 Dinophysis caudata 1.89 3.23 Diplopelta spp. 4.61 Diplopsalis sp. 7.84 5.55 6.74 Ditylum brightwellii 1.55 0.36 13.14 0.07 Ditylum sol 2.14 14.25 Gonyaulax sp. 4 4.42 3.32 Guinardia flaccida 4.28 3.27 Lauderia annulata 1.84 Odontella mobiliensis 6.52 Odontella regia 15.62 3.64 1.8 0.72 Odontella rhombus 11.14 4.24 Planktoniella blanda 1.58 0.54 0.13 2.11 0.07 Pleurosigma spp. 1.22 Protoperidinium spp. 1.28 5.63 35.99 18.99 6.67 1.18 7.76 Pseudo-nitzschia sp. 1.47 0.79 0.53 0.05 0.73 Rhizosolenia setigera 2.12 20.31 3.48 3.62 7.31 1.66 Skeletonema sp. 3 3.31 16.28 3.5 2.26 0.39 3.4 Thalassionema frauenfeldii 0.23 0.09 18.33 4.2 0.75 0.53 0.85 51 Sự ưu thế về mật độ tế bào của một số loài quyết định sự đa dạng loài, cân bằng giữa các loài và tính ổn định của quần xã TVPD. Kết quả phân tích các chỉ số đa dạng sinh học của quần xã TVPD tại tầng mặt ở các điểm cho thấy về số lượng loài và độ giàu có về loài (chỉ số Margalef) tăng dần từ hướng các điểm gần bờ đến các điểm ở xa bờ. Nhìn chung, các chỉ số đa dạng loài như Shannon-Wiener, Brillouin, Pielou, Simpson ở điểm 5 là cao nhất và ở điểm 1 là thấp nhất (Hình 4, Bảng 3). Các chỉ số đa dạng sinh học trong tháng 5/2015 thấp hơn so với tháng 3/2015 là do 2 loài Skeletonema sp. và tảo hai roi kích thước nhỏ đã chiếm trung bình khoảng 90% mật độ tế bào tổng cộng trong vùng nghiên cứu trong tháng 5/2015, làm giảm độ đa dạng và cân bằng trong quần xã. Phân tích MDS-3D (Multi-Dimensional Scaling) trên ma trận chỉ số giống nhau Bray-Curtis thể hiện trong không gian 3 chiều thể hiện các điểm càng gần nhau thì mức độ giống nhau càng cao. Mức độ giống nhau về thành phần loài giữa các điểm và giữa 2 đợt khảo sát trên số liệu mật độ tế bào cho thấy thành phần loài giữa 2 đợt khảo sát khác nhau khá rõ (chỉ số khác nhau trung bình tháng là 90,66%). Trong tháng 5/2015, thành phần loài giữa các điểm 2, 3, 4 tương đối giống nhau với chỉ số giống nhau giữa các điểm là ≥ 65,20% trong khi điểm 5 khác nhiều so với các điểm còn lại với chỉ số giống nhau với các điểm khác đều ≤ 28,32% (Hình 5a). Trong khi đó, phân tích trên số liệu sinh khối carbon tế bào (Hình 5b) cho thấy đặc trưng tỷ lệ đóng góp của từng loài giữa 2 đợt khảo sát khác nhau khá rõ (chỉ số khác nhau trung bình tháng là 96,56%). Giá trị stress rất nhỏ (0,01) chứng tỏ sự khác nhau rõ rệt về đặc trưng về cấu trúc sinh vật lượng giữa các điểm và giữa 2 đợt khảo sát. 0 5 10 15 20 25 30 S ố l ư ợ n g l o à i 3.2015 5.2015 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 C h ỉ s ố M a rg a le f 3.2015 5.2015 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 C h ỉ s ố S h a n n o n -W ie n e r 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 C h ỉ s ố B ri ll o u in 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 C h ỉ s ố P ie lo u 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 C h ỉ s ố S im p s o n 0 5 10 15 20 25 30 S ố l ư ợ n g l o à i 3.2015 5.2015 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 C h ỉ s ố M a rg a le f 3.2015 5.2015 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 . . . C h ỉ s ố S h a n n o n -W ie n e r 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 C h ỉ s ố B ri ll o u in 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 C h ỉ s ố P ie lo u 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 C h ỉ s ố S im p s o n 52 a b 0 5 10 15 20 25 30 S ố l ư ợ n g l o à i 3.2015 5.2015 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 C h ỉ s ố M a rg a le f 3.2015 5.2015 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 C h ỉ s ố S h a n n o n -W ie n e r 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 C h ỉ s ố B ri ll o u in 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 C h ỉ s ố P ie lo u 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 C h ỉ s ố S im p s o n Hình 4. Các chỉ số đa dạng sinh học của quần xã TVPD ở 5 điểm trong 2 đợt khảo sát Bảng 3. So sánh các chỉ số quần xã giữa 2 đợt khảo sát 3/2015 (n=3) 5/2015 (n=3) Mật độ (tb.L-1) 37.397-148.632 7.913-71.381 Sinh khối (µgC.L-1) 42,33-106,70 4,65-22,44 Shannon 2,81-3,59 2,34-2,77 Pielou 0,58-0,82 0,50-0,60 Brillouin 1,94-2,49 1,61-1,92 Simpson 0,70-0,88 0,68-0,80 Hình 5. Phân tích MDS-3D (lặp lại 30 lần) về mức độ giống nhau về thành phần loài giữa các điểm và giữa 2 đợt khảo sát Ghi chú: Hình tròn - tháng 3/2015 và hình tam giác - tháng 5/2015. Số bên cạnh là điểm thu mẫu. 53 Bảng 4. So sánh số lượng loài TVPD theo tháng ở từng nhóm tảo của nghiên cứu này với vùng biển ven bờ Sóc Trăng - Bạc Liêu và cửa Cung Hầu, Trà Vinh Nhóm tảo / đợt khảo sát Ven bờ Bến Tre (5 điểm thu mẫu, nghiên cứu này, 2015) Sóc Trăng-Bạc Liêu (6 điểm thu mẫu, Mai Viết Văn và cs. 2012) Cửa Cung Hầu, Trà Vinh (9 điểm thu mẫu, Võ Hành & Phan Tấn Lượm, 2010) 3/2015 5/2015 Cả 2 đợt Mùa khô (Tháng 1, 3,11) Mùa mưa (Tháng 5,7,9) Cả năm Tháng 9/2008 và 3/2009 Tảo silic 71 76 94 133 145 173 101 Tảo hai roi 25 21 29 36 50 54 Tảo lục 2 1 2 2 2 2 Vi khuẩn lam 0 1 1 3 1 3 Tảo xương cát 1 2 2 Tổng cộng 99 101 128 174 198 232 4. Kết luận - Tổng số loài thực vật phù du được ghi nhận là 128 loài, trong đó các loài Tảo silic chiếm ưu thế về số lượng loài. - Các đặc trưng về thành phần loài phù hợp với một số nghiên cứu trước ở các vùng biển kế cận. - Số lượng loài, sinh vật lượng, cũng như các chỉ số đa dạng sinh học của quần xã TVPD ở các điểm gần khu vực cửa sông nhìn chung thấp hơn các trạm còn lại ở phía ngoài cửa sông. Các chỉ số này cũng khác nhau rõ rệt khi so sánh giữa 2 đợt khảo sát. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bombar D., P.H. Moisander, J.W. Dippner, R.A. Foster, M. Voss, B. Karfeld, J.P. Zehr (2011), “Distribution of diazotrophic microorganisms and nifH gene expression in the Mekong River plume during intermonsoon”, Marine Ecology Progress Series 424: 39-52. 2. Boonyapiwat S. (2001), “Species Composition, Abundance and Distribution of Phytoplankton in the Thermocline Layer in the South China Sea”, Proceedings of the SEAFDEC Seminar on Fisheries Resources in the South China Sea, Area IV: Vietnamese waters: 292-309. 3. Clarke K.R. & R.M. Warwick (2001), Change in marine communities: An approach to statistical and interpretation (2nd edition), Plymouth Marine Laboratory, UK. 4. Granéli E. & J.T. Turner (2006), “Ecology of harmful algae”, Ecological study 189, 415 pp. 5. Grosse J., D. Bombar, H. Doan-Nhu, L. Nguyen-Ngoc, M. Voss (2010), “The Mekong River plume fuels nitrogen fixation and determines phytoplankton species distribution in the South China Sea during low and high discharge season”, Limnology and Oceanography 55(4): 1668-1680. 6. Larsen J. & L. Nguyen-Ngoc (eds) (2004), Potentially toxic microalgae of Vietnamese waters, Opera Botanica, Copenhagen, 140: 216 pp. 54 7. Livingston R. (2005), “Restoration of aquatic systems”, CRC-Marine Science Series, 448pp. 8. Shamsudin L., K. Mohamad, S. Noraslizan, and M. Kasina (2001), “Nanoplankton Distribution and Abundance in the Vietnamese Waters of the South China Sea”, Proceedings of the SEAFDEC Seminar on Fisheries Resources in the South China Sea, Area IV: Vietnamese waters: 198-232. 9. Shirota A. (1966), The Plankton of South Vietnam. Fresh water and marine plankton, Colombo Plan Expert on Planktology: Faculty of Science, Saigon Univesity and the Oceanographic Institute of Nha Trang, Viet Nam, Overseas Technical Cooperation Agency, 462 pp. 10. Taylor F.J.R. (1976), “Dinoflagellates from the International Indian Ocean Expedition”, A report on material collected by the R. V., Anton Bruun 1963-1964, Stuttgart, Berlin. 11. Thorsten A., C.S, Dinh, K. Schmitt (2013), “Coastal Protection in the Lower Mekong Delta”, Shoreline Management Guidelines, 65pp. 12. Tomas C.R. (1999), Identifying Marine Phytoplankton, New York: Academic Press. Harcourt Brace & Company, 584pp. 13. Van den Hoek C., Mann D.G., Jahns H.M., (1996), Algae: An Introduction to Phycology, Cambridge University Press., 640 pages. 14. Trương Ngọc An (1993), Tảo silic phù du biển Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 315 trang. 15. Võ Hành & Phan Tấn Lượm (2010), “Đa dạng Tảo silic ở bãi tôm cửa Cung Hầu (sông Tiền Giang) tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Khoa học ĐH QGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26: 154-160. 16. Nguyen Van Khoi, Nguyen Cho, Nguyen Ngoc Lam (1995), “Review of studies on Plankton in the sea waters of Vietnam during 70 years, 1924-1994”, Collection of Marine Research Works VI: 81-90. 17. Lê Đình Mầu, Bùi Hồng Long, Thomas Polhmann, Nguyễn Kim Vinh, Hartmut Hein (2013), “Những đặc trưng hải dương học chính tại vùng biển nam Việt Nam”, Tuyển tập Nghiên cứu biển XIX: 27-35. 18. Nguyễn Thanh Sơn & Trịnh Phùng (1979), “Về các kiểu bờ biển Việt Nam”, Tuyển tập Nghiên cứu biển I (2): 103-113. 19. Đặng Ngọc Thanh (2001), Báo cáo tổng kết các chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước (1977-2000), Phần I: Chương trình biển Thuận Hải - Minh Hải (1977- 1980), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Mai Viết Văn, Trần Đắc Định, Nguyễn Anh Tuân (2012), “Thành phần loài và mật độ sinh vật phù du phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 23a: 89-99. 21. Viện Hải dương học (1997), Nghiên cứu những đặc trưng tương tác biển sông vùng cửa sông Tiền, Báo cáo khoa học, 165 trang. Ngày nhận bài: 07/08/2015 Biên tập xong: 15/01/2016 Duyệt đăng: 20/01/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_2758_2221495.pdf