Tài liệu Cấu trúc giới trong gia đình và cộng đồng ở nông thôn tỉnh Tiền Giang: 618
CẤU TRÚC GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Ở NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG
ThS. Trần Khánh Hưng
TÓM TẮT
Quan hệ giới trong gia đình là chủ đề được quan tâm nghiên cứu đặc biệt
trong lĩnh vực xã hội học và nhân học. Một dòng phân tích quan trọng trong
chủ đề này là nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng tồn tại khá dai dẳng giữa vợ và
chồng trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Với việc khảo sát mối quan hệ giới
trong gia đình nông hộ ở ba xã thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (gồm 240
bản hỏi đại trà, 10 cuộc phỏng vấn sâu và một cuộc thảo luận nhóm được thực
hiện năm 2014 và 2015), bài viết lập luận rằng (1) mối quan hệ giới trong các
trường hợp khảo sát là sự đối ngẫu các đặc tính xã hội của nam giới và nữ giới.
(2) Sự đối ngẫu ở cấp độ nông hộ là cơ sở tạo nên diện mạo về giới của cộng
đồng nông thôn tỉnh Tiền Giang. (3) Sự đối ngẫu này không phải là một cấu
trúc cố định mà có những chuyển biến qua thời gian. Về phương pháp, bài viết
cũng hàm ý rằng mối quan hệ...
26 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cấu trúc giới trong gia đình và cộng đồng ở nông thôn tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
618
CẤU TRÚC GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Ở NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG
ThS. Trần Khánh Hưng
TÓM TẮT
Quan hệ giới trong gia đình là chủ đề được quan tâm nghiên cứu đặc biệt
trong lĩnh vực xã hội học và nhân học. Một dòng phân tích quan trọng trong
chủ đề này là nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng tồn tại khá dai dẳng giữa vợ và
chồng trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Với việc khảo sát mối quan hệ giới
trong gia đình nông hộ ở ba xã thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (gồm 240
bản hỏi đại trà, 10 cuộc phỏng vấn sâu và một cuộc thảo luận nhóm được thực
hiện năm 2014 và 2015), bài viết lập luận rằng (1) mối quan hệ giới trong các
trường hợp khảo sát là sự đối ngẫu các đặc tính xã hội của nam giới và nữ giới.
(2) Sự đối ngẫu ở cấp độ nông hộ là cơ sở tạo nên diện mạo về giới của cộng
đồng nông thôn tỉnh Tiền Giang. (3) Sự đối ngẫu này không phải là một cấu
trúc cố định mà có những chuyển biến qua thời gian. Về phương pháp, bài viết
cũng hàm ý rằng mối quan hệ giới có thể được hiểu tốt hơn bằng cách mở rộng
phân tích ra các lãnh địa khác bên ngoài phạm vi gia đình.
Từ khóa: cấu trúc giới, nông hộ, cộng đồng nông thôn.
1. Giới thiệu
Gia đình thường là đối tượng được quan tâm đặc biệt trong việc nghiên
cứu xã hội dù với tư cách một định chế hay một đơn vị phân tích. Trong đó,
mối quan hệ theo chiều ngang của vợ-chồng và theo chiều dọc giữa các thế hệ
được xem là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của gia đình. Khi xem xét các quan
hệ này theo góc độ giới, người ta thường đặt trọng tâm vào mối tương quan
giữa vai trò của người chồng và người vợ. Ở Việt Nam, một cách tiếp cận khá
phổ biến và quan trọng đối với chủ đề này là nhấn mạnh đến tính bất bình đẳng
trong vai trò của cả hai mà phần ưu thế thường nghiêng về phía người chồng.
Việc quy giản mối quan hệ giữa vợ-chồng thành chỉ còn giữa nữ giới-nam giới
tuy một mặt giúp nhấn mạnh khía cạnh giới trong phân tích, nhưng mặt khác có
khả năng đưa đến việc xem xét hai vai trò này như hai thái cực đối lập, thậm
chí mâu thuẫn nhau; tức là nhìn các vai trò như thể rất cố định và có tính cấp
bậc. Ngoài ra, vì định chế gia đình gần như có tính phổ quát nên việc quá tập
619
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
trung vào phạm vi gia đình khi phân tích mối quan hệ vợ-chồng có thể làm mờ
đi những hệ quả về phương diện cộng đồng do mối quan hệ này tạo ra (hoặc
ngược lại, những yếu tố cộng đồng định hình trở lại mối quan hệ vợ-chồng
trong gia đình).
Bài viết này là một sự nỗ lực nhằm bổ khuyết hai vấn đề trên. Dữ liệu
của bài viết bao gồm các thông tin từ bản hỏi đại trà và phỏng vấn sâu được
thực hiện tại ba xã nông nghiệp Phú Nhuận, Mỹ Thành Bắc và Phú Cường
thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vào năm 2014 và 20151. Qua các trường
hợp được khảo sát, bài viết lập luận bước đầu rằng (1) mối quan hệ giới trong
gia đình nông hộ tỉnh Tiền Giang là sự đối ngẫu các đặc tính xã hội của nam
giới và nữ giới. (2) Sự đối ngẫu ở cấp độ nông hộ là cơ sở tạo nên diện mạo về
giới của cộng đồng nông thôn tỉnh Tiền Giang. (3) Tuy nhiên, sự đối ngẫu này
không phải là một cấu trúc cố định mà có những biến chuyển qua thời gian.
2. Vài nét chính trong việc nghiên cứu mối quan hệ giới trong gia
đình ở Việt Nam thời gian qua
Trong khoảng 10 năm trở lại đây (2006-2016), mối quan hệ giới trong
gia đình được nghiên cứu bài bản với nhiều cuộc khảo sát ở cấp độ địa phương
hoặc có quy mô trên bình diện cả nước. Một trong những câu hỏi được quan
tâm xuyên suốt là có hay không sự bất bình đẳng giới trong gia đình ở Việt
Nam. Nhiều công trình chia sẻ quan niệm về bình đẳng giới như là sự ngang
nhau giữa vợ và chồng về tiếng nói và quyền quyết định đối với những công
việc của gia đình (Vũ Thị Cúc, 2007; Đỗ Thị Lệ Hằng, 2008; Trần Thị Cẩm
Nhung, 2009; Vũ Thị Thanh, 2009; Lê Thị Hồng Hải, Phạm Thanh Vân, 2012;
Lê Thị Thục, 2014) hay theo cách gọi khác là “làm chủ gia đình” (Lê Ngọc
Văn, 2008; Lê Thi, 2009). Dù có nhiều tranh luận nhưng phần lớn các cuộc
khảo sát cho rằng có tình trạng bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng với phần
ưu thế nghiêng về người chồng, nhưng tình trạng này đang có xu hướng được
cải thiện với việc phụ nữ tham gia ngày càng nhiều và dần trở thành một trụ cột
trong các hoạt động quan trọng của gia đình.
1 Tác giả bài viết trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Hữu Quang, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu
“Nhận diện những mô thức ứng xử kinh tế của nông hộ châu thổ sông Cửu Long ngày nay” do Quỹ
Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ (mã số I3.1-2012.13), đã cho phép
tác giả sử dụng một phần dữ liệu của đề tài để phân tích trong bài viết này.
620
Cụ thể, mối quan hệ vợ-chồng thường được khảo sát theo ba tiêu chí có
liên quan trực tiếp đến đời sống gia đình. Thứ nhất, sự phân công lao động dù
vẫn còn phản ánh những khuôn mẫu truyền thống nhưng đã ngày càng bình
đẳng hơn, thể hiện qua việc ranh giới phân định công việc giữa vợ và chồng đã
không còn thật đậm nét (Lê Thị Thục 2014; Vũ Thị Thanh 2009; Lê Thi 2009).
Thứ hai, việc đứng tên các tài sản quan trọng như bất động sản chủ yếu là nam
giới đã làm hạn chế quyền quyết định của phụ nữ đối với những tài sản có giá
trị trong nhà, từ đó làm giảm tiếng nói của họ trong gia đình (Trần Thị Hồng
2009; Trần Thị Cẩm Nhung 2009; Trần Thị Hồng 2009; Lê Thị Hồng Hải,
Nguyễn Hữu Minh, An Thanh Ly 2012). Thứ ba, về mức đóng góp kinh tế cho
gia đình, nhiều công trình cho thấy cả vợ và chồng đều tham gia tạo thu nhập
cho gia đình (Trần Thị Vân Anh 2007; Đỗ Thị Lệ Hằng 2008; Lê Ngọc Văn
2008; Trần Thị Anh Thư 2010; Trần Thị Vân Anh 2007; Đỗ Thị Lệ Hằng
2008). Dù có sự khác biệt trong nhận định các yếu tố tác động nhưng những
công trình này gần như xem việc cải thiện mức đóng góp thu nhập cho phụ nữ
là nền tảng để nâng cao vị thế của họ trong gia đình.
Phần tổng quan mang tính sơ lược trên đây cho thấy khi khảo sát mối
quan hệ giới trong gia đình ở Việt Nam, các công trình được dẫn ra chủ yếu tập
trung khảo sát một số phương diện trong phạm vi đời sống gia đình, rồi xem xét
tương quan giữa những phương diện này với các tiêu chí về nhân khẩu học.
Trong khuôn khổ đánh giá về sự bất bình đẳng giới, dù đa phần không đề cập
nhưng các công trình trên có khuynh hướng tiếp cận vấn đề theo thuyết phân bổ
nguồn lực tương đối (relative resource theory), với luận điểm chủ yếu là người
có đóng góp nguồn lực nhiều hơn, bao gồm trình độ học vấn, thu nhập, uy tín
và loại nghề nghiệp, thường là người có quyền quyết định trong công việc gia
đình và từ đó sẽ trội hơn trong tương quan quyền lực với những người còn lại
(Trần Thị Cẩm Nhung 2009: 32).
Cách tiếp cận phân bố nguồn lực tương đối về cơ bản đã giúp ích rất
nhiều để trả lời cho câu hỏi có hay không sự bất bình đẳng giới trong mối quan
hệ vợ-chồng trong gia đình. Tuy nhiên, với thao tác so sánh, cách tiếp cận này
có nguy cơ quy giản mối quan hệ vợ-chồng thành hai cực cố định và đối lập
nhau. Về mặt lý thuyết, cách tiếp cận phân bổ nguồn lực tương đối sẽ hoàn
thiện hơn khi được bổ sung thêm cách nhìn về vai trò giới cũng như tính đến
các “tư tưởng về giới” với tư cách là những yếu tố văn hóa của cộng đồng (Trần
Thị Cẩm Nhung 2009: 33). Bởi nếu không, những nhận định của người nghiên
621
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
cứu hoàn toàn độc lập với các quan niệm chung của cộng đồng, như việc người
dân không nhận thấy tình trạng “bất bình đẳng giới” (Lê Thị Thục 2014: 23)
hay “bạo hành gia đình” (Trần Thị Anh Thư 2010: 84) mà họ được cho là đang
sống trong đó (xem thêm Trần Hạnh Minh Phương 2016). Việc xem xét các yếu
tố văn hóa dẫn đến hệ quả về phương pháp là cấp độ phân tích cần được mở
rộng từ gia đình ra cộng đồng. Bởi một vài yếu tố có thể có tương quan mạnh
với quan hệ giới ở cấp độ gia đình nhưng lại không có vai trò đáng kể ở cấp độ
cộng đồng (xem thêm Hoàng Bá Thịnh 2009); cũng như các quan hệ giới trong
gia đình có thể chịu sự quy định từ những quan niệm mang tính cấu trúc về giới
của cộng đồng (Silvasti 2003; dẫn theo Phạm Văn Bích 2011). Như thế, việc
xem xét thêm các yếu tố văn hóa cũng như lồng ghép hai cấp độ phân tích gia
đình và cộng đồng là một công việc có ý nghĩa, hứa hẹn mang lại những cách
nhìn khác về mối quan hệ giới trong gia đình ở Việt Nam.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Bài viết này được thực hiện dựa vào việc khảo sát đời sống nông hộ tại
ba địa bàn thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, bao gồm ấp Phú Thuận - xã
Phú Nhuận, ấp 2 - xã Mỹ Thạnh Bắc và ấp 5 - xã Phú Cường1. Ở cả ba địa
phương này, trồng trọt là ngành kinh tế chính, trong đó lúa là cây trồng phổ
biến nhất. Ngoài ra cây màu cũng là loại cây trồng quan trọng mang lại thu
nhập cho các nông hộ, nhất là dưa hấu. Với nông nghiệp là ngành kinh tế chủ
đạo, địa phận của ba địa phương này hoặc được bao quanh, hoặc bị chia cắt bởi
các con sông và kênh. Ấp 2 - xã Mỹ Thành Bắc và ấp Phú Thuận - xã Phú
Nhuận là địa bàn có mức độ chuyên canh cây lúa cao, trong khi ấp 5 - xã Phú
Cường có mức độ trồng màu tương đối nhiều. Do mức độ chuyên canh cây lúa
và cây màu khác nhau nên mức độ phát triển kinh tế của ba địa bàn cũng khác
nhau; xã Phú Cường là địa phương khá hơn về kinh tế, kế đến là xã Phú Nhuận
và sau cùng là xã Mỹ Thành Bắc.
Các dữ liệu trong bài viết này được thu thập chủ yếu qua ba kĩ thuật
chính là điều tra bản hỏi đại trà, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Việc điều
tra bản hỏi đại trà được tiến hành vào tháng 9/2014, khoảng đầu vụ Đông-Xuân.
Ở ba địa bàn này, 240 hộ đã được chọn theo nguyên tắc xác suất dựa theo danh
1 Dân cư của các địa bàn được chọn hầu hết là người Việt nhằm kiểm soát biến số tộc người
trong quá trình phân tích. Diện tích ruộng đất của mỗi hộ tương đối nhỏ, việc luân canh cây lúa và
màu tương đối phổ biến, cũng như việc hợp tác sản xuất giữa các hộ mang tính tự phát và phần nào
còn gắn với cấu trúc cộng đồng (như bài viết này cố gắng chỉ ra).
622
sách dân cư của địa phương (mỗi địa bàn 80 hộ). Người thay mặt gia đình
(không phải toàn bộ là chủ hộ) tham gia trả lời bản hỏi gồm 143 nam và 97 nữ,
hầu hết đã lập gia đình và đang sống cùng vợ hoặc chồng mình (220 người). Đa
phần các hộ sống nhờ vào nghề nông (197 hộ, chiếm 82%). Bên cạnh đó, tác
giả bài viết cũng sử dụng tư liệu từ 10 cuộc phỏng vấn sâu và một cuộc thảo
luận nhóm nam giới được thực hiện vào tháng 12/2014. Các mẫu phỏng vấn sâu
được chọn ra có chủ đích từ mẫu khảo sát đại trà tùy theo đặc điểm của hộ, bao
gồm 2 nữ và 8 nam1. Việc phỏng vấn sâu cũng bao gồm kỹ thuật phỏng vấn hồi
cố về những chi tiết liên quan đến lịch sử cộng đồng. Tên của những người này
đã được thay bằng tên giả trong bài viết, nhưng các thông tin về nhân khẩu là
xác thực để hỗ trợ cho việc phân tích. Kĩ thuật thảo luận nhóm được tiến hành ở
ấp Phú Thuận - xã Phú Nhuận, gồm 5 người, là những người có ruộng liền kề
nhau và cùng liên kết sản xuất với nhau2. Do hộ trồng lúa trong tổng mẫu khảo
sát đại trà cũng như phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm chiếm số lượng lớn nên
việc phân tích trong bài được đặt trọng tâm vào những hộ này.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Ba phạm vi phân tích được gợi ý từ thao tác phân tích nhân tố
các mệnh đề
Như đã chỉ ra ở trên, việc khảo sát mối quan hệ giới trong gia đình cần
được liên hệ với các yếu tố văn hóa vốn là nguồn cung cấp ý nghĩa và cũng là
không gian cho các thực hành về giới. Trong bài viết này, để xác định các yếu
tố văn hóa có ảnh hưởng đến đời sống của các cộng đồng được khảo sát, chúng
tôi đã tiến hành phân tích nhân tố đối với kết quả trả lời 28 mệnh đề trong bản
khảo sát đại trà có liên quan đến quan niệm về kinh tế và đời sống nông thôn3.
1 Mẫu phỏng vấn sâu ban đầu được chọn theo tiêu chí đặc điểm hộ gia đình, nhưng để ngỏ
việc ai trong hộ sẽ tham gia trả lời phỏng vấn, việc này tùy vào hoàn cảnh và cách sắp xếp công việc
của mỗi nhà. Kết quả là nam giới luôn là người thay mặt gia đình để tiếp phỏng vấn viên. Dù họ đi
vắng, chỉ có vợ ở nhà thì họ cũng được gọi về để trả lời. Hai trường hợp nữ trên đây có một người
góa chồng, còn một người có chồng đi làm xa vài ngày mới về nhà một lần. Đây là một chi tiết thú vị
và quan trọng cho thấy phần nào cấu trúc giới ở ba cộng đồng được khảo sát.
2 Đáng tiếc chúng tôi đã không tổ chức một cuộc thảo luận nhóm cho nữ giới như là nhóm
đối chứng. Khuyết điểm này phần nào được khắc phục bằng cách tận dụng các cuộc phỏng vấn sâu nữ
giới và những cuộc trò chuyện với người dân tại địa bàn trong các đợt khảo sát.
3 Mỗi mệnh đề có ba lựa chọn trả lời là “không đồng ý”, “không ý kiến” và “đồng ý”. Các
mệnh đề này trước tiên được kiểm tra độ tin cậy bằng cách tính hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể
623
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Các mệnh đề này tuy không thể phản ánh toàn bộ các khía cạnh của đời sống
nông thôn và chỉ là quan điểm của người trả lời, nhưng cũng gợi ra một số
phương diện có ý nghĩa đối với các cộng đồng được khảo sát. Chúng tôi nhận
thấy có ba nhân tố nổi bật nằm bên dưới các câu trả lời mà chúng tôi tạm gọi
tên là quan niệm trọng nam, tính cố kết trong dòng họ-cộng đồng và niềm tin
vào số phận. Cụ thể, nhân tố quan niệm trọng nam gồm các mệnh đề: nên để
đàn ông quyết định hầu hết các công việc trong gia đình, người vợ phải phục
tùng người chồng, phụ nữ không giỏi kinh doanh bằng nam giới, nếu vợ không
nghe lời thì chồng có thể đánh vợ. Nhân tố cố kết trong dòng họ-cộng đồng
gồm các mệnh đề: nên cưới hỏi với người cùng xã, cần có sự đồng ý của người
trưởng họ đối với việc cưới gả trong gia đình, nên hợp tác làm ăn với người
cùng dòng họ. Nhân tố niềm tin vào số phận gồm các mệnh đề: thành công hay
thất bại là do số may rủi, giàu nghèo là do số phận, cần phải coi ngày và cúng
kiếng để ăn nên làm ra (xem Bảng 1). Ba nhân tố này có thể được quy chiếu
đến các chiều kích xã hội vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau là gia đình
(quan niệm trọng nam), dòng họ-cộng đồng (tính cố kết trong dòng họ-cộng
đồng) và đời sống tâm linh (niềm tin vào số phận). Theo đó, việc xem xét mối
quan hệ giới gắn với các yếu tố văn hóa trong trường hợp này có nghĩa là đặt
mối quan hệ giới trong các địa hạt phân tích vốn có ý nghĩa với đời sống ở
nông thôn là gia đình, dòng họ-cộng đồng và đời sống tâm linh. Đồng thời, việc
cần làm tiếp theo là tìm xem các đặc trưng trong mối quan hệ giới ở các chiều
kích xã hội này có liên hệ gì với nhau; và nếu các đặc trưng ấy có sự tương
đồng và chi phối lẫn nhau thì có thể đặt ra giả thuyết về tính cấu trúc trong mối
quan hệ giới ở các địa bàn được khảo sát.
Ngoài ra, tỉ lệ lựa chọn ở các mệnh đề phân theo giới tính cũng cung cấp
một số gợi ý cho việc phân tích (xem bảng 2). Với nhân tố đầu tiên, cả hai
nhóm nam và nữ đều có sự phân cực đối với quan niệm về quyền quyết định
các mệnh đề, cũng như giữa từng mệnh đề với tổng thể. Kết quả có 15 mệnh đề đảm bảo đủ độ tin cậy
(có điểm lớn hơn 0,3) để đưa vào phân tích nhân tố với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,828. Thao tác
phân tích nhân tố được thực hiện hai lần. Ở mỗi lần, những mệnh đề có hệ số tải nhân tố (factor’s
loading) dưới 0,5 sẽ được loại ra. (Trong lần phân tích nhân tố đầu tiên, mệnh đề m8: “Thành công
hay thất bại là do số may rủi của mỗi người” với hệ số tải nhân tố là 0,498 vẫn được giữ lại). Kết quả
phân tích nhân tố còn lại mười mệnh đề, được nhóm thành ba nhân tố, đảm bảo điều kiện về hệ số tải
nhân tố và sự thích hợp của thao tác phân tích nhân tố (hệ số KMO) là 0,826. Do ở kết quả ban đầu,
các mệnh đề chỉ tập trung vào một nhân tố nên chúng tôi đã tiến hành xoay trục (Varimax with Kaiser
Normalization) để có ba nhân tố với các mệnh đề được phân bố đồng đều hơn và phân tích dựa trên
kết quả xoay trục này.
624
của nam giới trong nhà (m23). Trên thực tế, như sẽ được phân tích dưới đây,
quyền quyết định này không tập trung ở người chồng hay người vợ mà đa số là
cả hai cùng bàn bạc và ra quyết định, dù ở một vài lĩnh vực, vai trò của nười
chồng có phần chiếm ưu thế hơn. Ở hai mệnh đề tiếp theo là người vợ phải
phục tùng chồng (m17) và nữ giới không giỏi kinh doanh bằng nam giới (m21),
nhóm nữ tỏ ra là những người bảo lưu quan niệm trọng nam nhiều hơn khi có tỉ
lệ đồng ý cao hơn. Cuối cùng, cả hai nhóm cùng không đồng tình về việc chồng
có quyền đánh vợ (m25) như là biểu hiện rõ nhất của bạo lực gia đình. Với
nhân tố thứ hai, đa số ở cả hai nhóm đều không đồng ý với việc chỉ nên cưới
hỏi với người cùng xã (m5); trong khi lại có sự phân cực với quan niệm chỉ nên
hợp tác làm ăn với người cùng dòng họ (m10); cũng như phần lớn cho rằng cần
có sự đồng ý của trưởng họ với việc cưới gả trong gia đình (m13). Như thế, tính
cố kết dòng họ dường như nhấn mạnh đến quan hệ huyết thống hơn là quan hệ
hôn nhân, và quan hệ dòng họ cũng là cơ sở cho việc hợp tác làm ăn trong cộng
đồng. Còn đối với nhân tố niềm tin vào số phận (m1, m8, m18), tỉ lệ đồng ý của
cả nam và nữ đều quá bán. Điều này cho thấy đời sống tâm linh là một phương
diện tương đối quan trọng trong đời sống của các cộng đồng nông thôn.
Bảng 1. Các nhân tốnổi bật trong đời sống của các cộng đồng nông thôn
tỉnh Tiền Giang
Nhân tố:
Nội dung các mệnh đề
Qu
an niệm
trọng
nam
Tính
cố kết dòng
họ-cộng
đồng
Ni
ềm tin
vào số
phận
m23. Hầu hết những quyết định trong gia đình
nên để đàn ông quyết định
,86
0
m17. Người vợ lúc nào cũng phải phục tùng
người chồng
,68
4
m21. Phụ nữ thường không giỏi kinh doanh
bằng nam giới
,58
1
m25. Nếu vợ không biết nghe lời chồng thì
không nên trách chồng đánh vợ
,53
4
625
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
m5. Nên cưới hỏi với người cùng xã hơn là
với người ngoài
,735
m13. Việc cưới gả trong gia đình cần phải
được sự đồng ý của người trưởng họ (trưởng tộc)
,717
m10. Trong công việc làm ăn, chỉ nên hợp tác
với người trong cùng dòng họ
,568
m8. Thành công hay thất bại là do số may rủi
của mỗi người
,7
81
m1. Giàu nghèo là do số phận
,7
66
m18. Phải biết coi ngày và cúng kiếng thì mới
ăn nên làm ra
,5
95
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý từ số liệu khảo sát năm 2014.
Bảng 2. Tỉ lệ lựa chọn phân theo giới tính ở các mệnh đề của ba nhân tố
(đơn vị: %)
Kh
ông đồng
ý
Kh
ông ý
kiến
Đồ
ng ý
m23. Hầu hết những quyết định trong
gia đình nên để đàn ông quyết định
n
am
n
ữ
44,
8
47,
4
0,7
1,0
54,
5
51,
5
m17. Người vợ lúc nào cũng phải phục
tùng người chồng
n
am
n
ữ
51,
7
36,
1
2,8
2,1
45,
5
61,
9
626
m21. Phụ nữ thường không giỏi kinh
doanh bằng nam giới
n
am
n
ữ
61,
5
44,
3
6,3
7,2
32,
2
48,
5
m25. Nếu vợ không biết nghe lời chồng
thì không nên trách chồng đánh vợ
n
am
n
ữ
71,
3
61,
9
4,9
3,1
23,
8
35,
1
m5. Nên cưới hỏi với người cùng xã
hơn là với người ngoài
n
am
n
ữ
76,
2
69,
1
8,4
10,
3
15,
4
20,
6
m13. Việc cưới gả trong gia đình cần
phải được sự đồng ý của người trưởng họ
(trưởng tộc)
n
am
n
ữ
37,
1
33,
0
3,5
6,2
59,
4
60,
8
m10. Trong công việc làm ăn, chỉ nên
hợp tác với người trong cùng dòng họ
n
am
n
ữ
49,
0
41,
2
2,8
9,3
48,
3
49,
5
m1. Giàu nghèo là do số phận
n
am
n
ữ
39,
2
27,
8
2,8
0,0
58,
0
72,
2
m8. Thành công hay thất bại là do số
may rủi của mỗi người
n
am
n
ữ
26,
6
14,
4
4,9
2,1
68,
5
83,
5
627
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
m18. Phải biết coi ngày và cúng kiếng
thì mới ăn nên làm ra
n
am
n
ữ
32,
9
17,
5
4,9
7,2
62,
2
75,
3
Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014.
4.2. Mối quan hệ giới trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp ở khu vực
nông thôn
Tại ba địa bàn khảo sát, sản xuất nông nghiệp được xem là sinh kế chủ.
Đời sống kinh tế của nông hộ chủ yếu xoay quanh việc trồng lúa, hoa màu và
làm thuê nông nghiệp. Mỗi năm các nông hộ canh tác ba vụ, có thể hoàn toàn
trồng lúa hoặc có xen canh cây màu. Sự đặc thù trong sinh kế của nông hộ như
thế có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giới xét ở ba phạm vi gia đình,
dòng họ-cộng đồng và đời sống tâm linh. Thông qua các số liệu thống kê và
trường hợp phỏng vấn sâu, phần này của bài viết phác họa một vài phương diện
cơ bản của mối quan hệ giới đặt trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp.
4.2.1. Mối quan hệ giới trong phạm vi gia đình
Đối với các nông hộ, quá trình sản xuất nông nghiệp gồm nhiều công
việc cần phải được thực hiện hàng ngày. Ở từng khâu và loại hình công việc,
các thành viên trong gia đình có sự phân công lao động với nhau, trong đó có
tính đến khía cạnh giới. Nhìn chung, khi xem xét mức độ tham gia vào một số
hoạt động sản xuất nông nghiệp cơ bản của gia đình, nam giới có phần chiếm
ưu thế hơn so với nữ giới. Cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt, nam giới nổi trội ở
hầu hết các khâu như làm đất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng, rải phân, phun
thuốc, thu hoạch, với tỉ lệ chênh lệch ít nhất gần gấp đôi so với nữ giới. Thậm
chí, ở những khâu cần phải thuê mướn máy móc như làm đất và thu hoạch, tỉ lệ
thuê mướn cũng nổi trội hơn so với sự tham gia của lao động nữ. Nữ giới chỉ
thực sự nổi bật trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với các hoạt động
hỗ trợ cho việc trồng trọt và chăn nuôi như vay vốn, bán sản phẩm, mua giống
và vật tư, nam giới vẫn là người thực hiện nhiều hơn (xem Biểu đồ 1). Trên
thực tế, gần 2/3 số nữ giới (207 trên 312 nhân khẩu đang lao động) của tất cả
các hộ được khảo sát xem sản xuất nông nghiệp là nghề chính của mình. Số còn
lại ngoài làm nội trợ thì tham gia vào các công việc phi nông nghiệp, như làm
628
công nhân, buôn bán nhỏ tại nhà (thường là bán tạp hóa), làm tiểu thủ công
nghiệp như nấu rượu, may tụng, lột vỏ hạt điều. Trong đó, nội trợ và tiểu thủ
công nghiệp là hai hoạt động nổi trội hơn rất nhiều so với nam giới. Ở đây, mức
độ tham gia vào các hoạt động kinh tế trong gia đình giữa nam và nữ chưa thể
nói lên tính chất bất bình đẳng giới, bởi họ đảm trách những công việc khác
nhau góp phần tạo thu nhập cho hộ.
Hơn nữa, khi xem xét quyền quyết định một số công việc trong gia đình -
tiêu chí được xem là biểu hiện trực tiếp cho sự (bất) bình đẳng giới - bao gồm
việc làm ăn, mua sắm đồ đạc, việc học hành của con cái và giao tế trong gia
đình-họ hàng, kết quả thu được là số hộ mà cả hai vợ chồng cùng quyết định
luôn chiếm tỉ lệ quá bán. Còn đối với những hộ mà có chỉ vợ hoặc chồng quyết
định thì có sự phân công khá rõ ràng về lĩnh vực. Trong phần đông số nông hộ,
người chồng sẽ quyết định công việc làm ăn cũng như giao tế trong gia đình-họ
hàng. Còn người vợ phần nhiều sẽ lo việc học hành của con cái. Số hộ có chồng
hoặc vợ quyết định việc mua sắm đồ đạc trong nhà là như nhau. Nam giới chỉ
thực sự nổi bật trong việc giao tế với cộng đồng bên ngoài và là tỉ lệ cao nhất ở
lựa chọn “chủ yếu là chồng” quyết định, chiếm 42% (xem Biểu đồ 2). Điều này
dường như phù hợp với thái độ của nhóm nam và nữ khi được hỏi về quyền
quyết định của nam giới trong gia đình cũng như việc vợ phải phục tùng chồng
(xem lại Bảng 2).
Ngoài việc đánh giá sự bình đẳng giới trong nông hộ, có thể điều đáng
quan tâm ở đây là dường như có ranh giới nào đó ngăn cách nữ giới với lĩnh
vực trồng trọt, ngay cả khi họ bị đặt vào tình huống phải đảm nhận công việc
đồng áng. Sự ngăn cách này ít nhiều có liên hệ với nhân tố quan niệm trọng
nam trong phạm vi gia đình. Ngoài các số liệu thống kê, có thể nhận biết điều
này rõ hơn qua một trường hợp đặc biệt là bà Đào (sinh năm 1956, xã Mỹ
Thành Bắc). Chồng bà mất sớm, hiện bà phải nuôi hai người con gái đang đi
học và mẹ chồng đã lớn tuổi. Cuộc sống của gia đình phụ thuộc vào sáu công
ruộng và việc nấu rượu của bà. Do nhà không có nam giới nên bà đã nhờ những
người anh em trai của mình đỡ đần công việc trồng lúa. Người em trai út sống
gần nhà bà thường giúp bà sạ lúa và ngủ lại ruộng để canh chừng thóc giống
sau khi sạ, vì những công việc này có phần nặng nhọc và bất tiện với bà. Còn
người em rể thứ tư sống ở xã bên cạnh giúp tư vấn cho bà việc phun thuốc và
cũng nhờ người này mà bà biết cách bón phân. Hiện tại, mỗi lần cần phun thuốc
hay bón phân, bà đều hỏi ý kiến người em này. Với các khâu như làm đất và thu
629
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
hoạch, bà đều thuê mướn máy móc theo thỏa thuận với những hộ có ruộng gần
kề. Thỉnh thoảng bà cũng thuê mướn nhân công để phun thuốc và sạ lúa. Dù có
hoàn cảnh đặc biệt nhưng trường hợp bà Đào lại phản ánh một mẫu hình phổ
biến ở địa phương rằng nam giới luôn là người chiếm ưu thế trong lĩnh vực
trồng trọt. Hai người em của bà có thể đại diện cho hai kiểu diễn ngôn mà cộng
đồng thường dùng để lý giải cho vị trí ưu thế của nam giới trong hoạt động
nông nghiệp: nam giới có cơ thể khỏe mạnh hơn do đó có thể đảm đương những
công việc đồng áng nặng nhọc hoặc được xem là bất tiện với phụ nữ; và nam
giới là những người am hiểu, có thể vận dụng tốt các kĩ thuật canh tác để vụ
mùa có năng suất cao. Diễn ngôn đầu có thể đã từng đúng theo cách thức canh
tác truyền thống (từ sau năm 1975 đến cuối những năm 1990). Những công việc
đòi hỏi sức khỏe như làm đất, gieo sạ, điều tiết nước tưới tiêu đều do nam giới
đảm trách. Còn phụ nữ được cho là có tính tỉ mỉ và kiên nhẫn hơn, nên thường
tham gia vào các khâu cấy giặm, làm cỏ và thu hoạch. Việc thuê mướn nhân
công chỉ diễn ra lúc thu hoạch khi cần phải hoàn thành công việc trong thời
gian ngắn. Từ cuối những năm 1990 - khi có sự cơ giới hóa cũng như việc sử
dụng nhiều loại giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, cũng như kể từ năm 2000 -
khi việc trồng xen canh cây màu xuất hiện và trở nên phổ biến ở Tiền Giang
cho đến nay, sự tham gia của nam giới vào hoạt động nông nghiệp vẫn chiếm
ưu thế nhưng không hoàn toàn dựa vào sức lực cơ bắp. Bởi những khâu trước
đây vốn cần nhiều sức lực như làm đất và thu hoạch thì nay đã có sự tham gia
mạnh mẽ của phương tiện cơ giới; cũng như việc thuê mướn nhân công diễn ra
ở hầu hết các khâu trong quá trình canh tác. Thay vào đó, nam giới lại thực sự
nổi bật ở những khâu rải phân, phun thuốc, cũng như việc mua giống và vật tư,
nhất là trong việc trồng màu vốn đòi hỏi quy trình kĩ thuật công phu hơn. Ở
những khâu này, tỉ lệ tham gia của họ gấp 4-5 lần so với của nữ giới (xem Biểu
đồ 1). Đây là những khâu được nhấn mạnh trong canh tác nông nghiệp hiện
nay. Việc sử dụng giống lúa ngắn ngày, thay đổi cơ cấu cây trồng, cùng với
việc rải phân, phun thuốc được xem là những biểu hiện cụ thể của việc áp dụng
những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác nông nghiệp. Những hoạt động
này cần sự hiểu biết lẫn kinh nghiệm thực hành nếu muốn đạt kết quả tốt, và
nam giới được xem là gắn liền với những khả năng đó. Từ điểm này, giả thuyết
có thể được đặt ra là về mặt biểu hiện, nam giới vẫn giữ vị trí ưu thế trong hoạt
động nông nghiệp; còn về tính chất, vị trí của nam giới so với nữ giới đã có sự
dịch chuyển trong những thập kỷ qua: từ lao động chính chủ yếu dựa vào sức
mạnh thể lực sang lao động chính chủ yếu dựa vào việc làm chủ tri thức kĩ
630
thuật canh tác. Xét theo phương diện ngược lại, sự xuất hiện của tri thức và
thực hành kĩ thuật canh tác hiện đại một mặt thay đổi tỉ lệ tham gia lao động
của các thành viên nông hộ, mặt khác lại củng cố trật tự giới trong hoạt động
canh tác của nông hộ1.
Ở một khu vực thuần nông, vị trí ưu thế của nam giới trong việc trồng
trọt - dù là về thể lực hay khả năng làm chủ kĩ thuật canh tác - có lẽ cũng khiến
người ta duy trì mong muốn sinh con trai để sớm có người đỡ đần gia đình
trong việc đồng áng. Ngoài ra, theo cách tính phụ hệ, con trai sẽ là người được
thừa kế ruộng đất từ ông bà cha mẹ. Việc tiếp nhận tài sản bất động sản như thế
cũng có nghĩa là thừa hưởng cả nghề làm nông và những kinh nghiệm canh tác
của các thế hệ trước. Những người con trai trong trường hợp này trở thành biểu
tượng cho sự nối dài công việc làm nông của thế hệ cha mẹ. Bên cạnh đó, do
các mảnh ruộng có vị trí nằm kề nhau tạo thành những cánh đồng có chung hệ
thống thủy lợi và giao thông, nên việc thừa kế ruộng đất cũng đồng nghĩa với
việc bắt đầu tham gia và duy trì mối quan hệ với những gia đình có ruộng liền
kề vốn đã tồn tại từ nhiều thế hệ trước.
Là hình ảnh của sức mạnh thể lực, tri thức kĩ thuật canh tác, sự nối tiếp
nghề nông cũng như các quan hệ làng xóm, nam giới một mặt thường được gắn
với vai trò chủ hộ, mặt khác được gắn với không gian bên ngoài của ruộng
đồng. Còn nữ giới thường sẽ về nhà chồng sau khi kết hôn, và việc họ tham gia
vào nông nghiệp là để duy trì công việc của gia đình chồng. Trong khi gia đình
bên chồng cũng thực hiện những nguyên tắc nối nghiệp theo những người con
trai, do đó không gian ruộng đồng có vẻ không dành cho nữ giới, dù là bên nhà
cha mẹ ruột hay bên nhà chồng. Thay vào đó, họ được đặt vào không gian gia
đình với vai trò là người coi sóc sự êm ấm trong nhà. Họ được khuyến khích
làm những công việc mà họ có thể ở nhà hoặc gần nhà để chu toàn vai trò được
gắn với phụ nữ. Nhưng điều này không hàm ý một nguyên tắc chia tách công
việc giữa nam và nữ; bởi trên thực tế, cả hai đều tham gia vào các công việc
nông nghiệp và phi nông nghiệp; nhưng là gắn họ với những tính chất khác
1 Sự chuyển dịch này hàm ý việc nhấn mạnh vai trò nào hơn ở nam giới qua các giai đoạn,
sức mạnh thể lực hay việc làm chủ tri thức kĩ thuật canh tác. Bởi trước đây nông hộ vẫn có những kĩ
thuật canh tác (như cho ruộng ngập nước và thả vịt vào để diệt rầy, hoặc dùng dây trâm bầu để rẩy
một thứ nước chiết xuất từ các loại cây có độc tính để diệt sâu), cũng như thể lực vẫn rất cần trong
việc sản xuất nông nghiệp hiện nay. Hơn thế, một thực tế nữa là cả hai loại diễn ngôn này vẫn cùng
tồn tại và phổ biến ở các địa bàn vào thời điểm khảo sát.
631
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
nhau và định hình những vai trò khác nhau của họ trong gia đình: nam giới
được hướng ra bên ngoài cộng đồng, còn gia đình là nơi dành cho nữ giới.Theo
đó, nam giới có ưu thế quyết định các công việc làm ăn và giao tế, trong khi nữ
giới nổi trội trong gia đình như việc chăm lo học hành cho con cái (xem Biểu
đồ 2); hoặc nam giới lo công việc sản xuất, còn nữ giới giữ tiền và quản lý việc
thu chi của gia đình.
Những phác họa bước đầu ở trên cho thấy mối quan hệ giới trong nông
hộ không chỉ là sự phân chia vai trò theo giới giữa các thành viên trong gia
đình với nhau, mà những vai trò này còn phần nào được tạo nên và duy trì bởi
những diễn ngôn của cộng đồng. Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp là sinh
kế chủ yếu, nam giới dường như có vị trí ưu thế trong đời sống của nông hộ.
Tuy nhiên, sự ưu thế này chỉ là một mặt trong sự đối ngẫu với vị trí của nữ
giới, như là sự đối ngẫu giữa không gian bên ngoài ruộng đồng và không gian
bên trong gia đình.
Biểu đồ 1. Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ
tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2014.
Biểu đồ 2. Việc quyết định một số công việc trong gia đình của nông hộ
tỉnh Tiền Giang
632
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2014.
4.2.2. Mối quan hệ giới trong phạm vi dòng họ-cộng đồng
Những tính chất gắn với nam và nữ ngoài việc định hình vai trò của họ
trong gia đình mà còn chi phối đến mạng lưới quan hệ xã hội của họ. Theo đó,
sự đối ngẫu về vai trò của hai giới trong phạm vi gia đình ít nhiều cũng định
hình tương quan giữa các nhóm xã hội theo giới trong phạm vi dòng họ-cộng
đồng1.
Khi xem xét không gian sinh hoạt giữa nam giới và nữ giới nơi nhà ở,
một điều có thể được quan sát thấy là khi giữa lối xóm có việc cần bàn và cuộc
nói chuyện không quá trang trọng, người ta thường ngồi ở bàn trà (được đặt
trước hiên hoặc cạnh bàn giữa trong gian khách của mỗi nhà) để trao đổi. Nếu
cuộc nói chuyện mang tính trang trọng hơn, hoặc nhà không có bàn trà thì
khách sẽ được mời vào ngồi bàn giữa. Điều này có một chút khác biệt trong
cuộc nói chuyện giữa nam và nữ. Với cuộc nói chuyện thông thường, họ thường
đứng trao đổi trước nhà; hoặc khách nam sẽ được mời ngồi vào bàn trà, còn nữ
chủ nhà sẽ ngồi võng được mắc cạnh bên hoặc kéo ghế ngồi ra xa bàn trà một
chút (như dấu hiệu của việc không ngồi chung bàn, việc này cũng tương tự với
trường hợp nam chủ nhà tiếp khách nữ) và cuộc nói chuyện thường rất ngắn. Ở
các tình huống trang trọng, khách nam (ít thấy khách nữ) sẽ được mời ngồi ở
bàn giữa, còn nữ chủ nhà sẽ ngồi ở bộ phản được đặt cạnh bên để trao đổi. Đối
1 Ở đây, cộng đồng được hiểu là mối quan hệ làng xóm tại những địa bàn được khảo sát. Ở
những nơi này, mối quan hệ dòng họ và mối quan hệ làng xóm thường chồng lấp vào nhau bởi việc
con cái khi có gia đình và ra riêng, được thừa kế ruộng đất từ cha mẹ thì ở lại địa phương và sống
gần kề nhau. Trong số 240 hộ được khảo sát, có đến 235 hộ sinh sống tại các địa phương từ lâu đời.
Chỉ có 5 hộ chuyển đến từ nơi khác, hộ đến lâu nhất là vào năm 1976, còn gần đây nhất là vào năm
2008.
633
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
ngược với không gian ở hiên nhà và gian khách, những nơi như gian bếp vốn
gắn với công việc nội trợ và nhất là phòng ngủ vốn là biểu trưng hữu hình của
đời sống vợ chồng là nơi rất hạn chế sự có mặt của khách nam. Bên ngoài ngôi
nhà, nam giới có thể tụ họp ở nhiều địa điểm, từ nhà ở của những hộ khác, đồng
ruộng, đến hàng ăn quán uống để thăm hỏi, thảo luận về những việc có liên
quan đến sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm làm ăn. Trong khi nữ giới thường
đến nhà của nhau để làm những việc tương tự hơn là tụ tập ở những không gian
bên ngoài. Nếu có đi ăn ở hàng quán thì nữ giới thường đi với chồng và con
cái, cũng như hạn chế ngồi lâu tán gẫu với những người xung quanh như ở nam
giới. Tại những nơi này, thỉnh thoảng họ cũng trao đổi với lối xóm là nam giới
về việc làm ăn, hỏi thăm khi nào thì làm việc gì trong mùa vụ để có thể thực
hiện đồng loạt, hay về năng suất và giá cả đầu ra. Họ hiếm khi hỏi về các kĩ
thuật gieo trồng, phun thuốc hay bón phân thuần túy. Một vài chi tiết kể trên
cho thấy rằng không gian sinh hoạt của nam giới có vẻ trải rộng hơn so với của
nữ giới. Những vị trí trong nhà gắn với việc giao tế với các mối quan hệ bên
ngoài gia đình, như không gian trước nhà, bàn trà, bàn giữa, cũng như những
không gian bên ngoài ngôi nhà được dành cho nam giới. Còn những vị trí mang
tính tư riêng như võng, bộ phản, phòng ngủ, hoặc gắn với việc nội trợ như gian
bếp được dành cho nữ giới. Như thế, tính chất hướng ra không gian bên ngoài
ruộng đồng gắn với nam giới và tính chất hướng vào bên trong không gian gia
đình gắn với nữ giới không chỉ hàm ý về những không gian vật lý dành riêng
cho mỗi giới, mà có lẽ còn là một sự phân định về vai trò xã hội, bởi nó xảy ra
ở bên ngoài lẫn bên trong ngôi nhà của nông hộ.
Về quan hệ xã hội hay về nhân tố cố kết trong dòng họ-cộng đồng, giữa
nam giới và nữ giới có xu hướng liên kết xã hội khác nhau. Mạng lưới xã hội
của nam giới có xu hướng gắn với việc sản xuất nông nghiệp và rộng khắp
trong cộng đồng. Những người mà họ xem là có uy tín và có thể tham khảo về
kĩ thuật canh tác khá đa dạng, trong đó quan trọng nhất là lối xóm. Còn ở nữ
giới, nguồn thông tin uy tín để họ tham khảo không đa dạng bằng, chủ yếu là
người trong gia đình-dòng họ và lối xóm; theo đó, quan hệ lối xóm có vai trò
quan trọng ngang bằng với các quan hệ gia đình-dòng họ. Về nơi ở của những
người được xem là có uy tín, phạm vi những nguồn tin của nam giới có khuynh
hướng trải rộng hơn, chủ yếu ở trong ấp và trong xã, một số ít ở tỉnh khác; còn
nguồn tin của nữ giới có khuynh hướng tập trung hơn, phần đông là ở trong ấp,
một số ít hơn trong xã và ở xã khác. Điều này cũng tương tự đối với những
634
nguồn thông tin mà thông qua đó cả hai giới học được kĩ thuật canh tác mới
hoặc cách làm ăn mới. Nam giới có một danh sách các nguồn thông tin đa dạng
hơn so với nữ giới, và ở mỗi nguồn thông tin, nam giới cũng có tỉ lệ tiếp cận
cao hơn (trừ nguồn tin từ bà con họ hàng). Trong đó, ba nguồn tin có vai trò
quan trọng ngang nhau là truyền hình, hàng xóm và hội thảo hay tập huấn của
các công ty tại địa phương. Ngược lại, ở hầu hết các nguồn tin, nữ giới có tỉ lệ
tiếp cận thấp hơn, chỉ có nguồn tin từ bà con họ hàng là cao nhất và nổi bật hơn
so với nam giới. Ba nguồn tin quan trọng với nam giới thì cũng quan trọng đối
với nữ giới, nhưng tỉ lệ tiếp cận với những nguồn tin này của họ không bằng
của nam giới (xem Biểu đồ 3). Điều này một lần nữa minh họa cho hiệu lực của
diễn ngôn rằng nam giới là hình ảnh của tri thức kĩ thuật canh tác, cũng như
cho thấy hai xu hướng tiếp cận thông tin khác nhau ở cả hai giới.
Một trong những mối quan hệ xã hội quan trọng của nam giới là mạng
lưới của nhóm bạn kề ruộng. Mạng lưới này gồm những người có ruộng liền kề
nhau nằm trong một cánh đồng, cùng dùng chung hệ thống tưới tiêu và đường
giao thông và tự liên kết với nhau để có thể canh tác đồng loạt. Cách thức này
được họ gọi là “hợp đồng”. Việc này giúp ích rất nhiều cho các nông hộ. Khi sử
dụng cùng một loại giống lúa hay làm đất, gieo sạ và thu hoạch cùng thời điểm,
các hộ có ruộng liền kề có thể dễ dàng thuê mướn máy móc để làm đất và gặt
lúa; cũng như có thể chủ động thương lượng và hợp đồng với thương lái trong
việc bán lúa. Ngoài ra, với lịch thời vụ giống nhau, họ có thể chủ động nguồn
nước cũng như tăng hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh và các loài phá
hoại. Tuy nhiên, nhóm bạn kề ruộng không phải là một mạng lưới quan hệ bình
đẳng, mà quyền đại diện cho nhóm để quyết định các công việc mùa vụ thuộc
về những hộ có nhiều ruộng đất nhất; hoặc am hiểu,vận dụng kĩ thuật canh tác
hiệu quả nhất trong cánh đồng; hoặc có ruộng gần với trục giao thông (đường
bộ hay đường sông) tùy tình huống, trong đó nhiều ruộng đất thường là tiêu chí
quan trọng nhất. Những hộ có ít ruộng đất, hoặc lúa xấu, hoặc nằm cách xa các
trục giao thông dù cũng được tham khảo ý kiến nhưng phần lớn họ tùy thuận
theo quyết định của những hộ kia. Những hộ có nữ giới đứng chính trong việc
làm ruộng thường cũng sẽ theo quyết định của những hộ khác trong cánh đồng,
mà phần lớn là của nam giới. Khi xem xét nhóm bạn kề ruộng, điều cần lưu tâm
là mạng lưới quan hệ này không chỉ là những mối quan hệ lối xóm của nam
giới, nhưng cũng là những mối quan hệ mà họ được tiếp nhận cùng với việc
thừa kế đất đai từ thế hệ trước. Theo đó, bên cạnh những khía cạnh về bất động
635
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
sản, nghề nghiệp và các quan hệ xã hội, với những ưu thế từ diện tích và vị trí
của đồng ruộng được thừa kế, nam giới cũng kế thừa luôn vị thế của hộ trong
cộng đồng nơi cha mẹ họ và họ sinh sống, mà cụ thể là trong mạng lưới bạn kề
ruộng.
Do các địa bàn đều có sông và kênh bao quanh hoặc cắt qua, nên đồng
ruộng ở đây thường ngập nước vào giữa vụ Thu-Đông và Đông-Xuân. Để khởi
đầu cho vụ Đông-Xuân, vụ quan trọng nhất do luôn có sản lượng cao nhất trong
năm, những hộ có ruộng cùng nằm chung trong một cánh đồng hợp tác với nhau
thành những tổ bơm nước dưới sự điều phối của một nhóm gồm ba người (gần
như hoàn toàn là nam giới) do các hộ trong cánh đồng bầu ra. Nhóm người điều
phối sẽ lên danh sách những hộ có máy bơm nước trong cánh đồng; sắp xếp vị
trí bơm nước và theo dõi số nhiên liệu hao tốn để rút hết nước trong cánh đồng;
sau đó tính toán chi phí rồi chia bình quân lại cho các hộ theo diện tích đất và
công góp máy (nếu có) để thu hoặc trả tiền cho hộ. Có một điểm tương đồng là
những người trong nhóm điều phối thường cũng là người đại diện của chính
quyền xã/ấp, và/hoặc là những người sản xuất giỏi của địa phương. Khi đó, với
thẩm quyền và uy tín về kinh nghiệm sản xuất, họ có thể vận động và điều phối
sự tham gia của những hộ khác. Ngoài ra, người dân ở các địa bàn khảo sát
cũng được khuyến khích đi học nghề theo chủ trương của Chính phủ. Theo đó,
những nông dân sản xuất giỏi của địa phương (và cũng là đại diện của chính
quyền xã/ấp) chịu trách nhiệm về việc vận động người dân tham gia và quản lý
các lớp học về kĩ thuật làm ruộng. Lớp kéo dài ba tháng, do các kỹ sư ở Phòng
Nông nghiệp thị xã Cai Lậy dạy và học viên của các lớp này chủ yếu là nam
giới. Như thế, dường như có sự liên hệ giữa hai kiểu quan hệ: mối quan hệ giữa
những người nông dân (xét như là lối xóm, bạn kề ruộng) với quan hệ giữa đại
diện chính quyền địa phương và người dân (xét trong việc tổ chức các tổ bơm
nước và các lớp học nghề). Trong giới hạn của dữ liệu, có thể thấy sự liên hệ
này theo kiểu sự thể chế hóa của mối quan hệ sau được dựa trên cơ sở của mối
quan hệ trước, mà ở đó nam giới có vai trò nổi bật.
Nếu các mối quan hệ của nam giới phần lớn tập trung vào việc sản xuất
nông nghiệp thì nữ giới lại hình thành nên những nhóm hụi với mục tiêu tích
lũy vốn và kiếm lời. Hẳn nhiên việc quyết định tham gia dây hụi nào xuất phát
từ sự bàn bạc của hai vợ chồng trong các gia đình, nhưng phần nhiều nữ giới là
người đảm nhận chính trong việc chơi hụi, cả ở vai trò người chơi lẫn người
chủ hụi (còn được gọi là “đầu thảo”). Có nhiều hình thức hụi tại các địa phương
636
(như hụi tháng, hụi mùa), trong đó hụi mùa được nhiều người tham gia do gắn
với chu kỳ sản xuất nông nghiệp của các nông hộ. Hụi thường được gom sau
mỗi mùa vụ, khi các nông hộ đã bán nông sản. Mức đóng mỗi lần khoảng từ 1,5
đến 2,5 triệu đồng. Tùy địa phương mà quy định của các nhóm hụi có sự khác
nhau. Do ba tháng mới đóng một lần và tổng số người chơi thường trên 10
người nên mỗi dây hụi phải kéo dài nhiều năm, thường từ ba đến năm năm và
số tiền hốt được mỗi kỳ rất lớn. Với số tiền này, nông hộ có thể mua máy móc
phục vụ sản xuất, dành dụm để mua thêm đất đai; hoặc sắm đồ dùng lâu bền
trong nhà, xây sửa nhà cửa; hoặc đầu tư học hành cho con cái. Ở một số nông
hộ, tiền hụi là khoản vốn dài hạn dành để đầu tư hoặc mở rộng công việc làm
ăn1, còn thu nhập từ vụ mùa - vốn là thành quả lao động của nam giới - lại chủ
yếu dành cho các khoản chi tiêu trong ngắn hạn, bao gồm cả tái đầu tư cho vụ
sau. Còn đối với những hộ không đủ điều kiện để vay vốn - công việc phần
nhiều do nam giới thực hiện - thì hụi là một khoản đóng góp có ý nghĩa cho
việc sản xuất và chi tiêu của họ. Như thế, dù không chiếm ưu thế trong công
việc sản xuất, nhưng việc quản lý tài chính trong nhà bao gồm việc tham gia
các nhóm hụi, đặc biệt là quản lý các khoản vốn dài hạn từ hụi mùa, phần nào
khiến nữ giới có thể tham gia bàn bạc và ra quyết định cùng với nam giới ở hầu
hết các công việc trong gia đình (xem lại Biểu đồ 2); hoặc cùng với nam giới
dự trù những kế hoạch lớn trong tương lai, bao gồm cả những việc liên quan
đến sản xuất nông nghiệp vốn là thế mạnh của nam giới. Với thời gian chơi hụi
kéo dài, giá trị của dây hụi lớn và các hoạt động tín dụng trong dây hụi chủ yếu
dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, người đầu thảo có những tiêu chí để đánh giá khả
năng tham gia của người chơi, và bản thân người chơi cũng đánh giá mức độ tin
cậy của nhau. Tiêu chí đầu tiên là khả năng đóng hụi. Ngoài xét xem người
chơi có từng nợ hụi ở những lần chơi trước hay không, người ta còn đánh giá
thông qua số ruộng đất mà người chơi hụi đang có. Nếu không có đất thì ít nhất
hộ đó phải có công việc tạo thu nhập cao hơn mức đóng hụi ở mỗi vụ. Như thế,
1 Như hộ bà The (sinh năm 1964, xã Mỹ Thành Bắc), nhờ chơi hụi mùa và nhất là hụi vàng
mà bà mua được hai miếng đất, mỗi miếng năm công; mua được ghe để chồng và con trai lớn cùng đi
chở hàng. Do thu nhập có được sau khi hốt hụi vàng không chỉ là khoản lời mà những người hốt
trước bỏ ra, mà còn do giá vàng tăng liên tục trong thời gian bà chơi hụi. Hiện bà không còn chơi hụi
vàng nhưng vẫn chơi hụi mùa. Dự định của bà là chơi hụi dành dụm để mua thêm ghe cho người con
trai út (hiện vẫn còn là học sinh). Chiếc ghe hiện tại có thể để cho người con lớn. Nếu công việc làm
ăn thuận lợi, bà còn dự định chơi hụi để xây sửa nhà cửa vì hiện tại nhà bà vẫn là nhà gỗ, lợp tole và
khá nóng vào mỗi trưa nắng.
637
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
việc có ít hay nhiều ruộng đất cũng có ảnh hưởng đến việc tham gia các mạng
lưới tín dụng ở địa phương của nữ giới. Tiêu chí thứ hai là dây hụi cần có sự
tham gia của những người khác trong dòng họ (và cũng thường là nữ giới).
Việc những người tham gia có mối quan hệ dòng họ với nhau sẽ làm tăng mức
độ tin cậy của dây hụi. Dù thế, nữ giới xem việc chơi hụi như là một công việc
làm ăn hơn là nhấn mạnh khía cạnh tương trợ lẫn nhau.
Có thể nhận ra một vài điểm khác biệt khi so sánh nhóm bạn kề ruộng
(chủ yếu của nam giới) với nhóm hụi (chủ yếu của nữ giới), cũng như có thể
nhận thấy mối quan hệ giới trong cộng đồng có phần tương đồng và ít nhiều
chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ giới trong gia đình. Với nam giới, từ việc là
hình ảnh của tri thức kỹ thuật canh tác và được gắn với không gian bên ngoài
đồng ruộng, việc vận dụng các mối quan hệ lối xóm để giúp ích cho công việc
sản xuất là điều quan trọng. Những mối quan hệ này có thể được thể chế hóa ít
nhiều khi được gắn với các kế hoạch, hoạt động của chính quyền địa phương.
Ngoài ra, mạng lưới quan hệ bạn kề ruộng cũng có thể được xem là cơ sở về
mặt xã hội giúp đáp ứng yêu cầu sản xuất đồng loạt và sử dụng phương tiện cơ
giới trong canh tác nông nghiệp của các địa phương. Còn với nữ giới vốn được
gắn với không gian bên trong gia đình, mối quan hệ dòng họ có vị trí quan
trọng ngang bằng hoặc hơn quan hệ lối xóm, và các mối quan hệ này được vận
dụng nhằm tạo ra những lợi ích về mặt tín dụng. Nói cách khác, mạng lưới quan
hệ dòng họ và lối xóm có thể được xem như những dòng lưu chuyển vốn để hỗ
trợ cho việc đầu tư sản xuất và chi tiêu của hộ, bên cạnh những dòng vốn khác
ở các địa phương. Dù nam giới và nữ giới có xu hướng tham gia vào các mạng
lưới quan hệ xã hội khác nhau với những mục tiêu khác nhau, nhưng những vai
trò này có sự tương hỗ với nhau: một phần thu nhập từ các vụ mùa - thành quả
từ lao động và sự liên kết của nam giới - được tích lũy và sinh lời thông qua các
nhóm hụi - gồm mạng lưới các quan hệ dòng họ và lối xóm của nữ giới, sau đó
được tái đầu tư cho việc sản xuất và chi tiêu của gia đình. Thực ra với kiểu
canh tác truyền thống trước đây khi việc gieo mạ và cắt lúa bằng tay vẫn còn
phổ biến, phụ nữ ở các địa phương cũng liên kết thành những nhóm cấy giặm
và cắt lúa, có thể làm thuê cho những nông hộ khác hoặc vần công cho nhau.
Nhưng việc thay đổi kỹ thuật canh tác từ gieo cấy sang sạ lúa, cũng như việc sử
dụng máy gặt đập liên hợp đã khiến những hình thức liên kết này của nữ giới
không còn tồn tại. Như thế, sự thay đổi kỹ thuật canh tác cũng góp phần thúc
đẩy xu hướng đưa nữ giới ra khỏi phạm vi đồng ruộng, để vị trí ưu thế lại cho
638
nam giới, cũng như định hình những mạng lưới quan hệ xã hội có các chức
năng khác nhau cho cả hai giới.
Biểu đồ 3. Việc tiếp cận các nguồn thông tin về kĩ thuật canh tác mới
hoặc cách làm ăn mới theo tiêu chí giới
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2014.
4.2.3. Mối quan hệ giới trong đời sống tâm linh
Do đời sống tâm linh ở nông thôn là một địa hạt nghiên cứu rộng lớn nên
trong khuôn khổ có giới hạn, bài viết tập trung trình bày mối quan hệ giới trong
một nghi lễ gắn liền với sản xuất nông nghiệp của nông hộ, cụ thể là tục cúng
ruộng, đối chiếu với một vài nghi thức trong tục thờ cúng tổ tiên. Nghi lễ cúng
ruộng có mục đích là cầu xin mưa thuận gió hòa, cây trồng ít mắc sâu bệnh để
có một vụ mùa bội thu. Đối tượng được cúng trong nghi lễ khá đa dạng tùy theo
mỗi gia đình, nhưng nhìn chung các hộ đều cầu khấn với Thần Nông và ông bà
tổ tiên. Nghi lễ thường được thực hiện tại mảnh ruộng hương hỏa, hoặc mảnh
có diện tích lớn nhất, hoặc thường đạt năng suất cao nhất của hộ. Các nông hộ
thường cúng vào đầu vụ, trước khi sạ lúa, và dịp cúng quan trọng nhất là vụ
Đông-Xuân. Lúc sáng sớm, người vợ sẽ đi chợ để chuẩn bị thức cúng. Ngoài
những món bắt buộc phải có là nhang đèn và hoa quả, tùy điều kiện mỗi nhà mà
nông hộ có thể chuẩn bị đồ mặn như gà hoặc vịt luộc, cháo và rượu; hoặc đồ
ngọt như xôi, chè và trà. Sau đó cả hai vợ chồng cùng ra đồng, bày mâm cúng
và khấn vái. Cả vợ và chồng đều có thể đại diện gia đình trong việc cầu khấn.
Khi nghi lễ kết thúc, người chồng sẽ mời bạn bè lối xóm, nhất là những bạn kề
ruộng đến ăn uống và thảo luận chuyện đồng áng, còn phụ nữ sẽ trở về nhà. Với
những hộ kề ruộng có kế hoạch sạ chung để vần công với nhau, họ cũng góp
tiền hoặc thức cúng để cúng chung.
Xét về quan hệ giới, tục cúng ruộng dường như giúp tái khẳng định
những biểu trưng trong gia đình và cộng đồng của nam và nữ. Với nam giới,
trước đây khi nông hộ còn gieo cấy, mâm cúng ruộng được bày trên bàn so mạ -
639
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
công cụ gắn với hình ảnh về sức mạnh thể lực và kinh nghiệm làm nông của
nam giới1. Còn hiện nay, do các nông hộ đã chuyển sang hình thức sạ lan nên
họ không còn sử dụng bàn so mạ trong canh tác lẫn cúng kính. Thay vào đó, họ
thường bày mâm cúng trên đất khi cúng ruộng. Sự thay đổi về hình thức cúng
ruộng như thế ít nhiều có liên hệ với sự suy giảm hiệu lực của diễn ngôn về sức
mạnh của nam giới mà nguyên nhân là có sự thay đổi về kỹ thuật canh tác. Kế
đến, việc chọn cúng tại mảnh ruộng hương hỏa, mảnh có diện tích lớn nhất,
hoặc mảnh có năng suất cao phần nào phản ánh quan hệ kế thừa tài sản theo
dòng phụ hệ hoặc mong muốn thành công trong việc làm nông mà nam giới là
nhóm chiếm ưu thế. Theo đó, thông qua tục cúng ruộng, sự nối tiếp giữa các thế
hệ mà chủ yếu là của những người nam trong gia đình được duy trì, bởi việc
nhắc nhớ công ơn các tiền nhân trong quá trình thực hành nghi lễ, cũng như xác
định trách nhiệm thờ cúng, duy trì nghề nghiệp vốn gắn liền với việc thừa kế
đất hương hỏa của thế hệ sau đối với những thế hệ trước đó. Cuối cùng, tục
cúng ruộng cũng góp phần tái xác nhận hình ảnh của nam giới với mạng lưới
quan hệ xã hội bên ngoài qua việc củng cố mạng lưới bạn kề ruộng của nam
giới. Trong nghi lễ, quan hệ bạn kề ruộng - với nền tảng là việc “hợp đồng” sản
xuất - một lần nữa được tái tạo và thể hiện qua việc họ cùng chia sẻ thế giới
quan và những thực hành tâm linh chung. Đây cũng là một dịp quan trọng, thời
điểm khởi đầu mùa vụ để họ gặp gỡ, trao đổi và giúp đỡ nhau, từ đó giúp thắt
chặt mối quan hệ giữa họ, tạo điều kiện để họ cùng nhau hợp tác sản xuất. Mặt
khác, vai trò nổi bật của nam giới trong tục cúng ruộng như thế không đồng
nghĩa với vai trò thứ yếu của nữ giới trong nghi lễ này nói riêng, trong đời sống
tâm linh của nông hộ nói chung. Ngược lại, số liệu từ khảo sát đại trà cho thấy
giữa nam và nữ có sự khác biệt về niềm tin vào số phận (và cũng là nhân tố duy
nhất có sự khác biệt về giới). Ở nhân tố thứ ba này, tỉ lệ nữ giới đồng ý với các
mệnh đề được khảo sát có xu hướng cao hơn so với nam giới và sự khác biệt
này có ý nghĩa về thống kê. Trong tục cúng ruộng, nữ giới có thể cùng chồng,
1 Với kiểu canh tác truyền thống, nam giới vẫn tham gia công việc cấy mạ qua việc nhổ, so
và bó mạ. Dụng cụ hỗ trợ cho công việc này là bàn so mạ (gồm một mặt bàn thường được đan bằng
tre, kích thước 30x50cm; chân bàn là một cột gỗ dài gần đến ngực người so mạ, một đầu lắp vào mặt
bàn tre, một đầu được vót nhọn để cắm xuống đất). Để so mạ, họ đặt bàn trước mặt mình, nhổ một bó
mạ rồi đặt lên bàn để so cho bó mạ bằng gốc, đồng thời ước lượng số cây mạ cho vừa cấy, rồi quấn
lạt quanh gốc mạ và ném trở lại ruộng. Người so mạ nhổ mạ đến đâu thì nhấc bàn đem theo đến đấy.
Do việc so mạ đòi hỏi người có sức khỏe để nhổ mạ, đồng thời có kinh nghiệm để ước lượng số cây
mạ nên hầu như chỉ có nam giới làm việc này, và một xóm cũng chỉ có vài người như thế.
640
hoặc thậm chí có thể đại diện gia đình để đứng ra cầu khấn. Nhưng trong việc
tổ chức nghi lễ, nữ giới đảm nhận công việc chuẩn bị thức cúng vốn liên quan
với vai trò nội trợ của họ trong gia đình và họ hầu như không tham gia vào
những bữa tiệc sau lễ cúng của nhóm nam giới. Điều này có vẻ tương tự với
việc thờ cúng tổ tiên trong nhà. Với những trường hợp quan sát được, nữ giới
cũng có thể thay mặt gia đình thắp nhang và cúng nước vào rạng sáng mỗi ngày
(hoặc cuối mỗi ngày) trên bàn thờ ông bà, kể cả khi ở bên gia đình chồng.
Nhưng trong dịp cúng giỗ, họ thường đảm nhận công việc bếp núc, trong khi
việc tiếp đãi khách thường được xem là công việc của nam giới. Như thế,
những biểu trưng dành cho nam và nữ trong gia đình và cộng đồng phần nào
cũng được phản ánh trong đời sống tâm linh. Ở phương diện ngược lại, những
thực hành tín ngưỡng của nông hộ cũng tái tạo và củng cố các vai trò của nam
giới và nữ giới trong phạm vi gia đình và cộng đồng.
5. Kết luận
Trong phạm vi của dữ liệu thu thập được, bài viết là sự nỗ lực nhằm cung
cấp một vài chiều cạnh nổi bật của mối quan hệ giới trong gia đình và cộng
đồng ở các địa bàn nông thôn tỉnh Tiền Giang, đồng thời đặt ra một vài giả
thuyết từ việc xâu chuỗi những chiều cạnh được ghi nhận. Theo đó, bài viết bổ
sung cho cách nhìn nam và nữ như là hai cực hoàn toàn đối lập bằng cách tìm
kiếm các cặp đối ngẫu trong mối quan hệ giới và đặt chúng vào những phạm vi
phân tích khác nhau để kiểm tra về mức độ phổ biến của chúng, từ đó giúp nhận
ra cấu trúc giới nằm bên dưới các dữ kiện đó. Cấu trúc này sau đó được đặt vào
tiến trình thời gian để kiểm tra liệu có những biến đổi nào đã xảy ra và nguyên
nhân chủ yếu là do đâu. Bên cạnh việc phân tích theo tiến trình thời gian, việc
vận dụng các thao tác định lượng cũng phần nào cho thấy hiệu lực của cấu trúc
được rút ra. Trong trường hợp này, sự khác biệt về số liệu thống kê giữa nam
và nữ thường không quá lớn. Điều này dự báo rằng cấu trúc được rút ra chỉ tồn
tại như là những xu hướng trong đời sống của các gia đình và cộng đồng được
khảo sát, chứ không phải là những khuôn mẫu có tính chi phối hay kiểm soát.
Các trường hợp được khảo sát cho thấy dường như có sự đối ngẫu các
đặc tính xã hội trong mối tương quan giữa nam giới và nữ giới, cũng như ở hai
giới có sự tương hỗ để duy trì sự tồn tại của nông hộ. Nam giới được gắn với
không gian bên ngoài ruộng đồng - với hình ảnh của sức mạnh thể lực; tri thức
641
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
kỹ thuật canh tác; người thừa kế đối với đất đai, nghề nông, các quan hệ xã hội
liên quan đến việc canh tác nông nghiệp và vị thế gia đình từ những thế hệ
trước. Trong khi đó, nữ giới bị tách khỏi không gian ruộng đồng và được gắn
với không gian bên trong gia đình với công việc nội trợ, chăm sóc gia đình,
quản lý thu chi của gia đình hoặc cũng có thể làm những công việc ở gần nhà.
Những đặc trưng xã hội của hai giới trong gia đình phần nào định hình các
mạng lưới xã hội ở cộng đồng mà họ sẽ tham gia. Nam giới có mạng lưới xã hội
rộng khắp bên trong lẫn ngoài cộng đồng, trong đó các quan hệ xã hội có liên
hệ với sản xuất nông nghiệp trở nên nổi bật. Còn nữ giới lại chủ yếu tập trung
vào các mối liên hệ với dòng họ và lối xóm, trong đó đáng chú ý là mạng lưới
tín dụng của hụi mùa. Trong chiều ngược lại, nam giới vận dụng các mối quan
hệ của họ để hỗ trợ việc canh tác, tạo thu nhập cho gia đình. Nữ giới sử dụng
một phần thu nhập này để tích lũy và kiếm lời qua nhóm hụi mùa của họ và
giúp nông hộ mua thêm ruộng đất hoặc tạo thêm cơ sở làm ăn. Sự bổ trợ lẫn
nhau này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc quyền quyết
định những công việc quan trọng trong nhà ở các trường hợp khảo sát đa phần
đều có sự tham gia của cả vợ lẫn chồng. Như thế, mối quan hệ giới ở cấp độ
cộng đồng cũng giúp củng cố mối quan hệ giới ở cấp độ gia đình. Ngoài ra, các
đặc trưng xã hội của hai nhóm nam và nữ, cùng với đó là các mối liên hệ xã hội
của họ cũng được phản ánh vào đời sống tâm linh, ít nhất qua tục cúng ruộng
và thờ cúng tổ tiên.
Những điều này có thể đưa đến phán đoán về tính cấu trúc trong mối
quan hệ giới ở các trường hợp khảo sát. Bởi những hình ảnh biểu trưng cho
nam giới và nữ giới (hay giữa vợ và chồng) trong mối quan hệ của cả hai vừa là
cơ sở, vừa lồng ghép với mối quan hệ giới trong phạm vi gia đình nói chung,
trong phạm vi cộng đồng, cũng như trong hoạt động cúng kính. Theo đó, cấu
trúc giới dường như tồn tại xuyên suốt hay thẩm thấu trong từng cấp độ xã hội
nhờ vào việc đảm bảo cho các biểu trưng gắn với mỗi giới luôn có hiệu lực
tương tự nhau ở các cấp độ xã hội khác nhau. Điều này có nghĩa là mỗi cá nhân
chỉ có thể thực hiện tốt vai trò giới của mình khi hành động của họ là sự tái
khẳng định cấu trúc của các biểu trưng, bao gồm cả việc tham gia vào các mạng
lưới xã hội được hình thành từ cấu trúc đó.
Tuy nhiên, cấu trúc này không phải là những ý niệm có sẵn một cách tiên
khởi và trường tồn. Thay vào đó, nó tồn tại dưới dạng những diễn ngôn, những
biểu trưng, hoặc các hành vi cụ thể; và nó có sự dịch chuyển ít nhiều khi cộng
642
đồng có những thay đổi về mặt kỹ thuật sản xuất. Chẳng hạn như mô hình giới
trong sự phân công lao động không cố định mà đã có sự dịch chuyển trong gần
ba thập kỉ qua, và một trong những nguyên nhân là do sự thay đổi kỹ thuật canh
tác. Cụ thể là hình ảnh của nam giới trước đây vốn gắn liền với sức mạnh thể
lực thì nay đã chuyển sang nhấn mạnh đến việc làm chủ tri thức kỹ thuật. Còn
với nữ giới, sự tham gia của họ vào mùa vụ cũng như các kiểu liên kết canh tác
bên ngoài phạm vi gia đình-dòng họ bị suy giảm, khiến họ dường như vắng mặt
hoặc trở nên kém nổi bật trong việc canh tác ngoài đồng ruộng. Theo đó, việc
cải tiến kỹ thuật canh tác đã góp phần làm cho các đặc trưng xã hội của hai
nhóm nam và nữ - cùng với đó là các mối liên hệ xã hội của họ - trở nên rạch
ròi hơn.
Như thế, ở các trường hợp khảo sát, nam giới có vẻ nổi bật trên diện mạo
của gia đình và cộng đồng bởi gắn với công việc làm nông vốn là công việc chủ
đạo, nhưng họ chỉ là một phía trong một cấu trúc về giới tồn tại xuyên suốt qua
các cấp độ xã hội. Bởi thực sự, nữ giới vẫn có những cách thức tham gia và giữ
vai trò quan trọng trong đời sống của gia đình và cộng đồng. Cả hai giới được
sắp xếp vào những vai trò có thể hỗ trợ nhau; và ngược lại, việc thực hiện vai
trò của họ giúp duy trì cách thức sắp xếp đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Lệ Hằng. 2008. “Ứng xử giữa vợ chồng trong hoạt động kinh tế và
quản lý ngân sách sinh hoạt gia đình”. Hà Nội: Tạp chí Tâm lý học, số
7(112)-2008, tr. 36-42.
2. Hoàng Bá Thịnh. 2009. “Quan hệ giới trong cộng đồng vạn đò”. Hà Nội:
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2-2009, tr. 3-13
3. Lê Ngọc Văn. 2008. “Quan niệm về người chủ gia đình”. Hà Nội: Tạp chí
Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5-2008, tr. 3-12.
4. Lê Thị Hồng Hải, Nguyễn Hữu Minh, An Thanh Ly. 2012. “Vai trò trụ cột
kinh tế trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay: Nam giới và những
chiến lược khẳng định nam tính”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và
Giới, số 6-2012, tr. 88-97.
5. Lê Thị Hồng Hải, Phạm Thanh Vân. 2012. “Quyền quyết định đối với nhà,
đất ở của vợ chồng trong gia đình hiện nay (Qua cuộc khảo sát tại thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và
Giới, số 5-2012, tr. 54-64.
6. Lê Thị Thục. 2014. “Biến đổi cấu trúc quyền lực giới trong gia đình Việt
643
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Nam thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa”. TPHCM: Tạp chí Khoa học
xã hội TPHCM số 09(193)-2014, tr. 13-24.
7. Lê Thi. 2009. “Phân công lao động và quyết định công việc gia đình (qua
nghiên cứu ở Hưng Yên và Hà Nội)”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình
và Giới, số 5-2009, tr. 16-25.
8. Lỗ Việt Phương. 2011. “Quan hệ cha mẹ-con cái trong gia đình nhìn từ góc
độ giới (Tổng quan kết quả nghiên cứu Việt Nam từ năm 2005 đến nay)”.
Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5-2011, tr. 32-43.
9. Nguyễn Văn Tiệp. 2015. Bất bình đẳng giới về cơ hội giáo dục ở Đồng
bằng sông Cửu Long”. TPHCM: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công
nghệ, tập 18, số X5-2015, tr. 75-86.
10. Phạm Văn Bích. 2011. “Giới và quan hệ giới ở nông thôn châu Âu qua tạp
chí Sociologia Ruralis”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số
1-2011, tr. 44-56.
11. Trần Hạnh Minh Phương. 2016. "Phân công lao động trong gia đình ở Đồng
bằng sông Cửu Long từ góc nhìn giới". TPHCM: Tạp chí Khoa học xã hội
TPHCM, số 3(211)-2016, tr. 21-37.
12. Trần Thị Anh Thư. 2010. “Quan niệm và thái độ của vợ chồng trẻ về bình
đẳng giới trong gia đình”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số
5-2010, tr. 74-84.
13. Trần Thị Cẩm Nhung. 2009. “Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết
định các công việc của gia đình”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và
Giới, số 4-2009, tr. 31-43.
14. Trần Thị Hồng. 2009. “Quan hệ vợ chồng trong đứng tên giấy chứng nhận
quyền sử dụng nhà và đất ở: Thực trạng và các yếu tố tác động”. Hà Nội:
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2-2009, tr. 14-25.
15. Trần Thị Vân Anh. 2007. “Đóng góp kinh tế của vợ và chồng”. Hà Nội: Tạp
chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5-2007, tr. 3-14.
16. Vũ Thị Cúc. 2007. “Vấn đề thu nhập và quyền quyết định trong gia đình
nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Phù Linh, huyện Sóc
Sơn, Hà Nội)”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 6-2007, tr.
41-52.
17. Vũ Thị Thanh. 2009. “Bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong gia đình
nông thôn Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát tại xã Phù Linh, huyện Sóc
Sơn, Hà Nội)”. Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 1-2009, tr.
35-46.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 49_7285_2207266.pdf