Tài liệu Câu tồn tại tiếng Việt nhìn từ lí thuyết điển mẫu: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
39
Câu tồn tại tiếng Việt nhìn từ lí thuyết điển mẫu
Vietnamese Existential Sentences from the Prototype Theory
Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng
Nguyen Thi Thanh Thao, Ly Tu Trong College Ho Chi Minh City
TS. Trần Thị Phương Lý, Trường Đại học Sài Gòn
Tran Thi Phuong Ly, Ph.D., Saigon University
Tóm tắt
Với hướng phát triển mới, lí thuyết điển mẫu thuộc ngôn ngữ học tri nhận đã tạo nên một cách phân loại
mới đối với ngôn ngữ học, trong đó có vấn đề câu tồn tại- một trong những vấn đề hiện còn nhiều tranh
luận trong giới ngôn ngữ học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu các đặc trưng điển mẫu
của câu tồn tại tiếng Việt; từ đó tìm ra thành viên điển mẫu và thành viên không điển mẫu của phạm trù
câu tồn tại tiếng Việt.
Từ khóa: lí thuyết điển mẫu, câu tồn tại.
Abstract
The existential sentence, which has been a controversial issue in linguistics, is a broad su...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu tồn tại tiếng Việt nhìn từ lí thuyết điển mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
39
Câu tồn tại tiếng Việt nhìn từ lí thuyết điển mẫu
Vietnamese Existential Sentences from the Prototype Theory
Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng
Nguyen Thi Thanh Thao, Ly Tu Trong College Ho Chi Minh City
TS. Trần Thị Phương Lý, Trường Đại học Sài Gòn
Tran Thi Phuong Ly, Ph.D., Saigon University
Tóm tắt
Với hướng phát triển mới, lí thuyết điển mẫu thuộc ngôn ngữ học tri nhận đã tạo nên một cách phân loại
mới đối với ngôn ngữ học, trong đó có vấn đề câu tồn tại- một trong những vấn đề hiện còn nhiều tranh
luận trong giới ngôn ngữ học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu các đặc trưng điển mẫu
của câu tồn tại tiếng Việt; từ đó tìm ra thành viên điển mẫu và thành viên không điển mẫu của phạm trù
câu tồn tại tiếng Việt.
Từ khóa: lí thuyết điển mẫu, câu tồn tại.
Abstract
The existential sentence, which has been a controversial issue in linguistics, is a broad subject for
research with a variety of sentence types. Cognitive linguistics has suggested several detailed
explanations of language phenomena related to people’s knowledge (cognition). Prototype theory of
categorization method has created a new way of classification in linguistics. Prototype is a theory
concerning the symbolic level of the components. Based on this theory, this research presents the typical
types of existential sentences in Vietnamese, then considers each category and finds out the typical and
untypical constituents among them.
Keywords: existential sentence, prototype theory.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngôn ngữ
học tri nhận ngày càng phát triển mạnh mẽ,
chứng tỏ vai trò của tư duy, tri nhận của
con người đối với ngôn ngữ.Lí thuyết điển
mẫu là một vấn đề quan trọng trong ngôn
ngữ học tri nhận.Việc ứng dụng lí thuyết
điển mẫu vào nghiên cứu các vấn đề thực
tiễn của tiếng Việt là một hướng nghiên
cứu mới mẻ, hứa hẹn mang lại những kết
quả khả thi.
Hiện nay, sự thừa nhận có hay không
có câu tồn tại trong tiếng Việt là một vấn
đề quan yếu của ngôn ngữ học.Bên cạnh
đó, các nhà Việt ngữ học cũng đã đào sâu
nghiên cứu các khía cạnh của câu tồn tại từ
các khía cạnh đặc trưng ngữ pháp, ngữ
nghĩa, ngữ dụng.
Xem xét câu tồn tại từ lí thuyết điển
mẫu sẽ giúp khám phá được các đặc trưng
điển mẫu của câu tồn tại tiếng Việt; từ đó
tìm ra thành viên điển mẫu và thành viên
không điển mẫu của phạm trù câu tồn tại
tiếng Việt.
2. Lí thuyết điển mẫu (prototype)
Con người nhận thức các sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan bằng phương
thức phạm trù hóa. Dựa vào cách thức phạm
CÂU TỒN TẠI TIẾNG VI T NHÌN TỪ LÍ THUYẾT ĐIỂN MẪU
40
trù hóa, con người nhận thức được mọi sự
vật, hiện tượng trong một chỉnh thể, hệ
thống, tất cả đều có mối quan hệ với nhau,
mọi tư duy trở nên logic, chặt chẽ.
Là vấn đề trung tâm của phạm trù hóa,
lí thuyết điển mẫu là một lí thuyết phân
loại dựa vào mức độ đáp ứng các đặc
trưng, thuộc tính của phạm trù. Rosch là
người đầu tiên đề xuất thuật ngữ
“prototype” (điển mẫu) và định nghĩa điển
mẫu “là thành viên trung tâm của loại, thể
hiện có hệ thống những đặc điểm nổi bật
nhất hay tính chất tiêu biểu nhất so với các
thành viên khác” [5, 19]. Các phạm trù sẽ
được xác định bởi các đặc trưng, thuộc tính
điển mẫu của các thành viên.
Để xét một thành viên có được xếp
vào phạm trù này hay không cần dựa vào
các đặc trưng điển mẫu của phạm trù. Ví
dụ phạm trù “chim” đươc xác định bởi
những đặc trưng của các thành viên điển
mẫu trong thực tế. Phạm trù “chim” có
những thuộc tính điển hình như [lông vũ],
[có cánh], [bay], [đẻ trứng] Các thành
viên như “chim bồ câu”, “chim én” là
những thành viên điển mẫu của phạm trù
“chim”, các thành viên này đáp ứng được
các tiêu chí điển mẫu của phạm trù. Còn
“chim cánh cụt” là thành viên không đáp
ứng được đầy đủ các tiêu chí điển mẫu
(không đáp ứng được tiêu chí [bay]).
“Chim cánh cụt” là một thành viên của
phạm trù “chim”, tuy nhiên không phải là
thành viên điển mẫu. Lakoff trong công
trình Women, Fire and Dangerous thing
(Đàn bà, lửa và những thứ hiểm nguy) đã
từng nhận định: “Bên trong phạm trù có
hiệu quả điển mẫu, tức là một số thành viên
dùng làm thành viên mẫu cho phạm trù tốt
hơn những thành viên khác” [5, 25]. Như
vậy, thành viên “chim bồ câu, chim én” là
những thành viên điển mẫu nhất cho phạm
trù “chim”.
Theo tác giả Lý Toàn Thắng [12],
phạm trù điển dạng (điển mẫu) bao gồm:
“1. Các thành viên điển dạng của phạm
trù tri nhận có nhiều nhất các thuộc tính
chung với các thành viên khác của cùng
phạm trù và có ít nhất các thuộc tính cũng
thấy ở các phạm trù lân cận; nghĩa là về
phương diện các thuộc tính thì các thành
viên điển dạng sẽ khác biệt tối đa với các
thành viên điển dạng của các phạm trù khác.
2. Các thí dụ tồi (hay các thành viên
phạm trù ngoại vi) chỉ có chung một, hai
thuộc tính với các thành viên khác cùng
phạm trù, nhưng có một số thuộc tính vốn
cũng thấy ở các phạm trù khác, nghĩa là
ranh giới giữa các phạm trù là ranh giới mờ.
3. Các điển dạng của các phạm trù tri
nhận không phải là bất biến, mà chúng có
thể thay đổi; cấu trúc nội tại tổng thể của
một phạm trù cũng khả biến như vậy, tùy
thuộc vào bối cảnh (actual context) tri nhận
cụ thể, các mô hình (model) tri nhận và văn
hóa” [12; 36].
Tóm lại, lí thuyết điển mẫu không
phân chia rạch ròi giữa hai phạm trù “có
hoặc không”. Các thành viên tùy vào mức
độ đáp ứng các đặc trưng điển mẫu của
phạm trù để xét thành viên có thuộc vào
phạm trù này hay không; nếu thuộc vào
phạm trù thì là thành viên điển mẫu (“thí
dụ tốt”) hay là thành viên không điển mẫu
(“thí dụ tồi”) (phi điển mẫu). Thành viên
điển mẫu là những thành viên đáp ứng đầy
đủ các đặc trưng điển hình của phạm trù,
và không sở hữu các đặc tính của các phạm
trù khác. Thành viên không điển mẫu là
những thành viên đáp ứng không đầy đủ
các đặc trưng và có những đặc trưng thuộc
phạm trù khác. Các thành viên của phạm
trù sẽ có những điểm chung theo kiểu họ
hàng, thành viên A sẽ có những đặc trưng
NGUYỄN THỊ THANH THẢO – TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ
41
giống thành viên B, thành viên B có những
đặc trưng tương tự C, A và C có những đặc
trưng gần gủi nhau. Tuy nhiên, các đặc
trưng của chúng không trùng lặp nhau.Các
thành viên điển mẫu sẽ là trung tâm của
phạm trù. Những thành viên không điển
mẫu sẽ tùy thuộc vào mức độ đáp ứng các
tiêu chí thuộc tính để nằm ở gần trung tâm
hay là xa dần ngoại biên.
3. Ứng dụng lí thuyết điển mẫu vào
nghiên cứu câu tồn tại tiếng Việt
Theo quan điểm của Diệp Quang Ban,
câu tồn tại là những câu thể hiện được sự
tồn tại, xuất hiện hay tiêu biến của sự vật.
Trong tiếng Việt, cấu trúc chung của
câu tồn tại là:
Thể từ vị trí + vị từ + thể từ
Hay cụ thể hơn:
= + <Vị
từ> +
Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn
Hiệp cho rằng câu tồn tại cho ta biết ở một
không gian xác định đang tồn tại hoặc
không tồn tại đối tượng nào đó và đưa ra “vị
từ khuôn hình trong câu tồn tại có thể là:
Các từ chuyên dụng biểu thị ý nghĩa
tồn tại như: có, còn, hết, các từ chỉ
lượng: nhiều, ít, đông, đầy
Các từ tượng hình (hay tượng thanh)
như: lấp lánh, chồm chỗm, lù lù
Một số động từ chỉ hoạt động có
tính chất hoạt động “thoả mãn các điều
kiện sau đây:
1. Những động từ này phải là những
động từ chứa sẵn mối liên hệ tham biến trong
không gian nội dung ý nghĩa của mình.
2. Những động từ này phải là những
động từ lưu kết quả, vì đó là cơ sở cần thiết
để tạo ra ý nghĩa về trạng thái tĩnh tại” [11;
308].
Ví dụ:
(a). Trên bàn có một cuốn sách.
(b). Đằng xa tiến lại hai người đàn bà.
(c). Sau vườn trồng hai cây na.
(d). Có tiền.
Trong bài viết này, chúng tôi tổng kết
lại câu tồn tại điển mẫu có những thuộc
tính cơ bản sau:
1. Câu chứa vị từ tồn tại điển mẫu:
“có”. “Có” là một động từ mang ý nghĩa
tồn tại điển mẫu, bản thân nghĩa của từ
“có” là sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
một cách thuần túy và khách quan.
2. Xác định sự tồn tại của đối tượng
trong một không gian, phạm vi cụ thể, rõ
ràng.
3. Thể hiện được phạm trù khẳng định
hay phủ định, hay tồn tại hay không tồn tại
của đối tượng.
4. Mục đích ngữ nghĩa chính của câu
là xác định sự tồn tại hay không tồn tại của
đối tượng.
Đối chiếu với các thuộc tính điển mẫu
của phạm trù câu tồn tại tiếng Việt, chúng
tôi nhận thấykiểu câu điển mẫu nhất của
phạm trù câu tồn tại tiếng Việt chính là
câu vị từ trung tâm là động từ “có” và có
cấu trúc:
Thể từ vị trí + “có” + thể từ
Hay:
= +
+
Ví dụ:
(a). Trên bàn có cuốn sách.
(e). Trong phòng có người.
(f). Dưới hồ có cá.
Kiểu câu tồn tại có cấu trúc như trên
có vị từ trung tâm là động từ “có” xác định
được sự tồn tại của đối tượng trong một
không gian cụ thể (“trên bàn”, “trong
phòng”, “dưới hồ”). Với sự vắng mặt của
yếu tố phủ định “không”, các câu trên đều
khẳng định sự tồn tại của các đối tượng,
thể hiện phạm trù khẳng định của câu. Câu
CÂU TỒN TẠI TIẾNG VI T NHÌN TỪ LÍ THUYẾT ĐIỂN MẪU
42
mang phạm trù phủ định, phủ nhận sự tồn
tại của sự vật, yếu tố phủ định “không” sẽ
kết hợp với động từ “có” tạo thành cụm
phủ định “không có” (ví dụ: Trên bàn
không có cuốn sách; Trong phòng không
có người; Dưới hồ không có cá). Động từ
“có” làm trung tâm của câu, vì vậy trung
tâm ngữ nghĩa của câu chính là sự tồn tại
của đối tượng chứ không phải là vị trí
không gian. Để xác định thành phần chính
của câu, chúng ta đặt câu hỏi “Có cái gì ở
trên bàn?” hoặc “Trên bàn có cái gì?” và
câu trả lời sẽ là “Trên bàn có cuốn sách”.
Nếu trung tâm ngữ nghĩa là vị trí không
gian thì câu hỏi sẽ là “Cuốn sách ở đâu”
=> “Cuốn sách ở trên bàn” chứ không
phải “Trên bàn có cuốn sách”. Như vậy,
thành viên điển mẫu của phạm trù câu tồn
tại chính là câu có cấu trúc “thể từ vị trí +
“có” + thể từ”.
Tinh thần của lí thuyết điển mẫu là
thang độ của các thành viên. Ngoài thành
viên điển mẫu trung tâm của phạm trù, câu
tồn tại tiếng Việt còn có những thành viên
không điển mẫu sau:
a. Câu tồn tại có cấu trúc: “thể từ vị
trí + vị từ tư thế, trạng thái tĩnh + thể từ”.
Hay:
+ <vị từ tư thế,
trạng thái tĩnh> +
Ví dụ:
(g). Trên ghế để hai tờ báo mới.
(h). Giữa phòng đặt một bộ bàn ghế
uống nước.
Nguyễn Văn Hiệp cho rằng đây là một
kiểu kết cấu thường gặp trong câu tồn tại.
Ví dụ: Trên bàn đặt một lọ hoa. Ông đã
phân tích trên hai phương diện ngữ pháp và
ngữ nghĩa, phân tích cụ thể:
- Về phương diện ngữ nghĩa: Trên
bàn/ đặt/ một lọ hoatương ứng với vai vị
trí/ vị từ tồn tại/ chủ thể tồn tại.
- Về phương diện ngữ pháp: Trên
bàn/ đặt/ một lọ hoa tương ứng với “chủ
ngữ/ vị ngữ/ bổ ngữ” [6; 331].
Nguyễn Văn Hiệp bác bỏ quan điểm
“đồng nhất vai nơi chốn với vai trạng ngữ của
câu” và khẳng định “trên bàn” là một thành
phần bắt buộc phải có trong câu tồn tại.
Trong kiểu cấu trúc này, vị trí không
gian được xác định. Trong phạm vi không
gian, đối tượng được đề cập biểu thị trạng
thái, tính chất hoặc tư thế. Cũng như kiểu
câu điển mẫu, không gian ở đây được xác
định một cách cụ thể và rõ ràng. Điều đáng
lưu ý, vị trí không gian trong trường hợp
này có mối quan hệ chặt chẽ với vị trí hay
điểm nhìn của người nói. Trung tâm vị từ
của câu tồn tại không còn là động từ mang
ý nghĩa tồn tại, nhưng xét về mặt ngữ
nghĩa, bằng cách gián tiếp, kiểu câu này
vẫn mang ý nghĩa thể hiện sự tồn tại của sự
vật, đối tượng, trong vị trí không gian cụ
thể. Vị từ trung tâm là tư thế, trạng thái,
tính chất nên cốt lõi của sự tình là sự tồn
tại của chủ thể trong một tư thế, trạng thái,
cách thức tồn tại cụ thể. Ví dụ: “để” (“hai
tờ báo”); “đặt” (“bộ bàn ghế uống nước”).
Sự tình trong câu được xác định ở phạm trù
khẳng định hay phủ định (ví dụ: Trên ghế
để hai tờ báo mới là câu mang ý nghĩa
khẳng định). Thành phần vị ngữ trong kiểu
câu này thường được phát triển, sau danh
từ/ danh ngữ thường có định ngữ bổ sung ý
nghĩa (“mới”, “uống nước”). Như vậy,
trong bốn đặc trưng của câu tồn tại điển
mẫu, kiểu kết cấu “thể từ vị trí + vị từ tư
thế, trạng thái tĩnh + thể từ” đáp ứng được
ba tiêu chí, là thành viên không điển mẫu
của phạm trù.
b. Câu tồn tại có cấu trúc “thể từ vị
trí + vị từ quá trình, hành động + thể từ”.
Hay:
+ <vị từ quá
NGUYỄN THỊ THANH THẢO – TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ
43
trình, hành động> +
Ví dụ:
(b). Đằng xa tiến lại hai người đàn bà.
(i). Ngoài đình bỗng dội lên một hồi
trống dồn dập, vội vã.
(k). Đằng xa văng vẳng tiếng còi đêm.
Trong kiểu câu này, vị từ trung tâm
của câu tồn tại là vị từ thể hiện một quá
trình, hành động, đặc biệt vị từ ở trong
trạng thái động kèm theo hướng vận động.
Ví dụ: Đằng xa tiến lại hai người đàn bà,
vị từ trung tâm “tiến lại” thể hiện một hành
động có chủ đích và hướng không gian từ
xa đến phía người nói. Vị từ trung tâm
không mang ý nghĩa tồn tại, nhưng là một
quá trình, hành động nên gián tiếp thể hiện
sự tồn tại của đối tượng trong một không
gian xác định. Ví dụ: Đằng xa văng vẳng
tiếng còi đêm, mang ý nghĩa tồn tại“đằng
xa và ở đây có tiếng còi đêm”. Kiểu câu
này vẫn được cấu tạo bởi “thể từ vị trí” nên
không gian, địa điểm được xác đinh.Nhờ
vào vị từ mang yếu tố hướng, vị trí không
gian được mở rộng. Đặc trưng của vị từ
trong kiểu câu này là vị từ thể hiện một quá
trình, một hành động có chủ đích, hoặc là
từ tượng thanh mô phỏng các âm thanh của
sự vật, hiện tượng; gắn liền với hướng
không gian. Câu tồn tại thể hiện được sự
tồn tại hay không tồn tại của đối tượng. Ví
dụ: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
dồn dập, vội vã, khẳng định sự tồn tại của
“hồi trống”. Kiểu kết cấu này của câu tồn
tại cũng đáp ứng được 3/4 tiêu chí điển
mẫu của phạm trù câu tồn tại.
c. Câu tồn tại có cấu trúc “Có” + thể
từ”
Hay:
+ <Danh từ/ danh ngữ/ kết
cấu C-V>
Ví dụ:
(l). Có tiền. (dẫn theo Diệp Quang Ban)
(m). Có khách. (dẫn theo Diệp Quang
Ban)
(n). Có tiếng trở mình khe khẽ.
Tương tự như thành viên điển mẫu của
câu tồn tại, trường hợp này không đáp ứng
được tiêu chí số 3 là “xác định sự tồn tại
của đối tượng trong một không gian, phạm
vi cụ thể, rõ ràng”. Câu không có sự tham
gia của “thể từ vị trí” nên không gian, địa
điểm của câu không được xác định. Tuy
nhiên, kiểu câu này vẫn đáp ứng được ba
tiêu chí còn lại: vị từ trung tâm là động từ
“có”, thể hiện được sự tồn tại của đối
tượng (“tiền, khách”); thể hiện phạm trù
khẳng định hoặc phủ định của câu.
d. Câu tồn tại có cấu trúc “vị từ +
thể từ”
Hay: +
Ví dụ:
(o). Còn nước.
(ô). Nhiều sao quá. (dẫn theo Diệp
Quang Ban)
Tác giả Diệp Quang Ban đã chỉ ra “các
lớp từ con có thể làm vị tố của câu tồn tại:
động từ mang ý nghĩa tồn tại, tính từ chỉ
lượng.
Trong kiểu kết cấu này, thành phần
“thể từ vị trí” bị lược bỏ, trung tâm vị từ
không phải là động từ “có”.Vì vậy, kiểu
câu tồn tại này không đáp ứng được tiêu
chí 1 và 2 của câu tồn tại điển mẫu.Câu chỉ
đáp ứng được hai tiêu chí là câu thể hiện
được sự tồn tại hay không tồn tại; nghĩa
của câu là sự tồn tại của đối tượng.
Tóm lại, câu tồn tại có những thành
viên khác nhau, mỗi thành viên đáp ứng
được các đặc trưng, thuộc tính điển mẫu
theo từng mức độ khác nhau. Mức độ điển
mẫu của các thành viên được tổng kết
trong bảng sau:
CÂU TỒN TẠI TIẾNG VI T NHÌN TỪ LÍ THUYẾT ĐIỂN MẪU
44
Bảng 1. Phân loại cấp độ điển mẫu của các thành viên câu tồn tại
Kiểu câu tồn tại có cấu trúc:
Mức độ đáp
ứng đặc trưng
Phân loại cấp độ
1. Thể từ vị trí + “có” + thể từ 4/4 Thành viên điển mẫu
2. Thể từ vị trí + vị từ tư thế, trạng thái tĩnh +
thể từ
3/4 Không điển mẫu cấp 1
3. Thể từ vị trí + vị từ quá trình, hành động +
thể từ
3/4 Không điển mẫu cấp 1
4. “Có” + thể từ 3/4 Không điển mẫu cấp 1
5. Vị từ + thể từ 2/4 Không điển mẫu cấp 2
Bảng phân loại đã thể hiện mức độ
điển mẫu của các thành viên trong phạm
trù câu tồn tại tiếng Việt.
Từ bảng phân loại trên, chúng tôi tiến
hành xây dựng được sơ đồ tỏa tia cho
phạm trù câu tồn tại trong tiếng Việt như
sau: Trung tâm của sơ đồ sẽ là thành viên
điển mẫu, các thành viên không điển mẫu
sẽ xếp xa dần về phía ngoại biên.
Chú thích:
Theo tinh thần của lí thuyết điển mẫu,
ranh giới giữa các thành viên là ranh giới
mờ.Trung tâm của phạm trù câu tồn tại
tiếng Việt là câu tồn tại có cấu trúc “thể từ
vị trí + “có” + thể từ”. Kiểu kết cấu này
nằm ở tâm sơ đồ tỏa tia, là điển mẫu của
phạm trù câu tồn tại. Xa dần ngoại biên là
các thành viên không điển mẫu.Kiểu kết
cấu “vị từ + thể từ” là thành viên nằm ở
ngoại biên của phạm trù.
Câu tồn tại điển mẫu
Câu tồn tại không điển mẫu cấp
1
Câu tồn tại không điển mẫu cấp 2
NGUYỄN THỊ THANH THẢO – TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ
45
4. Lời kết
Lí thuyết điển mẫu là một lí thuyết
quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận. Lí
thuyết điển mẫu đã soi sáng nhiều vấn đề
trong ngôn ngữ, đặc biệt là những vấn đề
về ngữ pháp, cụ thể là vấn đề câu tồn tại
trong tiếng Việt. Dựa vào lí thuyết điển
mẫu của ngôn ngữ học tri nhận, bài viết đã
khái quát được những đặc trưng điển
mẫucâu tồn tại tiếng Việt và tìm ra thành
viên điển mẫu của phạm trù chính là câu có
cấu trúc: “thể từ vị trí + “có” + thể từ”. Các
thành viên không điển mẫu có mức độ đáp
ứng các đặc trưng điển hình khác nhau và
được xếp vào những cấp độ điển mẫu khác
nhau.Những kết quả nghiên cứu của bài
viết có thể trở thành tài liệu tham khảo có
ích cho những người đang học tập và giảng
dạy tiếng Việt và tiếng Việt cho người
nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban, Một số vấn đề Câu tồn tại
trong tiếng Việt ngày nay (Luận án phó Tiến
sĩ), Hà Nội, 1980.
2. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2005.
3. Trần Văn Cơ, Ngôn ngữ học tri nhận, Nxb
KHXH, Hà Nội, 2007.
4. Đỗ Hồng Dương, Khảo sát chủ ngữ dưới góc
nhìn của lí thuyết điển mẫu (Luận án Tiến sĩ
Ngôn ngữ), Hà Nội, 2011.
5. Võ Kim Hà, Ẩn dụ tiếng Việt dưới góc nhìn
của lí thuyết nguyên mẫu (Luận án Tiến sĩ
Ngữ Văn), TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích
cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2008.
7. Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2009.
8. Nguyễn Văn Hiệp, “Câu đặc biệt tiếng Việt
nhìn từ lí thuyết điển mẫu (prototype)”, Tạp
chí Ngôn ngữ số 6/2010, trang 4 -13, 2010.
9. Vi Tường Phúc, “Thử áp dụng lí thuyết điển
dạng vào nghiên cứu từ loại”, Tạp chí Ngôn
ngữ số 10/2009, trang 37-44, 2009.
10. Jonh R. Tayor, Linguistic categorization –
Prototype in Linguistic Theory, Clarendon
Press, Oxford, 1995.
11. Lý Toàn Thắng, Bàn thêm về kiểu câu “P- N”
Trong tiếng Việt, 1984.
12. Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lí
thuyết đến đại cương thực tiễn tiếng Việt, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.
13. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp,
Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội, 1998.
Ngày nhận bài: 11/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_6057_2215057.pdf