Câu hỏi về đất phèn

Tài liệu Câu hỏi về đất phèn: Phần một: NHẬN XÉT CHUNG Nhận xét chung của nhóm MTX về đề tài “ĐẤT PHÈN” của nhóm MT – Pro: Về hình thức trình bày: Bài word trình bày tương đối tốt, ít sai sót như: Lõi chính tả, số trang mục lục chính xác. Tuy nhiên phần tài liệu tham khảo thì nhóm MT – Pro trình bày chưa rõ ràng, không đánh số thứ tự và trang web tham khảo phải ghi cụ thể ra. Về nội dung: Nhóm MT – Pro cung cấp khá đầy đủ thông tin về Đất Phèn, tuy nhiên sử dụng quá nhiều số liệu của đất phèn Nam Bộ. Không trình bày một thông tin nào về đất phèn mặn ( hay đất mặn phèn ) trong bài báo cáo. Phần hai: MỘT SỐ CÂU HỎI Câu 1: phẩu diện đất phèn thực chất có mấy tầng, chiều dày và độ sâu mõi tầng ? Trả lời: Phẩu diện đặc trưng có ba tầng chính và một tầng phụ: - Tầng 1(tầng A): thường từ 0-20, 25, 30cm. Màu nâu đen hoặc đen, mùn nhiều, đạm tổng số cao (0.1-0.5%) và có chứa oxit Ferric, nghèo lân có nơi có ít cát nhưng thường tỉ lệ cát thấp(≤30%), sét 45-70%, ít độc chất. - Tầng 2 (tầng Bj): Cách mặt đất 25- 6...

doc11 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 5791 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi về đất phèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: NHẬN XÉT CHUNG Nhận xét chung của nhóm MTX về đề tài “ĐẤT PHÈN” của nhóm MT – Pro: Về hình thức trình bày: Bài word trình bày tương đối tốt, ít sai sót như: Lõi chính tả, số trang mục lục chính xác. Tuy nhiên phần tài liệu tham khảo thì nhóm MT – Pro trình bày chưa rõ ràng, không đánh số thứ tự và trang web tham khảo phải ghi cụ thể ra. Về nội dung: Nhóm MT – Pro cung cấp khá đầy đủ thông tin về Đất Phèn, tuy nhiên sử dụng quá nhiều số liệu của đất phèn Nam Bộ. Không trình bày một thông tin nào về đất phèn mặn ( hay đất mặn phèn ) trong bài báo cáo. Phần hai: MỘT SỐ CÂU HỎI Câu 1: phẩu diện đất phèn thực chất có mấy tầng, chiều dày và độ sâu mõi tầng ? Trả lời: Phẩu diện đặc trưng có ba tầng chính và một tầng phụ: - Tầng 1(tầng A): thường từ 0-20, 25, 30cm. Màu nâu đen hoặc đen, mùn nhiều, đạm tổng số cao (0.1-0.5%) và có chứa oxit Ferric, nghèo lân có nơi có ít cát nhưng thường tỉ lệ cát thấp(≤30%), sét 45-70%, ít độc chất. - Tầng 2 (tầng Bj): Cách mặt đất 25- 60,70cm, thường được gọi theo danh từ là “tầng sinh phèn”, “tầng oxy hoá”, “tầng vàng rơm”, “vàng trấu”, tầng “vàng” và danh từ chuyên môn gọi là tầng jarosit. Các danh từ đó đều muốn chỉ một nét đặc trưng của tầng này là: chứa nhiều đốm, ổ vệt màu vàng của các hợp chất lưu huỳnh như Fe2(SO4)3 hay muối sunphat kép sắt nhôm KFe3(SO4)2(OH)6. Thành phần hạt thường là sét chiếm 50-70%, cát rất ít 5-6%, còn lại là bùn. Ở đây do sự thay đổi của thuỷ cấp do canh tác, do để khô mặt liếp, mặt đất đã diễn ra quá trình oxy hoá khử mạnh đã biến các chất khử thành những muối của sunphat và một ít tồn tại dưới dạng ion trong dung dịch đất; để rồi sẵn sàng mao dẫn lên tầng một gây hại cây trồng. Độ dày của tầng phụ thuộc vào độ thoáng khí và thời gian thoáng khí cũng như sự chênh lệch áp suất nhiệt độ, thành phần cơ giới trong tầng đó và giữa tầng đó với tầng trên cũng như với tầng dưới. Ở tầng này pH đất tươi thường 3-4, tuỳ theo lượng “màu vàng” nhiều hay ít và khi khô có thể đến 2.5-3.6, vì còn một số hợp chất dạng khử khi khô sẽ bị oxy hoá tiếp tục. - Tầng 3(tầng Cp): tầng pyrit hay được gọi là tầng sét xám. Trong phẩu diện thường có màu xám xanh, xanh lợt và đôi lúc xám trắng. Tỉ lệ sét cao từ 60-70%,chặt, dính, dẻo, mùi hôi tanh. Trong tầng này đang diễn ra quá trình khử, có sự tham gia của vi sinh vật yếm khí và rất phức tạp để tạo ra sản phẩm cuối cùng là H2S, FeS, FeS2, FeS2.nH2O hoặc ở dạng chung FenSn+1, giàu S. Đây có thể gọi là cái kho dự trữ phèn, để rồi có cơ hội thận lợi sẽ tiếp tục oxy hoá chuyển thành tầng thứ hai. - Tầng 4: được gọi là tầng phụ trong giới hạn nghiên cứu của thổ nhưỡng là 1.2-1.5m trở lên, có khi chúng ta gặp phần này ở 60-70cm, cũng có thể sâu hơn đôi lúc có thể không thấy xuất hiện tầng này. Hữu cơ thường là xác bã cây sú vẹt, tàn tích của rừng sú vẹt xưa kia. Khi mới đào lên thường thấy màu nâu hồng nhạt, khi khô chuyển sang màu đen hoặc xám đen, thường ở dạng bắt đầu phân rã. Ở lớp ngoài mềm và cứng dần vào trong. Bởi vì, trong các thực vật này chứa nhiều SO42-, cộng thêm sự tích đọng của SO42- trong nước lợ và các khe hở nên tầng này có khả năng chứa rất nhiều S – nguồn gốc đầu tiên của tầng phèn. Trong 4 tầng kể trên, với đất phèn hiện tại thì tầng thứ nhất và tầng thứ hai nhất thiết phải có, chỉ có một điều là độ sâu xuất hiện và độ dày của tầng có thay đổi mà thôi. Còn tầng thứ ba và thứ tư có thể đổi chổ cho nhau và thay đổi độ dày, độ sâu xuất hiện của nó. Sự thay đổi này phụ thuộc vào quá trình vận động địa chất, sự thành tạo các tầng đất và thực vật sống trên nó. Cũng có lúc hai tầng này nhập làm một. Trong các phẩu diện đất phèn giống nhau là ở chổ chúng đều có tầng pyrit ở dưới, duy chỉ có một điều khác nhau, đó là có thể tầng này dày hay mõng mà thôi. Câu 2: Bạn hãy cho biết nhuyên nhân làm đất chua? Trả lời: Có 5 nguyên nhân chính làm cho đất bị chua: - Đất chua từ sự phân hủy chất hữu cơ. - Do cây trồng hấp thụ nhiều nguyên tố có tính kiềm (do đó cần trả lại cho đất thành phần phụ của cây trồng sau vụ mùa để tránh làm cho đất có nguy cơ bị chua lâu dài). - Do sự oxi hoá hoặc khoáng hoá các hợp chất đạm dạng hữu cơ (bao gồm việc bón các dạng phân đạm có tính chua hoặc đạm dạng ammon cũng như các dạng phân có tính chua khác). - Do sự ngưng đọng acid từ khí quyển (hiện tượng mưa acid ở các quốc gia phát triển hay những vùng gaồn nhà máy công nghiệp, thường là acid sulfuric, va acid nitric). - Do sự oxy hoá vật liệu sinh phèn. Câu 3: Trong quá trình hình thành đất phèn, xin các bạn vui long cho biết nguồn gốc của S và nguồn gốc của Fe sinh ra chủ yếu từ đâu? Trả lời: - Nguồn gốc của Fe: Fe có nguồn gốc trong khoáng đá. Đa số các đá khoáng chứa Fe nằm trên núi cao, quá trình rửa trôi từ trên núi xuống, ở cửa sông nước biển làm sa lắng Fe tại đây. Fe cũng có nhiều do quá trình phân huỷ keo sét. Ngoài ra, có trường hợp, trong một số cây, lượng tích luỹ Fe rất cao. Ví dụ: cây suaeda glauca có khả năng tích luỹ Fe trong cây 7.900ppm. - Nguồn gốc của S: S được tạo thành chủ yếu từ hao con đường: + Con dường thứ nhất : SO42- hay các dạng S được tích luỹ trong cây sú vẹt. Rừng sú vẹt trong điều kiện nước lợ bùn biển đã tích luỹ trong cây nhờ một áp suất thẩm thấu(do đặc tính sinh lí của chúng) 5 - 6 at và nhờ mặt lá láng bóng, phiến lá dày, bộ rễ khỏe và hệ thống rễ lớn. Rừng sú vẹt phát triển mạnh rồi sau đó do hoạt động địa chất biển lùi, phù sa mới đổ về làm cho rừng bị vùi lấp. Quá trình phân giải yếm khí có sự tham gia của vi khuẩn clostridium thiobacillus thiodans để tạo ra sản phẩm là CO2, acid hữu cơ, S hữu cơ, S và H2S. + Con đường thứ hai của sự tạo thành SO42- là S hay SO42- có trong mẫu chất, nước biển xâm nhập theo thuỷ triều vào vùng bùn mặn có sú vẹt hay không có sú vẹt. Câu 4: Hãy cho biết nguyên nhân hình thành, phẩu diện đất mặn phèn? Khi nào có đất phèn mặn, khi nào có đất mặn phèn? Trả lời: - Nguyên nhân hình thành loại đất phèn mặn này có thể do ba trường hợp: + Vốn xưa là đất đã hoá phèn( đã có tầng vàng jarosit), sau đó nước mặn tràn vào làm nhiễm mặn + Lớp dưới có tầng sinh phèn, lại có mùa khô làm khô nức nẻ, thuỷ triều lên và rút xuống nhanh, mức độ chênh lệch thuỷ triều cao để lại cho đất tầng dưới phèn, trên mặn. + Hoặc có thể xưa kia đây là vùng đất mặn, sau đó nước phèn nơi khác trôi đến và đọng lại làm hoá phèn. - Phẩu diện đất phèn mặn: Phẩu diện của vùng đất phèn mặn này cũng rất phức tạp, phụ thuộc nguyên nhân hình thành của nó vừa kể trên. Thường thì vẫn có ba tầng cơ bản theo loại đất phèn hiện tại. Tuy nhiên những vùng giàu hữu cơ đã thành mùn thì vì màu đen của mùn đã lấn át màu vàng nên tầng jarosit khó nhậnh thấy bằng mắt thường. + Tầng thứ nhất: dày 0-30,40cm nhiều hữu cơ, xám đen, đôi chỗ nâu, bùn nhiều, nhão khi ướt và se cứng khi khô, lẫn đốm rỉ sắt màu nâu xỉn. + Tầng thứ hai: có biểu hiện của jarosit. Nếu chổ nào ít hữu cơ tầng này có màu jarosit(vàng) rất rõ, theo các kẽ nứt, thỉnh thoảng vẩn có các ống rỉ sắt theo rễ cây. Nếu có hữu cơ thì màu của nó trở nên màu nâu phức tạp. Nếu là jarosit đã phát triển mạnh thì tạ thành màu nâu sáng. Nếu jarosit phát triển yếu, mùn nhiều hơn thì có màu nâu tối. Tuy nhiên với con mắt nghề nghiệp có thể phân biệt được tầng này và chú ý thêm về những vùng sét không có hữu cơ trong thành phần phẩu diện hay trong các kẽ nứt màu vàng xuất hiện lờ mờ phủ kín lớp mặt hòn đất. + Tầng thứ ba: có thể là tầng pyrit hoàn toàn, không có hữu cơ. Nếu không có hữu cơ thì màu xám trắng, giàu S tổng số, mùi hôi, tanh. Nếu có hữu cơ thì tầng này sẽ trở nên màu xám đen, đen sẫm có lẫn sét dẻo. + Tầng thứ tư: (có khi có, có khi không). Ở đây hữu cơ và pyrit hay đổi chổ cho nhau. Đôi lúc tầng này cũng có lẫn một ít các trầm tích bãi bồi phù sa xưa kia. - Nhìn chung loại đất này chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính: phèn và mặn. Nếu ảnh hưởng của phèn mạnh hơn sẽ tạo ra đất phèn mặn. Ngược lại, nếu ảnh hưởng của mặn mạnh hơn ( một cách tương đối) thì là mặn phèn. Ở đây diển ra hai quá trình phức tạp và luôn biến đổi theo ngoại cảnh: quá trình phèn hoá và quá trình mặn hoá. Câu 5:tại sao nhóm không đưa ra phương pháp khảo sát đánh giá đất phèn và phương pháp nhận diện đất phèn? Trả lời: ► Phương pháp khảo sát, đánh giá đất phèn: a). Khảo sát thực địa, khoan, công trình xác định bề dày tầng mùn thực vật, tầng than bùn. Lấy mẫu đất nước phân tích. b). Lập bản đồ, sử dụng ảnh hàng không, ảnh vệ tinh để khoanh định diên tích đầm lầy, dùng GIS để xác định diện tích và tính toán khối lượng. ► Phương pháp nhận diện đất phèn: Phương pháp dễ thực hiện và ít tốn kém là đo độ pH trong đất bằng giấy quỳ (màu vàng) có bán ở các của hàng vật tư hóa chất. Để đo pH, dùng leng đào lấy mẫu đất, cách 2 tấc, lấy một mẫu; nếu trồng lúa trên ruộng thì có thể lấy đến khoảng 8 tấc, còn trồng màu hay lên liếp trồng cây ăn trái thì lấy sâu đến 1 hoặc 1,2m. Tuy nhiên, nên lấy sâu đến 1,2m và vẽ sơ đồ lưu lại để sau này có chuyển loại cây trồng thì không cần phải đo pH lại. Mỗi mẫu đất lấy khoảng 1kg và cho vào bọc ni-lông đem về nhà, trên mỗi bọc có ghi chú để không bị lộn với nhau. Bẻ nhỏ đất trong từng bọc và phơi riêng từng cụm để tránh lẫn lộn. Có thể phơi nhanh bằng cách dùng quạt thổi thì khoảng ngày 2 ngày là đất đã khô, nếu không thì phải để nơi thoáng mát 1 tuần. Sau đó đâm nhuyễn đất riêng từng bọc, sàng lọc bằng lưới. Khi đất đã nhuyễn thì lấy mỗi mẫu khoảng 100g cho vào một chai nước suối có chứa 250ml nước trong, lắc khoảng 20 – 30 phút cho tan đều. Sau đó đổ ra một dụng cụ chứa, để yên cho nước này lắng xuống. Khi thấy có lớp nước trong bên trên thì dùng giấy quỳ chấm nhẹ trên mặt nước và giấy quỳ sẽ chuyển màu. Nếu giấy chuyển màu càng đỏ thì chứng tỏ đất phèn càng nặng. Để biết được trị số pH thì lấy giấy này so với các vạch màu tương ứng với các trị số pH trong hộp có bán kèm với giấy quỳ. Cần lưu ý là ngay trong một thửa ruộng thì biến động độ sâu, cạn của tầng phèn cũng khác nhau nên bà con cần đo pH ở nhiều chỗ, xác định độ sâu của tầng phèn ở từng vị trí và vẽ sơ đồ ghi chú lại để khi làm đất sẽ hạn chế được việc xì phèn gây hại cho cây trồng. Cũng có thể đo pH ở nước trong các kinh, mương chảy ra từ ruộng đã có đê bao chắc chắn; nhưng cũng cần lưu ý nước chảy từ nơi khác đến thì đo sẽ không chính xác Câu 6: Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất phèn?. Ta có nên dùng sút để cải tạo đất phèn không? Tại sao? Bón vôi khử chua, vôi làm giảm nhanh độ chua nâng pH của đất lên vì OH- tạo ra từ vôi sẽ khử H+ đồng thời giảm lượng Al3+ tự do có trong đất: H+ + OH- = H2O Al3+ + Ca(OH)2 à Ca2+ + Al(OH)3 Ngoài ra vôi còn cung cấp canxi cho cây trồng. Ta có thể dùng sút để cải tạo đất phèn vì gốc OH- trong sút sẽ trung hòa H+ trong đất phèn nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên tốt nhất là dùng vôi và lân. Câu 7: phèn nóng và phèn lạnh thì loại phèn nào gây độc cho cây trồng nhiều hơn? Tại sao? Trả lời: Nếu độc chất phèn là sắt thì sẽ thấy màu đỏ nâu của rỉ sắt (còn gọi là phèn nóng) và độc chất phèn nhôm sẽ có màu trắng (còn gọi là phèn lạnh). Khi thấy trên lớp đất mặt có đóng váng màu trắng nhiều và màu đỏ ít hơn là phèn lạnh. Sở dĩ có hai loại phèn này là do đất sét được cấu tạo bởi nhôm và silic, đồng thời cũng có sắt. Khi tiếp xúc với không khí, nếu đất có chứa vật liệu sinh phèn ít sẽ sinh ra acid ít làm cho đất chua nhẹ, pH thấp khoảng 4 – 5, lúc này chỉ có chất sắt hòa tan nên sẽ có dạng phèn nóng. Còn đất có chứa vật liệu sinh phèn nhiều thì sẽ sinh ra acid nhiều (pH xuống rất thấp), đất sẽ rất chua; lúc này sét sẽ bị phân hủy tạo ra nhôm tự do và xì lên trên tạo nên lớp váng màu trắng nên sẽ có dạng phèn lạnh. Như vậy đất bị phèn lạnh sẽ gây độc cho cây trồng nhiều hơn so với phèn nóng. Câu 8: Theo các bạn trong các giải pháp cải tạo và sử dụng đất phèn thì giải pháp nào mang lại hiệu quả lâu dài và kinh tế nhất. Trả lời: Đó là biện pháp thuỷ lợi, xây dựng hệ thống kênh mương, lợi dụng thuỷ triều, nước lũ, nước mưa để rửa phèn, luôn luôn giữ một lớp nước trên mặt ruộng để ém phèn tức là ngăn không cho không khí tiếp xúc với pyrit. Câu 9: Trong thời gian ngập nước nhân dân ta đã có kinh nghiệm sử dụng đất chua phèn trong các điều kiện ngập nước như thế nào ? Trả lời: Nơi ngập sâu thì thường nuôi cá, trồng lúa nổi năng suất thấp (<1tấn /ha),nơi ngập sâu trung bình (40-80cm) thường trồng giống lúa địa phương, nơi ngập nông thường canh tác 2 vụ sử dụng lúa ngắn ngày cao sản. Câu 10: Ém phèn là gì? Trả lời: Ém phèn là phủ một lớp rơm rạ, cây cỏ mục, đất mùn vô cơ, phân chuồng lên mặt đất có lớp phèn bên dưới. Tiếp tục tưới ẩm để biến lớp phủ này thành một lớp áo không cho không khí chui lên tiếp xúc với pyrit, ngăn chặn sự tạo phèn, đồng thời lớp phủ này cũng là lớp đất canh tác tốt. Câu 11: Các bạn hãy cho biết tác dụng của việc bón lân cho đất phèn? Trả lời: Lân có nhiều loại : Ca3(PO4)3, Ca(H2PO4)2...có khả năng khử phèn vì khi bón lân vào đất phèn, lân sẽ tác dụng với H+ làm giảm độ chua của đất: Ca3(PO4)3 + 3H+ = 3Ca(HPO4) Ca(HPO4) + H+ = Ca(H2PO4)2 Ca(H2PO4)2 + 2H+ = 2Ca2+ + 2H3PO4 Axit H3PO4 là axit xó độ phân li kém nên làm nồng độ H+ giảm xuống thấp hơn ban đầu. Do đó làm giảm độ chua của đất. Bên cạnh đó khi ta bón lân cho cây trồng rên đất phèn, một phần lân dễ tiêu được cung cấp ngay cho cây, một phần khác kết hợp với Fe, Al để tạo thành photphat sắt, nhôm khó tan, làm giảm tính gây độc của sắt và nhôm. Câu 12: Cây mai dương có thể sống trên đất phèn hay không? Nếu có vậy phổ biến ở đất phèn nóng hay phèn lạnh? Trả lời : Hiện nay cây Mai Dương đang gián tiếp đe dọa môi trường sống của sếu đầu đỏ, một trong những loài được đưa vào sách đỏ. Sự du nhập của cây Mai Dương đang lấn át các đồng cỏ năng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong khi đó các đồng cỏ năng này lại là nơi cung cấp thức ăn cho loài sếu đầu đỏ. Chúng phát triển rất mạnh trên những cánh đồng phèn lạnh ( chứa nhôm ). Vì vậy việc giải cứu loài sếu đầu đỏ bằng cách tiêu diệt các cánh đồng Mai Dương này đang là nhiệm vụ cấp bách được đặt ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCâu 1.doc
Tài liệu liên quan