Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm đất phèn: ĐẤT PHÈN
Câu 1: Nếu như tóm tắt lại điều kiện hình thành FeS2 thì có mấy điều kiện? Có 4 điều kiện
- Fe: trong khoáng đá ở các vùng núi cao
trong keo sét (sản phẩm của feralit hóa)
Fe hữu cơ trong cây
- S: trong muối SO42- có trong nước biển
trong cây sú, vẹt, đước bị vùi lấp bởi phù sao, phân giải yếm khí tạo ra lưu huỳnh
trong nước ngầm, mẫu chất
- Các chất hữu cơ
- Vi sinh vật
Câu 2: Tại sao đất phèn lại hình thành ở vùng cửa sông, ven biển?
- Tại vùng cửa sông, cửa biển, ven biển có khoáng Fe ở vùng núi cao rửa trôi về.
- Khu vực ven biển lại có SO42- trong nước biển.
- Giàu hữu cơ bồi đắp và xác động thực vật
- Môi trường thuận lợi cho hoạt động của VSV
à Vùng cửa sông, ven biển hội đủ 4 điều kiện để hình thành đất phèn.
Câu 3: Có nên sử dụng NaOH để cải tạo phèn ko?
Ko nên vì NaOH có tính baz, sẽ làm tăng pH trong đất. Ion Na+ hạn chế ảnh hưởng của Al3+, Fe(II), Fe(III),…Nếu khi lượng Na+ quá lớn sẽ làm đất bị phèn mặn, có thể tạo ra Na2CO3 (ở 0.1% hạn chế ...
8 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 5546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm đất phèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẤT PHÈN
Câu 1: Nếu như tóm tắt lại điều kiện hình thành FeS2 thì có mấy điều kiện? Có 4 điều kiện
- Fe: trong khoáng đá ở các vùng núi cao
trong keo sét (sản phẩm của feralit hóa)
Fe hữu cơ trong cây
- S: trong muối SO42- có trong nước biển
trong cây sú, vẹt, đước bị vùi lấp bởi phù sao, phân giải yếm khí tạo ra lưu huỳnh
trong nước ngầm, mẫu chất
- Các chất hữu cơ
- Vi sinh vật
Câu 2: Tại sao đất phèn lại hình thành ở vùng cửa sông, ven biển?
- Tại vùng cửa sông, cửa biển, ven biển có khoáng Fe ở vùng núi cao rửa trôi về.
- Khu vực ven biển lại có SO42- trong nước biển.
- Giàu hữu cơ bồi đắp và xác động thực vật
- Môi trường thuận lợi cho hoạt động của VSV
à Vùng cửa sông, ven biển hội đủ 4 điều kiện để hình thành đất phèn.
Câu 3: Có nên sử dụng NaOH để cải tạo phèn ko?
Ko nên vì NaOH có tính baz, sẽ làm tăng pH trong đất. Ion Na+ hạn chế ảnh hưởng của Al3+, Fe(II), Fe(III),…Nếu khi lượng Na+ quá lớn sẽ làm đất bị phèn mặn, có thể tạo ra Na2CO3 (ở 0.1% hạn chế sự sinh trưởng, 0.2% làm cây chết). Khi bón NaOH đất sẽ bị mất màu nhanh chóng, nhất là khi đất khô, làm đất gắn kết chặt, khó cày bừa.
Câu 4: Phèn nóng và phèn lạnh, loại nào độc hơn?
Phèn nóng chứa Fe2+, Fe3+
Phèn lạnh chứa Al3+
Al3+ trong phèn rất độc à phèn lạnh độc hơn.
Câu 5: Lợi ích của việc bón phân
Phân lân + H+ à làm giảm độ chua của đất
Ca3(PO4)2 + 3H+ = 3Ca(HPO4)2
Ca(HPO4) + H+ = Ca(H2PO4)2
Ca(H2PO4)2 + 2H+ = Ca2+ + 2 H3PO4
Axit H3PO4 phân ly kém à nên [H+] vẫn thấp hơn ban đầu à giảm độ chua của đất.
Câu 6: Vùng đất cát có sa cấu nhẹ có thể hình thành đất phèn ko?
Đất phèn có thành phần cơ giới nặng do có tỉ lệ sét cao (50 – 65%). Thành phần cơ giới nặng gắn liền với quá trình hình thành của nó: đất phèn lắng tụ trong phù sa biển, mà biển ở đây do bồi đắp của phù sa Cửu Long, dòng chảy chậm, nguồn đưa đi xa, nên vật liệu được mang về bồi đắp thành vịnh hoặc biển cũ thường rất mịn. Thành phần rất mịn này đã tạo nên tỷ lệ sét cao.
à Vùng đất cát có sa cấu nhẹ ko thể hình thành đất phèn. Nếu đất sa cấu nhẹ (cát pha đến thịt nhẹ) nhưng sâu bên dưới vẫn có tỉ lệ sét cao thì vẫn có thể bị nhiễm phèn.
Câu 7: Vùng đất phèn ĐBSCL tập trung ở khu vực nào?
Đất phèn ĐBSCL chiếm tới hơn 88% diện tích đất phèn cả nước, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau.
ĐẤT CÁT
Câu 1: Khái niệm đất cát? Cát và đất cát khác nhau như thế nào?
Đất cát là đất có nhiều cát, ít sét. Đất cát nặng, tỉ lệ cát từ 95 – 100%. Đất cát nhẹ thì khoảng 80 – 85%.
Cát là thành phần của đất, với cấp hạt tùy thuộc kích thước của đất. Trong tất cả các loại đất đều có chứa cát. Khi mà tỉ lệ cát trong phẫu diện đất > 80% thì gọi là đất cát.
Câu 2: Đất cát nghèo dinh dưỡng, vậy có cần bón nhiều phân để cải tạo đất ko? Nếu có thì cách bón như thế nào?
Được bón nhưng nên bón nhiều lần, ko nên bón ồ ạt vì khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất cát kém.
Đặc điểm của đất cát là cấp hạt lớn, có tích lũy điện, ít khe hở nhưng khe hở to, phân hủy CHC nhanh. Vì thế đất rất ít mùn, khả năng hấp phụ trao đổi ion kém.
Giải pháp bón phân bằng cách vùi sâu xuống đất, để ít tiếp xúc với không khí, làm chậm quá trình phân giải. Bón phân N, P, K phải kết hợp với mùn.
Câu 3: Những loại cây công nghiệp nào thích hợp cho đất cát?
Dưa hấu, thanh long, lạc...
Câu 4: Mô hình được xác định là bền vững nhất để khai thác và sử dụng đất cát là gì?
Biển à Cá à Cói à Lúa (giái thích tương tự như trong phần đất mặn)
Câu 5: Nên hay ko nuôi tôm trên cát? Vì sao? Những vấn đề môi trường liên quan đến việc nuôi tôm trên cát?
Nuôi tôm trên cát phát triển trong vòng khoảng 5 năm (từ 2000 – 2005). Hiện nay diện tích nuôi tôm trên cát còn rất ít.
Có nên nuôi tôm trên cát vì lợi ích kinh tế, giải quyết vấn đề nhân lực lao động cho dân cư vùng ven biển nhưng nên nuôi tôm trên cát theo mô hình “BỀN VỮNG”.
Những vấn đề môi trường của việc nuôi tôm trên cát:
- Nguy cơ ô nhiễm biển và nước ngầm do nước thải
- Cạn kiệt nguồn nước ngọt (đặc biệt là nước ngầm)
- Mặn hóa đất và nước ngầm
- Rừng phòng hộ (chủ yếu là cây phi lao) ven biển có thể bị ảnh hưởng và chết do nguồn nước ngầm đã bị hút can kiệt phục vụ nuôi tôm, chưa kể đến việc người dân phá rừng để đào ao
- Phá vỡ cảnh quan du lịch biển, đồng thời gây cản trở cho các dự án phát triển về du lịch trong tương lai
Câu 6: Vì sao khi nhiệt độ KK lên tới 37, 380C thì đất cát nhiệt độ lên đến 640C? Giải pháp để giảm nhiệt độ?
Vì đất cát ko có bề mặt hấp thụ, ánh sáng Mặt trời chiếu trực tiếp, cát có nhiệt dung riêng nhỏ, ko giữ nước nên khả năng hấp thụ nhiệt cao và dễ nóng.
Giải pháp:
- Tăng diện tích che phủ, hạn chế sự chiếu sáng trực tiếp của Mặt trời
- Giữ gìn nguồn nước ngầm sâu bên dưới
ĐẤT NGẬP NƯỚC
Câu 1: Định nghĩa đất ngập nước?
Đất ngập nước là những vùng sình lầy, đầm lầy, vùng than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm những vùng biển có độ sâu không quá 6m khi thủy triều thấp.
Quan điểm thống nhất: đất ngập nước là vùng chuyển tiếp của môi trường cạn với mặt nước. Quá trình chủ yếu là phân hủy yếm khí và gley hóa. Bên cạnh đó, nó có rất nhiều loại đất khác. Nếu hệ thống này bị phá hủy hoặc biến mất thì sẽ kéo theo rất nhiều thay đổi tiêu cực khác.
Câu 2: Vùng đất than bùn là đất tốt hay đất xấu? Có tốt cho cây trồng ko?
Đất than bùn lá đất tốt vì phân giải nhiều CHC nhưng do phân giải ở điều kiện yếm khí nên sẽ phát sinh nhiều độc tố (vd như lưu huỳnh). Với lại, do CHC của đất than bùn chủ yếu do thực vật ngập măn cung cấp. Bản thân những loài thực vật này trong cơ thể có chứa hàm lượng S cao. Vì vậy nếu khử độc tố đi thì đất rất tốt cho cây.
Câu 3: Tại sao trong FAO/USDA ko phân loại đất ngập nước mà đất ngập nước lại có hệ thống phân loại riêng?
Trước hết phải phân biệt soil và land.
* Soil: dùng để chỉ một loại đất ổn định, ít biến đổi.
* Land: là tổng thể của 1 không gian rộng lớn, có khả năng khai thác phục vụ cho cuộc sống và có chức năng lớn đối với môi trường. Land gắn với việc sử dụng nhiều hơn, tác dộng đến đại đa số cá thể. Land bao gồm cả soil
Có thể hiểu land = soil + vùng không gian xung quanh
FAO/USDA phân loại soil. Còn đất ngập nước (wet land) là land, chứ ko phải soil nên phải có hệ thống phân loại riêng, khác nhau ở từng quốc gia.
Câu 4: Rừng U Minh là đất ngập nước, vậy tại sao lại dễ cháy?
Rừng U Minh là đất ngập nước, do phân hủy yếm khí (quá trình diễn ra chủ yếu ở vùng đât ngập nước) nên sẽ có nhiều CH4 à dễ cháy. Hơn nữa, do có than bùn nên sẽ cháy âm ỉ, khó dập lửa.
Câu 5: Khái quát vai trò của đất ngập nước đối với môi trường?
* Có 8 chức năng môi trường của đất ngập nước
- Nạp nước ngầm, tiết nước ngầm
- Khống chế lũ lụt
- Ổn định bờ biển, chống xói mòn
- Giữ chất lắng đọng và chất độc
- Giữ chất dinh dưỡng
- Sản xuất sinh khối, duy trì đa dạng sinh học
- Chống bão, sóng, chắn gió
- Ổn định vi khí hậu
* 2 chức năng kinh tế (thêm thôi^^)
- Giao thông đường thủy
- Giải trí, du lịch
ĐẤT MẶN
Câu 1: Mặn hóa là gì? Các yếu tố gây mặn hóa?
Mặn hóa là quá trình xâm nhiễm và tích tụ các muối và các kim loại kiềm trong môi trường đất, nước khi các môi trường này chưa bị mặn trở lại. Sự mặn hóa có thể bị nhiễm theo hai yếu tố:
* Mặn hóa do muối (gồm các muối NaCl, NaSO4…) đó là các muối kim loại kiềm và kiềm thổ có các gốc acid là những amin Cl- , SO4- , NO3-, CO3-, Cl- đóng vai trò chủ đạo.
* Mặn hóa do kiềm (là các kim loại kiềm thổ như Na, K, Mg, Ca) tích lũy với hàm lượng cao nhất là Na.
Câu 2: Cấu trúc cột là gì? Cấu trúc cột có ảnh hưởng thế nào đến đất mặn?
Đất mặn thường có thành phần cơ giới nặng và hàm lượng sét cao. Tỉ lệ sét từ 50% - 60%. Đất chặt thấm nước kém. Mùa khô đất co lại, thường bị nứt nẻ, rắn chắc và hình thành những cấu trúc cột , các dạng đặv trưng này càng thúc đẩy quá trình mao dẫn nước mặn ngầm lên bề mặt nên đất dễ nhiễm mặn. Mùa mưa, đất trở nên ẩm ướt và dẻo dính do khả năng thấm nước kém của đất mặn so với đất khác nên không hình thành các cấu trúc cột.
Câu 3: Các chất độc trong đất mặn?
Trong đất mặn hàm lượng các muối NaCl, BaCl2, NaSO4, MgSO4, MgSO4 cao gây độc cho thực vật , động vật( những loại không chịu mặn).
Đối với thực vật không chịu mặn BaCl2, Na2SO4 và MgSO4 đạt 0.5-1% thì nhiều cây không sống được, nếu trên 1% thì hầu hết các cây không chịu mặn đều chết. Chỉ có những cây chịu mặn và động vật nước mặn mới sống được ở độ muối >=12%. Hầu hết cây trồng chỉ sống ở độ NaCl 15 mEq/100gr đất có tác hại đến cây trồng. Trong một số trường hợp, sự kết hợp giữa chất thải công nghiệp và môi trường nước mặn tạo ra chất độc nguy hiểm. Phenol là một chất không độc lắm, từ trong nước thải công nghiệp hóa chất, nhuộm, thuộc da chảy vào kênh rạch vùng mặn hoặc nước lợ gặp Cl- sẽ tạo ra Chlorlfenol lại rất độc gây chết cho sinh vật.
Câu 4: Đặc điểm của đất Cà Giang?
Đất Cà Giang là đất Solenetz (hay còn gọi là đất kiềm đen hoặc đất “cát lồi”), đất hình thành trong quá trình thoát mặn, nghĩa là đất Solonchak (đất kiềm trắng) bị thau rửa một cách tự nhiên hoặc nhân tạo hoặc do nước mặn tích lũy lâu ngày trong đất, theo mao dẫn đi lên bề mặt. Đặc điểm của đất này là chứa nhiều Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4. Đất có phản ứng kiềm hoặc rất kiềm (pH từ 8 tới 12, thường là 9). Hiện nay được sử dụng trong khai thác NaOH trong công nghệ sản xuất xà phòng. Tuy nhiên, đất này còn có khả năng trồng các loại cây hoa màu và một số loại cây trồng trên cạn khác. Cát lồi là do mùa mưa, có một lớp phèn.
Câu 5: Các biện pháp cải tạo đất mặn? Biện pháp nào là chủ yếu?
l Có 4 biện pháp cải tạo đất mặn:
5.1.Phương pháp cơ học: làm phá vỡ cấu trúc cột của loại đất này
- Cày lấy muối
- Cày nông: cày đảo lớp muối trên mặt xuống tầng dưới à dùng cho đất ít mặn
- Cày sâu: áp dụng cho đất mặn không có nước ngầm
5.2.Phương pháp hóa học:
* Nguyên lí cơ bản là loại trừ ion Na+
- Bón thạch cao hoặc phosphore thạch cao
2Na + + CaSO4 ßà [keo đất] Ca2+ + Na2SO4
Na2CO3 + CaSO4 àCaCO3 + Na2SO4
Cả 2 trường hợp đều tạo thành Na2SO4, muối này dễ tan nên sẽ bị nước mưa hay nước tưới rửa đi. Do đó, khi bón thạch cao phải kết hợp với việc tưới hoặc có những biện pháp trữ ẩm trong nước để đảm bảo nước có dòng xuống.
- Bón vôi
CaCO3 + CO2 + H2O à Ca(HCO3)2
2Na+ + Ca( HCO 3 )2 à Ca2+ + 2NaHCO3
Hay
2H+ + CaCO3 à Ca2+ + CO2 +H2O
Vôi cũng là nguyên liệu chính để cải tạo đất mặn (kể cả đất mặn trung tính và kiềm yếu). Bón vôi và các hợp chất khác có chứa canxi cho đất sẽ làm tăng Ca2+ trong dung dịch đất. Ca2+ sẽ thay thế Na+ trên trong keo đất làm cho đất có kết cấu và do đó có khả năng thấm nước tốt.
* Tuy nhiên bón vôi cũng có vài hạn chế:
- Làm kết tủa một số nguyên tố vi lượng Mn, Cu, Zn,…làm cho cây trồng không hút được những nguyên tố này, sinh ra bệnh vàng úa, yếu ớt, năng suất kém.
- Làm cho đạm hữu cơ biến chuyển thành đạm vô cơ, làm tiêu nhanh chóng tỉ lệ chất hữu cơ trong đất.
- Bón vôi tăng cường kích thích các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K cho cây, do đó mau cạn kiệt dinh dưỡng.
- Vôi có tách dụng trừ được sâu bệnh nhưng cũng có thể làm chết cá và những động vật hữu ích trong ruộng.
- Làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nông sản.
Những mặt không tốt kể trên không phải do bản thân vôi mà do bón vôi không đúng liều lượng, không đúng phương pháp, do chế độ canh tác không hợp lý, phù hợp…dẫn đến kết quả không tốt.
5.3.Phương pháp sinh học: trồng cây chịu mặn, như cỏ lông lợn, rau lê
5.4.Phương pháp thủy lợi:
- Rửa mặn bề mặt: Cho nước ngọt vào ruộng làm đất để muối dễ được hòa tan vào dung dịch đất. Sau một thời gian ngâm, tháo nước lẫn muối ra khỏi diện tích đất trồng trọt.
- Rửa mặn theo độ sâu: Sử dụng máy bơm nước hạ thấp mực nước trong tầng sâu và dẫn đến hạ thấp mực nước trong tần nước ngầm để hãm quá trình mặn hóa dải đồng bằng. Và lấy nước này để nuôi tôm hay nuôi trồng thủy sản.
l 4 phương pháp trên đều là phương pháp chủ yếu, được áp dụng sử dụng tùy thuộc vào mục đích cải tạo đất và phù hợp với kinh tế của người dân.
Câu 6: Ở Việt Nam, quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển, mặn hóa ở lục địa, mặn hóa thứ sinh, quá trình nào diễn ra chủ yếu? Chủ yếu ở đâu?
Ở Việt Nam, quá trình mặn hóa chủ yếu xảy ra ven biển, nên quá trình mặn hóa do ảnh hưởng nước biển sẽ xảy ra chủ yếu.
Câu 7: GIS được sử dụng như thế nào trong đánh giá nhiễm mặn?
Trên thế giới, người ta sử dụng GIS để hỗ trợ cho việc dự đoán khả năng nhiễm mặn để có biện pháp phòng tránh thích hợp. Người ta dựa vào GIS để lập bản đồ phát triển đất mặn trên diện rộng bằng cách số hóa, sử dụng thuật toán thống kê “trọng số bằng chứng – weights of evidence”.
Câu 8: Trong phần nguyên nhân gây mặn hóa lục địa, hãy giải thích rõ 2 nguyên nhân khoáng hóa thực vật ưa mặn và tưới tiêu ko hợp lí là như thế nào?
* Do khoáng hóa thực vật ưa mặn: thực vật ưa mặn có một lượng muối nhất định trong cơ thể do quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ đất mặn, khi thực vật chết đi, bị vùi trong đất, phân hủy sẽ để lại một hàm lượng muối trong đất.
* Do tưới tiêu: khi sử dụng biện pháp bón thạch cao phải kết hợp với tưới tiêu hợp lí để hòa tan, rửa trôi lượng Na2SO4 được hình thành sau khi bón thạch cao. Nếu không tưới tiêu hợp lí, lượng Na2SO4 hình thành sẽ có thể đọng lại trong đất, như vậy nồng độ ion Na+ còn trong đất à làm đất bị mặn hóa
Câu 9: Định nghĩa đất mặn? Phân biệt đất mặn và đất nhiễm mặn?
* Định nghĩa đất mặn:
- Đất mặn là nhóm đất chứa nhiều muối hòa tan (1% - 1.5% hoặc nhiều hơn). Đất mặn là nhóm đất phù sa ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển tràn vào hoặc gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào.
- Đất mặn là nhóm đất mặn ven biển, hình thành do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn hoặc mao mạch của sông, nước có đặc tính mặn.
- Đất mặn ở Việt Nam được xác định là đất có đặc tính mặn (salic properties), không có tầng sulfidic cũng như tầng sulfuric.
* Phân biệt đất mặn và đất nhiễm mặn:
- Đất mặn là đất có tầng mặn (tầng tích lũy muối) trong phẫu diện đất. Sự hình thành tầng đất này do các yếu tố đá mẹ phong hóa, địa hình trũng không thoát nước, khí hậu khô hạn...
- Đất nhiễm mặn là đất bị mặn do các yếu tố như nước ngầm mặn mao dẫn lên bề mặt, gió chuyển muối từ biển vào, nước rửa muối từ địa hình cao xuống thấp, khoáng hóa thực vật ưa mặn.
Câu 10: Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá độ mặn?
Tiêu chí đánh giá độ mặn: hàm lượng Cl-
Theo TCCP (TCVN: 5942 – 1995)
- Đối với nước mặt: Hàm lượng Cl- cho phép là TCCP (TCVN < 250 mg/L)
- Đối với nước ngầm: Hàm lượng Cl- cho phép là TCCP (TCVN < 200mg/L)
Câu 11: Nêu mô hình phát triển bền vững đất mặn?
Biển ß Cá ß Cói ß Lúa ß Dân cư
Giải thích: (theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều mũi tên) Biển có cá. Nếu cá thích hợp với nước lợ và nước ngọt thì nên trồng cói để giảm độ mặn để có thể nuôi loài cá, thủy sản đó. Trồng cói nhiều thì sẽ làm giảm trong đất à đất được cải tạo, có thể trồng được lúa. Trồng lúc được thì dân cư sẽ tập trung đông đúc tại nơi đó.
Câu 12: Tại sao lại phân ra thành 3 loại đất: sú vẹt đước, mặn nhiều, mặn trung bình và ít?
Phân loại thành đất mặn nhiều, đất mặn trung bình và ít là dựa trên tỉ lệ muối hòa tan. Còn đất mặn sú, vẹt, đước là để nhấn mạnh lợi ích sử dụng nó mang lại, không nên cải tạo loại đất này. Đất mặn sú, vẹt, đước là đất mặn dưới rừng ngập mặn. Loại đất này có quá trình hình thành y như quá trình hình thành của đất phèn, lớp dưới là lớp phèn, phía trên là lớp đất mặn. Nhờ lớp đất mặn mà ức chế hoạt động của phèn. Không thể cải tạo lớp đất mặn phía trên vì sẽ khiến lớp phèn hoạt động, không thể sử dụng được. Còn nếu giữ nguyên hiện trạng như hiện tại thì mang lại nhiều hiệu quả khai thác như hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản.
Đất mặn sú vẹt đước có thể là đất mặn nhiều, mặn trung bình nhưng nó có thêm phần tính phèn. Do phần đất mặn trung hòa tính acid của đất phèn. Chính vì quá trình phát triển của nó mà người ta phân ra loại đất này để bảo vệ nó.
Câu 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến đất mặn?
- Đá mẹ
- Địa hình trũng không thoát nước
- Mực nước ngầm ở nông
- Khí hậu khô hạn
- Sinh vật ưa muối
XÓI MÒN ĐẤT
Câu 1: Tại sao xói mòn làm giảm độ phì nhiêu của đất?
Keo đất (các hạt đất mịn, có độ phì cao) là thành phần quyết định khả năng hấp phụ của đất, tạo nên cấu trúc của đất.
Khi xói mòn, keo đất bị rửa trôi à vùng đất trống, đồi trọc trơ sỏi đá hay mất cả lớp đất, chỉ còn lại lớp đá gốc à khả năng trao đổi hấp phụ trao đổi kém, mất cấu trúc đất à đất bị mất chất dinh dưỡng.
Câu 2: Vai trò độ che phủ của cây trong xói mòn
Cây che phủ nên nước mưa ko rơi trực tiếp xuống đất mà phân tán trên cành, lá cây, vận tốc rơi giảm nhiều à xói mòn xảy ra ít hoặc cường độ nhỏ.
Câu 3: Kiểu địa hình nào thích hợp cho kiến thiết ruộng bậc thang, kiểu nào thích hợp cho kiến thiết tiểu bậc thang?
Độ dốc của đất < 50 à canh tác bình thường
Độ dốc từ 5 – 250, tầng đất dày à thích hợp cho kiến thiết ruộng bậc thang
Sườn dốc cao, tầng đất mỏng, gieo hạt chọc lỗ à thích hợp cho kiến thiết tiểu bậc thang.
Câu 4: Xói mòn đất ảnh hưởng đến môi trường nước như thế nào?
Xói mòn làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước, hàm lượng bùn cát lơ lửng trong nước tăng.
Câu 5: Xói mòn đất là gì?
* Xói mòn (erosion) có nghĩa là « cào mòn ». Theo từ điển Liên Xô cũ (1978) đã viết: xói mòn đất là quá trình phá hủy nham thạch của dòng nước. Hiểu chung, xói mòn là sự chuyển dời vật lí lớp đất mặt do nhiều tác nhân như lực đập của hạt mưa, dòng chảy trên bề mặt, bề dày của phẫu diện đất, tốc độ gió và sức kéo của trọng lực.
* Theo Nguyễn Quang Mỹ, định nghĩa: Xói mòn đất là một quá trình phá hủy lớp thổ nhưỡng (bao gồm phá hủy các thành phần cơ, lý, hóa, chất dinh dưỡng,… của đất) dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh, làm giảm độ phì nhiêu của đất gây ra bạc màu, thoái hóa đất, laterit hóa, trơ sỏi đá,… ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và phát triển của thảm thực vật rừng, thảm cây trồng khác.
Câu 6: Thoái hóa đất là gì? Ô nhiễm đất là gì? Xói mòn đất là thoái hóa đất hay ô nhiễm đất?
Câu 7: Xói mòn, xói lở, trượt lở, sạt lở. Phân biệt sự khác nhau
Xói mòn là tác động hoạt động nước và gió
Xói lở ?
Trượt lở là hiện tượng một khối lượng đất đá theo các bề mặt đặc biệt bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp, thường xuất hiện ở vùng núi trong thời kì mưa nhiều hàng năm
Sạt lở ?
Câu 8: Mô hình nghiên cứu các xói mòn hiện nay dược sử dụng nhiều nhất?
* Mô hình nghiên cứu xói mòn hiện được sử dụng nhiều nhất là phương trình mất đất phổ dụng
A = R.K.L.S.C.P
Trong đó:
A - Lượng đất mất bình quân trong năm (tấn/ha/ năm);
R - Hệ số mưa và dòng chảy; Hệ số đánh giá năng lượng mưa và dòng chảy tràn.
K - Hệ số bào mòn của đất (tấn/ha/ đơn vị chỉ số xói mòn) - tỉ lệ mất đất trên một đơn vị diện tích đặc biệt có chiều dài sườn 72.6feet (22.1m) và nghiêng đều với độ dốc 9% (~5o).
L - Hệ số chiều dài của sườn dốc - tỉ lệ mất đất của sườn thực tế so với sườn dài 72.6feet (22.1m) và nghiêng đều với độ dốc 9% (~5o).
S - Hệ số độ dốc - tỉ lệ lượng đất mất ở một độ dốc thực tế so với sườn độ dốc 9% (~5o).
C – Hệ số lớp phủ - tỉ lệ lượng đất mất của một diện tích trên thực tế vớ diện tích trong điều kiện cần xác định và dòng chảy liên tục. C = 1 khi đất trơ trọi.
P – Hệ số canh tác hay hệ số cách làm đất – tỉ lệ lượng đất mất từ thực tế với lượng đất mất với cách làm thích hợp.
* Ghi chú thêm
- Bản đồ tiềm năng xói mòn dựa trên: A = R.K.L.S
- C,P: là 2 chỉ tiêu tự nhiên nhưng con người có thể can thiệp để cải tạo
Câu 9: Hậu quả của xói mòn?
Quá trình xói mòn đất tạo nên diện tích đất thoái hóa có tầng đất mỏng hoặc xói mòn trơ sỏi đá, hình thành nên “nhóm đất có vấn đề”.
Ko có rừng che phủ à nước ngầm trong đất bị suy kiệt, độ ẩm của đất giảm, VSV giảm theo à biểu hiện của sa mạc hóa, hạn hán quanh năm, ko phát triển được
Ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất
Ảnh hưởng đến tưới tiêu, lưu thông đường thủy, hồ chứa nước làm thủy điện,…
Câu 10: Các biện pháp kĩ thuật cụ thể?
Làm ruộng bậc thang
Biện pháp nông nghiệp: che phủ kín mặt đất, duy trì và phục hồi độ phì nhiêu của đất (bón phân), luân canh xen hoa màu
Biện pháp lâm nghiệp: trồng các loài thực vật chống xói mòn như cỏ Vetiver, lạc dại…chúng sống được ở nhiều loại đất khác nhau
Biện pháp hóa học: sử dụng các chất kết dính hóa học (phụ phẩm của ngành chế biến gỗ) như thạch cao, sợi thủy tinh, chất có khả năng chống rửa trôi như PAM (polymer tổng hợp mạch dài)…
Câu 11: Tại sao những hạt nhỏ trong đất thì lại có độ phì nhiêu cao nhất?
Hạt nhỏ dễ hòa tan trong nước, thành khoáng cho cây dễ hấp thụ. Vì thế keo đất bị rửa trôi thì đất sẽ mất dinh dưỡng.
GOOD LUCK TO YOU !!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cau hoi mt dat.doc