Câu hỏi ôn tập về kinh tế

Tài liệu Câu hỏi ôn tập về kinh tế: Đề bài: Câu 1:Hãy phân tích bản chất,nội dung,vai trò của hoạt động Thương mại trong doanh nghiệp sản xuất Câu 2:Hạn mức cấp phát vật tư ở doanh nghiệp sản xuất và phương pháp xác định? Câu 3:Nội dung công tác tổ chức hậu cần vật tư cho sản xuất ở Doanh nghiệp? Câu 4:Trình bày lịch sử phát triển 02 thương hiệu ôtô. BÀI LÀM Câu 1:Trong giai đoạn hiện nay ,khi phần lớn các sản phẩm trên thị trường có tính tiêu chuẩn hóa rất cao,thì sự khác biệt giữa các nhà sản xuất có thể mang đến cho khách hàng phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động thương mại và hiệu quả của nó.Vậy hoạt động thương mại của doanh nghiệp là gì?bản chất,nội dung, vai trò của nó trong doanh nghiệp sản xuất? Ta biết rằng doanh nghiệp tồn tại với tư cách là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có các chức năng khác nhau,kết hợp và tác động qua lại lẫn nhau nhằm giúp cho toàn bộ hệ thống phản ứng với những thay đổi của môi trường nhằm đạt được các mục tiêu của một doanh nghiệp.Hoạt động của doanh nghiệp được khẳng định trên t...

doc23 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu hỏi ôn tập về kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Câu 1:Hãy phân tích bản chất,nội dung,vai trò của hoạt động Thương mại trong doanh nghiệp sản xuất Câu 2:Hạn mức cấp phát vật tư ở doanh nghiệp sản xuất và phương pháp xác định? Câu 3:Nội dung công tác tổ chức hậu cần vật tư cho sản xuất ở Doanh nghiệp? Câu 4:Trình bày lịch sử phát triển 02 thương hiệu ôtô. BÀI LÀM Câu 1:Trong giai đoạn hiện nay ,khi phần lớn các sản phẩm trên thị trường có tính tiêu chuẩn hóa rất cao,thì sự khác biệt giữa các nhà sản xuất có thể mang đến cho khách hàng phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động thương mại và hiệu quả của nó.Vậy hoạt động thương mại của doanh nghiệp là gì?bản chất,nội dung, vai trò của nó trong doanh nghiệp sản xuất? Ta biết rằng doanh nghiệp tồn tại với tư cách là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có các chức năng khác nhau,kết hợp và tác động qua lại lẫn nhau nhằm giúp cho toàn bộ hệ thống phản ứng với những thay đổi của môi trường nhằm đạt được các mục tiêu của một doanh nghiệp.Hoạt động của doanh nghiệp được khẳng định trên thị trường ,nơi thực hiện các yếu tố sản xuất từ các nhà cung cấp và tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng .Những hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường và những hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường được gọi là hoạt động thương mại doanh nghiệp. Về cơ bản,hoạt động thương mại doanh nghiệp bao gồm ba nhóm nội dung: +Mua sắm và quản lý vật tư. +Tiêu thụ sản phẩm +Các hoạt động hỗ trợ hoặc có liên quan tới hai nội dung trên. Với doanh nghiệp, mục tiêu của việc sản xuất ra sản phẩm để bán cho người tiêu dùng ,hay nói một cách khác,sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ,đó là điều kiện tiền quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Tiêu thụ sản phẩm đã trở thành một bộ phận chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp.Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất –thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hóa của một doanh nghiệp.Đó là việc cung ứng cho khách hàng các sản phẩm ,lao vụ ,dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra,đồng thời được khách hàng thanh toán ,hoạt chấp nhận thanh toán .Tiêu thụ sản phẩm cũng được xem xét như một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc xác định nhu cầu thị trường tới việc thực hiện các dịch vụ sau khi bán .Để quá trình sản xuất được tiến hành nhịp nhàng và liên tục, các doanh nghiệp cần phải tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất .Đó chính là họat động mua sắm và quản lý vật tư .Mua sắm và quản lý vật tư là toàn bộ các hoạt động nhằm kiểm soát quá trình vận động của các luồng vật tư ,dịch vụ trong các quá chu trình kinh doanh,từ việc xác định nhu cầu vật tư ,xây dựng các kế hoạch nguồn hàng tổ chức mua sắm cho đến quản lý tổ chức sự trữ ,cấp phát ,quyết đoán sử dụng và phân tích đánh giá quá trình quản lý vật tư.Yêu cầu đối với việc quản lý vật tư là phải đảm bảo thường xuyên,liên tục nguyên,nhiên ,vật liệu….Chỉ có đảm bảo số lượng ,đúng mặt hàng và chất lượng cần thiết với thời gian quy định thì sản xuất mới có thể tiến hành được bình thường và sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Mua sắm –quản lý vật tư và tiêu thụ sản phẩm là hai bộ phận chủ yếu của họat động thương mại của doanh nghiệp ,đồng thời là hai khâu then chốt trong quá trình chu chuyển vốn ở các doanh nghiệp và có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.Quan hệ giữa tiêu thụ sản phẩm và mua sắm là quan hệ chiều dọc đựợc kết nối qua khâu sản xuất.Giữa tiêu thụ sản phẩm và mua sắm –quản lý vật tư có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp.Nhưng để thực hiện hai chức năng trên doanh nghiệp cần phải tham gia vào hệ thống các mối quan hệ kinh tế phức tạp.Mối quan hệ kinh tế đó phát sinh giữa một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác và giữa bộ phận thương mại và với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.Mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm bao giờ cũng gắn liền với một khối lượng lớn công việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa.Tất cả những vật tư kỹ thuật mua sắm cho doanh nghiệp phải được tổ chức vận chuyển,tiếp nhận bảo quản tốt.Có như vậy,mới đảm bảo được yêu cầu tiêu dùng sản xuất.Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm cũng vậy,sản phẩm sản xuất ra phải được tổ chức tiếp nhận ,phân loại bao gói ,bảo quản và xuất bán cho khách hàng nhanh chóng ,kịp thời .Do vậy nội dung của hoạt động thương mại doanh nghiệp còn bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình mua sắm và quản lý vật tư và tiêu thụ sản phẩm như tài chính,pháp luật,dịch vụ ,vận tải,kho hàng ….. Về vai trò của hoạt động thương mại trong doanh nghiệp sản xuất: Các hoạt động thương mại là nội dung tất yếu, không thể thiếu được trong tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp ,nó có mối quan hệ hai chiều với các hoạt động khác của doanh nghiệp trong quá trình hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.Hoạt động thương mại doanh nghiệp ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thực tế ảnh hưởng tới tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp.Chính vì thế mà mục tiêu quan trọng hàng đầu ,là kim chỉ nam cho hoạt động thương mại ở doanh nghiệp là làm thế nào để phối hợp có hiệu quả với các hoạt động khác nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.Một số mục tiêu khác của hoạt động thương mại là :thời điểm,số lượng, chất lượng ……Như vậy,bằng việc tổ chức tốt các hoạt động thương mại tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất tốt cho doanh nghiệp. Vai trò của hoạt độngh thương mại ngày càng ra tăng ,có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.Vì vậy,hiện nay ở các doanh nghiệp,hoat động thương mại đựơc đặc biệt quan tâm từ khâu tổ chức quản lý đến tổ chức các hoạt động thương mại và phòng kinh doanh đã trở thành bộ phận trọng yếu trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp. Câu 2:Hạn mức cấp phát vật tư ở doanh nghiệp sản xuất và phương pháp xác định: Khái niệm hạn mức cấp phát vật tư: Hạn mức cấp phát vật tư là lượng vật tư tối đa quy định cấp cho phân xưởng trong một thời hạn nhất định thực hiện nhiệm vụ sản xuất được giao. Yêu cầu của hạn mức cấp phát vật tư: +Hạn mức cấp phát phải chính xác :Nghĩa là số lượng vật tư quy định trong hạn mức phải hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị tiêu dùng ,được tính toán có căn cứ khoa học . +Hạn mức cấp phát phải được quy định cho một thời gian nhất định hoặc cho việc hoàn thành một công việc nhất định, hết thời hạn đó ,hạn mức không còn giá trị nữa. +Hạn mức cấp phát phải quy định rõ mục đích sử dụng vật tư nghĩa là dùng số lượng vật tưquy định trong hạn mức để sản xuất sản phẩm gì hay để thực hiện công việc gì? Để lập hạn mức cấp phát vật tư được chính xác cần phải căn cứ vào kế hoạch sả n xuất sản phẩm,các mức tiên tiến về tiêu dùng vật tư ,mức dự trữ vật tư ở đơn vị tiêu dùng,lượng tồn kho đầu kì . Hạn mức cấp phát vật tư đựơc tính theo công thức sau: H=Nt.ph ±Nt.ch.ph+D-O Trong đó: H-hạn mức cấp phát vật tư,tính theo đơn vị hiện vật Nt.ph-Nhu cầu vật tư cho sản xuất thành phẩm Nt.ch.ph-Nhu cầu vật tư cho thay đổi lại chế phẩm D-Nhu cầu vật tư cho dự trữ ở phân xưởng O-tồn kho đầu kì Nghiên cứu các thành phần cấu thành của hạn mức.Nt.ph là bộ phận cấu thành chủ yếu của hạn mức.Dưới dạng chung nhất nhu cầu(N)của mỗi một phân xưởng (tổ,đội sản xuất)về mỗi loại vật tư tính bằng cách nhân kế hoạch sản xuất thành phẩm (Q)(khối lượng công việc)với mục tiêu dùgn vật tư(m)cho một đơn vị sản phẩm theo công thức : N=G×m Phương pháp tính cụ thể nhu cầu của từng phân xưởng(tổ,đội sản xuất)phụ thuộc vào đặc điểm kế hoạch hóa sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp và chủ yếu là các nhân tố sau đây chi phối: --Kiểu sản xuất:sản xuất hàng loạt lớn,danh mục sản phẩm san xuất không nhiều và sản xuất tương đối ổn định ,tạo khả năng kế hoạch hóa chương trình sản xuất của phân xưởng theo chi tiết sản phẩm. Trường hợp sản xuất loại nhỏ và đơn chiếc,danh mục sản phẩm giao cho mỗi phân xưởng (tổ,đội sản xuất)không được rõ ràng và ổn định,công việc bố trí cho các phân xưởng (tổ,đội sản xuất)không đựoc nhịp nhàng,gây khó khăn cho kế hoạch hóa chương trình sản xuất theo chi tiết sản phẩm ,nên thông thường phải áp dụng kế hoạch hóa theo bộ phận sản phẩm hoặc kế hoạch hóa sản xuất theo từng đơn đặt hàng. --Mức độ chuyên môn hóa của phân xưởng(tổ,đội sản xuất).Chuyên môn hóa sản xuất của phân xưởng (tổ,đội sản xuất)càng cao,càng cókhả năng kế hoạch hóa chương trình sản xuất theo chi tiết sản phẩm. --Công dụng của vật tư trong quá trình sản xuất .Công dụng của nguyên ,vật liệu trong quá trình sản xuất quyết định tính chất sử dụng chúng và trình tự đưa chúng vào sản xuất ,vật liệu chính được tiêu dùng tương đối đều đặn ,do đó phải thường xuyên cấp phát cho phân xưởng(tổ,đội sản xuất)phù hợp với tiến độ hoàn thành chương trình sản xuất của phân xưởng.Vật liệu phụ thường tiêu dùng không thường xuyên và không ổn định về lượng cũng như về danh mục nên việc cấp phát vật liệu phụ cho phân xưởng cần căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng. Như vậy ,việc xác định nhu cầu vật tư của đơn vị tiêu dùng,trong thực tế thường gặp những trường hợp sau đây : --Xác định nhu cầu vật tư về các loại nguyên ,vật liệu chính đối với những trường hợp sản xuất loại lớn ,có kế hoạch hóa sản xuất theo bộ chi tiết sản phẩm. --Xác định nhu cầu về các loại nguyên,vật liệu chính đối với những trường hợp sản xuất loại nhỏ,có kế hoạch hóa sản xuất theo bộ phận sản phẩm. --Xác định nhu cầu về các loại vật liệu chính,đối với trường hợp sản xuất nhỏ và đơn chiếc,có kế hoạch hóa chương trình sản xuất theo đơn đặt hàng sản xuất. --Xác đinh nhu cầu về các loại vật liệu phụ cho tất cả các loại hình sản xuất kể trên. Nt.ch.ph –Nhu cầu vật tư cho thay đổi tại chế phẩm được tính căn cứvào chênh lệch tại chế phẩm đầu kỳ và cuối kỳ. D-Nhu cầuvật tư cho dự trữ ở phân xưởng(tổ,đội sản xuất).Nhu cầu này chỉ tính cho những nơi có điều kiện sản xuất và cấp phát vật tư bắt buộc phải có dự trữ .Yêu cầu chung đối với việc xác định nhu cầu vật tư cho dự trữ ở phân xưởng là không để dự trữ quá nhiều ,gây nên ứ đọng vật tư ở doanh nghiệp. O-Tồn đầu kì.Tồn kho ước tính của ở phân xưởng được xác định theo kết quả công việc kì báo cáo.Nó được tínhbằng cách cộng lượng tồn kho đầu kì báo cáo (Ott)và lượng vật liệu phân xưởng được cấp trong kì C,trừ đi lượng vật liệu tiêu dùng để hoàn thành kế hoạch sản xuất thành phẩm(Pt.ph)và để sửa chữa(Psc)trừ đi hoặc cộng thêm lượng vật liệu do thay đổi tại chế phẩm (Ptcph)trừ đi lượng phế phẩm(Ott).Tính theo công thức: O=Ott+C-(Pt.ph+Psc±Ptcph+Opp) Câu 3: Nội dung công tác tổ chức hậu cần vật tư cho sản xuất ở Doanh nghiệp : Ta biết rằng mỗi doanh nghiệp đều có mối quan hệ qua lại với nhiều đơn vị kinh tế khác.Điều này thể hiện ở việc thường xuyên trao đổi hàng hóa trên nhiều thị trường khác nhau.Doanh nghiệp mua trên thị trường này những hàng hóa cần thiết cho quá trình sản xuất của mình.Những sản phẩm này có thể là hang hóa cụ thể,dịch vụvà bản quyền đó chính là đối tượng của hoạt động mua sắm và và quản lý vật tư ở doanh nghiệp.Toàn bộ đối tưởng của quá trình mua sắm và quản lý vật tư có thể được chia thành 2nhómlớn:Vật tư và dịch vụ cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Vật tư là toàn bộ các đầu vào vật chất được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ.Vật tư tồn tại dưới hai dạng cơ bản là phương tiện sản xuất và nguyên liệu sản xuất .Phương tiện sản xuất gồm:mặt bằng đất đai,nhà cửa và toàn bộ trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp ,nguyên ,vật liệu bao gồm:vật liệu ,phụ liệu ,nhiên liệu……Các dịch vụ được sử dụng khá đa dạng. Yêu cầu đối với hoạt động mua sắm và quản lý vật tư là đảm bảo cung ứng một lượng vật tư hoặc dịch vụ cần thiết ,đúng chất lượng và kịp thời về tiến độ cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh.Để đạt được yêu cầu này,trong quá trình tổ chức mua sắmvà quản lý vật tư ,các doanh nghiệp cần xác đỉnh rõ:Cần mua cái gì?Chất lượng ra sao?Số lượng bao nhiêu?Mua lúc nào?Mua ở đâu? Về mặt nội dung,mua sắm và quản lý vật tư bao gồm tất cả các hoạt động nhằm kiểm soát quá trình vận động của các luồng vật tư,dịch vụ trong các chu trình kinh doanh ,từ việc xác định nhu cầu vật tư ,xây dựng các kế hoạch nguồn hàg ,tổ mua sắm đến tổ chức quản lý dự trữ, cấp phát ,quyết toán sử dụng và phân tích đánh giá quá trình quản lý vật tư : -Xác định nhu cầu và lập kế hoạch yêu cầu vật tư:Nhằm trả lời 3câ hỏi cơ bản:Những danh mục hàng hóa vật tư nào có nhu cầu?số lượng nhu cầu của mỗi loại vật tư?phân phối nhu cầu theo thời gian ?Trên cơ sở kết quả của các quá trình này thì người ta tiến hành lập các kế hoạch yêu cầu vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. -Xác định phương thức đảm bảo vật tư:có 3 phương pháp đảm bảo vật tư cơ bản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:mua,tự chế tạohoặc đảm bảo vật tư thông qua thành lập các liên minh chiến lược trong cung ứng vật tư.Sau khi xác định được các phương thức đảm bảo vật tư ,người ta tiến hành lập các kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư nhằm đáp ứng nhu cầu vật tư cho hoạt động kinh doanh . -Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư:kế hoạch mua sắm vật tư thường được lập theo phương pháp cân đối.Nội dung cơ bản của kế hoạch mua sắm vật tư bao gồm:Danh mục và số lượng vật tư cần mua ,thời điểm mua, các nguồn cung cấp tiềm năng và ngân quỹ mua sắm.Kế hoạch hoạch mua sắmlà cơ sở hướng dẫn các hoạt động mua sắm ,từ việc lập các đơn hàng tới việc tiếp nhận vật tư. -Quản lý vật tư nội bộ :Sau khi vật tư đã được tiếp nhận ,người ta tiến hành quản lý vật tư nội bộ trong doanh nghiệp.Nội dung chủ yếu của công tác này bao gồm:quản lý dự trữ và bảo quản vật tư,cấp phát vật tư nội bộ và quyết toán tình hình sử dụng vật tư. -Phân tích quá trìh mua sắm và quản lý vật tư:Bao gồm việc phân tích về mặt số lượng,chất lượng ,tính kịp thời ,tính đồng bộ và hiệu quả sử dụng vật tư làm cơ sở cho những cải tiến trong quá trình mua sắm và quản lý vật tư. Câu 4:Lịch sử phát triển thương hiệu Toyota: Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản. Theo lời khuyên của chuyên gia người Nhật hàng đầu tại chi nhánh của General Motors ở Nhật Bản lúc đó là Shotaro Kamiya, Sakichi Toyoda tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh. Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota (トヨタ) chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda (トヨダ ), theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó số 10 là một số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó v à tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng. Trải qua thời gian 70 năm với những biến đổi không ngừng, Toyota vẫn đang bước trên con đường định mệnh của chính mình, con đường từ số 8 mạnh mẽ đến số 10 hoàn hảo của truyền thống đất nước mặt trời mọc. Các giai đoạn phát triển của thương hiệu Toyota: Sakichi, một nhà phát minh đa tài, đã tạo ra công ty Toyoda Automatic Loom dựa vào những thiết kế sáng tạo của mình và một trong số đó đã được bán cho một người Anh với giá 1 triệu yen. Số tiền này giúp ông có vốn thành lập công ty ô tô Toyota. Công ty cũng có một phần vốn của nhà nước nhằm phục vụ các mục đích quân sự. Trước đây, người Nhật dựa chủ yếu vào xe tải nhập từ nước ngoài để phục vụ chiến tranh tại Manchuria, nhưng khi kinh tế suy thoái thì ngân quỹ cho việc này cũng trở nên ít hơn. Những sản phẩm trong nước sẽ giúp giảm giá thành, tạo công ăn việc làm và sẽ từng bước làm cho quốc gia đó tự chủ hơn. Đến năm 1936, sau những thành công mà Toyota đạt được, chính phủ Nhật yêu cầu bất kỳ công ty ôtô nào bán sản phẩm của mình trong nước đều phải có một phần lớn vốn của các cổ đông trong nước và gần như ngừng tất cả việc nhập khẩu. Hoạt động sản xuất ô tô của Toyoda do Kiichiro Toyoda, con trai của Sakichi Toyoda phụ trách. Lúc đầu, họ nghiên cứu thử nghiệm động cơ 2 xylanh nhưng cuối cùng lại sử dụng mẫu động cơ 65 mã lực của Chevrolet, chassis và hộp số giống của chiếc Chrysler Airflow. Động cơ đầu tiên của hãng được sản xuất năm 1934 (Type A), chiếc ô tô và xe tải đầu tiên vào năm 1935 (mẫu A1 và G1) và mẫu thiết kế ô tô thứ 2 vào năm 1936 (mẫu AA). Năm 1937, công ty ô tô Toyota được tách ra Từ năm 1936 đến 1943, công ty chỉ sản xuất 1757 xe ô tô, trong đó có 1404 chiếc sedan và 353 chiếc xe ngựa (mẫu AB). Tuy nhiên, Toyota lại thành công hơn trong lĩnh vực sản xuất xe tải và xe bus. Chiếc Toyota KB, một chiếc 4x4 được sản xuất năm 1941, là một chiếc xe tải 2 tấn giống như chiếc KC trước chiến tranh; nó có khoang chứa đố 1,5 tấn và có thể chạy với vận tốc 69 km/h. Chiếc GB được phát triển dựa trên chiếc G1 1,5 tấn, và sau đó nó được sản xuất dựa trên mẫu ôtô A1. Chiếc xe tải đầu tiên của Toyota có thiết kế 1,5 tấn và sử dụng động cơ 6 xylanh giống với phiên bản của động cơ Chevrolet cùng thời. Thật ra, nhiều bộ phận của xe có thể đổi qua lại và chiếc những chiếc xe tải của Toyota bị thu giữ trong chiến trang được phe Đồng minh thay thế các bộ phận của Chevrolet vào sử dụng. Cũng có phiên bản động cơ 4 xylanh 40 mã lực rất giống với thiết kế của động cơ 6 xylanh, nhưng nó có vẻ hơi yếu cho một chiếc xe tải khi chở đủ tải. Sau chiến tranh: một thời kỳ phát triển nhanh chóng Tháng 10/1945, Toyota được quân đội Mỹ cho phép bắt đầu lại công việc sản xuất. Toyota tham gia một chương trình huấn luyện của Bộ Chiến tranh của Mỹ về phát triển quá trình sản xuất và công nhân. Chương trình này được Mỹ bãi bỏ vào năm 1945, nhưng nó vẫn tồn tại ở Nhật khi Taiichi Ohno xây dựng triết lý kinh doanh và dựa việc sản xuất vào nó. Sau Thế chiến thứ 2, Toyota bận rộn với việc chế tạo xe tải, nhưng đến năm 1947, hãng bắt đầu sản xuất mẫu SA được gọi là Toyopet, một cái tên gắn bó với Toyota trong nhiều thập kỷ với nhiều mẫu ô tô khác nhau. Toyopet không phải là một chiếc xe mạnh mẽ khi động cơ chỉ có 27 mã lực và tốc độ tối đa đạt 88 km/h, nhưng nó có giá thành rẻ và đặc biệt thích hợp với những con đường bị bom đạn tàn phá trong chiến tranh. Trong 5 năm đã có 215 chiếc SA Toyopet được sản xuất. Mẫu SD, một phiên bản cho xe taxi, có lẽ đạt được nhiều thành công hơn khi có 194 chiếc được sản xuất trong 2 năm. Mẫu SF Toyopet là chiếc ô tô thật sự phổ biến đầu tiên của Toyota với động cơ được cải tiến và có thêm phiên bản cho xe taxi. Mẫu RH với động cơ 48 mã lực được ra đời ngay sau đó. Đến năm 1955, Toyota đã sản xuất được 8400 xe mỗi năm và con số này tăng lên 600.000 xe trong năm 1965. Ngoài những mẫu xe này, Toyota còn bắt đầu sản xuất một mẫu xe tải cho dân thường với tên gọi Land Cruiser. Những chiếc Land Cruiser đầu tiên có thiết kế giống chiếc Jeep và được sản xuất dựa chủ yếu vào chiếc xe chở vũ khí 0,5 tấn của Dodge và chiếc Bantam (phiên bản trước của chiếc Jeep). Chúng sử dụng động cơ lớn hơn chiếc Jeep và có kích cỡ cũng như thông số giống một chiếc xe chở vũ khí của Dodge. Năm 1955, Toyota bắt đầu sản xuất chiếc xe sang trọng đầu tiên của mình. Đó chính là chiếc Crown, sử dụng động cơ 4 xylanh dung tích 1.5 lít và hộp số 3 cấp; sau đó là chiếc Corona với động cơ dung tích 1.0 lít. Năm 1955, chỉ có 700 xe được sản xuất mỗi tháng, nhưng con số này nhanh chóng tăng lên 11.750 xe năm 1958 và 50.000 xe năm 1964. Khởi đầu của việc phát triển ra thế giới Toyota bắt đầu bán các sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ năm 1958 với việc xuất khẩu chiếc Land Cruiser và Toyopet. Doanh số của Land Cruiser cao hơn Toyopet, tuy nhiên cả hai vẫn không đạt được con số mong muốn. Toyota quyết định rút Toyopet ra khỏi thị trường Mỹ và thiết kế lại một mẫu xe khác dành riêng cho thị trường này – một chiến lược dẫn đến sự ra đời của Avaton và Camry. Năm 1959, Toyota mở nhà máy tại Bra-xin. Đây là nhà máy đầu tiên của hãng ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Từ thời điểm này, Toyota duy trì một triết lý là sẽ “địa phương hóa” thiết kế và khâu sản xuất của mình để phù hợp với điều kiện đường sá, thời tiết và kinh tế của dân địa phương. Điều này còn có nghĩa là Toyoto không chỉ sản xuất ô tô ở nước ngoài mà còn thiết kế và thử nghiệm chúng tại đó. Trong chiến lược này, Toyota đã xây dựng đượng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng và lao động địa phương. Sản phẩm được “Mỹ hóa” đầu tiên của Toyota là chiếc Tiara, hay thường được biết đến với cái tên Toyota Corona PT20, ra đời năm 1964. Chiếc xe 6 chỗ này được trang bị động cơ 70 mã lực và có thể đạt vận tốc tối đa 144 km/h và có nội thất rất thoải mái. Một năm sau, chiếc Corona xuất hiện với giá dưới $2000. Doanh số bán ra đạt 6400 chiếc trong năm 1965 và tăng lên 71.000 năm 1968 và gần như tăng gấp đối mỗi năm khi đạt 300.000 chiếc vào năm 1971. Cuối những năm 1950, Toyota chỉ là một công ty rất bé trên thế giới. Đến năm 1963, nó trở thành hãng không phải của Mỹ lớn thứ 93 trên thế giới và năm 1966 đứng thứ 47 (trong thời gian này, Toyota trở thành công ty lớn thứ 6 tại Nhật và là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 10 trên thế giới). Năm 1967, Corona có giá bán rất cạnh tranh là $1760 với sự hài hòa về hiệu suất, tiện nghi và mức độ tiết kiệm nhiên liệu Đến năm 1967, Toyota đã phát triển bền vững tại Mỹ và chiếc Corona sedan 4 cửa của hãng là đối thủ chính của chiếc Volkswagen Bettle. Ngay từ đầu, Corona đã nổi tiếng là một chiếc xe có chất lượng và giá thành rẻ, tuy nhiên đến cuối những năm 1970, xe gặp vấn đề nghiêm trọng là bị han rỉ. Một số chiếc Corona bị han rỉ đến ½ xe trước khi nó “đủ già” để gặp phải những vấn đề về cơ khí. Năm 1967, Toyota giới thiệu một mẫu xe mới khác đến thị trường Mỹ, chiếc Crown, với phiên bản wagon và sedan. Xe được trang bị động cơ 6 xy lanh hoàn toàn mới với công suất 115 mã lực (tổng cộng)/5200 vòng/phút. Động cơ này tuy nhỏ nhưng nó có hệ thống nạp được cải tiến, piston hình bán cầu và sử dụng hợp kim nhẹ. Crown sử dụng hộp số tay 4 cấp (vào thời điểm đó hộp số tay 3 cấp rất thông dụng) hay hộp số tự động 2 cấp (mặc dù đa số người Mỹ đã quen với hộp số tự động 3 cấp). Một điểm bất thường nữa của chiếc Crown là đai an toàn 3 điểm và ghế ngồi không thoải mái. Chiếc Crown không bao giờ có doanh số bán cao nhất nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với những xe ngoại nhập khác cùng phân khúc. Phiên bản sedan của Crown được bán với giá $2653 còn phiên bản wagon là $2785. Điểm mạnh của Crown là hoạt động êm ái và nội thất yên tĩnh. Ngay sau đó, Toyota mang đến thị trường Mỹ chiếc xe 2000GT danh tiếng có ngoại hình giống những chiếc xe thể thao của Anh với mui xe lớn và gần như không có cabin hay cốp xe. Xe được trang bị động cơ 6 xylanh dung tích 150 mã lực và hộp số tay 5 cấp; và đến năm 1966 nó đã lập được 16 kỷ lục thế giới về tốc độ và độ bền. Chiếc 2000GT có thời gian tăng tốc từ 0 lên 96 km/h khá chậm, hơn 10 giây. Tuy nhiên, xe có thể vượt qua đoạn đường 400 mét trong 15,9 giây (gần bằng với chiếc Neon 1995) và rất ổn định ở những khúc cua. Chiếc Corolla, một chiếc xe nhỏ được yêu thích tại Mỹ, xuất hiện tại thị trường mỹ lần đầu vào năm 1969, 2 năm sau khi nó được sản xuất tại thị trường Nhật; và tiếp sau đó là những chiếc pickup nhỏ nổi tiếng nhờ sợ ổn định, bền bỉ và đáng tin cậy. Thành lập Lexus, thương hiệu xe sang trọng... Mặc dù Toyota sản xuất những chiếc xe sang trọng với chất lượng tốt nhưng doanh số của Cressida và Crown không được như mong muốn đặc biệt là khi so với doanh số của Corolla và Camry. Trong những năm 1980, khiToyota nghiêm túc phân tích doanh số thấp trong phân khúc xe sang trọng của mình thì Cadillac lại đánh mất hình ảnh của mình với động cơ 4-6-8 và chiếc Cimarron, bản sao của chiếc Cavalier. Ngoài ra, thị phần của Chrysler giảm sút, chất lượng của xe Mercedes khá tệ và Audi đang đối mặt với những thất bại liên tục. Toyota nhận ra đã đến lúc tạo dựng một thương hiệu xe sang trọng của riêng mình để có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác (General Motor có không dưới 5 thương hiệu hướng đến 5 thị trường khác nhau; Ford và Chrysler mỗi hãng đều có 3 thương hiệu) Đầu những năm 1980, kế hoạch F1 được thành lập trong đó có 1400 kỹ sư, 2300 kỹ thuật viên, 60 nhà thiết kế và 220 người hỗ trợ dưới sự lãnh đạo của Shoiji Jimbo và Ichiro Suzuki. Chiến lược nghiên cứu thị trường cho tên gọi Lexus tại thị trường Mỹ được bắt đầu năm 1985. Tháng 6/1985, mẫu prototype đầu tiên xuất hiện. năm 1986, các cuộc thử nghiệm được diễn ra trên đường phố Mỹ và Đức. Cuối cùng, năm 1987, thiết kế sau cùng cũng được thông qua sau 8 buổi thuyết trình với ban quản lý. LS400, chiếc Lexus đầu tiên cuối cùng cũng xuất hiện vào năm 1989. Chiếc xe ngay lập tức tạo được tiếng vang nhờ sự sang trọng ổn định và có giá thành rẻ hơn những chiếc Mercedes. Sự cạnh tranh kém của các hãng sản xuất ô tô vào lúc đó cũng giúp Lexus đạt được thành công. Từ đó đến nay, Lexus luôn là một trong những nhà sản xuất xe sang trọng hàng đầu của thế giới. Ngày nay… Thương hiệu Scion được thành lập vào đầu năm 2000 với 3 mẫu xe được phát triển trên nền chiếc Echo cũ, với 2 loại động cơ – động cơ nhỏ cho phiên bản xA và xB và động cơ 2.4 lít cho phiên bản thể thao tC. Scion nhanh chóng đạt được doanh số rất cao ngay khi xuất hiện. Điều này dẫn đến việc giới thiệu rộng rãi Scion trên toàn nước Mỹ và mặc dù được quảng cáo rất ít nhưng Scion vẫn đạt được những thành công đáng kể. Mặc dù Scion không thu hút nhiều giới trẻ như Toyota mong đợi, nhưng nó cũng mang đến một bộ phận khác hàng trẻ để lắp vào chỗ trống trong phân khúc thị trường do Toyota và Lexus để lại. Ngoài ra, Toyota còn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tải trợ giáo dục và các chương trình văn hóa cũng như các nghiên cứu. Ngày nay, Toyota là nhà sản xuất ôtô lớn thứ 3 thế giới cả về doanh số và doanh thu. Tại thị trường Mỹ, doanh số của Toyota gấp đôi của Honda và đang qua mặt tập đoàn Chrysler để trở thành nhà sản xuất có doanh số lớn thứ 3 tại thị trường này. Doanh số hiện tại của Toyota là 5,5 triệu sản phẩm/năm, tức là mỗi 6 giây lại có một sản phẩm ra đời. Cũng cần lưu ý rằng trong khi các nhà sản xuất ô tô của Đức có xe hướng sử dụng ký tự và số còn các nhà sản xuất xe Mỹ thì bỏ luôn tên thì Toyota vẫn sử dụng tên cũ của xe khi nó vẫn thành công và không bao giờ đặt tên không phù hợp với xe. Ví dụ như tên Land Cruiser có từ năm 1950, Corolla năm 1966, Celica năm 1970, Camry năm 1983 và 4Runner năm 1984. Một số tên xe không còn sử dụng nữa như Corona (do bị lỗi han rỉ nặng), Cressida (do ự xuất hiện của Lexus), những chiếc pickup như T100, HiLux và minivan như Van, Previa. Những sự sát nhập…. Năm 1966, Toyota mua Hino, một công ty chuyên sản xuất xe tải. Những chiếc xe tải hiện nay của Toyota vẫn mang thương hiệu Hino. Hiên nay, Hino đang rất phổ biến tại châu Âu và là nhà sản xuât hàng đầu tại Nhật Bản trong lĩnh vực xe tải vừa và nặng sử dụng động cơ diesel. Sau khi sản xuất những chiếc xe tải đầu tiên vào năm 1913, bộ phận xe tải của Tokyo Gas (bây giờ là công ty Diesel Motor Industry) tách phân nhánh xe tải thương mại và động cơ diesel ra thành Hino, và phần còn lại trở thành Isuzu. Hino từng sản xuất ô tô trong một thời gian sử dụng động cơ nhượng quyền từ Renault. Tuy nhiên, công ty dừng việc sản xuất ô tô lại để tập trung vào lĩnh vực xe tải nặng (để tránh cạnh tranh với phần còn lại của Toyota). Hiện tại, Hino đang sản xuất nhiều loại xe tải nặng và xe bus khác nhau. Năm 1967, Toyota nắm quyền kiểm soát Daihatsu (được thành lập năm 1907 lúc đó là Công ty TNHH Hatsudoki Zeizo), nhưng Toyota chỉ thực sự mua toàn bộ công ty vào năm 1999. Daihatsu từng bán xe vào thị trường mỹ vào từ năm 1988 đến năm 1992. Khi Toyota mua lại daihatsu, công ty đang sản xuất xe 3 bánh và xe 4 bánh sử dụng cho mục đích quân sự. Daihatsu cũng cung cấp xe và phụ tùng cho những nhà sản xuất ô tô khác và nó rất phổ biến tại thị trường Nam Phi. Denso là thương hiệu con của Toyota sau Chiến tranh thế giới thứ 2, sau sự phát triển mạn mẽ của Toyota. Nó từng là bộ phận sản xuất các thiết bị điện tử cho Toyota. Hiện tại, doanh thu của Denso là 26 tỉ USD với hơn 100.000 công nhân và 170 chi nhánh. Denso chuyên bán phụ tùng cho các nhà sản xuất ô tô lớn trong đó có các công ty Mỹ. Hiện tại ai đang điều hành Toyota? (Tính đến tháng 3/2007) Hiroshi Okuda, Chủ tịch. Sinh năm 1933 – cùng thời điểm thành lập Toyota. Hiroshi Okuda là thành viên của Hội đồng quản trị của Toyota từ năm 1982 và là Chủ tịch hội đồng từ năm 1999. Ông Okuda gia nhập công ty vào năm 1955, thời điểm công ty bắt đầu thâm nhập vào thị trường Mỹ. Ông chủ yếu làm việc trong các dự án quốc tế của Toyota và dự đoán sự chuẩn bị cho các nhà máy tại Bắc Mỹ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Hitoshubashi chuyên ngành kinh tế và có đai đen judo. Fujio Cho, Giám đốc. Sinh năm 1937 – không lâu sau thời điểm thành lập Toyota. Fujio Cho giúp quá trình quyết định các vấn đề quan trọng của Toyota diễn ra nhanh hơn bằng việc cắt giảm thành viên Hội đồng quản trị còn một nửa, bổ nhiệm 3 trưởng phòng không phải người Nhật và từng bước sắp xếp lại hệ thống tổ chức của Toyota. Ông tốt nghiệp trường đại học Tokyo năm 1960 và trở thành chuyên gia sản xuất. Chính ông là người mở nhà máy đầu tiên của Toyota tại Mỹ năm 1988. Ông đeo đai tam đẳng trong môn đấu kiếm Nhật. Akido Toyoda, sinh năm 1957, con trai của Shoichiro Toyoda. Ông giúp Toyota thoát khỏi phi vụ làm ăn thua lỗ với một công ty Trung Quốc và hợp tác với tập đoàn China FAW Group. Ông là người khởi xướng chương trình bán hàng qua mạnh tại Nhật và hiện tại đang là phó giám đốc điều hành phụ trách thương mại, quản lý sản phẩm, IT và vận chuyển của công ty. Akido được biết đến như là người củng cố vị thế của Toyota trên trường quốc tế, đưa công ty vượt ra khỏi ranh giới Nhật Bản và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách thiết kế và hiệu suất của các sản phẩm của công ty. +Lịch sử phát triển thương hiệu Ford: Ford là tập đoàn ôtô đa quốc gia của Mỹ và là một trong những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới có trụ sở chính được đặt tại Dearbon, bang Michigan, ngoại ô của Metro Detroit, Hoa Kỳ. Được sáng lập bởi Henry Ford, đến năm 1903 Ford đã trở thành tập đoàn công nghiệp ô tô hàng đầu thế giới. Đến nay, hãng đã sở hữu rất nhiều nhãn mác xe hơi nổi tiếng thế giới bao gồm Lincoln và Mercury tại Mỹ; Jaguar, Aston Martin và Land Rover tại Anh; và Volvo tại Thụy Điển Ford cũng nắm một phần ba số cổ phiếu của Mazda. Đứng thứ ba trong số những hãng ôtô bán chạy nhất thế giới vào năm 2005, tập đoàn này còn là một trong mười tập đoàn có doanh thu cao nhất. Năm 1999, Ford được đánh giá là một trong những nhà sản xuất ô tô có mức sinh lợi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty không mấy khả quan; kể từ năm 1995 đến nay, Ford không giành thêm được thị phần nào ở khu vực Bắc Mỹ. Ford đã giới thiệu phương thức sản xuất ôtô và phương pháp quản lý nguồn nhân lực trên quy mô lớn , đặc biệt là những dây chuyền lắp rắp được xây dựng công phu mà tiêu biểu là dây chuyền lắp ráp tự động. Sự kết hợp các nhà máy hiệu quả cao, nguồn nhân công được trả lương hậu hĩnh và những quy trình sản xuất chi phí thấp của Henry Ford đã được khắp thế giới biết đến như là Triết lý kinh tế vào năm 1914. Những thành tựu ban đầu Ford ra đời từ một nhà máy chuyên nâng cấp xe wagon vào năm 1903 với số vốn tiền mặt là $28.000 của 12 cổ đông. Trong những năm đầu khi mới thành lập, công ty chỉ sản xuất được vài chiếc ôtô mỗi ngày tại nhà máy nằm trên đại lộ Mack ở Detroit. Henry Ford thành lập ra hãng Ford năm ông 40 tuổi. Và từ đó đến nay Ford trở thành một trong những công ty lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít các công ty đã trụ vững được sau cuộc Đại suy thoái kinh tế. Từ hơn 100 năm nay, hãng luôn nằm dưới sự lãnh đạo của các thành viên trong gia đình Ford. Năm 1908, Ford cho ra đời chiếc Ford model T đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Piquette. Sau đó ít lâu công ty đã chuyền tới một nhà máy rộng hơn là Highland park để kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dòng xe Model T. Đến năm 1913, công ty đã đạt được những kỹ thuật căn bản của phương pháp sản xuất theo dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt; và cùng năm đó, Ford giới thiệu dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên trên thế giới. So với việc lắp ráp thủ công, dây chuyền này đã tiết kiệm thời gian sản xuất trong tháng 10 từ 12 tiếng 30 phút xuống còn 2 tiếng 40 phút. Tuy nhiên, phương pháp này không phổ biến lắm và chi phí cho công nhân lại rất lớn. “Chi phí’ ở đây nghĩa là chi phí cho việc đào tạo và thuê công nhân có tay nghề thấp. Ford là công ty đầu tiên ở Mỹ áp dụng chính sách lương tối thiểu và tuần làm việc 40 tiếng trước khi chính phủ cho thi hành  đạo luật này. Tháng 1 năm 1914, hãng đã nâng cao tính hiệu quả của công ty bằng cách tăng lương gấp đôi cho nhân viên và áp dụng giờ làm việc 8 tiếng/ngày thay vì 9 tiếng như trước đây. Hãng tiến hành thuê những công nhân lành nghề và từ đó năng suất lao động tăng vọt còn số lượng nhân công từ bỏ công việc giảm đi rõ rệt do chi phí sản xuất giảm. Ford lại tiếp tục giảm giá sản phẩm và thiết lập nên mạng lưới đại lý phân phối độc quyền trung thành với nhãn mác. Cuối năm 1913, Ford là nhà cung cấp  50%  số xe tại thị trường Mỹ và đến năm 1918 một nửa số xe trên nước Mỹ là Model T của Ford. Henry đã từng nói: “ Khách hàng muốn lựa chọn sơn xe màu nào cũng được không nhất thiết phải là mầu đen.” bởi vì lúc đó sơn màu đen là loại sơn khô nhanh nhất, tốt nhất. Những mẫu xe ban đầu thường có sẵn nhiều loại màu sơn. Năm 1951, Henry Ford thực hiện sứ mệnh hoà bình bằng một chuyến công du tới Châu Âu. Ông cùng với những người yêu hoà bình khác đã nỗ lực hết mình nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Uy tín cá nhân Ford được nhân lên gấp bội. Ford tiếp tục những nỗ lực của mình bên cạnh hình ảnh chiếc Model T đang trở thành bạn đồng hành của quân đội đồng minh. Những thành tựu sau chiến tranh thế giới thứ nhất Năm 1919, Edsel Ford nắm quyền lãnh đạo công ty thay cha mình, lúc đó Henry Ford vẫn nằm trong ban lãnh đạo. Giá thành sản phẩm của Ford tương đối thấp nhờ dây chuyền lắp ráp hiệu quả, nhưng công ty vẫn áp dụng lối quản lý cá nhân đã lỗi thời và không chú ý tới nhu cầu của người tiêu dùng về xe hơi cao cấp. Dần dần hãng đánh mất thị phần của mình cho GM và Chryster. Hai hãng xe này cùng nhiều đối thủ cạnh tranh khác bắt đầu sản xuất những mẫu xe mới với nhiều đặc điểm vượt trội và dáng vẻ sang trọng. GM có nhiều loại xe từ giá rẻ cho đến hạng sang, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Các đối thủ khác thì bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới bằng cách hỗ trợ tín dụng cho khách hàng khi mua sản phẩm. Khách hàng có thể mua những chiếc ôtô giá cao bằng cách trả góp hàng tháng. Ban đầu, Ford không tán thành cách bán hàng này và cho rằng nó có thể gây ảnh hưởng không tốt tới khách hàng và gây ra những gánh nặng cho nền kinh tế sau này. Nhưng cuối cùng thì tháng 12 năm 1927  hãng cũng tham gia vào thị trường tín dụng khi xuất xưỏng Model A tái thiết, thay thế  Model T sau khi đã sản xuất hơn 15 triệu chiếc. Năm 1925, Ford mở rộng sản xuất sang thị trường hạng sang bằng việc sát nhập với hãng Lincoln (cái tên này được đặt theo tên của vị tổng thống mà Henry rất ngưỡng mộ) và chi nhánh  Mercury bắt đầu được thiết lập từ năm những năm 1930 để phục vụ thị trường ôtô có giá trung bình. Tổng thống Franklin Roosevelt đã từng ví Detroit như “ Thánh địa tự do”. Ford đã góp phần quan trọng trong chiến thắng của quân đồng minh tại chiến tranh thế giới thứ hai. Là người theo chủ nghĩa hoà bình, Henry Ford nhấn mạnh cuộc chiến tranh đó chỉ tốn thời gian sức lực và ông không muốn trục lợi từ cuộc chiến đó. Henry Ford sợ rằng quân Nazis có thể quốc hữu hoá các nhà máy sản xuất của ông ở Đức. Đây là thời gian khó khăn đối với nhiều công ty của Mỹ đang làm ăn tại Châu Âu. Đến mùa xuân năm 1939, quân Nazis đã từng ngày chiếm quyền sở hữu các nhà máy của Ford. Châu Âu hầu như  bị phong toả. Ford đã thật sáng suốt khi chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh. Những thành tựu sau chiến tranh thế giới thứ 2 Tháng 5, 1943, Edsel Ford chết, để trống chiếc ghế chủ tịch công ty. Henry Ford tiến cử Harry Bennett, người đã hợp tác với ông từ lâu lên giữ chức này. Vợ góa của Edsel là Eleanor, người thừa kế cổ phần của Edsel, muốn con mình là Henry Ford II được nắm vị trí đó. Vấn đề được giải quyết sau một thời gian khi chính Henry, lúc ấy đã 79 tuổi, phải đích thân giữ chức đó. Henry Ford II ra khỏi Hải quân và trở thành phó chủ tịch chấp hành, trong khi Harry Bennett có một ghế trong hội đồng và chịu trách nhiệm về nhân sự, các quan hệ lao động và quan hệ đối ngoại. Công ty  rơi vào thời kỳ khó khăn  hai năm sau đó, thua lỗ $10 triệu một tháng. Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã phải cấp cho Ford một khoản tiến cứu trợ để việc sản xuất của họ có thể tiếp tục trong thời chiến. Tới năm 1945, tình trạng suy yếu của Henry Ford đã khá rõ ràng và vợ cùng con dâu của ông buộc ông phải từ chức để trao quyền cho cháu trai, Henry Ford II. Henry Ford II giữ chức chủ tịch công ty từ năm 1945 tới năm 1960; Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc từ năm 1960 tới năm 1980. Henry Ford mất năm 1947. Ông chưa bao giờ biết hết giá trị của công ty mà ông đã sáng lập. Cuốn sách tiểu sử A&E thống kê, có gần 7 triệu người trên thế giới đã bày tỏ lòng tiếc thương vì sự ra đi của ông. Năm 1946 Robert McNamara gia nhập tập đoàn Ford với vai trò là giám đốc kế hoạch và nhà phân tích tài chính. Ông nhanh chóng thăng tiến qua hàng loạt các vị trí lãnh đạo cao cấp của công ty và rồi lên chức Chủ tịch của Ford vào ngày 9 tháng 11 năm 1960, một ngày sau thành công của Kennedy trong cuộc Bầu cử Tổng thống. Là nhà lãnh đạo đầu tiên không phải là người nhà Ford, McNamara đã giành được sự tín nhiệm từ Henry Ford II. Ông đã đóng góp vào thành công của Ford trong thời kỳ Hậu chiến tranh. 5 tuần sau khi nhậm chức chủ tịch ở Ford, ông đã nhận lời mời của Tổng thống Kennedy tham gia nội các của Tổng thống với vai trò là Bộ trưởng quốc phòng. Vào những năm 1950, Ford giới thiệu mẫu xe thể thao Thunderbird năm 1955 và dòng xe Edsel năm 1958 nhưng mẫu xe này đã bị ngừng sản xuất vào năm 1960 sau 27 tháng có mặt ở thị trường. Sau thất bại của chiếc Edsel, hãng tiếp tục giới thiệu chiếc Ford Falco năm 1960 và chiếc Mustang năm 1964. Đến năm 1967, công ty Ford Châu Âu được thành lập. Lee Iacocca đã tham gia thiết kế thành công nhiều mẫu xe của Ford, tiêu biểu là chiếc Ford Mustang. Ông trở thành chu tịch của Ford năm 1978 nhưng do mâu thuẫn với Henry Ford II, ông bị cách chức mặc dù năm đó ông đã mang về $2.2 tỷ  tiền lãi cho công ty. Harold Poling giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Ford từ 1990 đến 1993, sau đó Jacques Nasser thay thế trong giai đoạn 1999-2001. Cháu trai đời thứ 3 của Henry Ford, William Clay Ford Jr , trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của Ford đến tháng 9 năm 2006 và hiện nay, Mulally đến từ Boeing là người kế nhiệm cương vị này. Năm 2006, gia đình nhà Ford nắm 5% cổ phiếu và điều khiển khoảng 40% số lượng bầu cử thông qua một loại cổ phiếu độc lập. Ford là một trong hai tập đoàn tiêu biểu trong việc quyên góp từ thiện. Gia đình nhà Ford cũng là gia đình rất nổi tiếng ở Bang Michigan và ở Mỹ. Quá trình phát triển: 1896: Henry Ford sản xuất chiếc xe đầu tiên- Quadricycle - một khung xe ngựa có 4 bánh xe đạp  1901: Henry Ford giành thắng lợi trong cuộc đua xe đẳng cấp cao tại Gross Point, Mi. 1903: Ford hợp tác với 11 nhà đầu tư. Chiếc Ford Model A đầu tiên được giới thiệu - 1,708 chiếc đã được sản xuất. 1904: Henry Ford hợp tác với Harvey Firestone của công ty lốp xe Firestone. 1906: Ford trở thành nhãn mác xe bán chạy nhất nước Mỹ với 8,729 chiếc được sản xuất 1908: Model T được giới thiệu. 15 triệu chiếc xe đã được sản xuất cho đến năm 1927. 1911:  Ford mở nhà máy đầu tiên ở ngoài khu vực Bắc Mỹ- tại Manchester, Anh. 1913: Dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên được giới thiệu tại nhà máy lắp ráp Highland Park, tăng tốc độ lắp ráp chiếc Model T nhanh hơn 8 lần. 1914: Ford tăng tiền công tối thiểu của công nhân lên $5/ngày- gấp đôi mức lương hiện hành. 1918: Xây dựng khu liên hợp lắp ráp Rouge. 1919: Edsel Ford thay thế chức Chủ tịch công ty của cha mình, Hery Ford. 1921:  Sản lượng của Ford vượt mức 1 triệu  xe/ năm, gấp 10 lần so với hãng sản xuất bán chạy thứ 2 là Chevrolet. 1922: Ford mua lại công ty ôtô Lincoln với giá 8 triệu Đôla Mỹ. 1925: Ford giới thiệu chiếc Ford Tri-Motor, chiếc máy bay dân dụng đầu tiên. 1926:  Ford Australia được thành lập ở Geelong,Victory, Australia. 1927: Chiếc Ford Model T bị ngừng sản xuất, Ford giới thiệu thế hệ xe mới, Model A, sản xuất tại nhà máy Rouge. 1929: Ford khẳng định vị trí số 1 của mình bằng việc sản xuất trên  1.5 triệu chiếc ôtô. 1931: Ford và Chevry lần lượt trở thành những nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ, trong cuộc chạy đua bán hàng suốt thời kỳ Đại suy thoái. 1932: Ford giới thiệu động cơ V8 1936: Chiếc Lincoln Zephyr được giới thiệu. 1938:  Lãnh sự quán của Đức ở Cleverland đã trao tặng Henry Ford giải thưởng Grand Cross of the German Eagle, danh hiệu cao quý nhất mà Đức quốc xã trao tặng cho người nước ngoài. 1939: Chi nhánh Mercury được thành lập để đáp ứng phân khúc thị trường trung bình. Chi nhánh này tồn tại đến năm 1945. 1941: Mẫu xe cao cấp  Lincoln Continental được ra mắt. Ford cũng bắt đầu sản xuất những chiếc “jeep” phục vụ cho quân đội. Thoả thuận về lao động đầu tiên với UAW-CIO bao gồm lao động ở bắc Mỹ. 1942: Sản xuất xe dân dụng tạm ngừng, các nhà máy tập trung sản xuất máy bay ném bom B-24 Liberator, xe tăng và các sản phẩm khác phục vụ chiến tranh. 1943: Edsel Ford mất ở tuổi 49 do căn bệnh ung thư, Henry Ford lại giữ chức chủ tịch. 1945: Henry Ford II lên chức chủ tịch. 1945: Lincoln và Mercury được kết hợp thành một chi nhánh. 1946: Whiz Kids, cựu sỹ quan Lực lương Không quân Quân sự Mỹ, được thuê để khôi phục lại công ty. Sản xuất ô tô lại tiếp tục. 1947: Henry Ford mất do xuất huyết não ở tuổi 83. Henry Ford II nắm chức Chủ tịch hội đồng quản trị. 1948: Chiếc xe tải F-1 và chiếc Lincoln Continental được giới thiệu. 1949:  Ford giới thiệu tất cả các thế hệ xe thời kỳ Hậu chiến. Chiếc wagon vừa chỏ khách vừa cho hàng “Woody” được giới thiệu. 1954: Thunderbird được ra mắt như một chiếc xe hạng sang với động cơ V8. Ford bắt đầu thực hiện các cuộc thử nghiệm đụng độ và mở Arizona Proving Grounds. 1956:  Mẫu xe Lincoln Continental Mark II giá $10,000 được giới thiệu. Ford tiến hành niêm yết cổ phiếu. 1957: Ford ra mắt mẫu xe Edsel vào mùa thu năm 1957 dành cho model 1958. Ford là nhãn mác bán chạy nhất với 1,68 triệu xe được sản xuất 1959:  Quỹ tín dụng Ford được thành lập. Ford ngừng sản xuất mẫu xe Edsel vào tháng 11 năm 1959. 1960: Mẫu xe Ford Galaxie và Ford Falco ra mắt. 1960: Robert Mcnamara được Henry Ford II bổ nhiệm làm Chủ tịch của Ford. 1960: Chủ tịch Robert McNamara được Tổng thống John F.Kennedy bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng Mỹ. 1964: Ford Mustang và Ford GT 40 được giới thiệu. 1965: Doanh số của  Ford  ở thị trường Mỹ đã vượt ngưỡng 2 triệu chiếc. 1967: Công ty Ford Châu Âu được thành lập. 1968:  Dòng xe Lincoln Mark Series được giới thiệu như một sản phẩm xe cá nhân hạng sang cạnh tranh với Cadillac Eldorado. 1970: Ford mở rộng hoạt động sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 1973: Nhãn mác Ford Mỹ đã vượt mức kỷ lục 2,35 triệu chiếc. 1976: Dây an toàn có thể co rút dành cho xe hơi được sản xuất. 1979: Ford nắm 25% cổ phần của Mazda. 1981: Chiếc Lincoln Town Car ra mắt, được coi là mẫu xe đỉnh nhất của mọi dòng xe. Ford Escort có mặt tại thị trường Mỹ. 1985: Ford Tarus được giới thiệu với thiết kế phi thuyền mang tính cách mạng. Doanh thu hàng năm đạt $53 tỷ. 1987: Ford dành được thương hiệu Aston Martin Lagonda và Hertz Rent-a –Car. 1989: Ford dành được Jaguar, và Mazda MX-5 Miata được trình làng. 1990: Ford Explorer được giới thiệu , biến  SUV thành xe gia đình phổ biến. 1993: Ford giới thiệu túi khí kép như một thiết bị an toàn tiêu chuẩn. 1995: Doanh thu hàng năm của Ford đạt 137 tỷ Đôla Mỹ. 1996: Ford certifies all plants in 26 countries to ISO 14001 environmental standards. The Jaguar XJS with optional V12 is discontinued.  Ford được cấp giấy chứng nhận tât cả các nhà máy sản xuất ở 26 nước trên thế giới đạt tiêu chuẩn môi trường  ISO 14001. 1996: Ford tăng cường đầu tư chứng khoán bằng việc tăng lượng cổ phiếu biểu quyết ở Mazda lên 33.4%. 1997: Ford tiến hành thiết kế lại hầu hết các mẫu xe Ford, Mercury, Lincoln và Jaguar. Cũng trong năm này Ford cho ra mắt chiếc SUV hạng sang đầu tiên. 1999:  Ford mua lại nhãn mác Volvo. Bill Ford trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị. 1999: Thành lập đội đua xe công thức một Jaguar. 2000: Ford mua lại nhãn mác Land Rover từ BMW. Lincoln LS và Jaguar S-Type được giới thiệu. Doanh thu hàng năm đã đạt mức 141 tỷ đôla Mỹ. 2001: Chiếc  Ford Thunderbird được giới thiệu lần thứ hai. 2002: Lincoln Continental bị ngừng sản xuất sau gần 50 năm có mặt trên thị trường,  Jaguar X-Type được giới thiệu. 2003: Ford tròn 100 tuổi. Ford GT được ra mắt nhằm kỷ niệm sự kiện này.  Lincoln Navigator được thiết kế lại cùng với những mẫu Lincoln khác. 2004: Bán chiếc xe đua Jaguar Racing cho Red Bull BmbH. 2004: Chiếc Ford Escape Hybrid và chiếc SUV xăng- điện đầu tiên được giới thiệu. 2005: Chiếc  Ford Mustang phổ biến được thiết kế lại hoàn toàn dành cho model năm 2005, vẫn giữ lại phong cách của những model những năm 1960 nhưng với một hệ truyền động mới và một khung gầm mới. Doanh thu hằng năm đạt đỉnh $178 triệu. 2005-2006: Ford ngừng sản xuất  Mercury Sable năm 2005, và Ford Taurus năm 2006 sau 20. 2006: Ford thông báo về những những cải tổ chính, được gọi là ‘Con đường phía trước” nhằm đưa năng suất sản xuất, và chi phí cố định phù hợp với thị phần dự tính 2006: Bill Ford từ chức Giám đốc điều hành và Alan Mulally sau đó được bổ nhiệm thay thế ông. 2006:  Ford mua lại nhãn mác Rover từ BMW. Các nhãn mác xe của Ford Hiện Ford đang sản xuất xe dưới một số cái tên như Lincoln và Mercury tại Mỹ. Năm 1958, Ford giới thiệu một nhãn mác mới, Edsel, nhưng doanh số nghèo nàn đã khiến nó bị ngừng sản xuất vào năm 1960. Sau đó, năm 1985, Ford tiếp tục giới thiệu nhãn mác Merkur nhưng đến năm 1989 nó cũng chịu chung số phận với Edsel. Ford có nhà máy sản xuất tại: Canada, Mexico, Anh, Đức, Brazil, Argentina, Australia, Trung Quốc, và nhiều nước khác trong đó có cả những nước ở khu vực Nam Phi. Hãng cũng có một thoả thuận hợp tác với nhà sản xuất ô tô Nga GAZ. Từ năm 1989, Ford có thêm những nhãn hiệu mới như: Aston Martin, Jaguar, Daimler, Land Rover, và Rover (Sau này Jaguar và Land Rover đã được bán cho tập đoàn xe hơi Ấn Độ Tata vào năm 2008) đến từ nước Anh và Volvo từ Thụy Điển, cũng như một  lượng cổ phần áp đảo (33,4%) của Mazda, Nhật, hãng mà Ford hợp tác mở một nhà máy liên doanh tại Flat Rock, Michigan, Mỹ, được gọi là Liên minh ô tô. Những nhãn mác danh tiếng của hãng , trừ Lincoln, được quản lý thông qua Tập đoàn Ô tô Cao cấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT157.DOC
Tài liệu liên quan