Tài liệu Câu hoi ôn tập môn Tâm lý học nghề nghiệp: CÂU HOI ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC NGHỀ NGHIỆP
Câu 1: Tư duy là gì? Phân tích các đặc điểm của tư duy? Giải thích rõ tại sao tư duy được xếp vào giai đoạn nhận thức lý tính? Từ đó rút ra ứng dụng sư phạm cần thiết?
Câu 2: Phân biệt học và hoạt động học? Phân tích bản chất tâm lý của hoạt động học? Từ đó hãy rút ra những ứng dụng sư phạm cần thiết?
Câu 3: Phân tích rõ các đặc điểm của lao động sư phạm? Từ đó hãy rút ra những ứng dụng sư phạm cần thiết?
Câu 4: Kỹ năng là gì? Phân tích rõ các giai đoạn hình thành kỹ năng? Lấy một ví dụ trong thực tế nghề nghiệp để minh hoạ? Từ những hiểu biết trên rút ra ứng dụng sư phạm cần thiết?
Câu 5: Tư duy kỹ thuật là gì? Phân tích rõ các đặc điểm của tư duy kỹ thuật và cho biết mối quan hệ giữa dạy học và phát triển tư duy kỹ thuật? Từ những hiểu biết trên rút ra ứng dụng sư phạm cần thiết?
Bài làm
Câu 1:
Tư duy là gì:
Tư duy là một qúa trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy lu...
6 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hoi ôn tập môn Tâm lý học nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HOI ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC NGHỀ NGHIỆP
Câu 1: Tư duy là gì? Phân tích các đặc điểm của tư duy? Giải thích rõ tại sao tư duy được xếp vào giai đoạn nhận thức lý tính? Từ đó rút ra ứng dụng sư phạm cần thiết?
Câu 2: Phân biệt học và hoạt động học? Phân tích bản chất tâm lý của hoạt động học? Từ đó hãy rút ra những ứng dụng sư phạm cần thiết?
Câu 3: Phân tích rõ các đặc điểm của lao động sư phạm? Từ đó hãy rút ra những ứng dụng sư phạm cần thiết?
Câu 4: Kỹ năng là gì? Phân tích rõ các giai đoạn hình thành kỹ năng? Lấy một ví dụ trong thực tế nghề nghiệp để minh hoạ? Từ những hiểu biết trên rút ra ứng dụng sư phạm cần thiết?
Câu 5: Tư duy kỹ thuật là gì? Phân tích rõ các đặc điểm của tư duy kỹ thuật và cho biết mối quan hệ giữa dạy học và phát triển tư duy kỹ thuật? Từ những hiểu biết trên rút ra ứng dụng sư phạm cần thiết?
Bài làm
Câu 1:
Tư duy là gì:
Tư duy là một qúa trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiẹn thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
Đặc điểm của tư duy
Tư duy nảy sinh khi tình huống có vấn đề
Tư duy chỉ nẩy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề. Đó là những tình huống mà ở đó nẩy sinh những mục đích mơí, và những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ đã có trưức đây trở nên không đủ (mặc dù là cần thiết) để đạt được mục đích đó. Nhưng muốn kích thích được tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân -nghĩa là cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm
Tính gián tiếp của tư duy
Tư duy phản ánh phản ánh sự vật hiện tượng một các gián tiếp bằng ngôn ng. Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ. Các quy luật, quy tắc, các sự kiện các mối liên hệ và sự phụ thuộc được khái quát và diễn đạt trong các từ Mặt khác những phát minh, những kếtquả tư duy của người khác, cũng như kinh nghiệmcá nhân của con người đều là những công cụ để con người tìm hiểu thế giới chung quanh để giải quyết những vấn đề nới đối vơí họ. ngoài ra những công cụ do người tạo ra cũng giúp chúng ta hiểu biết được những hiện tượng có trong hiện thực mà không thể tri giác chúng một cách trực tiếp được
Tư duy phản ánh gián tiếp sự vật hiện tượng thông qua ngôn ngữ
Trong quá trình tư duy con người dùng các phương tiện công cụ khác nhau để nhận thức sự vật hiện tượng
Tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện
Từ ngữ lời nói có ảnh hưởng lớn đến các quá trình cảm giác khi các chị nhớ nhưng không có ngôn ngữ các quá trình này vẫn diễn ra còn nếu không sử dụng ngôn ngữ thì quá trình tư duy không diễn ra bởi vì ở tư duy thành phần chủ yếu là những từ ngữ phạm trù khái niệm
Nguyên vật liệu của quá trình tư duy vừa là phương tiện về xã hội để bộc lộ kết quả vật chất để bộc lộ kết quả vật chất Hóa khách quan Hóa kết quả tư duy
Tư duy và ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau nhưng thống nhất với nhau chứ không đồng nhất với nhau cũng không tách rời nhau được, tư duy không tồn tại bên ngoài ngôn ngữ ngược lại ngôn ngữ không thể có được Nếu không dựa vào tư duy
Tư duy Quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Tư duy là mức độ nhận thức cao hơn hẳn về chất so với nhận thức cảm tính nhưng tư duy không tách rời khỏi nhận thức cảm tính
- nhận thức cảm tính là cửa ngõ Khánh Duy Nhất quá độ tư duy liên hệ với thế giới bên ngoài nhận thức cảm tính cung cấp chất liệu cho tư duy
Tư duy phản ánh khái quát
Mỗi sự vật hiện tượng có những thuộc tính quan hệ bản chất và không bản chất các thuộc tính và quan hệ bản chất của sự vật và hiện tượng cùng loại bao giờ cũng là thuộc tính và quan hệ chung
tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất của tương đối tượng cũng chính là quan hành cái chung của nhiều đối tượng đồng loại gì cái chúng tồn tại trong cái riêng phản ánh khái quát là phản ánh phổ biến của đối tượng
Giải thích rõ tại sao tư duy được xếp vào giai đoạn nhận thức lý tính?
Tư duy thuộc lý trí nên được xếp vào nhận thức lý tính Còn cảm giác thì xếp vào cảm tính
Con người có lý trí cho nên con người bịết tư duy như vậy Tư duy thuộc về lý trí
Con người cũng có cảm tình và lý tính Tình cảm thuộc về cảm tính lý trí thuộc về lý tính
vì tư duy là con người làm cho bộ não Các dây thần kinh hoạt động
tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ tư duy của đông loại thông qua hoạt động có tính vật chất, do đó tư duy không chỉ gắn vơi bộ não của từng cá thể người mà cón gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định
Câu 2:
Học là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những tri thức của loài người để cuộc sống đc những hiểu biết xung quanh, hiểu biết về tự nhiên và xã hội để con người cuộc sống thể đối nhân xử thế.
hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bơi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức kỹ năng, kỹ xảo mới, những hinh thức hành vi, những dạng hoạt động nhất định
Phân tích bản chất tâm lý của hoạt động học
đối tượng của hoạt động học
Đối tượng của hoạt động học là hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó
Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình
Thông thương các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể, hoạt động học lại làm cho chính chủ thể của hoạt động này thay đổi và phát triển
Vì vậy người học càng giác ngộ được sâu sắc mục đích này bao nhiêu thì sức mạnh vật chất và tinh thần của họ ngày càng được huy động bấy nhiêu, sự thay đổi và phát triển tâm lý của họ lại càng lớn lao và mạnh mẽ
Hoạt đông học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu lính hội tri thức-kỹ năng-kỹ xảo
Hoạt động học là hoạt động tiếp thu tri thức- kỹ năng- kỹ xảo, tiếp thu cả nội dung và hình thức của chúng.Sự tiếp thu nó trong học động học là sự tiếp thu có tính cảnh giác cao. Đối tượng được tiếp thu trở thành mục đích của hoạt động học, những tri thức đó đã được chọn lọc, tinh chế và tổ chức lại trong một hệ thống nhất định bằng cách vạch ra bản chất, phát hiện những mối liên hệ mang tính quy luật quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của chúng
Hoạt động học không chỉ hướng vào tiếp thu tri thức- kỹ năng- kỹ xảo mới mà còn hướng vào việc tiếp thu cả tri thức của chính bản thân hoạt động
Muốn hoạt động học diễn ra đạt kết quả cao, người học phải có những hành động học tập thích hợp, nói khác đi người học phải biết cách học
Hoạt đông học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh
Chúng ta khẳng định hoạt động học lấy tri thức khoa học làm đối tượng, tức là người học chịu sự tác động, điểu khiển một cách có mục đích, có hệ thống, có phương pháp của thầy để chiếm lĩnh tri thức của loài người đã sang tạo ra
Câu 3: Phân tích rõ các đặc điểm của lao động sư phạm
a, đối tượng của lao động sư phạm
là quan hệ trực tiếp với con người nên đòi hỏi con người hoạt động trong nghề đó phải có những yêu cầu nhất định: sự tôn trọng, long tin, tình thương, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần lịch sự tế nhị,
-Giáo viên phải nghiên cứu và nắm chắc đối tượng dạy học và giáo dục của mình
-Phải tôn trọng và phát huy vai trò học sinh, trên cơ sở nắm vững vai trò chủ đạo của mình
-phỉa biết cách tác động một cách hợp lý nhằm phát triển nhân cách của học sinh
B,Công cụ chủ yếu của lao động sư phạm
Để tác động vào đối tượng lao động đặc biệt, những con người học sinh, giáo viên cần có công cụ đặc biệt, công cụ đó có thể là bên trong, bên ngoài người giáo viên
+ Công cụ bên ngoài: là hệ thống những phương pháp dạy học và giáo dục, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ học sinh trong quá trình sư phạm, những phương tiện này không thể thay thế vai trò của người giáo viên mà nó chỉ góp phần giảm nhẹ sức lao động của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đó đạt kết quả cao
+ Công cụ bên trong: là phẩm chất, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, la long yêu nghề, yêu người, là trình độ học vấn, sự thành thạo nghề nghiệp, là lối sống cách cư xử
C, nghê sư phạm là nghề tái sản xuất sức lao động
Chức năng giáo dục là bồi dưỡng phát huy sức mạnh đó ở trong con người, và giáo viên là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra sức lao động xã hội đó, sức mạnh tinh thần đó là:
+ truyền thống yêu nước bất khuất
+Tình thương đồng bào ,đồng loại,
+ đức tính cần cù sang tạo
+ Tri thức năng lực làm chủ tự nhiên, xã hội
+ Lòng yêu lao động, lao động có tổ chức kỷ luật
D, nghề vừa mang tính khoa học, mang tính nghệ thuật sang tạo cao
+ tính khoa học: giáo viên nắm vững bộ môn khoa học mình phụ trách, nắm vững quy luật phát triển tâm lý của học sinh để hình thành nhân cách theo mục đích cấp học của chúng
+Tính nghệ thuật: GV khéo léo xử lý sư phạm, biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách sang tạo và đưỡng nhiên phải có phương pháp giáo dục có lỹ tưởng của nghề dạy học: yêu nghề, yêu người, có khả năng truyền đạt tư tưởng, tình cảm, sự tỉnh ý giao tiếp tốt
+Tính sang tạo: Mỗi học sinh là một nhân cách đang trưởng thành, khả năng phát triển đầy biến động, vì thế lao động không được phép rặp khuôn máy móc mà có nội dung phong phú, cách thức sang tạo
E, nghê lao động trí óc chuyên biệt
+ Phải có một thời ký khời động, thời kỳ để tạo cho lao động đi vào nề nếp
+ có quán tính của trí tuệ
Lao động sư phạm là lao động sản xuất đặc thù, lao động sản xuất phi vật chất, mục đích là hình thành nhân cách cho thể hệ học sinh
Câu 5. Kỹ năng
Khái niệm: kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một công việc một cách có hiệu quả và chất lượng trong một thời gian nhất định, trong những điều kiện nhất định, dựa vào các tri thức, kỹ xảo đã có
CÁc giao đôạn hinh thành kỹ năng
+Giao đoạn 1: Hình thành kỹ năng sơ bộ
Chủ thể hiểu rõ mục địch của hành động và tìm tòi các phương pháp, phương tiện thực hiện hành động dựa vào những kiến thức đã tự có trước đó
+Giai đoạn 2: chưa đạt trình độ khéo léo
Nhờ có quá trình thử-sai nên các chủ thể xác đỉnh rõ phương thức thực hiện hoạt động và tiếp tục thực hiện theo phương thức xác định khi đã có nhiều sửa đổi, nhờ hiểu rõ Phuong thức tiến hành, mà chủ thể nhận ra rằng mình cần vận dụng những kiến thức và kỹ xảo đã cso từ trước vào việc thực hiện hành động
+Giai đoạn 3: Hình thành kỹ năng đơn lẻ chung cho các hoạt động
Nhờ việc vận dụng các tri thức và kỹ xảo đã có từ trước để tiến hành hoạt động, chủ thể có khả năng thực hiện tốt từng phần nào đó của hoạt động( hình thành các kỹ năng riêng lẻ). Có nhiều kỹ năng riêng lẻ nhưng có tính chất chung, có kỹ năng riếng lẻ có tính chất hẹp những lại cần thiết cho nhiều hoạt đông khác nha
+Giai đoạn 4: Kỹ năng phát triển cao
Sử dụng một cách sang tạo những kỹ năng, kỷ xảo của nghề vào thực tiễn, nhận thức được mục đích và động cơ, lựa chọn các phương pháp để đạt mục đích đó, nhờ việc tiến hành hang loạt các thao tác tư duy và các hoạt động cụ thể, chủ thể phát hiện được các tri thức và kỹ xảo cần thiết, có giá trị nhất điịnh đối với hoạt động, chủ thể hiểu rõ phươn thức hoạt động
+Giai đoạn 5: Giai đoạn tay nghề cao
Là giai đoạn chủ thể dễ dàng thực hiện công việc một cách chính xác và nhanh chóng, biết sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất tất cả các khả năng của mình cho công việc, biết sử dụng sang tạo các kỹ năng khác nhau, nhờ đó tiết kiệm được năng lượng, các thao tác chuẩn xác, có thể làm việc lâu dài, có khả năng khắc phục các khó khan, nâng cao chất lượng sản phẩm
Câu 5: Tư duy kỹ thuật
Khái niệm: Tư duy kỹ thuật chính là loại tư duy xuất hiện trong lĩnh vực lao động kỹ thuật giải quyết những bài toán có tính chất kỹ thuật sản xuất
Đặc điểm:
Chung: - là sự nhận thức gián tiếp và khái quát thực hiện khách quan
-diễn ra thông qua việc giải quyết tình huống có vấn đề
Riêng :
-Có tính chất lý thuyết và thực hành
Thể hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa thành phần lý thuyết và thực hành của hoạt động trong sự tác động qua lại và kết hợp không ngừng giũa hành động trí óc và hành động chân tay bên ngoài
-Có mối liên hệ chặt chẽ giữa khái niệm-hình tượng
Hình ảnh đóng vai trò là điểm tựa cho việc lĩnh hội lý thuyết, tạo điều kiện để quá trình nắm vững và cụ thể hóa khái niệm dễ dàng
Khi tư duy để giải quyết bài toán kỹ thuật cùng với việc vận dụng các khái niệm, con người cần phải hình dung trong đầu hình khối của đối tượng nghiên cứu
-Có tính chất thiết thực
Quá trình tư duy phải oàn thành trong một thời gian hạn chế, chính là yêu cầu thời gian giải quyết bài toán kỹ thuật để đảm bảo thời gian là một đòi hỏi của thực tiễn hoạt đông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_hoi_on_tap_mon_tam_ly_hoc_nghe_nghiep_hkii_2016_1_2744.doc