Tài liệu Cập nhật kiến thức trong chẩn đoán và điều trị thiếu máu mạc treo ruột: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 5
CẬP NHẬT KIẾN THỨC TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU MẠC TREO RUỘT
(UPDATE OF THE DIAGNOSIS AND TREATMENT OF THE ACUTE MESENTERIC ISCHEMIA)
Nguyễn Công Minh*
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc mạch mạc treo cấp tính
Là hiện tượng “máu” không đến được “tuần
hoàn mạc treo” đủ, dẫn đến thiếu máu cấp, gây
thiếu máu nuôi ruột và hoại tử ruột.
Trên tổng thể, thiếu máu mạc treo do hai
nguồn gốc chính: từ động mạch (ĐM) mạc treo
hoặc tĩnh mạch (TM) mạc treo.
Thiếu máu ĐM mạc treo ruột chia làm 2 nhóm:
- Thiếu máu ĐM mạc treo do tắc động mạch
(occlusive mesenteric arterial ischemia - OMAI).
- Thiếu máu ĐM mạc treo không do tắc
mạch (nonocclusive mesenteric ischemia -
NOMI), hay còn gọi là “co thắt ĐM tạng do giảm
lưu lượng máu” (splanchnic vasoconstriction
secondary to low flow states).
Tắc ĐM mạc treo ruột cấp tính bao gồm 2 loại:
- Thuyên tắ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cập nhật kiến thức trong chẩn đoán và điều trị thiếu máu mạc treo ruột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 5
CẬP NHẬT KIẾN THỨC TRONG CHẨN ĐỐN VÀ ĐIỀU TRỊ
THIẾU MÁU MẠC TREO RUỘT
(UPDATE OF THE DIAGNOSIS AND TREATMENT OF THE ACUTE MESENTERIC ISCHEMIA)
Nguyễn Cơng Minh*
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc mạch mạc treo cấp tính
Là hiện tượng “máu” khơng đến được “tuần
hồn mạc treo” đủ, dẫn đến thiếu máu cấp, gây
thiếu máu nuơi ruột và hoại tử ruột.
Trên tổng thể, thiếu máu mạc treo do hai
nguồn gốc chính: từ động mạch (ĐM) mạc treo
hoặc tĩnh mạch (TM) mạc treo.
Thiếu máu ĐM mạc treo ruột chia làm 2 nhĩm:
- Thiếu máu ĐM mạc treo do tắc động mạch
(occlusive mesenteric arterial ischemia - OMAI).
- Thiếu máu ĐM mạc treo khơng do tắc
mạch (nonocclusive mesenteric ischemia -
NOMI), hay cịn gọi là “co thắt ĐM tạng do giảm
lưu lượng máu” (splanchnic vasoconstriction
secondary to low flow states).
Tắc ĐM mạc treo ruột cấp tính bao gồm 2 loại:
- Thuyên tắc ĐM mạc treo ruột (acute
mesenteric arterial embolism - AMAE).
- Huyết tắc ĐM mạc treo ruột (acute
mesenteric arterial thrombosis - AMAT).
Huyết khối tĩnh mạch (TM) mạc treo ruột
(mesenteric venous thrombosis - MVT).
TRÊN THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Tắc mạch mạc treo cấp
Cĩ thể chia thành 4 nhĩm.
Thuyên tắc ĐM mạc treo
Chiếm đa số (50%) số bệnh nhân (BN) tắc
mạch mạc treo.
Huyết tắc ĐM mạc treo
Chiếm 25%.
Thiếu máu mạc treo khơng do tắc mạch
Chiếm 20%.
Huyết tắc TM mạc treo
Hơn 5 %(11,12).
Bốn nhĩm trên cĩ các yếu tố: mắc bệnh, bệnh
cảnh lâm sàng, điều trị và tiên lượng ở mức độ
nào đĩ cĩ khác nhau. Phương thức điều trị ngày
nay cĩ khác nhau ở giai đoạn sớm.
Huyết khối TM, bắt buộc phải điều trị kháng
đơng, nếu khơng, bệnh sẽ diễn tiến nặng.
Trường hợp phải cắt nối ruột hoại tử do huyết
khối TM (miệng nối dễ bị phù nề, thiếu máu
nuơi, dể bị bục dị, phải mổ lại)(1,6).
Một thực tế lâm sàng theo sau thiếu máu
mạc treo giống như hậu quả của một tình trạng
“thắt nghẽn ruột” (strangulation) trong bệnh lý
tắc ruột cơ học, như: thắt mạch máu ruột do
thốt vị nội, do xoắn ruột hoặc lồng ruột. Nghĩa
là tình trạng nặng của sinh lý bệnh học tắc nghẽn
mạch máu, nhiễm độc, dẫn tới tử vong do suy đa
tạng ở giai đoạn cuối.
Thiếu máu nuơi ruột, dù nguyên nhân động
mạch hay tĩnh mạch, luơn là thách thức trong
chẩn đốn và xử trí sớm, do lâm sàng (LS) mơ hồ
và các xét nghiệm (XN) cận LS khơng đặc hiệu
Sau cùng là nhồi máu ruột, tử vong cao(6).
DỊCH TỂ HỌC VÀ TẦN SUẤT
Đây là bệnh lý ít gặp, tần suất 1/1.000 số
bệnh nhân phải nhập viện, nhưng tử vong cao
(60-80%) trong số bệnh nhân này.
Mỗi năm tại các nước phát triển, tắc mạch
mạc treo cấp tính chiếm tỷ lệ 5/100.000 dân và tắc
mạch mạc treo mạn tính chiếm 1/100.000
dân(10,12).
Thiếu máu mạc treo ruột hay tắc mạch mạc
treo cấp chỉ chiếm 1% số BN nhập viện tại Mỹ và
thống kê của thế giới. Tỷ lệ này tăng ở các nước
*Bộ mơn Ngoại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: GS.TS. Nguyễn Cơng Minh ĐT: 0903732399 Email: bscongminh@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 6
cĩ tuổi thọ tăng.
Trên thực tế, tỷ lệ chính xác của huyết khối
tĩnh mạch (TM) thì khơng rõ, bởi vì bệnh thường
tự giới hạn và cĩ thể đi vào yên lặng. Nhưng cĩ
từ 10-15% huyết khối TM gây thiếu máu cấp,
chiếm 0,006% số BN nhập viện và chiếm 0,001%
số BN phải mở bụng thám sát.
VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ
Thiếu máu mạc treo cấp được mơ tả đầu tiên
năm 1895, cịn được gọi là “cơn đau thắt ruột”
(intestinal angina) hay “cơn đau thắt bụng”
(angina abdominis)(4).
Gần nửa thế kỷ sau, thiếu máu mạc treo mạn
tính mới được phát hiện, năm 1940.
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH
Nguyên nhân
Yếu tố nguy cơ của thiếu máu mạc treo cấp
bao gồm: thuyên tắc ĐM, xơ vữa, loạn nhịp tim,
thể tích máu thấp, suy tim ứ huyết, nhồi máu cơ
tim mới, bệnh van tim, người cao tuổi, ung thư
trong ổ bụng.
Hẹp ĐM mạc treo chiếm 17% số người cao
tuổi, mà 2/3 trong số này là nữ.
Các cơng trình nghiên cứu cũng cho thấy
các bệnh viêm ruột, như bệnh Crohn, viêm
loét đại tràng, cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh
huyết tắc ĐM.
Các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như: u
đè ép mạch máu, chấn thương bụng, bĩc tách
ĐMC bụng và huyết khối sau can thiệp mạch
Các rối loạn tăng đơng gây huyết khối
TM(2,4,9).
Tuổi - Giới
Cĩ thể nĩi thiếu máu mạc treo là bệnh của
người cao tuổi (trên 60).
Người trẻ, chú ý bệnh sử liên quan đến rung
nhĩ, phụ nữ dùng thuốc ngừa thai uống hoặc
tình trạng tăng đơng.
Nam nữ ngang nhau: Nam dễ xơ vữa (hút
thuốc), trong khi nữ cĩ thai và dùng thuốc
ngừa thai.
Sinh lý bệnh
Trên lâm sàng, cĩ ba giai đoạn tiến triển của
thiếu máu mạc treo cấp(8):
Giai đoạn tăng động
Ở giai đoạn sớm, đau bụng nhẹ xuất hiện, là
hiện tượng “đau tạng” kinh điển (đau mơ hồ). Vì
vậy, rất khĩ chẩn đốn trên LS.
Trước hết là đau bụng kiểu “nặng bụng” và
tiêu phân lỏng hoặc tiêu phân cĩ máu. Nhiều BN
sau khi tiêu phân lỏng hoặc tiêu phân cĩ máu,
cảm thấy chứng “đau bụng” giảm đi.
Thiếu máu ĐM dẫn đến thiếu máu thành
ruột (kích hoạt xuất tiết vào trong lồng ruột và
co thắt ruột), gây ĩi mửa và tiêu chảy. Trong
điều kiện “ruột trống” này, khi mảng niêm
mạc dễ bị bong trĩc sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu
hĩa (XHTH).
Giai đoạn liệt
Nếu thiếu máu tiếp diễn, đau bụng nhiều
hơn và lan rộng, ấn bụng đau. Nhưng nhu động
ruột giảm dần, bụng trướng, khơng cịn tiêu
phân cĩ máu nữa và khơng cịn nghe tiếng ruột
khi khám bụng.
Giai đoạn sốc (giai đoạn sau cùng)
Dịch thốt xuyên qua thành ruột, ruột bị hoại
tử, dẫn đến toan chuyển hĩa, mất nước, huyết áp
(HA) tuột, nhịp tim nhanh. Sau cùng, BN rơi vào
lú lẫn, tình trạng nặng.
Nếu thiếu máu tiếp tục, niêm mạc (hàng rào
bảo vệ) bị phát vỡ: vi trùng, độc tố, chất co mạch
được xuất tiết ồ ạt vào hệ tuần hồn gây nên hội
chứng (HC) sốc, suy tim, suy đa tạng và tử vong
trước khi hiện tượng hoại tử ruột xảy ra.
Hoại tử ruột xuất hiện từ 8-12 giờ sau khi cĩ
triệu chứng (TC). Khi cĩ hoại tử “xuyên thành”
dẫn đến viêm phúc mạc (VPM) và báo hiệu một
tiên lượng xấu.
Mức độ nặng của thương tổn tỷ lệ nghịch với
lưu lượng máu đến nuơi, nghĩa là phụ thuộc vào:
- Số lượng mạch máu bị tổn thương,
- Huyết áp “hệ thống” trung bình,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 7
- Thời gian thiếu máu mạc treo và vai trị của
tuần hồn hồn phụ.
Tổn thương đoạn ruột tiến triển gây thiếu
máu từ giai đoạn “cịn hồi phục” đến giai đoạn
“khơng hồi phục” (nhồi máu thành ruột - hoại tử
và thủng) hình thành một chuỗi dây chuyền.
Thiếu máu ĐM nuơi gây thiếu máu mơ, dẫn đến
hiện tượng co thắt ruột đầu tiên. Chỉ cần một
“tắc nghẽn ruột” thống qua ban đầu, cũng kích
hoạt “co thắt mạch” mac treo tràng trên gây nên
biến chứng.
Huyết khối gây tắc mạch máu mạc treo chủ
yếu ở mạch máu mạc treo tràng trên, hiếm khi
gặp ở mạc treo tràng dưới.
Trong thực nghiệm, gây tắc mạch máu mạc
treo tràng dưới, lâm sàng thuờng yên lặng, vì
tuần hồn phụ tốt hơn, so với hệ mạch máu mạc
treo tràng trên.
Giữa ĐM mạc treo tràng trên và dưới cĩ
những ĐM nhỏ ngoằn ngoèo nối kết. Điều đĩ
lý giải tại sao tình trạng xơ vữa mạch máu mạc
treo ở người cao tuổi, máu vẫn đủ để tiếp liệu
nuơi ruột.
Huyết khối tĩnh mạch mạc treo (HKTMMT)
là bệnh lý hình thành do rối loạn đơng máu gây
tắc tĩnh mạch (TM) tại chỗ, làm tổn thương sự
hồi lưu của tĩnh mạch nuơi ruột gây phù nề
dẫn đến thiếu máu và hoại tử ruột.
Huyết khối TM mạc treo được gọi là nguyên
phát: tự phát mà khơng tìm thấy nguyên nhân.
Huyết khối tĩnh mạch mạc treo nguyên phát
chiếm từ 20%-40% các trường hợp và giảm hẵn
trong thời gian gần đây, nhờ tiến bộ trong chẩn
đốn và điều trị sớm(2,7,8,13).
CHẨN ĐỐN
Muốn chẩn đốn sớm, người thầy thuốc phải
cĩ “nghĩ đến”.
Với một BN đau bụng, cĩ tiền sử cĩ bệnh
tăng đơng, nên chụp CT scan sớm cĩ thể điều trị
(ĐT) bảo tồn hiệu quả mà khơng cần PT.
Nếu tắc gần trọn hoặc tắc hồn tồn ĐM
mạc treo, chẩn đốn hình ảnh thường rõ ràng,
nhưng thường là giai đoạn muộn, tình trạng
nặng. Do đĩ, chẩn đốn ở giai đoạn sớm luơn
là thách thức.
Trước đây, huyết tắc mạc treo cấp thường
được phát hiện muộn, ở giai đoạn hoại tử ruột,
chỉ cịn là phẫu thuật (PT) cắt đoạn ruột. Ngày
nay, nếu BN đến sớm trước 8 giờ và khơng cĩ
dấu hoại tử ruột hay VPM, sử dụng thuốc tiêu
sợi huyết hoặc can thiệp mạch đặt stent luơn
được chọn lựa. Theo dõi trong 4 giờ mà khơng cĩ
dấu cải thiện trên lâm sàng thì nên can thiệp
phẫu thuật nội soi thăm dị.
X quang vi tính cắt lớp xoắn ốc cĩ tiêm chất
cản quang “thì ĐM” và “thì TM” luơn được
chọn lựa, nhưng khơng phải lúc nào cũng thực
hiện được.
Chẩn đốn khĩ, bởi vì: đau bụng dễ nhầm
với phình ĐMC bụng tách vách, viêm tụy, viêm
túi mật, viêm ruột - viêm ruột hoại tử(1,2,3,9,13).
Dựa vào bệnh sử và tiến triển trên LS
Huyết tắc (thrombosis) ĐM mạc treo liên
quan đến quá trình hình thành cục máu ở ĐM
mạc treo tràng trên hay tràng dưới. Nghĩa là
diến tiến LS kéo dài.
Thuyên tắc (thromboembolism) thường đột
ngột, cục máu bị đứt ra và trơi theo dịng, dẫn
đến tắc mạch cấp gây hoại tử ruột, là một bệnh
nặng tử vong cao.
Bệnh thường phát hiện muộn. CT A rất cĩ
giá trị. Ngồi bất thường mạch mạc treo, chụp
cắt lớp vi tính cịn cho thấy:
Các dấu tắc mạch máu, lượng dịch bụng
trong ổ bụng...
Dấu thiếu máu (phù nề) thành ruột.
Hơi tại thành ruột, chứng tỏ cĩ vi trùng phát
triển và niêm mạc ruột bị hoại tử.
Nếu cĩ hơi trong TM cửa, nếu tổn thương
đến các lớp sâu hơn.
Chụp cộng hưởng từ cũng cĩ giá trị, nhưng
ít được sử dụng.
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 8
CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Các XN thường quy thường ít cĩ giá trị trong
chẩn đốn HKTMMT ở giai đoạn sớm. Trên thực
tế, chưa cĩ dấu ấn sinh học chính xác nào đánh
giá thiếu máu ruột ở giai đoạn sớm(13).
Men gan
Cĩ thể tăng vừa, đặc biệt trong bệnh TM cửa.
Amylase
Cĩ thể tăng cao báo hiệu cĩ nhồi máu ruột,
nhưng nếu trên 1.000U/L, phải loại trừ viêm
tụy cấp(13).
Thiếu oxy máu và toan hĩa máu báo hiệu
tiên lượng xấu.
L-lactate dehydrogenase, D-lactate và L-
lactate gia tăng trong hoại tử ruột (g/đoạn trễ).
BN sốt, nên cấy máu. Nếu cĩ dấu phúc mạc
và rối loạn huyết động: tiên lượng xấu.
Nên chọc hút dịch bụng, nếu cĩ “dịch báng
xuất huyết”: nên thẫm phân phúc mạc, qua đĩ
thường cải thiện tốt (13).
Hiện tượng toan chuyển hĩa và bạch cầu
tăng là biểu hiện cận LS của giai đoạn muộn.
Lượng D-dimer tăng cao trong huyết thanh
đánh giá giai đoạn sớm (trong vịng 3 ngày đầu
khi BN nhập viện): cĩ giá trị, phổ biến và dễ
dàng thực hiện(14,17).
ĐIỀU TRỊ
Ngày nay, can thiệp mạch được ưa chuộng.
Với huyết khối ĐM, được chẩn đốn sớm,
bơm thuốc tiêu sợi huyết ĐM chọn lọc. Nên nhớ
rằng dù biến chứng xuất huyết cĩ thể xảy ra sau
thủ thuật bơm tiêu sợi huyết ĐM chọn lọc,
nhưng thường là tổn thương “tối thiểu” và tự
giới hạn. Thuốc tiêu sơi huyết như heparin,
streptokinase, urokinase hoặc chất kích hoạt
plasminogen mơ (alteplase) qua can thiệp mạch,
kết hợp với thủ thuật hút huyết khối ĐM
(thrombus aspiration).
Trước khi quyết định can thiệp ngoại khoa,
phải ngưng thuốc tiêu sơi huyết và phải hĩa giải
tác dụng của heparin với protamine(17).
Với huyết khối TM, kháng đơng liệu pháp
như heparin và Warfarin.
Với thiếu máu mạc treo do huyết khối TM,
theo dõi trong 30 ngày.
Khơng sử dụng kháng đơng, tử vong 30%,
và 25% tái phát.
Nếu kết hợp phẫu thuật và kháng đơng, tái
phát chỉ cịn 3-5%(7,13,15,16).
Mục đích điều trị (ĐT) huyết kối TM mạc
treo là *Ngăn ngừa nhồi máu ruột, bằng các
phương pháp tái thơng TM và *Ngăn ngừa
huyết khối tái phát qua theo dõi dài hạn(13).
Huyết khối TM mạc treo cấp tính
Hiếm gặp, nhưng cĩ thể gây nhồi máu ruột.
Sử dụng kháng đơng và thuốc tiêu sợi
huyết sớm: sẽ giúp tăng tử lệ sống cịn của
nhĩm cấp tính(7).
Điều trị kháng đơng phải thực hiện ngay
khi chẩn đốn được huyết khối TM mạc treo,
ngay cả khi cĩ chảy máu hoặc phải can thiệp
phẫu thuật.
Điều trị kháng đơng là cũng là phương thức
ĐT an tồn và hiệu quả cho những BN xơ gan -
tăng áp TM cửa(15,16,17). Điều trị HKTMMT mạn sẽ
làm giảm đi biến chứng của tăng áp TM cửa.
Với BN cĩ bệnh tăng đơng huyết khối
(thrombophilia), cĩ rối loạn di truyền đơng máu
hoặc những BN rối loạn tăng đơng mà khơng
xác định được, phải ĐT kháng đơng lâu dài.
Chỉ định can thiệp mạch (cĩ hay khơng kèm
theo tPA hoặc streptokinase).
Tiêm mạch trực tiếp tPA đã mang lại
thành cơng, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây
cho thấy tiêm truyền qua catherter chọn lọc,
hiệu quả hơn(7).
Huyết khối TM mạc treo mạn tính
Cĩ thể khơng cĩ triệu chứng hoặc cĩ chăng
là cĩ biểu hiện lâm sàng là các biến chứng của
HC tăng áp lực TM cửa.
Tất cả BN Huyết khối TM mạn tính được
điều trị bảo tồn và theo dõi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 9
Ở những BN này, kháng đơng là phương
pháp ĐT hiệu quả và an tồn, trước mắt là
ngăn ngừa biến chứng xuất huyết do vỡ TM
thực quản.
Với huyết khối TM mạc treo mạn tính, bệnh
nền gây huyết tắc sẽ quyết định tỷ lệ sống cịn. Ở
những BN này, ĐT kháng đơng dài hạn sẽ mang
lại hiệu quả rõ rệt(3,5,13).
Khi LS khơng cải thiện, hoại tử ruột hay cĩ
dấu VPM, phẫu thuật cấp cứu cắt đoạn ruột
hoại tử.
Cắt đoạn ruột hoại tử và nối tận tận ngay
(một thì) hoặc làm hậu mơn nhân tạo tùy mức độ
và tình trạng huyết động của BN. Tạo cổng vào
để “thám sát lại ổ bụng” (Second look) được
thực hiện trước khi đĩng bụng, hầu theo dõi
miệng nối cĩ tiếp tục phù nề gây thiếu máu, hoại
tử thêm nữa?
Phẫu thuật cắt ruột phải tiết kiệm và hạn chế,
cố gắng bảo tồn ruột càng nhiêu càng tốt, tránh
HC ruột ngắn sau này. Cuộc đời cịn lại của BN
đầy hiểm họa và tiên lượng tối tâm! Do vậy, khi
xuất viện, BN và người thân phải được giải thích
đầy đủ về HC ruột ngắn. BN phải được theo dõi:
tiếp tục nuơi ăn bằng đường TM hoặc phân chia
khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng một phương
thức điều trị của HC ruột ngắn.
Họ phải được giải thích về vai trị và giá trị
của của liệu pháp kháng đơng uống (warfarin),
cũng như các thuốc ngăn ngừa tái phát.
TIÊN LƯỢNG
Mặc dù tỷ lệ sống cịn của BN thiếu máu mạc
treo cải thiện đáng kể trong hơn 4 thập kỷ qua,
nhưng tử vong vẫn cịn cao do chẩn đốn muộn.
Suốt 15 năm qua, tử vong trung bình 71% (59-
93%). Khi ruột bị hoại tử, tử vong lên 90%, dù cĩ
ĐT tích cực. Ngồi tử vong sau mổ (1 tháng), tỷ
lệ huyết khối tái phát cịn cao(2,13,10,15,16,17).
Tiên lượng tùy thuộc thời gian can thiệp và
nguyên nhân tổn thương(13,10):
Chẩn đốn sớm < 12-24 giờ, đúng hơn là
trước khi ruột bị hoại tử.
Nguyên nhân tổn thương Tử vong
Huyết khối ĐM: 77%
Thiếu máu khơng do huyết tắc: 73%.
Thuyên tắc ĐM: 54%
Huyết khối TM: 32%
KẾT LUẬN
Tắc mạch máu mạc treo cấp tính luơn là
thách thức ngoại khoa. Bởi vì, cĩ nghĩ đến, mới
cĩ thể tránh bỏ sĩt, qua điều trị nội sớm, tránh
cuộc mổ với nhiều nguy cơ suy đa tạng và tiên
lượng nặng. CT scan đa lớp cắt cĩ cản quang
luơn được chọn trong chẩn đốn bệnh. Điều trị
tái thơng mạch máu (hút huyết tắc và sử dụng
thuốc tiêu sợi huyết); Heparine liệu pháp sớm và
lâu dài tùy bệnh trạng huyết khối TM. Can thiệp
ngoại để cắt bỏ đoạn ruột hoại tử. Thành cơng
trong điều trị là phải kết hợp chặc chẻ giữa các
BS (cấp cứu ngoại khoa, phẫu thuật mạch máu -
can thiệp mạch), bác sĩ hồi sức và chẩn đốn
hình ảnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aimi M, Amano C, Yoshida R, et al (2015). “Isolated Superior
Mesenteric Artery Dissection with Small Intestine Ischemia”.
Case Rep Gastroenterol, 9(3): 341-346.
2. Alatri A, Schoepfer A, Fournier N, Engelberger RP, Safroneeva
E, Vavricka S, Biedermann L, Calanca L, Mazzolai L (2016).
“Prevalence and risk factors for venous thromboembolic
complications in the Swiss Inflammatory Bowel Disease
Cohort”. Scand J Gastroenterol, 51(10): 1200-5.
3. Bjưrnsson S, Bjưrck M, Block T, Resch T, Acosta S (2011):
“Thrombolysis for acute occlusion of the superior mesenteric
artery”. J Vasc Surg, 54(6):1734-1742.
4. Bobadilla, J L (2013). "Mesenteric ischemia". The Surgical clinics
of North America, 93 (4): 925–40
5. Byun SJ, So BJ (2012): “Successful aspiration and thrombolytic
therapy for acute superior mesenteric artery occlusion”. J
Korean Surg Soc; 83(2):115-118.
6. Duran R, Denys AL, Letovanec I, Meuli RA, Schmidt S. (2014):
“Multidetector CT feature of mesenteric vein thrombosis”.
Radiographics, 32(5):1503-22.
7. Hmoud B, Singal AK, Kamath PS (2014): “Mesenteric Venous
Thrombosis” J Clin Exp Hepatol, 4(3): 257–263.
8. Hunter G, Guernsey J (1988). "Mesenteric ischemia". Med Clin
North Am, 72 (5): 1091–115.
9. Matsumoto T, Ishizuka M, Iso Y, Kita J, Kubota K (2015):
“Mini-Laparotomy for Superior Mesenteric Artery Aneurysm
Due to Takayasu's Arteritis”. Int Surg; 100(4):765-769.
10. Nuzzo A, Corcos O (2016): "Reversible Acute Mesenteric
Ischemia". New England Journal of Medicine, 375(15): 31.
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Cơng Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 10
11. Oderich GS (2014). “Mesenteric Vascular Disease” Current
Therapy Springer, pp.105.
12. Rubin GD (2012). “CT and MR Angiography” Comprehensive
Vascular Assessment. Lippincott Williams & Wilkins, pp.318.
13. Singal AK, Kamath PS et al (2013). “Mesenteric Venous
Thrombosis”. 88 (3): 285–294.
14. Sise MJ (2014): “Acute mesenteric ischemia”. Surg Clin North
Am, 94:165-181.
15. Trebicka J and Christian P (2014). “Etiology and Complications
of Portal Vein Thrombosis”. Strassburg. Viszeralmedizin,
30(6):375–380.
16. Violi NV, Schoepfer AM, Fournier N, Guiu B, Bize P, Denys A
(2016). “Prevalence and clinical importance of mesenteric
venous thrombosis in the Swiss Inflammatory Bowel Disease
Cohort”. Am J Roentgenol, 203(1): 62-9.
17. Yang S, Fan X, MD, Ding W et al (2014). “D-Dimer as an Early
Marker of Severity in Patients With Acute Superior Mesenteric
Venous Thrombosis”. Medicine 2, 93(29): 270.
Ngày nhận bài báo: 18/01/2019
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cap_nhat_kien_thuc_trong_chan_doan_va_dieu_tri_thieu_mau_mac.pdf