Tài liệu Cảnh báo ô nhiễm hữu cơ ở các khu vực nuôi tôm tại thành phố Hội An - Võ Quảng Lâm: 65
CẢNH BÁo Ô NHIỄM HỮU CƠ Ở CÁC KHU VỰC
NUÔI TÔM TẠI THàNH PHỐ HỘI AN
Võ Quảng Lâm1
Tôn Thất Chất2
Tóm tắt: Nước sông các khu vực nuôi trồng thủy sản thành phố Hội An có hàm
lượng BOD5 so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT trong giới hạn cho phép, COD
vượt giới hạn cho phép 2 lần, TSS cao hơn giới hạn qui chuẩn. Các ao nuôi trồng
thủy sản, BOD5 dao động từ 2,1 đến 9,7 mg/l so với quy chuẩn, COD vượt giới hạn
cho phép từ 1,07 đến 1,4 lần, TSS cũng vượt giới hạn cho phép. Các ao nuôi ở Cẩm
Thanh và Cẩm Nam lượng TSS dao động từ 35,1 - 38,3 mg/l, cao hơn các địa phương
khác. Các ao nuôi ở Cẩm Hà và Cẩm An có hàm lượng BOD5 dao động từ 14,4 - 15,3
mgO2/l và COD từ 6,1 - 6,7 mgO2/l cao hơn các địa phương khác. Hàm lượng N-
NH4 của nước sông vượt giới hạn quy chuẩn từ 1,02 đến 2,54 lần. Khu vực từ thượng
nguồn đến cầu Phước Trạch thuộc sông Đế Võng, N-NH4 cao hơn các khu vực khác,
tương ứng là 0,297 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa xã Cẩm Hà và
phường Cẩ...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảnh báo ô nhiễm hữu cơ ở các khu vực nuôi tôm tại thành phố Hội An - Võ Quảng Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65
CẢNH BÁo Ô NHIỄM HỮU CƠ Ở CÁC KHU VỰC
NUÔI TÔM TẠI THàNH PHỐ HỘI AN
Võ Quảng Lâm1
Tôn Thất Chất2
Tóm tắt: Nước sông các khu vực nuôi trồng thủy sản thành phố Hội An có hàm
lượng BOD5 so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT trong giới hạn cho phép, COD
vượt giới hạn cho phép 2 lần, TSS cao hơn giới hạn qui chuẩn. Các ao nuôi trồng
thủy sản, BOD5 dao động từ 2,1 đến 9,7 mg/l so với quy chuẩn, COD vượt giới hạn
cho phép từ 1,07 đến 1,4 lần, TSS cũng vượt giới hạn cho phép. Các ao nuôi ở Cẩm
Thanh và Cẩm Nam lượng TSS dao động từ 35,1 - 38,3 mg/l, cao hơn các địa phương
khác. Các ao nuôi ở Cẩm Hà và Cẩm An có hàm lượng BOD5 dao động từ 14,4 - 15,3
mgO2/l và COD từ 6,1 - 6,7 mgO2/l cao hơn các địa phương khác. Hàm lượng N-
NH4 của nước sông vượt giới hạn quy chuẩn từ 1,02 đến 2,54 lần. Khu vực từ thượng
nguồn đến cầu Phước Trạch thuộc sông Đế Võng, N-NH4 cao hơn các khu vực khác,
tương ứng là 0,297 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa xã Cẩm Hà và
phường Cẩm An và 0,314 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa phường Cẩm
Châu và Cẩm An. Hàm lượng N-NH4 các ao nuôi dao động từ 0,017 đến 2,573 mg/l,
trung bình 0,515 mg/l.
1. Mở đầu
Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của thành phố Hội An góp
phần giải quyết việc làm cho bộ phận lớn lao động ven biển. Tuy nhiên, nghề nuôi
trồng thủy sản ở Hội An những năm gần đây phát triển thiếu bền vững, hiệu quả kinh
tế không cao, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng... Nguyên nhân chủ yếu là do sự ô
nhiễm ở vùng hạ du sông Thu Bồn. Đây là vùng đất ngập nước, nơi nhận tất cả nguồn
nước thải đổ về của Hội An. Mặt khác ở đây thường xuyên chịu tác động của bão lụt
hằng năm, làm biến đổi dòng chảy, dẫn đến thay đổi sinh cảnh, biến động các yếu tố
môi trường thủy vực. Các hoạt động khai thác khoáng sản ở thượng lưu, chất thải của
một số xí nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ ven sông Thu Bồn cũng tác động đến môi
trường thủy vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch
như việc phát triển nhà hàng, khách sạn ven sông và chất thải sinh hoạt của người dân
đã ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi trồng thủy sản. Ô nhiễm hữu cơ là một trong
những cảnh báo quan trọng liên quan đến ô nhiễm môi trường.
1 KS. Phòng Kinh tế thành phố Hội An
2 PGS.TS Trường Đại học Nông lâm Huế
66
CẢNH BÁO Ô NHIễM HỮU Cơ Ở CÁC KHU VỰC NUÔI TÔM ...
2. Nội dung
2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thứ cấp: Từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn
đề ô nhiễm hữu cơ môi trường nước
- Sơ cấp: Kết quả điều tra về hoạt động nuôi trồng thủy sản và lấy mẫu quan trắc
các chỉ tiêu môi trường nước sông và ao nuôi ở thành phố Hội An.
+ Mẫu nước sông: Chất lượng nước sông được quan trắc ở 05 vị trí, tập trung tại
các đoạn sông cấp nước cho các ao nuôi trồng thủy sản như sông Đế Võng, Thu Bồn.
Cụ thể:
Nước sông Đế Võng, đoạn giữa xã Cẩm Hà và phường Cẩm An, thượng lưu •
cầu An Bàng 1km (ký hiệu NS1).
Nước sông Đế Võng, đoạn giữa phường Cẩm Châu và Cẩm An, thượng lưu cầu •
Phước Trạch 500m (NS2).
Nước sông Đế Võng, tại khu vực cống Hóc Rộ, Cẩm Thanh (NS3).•
Nước sông tại Hói Lăng, Cồn Nhàn, Cẩm Thanh (NS4).•
Nước sông Thu Bồn, tại khu vực NTTS phường Cẩm Nam (NS5).•
Thời gian lấy mẫu: chia làm 07 đợt (từ tháng 4 đến tháng 10/2013, mỗi tháng •
lấy 01 đợt).
+ Mẫu nước ao nuôi:
Quan trắc tại 8 ao nuôi ở các xã, phường có nuôi tôm gồm Cẩm Hà (CH), Cẩm
An (CA), Cẩm Châu (CC), Cẩm Thanh (CT) và Cẩm Nam (CN). Mỗi tháng lấy 01 đợt,
từ tháng 4 đến tháng 10/2013.
Hình 2.1. Bản đồ lấy mẫu quan trắc môi trường NTTS thành phố Hội An
67
Võ QUẢNG LÂM - TÔN THẤT CHẤT
2.2. Danh mục các thông số quan trắc
Các thông số quan trắc gồm chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng oxy sinh hóa
(BOD5), hàm lượng oxy hóa học (COD), amonia tổng số (N-NH4), nitơ tổng số, phốt
phát tổng số.
2.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu
Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường, bảo quản, vận chuyển, xử
lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông
tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Bằng phần mềm Excel
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Nước sông
3.1.1. Nhóm các yếu tố hữu cơ (BOD5, COD, TSS)
Mặc dầu hàm lượng BOD5 ở các vị trí so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BT-
NMT đều nằm trong giới hạn cho phép (GHCP) tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu COD
và TSS, có thể thấy sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ nước sông ở các khu vực nuôi
trồng thủy sản của thành phố.
So với quy chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT hầu hết các vị trí khảo sát đều có hàm
lượng COD vượt giới hạn cho phép khoảng 2 lần. Hàm lượng COD tại các vị trí này
cao do hai bên dòng sông đều có hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển mạnh, hoạt
động NTTS và sinh hoạt của người dân sinh sống nên lượng chất hữu cơ tăng cao.
Tại một số thời điểm, ở một số khu vực sông, hàm lượng TSS cao hơn GHCP của
quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT như khu vực nước sông Cổ Cò (thượng lưu cầu Phước
Trạch) lúc triều lên tháng 6, lúc triều xuống tháng 7; tầng đáy nước sông Đế Võng lúc triều
xuống và tầng đáy nước sông Biền Lăng (Cẩm Thanh) lúc triều xuống trong tháng 8. Tất
cả các vị trí lấy mẫu trong tháng 9 và tháng 10 đều vượt GHCP từ 1,07 đến 1,6 lần.
Hình 3.1. So sánh hàm lượng chất hữu cơ của nước sông tại các vị trí
68
CẢNH BÁO Ô NHIễM HỮU Cơ Ở CÁC KHU VỰC NUÔI TÔM ...
Theo thời gian, cũng cho thấy sự tích tụ hữu cơ ở các khu vực sông. Hàm lượng
các chất hữu cơ tăng dần từ tháng 4 đến tháng 10. Đây chính là mùa vụ chính của nghề
NTTS cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh nên việc xả thải vào môi trường
lớn nhất.
Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng TSS, BOD5, COD theo thời gian giữa các khu vực sông
3.1.2. Nhóm các yếu tố dinh dưỡng (N-NH4, N tổng, P tổng)
Hàm lượng N-NH44 tại đa số các vị trí khảo sát đều vượt GHCP đối với quy
chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT từ 1,02 đến 2,54 lần.
Hàm lượng tổng Nitơ và tổng phốt pho đều ở mức bình thường, tuy nhiên các
quy chuẩn so sánh không quy định hai chỉ tiêu này.
TSS BOD
5
COD
69
Võ QUẢNG LÂM - TÔN THẤT CHẤT
Hình 3.3. So sánh hàm lượng chất hữu cơ giữa các khu vực sông
Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2013, hàm lượng N-NH4 ở các khu vực biến động
theo quy luật tùy thuộc quá trình trao đổi nước theo thủy triều. Tuy vậy, có thể thấy ở
các khu vực từ thượng nguồn đến cầu Phước Trạch thuộc sông Đế Võng, hàm lượng
N-NH4 thường đạt cao hơn các khu vực khác và cao nhất vào tháng 9, tương ứng là
0,297 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa xã Cẩm Hà và phường Cẩm An
và 0,314 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa phường Cẩm Châu và Cẩm
An. Điều này chứng tỏ lượng chất hữu cơ ở khu vực này tích tụ khá lớn trong khi thực
vật phù du – nhân tố tiêu thụ amonia tổng số kém phát triển.
Điều này cũng thể hiện rõ hơn khi hàm lượng nitơ tổng số, phốtpho tổng số vào
tháng 9 ở 2 khu vực này đạt cao nhất. Hàm lượng nitơ tổng số tại các khu vực cũng
biến động theo quy luật tăng giảm và đạt cao nhất vào tháng 9
70
CẢNH BÁO Ô NHIễM HỮU Cơ Ở CÁC KHU VỰC NUÔI TÔM ...
Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng theo thời gian giữa các khu
vực sông
Bằng công cụ nội suy của phần mềm giám sát môi trường NTTS, hình 3.5 cho
thấy mức độ ô nhiễm COD tại các khu vực sông vào tháng 5 và N-NH4 vào tháng
9/2013.
P tổng
N-NH4 N tổng
71
Võ QUẢNG LÂM - TÔN THẤT CHẤT
Hình 3.5. Biến động COD, N-NH4 tại các khu vực sông tháng 5 và 9/2013
Kết quả quan trắc môi trường nguồn nước sông cung cấp cho hoạt động NTTS ở
Hội An cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ đã được tích lũy theo thời gian thông qua
việc xả thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hai bên bờ sông. Theo kết
quả điều tra của đề tài có 100% hộ nuôi tôm ở Hội An xả bùn đáy trong quá trình vệ
sinh ao nuôi ra môi trường bên ngoài. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm
ô nhiễm nguồn nước sông ở Hội An.
3.2. Ao nuôi
3.2.1. Nhóm các yếu tố hữu cơ (BOD5, COD, TSS)
Hàm lượng BOD5 tại các ao dao động từ 2,1 đến 9,7 mg/l, so với quy chuẩn
QCVN 08:2008/BTNMT có một số vị trí như ao ông Võ Nhớ - Cẩm Hà (tháng 7, 8);
ông Phạm Phú Hòa – Cẩm An (tháng 7, 8); ông Nguyễn Tấn Mến – Cẩm Thanh (tháng
9) vượt GHCP đối với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,18 đến 1,62 lần.
Hàm lượng COD tại hầu hết các ao nuôi so với quy chuẩn QCVN 10:2008/BT-
NMT đều vượt GHCP. So với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT các vị trí đo vượt
từ 1,07 đến 1,4 lần. Hàm lượng COD trong nước ao vượt GHCP do sự tích tụ chất hữu
cơ từ thức ăn thừa, chất thải của tômcủa quá trình sản xuất.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) tại một số ao nuôi như ao ông Nguyễn Tấn
Mến (Cẩm Thanh), Lê Công Phụng (Cẩm Nam) vượt GHCP từ 1,04 đến 1,4 lần so với
quy chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT. Nếu so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT
đa số các ao nuôi đều vượt GHCP.
Hình 3.6. Diễn biến các yếu tố hữu cơ trong ao nuôi theo thời gian
72
CẢNH BÁO Ô NHIễM HỮU Cơ Ở CÁC KHU VỰC NUÔI TÔM ...
Khi phân tích hàm lượng chất hữu cơ trong các ao nuôi ở các địa phương cho
thấy có sự khác biệt. Các ao nuôi ở Cẩm Thanh và Cẩm Nam lượng chất rắn lơ lửng
dao động từ 35,1 - 38,3 mg/l, cao hơn các địa phương còn lại. Mặc dầu lượng chất rắn
lơ lửng thấp nhưng các ao nuôi ở Cẩm Hà và Cẩm An có hàm lượng BOD5 và COD
cao hơn các ao nuôi ở các địa phương khác, dao động từ 14,4 - 15,3 mgO2/l đối với
BOD5 và 6,1 - 6,7 mgO2/l đối với COD. Các ao nuôi ở Cẩm Hà và Cẩm An đa số có
đáy cát nên việc phân hủy chất hữu cơ kém hơn, dẫn đến hàm lượng hai yếu tố này
tăng cao.
Hình 3.7. So sánh hàm lượng chất hữu cơ các ao nuôi theo địa phương
Hàm lượng NH4-N các ao dao động từ 0,017 đến 2,573 mg/l, trung bình ở mức
0,52mg/l. Tại đa số các vị trí khảo sát đều vượt quy chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT và
quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT nhưng so với quy chuẩn QCVN 38:2011/BTNMT
có một số vị trí vượt QCCP gồm ao: ông Phạm Ngự-Cẩm An (tháng 4,8), Phùng Ngọc
Hải-Cẩm Châu (tháng 7), Nguyễn Tấn Mến-Cẩm Thanh và Lê Công Phụng-Cẩm Nam
(tháng 6,9) vượt từ 1,13 đến 2,57.
Hàm lượng tổng Nitơ nằm từ mức trung bình đến cao, hàm lượng tổng phốt pho
ở mức bình thường, tuy nhiên các quy chuẩn so sánh không quy định hai chỉ tiêu này.
Hình 3.8. Diễn biến các yếu tố dinh dưỡng trong ao nuôi theo thời gian
Khi phân tích hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng ở các địa phương cho thấy hàm
lượng nitơ tổng số các ao nuôi ở Cẩm Hà và Cẩm An cao nhất, tương ứng 2,51 và 3,26
mg/l. Ngoài lý do ao nuôi có đáy cát, việc sử dụng thức ăn là nguyên nhân làm hàm
73
Võ QUẢNG LÂM - TÔN THẤT CHẤT
lượng ni tơ tăng cao. Hầu hết các ao nuôi đều có hàm lượng N-NH4 vượt tiêu chuẩn
cho phép theo QCVN 08:2008 từ 1,6 - 3,8 lần, riêng ao nuôi ở Cẩm An có hàm lượng
này cao đến 5,4 lần. Yếu tố kỹ thuật chính là nguyên nhân cần được xem xét trong
trường hợp này. Quản lý tốt việc cho ăn và nền đáy sẽ góp phần làm giảm hàm lượng
chất độc này trong ao nuôi.
Hình 3.9. So sánh hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao nuôi theo địa phương
Hình 3.10 và 3.11 dưới đây cho thấy mức độ ô nhiễm COD và N-NH4 trong ao nuôi
trong tháng 4 và tháng 9.
Tháng 4/2013 Tháng 9/2013
Hình 3.10. Biến động COD trong ao nuôi
74
CẢNH BÁO Ô NHIễM HỮU Cơ Ở CÁC KHU VỰC NUÔI TÔM ...
Tháng 4/2013 Tháng 9/2013
Hình 3.11. Biến động N-NH4 trong ao nuôi
4. Kết luận
Các vị trí khảo sát trên các nhánh sông ở Hội An, khu vực cung cấp nước cho
hoạt động NTTS, đều có hàm lượng COD, N-NH4 vượt GHCP của QCVN. Điều đó
cho thấy môi trường nước sông đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Các yếu tố ô nhiễm
dinh dưỡng như amonia, nitơ và phốt pho tổng cao, là nguyên nhân gây ra hiện tượng
phú dưỡng trong thủy vực. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hai bên dòng
sông là nguồn gây ô nhiễm chính. Hầu hết các ao nuôi có hàm lượng COD, N-NH4
vượt GHCP, một số ao có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5 cao từ tháng 6 đến
tháng 9. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do việc quản lý kỹ thuật ao nuôi (cho ăn,
quản lý chất thải) của người dân hạn chế.
Nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp thông qua các hoạt động tuyên
truyền về bảo vệ môi trường thủy vực; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm
các hành vi xả chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường là những biện pháp cần
được thực hiện đồng bộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ các dòng sông ở Hội An.
Mặt khác, cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong NTTS theo hướng bền vững, nghiên cứu
nạo vét lòng sông, nhất là nhánh sông Đế Võng – Cổ Cò và Cửa Đại để tăng khả năng
trao đổi, tiêu thoát nước.
TàI LIỆU THAM KHẢo
[1] Bộ Tài nguyên - Môi trường (2011), QCVN 38:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
[2] Tôn Thất Chất, Nguyễn Thị Xuân Xinh (2012), “Ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đến hoạt động khai thác thủy sản vùng đầm phá thị xã Hương Trà tỉnh
Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, tập 41, số 3A-2012.
75
Võ QUẢNG LÂM - TÔN THẤT CHẤT
[3] Nguyễn Hữu Đại (2007), “Đánh giá hiện trạng tài nguyên đất ngập nước (chủ
yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) và các giải pháp quản
lý, bảo vệ, phục hồi”, Hợp phần LMPA.
[4] Phòng Kinh tế Hội An (2004), Báo cáo kết quả kiểm tra nguồn nước thải của
một số khách sạn, nhà hàng ven sông Cổ Cò, Đế Võng.
Title: WARNING oF oRGANIC PoLLUTIoN IN SHRIMP FARMING
AREAS IN HoIAN CITY
VO QUANG LAM
Hoi An Department of Economics
TON THAT CHAT
Hue University of Agriculture and Forestry
Abstract: The BOD5 level in the river water of the aquaculture areas in Hoi An
city is under the range of Vietnamese standard limits (QCVN 08:2008/BTNMT) while
the COD and TSS levels are higher than the standard limits. In the aquaculture ponds,
the BOD5 level has fluctuated in the range of 2.1 - 9.7 mg/l in comparison with the
standard limits, and COD level is from 1.07 times to 1.4 times as high as the standard
limits. In the aquaculture ponds in Cam Thanh and Cam Nam, the TSS fluctuations are
in the range of 35.1 – 38.3 mg/l and are higher than those of other areas. Moreover,
in the aquaculture ponds in Cam Ha and Cam An, the BOD5 and COD levels have
fluctuated in the range of 14.4 – 15.3 mg O2/l and 6.1 – 6.7 mgO2/l respectively, and
are higher than those of other areas. The N-NH44 level in river water is from 1.02
times to 2.54 times as high as the standard limit. In the areas from the upper basin to
Phuoc Trach Bridge of De Vong river, N-NH4 level is higher than the other areas, such
as 0.297 mg/l in De Vong basin and Cam Ha and Cam An Ward; 0.314 mg/l in Cam
Thanh and Cam An. The N-NH4 level has fluctuated from 0.017 to 2.573 mg/l, and the
average one is 0,515 mg/l.
Key words: BOD5, COD, N-NH4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2789_7915_2134835.pdf