Tài liệu Can thiệp dựa vào cộng đồng: Tăng cường hiểu biết của cộng đồng trong phòng ngừa và điều trị sớm bệnh về mắt của người dân trồng hành tím tại tỉnh Sóc Trăng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 495
CAN THIỆP DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG: TĂNG CƯỜNG HIỂU BIẾT CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH VỀ
MẮT CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG HÀNH TÍM TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Đặng Thái Bình*, Nguyễn Quang Vinh*, Nguyễn Thị Bích Ngọc*, Hồ Hữu Tính*, Đặng Văn Chính*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các bệnh về mắt là một trong những vấn y tế công cộng được quan tâm tại Thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng từ năm 2000. Những trường hợp viêm loét giác mạc nếu không được xử lý đúng và kịp thời sẽ
dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như mù lòa. Nâng cao kiến thức người dân để phòng ngừa và điều trị sớm là
biện pháp ít tốn kém và hiệu quả.
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hành phòng ngừa phù hợp và điều trị sớm các bệnh về mắt
cho người dân trồng hành tím ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Tăng cường năng lực của hệ thống y tế địa phương
trong chẩn đoán sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến mắt. Giảm số c...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Can thiệp dựa vào cộng đồng: Tăng cường hiểu biết của cộng đồng trong phòng ngừa và điều trị sớm bệnh về mắt của người dân trồng hành tím tại tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 495
CAN THIỆP DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG: TĂNG CƯỜNG HIỂU BIẾT CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH VỀ
MẮT CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG HÀNH TÍM TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Đặng Thái Bình*, Nguyễn Quang Vinh*, Nguyễn Thị Bích Ngọc*, Hồ Hữu Tính*, Đặng Văn Chính*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các bệnh về mắt là một trong những vấn y tế công cộng được quan tâm tại Thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng từ năm 2000. Những trường hợp viêm loét giác mạc nếu không được xử lý đúng và kịp thời sẽ
dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như mù lòa. Nâng cao kiến thức người dân để phòng ngừa và điều trị sớm là
biện pháp ít tốn kém và hiệu quả.
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hành phòng ngừa phù hợp và điều trị sớm các bệnh về mắt
cho người dân trồng hành tím ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Tăng cường năng lực của hệ thống y tế địa phương
trong chẩn đoán sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến mắt. Giảm số ca mắc viêm loét giác mạc mới trong
nhóm can thiệp và các xã được can thiệp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp 01-06/2017 trên 343 người dân trồng hành tím tại Thị xã
Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Người dân được giáo dục về phòng ngừa các bệnh về mắt, xử trí ban đầu và được phát
kính bảo hộ.
Kết quả: Sau can thiệp, nhận thức của người dân về phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh về mắt đã tăng lên
trên 90%. Tỷ lệ sơ cứu thích hợp cho chấn thương mắt sau can thiệp cao hơn đáng kể so với trước can thiệp từ
29,5% lên 64,4%, đồng thời các trường hợp loét giác mạc giảm và không có người tham gia mới nào bị sẹo giác
mạc sau can thiệp.
Kết luận: Công tác truyền thông nên tập trung vào hiểu biết phòng ngừa và xử trí thích hợp cho người dân
để phòng tránh bệnh về mắt trong tham gia trồng hành tím.
Từ khóa: viêm loét giác mạc, trồng hành tím, can thiệp cộng đồng, nông dân
ABSTRACT
COMMUNITY BASED INTERVENTION: RAISING PUBLIC AWARENESS OF PREVENTION
AND EARLY TREATMENT EYES DISEASES OF INDIGENOUS RESIDENTS
AT THE PURPLE ONION CULTIVATING AREAS IN SOC TRANG PROVINCE
Dang Thai Binh, Nguyen Quang Vinh, Nguyen Thi Bich Ngoc, Ho Huu Tinh, Dang Van Chinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 495 – 502
Background: Eye diseases have emerged as an important public health issue in Vinh Chau district, Soc Trang
province since 2000. In case of improper treatment, corneal ulcers can lead to serious conditions such as blidness.
Prevention is the primary best cost-effective strategy to tackle the problem.
Objectives: To raise the public awareness and proper practice on prevention and early treatment of eyes
diseases for indigenous residents at purple onion areas in Vinh Chau, Soc Trang. To strengthen the capacity of
local health system in early diagnosis and treatment of eyes related problems. To decrease the number of new
corneal ulcer cases in the intervention group and the intervened communes.
Methods: A community-based intervention was conducted on 343 participants from January – June 2017
*Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Bs. Đặng Thái Bình ĐT: 0388397968 Email: dangthaibinhleo@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 496
(the main time of onion farming season in Vinh Chau town). The participants were educated about preventing
from eye diseases, first aid and got the safety goggles.
Result: After intervention, famers' awareness of the reasons related to eye injury, early prevention and
approriated treatment of eye injuriess increased significantly to over 90%. The rate of first aid for eye injury post-
intervention is significantly higher than pre-intervention from 29.5% to 64.4%. The cases of corneal ulcers
decreased, and no new participants had corneal scar after intervention.
Conclusion: Communication should focus on understanding prevention and appropriate treatment for
farmers participating in onion farming to prevent eye injuries.
Keywords: corneal ulcers, purple onion, community intervention, farmers
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề giảm thị lực, mù mắt ở những người
dân làm nghề canh tác hành tím tại Vĩnh Châu
nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận từ
những năm 2000(3). Kết quả nghiên cứu từ Viện
Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh cho thấy viêm
loét giác mạc (VLGM) là nguyên nhân chính dẫn
đến suy giảm thị lực của người dân. Cụ thể, tỷ lệ
mắc VLGM ở thị trấn Vĩnh Châu đã tăng ba lần
từ 36,5/100.000 năm 2006 lên 104,8/ 100.000 vào
năm 2014. Nghiên cứu cũng cho thất tỷ lệ
VLGM, mù mắt tập trung nhiều ở những xã có
diện tích canh tác hành tím lớn (phường 2, Vĩnh
Hải, Lạc Hòa và xã Vĩnh Phước)(4). VLGM có thể
được xem là bệnh bệnh nghề nghiệp đối với
nông dân trồng hành tím(3,4).
Nếu không được điều trị kịp thời hoặc đúng
cách, VLGM có thể gây suy giảm thị lực nghiêm
trọng hoặc thậm chí mù lòa(1,2,7,10). Phần lớn
người dân tham gia vào các hoạt động trồng
hành tím ở Vĩnh Châu là người dân tộc Khmer
có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp, do đó
kiến thức về bảo vệ và điều trị các bệnh về mắt
vẫn còn nhiều hạn chế. Họ thường tìm đến bệnh
viện khi tình trạng đã nghiêm trọng.
Chính vì vậy dự phòng là biện pháp ít tốn
kém và hiệu quả để hạn chế những tác động
xấu của bệnh. Do đó, nghiên cứu này đã tập
trung nâng cao nhận thức cộng đồng và kiến
thức về phòng ngừa và điều trị sớm các vấn đề
về mắt. Mặt khác, năng lực của hệ thống y tế
địa phương trong chẩn đoán sớm và điều trị
thích hợp các vấn đề liên quan đến mắt cũng
được tăng cường.
Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hành
phòng ngừa phù hợp và điều trị sớm các bệnh
về mắt cho người dân canh tác hành tím ở Vĩnh
Châu, Sóc Trăng.
Tăng cường năng lực của hệ thống y tế địa
phương trong chẩn đoán sớm và điều trị các vấn
đề liên quan đến mắt.
Giảm số ca mắc viêm loét giác mạc mới
trong nhóm can thiệp và các xã được can thiệp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người dân trồng hành tím, từ 16 tuổi trở lên
tại Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng.
Phương pháp nghiên cứu
Cỡ mẫu
Được tính dựa trên công thức lấy mẫu ngẫu
nhiên đơn giản cho khảo sát dân số:
N = Z2 1-α/2 p* (1-p)/ d2
Với α = 0,05; d = 5% (độ chính xác tuyệt đối);
p = 0,5 cho số mẫu tối đa.
Do đó, cỡ mẫu yêu cầu là 385 và sau khi
điều chỉnh 10% cho mất mẫu, cỡ mẫu cuối
cùng là 424. Từ danh sách các hộ trồng hành
tím, 424 người trong độ tuổi 15 - 60 được chọn
ngẫu nhiên.
Can thiệp trực tiếp
Người tham gia được tiếp cận các chiến dịch
giáo dục, được cung cấp kiến thức về bệnh mắt
(viêm loét giác mạc, mù mắt) bao gồm nguyên
nhân, yếu tố nguy cơ, cách phòng ngừa, phương
pháp điều trị của các nghiên cứu viên cùng sự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 497
hỗ trợ của nhân viên y tế địa phương. Tờ rơi
cũng được cung cấp cho họ như một tài liệu
tham khảo bổ sung.
Mỗi người dân tham gia được cung cấp 02
kính bảo hộ để đeo khi làm việc với hành tím, 05
lọ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) 10ml để sử
dụng khi cần.
Nhân viên y tế địa phương vãng gia hộ gia
đình của những người tham gia hàng tháng để
theo dõi thực hành và nhắc nhở kiến thức cho
người dân. Những người tham gia cũng được
khuyến khích thúc đẩy hành vi đúng và thực
hành bảo vệ mắt cho người thân và bạn bè.
Can thiệp gián tiếp
Mạng lưới phát thanh địa phương phát nội
dung tuyên truyền hàng tuần trong vòng sáu
tháng can thiệp. Áp phích và tờ rơi cũng được
cung cấp cho 4 xã để dán ở những nơi người dân
dễ nhận thấy và phát cho người dân.
Cải thiện hệ thống y tế về chăm sóc mắt
Cán bộ y tế từ 10 trạm y tế xã (4 xã can thiệp,
cùng với 6 xã khác của Vĩnh Châu) đã tham gia
buổi tập huấn về chẩn đoán sớm và điều trị thích
hợp cho các vấn đề chăm sóc mắt.
Các trạm y tế xã được cung cấp một bộ công
cụ để thực hiện kiểm tra mắt bao gồm đèn pin
và kính lúp (hai bộ công cụ cho 4 xã được can
thiệp và 1 bộ công cụ cho các xã còn lại).
Hệ thống chuyển viện cho các trường hợp
nặng được thiết lập giữa các trạm y tế xã và bệnh
viện huyện/tỉnh.
Đánh giá
Những thay đổi về kiến thức, thực hành và
tình trạng sức khỏe của mắt (kiểm tra thị giác bởi
bác sĩ nhãn khoa) của 424 người tham gia được
chọn đã được đánh giá bằng khảo sát trước và
sau can thiệp.
Các chỉ số chính bao gồm: (i) Nhận thức về
hậu quả xấu và nguy hiểm liên quan đến mắt;
(ii) Thói quen đeo kính bảo hộ trong các hoạt
động canh tác hành tím; (iii) Thói quen rửa tay
sau khi làm việc; (iv) Tránh hành vi và thực hành
không đúng liên quan đến các vấn đề gây kích
thích mắt (chà xát bằng tay, sử dụng nước không
bẩn để rửa mắt, tự điều trị hay dùng phương
pháp dân gian, hay gặp bác sĩ quá muộn).
Xu hướng của các trường hợp nhiễm trùng
giác mạc hàng năm ở 4 xã được can thiệp đã
được sử dụng để đánh giá hiệu quả lâu dài của
can thiệp.
Phương pháp phân tích
Phân tích mô tả được thực hiện bằng cách so
sánh nhận thức, thực hành về phòng ngừa và
điều trị sớm các bệnh về mắt và số trường hợp
loét giác mạc mới của dân số can thiệp trước và
sau can thiệp. Sử dụng kiểm nghiệm Chi-square,
McNemar.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu có sự tham gia của 424 người
dân trong đợt khảo sát trước can thiệp, tuy nhiên
số lượng được đánh giá sau can thiệp là 343
người. 80 người không liên lạc được vì vắng mặt
ở địa phương trong thời gian đánh giá sau can
thiệp và 01 trường hợp tử vong.
Đặc tính chung của mẫu nghi ên cứu
Bảng 1: Đặc tính của mẫu nghi ên cứu (n = 343)
Đặc tính Tần số (%)
Giới
Nam 69 (20,1)
Nữ 274 (79,9)
Độ tuổi (năm)
≤ 30 53 (15,5)
31-50 172 (50,1)
> 50 118 (34,4)
Dân tộc
Khmer 318 (92,7)
Hoa 20 (5,8)
Kinh 5 (1,5)
Trình độ giáo
dục
Không biết chữ 129 (37,6)
Tiểu học 126 (36,7)
Trung học cơ sở 74 (21,6)
Trung học phổ thông 14 (4,1)
Nơi cư trú
Phường 2 82 (23,9)
Vĩnh Hải 95 (27,7)
Lạc Hoà 74 (21,6)
Vĩnh Phước 92 (26,8)
Tổng thành viên gia đình 5 ± 2
Tổng thành viên gia đình tham gia
trồng hành tím
3 ± 1
Thu nhập trung bình hằng tháng
(VND)
4,200,000 ± 3,800,000
Số năm làm hành tím trung bình 16 ± 11
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 498
Trong nghiên cứu này, nữ giới cao gấp bốn
lần so với nam, một nửa số người tham gia ở độ
tuổi từ 31 đến 50.
Hầu hết tất cả những người tham gia là
Khmer (92,7%).
Tỷ lệ người dân có trình độ từ tiểu học trở
xuống chiếm hơn 70%.
Tỷ lệ người dân tham gia vào nghiên cứu
phân bố tương đối đồng đều tại 04 xã nghiên
cứu. Trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 5
thành viên, trong đó 3 thành tham gia hoạt động
canh tác hành tím. Đối với mỗi người dân canh
tác hành tím, trung bình số năm làm việc là 16
năm và thu nhập trung bình thu nhập hàng
tháng của người tham gia trồng hành là khoảng
4,2 triệu đồng (Bảng 1).
Canh tác hành tím trải qua nhiều công đoạn,
trong đó cắt và thu hoạch là các hoạt động mà
hầu hết mọi người tham gia (lần lượt là 90,1% và
85,7%). Bên cạnh đó là hoạt động trồng và sấy
khô với tỷ lệ tương ứng là 77,6% và 75,5%. Mùa
hành chính là thời gian mà hầu hết mọi người
đều tham gia canh tác (81,6%) (Bảng 2).
Bảng 2: Các hoạt động trong canh tác hành tím mà
những người dân tham gia
Đặc tính n (%)
Hoạt động canh tác
hành tím
Trồng hành 266 (77,6)
Tưới nước 224 (65,3)
Bón phân 161 (46,9)
Phun thuốc 144 (42,0)
Thu hoạch 294 (85,7)
Cắt hành 309 (90,1)
Phơi hành 259 (75,5)
Vận chuyển 185 (53,9)
Lưu trữ 156 (45,5)
Mùa hành tham gia Chính 280 (81,6)
Phụ 172 (50,2)
Hành giống 221 (64,4)
Nhận thức về nguyên nhân và hậu quả của
chấn thương mắt
Sau can thiệp, nhận thức của những người
tham gia về nguyên nhân và hậu quả của chấn
thương mắt đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ
tăng từ 13% đến 30%. Ngoài ra, sau khi can
thiệp, hầu hết những người tham gia đã cho
thấy sự hiểu biết của họ rằng đeo kính bảo hộ
có thể là một cách phòng ngừa chấn thương
mắt (Bảng 3).
Bảng 3: Nhận thức về nguyên nhân và hậu quả của chấn thương mắt trước và sau can thiệp (n = 343)
Đặc điểm Trước n (%) Sau n (%) p
Nguyên nhân gây
chấn thương mắt
Do lá hay cành cây va quẹt 273 (79,6) 333 (97,1) <0,001
Do bụi, côn trùng bay vào 294 (85,7) 336 (98,0) <0,001
Do hoá chất 281 (81,9) 332 (96,8) <0,001
Sử dụng thuốc không theo hướng dẫn sử dụng 145 (42,3) 235 (68,5) <0,001
Hậu quả của điều trị
không thích hợp
Giảm thị lực 289 (84,3) 333 (97,1) <0,001
Mù 203 (59,2) 310 (90,4) <0,001
Biết tổn thương mắt có thể phòng ngừa được 138 (40,2) 298 (86,9) <0,001
Biết mang kính sẽ giúp bảo vệ mắt 274 (79,9) 335 (97,7) <0,001
Thói quen đeo kính bảo hộ
Người dân trồng hành tím trong nghiên cứu
này đã có một sự thay đổi trong thực hành đeo
kính bảo hộ. Trong đó, người dân tham gia vào
cắt hành mang kính nhiều nhất (85,1%) sau thu
hoạch. Lý do phổ biến chống lại nông dân không
đeo kính bảo hộ là cảm thấy không thoải mái
(Bảng 4).
Thực hành liên quan đến các vấn đề khi mắt
bị kích thích
Về thực hành tốt khi mắt tiếp xúc với các
dị vật, phần lớn trong số người dân đã tăng
đáng kể sau can thiệp (78,4%) đã báo cáo việc
rửa mắt bằng nước sạch (Bảng 5).
Tỷ lệ này tăng hơn 25% so với trước can
thiệp (52,1%). Sau can thiệp đã giúp gia tăng
đáng kể tỷ lệ người dân đến cơ sở y tế để được
thăm khám (tăng từ 29,5% lên 64,4%) và thời
gian đến cơ sở y tế sớm hơn (trong vòng 1–2
ngày từ 41,1% lên 63,8%) (Bảng 5).
Loét giác mạc hoặc mù mắt của người tham gia
Bảng 6 cho thấy tỷ lệ người tham gia đã được
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 499
kiểm tra/điều trị các vấn đề về mắt là 17,2%, tỷ lệ
này tăng lên 1,5 lần sau can thiệp (21,28%, p
<0,001). Hiệu quả can thiệp đã giúp cho số lượng
trường hợp sẹo giác mạc không gia tăng, hạn chế
tình trạng VLGM mới (0% sau can thiệp) và điều
trị ổn định cho những trường hợp mắt có vấn đề
trước khi can thiệp (70,9% tăng lên 90,4%).
Bảng 4: Thói quen đeo kính bảo hộ trong các công việc liên quan đến trồng hành tím
Đặc điểm
Trước
n (%)
Sau
n (%)
p
Đeo kính bảo hộ khi làm việc với
hành tím
Có 51 (14,9) 160 (46,7) <0,001
Thỉnh thoảng 85 (24,8) 140 (40,8)
Không 207 (60,3) 43 (12,5)
Mang kính bảo hộ trong các công
đoạn
Trồng hành 18 (6,8) 59 (22,2) <0,001
Tưới nước 13 (5,8) 35 (15,6) <0,001
Bón phân 15 (9,3) 25 (15,5) 0,04
Phun thuốc 43 (29,9) 70 (48,6) <0,001
Thu hoạch 64 (21,8) 169 (57,5) <0,001
Cắt hành 117 (37,9) 263 (85,1) <0,001
Phơi hành 38 (14,7) 106 (40,9) <0,001
Vận chuyển 22 (11,9) 47 (25,4) <0,001
Lưu trữ 32 (20,5) 54 (34,6) <0,001
Lý do không mang
Cảm giác không thoải mái 124 (59,9) 41 (93,2) 0,002
Giảm năng suất 18 (8,7) 2 (4,6) 0,13
Không biết chỗ mua 33 (15,9) 1 (2,3) 0,50
Bảng 5: Thực hành trong khi mắt tiếp xúc với vật lạ
Đặc điểm
Trước
n (%)
Sau
n (%)
p
Xử lý ban đầu khi mắt tiếp xúc
với dị vật (cát, bụi, vảy hành)
Nháy/rửa trong nước sạch 178 (52,1) 269 (78,4) <0,001
Dụi trong áo/khăn 264 (77,2) 209 (60,9) <0,001
Dụi bằng tay 168 (49,1) 128 (37,3) <0,001
Xử ký tiếp theo nếu xử lý ban
đầu chưa mang lại hiệu quả
Đi ngay bệnh viện 101 (29,5) 221 (64,4) <0,001
Tự mua thuốc 210 (61,2) 110 (32,1)
Tìm thấy thuốc đông y 8 (2,3) 0 (0,0)
Tự đắp lá thuốc 4 (1,2) 4 (1,2)
Không làm gì 20 (5,8) 8 (2,3)
Thời gian đến cơ sở y tế kể từ
khi mắt có vấn đề
1-2 ngày 141 (41,1) 219 (63,8) <0,001
3-4 ngày 70 (20,4) 67 (19,5)
> 5 ngày 84 (24,2) 29 (8,5)
Không đi 49 (14,3) 28 (8,2)
Bảng 6: Tiền sử chấn thương mắt và tình trạng mắt của người tham gia trước và sau can thiệp
Tình trạng mắt Trước n (%) Sau n (%) p
Đã từng khám/điều trị về mắt 59 (17,2) 73 (21,28)
Sẹo giác mạc (trái/phải) 33 (9,6) 33 (9,6)
Viêm loét giác mạc (trái/phải) 67 (19,5) 0 (0) <0,001
Bình thường không có tổn thương 247 (70,9) 310 (90,4)
BÀN LUẬN
Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng ngừa
và điều trị sớm các bệnh về mắt
Can thiệp truyền thông được thực hiện
thông qua phát thanh bằng cả tiếng Khmer và
tiếng Việt, quảng bá bằng cách giáo dục, thăm
hộ gia đình và cung cấp tờ rơi. Chỉ sau sáu tháng
can thiệp, nhận thức của cộng đồng về phòng
ngừa và điều trị sớm các bệnh về mắt đã tăng lên
đáng kể.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 500
Phần lớn những người tham gia có nhận
thức tốt hơn về các lý do liên quan đến chấn
thương dẫn đến các vấn đề về mắt (như lá lúa,
bụi, côn trùng, hóa học). Tỷ lệ người tham gia
biết nguy cơ sử dụng thuốc mà không có hướng
dẫn của nhân viên y tế cũng là tăng đáng kể sau
can thiệp. Mặc dù tỷ lệ nông dân trồng hành tím
có nhận thức về việc sử dụng thuốc về mắt theo
hướng dẫn sử dụng tăng mạnh từ 40% lên gần
70% sau can thiệp, nhưng chỉ 2/3 trong số những
người tham gia này hiểu được tầm quan trọng
của việc sử dụng đúng thuốc và thích hợp cho
mắt chấn thương. Sự sẵn có và chăm sóc mắt
đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc
ngăn ngừa hậu quả xấu do chấn thương mắt
như viêm loét giác mạc hoặc thậm chí mù lòa.
Một số nghiên cứu nhấn mạnh tác động tiêu cực
của việc sử dụng thuốc mắt truyền thống mà
không có hướng dẫn của nhân viên y tế về loét
giác mạc(5,6). Một nghiên cứu kiểm soát 39 bệnh
nhân liên tục bị bệnh về mắt ở Châu Phi đã báo
cáo mối liên quan đáng kể giữa loét giác mạc và
sử dụng thuốc mắt truyền thống phổ biến nhất ở
các nước này(9). Lewallen và Courtright báo cáo
rằng khoảng 60% bệnh nhân bị loét giác mạc đã
sử dụng phương pháp dân gian so với 40%
những người không sử dụng thuốc mắt truyền
thống(5). Việc sử dụng các loại thuốc dân gian là
nguyên nhân gây mù do sẹo giác mạc cũng được
chứng minh ở Tanzania(6). Do đó, việc sử dụng
các phương pháp chữa trị truyền thống có thể
làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương của
mắt, dẫn đến loét giác mạc và có thể mù lòa.
Nghiên cứu này cho thấy khoảng hai phần ba số
người tham gia có nhận thức về vấn đề này. Vì
vậy, các hoạt động can thiệp để tăng sự hiểu biết
của nông dân về phương pháp chăm sóc mắt
thích hợp trong nghiên cứu này là rất thiết yếu.
Tăng cường thực hành đúng cách về phòng
ngừa và điều trị sớm các bệnh về mắt
Kết hợp với các can thiệp truyền thông, mỗi
người tham gia được tiến hành kiểm tra trực tiếp
và cung cấp kính bảo hộ. Khóa đào tạo điều trị
các vấn đề liên quan đến mắt cũng được thực
hiện cho cán bộ y tế tại trung tâm y tế
phường/xã. Sau 6 tháng can thiệp, tỷ lệ thực
hành phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh về
mắt đã tăng lên đáng kể.
Gần như tất cả những người tham gia
nghiên cứu này đều biết tầm quan trọng của việc
đeo kính bảo hộ trong việc ngăn ngừa chấn
thương mắt; tuy nhiên việc chuyển từ nhận thức
sang thực tiễn vẫn còn khác nhau và khó khăn.
Tại buổi can thiệp trước, tỷ lệ người được phỏng
vấn đeo kính bảo hộ thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này
vẫn cao hơn so với một nghiên cứu ở những
người nông dân Latino (15% so với 8,3%)(8). Điều
này có thể là do sự hỗ trợ của các tổ chức/cá
nhân đã cung cấp kính bảo hộ cho nông dân
trong những năm gần đây. Sau can thiệp, những
người được phỏng vấn trong nghiên cứu này
cho biết đeo kính bảo hộ trong quá trình trồng
hành tím đã tăng lên đáng kể. Một trong những
lý do chính khiến người tham gia không đeo
kính bảo hộ là cảm thấy không thoải mái khi làm
việc. Việc điều trị bằng kháng sinh và kháng
nấm trong điều trị viêm giác mạc do vi khuẩn ở
nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam tương đối tốn kém(9). Do đó, phòng ngừa là
giải pháp y tế công cộng cho vấn đề hiếu sự sẵn
có của thuốc. Phương pháp phòng ngừa hiệu
quả nhất về chi phí là đeo kính bảo hộ để tránh
tổn thương mắt.
Tỷ lệ sơ cứu thích hợp cho chấn thương mắt
sau can thiệp cao hơn đáng kể so với trước can
thiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia không
được sơ cứu đúng cách vẫn còn cao (Bảng 5). Các
triệu chứng của tổn thương mắt là đau, có thể
chảy nước và có thể bị mờ mắt. Điều này dẫn
đến các bệnh nhân tìm kiếm sự chăm sóc không
hợp lý từ các phương pháp truyền thống hoặc
các cửa hàng bán thuốc địa phương. Quá trình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 501
này trì hoãn bệnh nhân được điều trị từ cơ sở y
tế. Việc điều trị sai và trì hoãn có thể góp phần
gây ra sẹo giác mạc và mất thị giác so với
nguyên nhân ban đầu. Do đó, vấn đề thúc đẩy
truyền thông về nhận thức đúng đắn và thực
hành phòng ngừa chấn thương mắt và hậu quả
của chúng là cần thiết cho cộng đồng.
Giảm số ca mắc viêm loét giác mạc mới ở nhóm
can thiệp trực tiếp và các phường can thiệp
Sự can thiệp cho thấy đã có tác động tích cực
đến người dân được can thiệp. Người nông dân
trồng hành đã có hành vi xử trí đúng khi họ gặp
các vấn đề về mắt cũng như tìm thấy nơi chữa trị
thích hợp. Vì vậy, tình trạng mắt bị tổn thương
đã trở nên khoẻ mạnh và không gây ảnh hưởng
xấu. Số lượng người dân được kiểm tra và điều
trị tăng sau khi can thiệp cho thấy các vấn đề về
mắt đã được can thiệp kịp thời, các trường hợp
loét giác mạc giảm và không có người tham gia
mới nào bị sẹo giác mạc sau can thiệp.
Tuy nhiên, việc thiếu quần thể so sánh khiến
cho kết luận về hiệu quả của can thiệp trong việc
giảm các trường hợp mới là còn hạn chế. Kết quả
có thể giải thích của không có trường hợp mới là
do sự gia tăng đáng kể nhận thức đúng đắn và
thực hành phòng ngừa chấn thương mắt và hậu
quả của chúng. Bên cạnh đó, điều này có thể là
do sự thay đổi của môi trường tự nhiên.
Việc can thiệp cũng gặp một số khó khăn
như người tham gia có trình độ học vấn thấp, sử
dụng tiếng Khmer dẫn đến cản trở cho hiệu quả
của can thiệp giao tiếp, đặc biệt là khi đọc tờ rơi.
Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ của đài phát thanh chỉ
khoảng 70% dân số, vẫn còn một tỷ lệ nhất định
người dân chưa tiếp cận được với truyền thông.
Để nâng cao hiệu quả can thiệp truyền thông,
các đoàn thể như hiệp hội phụ nữ, hội nông dân,
đoàn thanh niên cần được huy động để liên lạc
tại các cuộc họp.
KẾT LUẬN
Sau 6 tháng can thiệp, nhận thức của người
dân về phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh về
mắt đã tăng lên đáng kể đạt trên 90%. Phần lớn
những người tham gia có nhận thức về các lý do
liên quan đến chấn thương dẫn đến các vấn đề
về mắt (như lá lúa, bụi, côn trùng, hóa học) tăng
cao. Tỷ lệ người tham gia biết nguy cơ sử dụng
thuốc mà không có hướng dẫn của nhân viên y
tế cũng là tăng đáng kể sau can thiệp. Chương
trình can thiệp cũng đã giúp cộng đồng hạn chế
các trường hợp mắc mới các vấn đề về mắt, tăng
tỷ lệ điều trị kịp thời và giảm VLGM, sẹo giác
mạc. Bên cạnh đó các cơ sở y tế cũng đã được
tăng cường năng lực và qua đó điều trị tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng cường các
hoạt động can thiệp để gia tăng sự hiểu biết của
người dân về phương pháp chăm sóc mắt thích
hợp trong nghiên cứu này là rất quan trọng.
Những nghiên cứu sâu về môi trường lao động
của người dân canh tác hành tím có thể giúp cho
việc đánh giá nguy cơ mắt các bệnh về mắt được
cụ thể hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chirambo MC, Tielsch JM, West KP, Jr., Katz J, Tizazu T,
Schwab L, et al (1986). Blindness and visual impairment in
southern Malawi. Bulletin of the World Health Organization;
64(4):567-72.
2. Courtright P, Lewallen S, Kanjaloti S, Divala DJ (1994).
Traditional eye medicine use among patients with corneal
disease in rural Malawi. British Journal of Ophthalmology,
78(11):810-2.
3. Đỗ Thị Lan Hương, Ngô Thị Vân Hương, Lê Vinh (2016). Mù
mắt ở người dân huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2006:
Thực trạng và các yếu tố liên quan. Y học Tp Hồ Chí Minh,
10(4):39-48.
4. Institute of Public Health-Ho Chi Minh City (2015).
Epidemiological study of corneal lesions in Vinh Chau town,
Soc Trang province. Institute of Public Health, pp.6-7.
5. Lewallen S, Courtright P (1995). Peripheral corneal ulcers
associated with use of African traditional eye medicines. The
British Journal of Ophthalmology, 79(4):343-6.
6. Rapoza PA, West SK, Katala SJ, Taylor HR (1991). Prevalence
and causes of vision loss in central Tanzania. International
Ophthalmology, 15(2):123-9.
7. Upadhyay MP, Karmacharya PC, Koirala S, Shah DN, Shakya S,
Shrestha JK, et al (2001). The Bhaktapur eye study: ocular
trauma and antibiotic prophylaxis for the prevention of corneal
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 502
ulceration in Nepal. The British Journal of Ophthalmology,
85(4):388-92.
8. Verma A, Schulz MR, Quandt SA, Robinson EN, Grzywacz JG,
Chen H, et al (2011). Eye health and safety among Latino
farmworkers. Journal of Agromedicine, 16(2):143-52.
9. Whitcher JP, Srinivasan M, Upadhyay MP (2001). Corneal
blindness: a global perspective. Bulletin of the World Health
Organization, 79(3):214-21.
10. Yorston D, Foster A. Traditional eye medicines and corneal
ulceration in Tanzania (1994). Journal of Tropical Medicine and
Hygiene, 97(4):211-4.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- can_thiep_dua_vao_cong_dong_tang_cuong_hieu_biet_cua_cong_do.pdf