Cân nặng sơ sinh của trẻ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Cân nặng sơ sinh của trẻ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 377 CÂN NẶNG SƠ SINH CỦA TRẺ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thu Trinh*, Nguyễn Thị Hoàng Phụng**, Lê Thị Ngọc**, Huỳnh Giao** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cân nặng sơ sinh (CNSS) là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. So với trẻ có cân nặng bình thường, trẻ sơ sinh nhẹ cân (TSSNC) hoặc trẻ sơ sinh quá cân (TSSQC) được ghi nhận có bất lợi chu sinh và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khi trưởng thành. Mục tiêu: Xác định CNSS trung bình, tỷ lệ TSSNC, tỷ lệ TSSQC, và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn TP.HCM năm 2016. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả, với 230 số liệu cân nặng được thu thập từ hồ sơ bệnh án sơ sinh, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi các yếu tố liên quan. Kết quả: 230 trẻ sơ sinh tại bệnh viện có CNSS trung bình là ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cân nặng sơ sinh của trẻ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 377 CÂN NẶNG SƠ SINH CỦA TRẺ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thu Trinh*, Nguyễn Thị Hoàng Phụng**, Lê Thị Ngọc**, Huỳnh Giao** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cân nặng sơ sinh (CNSS) là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. So với trẻ có cân nặng bình thường, trẻ sơ sinh nhẹ cân (TSSNC) hoặc trẻ sơ sinh quá cân (TSSQC) được ghi nhận có bất lợi chu sinh và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khi trưởng thành. Mục tiêu: Xác định CNSS trung bình, tỷ lệ TSSNC, tỷ lệ TSSQC, và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn TP.HCM năm 2016. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả, với 230 số liệu cân nặng được thu thập từ hồ sơ bệnh án sơ sinh, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi các yếu tố liên quan. Kết quả: 230 trẻ sơ sinh tại bệnh viện có CNSS trung bình là 3117,4 ± 441,9 gam, với 6,5% trẻ nhẹ cân, và 2,2% trẻ quá cân. Các yếu tố có liên quan đến TSSNC bao gồm học vấn của mẹ (p=0,025), cân nặng mẹ trước mang thai (p=0,043) và tăng cân trong thai kỳ (p=0,037) với p<0,05. Đối với TSSQC, chỉ có tiền sử sinh con quá cân có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,008). CNSS của trẻ có mối liên quan với chỉ số khối cơ thể (CSKCT) của mẹ trước mang thai (p=0,004), cân nặng của mẹ trước khi mang thai (p=0,002), và tăng cân trong thai kỳ (p<0,001), thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, mẹ có đái tháo đường (ĐTĐ) trước hoặc trong lúc mang thai ( p<0,05). Mô hình tiên lượng CNSS của trẻ được tính là -4908,3 + 179,2 x tuổi thai + 12,5 x cân nặng trước mang thai + 31,5 x tăng cân trong thai kỳ + 538,2 x tiền sử sinh quá cân. Mô hình này giải thích được 39,1% sự thay đổi của CNSS. Kết luận: Cân nặng của phụ nữ trước khi mang thai, sự tăng cân trong thai kỳ, tiền sử sinh con quá cân và tuổi thai là các yếu tố quan trọng dự báo cân nặng sơ sinh của trẻ. Từ khóa: cân nặng sơ sinh, trẻ sơ sinh nhẹ cân, quá cân. ABSTRACT BIRTHWEIGHT AND RELATED FACTORS AT HOC MON DISTRICT HOSPITAL, HO CHI MINH Nguyen Thu Trinh, Nguyen Thi Hoang Phung, Le Thi Ngoc, Huynh Giao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 376 - 383 Background: Birth weight is one of important indicators of maternal and infant health. Infants with low birth weight or macrosomia are more likely having health issues during neonatal period and in the future. Objectives: To examine the birth weight (mean, low birth weight, macrosomia) and related factors at Hoc Mon District Hospital, Ho Chi Minh City, 2016 Methods: In this Cross-sectional study was used, 230 birth weight from medical records were used together with interviewed related factors using a constructed questionnaire. Results: 6.5% of newborn had low birth weight, and 2.2% classified as macrosomia, with mean weight was 3117.4 ± 441.9 grams. Factors associated with low birth weight were maternal education (p=0.025), * BV Đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai, ** Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thu Trinh ĐT: 01656049048 Email: nguyentrinh_0612@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 378 mother weight before pregnancy (p=0.043) and weight gain during pregnancy (p=0.037). Macrosomia was associated with mother had macrosomia in previous pregnancies (p<0.05). Birth weight was found had association pre pregnancy body mass index (p=0.004), pre pregnancy weight (p=0.002), and gestational weight gain (p<0.001) mothers exposed to tobacco smoke, and diabetes status of mothers (p<0.05). The logistic regression model to predict birth weight was (179.2 x gestational age) + (12.5 x pre pregnancy weight) + (31.5 x gestational weight gain) + (538.2 x maternal history of macrosomia) – 4908.3. This model explained 39.1% the change of birth weight. Conclusion: Pre pregnancy weight, gestational weight gain, gestational age and history of macrosomia in previous pregnancy were important factors to be focused to prevent abnormal birth weight infants. Keywords: birth weight, low birth weight, macrosomia. ĐẶT VẤN ĐỀ Cân nặng sơ sinh (CNSS) là một trong những chỉ số giúp đánh giá sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh(25). Trẻ có cân năng sơ sinh thấp (<2,500 gam) hoặc quá cân (>4,000 gam) là những trẻ cần được lưu ý vì có thể gặp nhiều bất lợi chu sinh và khó phát triển mạnh khỏe sau này(5). Trẻ sơ sinh nhẹ cân (TSSNC) là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp tử vong chu sinh, đặc biệt trong tháng đầu tiên sau sinh(10). TSSNC còn là nguyên nhân gây ra những khiếm khuyết phát triển thần kinh (6-10%) và gây ra các vấn đề mãn tính như thiếu máu cơ tim, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, mất trí nhớ, và viêm khớp(3). Theo báo cáo năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 131,4 triệu trẻ sơ sinh trên toàn cầu, trong đó có 20,6 triệu TSSNC, tỷ lệ trong khoảng 4%-16%, với 96,5% số TSSNC tập trung ở các nước đang phát triển(27). Số liệu về trẻ sơ sinh quá cân được báo cáo vào khoảng 4-16% trên thế giới(26). Theo UNICEF, năm 2014 ở Việt Nam tỷ lệ TSSNC là 5%(21). Số liệu thống kê Việt Nam năm 2011 cũng cho biết tỷ lệ TSSNC trên toàn quốc là 5,1% và 5,5% tại khu vực Đông Nam Bộ(18). Khác với trẻ nhẹ cân, TSSQC không phải là nguyên nhân chính gây ra chết chu sinh(6) nhưng có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ trong quá trình sinh, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Cụ thể là trẻ sơ sinh quá cân đa phần được sinh mổ, sinh khó, ngạt thai nhi, mẹ bị rách đường sinh dục, hạ đường huyết sơ sinh, có thời gian nằm viện sau sinh dài hơn(15). Mẹ có con quá cân trên 4.500 gam có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao(24). Về lâu dài, TSSQC khi trưởng thành dễ bị kháng insulin, béo phì, đái tháo đường, mắc bệnh tim mạch sớm(7) hoặc có nguy cơ mắc các bệnh ung thư: máu, vú, tuyến tiền liệt, ruột kết(2). Tuy nhiên, số liệu về trẻ sơ sinh quá cân tại Việt Nam chỉ tìm thấy trong báo cáo năm 2012 trên nhóm thai phụ có đái tháo đường thai kỳ với tỷ lệ là 3,3%(13). Từ những tổng quan trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Cân nặng sơ sinh của trẻ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn TP.HCM năm 2016” để xác định cân nặng trung bình, tỷ lệ TSSNC, tỷ lệ TSSQC và các yếu tố liên quan. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với thiết kế cắt ngang mô tả, sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ, và ước lượng một trung bình, với tỷ lệ TSSNC 17% theo nghiên cứu năm 2012 tại Khánh Hòa(9), và tỷ lệ TSSQC 9% theo nghiên cứu năm 2012 tại Iran, cùng với cân nặng trung bình ước tính theo nghiên cứu năm 2009 tại Phú Thọ với độ lệch trọng lượng trẻ sơ sinh là 385 gam(8). Cỡ mẫu cần thiết là 216, 126 và 228 sản phụ để thỏa các mục tiêu nghiên cứu. Hai trăm ba mươi bà mẹ sau sinh tại khoa Sản bệnh viện Hóc Môn được phỏng vấn với tiêu chí thai đơn, trẻ không sinh ra do thụ tinh nhân tạo, sản phụ sinh con đủ tuổi thai (37 đến 40 tuần), có đủ khả năng giao tiếp và trả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 379 lời bộ câu hỏi. Các thông tin như cân nặng sơ sinh của trẻ, chỉ số nhân trắc của mẹ, tăng cân thai kỳ, tiền sử sản khoa, và tình trạng sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai được trích xuất từ hồ sơ bệnh án. Các thông tin còn lại về đặc điểm dân số văn hóa xã hội được điều tra viên phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn. Thông tin thu thập được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm R version 3.3.1. Thống kê mô tả tần số, tỷ lệ, trung bình và độ lệch chuẩn. Thống kê phân tích sử dụng kiểm định chi bình phương, kiểm định Fisher, để kiểm tra mối liên quan giữa TSSNC, TSSQC với các biến độc lập là biến nhị giá. Đối với CNSS trung bình (kiểm tra phân phối), dùng phép kiểm T-Test để kiểm tra mối liên quan với các biến độc lập nhị giá nếu CNSS là phân phối bình thường, phân phối lệch dùng Wilcoxom ranksum test. Đối với biến độc lập là danh định hoặc thứ tự dùng kiểm định ANOVA một chiều nếu CNSS phân phối bình thường nếu phân phối lệch dùng Kruskal-Wallis. Phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để xây dựng mô hình đa biến các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến CNSS. KẾT QUẢ CNSSTB của trẻ là 3117,4 ± 441,9 gam. Cân nặng thấp nhất là 2.000 gam và lớn nhất là 4.400 gam. Trong số 230 trẻ thu thập trong mẫu nghiên cứu (55,7% trẻ nam và 44,3% trẻ nữ) có đến 6,5% TSSNC và 2,2% trẻ TSSQC. Bảng 1: Mối liên quan giữa trẻ sơ sinh nhẹ cân, quá cân với đặc tính mẫu Mẹ đạt trình độ THCS có tỷ lệ nhẹ cân cao gấp 4,49 lần so với mẹ đạt trình độ từ và trên THPT (p=0,025). Cân nặng trước mang thai của mẹ <40kg có tỷ lệ sinh con nhẹ cân cao gấp 4,17 lần so với ≥40kg (p=0,043). Mẹ tăng cân trong thai kỳ <9kg tỷ lệ sinh con nhẹ cân cao gấp 9,33 lần tăng cân ≥16kg (p=0,037). Tỷ lệ sinh con quá cân cao gấp 21,24 lần ở các mẹ có tiền sử sinh con quá cân (p=0,008). Bà mẹ cân nặng trước khi mang thai <40kg sinh con nhẹ hơn 277,8g so với bà mẹ cân nặng trước khi mang thai ≥40kg (p=0,004). So với bà mẹ BMI từ 18,5-22,9 bà mẹ có BMI trước khi mang thai <18,5 sinh con nhẹ cân hơn 205g và bà mẹ BMI trước khi mang thai ≥23 sinh con nặng hơn 49g, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,004. So với bà mẹ tăng 9-15kg trong thai kỳ, bà mẹ tăng cân < 9kg sinh con nhẹ hơn 172g, bà mẹ tăng cân ≥ 16kg sinh con nặng hơn 300g (p<0,001). Bà mẹ tiếp xúc với khói thuốc lá sinh con nhẹ cân hơn 125,2g so với bà mẹ không tiếp xúc khói thuốc (p=0,033). Đặc điểm Nhẹ cân (<2500) n=15 Quá cân (>4000) n=5 n (%) p PR (KTC 95%) n (%) p PR (KTC 95%) Trình độ học vấn của mẹ ≥THPT 2 (2,2) 1 3 (2,2) 1,04 (0,18-6,09) ≤THCS 13 (9,6) 0,025 4,49 (1,04-19,45) 2 (2,1) 1,000* 1 Cân nặng trước mang thai (kg) ≥40 12 (5,5) 1 5 (2,4) 1,000* <40 3 (23,1) 0,043* 4,17 (1,34-12,98) 0(0,0) Tăng cân trong thai kỳ (kg) ≥16 1 (1,6) 1 4 (6,3) 1 <9 7 (14,6) 0,037 9,33 (1,15-75,86) 0 (0,0) 0,991 9-15 7 (5,9) 0,212 3,80 (0,47-30,86) 1 (0,9) 0,074 0,14 (0,01-1,21) Tiền sử sinh con nặng cân Có 0 (0,0) 1,000* 2 (28,6) 0,008* 21,24 (4,19-107,68) Không 15 (6,7) 3 (1,4) 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 380 Bảng 2: Mối liên quan giữa cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh với đặc tính mẫu Đặc điểm CNSSTB ± ĐLC (gam) p Nhóm cân nặng trước mang thai (kg) <40 kg 2846,2± 119,5 0,022 ≥40 kg 3133.6 ± 29,7 Nhóm BMI trước mang thai (kg/m2) <18,5 kg/m2 2953 ± 381 0,004 18,5-22,9 kg/m2 3158 ± 433 ≥23 kg/m2 3207 ± 488 Nhóm tăng cân trong thai kỳ (kg) <9 kg 2898 ± 389 <0,001 9-15 kg 3070 ± 402 ≥16 kg 3370 ± 437 Tiếp xúc với khói thuốc lá Có 3062,4 ± 39,0 0,033 Không 3187,6 ± 43,0 ĐTĐ trước mang thai Có 3800* 0,028 Không 3111,4 ± 29,1 ĐTĐ thai kỳ Có 3264,5 ± 73,6 0,046 Không 3094,5 ± 31,4 Tiền sử sinh nặng cân Có 4190 ± 67,8 <0,001 Không 3093,6 ± 27,7 Mẹ có ĐTĐ trước khi mang thai sinh con nặng hơn 688,6g so với mẹ không ĐTĐ trước khi mang thai (p=0,028). Mẹ ĐTĐ thai kỳ sinh con nặng hơn 170g so với mẹ không ĐTĐ thai kỳ (p=0,046). Mẹ có tiền sử sinh nặng cân sinh con nặng hơn 718,8g mẹ không có tiền sử sinh nặng cân (p<0,001). Bảng 3: Tương quan giữa CNSS với các biến tiên lượng là biến định lượng Yếu tố liên quan Hệ số tương quan r p Tuổi mẹ 0,06 0,360 Số con hiện có 0,09 0,160 Cân nặng trước mang thai (kg) 0,25 <0,001 Chiều cao (m) 0,22 <0,001 Tăng cân trong thai kỳ (kg) 0,42 <0,001 BMI trước khi mang thai (kg/m2) 0,17 0,010 Tuổi thai 0,40 < 0,001 Các yếu tố cân nặng trước mang thai, tăng cân trong thai kỳ, BMI trước khi mang thai, tuổi thai có mối tương quan yếu đến trung bình với CNSS. Nhìn chung các yếu tố tương quan tuyến tính thuận với CNSS trong đó mạnh nhất là tăng cân trong thai kỳ và tuổi thai hệ số tương quan lần lượt là 0,42 và 0,40 (p<0,001). Tuy nhiên, mức độ tương quan như vậy là ở mức trung bình thấp. Bảng 4: Mô hình đa biến được lựa chọn qua phương pháp BMA Mô hình Phương trình Số biến R 2 BIC Post prob 1 CNSS = -4908,3 + 179,2 x tuổi thai + 12,5 x cân nặng trước mang thai + 31,5 tăng cân trong thai kỳ + 538,2 x tiền sử sinh quá cân 4 0,391 -92,36 0,632 2 CNSS= -4874,7 + 179,6 x tuổi thai + 11,5 x cân nặng trước mang thai + 31,2 x tăng cân trong thai kỳ + 454,7 x ĐTĐ trước mang thai + 544,7 x tiền sử sinh quá cân 5 0,400 -90,26 0,222 3 CNSS= -4816,5 + 177,9 x tuổi thai + 12,4 x cân nặng trước mang thai+31,1 x tăng cân trong thai kỳ - 53,5 x mẹ hút thuốc lá + 525,0 x tiền sử sinh quá cân 5 0,395 -88,27 0,082 4 CNSS= -4903,6 + 179,7 x tuổi thai + 11,9 x cân nặng trước mang thai + 31,3 x tăng cân trong thai kỳ + 64,7 ĐTĐ thai kỳ + 529,4 x tiền sử sinh quá cân 5 0,393 -87,81 0,065 CNSS= -4908,3 + 179,2 tuổi thai + 12,5 x cân nặng trước mang thai + 31,5 x tăng cân trong thai kỳ + 538,2 x tiền sử sinh quá cân. Trong 4 mô hình được đưa ra, chọn mô hình tối ưu có 4 biến. Mô hình này có các thông số R2=0,391, BIC=-92,36 và Post Prob=0,632. Mô hình này thỏa tiêu chuẩn có ít biến, R2 cao, BIC thấp và Post Prob cao. Mô hình chọn cho thấy CNSS phụ thuộc vào tuổi thai, cân nặng trước khi mang thai của mẹ, tăng cân trong thai kỳ, và tiền sử sinh quá cân, 4 biến này giải thích được 39,1% sự thay đổi của CNSS. Khi thêm biến thứ 5 vào mô hình, trong cả 3 trường hợp, mô hình lý giải tăng thêm sự thay đổi của CNSS nhưng đều ít hơn 1%, và Post Prob Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 381 của 3 mô hình sau đều thấp dưới 0,23. Post Prob của mô hình chọn bằng 0,632 nghĩa là tần số xuất hiện của mô hình này là 63,2%. Cho thấy một thai phụ bình thường khi sinh con thì CNSS của trẻ sẽ có 63,2% rơi vào mô hình. Bảng 5: Ước tính mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tiên lượng Yếu tố liên quan Thứ hạng lmg Tuổi thai 1 0,138 Tăng cân trong thai kỳ 2 0,130 Tiền sử sinh quá cân 3 0,057 Cân nặng trước mang thai 4 0,048 ĐTĐ trước mang thai 5 0,013 Hút thuốc lá thụ động của mẹ 6 0,010 ĐTĐ thai kỳ 7 0,008 Có 2 biến ảnh hưởng nhiều hơn đến CNSS là tuổi thai với lmg=0,138 (13,8%) và tăng cân trong thai kỳ với lmg=0,130 (13,0%). Các biến còn lại (Tiền sử sinh quá cân, cân nặng trước mang thai, ĐTĐ trước mang thai, hút thuốc lá thụ động của mẹ, ĐTĐ thai kỳ) đều ít ảnh hưởng đến tăng cân với các thông số lmg đều <0,06. BÀN LUẬN Kết quả tỷ lệ TSSNC trong nghiên cứu là 6,5%. Kết quả này tương đương với các nghiên cứu trong nước như tại khu vực Đông Nam Bộ, năm 2010 với tỷ lệ TSSNC là 5,8%(17), và nghiên cứu năm 2009 tại miền Bắc với tỷ lệ TSSNC 6,3%(8). Kết quả này cũng tương đương kết quả nghiên cứu của Iran năm 2008 với 3.734 trẻ sơ sinh và 5,2% trẻ có cân nặng dưới 2.500 gam(22). Kết quả tỷ lệ TSSQC trong nghiên cứu là 2,2%. Nghiên cứu bệnh chứng của tác giả Oghenefegor Edwin Olokor và cộng sự kéo dài suốt năm 2015 tại bệnh viện đại học Nigeria(15), cỡ mẫu là 2.437 tỷ lệ TSSQC là 5,5%. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sinh nặng cân thấp hơn vì Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, các nguy cơ về nặng cân vẫn chưa ở mức báo động. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một nghiên cứu ở Việt Nam năm 2012 nghiên cứu trên 515 thai phụ cho thấy tỷ lệ TSSQC là 3,3% do biến chứng của ĐTĐ thai kỳ(13). Trình độ học vấn của mẹ có liên quan đến TSSNC, bà mẹ học dưới cấp 3 nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân gấp 4,5 lần các bà mẹ có học vấn ≥cấp 3. Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác tại Việt Nam và trên thế giới. Tại Việt Nam có nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Kim Thủy (năm 2010)(17) và Trần Sophia (2005)(19) cũng đi đến kết luận này. Trên thế giới trình độ học vấn của mẹ cũng được chứng minh có liên quan đến nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân, Maddah (năm 2005) nghiên cứu tại Iran cho thấy bà mẹ có >12 năm đi học có nguy cơ sinh nhẹ cân thấp hơn các bà mẹ học 5-12 năm và các bà mẹ đi học <5 năm(12). Nghiên cứu cho thấy bà mẹ có cân nặng trước sinh <40kg có tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 4,17 lần mẹ có cân nặng trước sinh ≥40kg, phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Văn Dõng (năm 2012) (9) (PR=1,9). Trong cùng năm tại một địa điểm khác Văn Quang Tân (năm 2012)(23) cũng tìm ra mối liên quan giữa cân nặng mẹ và việc sinh nhẹ cân (OR=1,9). Điểm mới trong nghiên cứu của chúng tôi là tìm được thông tin bổ sung cho các nghiên cứu trên, bà mẹ có cân nặng trước mang thai <40kg sinh trẻ có CNSS trung bình nhẹ hơn 287,4g so với bà mẹ có cân nặng trước mang thai ≥40kg, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,022) (Bảng 2). Nghiên cứu cho kết quả tăng cân thai kỳ <9kg làm tăng tỷ lệ sinh nhẹ cân với PR=9,3 (p=0,037). Trung bình một thai phụ bình thường cần đạt là 11-12kg. Trường hợp bà mẹ tăng cân <9kg thì nguồn dinh dưỡng nuôi thai sẽ được lấy từ mô tích trữ trong cơ thể mẹ, nếu bà mẹ nào rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sự sống cho mẹ sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi, thai nhi sẽ không phát triển bình thường được dẫn đến nhẹ cân khi sinh(20). Huỳnh Văn Dõng (năm 2012) tìm được mối liên quan tương tự nghiên cứu của chúng tôi với chỉ số PR=2,7(9). Đồng thuận với nghiên cứu Văn Quang Tân (năm 2012) cũng cho rằng tăng cân <9kg là nguy cơ gây sinh trẻ nhẹ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 382 cân OR=2,58(23). Nghiên cứu của chúng tôi chia thêm nhóm ≥16kg để tìm yếu tố liên quan giữa tăng cân trong thai kỳ và sinh quá cân, là điểm mới trong nghiên cứu. Ngược lại với tăng cân ít (<9kg), việc mẹ tăng cân quá nhiều cũng dẫn đến tình trạng dư thừa dinh dưỡng ở thai nhi, dẫn đến những bất lợi cho trẻ sơ sinh. Xem kết quả nghiên cứu của Nkwabong, Nzalli Tangho (năm 2015) tại Ấn Độ cho thấy có mối liên quan cụ thể mẹ tăng cân ≥16kg trong suốt thai kỳ có nguy cơ sinh trẻ quá cân gấp 10,2 lần mẹ tăng cân <16kg(14). Nghiên cứu của chúng tôi ĐTĐ thai kỳ có tỷ lệ là 13,5% (p<0,05), trong nhóm này không có trẻ quá cân. Nghiên cứu của Lê Minh Phú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2014 cho biết tỷ lệ sinh con quá cân là 5,9% (p=0,037), nguyên nhân do ĐTĐ thai kỳ(11). Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi tìm được mẹ ĐTĐ thai kỳ sinh trẻ có CNSS trung bình nặng hơn 107g so với mẹ không bị ĐTĐ thai kỳ (p<0,05). Điều này phù hợp với nghiên cứu (năm 2015) tại Cuba nghiên cứu cho thấy 90% các bà mẹ mắc ĐTĐ sinh con có cân nặng cao hơn mức cân nặng trung bình(4). Theo nghiên cứu cho thấy bà mẹ có tiền sử sinh con quá cân có nguy cơ cho ra đời đứa trẻ >4.000g gấp 21,2 lần so với bà mẹ không có tiền sử trên. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giải Nkwabong (năm 2013) tại Ấn Độ(14), tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi có điểm mới so với tác giả Nkwabong là tìm được CNSS trung bình của trẻ với mẹ có tiền sử sinh con quá cân, nặng hơn 1096,4g so với CNSS trung bình của trẻ với mẹ không có tiền sử sinh con quá cân (p<0,001). Nghiên cứu cho kết quả mô hình tiên lượng như sau: CNSS= -4908,3 + 179,2 x tuổi thai + 12,5 x cân nặng trước mang thai + 31,5 x tăng cân trong thai kỳ + 538,2 x tiền sử sinh quá cân. Ta thấy CNSS phụ thuộc các yếu tố chính như tuổi thai, cân nặng trước mang thai, tăng cân trong thai kỳ và tiền sử sinh con quá cân. Tương tự như nghiên cứu của tác giải Phạm Thị Kim Thủy (năm 2010)(17) khi đưa các yếu tố vào mô hình đa biến thì cũng tìm được mối liên quan giữa cân nặng trước mang thai, tăng cân trong thai kỳ với TSSNC là 2 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất. Huỳnh Văn Dõng (năm 2012)(9) đưa vào đa biến không tìm thấy mối liên quan giữa cân nặng trước mang thai với TSSNC mà ngược lại BMI trước mang thai lại liên quan mạnh. Nghiên cứu của 2 tác giả trên có nét tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi đều tìm được những yếu tố chính, thật sự liên quan đến CNSS khi đưa vào đa biến, điểm khác ở nghiên cứu của chúng tôi là tìm được mô hình tiên lượng cho CNSS, mô hình giải thích được 39,1% sự thay đổi của CNSS. KẾT LUẬN Tỷ lệ TSSNC ở bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn là 6,5%, TSSQC là 2,2% và CNSS trung bình là 3117,4 ± 441,9 gam. Mô hình tiên lượng CNSS của trẻ là -4908,3 + 179,2 x tuổi thai + 12,5 x cân nặng trước mang thai + 31,5 x tăng cân trong thai kỳ + 538,2 x tiền sử sinh quá cân. Mô hình này giải thích được 39,1% sự thay đổi của CNSS. Cân nặng trước khi mang thai, số cân tăng trong thai kỳ và tiền sử sinh con quá cân là những yếu tố quan trọng để tiên lượng CNSS của trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abubakari A, Kynast WG, Jahn A (2015). Prevalence of abnormal birth weight and related factors in Northern region, Ghana. BMC Pregnancy and Childbirth, 15 pp335. 2. Ahlgren M, Wohlfahrt J, Olsen LW, Sorensen TI, Melbye M (2007). Birth weight and risk of cancer. Cancer, 110(2):pp412-9. 3. Chiarotti F, Castignani AM, Puopolo M, Menniti-Ippolito F, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 383 Minniti De Simeonibus E, et al. (2001). Effects of socio- environmental factors on neurocognitive performance in premature or low-birth weight preschoolers. Ann Ist Super Sanita, Effetti dei fattori socio-ambientali sugli esiti neurocognitivi in eta prescolare dei bambini con prematurita o basso peso alla nascita, 37(4):pp553-9. 4. Cruz J, Grandia R, Padill L, Rodriguez S, Hernandez GP, et al. (2015). Macrosomia Predictors in Infants Born to Cuban Mothers with Gestational Diabetes. MEDICC Rev, 17(3):pp27-32. 5. Demelash H, Motbainor A, Nigatu D, Gashaw K, Melese A (2015). Risk factors for low birth weight in Bale zone hospitals, South-East Ethiopia: a case–control study. BMC Pregnancy and Childbirth, 15:pp264. 6. Dickute J, Padaiga Z, Grabauskas V, Nadisauskiene RJ, Basys V, Gaizauskiene A (2004). Maternal socio economic factors and the risk of low birth weight in Lithuania. Medicina (Kaunas), 40(5):pp475-82. 7. Hediger ML, Overpeck MD, McGlynn A, Kuczmarski J, Maurer KR, et al. (1999). Growth and fatness at three to six years of age of children born small- or large-for-gestational age. Pediatrics, 104(3):ppe33. 8. Hoàng Thu Nga, Từ Ngữ, Phí Ngọc Quyên, Và cộng sự viện dinh dưỡng (2009). Thực trạng cân nặng sơ sinh trên địa bàn nông thôn Phú Thọ. Tạp chí y học thực hành, số 8(670), tr.6-8. 9. Huỳnh Văn Dõng (2012). Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân ở người dân tộc thiểu số và các yếu tố liên quan tại bệnh viên Khánh Vĩnh - Khánh Hoà năm 2012. Luận văn Thạc Sĩ y học, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, tr. 5-20. 10. Lawn JE, Osrin D, Adler A, Cousens S (2008). Four million neonatal deaths: counting and attribution of cause of death. Paediatric and perinatal epidemiology, 22(5):pp410-416. 11. Lê Thị Minh Phú (2014). Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. 12. Maddah M, Karandish M, Mohammadpour-Ahranjani B, Neyestani TR, Vafa R, et al (2005). Social factors and pregnancy weight gain in relation to infant birth weight: a study in public health centers in Rasht, Iran. Eur J Clin Nutr, 59(10): pp1208-12. 13. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Thái Thị Thanh Thuý (2011). Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ. Tạp chí nghiên cứu Y học, 97(5), tr.25-34. 14. Nkwabong E, Nzalli Tangho GR (2015). Risk Factors for Macrosomia. J Obstet Gynaecol India, 65(4): pp226-9. 15. Olokor OE, Onakewhor JU, Aderoba AK (2015). Determinants and outcome of fetal macrosomia in a Nigerian tertiary hospital. Nigerian Medical Journal: Journal of the Nigeria Medical Association, 56(6):pp411-415. 16. Osaikhuwuomwan J, Osemwenkha A, Orukpe G (2016). Macrosomic Births in a Tertiary Public Hospital: A Survey of Maternal Characteristics and Fetal Outcome. Ethiopian Journal of Health Sciences, 26(1): pp31-36. 17. Phạm Thị Kim Thủy, Tạ Văn Trầm (2011). Tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang. Tạp chí y học Tp.HCM, 15(1), tr. 222-228. 18. Tổng cục thống kê UNICEF (2011) Việt Nam Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ, D=12490, truy cập ngày 18/06/2016. 19. Trần Sophia (2012), Nghiên cứu tỷ lệ, một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh nhẹ cân và thử nghiệm một số can thiệp ở Cần Thơ. Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr.63-93. 20. Trần Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Từ Vân, Nguyễn Quang Vinh (2008). Tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở huyện Củ Chi. Tạp chí y hoc Tp.HCM, 13(1), tr.1-5. 21. Unicef (2014) "Monitoring the Situation of Children and Women". accessed 18/06/2016. 22. Vahdaninia M, Tavafian SS, Montazeri A (2008). Correlates of low birth weight in term pregnancies: a retrospective study from Iran. BMC Pregnancy and Childbirth, 8: pp12-12. 23. Văn Quang Tân (2010), Ảnh hưởng của tỉnh trạng dinh dưỡng trước - trong thời kỳ mang thai của bà mẹ với chiều dài và cân nặng trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2009 – 2010. Luận văn Tiến sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, tr.51-74. 24. Weissmann, Brenner A, Simchen MJ, Zilberberg E, Kalter A, Weisz B, et al. (2012). Maternal and neonatal outcomes of macrosomic pregnancies. Medical Science Monitor : International Medical Journal of Experimental and Clinical Research,18(9), PH77- PH81 25. World Health Organization (1992), International statistical classification of diseases and related health problems,tenth revision. World Health Organization, Geneva, accessed 20/4/2016. 26. World Health Organization (2011) Guidelines on Optimal Feeding of Low Birth-Weight Infants in Low- and Middle- Income Countries. Geneva. nt_feeding_low_bw/en/, accessed 18/06/2016. 27. World Health Organization (2015) "Who report on the global tobacco epidemic, 2015" _eng.pdf?ua=1, accessed 18/06/2016. Ngày nhận bài báo: 15/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcan_nang_so_sinh_cua_tre_va_cac_yeu_to_lien_quan_tai_benh_vi.pdf
Tài liệu liên quan