Cảm quan nghệ thuật của Salman Rushdie trong Haroun và Biển truyện - Nguyễn Thị Thanh Hiếu

Tài liệu Cảm quan nghệ thuật của Salman Rushdie trong Haroun và Biển truyện - Nguyễn Thị Thanh Hiếu: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0056 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 12-18 This paper is available online at CẢM QUAN NGHỆ THUẬT CỦA SALMAN RUSHDIE TRONG HAROUN VÀ BIỂN TRUYỆN Nguyễn Thị Thanh Hiếu Khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Giá trị của Haroun và Biển Truyện đến từ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến cảm quan nghệ thuật của tác giả Salman Rushdie. Bài viết tập trung phân tích các tư tưởng văn học, nhất là những tư tưởng về truyện, cách thức chuyển tải các tư tưởng ấy và vai trò của chúng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm nổi tiếng này. Từ khóa: Cảm quan nghệ thuật, Haroun và Biển Truyện, Salman Rushdie. 1. Mở đầu Salman Rushdie sinh năm 1947, là nhà văn lớn gốc Ấn Độ sáng tác bằng tiếng Anh. Nhiều tác phẩm của ông đã gây chấn động trên toàn thế giới, về cả phương diện văn học lẫn chính trị. Thậm chí, tính mạng của Rushdie bị đe dọa nghiêm trọng sau khi cuốn Những vần thơ của quỷ Satan ra đời, vì nó dám bá...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm quan nghệ thuật của Salman Rushdie trong Haroun và Biển truyện - Nguyễn Thị Thanh Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0056 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 12-18 This paper is available online at CẢM QUAN NGHỆ THUẬT CỦA SALMAN RUSHDIE TRONG HAROUN VÀ BIỂN TRUYỆN Nguyễn Thị Thanh Hiếu Khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Giá trị của Haroun và Biển Truyện đến từ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến cảm quan nghệ thuật của tác giả Salman Rushdie. Bài viết tập trung phân tích các tư tưởng văn học, nhất là những tư tưởng về truyện, cách thức chuyển tải các tư tưởng ấy và vai trò của chúng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm nổi tiếng này. Từ khóa: Cảm quan nghệ thuật, Haroun và Biển Truyện, Salman Rushdie. 1. Mở đầu Salman Rushdie sinh năm 1947, là nhà văn lớn gốc Ấn Độ sáng tác bằng tiếng Anh. Nhiều tác phẩm của ông đã gây chấn động trên toàn thế giới, về cả phương diện văn học lẫn chính trị. Thậm chí, tính mạng của Rushdie bị đe dọa nghiêm trọng sau khi cuốn Những vần thơ của quỷ Satan ra đời, vì nó dám báng bổ Hồi giáo. Chính cuộc đời của nhà văn này đã có nhiều tình tiết li kì, đủ hấp dẫn để từ đó kích thích người đọc tìm đến với tác phẩm. Ông sống chui lủi, liên tục phải thay đổi chỗ ở, nhưng không vì thế mà ông lơ là công việc viết văn. Bằng chứng là, nhiều sách hay của ông vẫn xuất hiện như Tiếng thở dài của Moor, Haroun và Biển Truyện, Phù thủy thành Florence. . . Được xếp vào “ô” sách dành cho thiếu nhi, Haroun và Biển Truyện (Haroun and the Sea of Stories), trên thực tế, không phải là loại sách thiếu nhi thuần túy. Có nhân vật trẻ em, có lối tư duy con trẻ, có phiêu lưu kì thú. . . nhưng đó là “lớp trên” của truyện. Ở “lớp dưới”, câu chuyện đã động chạm tới nhiều vấn đề khác, phức tạp và khó hiểu hơn rất nhiều. Tác giả đã thể hiện công khai và trực tiếp cảm quan nghệ thuật của mình về vai trò của chuyện kể, nghệ thuật kể chuyện, sức mạnh của tưởng tượng, hư cấu, vấn đề kiểm duyệt, giải huyền thoại. . . Những quan niệm ấy xoắn xuýt với một thế giới hình tượng tươi mới, sinh động nên Haroun và Biển Truyện là cuốn sách mà trẻ em và người lớn đều yêu thích. Rushdie viết Haroun và Biển Truyện năm 1990. Sách được Nham Hoa dịch sang tiếng Việt và xuất bản vào năm 2010. Nhìn chung, ở Việt Nam, Rushdie chưa được đọc và tìm hiểu nhiều. Nhưng ở Mỹ và các nước phương Tây, đây lại là một hiện tượng lớn thu hút nhiều nhà phê bình nghiên cứu. Các ý kiến khen ngợi là chủ yếu, bên cạnh đó, vẫn có những phủ nhận, bới móc, cho rằng nhà văn nổi tiếng là bởi cái số phận bị truy đuổi, bởi cái án tử hình vắng mặt (fatwa) do Giáo chủ Khomeini, Lãnh tụ Tối cao của Iran ban hành, dành cho Rushdie. Nhìn từ góc độ văn chương, Ngày nhận bài: 1/1/2016. Ngày nhận đăng: 2/7/2017 Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Hiếu, e-mail: thanhhieu.kv@gmail.com 12 Cảm quan nghệ thuật của Salman Rushdie trong Haroun và Biển Truyện tác phẩm của Rushdie nói chung, Haroun và Biển Truyện nói riêng, được xem là nổi bật với lối văn phong hiện thực kì ảo, kết hợp tài tình giữa tưởng tượng và hư cấu với sự thật và lịch sử. Nhiều bài báo cũng đã tập trung phân tích ý nghĩa của hệ thống tên riêng, của biểu tượng, chỉ ra các đặc điểm của ngôn ngữ văn bản (có nhấn mạnh thủ pháp láy lại), qua đó, khẳng định tài năng kể chuyện đặc biệt của Rushdie. Tác giả Lauren Faux chú trọng tới sự kết hợp giữa truyền thống văn chương phương Tây và văn chương Ấn Độ trong tác phẩm, nhấn mạnh vai trò của việc kể chuyện là nhằm tạo nghĩa cho đời sống. Tác giả Kundu lại quan tâm tới không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc “fantasy”. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất rằng, trong Haroun và Biển Truyện, tính chất giải trí, hài hước song hành cùng tính chất “tiểu luận”, nghiêm túc; chất trữ tình, lãng mạn không loại trừ tính chất phân tích, luận lí. . . Sự kết hợp này đem lại thách thức lớn cho độc giả, nhất là với những người muốn truy nguyên tận cùng sức hấp dẫn của tiểu thuyết Rushdie. 2. Nội dung nghiên cứu Cũng như Milan Kundera, Orhan Pamuk và một số nhà văn khác, Rushdie có viết tiểu luận. Tiểu luận là nơi Rushdie thể hiện trực tiếp các quan điểm của mình về đời sống chính trị và nghệ thuật. Notes on Writing and the Nation (Ghi chép về viết và dân tộc) xuất hiện năm 1997, được xem là một trong những tiểu luận xuất sắc nhất của ông. Lối viết sắc sảo “kiểu” tiểu luận đã chi phối các sáng tác khác của Rushdie. Dù không thuộc thể loại tiểu luận, nhưng tính chất tiểu luận trong Haroun và Biển Truyện vẫn rất rõ nét. Điều này thể hiện qua cảm quan nghệ thuật sắc bén, tinh nhạy của nhà văn trên bề mặt văn bản. Có thể hiểu “cảm quan là cách nhìn nhận, đánh giá mang tính chất tổng quan, toàn cục, nó tiên báo suy nghĩ hay lí luận về một vấn đề đang được nói tới, mà vấn đề đó thiên về lĩnh vực tinh thần, phi hình thức” [5]. Do đó, cảm quan nghệ thuật là cách nhìn nhận, đánh giá về những vấn đề của nghệ thuật, cụ thể ở bài viết này là những vấn đề thuộc về văn học. Qua cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của Rushdie, ta có thể thấy những tư tưởng nghệ thuật của ông không tách khỏi đời sống đương đại. Ông không né tránh hay ngần ngại nói về những câu chuyện còn gây tranh cãi. Cảm quan nghệ thuật tiết lộ con người nhà văn. Trong Haroun và Biển Truyện, giữa hành trình phiêu lưu kì thú của hai cha con nhà Haroun, ta bắt gặp những quan điểm nghệ thuật của nhà văn, hiện hữu khá đậm đặc, mà chủ yếu nhất vẫn là những quan điểm về truyện và truyện kể. Cũng cần phải nói thêm rằng, Haroun và Biển Truyện nói riêng, sáng tác của Rushdie nói chung không phải là cái bể chứa của những tư tưởng trừu tượng và sống sượng. Trái lại, chúng đến với người đọc vô cùng tự nhiên, hợp lí, biểu cảm. Điều này cũng cho thấy nỗ lực của Rushdie và các nhà văn đương đại trong việc đáp ứng nhu cầu của độc giả - nhu cầu đọc truyện không tách rời nhu cầu khám phá “cơ chế” của hoạt động sáng tạo. Haroun là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đấy là một cậu bé hay cười, là đứa con duy nhất của người kể chuyện Rashid Khalifa và Soraya. Với biệt tài kể chuyện lừng danh, ông Rashid được gọi là “Rashid Đại Dương Ý Tưởng”. Một ngày, bà Soraya bỏ nhà theo ông hàng xóm. Cũng từ đấy, Rashid mất hẳn khả năng kể chuyện. Dung lượng lớn của tiểu thuyết là hành trình của Haroun đi tìm lại “Biển Truyện” cho cha. Cũng ở phương diện này, Rushdie đã cho thấy rõ trí tượng tượng phi thường, tuyệt diệu của mình – phẩm chất cần thiết của một nhà văn lớn. Haroun đã được tiếp xúc với một thế giới nằm ngoài những điều “mắt thấy, tai nghe” hằng ngày, đấy đích thực là thế giới của trẻ thơ, của niềm tin, của hi vọng, của mơ ước. Cuối cùng, Rashid đã lấy lại được “giọng kể”, Soraya đã về lại với chồng con, Haroun đã có những ngày phiêu lưu kì thú đáng nhớ, và cũng đã khẳng định được bản lĩnh dám đương đầu với vô vàn thử thách (dù còn nhỏ tuổi). Kết cấu tác 13 Nguyễn Thị Thanh Hiếu phẩm có phần đơn giản, nội dung lại xoay quanh những câu chuyện của trẻ con, nhưng Rushdie vẫn không ngần ngại đưa vào đó những quan điểm của mình về văn học nghệ thuật. Vì vậy, rất khó nếu như ai đó có tham vọng “sắp đặt” tiểu thuyết này vào “ô mục” nào đó. Vì nó có thể là truyện thiếu nhi nhưng cũng có thể là truyện luận đề; là truyện phiêu lưu hay là truyện giả tưởng; là truyện kể truyền thống kiểu cổ tích (Mở đầu tác phẩm là “Ngày xưa, ở vương quốc Alifbay, có một thành phố u buồn, u buồn nhất trong các thành phố, một thành phố u buồn tàn tạ đến nỗi quên cả tên mình”), hay đây là lại truyện hiện đại, với những cách tân đáng kể về hình thức? Những câu hỏi này là kết quả của việc nhà văn đã gửi gắm vào tác phẩm rất nhiều vấn đề lớn về lí thuyết văn chương, khiến cho độc giả không hề an lòng với những gì mà mình đã đọc nhanh, đọc lướt. Trước hết, Haroun và Biển Truyện là sự khẳng định vai trò của việc kể chuyện, cũng đồng nghĩa với việc đề cao vai trò của người kể. Hình tượng nhân vật Rashid, bố của Haroun, người “luôn đầy ắp những câu chuyện vui tươi như biển khơi luôn đầy ắp sầu ngư” không chỉ là người kể chuyện thông thường, mà đây còn là một ẩn dụ cho người kể chuyện đặc biệt – người kể chuyện trong tác phẩm văn chương. Sở hữu một Đại Dương Ý Tưởng, cho nên mỗi khi ông bắt đầu thì từ ông già cho đến bầy trẻ nhỏ đều mải mê nghe, thậm chí cả “đàn bò đông đảo vẫn tha thẩn trong thành phố sẽ dừng lại mà vểnh tai lên, bầy khỉ trên mái nhà sẽ hố há hưởng ứng, còn lũ vẹt trên cây thì nhại đi nhại lại giọng ông” [3;15]. Các chính trị gia của nhiều đảng phái khác nhau tìm đến mời ông kể chuyện tại cuộc vận động tranh cử. Nhưng một khi ông mất đi năng lực kể, tình thế hoàn toàn thay đổi. Trước biển người vô tận, người kể chuyện đứng đó với cái miệng há hốc, và chỉ có thể bật ra những thanh âm ngu ngốc, vô nghĩa. Có thể thấy, Rashid là hình ảnh của người kể chuyện trong văn chương truyền thống còn đám đông nghe chuyện là hình ảnh quen thuộc của công chúng độc giả. Độc giả tin vào người kể, háo hức, say mê những câu chuyện của người kể, họ tin ở người kể như tin vào chân lí. Truyện kể không những là nguồn lực tinh thần to lớn mà còn là thứ vũ khí đầy quyền lực. Nhưng ở đây, nhà văn Rashdie không chỉ có ý đồ “phục dựng” lại quyền năng của người kể chuyện, vốn đã có những dấu hiệu lung lay, đổ vỡ (so với sự tồn tại vững chắc trong văn chương truyền thống). Ông còn đi sâu vào các vấn đề bản chất của việc kể chuyện. Nếu người kể chuyện truyền thống nỗ lực kể và mong mỏi người nghe tin vào tính chất có thực trong những câu chuyện của mình thì người kể chuyện của Rushdie ngược lại. Mọi người tin tưởng tuyệt đối vào Rashid không phải vì những câu chuyện có thật của ông, mà vì “ông luôn thừa nhận mọi chuyện mình kể là hoàn toàn hư cấu và do ông tự nghĩ ra” [3;21]. Điều này có nghĩa là sức hấp dẫn của các câu chuyện không nằm ở tính chất có thật của nó, mà ở tính chất hư cấu, ở tài kể chuyện sinh động, biến hóa của người kể. Mối quan hệ giữa hiện thực và hư cấu là một trong những phương diện quen thuộc được các nhà văn hậu hiện đại khéo léo đưa vào tác phẩm của mình, như là một tuyên bố chắc chắn rằng: kể một câu chuyện có thật hoàn toàn là ảo tưởng. Nhưng “Chuyện đã không có thật thì còn được tích sự gì?”. Đây là lời chế nhạo của gã hàng xóm nhà Haroun dành cho bố cậu bé. Hắn cho rằng cuộc đời không phải là cái quán tiếu lâm nên ba cái trò đùa cợt của Rashid chẳng ra gì. Ở điểm này, Rushdie lại tiếp tục lật lại cái vấn đề tưởng như đã cũ: chuyện có thật mới là chuyện có ích. Trên thực tế, đây là quan niệm hoàn toàn cổ hủ và lạc hậu, mà nguồn gốc sâu xa là mưu đồ triệt tiêu hư cấu, triệt tiêu tưởng tượng, phủ nhận vai trò của nhà văn và giá trị của văn học – nghệ thuật. Những câu hỏi lớn trong lịch sử sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật đã được Rushdie gián tiếp nhắc tới qua lời mai mỉa nói trên: Thế nào là nghệ thuật chân chính - nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? Tính nghệ thuật liệu có xung đột với tính chất có ích, có “tích sự”? Và cứ thế, từ đầu cho đến cuối truyện, tác giả đã giải 14 Cảm quan nghệ thuật của Salman Rushdie trong Haroun và Biển Truyện quyết thấu đáo những nghi hoặc này, thông qua sự hiện diện sống động của thế giới nghệ thuật. Haroun và Biển Truyện là tác phẩm kích thích tối đa năng lực tưởng tượng của độc giả. Vẫn biết với những tác phẩm có nhân vật chính là thiếu nhi, tưởng tượng là yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, ở đây, tác phẩm vẫn khiến ta phải ngỡ ngàng trước sức sáng tạo vô bờ bến mà lại hợp lí, logic của người kể. Cái đáng nói là những nhân vật, những câu chuyện không có thật kia vẫn móc nối một cách linh hoạt với những câu chuyện của đời sống, của thực tại: chuyện ô nhiễm nguồn nước, đổ vỡ trong gia đình, thủ đoạn của các chính trị gia trong hoạt động tranh cử. . . Và còn hơn thế, đấy là câu chuyện văn chương và sự sáng tạo. Ta hãy thử dựng lại vị thế của yếu tố tưởng tượng trong chiều dài lịch sử văn học. Từ cổ đại, các thể loại, nhất là văn học dân gian, khó mà tồn tại được nếu không có tưởng tượng. Theo thời gian, trí tưởng tượng không còn được chú trọng, đề cao, nhất là trong văn học thế kỉ XIX, bởi khi khoa học kĩ thuật đã có những bước phát triển rõ nét, người ta quan tâm nhiều tới cái nhìn thấy được hơn là cái chỉ tồn tại trong trí óc. Tuy nhiên, sang đến thế kỉ XX và cho đến nay, người ta lại có xu hướng quay trở về với tưởng tượng. Bản chất của tưởng tượng lúc này khác với tưởng tượng trước đó. Văn chương tìm đến tưởng tượng không phải vì nó chưa nhận thức được hiện thực, mà là cung cấp thêm một kênh để hiểu được tính đa chiều của hiện thực. Điều này càng có ý nghĩa khi truyện của Rushdie lấy cảm hứng từ trẻ thơ. Vấn đề là, giữa một thế giới đầy những điều li kì ấy, Rushdie vẫn biết cách kéo người đọc trở về với thực tại. Bằng chứng là, ông đã đưa vào cái thế giới “thiên biến vạn hóa” ấy những mối lo toan đời thường mà bất kì ai cũng phải ngày ngày đối mặt. Điều này là một thách thức không nhỏ đối với người viết. Bởi nếu người viết không xử lí linh hoạt, người đọc sẽ nhanh chóng cảm thấy có những điểm “vênh”, “lệch” giữa câu chuyện của sự hư cấu và câu chuyện có thực của cuộc sống đương đại. Ta có thể nhận thấy rõ những nỗ lực của tác giả khi đặt ra các vấn đề nóng hổi, có tính thời sự của đời sống, với quan niệm nghệ thuật gần với đời sống. Chẳng hạn câu chuyện môi trường: “Nước biển mỗi lúc một đặc hơn trên từng cây số, đặc hơn và lạnh hơn; nhiều Dòng Truyện chứa đầy một chất màu đen, chuyển động chậm chạp, nhìn giống như mật đường” [3;170]. “Tồi tệ hơn, Đại Dương ở đây cũng đã mất đi đáng kể sự ấm áp của mình. Biển không còn tỏa ra thứ hơi nước dịu dàng, thanh tao khiến lòng ta tràn ngập những giấc mơ kì diệu; biển ở đây lạnh thấu vào tay và ẩm dính vào chân. . . Ở bờ biển tranh tối tranh sáng này, không tiếng chim kêu. Không tiếng gió thổi. Không tiếng người nói chuyện. Bước chân trên sỏi không gây ra tiếng động, như thể mỗi viên sỏi được phủ một thứ chất liệu triệt tiêu âm thanh nào đó. Không khí tù đọng và hôi hám. Bụi gai mọc quanh những gốc cây vỏ trắng trụi lá, những gốc cây như những bóng ma vàng vọt. Vô vàn cái bóng ấy tựa như đang sống” [3;146-147]. Trong Haroun và Biển Truyện, Rushdie còn đặt ra vấn đề bản chất của cái mới. Văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung, luôn khát khao cái mới, cố gắng kiếm tìm cái mới. Nhưng thế nào được xem là mới? Nhà văn làm cách nào để đưa lại cái mới cho độc giả? Những cái đã cũ, đã được nói đến trước đó liệu có còn vị thế trong quá trình sản sinh cái mới? Đã từng có quan niệm cho rằng sáng tạo phải là hành trình tìm ra cái độc sáng, cái duy nhất. Ngược lại, tồn tại ý kiến phủ nhận. Thông qua thế giới Biển Truyện, Rushdie quan niệm cái mới chỉ là tương đối, bởi sự nẩy nở của nó luôn bắt nguồn từ cái cũ: “Vì hễ đói là họ nuốt truyện bằng tất cả các mồm, và ở dạ dày điều kì diệu sẽ xẩy ra; một mẩu từ truyện này kết hợp với một ý tưởng ở truyện kia, thế là úm ba la, khi được phun ra, chúng không còn là truyện cũ mà đã trở thành truyện mới. . . Chẳng có truyện nào tự nhiên sinh ra, truyện mới sinh ra từ truyện cũ – mới là mới ở cách kết hợp thôi” [3;102]. Khi cho rằng truyện mới được sinh ra từ truyện cũ, tác giả đang muốn nói tới vấn đề liên văn bản, 15 Nguyễn Thị Thanh Hiếu một quan niệm thu hút nhiều nhà văn và nhiều nhà lí luận phê bình hiện đại. Một vấn đề khá nhạy cảm trong thực tiễn sáng tạo văn học là mối quan hệ giữa tự do và kiểm duyệt, giữa nghệ thuật và chính trị. Trong thế giới kì diệu của những Tiểu Thủy Thần, Chim Đầu Rìu, Cá Lắm Mồm, Cá Thần Tiên,. . . ấy vậy mà Rushdie vẫn khéo léo “cài đặt” vào đó một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Văn học, ở mọi thời, được xem là công cụ đắc lực cho giới cầm quyền, là tiếng nói hữu hiệu đối với lực lượng thống trị. Nhưng vấn đề là ở chỗ, văn học còn là tiếng nói của tầng lớp bị trị, tiếng nói của những phận người thấp cổ bé họng, không có đặc quyền, đặc lợi về địa vị chính trị cũng như kinh tế. Khi tiếng nói dũng cảm ấy cất lên, nó chắc chắn sẽ bị kiểm duyệt. Sự mâu thuẫn giữa việc sở hữu quyền tự do ngôn luận với việc sử dụng quyền tự do ngôn luận ấy đã được Rushdie vạch rõ qua lời thoại của các nhân vật ở thế giới Biển Truyện: “Nhưng nhưng nhưng như thế thì cho con người Quyền Tự Do Ngôn Luận để làm gì. . . Nếu anh nói rằng họ không được phép sử dụng nó? Sức Mạnh của Ngôn Luận há chẳng phải là Sức Mạnh lớn lao nhất hay sao? Thế thì nó phải được thực thi toàn vẹn chứ?” [3;143]. Liên tưởng tới hoàn cảnh thực tế của nhà văn trong giai đoạn này, mới thấy những ẩn ức mãnh liệt của nhà văn, khi văn chương đưa ông lên đài cao vinh quang, nhưng cũng chính văn chương vùi sâu ông vào vòng kiềm tỏa. Quả thực, những sáng tác của Rushdie đã trở thành những hiện tượng chính trị. Cuộc đời tác giả cũng mang màu sắc chính trị. Chưa nói tới tự do ngôn luận, mà tự do đi lại, tự do sống cũng là điều khó khăn với Rushdie. Rushdie đã khẳng định một luận điểm có tính chân lí: Văn chương cũng như thế giới là những đối tượng bị kiểm duyệt, kiểm soát, bởi một lực lượng/ thế lực nào đó. Cho nên, tự do trong sáng tạo, trên thực tế, cũng chỉ mang tính chất tương đối. Khó có kiểu tự do thuần túy, tự do vô chính phủ. Nói cách khác, “Nhưng thế giới không phải để cho Vui. Thế giới là để bị Kiểm Soát. . . Tất cả tồn tại là để bị Thống Trị. Mà trong mỗi một câu chuyện, trong mỗi một dòng truyện ở Đại Dương, lại có một thế giới, một thế giới – truyện, mà ta không tài nào thống trị được” [3;200]. Giải huyền thoại cũng là vấn đề được Rushdie đưa vào “tầm ngắm”. Ông không hề có ý định tạo dựng nên các huyền thoại vốn có, mà kéo đổ chúng, khiến cho chúng lộ diện trần trụi, thậm chí bị cười cợt, bóc mẽ. Trong hành trình tìm lại năng lực kể chuyện cho cha, Haroun đã đến thành phố của người Guppee. Lúc này, bọn Chupwala, những kẻ đại diện cho Bóng đêm, cho sự Hủy diệt đang gieo rắc tai ương cho thành phố này. Chúng cũng đã bắt cóc Công Chúa Batcheat. Nếu men theo cốt truyện thường thấy, cô sẽ được miêu tả như là một nàng Công Chúa truyền thống với vẻ đẹp tuyệt mĩ, trí tuệ xuất chúng và lòng nhân hậu đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, Batcheat lại là một chân dung lộn xoáy, một phản huyền thoại: từ ngoại hình cho đến giọng hát, từ sở thích cho đến mối tình với chàng Hoàng Tử Bolo. Đây là lời của Lẻo Mẻo nói về Công Chúa: “Hôn thê của tớ mà để bị bắt cóc vì rồ dại đến độ mò ra Đường Hoàng Hôn chỉ để sến với sao trên trời, và còn quá thể hơn, để sờ vào cái Bức Tường dớ dẩn ấy, thì thề có Chúa, đừng có mơ là tớ sẽ phát động chiến tranh để cứu cô ả về; tớ sẽ bảo thế là rảnh nợ, nhất là với cái mũi ấy, hàm răng ấy, mà thôi chẳng cần đi sâu vào mấy cái đó làm gì, đấy là còn chưa kể giọng hát ấy, cậu không tin nổi nó gớm ghiếc thế nào đâu, và đáng lẽ mặc kệ cô ả chết trương ra đấy thì đằng này mình lại sắp phải đương đầu đi cứu cô ả và không khéo còn toi mạng vì không nhìn rõ được trong bóng tối” [3;127]. Đã thế, Công Chúa còn bắt viết lại những câu chuyện nổi tiếng trên thế giới (ở một khía cạnh nhất định, đây cũng là một biểu hiện của sự kiểm duyệt, sự cưỡng chế sáng tạo), biến tất cả những người hùng kinh điển “thành ra rắt Bolo, Bolo, Bolo” [3;128]. Không những Công Chúa mà cả Hoàng Tử cũng là đối tượng để “giải huyền thoại”. Khi Hoàng Tử tức giận vì Rashid không cứu Công Chúa, Rashid khẳng định: “Ngài thích làm anh hùng thì cứ việc, Hoàng Tử Bolo ạ, người khác lại thích 16 Cảm quan nghệ thuật của Salman Rushdie trong Haroun và Biển Truyện sáng suốt, hơn là chủ nghĩa anh hùng” [3;125]. Chân dung Hoàng Tử và Công Chúa được dựng nên kệch cỡm, với những nét tính cách khá gần nhau như kiêu ngạo, thích thể hiện, không có sự sáng suốt. . . Rushdie đã kéo các nhân vật huyền thoại trở về với đời thực, lược bỏ hết những yếu tố có tính chất thêu dệt, thi vị hóa. Thêm nữa, tất cả những dẫn chứng nêu trên cho thấy Rushdie có xu hướng tuyệt giao với các đại tự sự - một đặc điểm nổi bật, dễ nhận diện của văn chương hậu hiện đại thế giới. Những phương diện kể trên chưa phải là tất cả biểu hiện của cảm quan nghệ thuật. Rushdie còn bàn luận nhiều vấn đề khác, với cái nhìn thấu đáo, tỉ mỉ. Tuy nhiên, những gì được trình bày vẫn là cơ bản, nổi bật. Một điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là cách thức chuyển tải thật sự nhuần nhị cảm quan nghệ thuật của Rushdie. Đây mới chính là yếu tố làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm. Nếu để các tư tưởng ấy xuất hiện “nguyên khối”, Haroun và Biển Truyện sẽ tồn tại với tư cách là một tiểu luận văn chương thuần túy. Tuy nhiên, trên thực tế, đây vẫn là một tác phẩm văn học đích thực. Cảm quan nghệ thuật chỉ là một đặc điểm có tính chất đặc thù của tác phẩm văn học ấy. Vì thế, để biến một hệ thống lí thuyết có phần xơ cứng thành một thế giới hình tượng sinh động, biến hóa, Rushdie buộc phải thể hiện sự “cao tay” của mình trong việc cấu trúc văn bản nghệ thuật. Không thể không kể đến nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, mà mức độ lôi cuốn càng lúc càng tăng tiến, khiến cho người đọc không thể ngừng lại được sự say mê đọc của mình. Nếu các nhân vật trong truyện bị thu hút bởi cách kể chuyện của ông Rashid thì chúng ta, những người đọc thực tế, lại bị thu hút bởi tác giả Rushdie. Khéo léo mượn cách mở đầu của truyện cổ tích (Ngày xưa, ở. . . ), sử dụng thế giới nhân vật trẻ con và kiểu trẻ con (Haroun, Tiểu Thủy Thần, Chim Đầu Rìu, Lẻo Mép. . . ), tận dụng tối đa tính chất vô bờ bến của trí tưởng tượng (Tiểu Thủy Thần đến từ Đại Dương của Những Dòng Biển Truyện, cuộc chiến tranh giữa dân Gupee và Chupwala, Dòng Truyện bị ô nhiễm. . . ), Rushdie đã làm cho tác phẩm của mình vừa thực vừa phi thực, vừa xưa cũ vừa hiện đại, vừa trẻ con lại vừa người lớn. . . Chính những điều này đã khiến cho việc “đưa đẩy” các tư tưởng văn học trở nên dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn. Người ta không có cảm giác nhà văn đang mệt nhọc với công việc chuyển tải thông điệp, mà thông điệp đã xuyên thấm tự nhiên vào toàn bộ thế giới nghệ thuật. Yếu tố hài hước khá đậm đặc trong Haroun và Biển Truyện. Bởi nhân vật chính là thiếu nhi nên mối liên hệ giữa nó với yếu tố hài hước là điều đương nhiên. Hài hước ở đây mang màu sắc trong sáng, hồn nhiên, đúng chất thơ trẻ. Những đối thoại giữa Haroun và bố mẹ mình về “quy trình sản xuất em bé”, Cỗ Xe Thư của tài xế Butt, mối tình nực cười của Công Chúa Batcheat và Hoàng Tử Bolo. . . tất cả đã làm cho bầu sinh quyển của truyện trở nên vui tươi, lạc quan, dù cho thành phố mà các nhân vật sống “u buồn nhất trong tất cả các thành phố”. Chính yếu tố hài hước đã nâng tầm tư tưởng văn học, đào sâu tư tưởng văn học. Thêm nữa, nó thể hiện quan niệm nghệ thuật chẳng qua cũng chỉ là một trò chơi. Các nhân vật là các thành viên của cuộc chơi. Ngay cả Rashid, người kể chuyện tài ba, người gần với tư cách một nhà văn nhất, cũng tham gia vào trò chơi ấy, từ đầu cho đến khi truyện kết thúc. Nhà văn, qua tác phẩm, bên cạnh việc thể hiện cảm quan đời sống (là chủ yếu), còn thể hiện cảm quan nghệ thuật. Nhưng cảm quan nghệ thuật đậm nét như của Salman Rushdie trong Haroun và Biển Truyện thì không nhiều. Và càng không nhiều tác phẩm chuyển tải những tư tưởng ấy thông qua thế giới nhân vật trẻ thơ, mà lại không hề sống sượng, khiên cưỡng. Thông qua những hình tượng nghệ thuật sinh động, tươi mới, đầy khí sắc, Rushdie đã trao gửi nhiều quan niệm văn học có tính thời sự, bộc lộ bản lĩnh và dũng khí của một nhà văn lớn. 17 Nguyễn Thị Thanh Hiếu 3. Kết luận Haroun và Biển Truyện, quả thực, là một cách viết khác trong vô số các cách viết khác mà văn chương đương đại hằng theo đuổi. Ngay từ đầu, nó có vẻ “đánh lừa” người đọc rằng đây là một câu chuyện thuần túy về trẻ thơ, của trẻ thơ. Nhưng bóc dần lớp vỏ bề mặt ấy, ta còn phát hiện được đằng sau những câu chuyện dường như đơn giản là các tư tưởng văn học sâu sắc và hiện đại. Cảm quan nghệ thuật của tác giả đã góp thêm tiếng nói mới, làm giàu hệ thống quan niệm về văn chương và nghệ thuật vốn đã phong phú xưa nay. Giải mã được những nhận định này chính là một công việc quan trọng của hành trình tìm nghĩa cho văn bản. Có thể nói, Haroun và Biển Truyện là tác phẩm văn học mang sức nặng của một tiểu luận văn học. Sức sống của hình tượng, vì thế, đồng hành cùng sức sống của các tuyên ngôn nghệ thuật của người cầm bút. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kundu R., 2006. Rushdie’s story of “the Sea of Stories: the text is an echoing space”. Brno Studiex in English 12, page 143-159. [2] Faux L., The importance and influence of stories in Haroun and the Sea of Stories. https://bey ondthedemographic.wordpress.com/the-importance-and-influence-of-stories-in-haroun-and-the -sea-of-stories/ [3] Rushdie S., 2010. Haroun và Biển Truyện. Nham Hoa dịch, Nxb Văn học. [4] Rushdie, S, 1990. Haroun and the Sea of Stories. New York: Penguin. Print. [5] Nguyễn Thị Tuyết, Cảm quan và cảm quan nghệ thuật. /p0/c7/n20975/Cam-quan-va-cam-quan-nghe-thuat.html ABSTRACT Artistic feeling of salman rushdie in Haroun and The sea of story Nguyen Thi Thanh Hieu Faculty of Education Philology, Vinh University Value of Haroun and the Sea of Story derived from a variety of factors, including the artistic feeling of the author Salman Rushdie. The paper focuses on analyzing literary conception, especially conception about tale, how to express these concepts and their role in creating the attraction of this famous work. Keywords: Artistic Feeling, Salman Rushdie, Haroun and the Sea of Story. 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4858_ntthieu_3066_2127459.pdf
Tài liệu liên quan