Tài liệu Cầm máu chủ động trong phẫu thuật sỏi san hô phức tạp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002
1
CẦM MÁU CHỦ ĐỘNG TRONG PHẪU THUẬT SỎI SAN HÔ PHỨC TẠP
Phạm Văn Bùi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của đường mổ cắt mở chủ mô thận qua diện vô mạch phối hợp với cắt mở
đài-bể thận và may cầm máu từng điểm để kiểm soát chảy máu trong mổ hở điều trị sỏi san hô phức tạp.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu gồm tất cả các bệnh nhân bị sỏi san hô
phức tạp được mổ theo kỹ thuật này nhằm đánh giá lượng máu mất, tỷ lệ sót sỏi và ảnh hưởng của đường
mổ trên chức năng thận. Kết quả: 80 bệnh nhân với 46 nam và 34 nữ, có tuổi trung bình là 50,66 (trẻ nhất
là 23 tuổi và già nhất là 80 tuổi) đã được mổ theo kỹ thuật này. Lượng máu mất trung bình là 171,88ml. Tỷ
lệ hết sỏi là 92,5%. Urê máu trước và sau mổ lần lượt là 38mg/dl và 34mg/dl (test t...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cầm máu chủ động trong phẫu thuật sỏi san hô phức tạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002
1
CẦM MÁU CHỦ ĐỘNG TRONG PHẪU THUẬT SỎI SAN HÔ PHỨC TẠP
Phạm Văn Bùi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của đường mổ cắt mở chủ mô thận qua diện vô mạch phối hợp với cắt mở
đài-bể thận và may cầm máu từng điểm để kiểm soát chảy máu trong mổ hở điều trị sỏi san hô phức tạp.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu gồm tất cả các bệnh nhân bị sỏi san hô
phức tạp được mổ theo kỹ thuật này nhằm đánh giá lượng máu mất, tỷ lệ sót sỏi và ảnh hưởng của đường
mổ trên chức năng thận. Kết quả: 80 bệnh nhân với 46 nam và 34 nữ, có tuổi trung bình là 50,66 (trẻ nhất
là 23 tuổi và già nhất là 80 tuổi) đã được mổ theo kỹ thuật này. Lượng máu mất trung bình là 171,88ml. Tỷ
lệ hết sỏi là 92,5%. Urê máu trước và sau mổ lần lượt là 38mg/dl và 34mg/dl (test t, p<0,05). Crêatinin
máu trước và sau mổ lần lượt là 10,94mg/l và 10,53mg/l. Không có tử vong, không có chảy máu thứ phát,
không dò rỉ nước tiểu hay nhiễm trùng nặng hậu phẫu. Không có trường hợp nào phải cắt thận lúc mổ vì
chảy máu không cầm được. Kết luận: Kỹ thuật ngoại khoa này đã giúp giảm thiểu lượng máu mất, tăng tỷ
lệ hết sỏi và bảo tồn được chức năng thận.
SUMMARY
RENAL AVASCULAR PLANE INCISION ASSOCIATED WITH CALICOPYELOTOMY AND SPOT
SUTURE FOR BLEEDING CONTROL IN OPEN SURGERY OF COMPLEX STAGHORN STONE
Pham Van Bui* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 6 - No 1 - 2002: 36 - 40
Objective: To minimize blood loss in open surgery for complex stag horn stone by using renal
avascular plane incision associated with calicopyelotomy and spot suture. Patients and methods: A
prospective study including all patients with complex stag horn stone operated by using this technique was
evaluated regarding blood loss, stone-free rate and kidney function. Results: 80 patients with 46 males and
34 females, mean age of 50.66 year (youngest 23 years and oldest 80 years) presenting complex stag horn
stone were enrolled in this study. Mean blood loss volume was 171.55ml, stone-free rate was 92.5%. Pre
and postoperative blood urea was 38 mg/dl and 34 mg/dl respectively (test t, p<0.05). Pre and
postoperative creatinin serum was 10.94 mg/l and 10.53 mg/l respectively. There was no peroperative
nephrectomy because of uncontrolled bleeding. There was no secondary hemorrhage, nor urine leakage,
nor severe infection, nor mortality in the postoperative period. Conclusions: This surgical technique helped
minimizing blood loss, increasing stone-free rate and preserving renal function.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Do sinh lý bệnh và hình dáng đặc biệt, sự tiến
triển, tính chất tàn phá chủ mô thận do nhiễm
trùng và bế tắc, dễ tái phát và sự phức tạp trong
điều trị; sỏi san hô là một loại sỏi nguy hiểm,
“ngoạn mục” đã được các nhà niệu học quan tâm
từ rất lâu
(15)
.
Với thành phần hóa học đặc biệt chủ yếu là
manhê + ammôniac và phốt phát, trong hơn 75%
các trường hợp sỏi san hô có liên quan chặt chẽ
với nhiễm trùng niệu mãn tính hoặc tái phát đặc
biệt do các chủng vi khuẩn chứa men
urease
(20,21,22)
.
Sự điều trị sỏi san hô rất phức tạp vì chảy máu
nhiều lại đòi hỏi phải lấy hết sỏi, vô khuẩn hóa
nước tiểu, và bảo tồn hay cải thiện chức năng
* Khoa Thận Niệu – BVND 115 – Bộ Môn Niệu TTĐT-BDCBYT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002 Nghiên cứu Y học
2
thận.
Nghiên cứu nhằm thực hiện một phẫu thuật
mổ hở với cầm máu chủ động để điều trị sỏi san
hô.
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu một
phương pháp mổ hở để điều trị sỏi san hô phức tạp
với đường rạch đài bể thận mở rộng từ đài thận
trên vòng ngang qua bể thận xuống đài thận dưới
phối hợp với cắt chủ mô thận ở mặt sau theo diện
vô mạch giữa phân thùy sau và phân thùy dưới
và/hoặc giữa phân thùy sau và phân thùy trên tùy
theo vị trí, kích thước của các nhánh sỏi san hô, sự
có hay không có phối hợp với các sỏi nhỏ và sự
rộng hẹp của cổ đài thận có các nhánh sỏi tương
ứng. Trong lúc rạch chủ mô, dù theo diện vô mạch
có thể có một số nhánh mạch máu phụ nhỏ bị tổn
thương sẽ được may cầm trước khi tiến hành các
thủ thuật lấy sỏi. Trong lúc mổ, đánh giá lượng
máu mất qua lượng máu hút vào bình chân không
và thấm vào gạc (cân gạc trước và sau mổ). Hậu
phẫu đánh giá số ngày tiểu máu đại thể và lượng
máu phải bồi hoàn từ khi bệnh nhân được chuyển
sang phòng hồi tỉnh đến khi xuất viện.
Các xét nghiệm sinh hóa và hình ảnh học
được thực hiện trước và sau mổ giống như trong
các báo cáo trước
(18,19)
.
Các trường hợp phải cắt thận vì chảy máu
cũng được đưa vào lô nghiên cứu và xem như là
thất bại của kỹ thuật.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/1998 đến 1/2001 chúng tôi đã tiến
hành 92 lần phẫu thuật cho 91 bệnh nhân bị sỏi
san hô phức tạp trong đó có 12 trường hợp sỏi san
hô biến chứng thận mủ được chẩn đoán trước hay
trong lúc mổ và buộc phải cắt thận nên không
được đưa vào lô nghiên cứu, còn lại 80 lần phẫu
thuật tương ứng với 79 bệnh nhân đã được mổ
theo kỹ thuật mô tả.
Giới tính: có 46 nam, 34 nữ. Tỷ số nam/nữ:
1,35, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (test
2
, p>0,05).
Tuổi: trung bình là 50,66 (lớn nhất là 80 và
nhỏ nhất là 23 tuổi).
Có 02 trường hợp sỏi trên thận độc nhất, 04
trường hợp sỏi tái phát. Có 29 trường hợp sỏi san hô
bên phải, 33 trường hợp sỏi san hô bên trái và 18
trường hợp sỏi san hô hai bên (01 trường hợp do
chúng tôi mổ cả hai bên và 03 trường hợp đã mổ
trước ở bệnh viện khác một bên và đều còn sót sỏi).
Lượng máu mất trung bình trong lúc mổ là
171,75ml, nhiều nhất là 500ml, ít nhất là 50ml.
5/80 (6,25%) phải truyền máu trong lúc mổ với 04
trường hợp truyền 250ml cho mỗi trường hợp và
chỉ có 01 trường hợp phải truyền 500ml. Thời gian
tiểu máu sau mổ trung bình là 2,73 ngày, ngắn
nhất là 2 ngày, dài nhất là 5 ngày. Có 01 trường
hợp bị chảy máu thứ phát vào ngày thứ 10 hậu
phẫu nhưng được điều trị bảo tồn ổn định không
phải can thiệp phẫu thuật lại. Không có trường
hợp nào phải truyền máu sau mổ, kể cả trường
hợp bị chảy máu thứ phát. Không có trường hợp
nào phải cắt thận vì chảy máu không cầm được
trong lúc mổ. Cấy nước tiểu dương tính trong 13
trường hợp (16,25%) trong đó nước tiểu khi quan
sát đại thể lúc mổ: trong là 04 trường hợp và nước
tiểu đục là 9 trường hợp. E.coli và Enterobacter
chiếm đa số các trường hợp (61,56%). Urê máu
trước và sau mổ lần lượt là 38mg% và 34mg% (sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, test t, p<0,05).
Creatinin máu trước và sau mổ lần lượt là
10,94mg/l và 10,53mg/l% (sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê, test t, p>0,05). Trong 59/80
trường hợp (73,75%) đều có sỏi nhỏ kết hợp với
khối sỏi lớn, và trong 57/80 trường hợp (71,25%)
đường mổ cho phép lấy được nguyên cả khối sỏi
lớn mà không phải bẻ gãy để lấy ra từng mảnh.
Có 03 trường hợp (3,75%) phải mở thêm chủ mô ở
đài thận trên theo đường vô mạch để lấy sỏi kẹt
tại đây. Có 05 trường hợp (6,25%) phải cắt rộng
cổ đài thận để lấy sỏi và sau đó tạo hình lại theo
kỹ thuật xẻ dọc, may ngang. Tỷ lệ hết sỏi là
92,5% (74/80 trường hợp), những trường hợp còn
sót sỏi đều không gây biến chứng nào ở hậu phẫu.
So sánh UIV trước và sau mổ đều cho thấy có sự
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002
3
cải thiện về phương diện chức năng và giải phẫu
học của bên thận được can thiệp.
Không có trường hợp nào bị nhiễm trùng hay
xì dò nước tiểu sau mổ. Không có trường hợp nào
tử vong.
BÀN LUẬN
Tính phức tạp và sự trầm trọng của sỏi san hô
từ lâu đã làm cho các nhà niệu học phải lo sợ và
trân trọng, nên những ý định đầu tiên về phẫu
thuật sỏi san hô đã hình thành rất sớm từ thế kỷ
XIX
(1)
.
Đối chọi với những dẫn lưu đơn giản khối mủ
bị ứ đọng hay cắt thận, các kỹ thuật mổ bảo tồn
thận đã được sinh ra rất sớm từ hơn một thế kỷ
qua. Tuy nhiên, các biến chứng của kỹ thuật này
thường gặp và nặng:
Chảy máu trong và sau mổ.
Dò nước tiểu hay nhiễm trùng.
Phá hủy thận.
Trong đó có thể nói chảy máu là yếu tố quan
trọng nhất vì chảy máu nhiều, nhất là khi không
may cầm máu được thì phẫu thuật viên bắt buộc
phải chấm dứt cuộc mổ sớm nên không thể thám
sát một cách tỉ mỉ các nhóm đài thận để lấy sạch
sỏi, từ đó sẽ dễ có sót sỏi với hậu quả là duy trì
nhiễm trùng, tái phát sớm, xì dò nước tiểu, chảy
máu thứ phát... Ngoài ra, nếu đường rạch chủ mô
phạm phải một mạch máu nuôi chính thì không
những gây chảy máu nhiều mà còn có thể gây
thiếu máu cục bộ cho phần chủ mô tương ứng. Vì
vậy, điều quan trọng là khi cắt mở chủ mô, cần
cắt theo các diện vô mạch đã được nhiều tác giả
đề cập và nhấn mạnh
(2,5,11,12,13,14)
. Ngoài ra, trong
diện vô mạch này có thể có một số nhánh phụ,
không quan trọng, khi bị tổn thương vẫn gây chảy
máu nên cần may lại ngay trước khi lấy sỏi để
phẫu trường được sạch nhờ vậy có nhiều thời gian
để thám sát kỹ các hốc đài thận.
Đường mổ chẻ đôi thận Boyce-Smith
(4)
được
các tác giả Anh Mỹ gọi là Anatrophic
Nephrolithotomy được khuyến cáo nhiều nhất để
điều trị bằng mổ hở cho các trường hợp sỏi san hô
phức tạp. Tuy nhiên, đường mổ này đòi hỏi nhiều
điều kiện phức tạp như phải kẹp cuống thận, sử
dụng các chất hiển thị màu, hạ nhiệt độ thận tại
chỗ... Ngoài ra, đường rạch chủ mô thận theo diện
vô mạch ở bờ cong của thận khá rộng và dài nên
không khỏi làm tổn thương thận khá nhiều vừa do
đường cắt mở vừa do các mối may lấy nhiều chủ
mô để ép cầm máu mặt cắt. Với nghiên cứu của
Boyce
(4)
thì tỷ lệ hết sỏi là 80%, truyền máu trên
5 đơn vị là 4%. Với nghiên cứu của Paik
(16)
thì tỷ
lệ hết sỏi là 93%, lượng máu mất trung bình là
750ml. Còn nghiên cứu của Allen
(1)
thì tỷ lệ hết
sỏi là 81% và lượng máu mất trung bình là 325ml.
Nghiên cứu của Trần Đức Hòe
(23)
thì tổng lượng
máu trung bình là 580ml, không thấy nói đến tỷ lệ
hết sỏi. Trong khi đó thì nghiên cứu của chúng tôi
với cắt mở chủ mô tuy giới hạn nhưng cũng đủ
rộng khi phối hợp với đường cắt mở đài bể thận và
đã giúp lấy được nguyên cả khối sỏi lớn trong hầu
hết các trường hợp (71,25%) với tỷ lệ hết sỏi là
92,5% tương đương hoặc cao hơn các tác giả trên
và khi phân tích sâu nguyên nhân gây sót sỏi thì
thấy rằng đó không phải là do kỹ thuật mà là do
bản chất của bệnh sỏi với nhiều sỏi nhỏ rải rác
trong các đài thận kèm theo với sỏi san hô lớn,
lượng máu mất đã được giảm thiểu so với đường
mổ chẻ đôi thận.
Ngoài ra, đường mổ chẻ đôi thận còn có thể
gây nhiều biến chứng khác: cắt thận thứ phát để
cầm máu hay phải làm thuyên tắc mạch chọn lọc
vì chảy máu trong hay sau mổ không thể cầm
được, dò nước tiểu, tụ mủ hông lưng, dò động tĩnh
mạch thận... Trong nghiên cứu của chúng tôi, may
mắn là không bị các biến chứng trên.
Theo một số tác giả
(7,9,10,17)
, đối với sỏi còn sót
có thể điều trị bổ túc bằng tưới rửa tại chỗ vói
dung dịch Suby G hay Hemacidin hay Renacidin
hoặc cho uống các thuốc ức chế urease (acid
aceto hyroxamic), lợi tiểu nhóm thiazides, citrate,
allopurinol Trong nghiên cứu này, chúng tôi
chưa có kinh nghiệm sử dụng các loại thuốc trên
để điều trị bổ túc cho các bệnh nhân bị sót sỏi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002 Nghiên cứu Y học
4
KẾT LUẬN
Vừa cắt mở chủ mô thận theo đường vô mạch
vừa cầm máu tại chỗ đã giúp giảm thiểu mất máu
trong mổ và tránh được biến chứng chảy máu thứ
phát sau mổ. Ngoài ra, cũng đã bảo tồn được chức
năng của thận mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ALLEN F, NITAHARA K.S, MOREY JW, ANINCH MC
(1991), Modified anatrophic nephrolithotomy for management
of staghorn stones, J Urol, 59(5): 57.
2. BLANDY J (1982), The Kidney–Structure and Function,
Lecture Notes on Urology, Blackwell, Singapore: 30-42.
3. BOCCON GL (1981) Hémorragie après néphrolithotomie
valeur thérapeutique de l’embolisation rénale suprasélective,
Ann Urol, 15: 170-272.
4. BOYCE S (1998), Nephrolithotomy, Atlas of Urol Surg.,
Saunders, USA, 22, pp. 1048 –1054.
5. BRETAN PN, MALONE MJ (1999), Complex Renal
Reconstruction, Urol Clin North Am, 26(1): 201 – 217.
6. CARMIGNANI G, BELGRANO E, PUPPO P, GIULANI L
(1981), Massive post-operative bleeding in a solitary kidney
successfully treated by salvage clot embolisation, J Urol, 126:
400-402.
7. COE FL, HENRY W, PARKS JH, ASPLIN JR (2001),
Proportional reduction of urine supersaturation during
nephrolithiasis treatment, J Urol,166: 1247 – 1251.
8. FAURE G, SARRAMON JP (1982), Traitement chirugical du
calcul coralliforme, J Uro, 88(7): 448-453.
9. FERNANDO C, DELVECCHIO MD AND PREMINGER GM
(2000), Management of residual stones, Urol Clin North Am,
27: 347 – 354.
10. HESSE A, HEIMBACH D (1999), Causes of phosphate stone
formation and the importance of metaphylasis by urinary
acidification: a review, World J Urol,17(5): 308-315..
11. HINMAN F.Jr. (1998), Kidney Reconstruction, Atlas of
Urologic Surgery, Saunders, USA: 911-923.
12. HINMAN F.JR, Kidney Excision, Atlas of Urologic Surgery,
Saunders, USA: 983-992.
13. KUSS R. et GRÉGOIR W (1988), Histoire illustrée de
l’Urologie, Ed R Docosta: 291-302.
14. MEVEL O. (1996), Place actuelle de la chirugie percutanée
dans le traitement des lithiases urinaires, Thèse pour le
Diplôme d’Etat de Docteur en Medecin.
15. NONY P. (1993), Données actuelles et perspectives d’avenir
dans le traitement de la lithiase coralliforme de l’adulte. A
propos de 113 calculs opérés, Thèse pour le Doctorat d’Etat
en Médecine.
16. PAIK M.L., WANSTEIN M.A., SPIRNAK J.P. et al (1998),
Current indication for open stone surgery in the treatment of
renal and ureteral calculi, J Urol,159: 374-379.
17. PEARLE MS, ROEHRBORN CG, PAK CY (1999),
Metaanalysis of randomized trials for medical prevention of
calcium oxalate nephrolithiasis, J Endo Urol,13(9): 679-685.
18. PHẠM VĂN BÙI: Kết quả điều trị sỏi san hô phức tạp qua
đường vô mạch bể thận-đài thận dưới (1994). Báo Cáo Hội
Nghị Thận Học-Niệu Học lần thứ IV, 4/1999, Huế.
19. PHẠM VĂN BÙI (2001): Phẫu thuật sỏi san hô bằng cắt mở
bể-đài thận qua đường vô mạch phân thùy sau-dưới. Y Học
Tp.Hồ Chí Minh, 5(4): 232-236.
20. SARRAMON JP. (1994), “Traitement de la lithiase
coralliforme”, Viatique de néphrologie et d’Urologie,
Fournié-Fonsegrives, Toulouse: 467-477.
21. SEGURA JW (1997), Staghorn Caculi, Urol Clin North Am,
24(1): 71-80.
22. TEICHMAN JMH, LONG RD, HULBERT JC (1995), “Long-
term renal fate and prognosis after staghorn calculus
management”, J Urol,153: 1403.
23. TRẦN ĐỨC HÒE, NGUYỄN HỮU HẢO (1993), Rạch rộng
chủ mô thận lấy sỏi san hô dưới hạ nhiệt độ thận tại chỗ,
Ngoại Khoa, tập XXIII (2): 7-10.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cam_mau_chu_dong_trong_phau_thuat_soi_san_ho_phuc_tap.pdf