Cảm hứng nhàn tản trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

Tài liệu Cảm hứng nhàn tản trong thơ chữ Hán Nguyễn Du: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 23 (48) - Thaùng 12/2016 53 Cảm hứng nhàn tản trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Relaxed inspiration in Nguyen Du’s poems written in Han (class Chinese) PGS.TS. Lê Văn Tấn Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Le Van Tan, Assoc.Prof., Ph.D., Graduate Academy of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences TS. Nguyễn Thị Hưởng Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyen Thi Huong, Ph.D., Graduate Academy of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences Tóm tắt Nguyễn Du (1765-1820) là tập đại thành của văn học trung đại Việt Nam. Ngoài tác phẩm bất hủ “Đoạn trường tân thanh” và một số tác phẩm Nôm khác, ông có để lại 3 tập thơ chữ Hán với tổng số 249 bài. Qua đây, thi hào đã có dịp thể hiện, gửi gắm và ký thác nhiều tâm sự về thế đạo nhân tâm cũng như thân phận của một kẻ sĩ tài hoa nhưng cuộc đời nhiều cay đắng, tủi nhục. Trên hành trình ấy, những lúc th...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm hứng nhàn tản trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 23 (48) - Thaùng 12/2016 53 Cảm hứng nhàn tản trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Relaxed inspiration in Nguyen Du’s poems written in Han (class Chinese) PGS.TS. Lê Văn Tấn Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Le Van Tan, Assoc.Prof., Ph.D., Graduate Academy of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences TS. Nguyễn Thị Hưởng Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyen Thi Huong, Ph.D., Graduate Academy of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences Tóm tắt Nguyễn Du (1765-1820) là tập đại thành của văn học trung đại Việt Nam. Ngoài tác phẩm bất hủ “Đoạn trường tân thanh” và một số tác phẩm Nôm khác, ông có để lại 3 tập thơ chữ Hán với tổng số 249 bài. Qua đây, thi hào đã có dịp thể hiện, gửi gắm và ký thác nhiều tâm sự về thế đạo nhân tâm cũng như thân phận của một kẻ sĩ tài hoa nhưng cuộc đời nhiều cay đắng, tủi nhục. Trên hành trình ấy, những lúc thân mhỏi, tâm mệt, Nguyễn Du đã tìm đến với thiên nhiên, cuộc sống thôn dã như một phương thức để giải tỏa những ưu tư và giữ gìn khí tiết thanh cao. Điều này tạo nên trong thơ chữ Hán của ông cảm hứng về cái nhàn hay cảm hứng nhàn tản. Đây là nội dung chính được chúng tôi triển khai trong bài viết của mình. Từ khóa: Nguyễn Du, văn học trung đại, thơ chữ Hán, nhàn tản. Abstract Nguyen Du was the greatest writer of Vietnamese medieval literature. In addition to the immortal work “Doan truong tan thanh” and some works written in Chu Nom (Demotic script), he left three volumes of poetry with 249 poems written in Han. Through these poems, the poet had a chance of expressing his thoughts about human mind and the history of a talented artist who had a hard and bitter life. During the journey, when tired, Nguyen Du came into the nature and enjoyed the rural life, which was regarded as a means helping him to alleviate his sorrows and keep his noble nature. It brought his poems written in Han a relaxation or relaxed inspiration. The article is about this content. Keywords: Nguyen Du, Vietnamese medieval literature, Han poetry, relaxed inspiration. 1. Từ sự lựa chọn của kẻ sĩ trong thời loạn Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), tập đại thành của văn chương trung đại, niềm vinh dự cho bất kỳ một nền văn học dân tộc nào đã cách chúng ta ngót một góc phần tư của thiên niên kỷ song những giá trị tình thần mà ông để lại luôn sống mãi. Và ở vào mỗi một giai đoạn lịch sử, một tình huống hay một số phận, người ta lại tìm thấy ở Nguyễn Du những kinh nghiệm có ý nghĩa sâu sắc, máu thịt. Nguyễn Du cùng với những đứa con tinh thần của ông lẽ đó mà đã đi vào đời sống tinh thần người Việt suốt ngần ấy tháng năm và sẽ còn đồng hành suốt chiều dài quê hương, đất 54 nước tới mai sau. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và văn chương. Cụ thân sinh Nguyễn Nghiễm (1708-1775) và người anh trai cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản (1734-1786) của nhà văn đều nổi tiếng về tài năng, trí tuệ cũng như phong lưu một thuở. Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778) thì nổi tiếng xinh đẹp, đa tình lại có tài xướng ca. Chắc hẳn, tính cách, tố chất ở thi hào đã chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ ba con người này. Tiếc là cả cha và mẹ đều mất khi Nguyễn Du còn nhỏ khiến những định hướng ban đầu cho một sự nghiệp ở thi hào có nhiều dang dở. Đến ở với người anh trai chưa được bao lâu thì xảy ra “Vụ án năm Canh Tý”, Nguyễn Khản bị khép tội mưu loạn và bị bắt giam ở nhà Châu Quận công. Nguyễn Du được ông Đoàn Nguyễn Tuấn (một người thân với cụ Nguyễn Nghiễm) đón về nuôi dạy ở trấn Sơn Nam Hạ. Sau khi Trịnh Sâm mất (1782), kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa, hai người anh của Nguyễn Du được phục chức (Nguyễn Khản làm Thượng thư bộ Lại; Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây), Nguyễn Du bắt đầu tham gia thi cử với khát vọng lập thân, lập danh, cũng là để bắt đầu tìm kiếm những cơ hội nhằm hiện thực hóa mơ ước của kẻ sĩ trung đại. Năm 1783, Nguyễn Du tham gia thi Hương ở Sơn Nam đỗ Tam trường (Tú tài), lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và được tập ấm chức “Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu” của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Có thể nói rằng, giá như trong một tình thế khác của lịch sử, của thời thế thì với kẻ sĩ như Nguyễn Du đây sẽ là sự khởi đầu ít nhiều suôn sẻ của một sự nghiệp hành đạo. Song rất tiếc, sự lựa chọn của cá nhân không phải bao giờ cũng trùng khít với sự lựa chọn của lịch sử (ý của C.Max), cái khát vọng kinh bang tế thế từng cháy rừng rực ở những tiền bối (như Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan) đến thời đại của Nguyễn Du đã không còn nữa. Thời thế, sự “va đập” có tính định mệnh của xã hội đã đẩy thi hào sang một hướng khác, hướng mà ở đó ông đã ghi dấu vĩnh viễn, trường tồn như ngọn núi Hồng, như dòng sông Lam quê hương trong trái tim của độc giả muôn đời. Xin nói thêm, trong thời kỳ trung đại, với bất kỳ sĩ hoạn nào, một khi đã theo học Nho giáo đều mang trong mình cái khát vọng được mang tài năng, tâm huyết của mình để phục vụ triều đại, phục vụ đất nước, nhân dân. Song đường đi của mỗi người mỗi khác. Có người thành, có người bại, có người có cơ hội có người lại không, có người có thể “cháy hết mình”, cũng lại có người “nửa đường đứt gánh”, gối mỏi thân mệt mà dùng dằng, chần chừ Ở đó có cả những nguyên nhân khách quan và có cả những nguyên nhân chủ quan mà không phải lúc nào cũng dễ dàng lý giải cho thấu tình đạt lý. Nhìn vào hành trạng hoạn lộ của Nguyễn Du, chúng tôi có một cảm nhận dường như với ông, việc theo triều đại nào, nhậm một chức tước nào với ông đều khá miễn cưỡng. Năm 1789, khi Nguyễn Huệ ra Bắc đại phá quân Thanh, nhiều kẽ sĩ Bắc Hà khó tính nhất cũng đã theo Tây Sơn (Ninh Tốn, Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyễn Tuấn) thì bản thân Nguyễn Du lại phiêu dạt về quê vợ ở Thái Bình. Mùa đông năm 1796, Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo chúa Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ “My trung mạn hứng” (Cảm hứng trong tù) như sau: 55 Chung tử viên cầm tháo nam âm, Trang Tích bệnh trung di Việt ngâm. Tứ hải phong trần gia quốc lệ, Thập tuần lao ngục tử sinh tâm. Bình Chương di hận hà thời liễu? Cô Trúc cao phong bất khả tầm. Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ, Hồng Sơn sơn hạ Quế Giang thâm. (Chung tử gảy đàn theo điệu Nam/ Trang Tích khi ốm vẫn rên bằng tiếng Việt/ Bốn bể gió bụi, nghĩ tình nhà việc nước mà rơi lệ/ Mười tuần lao tù, lòng coi thường sống chết/ Bao giờ mới hết mối hận Bình Chương?/ Khó mà tìm được phong cách cao thượng của con người nước Cô Trúc/ Ta có một chút tâm sự không biết tỏ cùng ai/ Dưới chân núi Hồng, sông Quế Giang sâu thẳm.)1. Rõ ràng “mối hận” và “một chút tâm sự” trên đây đã cho thấy ở thi hào ý thức rất cao về tài năng, nhân cách cũng như những khát vọng của cá nhân ở vào hoàn cảnh không được như ý. Thật khó để phán xét song rõ ràng, nhận thức cũng như thái độ của Nguyễn Du với Tây Sơn không giống như với những nho sĩ khác cùng thời. Ông muốn bánh xe thời gian quay ngược trở lại hay trông chờ vào một sự thay đổi nào khác? Tâm trạng hoài Lê ở ông như các nhà nghiên cứu đi trước đã chỉ ra là có thật: Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành, Do thị Thăng Long cựu đế kinh. Cù hạng tứ khai mê cựu tích, Quản tuyền nhất biến tạp tân thanh. Thiên niên phú quý cung trang đoạt, Tảo tuế thân bằng bán tử sinh. Thế sự phù trầm hưu thán tức, Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh. (Thăng Long, kỳ 2) (Mảnh trăng ngày trước soi xuống ngôi thành mới/ Đây vẫn là Thăng Long, đô thành các triều vua trước/ Đường sá ngang dọc, lạc mất dấu vết cũ/ Tiếng đàn sáo cũng đổi khác, xen lẫn âm thanh mới/ Phú quý nghìn xưa vẫn làm cái mồi cho sự tranh đoạt/ Bạn bè hồi trẻ, kẻ mất người còn/ Thôi đừng than thở chuyện đời chìm nổi/ Mái tóc mình cũng đã bạc lốm đốm.).2 Có điều là nỗi niềm với cựu triều không đưa nhà thơ tới những cực đoan trong nhận thức mặc dù ông vẫn hi vọng một sự đổi khác. Ông ý thức được sự hưng phế có tính tất yếu của thế cuộc nhưng vẫn muốn một cục diện khác để có thể thực sự hài lòng cống hiến. Đó chính là cái lẽ khiến cho ông thản nhiên sau đó ra làm quan cho triều Nguyễn, bắt đầu từ năm 1802. Và cũng từ thời gian đó cho tới khi mất, tình cảm, thái độ của ông khi tham gia triều chính có phần chểnh mảng, đâu đó bất đắc chí, thậm chí đã có những lúc ông nghĩ đến cái chết: Xúc ca thanh đoản mạn thanh trường, Bạch phát tiêu tiêu cổ đạo bang. Tế giản thủy thanh lưu tích vũ, Bình sa nhân ảnh tại tà dương. Quyên ai mạc báo sinh hà bổ, Nhi nữ thành quần tử bất phương. Hồi thủ cố hương thu sắc viễn, Hoành sơn vân thụ chính thương thương. (Giang đầu tản bộ, kỳ 2) (Hát gấp thì tiếng ngắn, hát thong thả thì tiếng dài/ Đầu bạc bơ phờ đi bên con đường cổ/ Lạch nhỏ dồn nước mưa tiếng chảy reo/ Bóng chiều lúc chiều tà in trên bãi cát/ Chưa báo đáp được mảy may, sống chẳng ích gì/ Trai gái hàng đàn, chết cũng chẳng ngại/ Ngoảnh nhìn về quê nhà, vẻ thu xa lắc/ Mây và cây cối trên dãy Hoành sơn một màu xanh biếc - Dạo chơi đầu sông, bài 2). 3 Trong “Nam trung tạp ngâm” và “Bắc hành tạp lục” cho thấy Nguyễn Du đã có 56 một cái nhìn hiện thực tỉnh táo đối với giai cấp chính trị lúc bấy giờ. Ông nhìn thấy chốn quan trường chỉ là lợi danh, thoán đoạt; kẻ thực tài, thực tâm thì không được dụng. Cùng với những trải nghiệm 10 năm gió bụi trước đây và thân tâm không phải không có những lúc mỏi mệt, đại thi hào chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là kiên trinh một tấm lòng trong sạch, không bợn tục lụy. Và đây cũng là lúc ông tìm đến Đạo giáo, Phật giáo để tự xoa dịu, an ủi, cũng là “điểm tựa” ru lòng mình giữa cõi nhân sinh quá nhiều đen tối. Con đường của Nguyễn Du trong một thời đại nhiều song gió quả có gập ghềnh mà lịch sử đã không chọn ông trong tư cách của một ông quan hành đạo - nhập thế (như nhiều kẻ sĩ khác cùng thời). Đọc 249 bài thơ chữ Hán, chúng tôi thấy Nguyễn Du dường như không có một chút hứng thú với lý tưởng hành đạo mà đáng lẽ ra một kẻ sĩ như ông sẽ nhiều ít đề cập tới. Nếu nói ông không có tài cho sự lựa chọn ấy hẳn nhiên là không đúng; và nếu nói “giá như” có một lựa chọn lại cũng là phi biện chứng. Chúng tôi cho rằng, sự lựa chọn cuộc đời của Nguyễn Du tiêu biểu cho một hướng lựa chọn của kẻ sĩ trong thời loạn để vị trí, tên tuổi của ông sẽ được nhắc mãi trong một tư cách khác: tư cách của một nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại với cái nhìn hiện thực phi lạc quan hóa, từ trong thơ chữ Hán đến tuyệt tác “Đoạn trường tân thanh”. 2. Đến một cái nhìn nhân văn về cuộc đời Hẳn nhiên, khi mà con đường hành đạo, lý tưởng hành đạo vốn đã trở thành thứ “thuộc lòng” của Nho sĩ bấy nay không còn có cơ hội cháy lên trong trái tim Nguyễn Du thì đó cũng là lúc mà thi hào hướng sự quan tâm của mình tới những vấn đề khác của xã hội cũng như của thân phận cá nhân. Trong thơ chữ Hán, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Du đã có cái nhìn nhân văn sâu sắc về cuộc đời nói chung. Cái nhìn nhân văn ấy được hướng tới các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú của hệ thống hình tượng thơ chữ Hán Nguyễn Du. Trước hết, từ sự trải nghiệm cuộc sống xa hoa của cung vua phủ chúa, cũng như những quan sát thực tế sau này mà Nguyễn Du đã có một cái nhìn hiện thực mang tinh thần phê phán đối với quan tham lại nhũng, những kẻ áp bức, bóc lột chà đạp lên quyền sống của con người. Tuy nhiên, cái cách mà nhà thơ diễn đạt nội dung này lại khá nhẹ nhàng, đôi chỗ ẩn ý, gián tiếp. Những lời thơ như thế này thực ra không nhiều trong thơ chữ Hán Nguyễn Du: Tây Sơn chư thần mãn tọa tận khuynh đảo, Triệt dạ truy hoan bất tri bão. Tả phao hữu trịch tranh triền đầu, Nê thổ kim tiền thù thảo thảo. (Long Thành cầm giả ca) (Các quan Tây Sơn trong tiệc rượu đều nghiêng ngả/ Mảng vui suốt đêm không biết chán/ Phía tả phía hữu tranh nhau gieo thưởng/ Tiền bạc coi rẻ như đất bùn - Bài ca người gảy đàn ở Long Thành).4 Trong khi đó, tác giả lại thường nhân cảnh hiện tại mà ngẫm đến cảnh xưa, nhìn cái hoang tàn của hôm nay mà nuối tiếc một thời vàng son của quá khứ. Hãy khoan nói đến xúc cảm hồi cố cựu triều thì rõ ràng trong tương quan như thế, lời thơ Nguyễn Du toát lên một cách ý nhị âm hưởng phê phán triều đại đương thời: Thiên niên cự thất thành quan đạo, Nhất phiến tân thành một cố cung. (Thăng Long, kỳ 1) (Những ngôi nhà đồ sộ nghìn xưa, nay thành đường cái, 57 Một dải thành mới làm mất dấu vết cung điện cũ)5 Nhìn cảnh hoang phế của thành phủ mà lòng thi nhân nhuốm nỗi u hoài: Thập tải trần ai ám ngọc trừ, Bách niên thành phủ bán hoang khư. Yêu ma trùng điểu cao phi tận, Trỉ uế càn khôn huyết chiến dư. Tang tử binh tiền thiên lý lệ, Thân bằng đăng hạ sổ hàng thư. Ngư long lãnh lạc nhàn thu dạ, Bách chúng u hoài vị nhất sư. (Bát muộn) (Cát bụi che mờ thềm ngọc đã mười năm/ Thành phủ xây dựng trăm năm nay, một nửa đã thành gò hoang/ Những loài chim, sâu nhỏ bé, đều bay hết cá/ Sau cuộc huyết chiến, chỉ còn lại cõi càn khôn nhơ nhớp/ Quê nhà trong cơn binh lửa, mình ở xa ngàn dặm, nước mắt tuôn rơi/ Bạn bè, bà con chỉ còn lại mấy hàng thư dưới đèn/ Đêm thu vắng, cá rồng lặng lẽ/ Trăm mối u hoài chưa dẹp được - Xua nỗi buồn).6 Nỗi niềm của Nguyễn Du ở đây khiến chúng tôi chợt nhớ tới những câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan, những câu thơ mang mang một nỗi quan hoài với xúc cảm nhân văn của thi nhân trước cái đẹp đã vĩnh viễn tạc vào tâm trí bao kẻ sĩ một thời: Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa thành thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương. Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luốn đoạn trường. (Thăng Long thành hoài cổ) Từ đó, Nguyễn Du gửi gắm niềm hi vọng của mình về một sự thay đổi nhân tiễn bạn đi nhậm chức, dù bản thân ông đã tự nhận thấy niềm hi vọng ấy của mình cũng chưa có gì là chắc chắn: Nhân tòng đạm bạc tư vi chính, Thiên vị kiềm lê bất phóng nhàn. Bắc vọng Hồng Sơn khai đức diệu, Thiên nhai cử tửu khánh hương quan. (Tống Ngô Nhữ Sơn công xuất trấn Nghệ An) (Tính ông đạm bạc sẽ thể hiện vào chính sự/ Trời vì nhân dân nên chưa cho ông được nhàn rỗi/ Trông về núi Hồng ở phía bắc, thấy ngôi sao nhân đức hiện lên/ Từ phương trời xa, tôi nâng cốc chúc mừng quê hương tôi - Tiễn ông Ngô Nhữ Sơn ra làm Hiệp trấn Nghệ An).7 Cái nhìn nhân văn của thi hào về cuộc đời tiếp tục được thể hiện và thể hiện rõ hơn ở cái nhìn cảm thông, chia sẻ đối với những thân phận, những cảnh đời cơ cực, các tầng lớp dưới đáy của xã hội. Niềm cảm thông, chia sẻ ấy ở Nguyễn Du vượt biên giới quốc gia dân tộc để đến với con người nói chung. Đây là bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ trên đường đi sứ với một người phu xe bắt gặp trên đường: Hà Nam thu bát nguyệt, Tàn thử vị tiêu dung. Lộ xuất lương phong ngoại, Nhân hành liệt nhật trung. Đồ trường tê quyện mã, Mục đoạn diệt qui hồng. Hà xứ thôi xa hán? Tương khan lục lục đồng. (Hà Nam đạo trung khốc thử) (Đến Hà Nam tháng tám giữa mùa thu/ Hơi nóng tàn chưa tan hết/ Trên đường vẫn chưa có gió mát/ Người đi dưới ánh nắng gay gắt/ Đường dài, ngựa mỏi hí vang/ Nhìn hết tầm mắt, mất bóng chim hồng bay về/ Anh đẩy xe kia ở đâu ta nhỉ?/ Nhìn nhau, thấy vất vả như nhau - Nắng to trên đường đi Hà Nam).8 Chứng kiến cảnh người hát rong ở 58 thành Thái Bình cố hết sức để hát cho khách mà chỉ được năm sáu đồng tiền; người trên thuyền rượu thịt thừa thãi đổ cả xuống sông trong khi cha con người hát rong thì bụng đói bước lên bờ, lòng thi nhân thấy quặn thắt: Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc, Khước tọa, liễm huyền, cáo chung khúc. Đàn tận tâm lực cơ nhất canh, Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục. Ngã sạ kiến chi, bi thả tân: Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần. Chỉ đạo Trung Hoa tẫn ôn bão, Trung Hoa diệc hữu như thử nhân! Quân bất kiến sứ thuyền triêu lai cung đốn lệ, Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ. Hành nhân bão thực tiện khí dư, Tàn hào lãnh phạn trầm giang để. (Thái Bình mại giả ca) (Ông già miệng sùi bọt, tay mỏi rời/ Ngồi lại cất đàn, nói là đã hát xong/ Gắng hết tâm sức gần một trống canh/ Mà chỉ được năm sáu đồng tiền/ Tôi trong thấy mà thương xót/ Người ta thà chết còn hơn nghèo/ Thường nghe nói đất Trung Hoa ai cũng no ấm/ (Không ngờ) Trung Hoa cũng có người như thế ấy!/ Kìa không thấy lệ cung đốn cho đoàn sứ/ Thuyền này thuyền kia đều đầy gạo thịt/ Mọi người ăn uống thỏa thuê, còn thì bỏ/ Cơm thừa canh nguội đổ cả xuống sông! - Người hát rong ở thành Thái Bình). 9 Nhà thơ mong muốn được vẽ lại những cảnh đời như thế này để dâng lên cho nhà vua được biết (mặc dù “nhà vua” ở đây cũng chỉ được hiểu như là một niềm mơ ước mà thôi!): Bát khí vô cố tích, Lân cẩu yếm cao lương. Bất tri quan đạo thượng, Hữu thử cùng nhi nương. Thùy nhân tả thử đồ, Trì dĩ phụng quân vương. (Sở kiến hành) (Đồ bỏ không hề tiếc/ Chó hàng xóm cũng chán thức ngon/ Không biết trên đường cái quan/ Có mẹ con nhà này cùng cực đến thế!/ Ai vẽ bức tranh này/ Đem dâng lên nhà vua! - Những điều trông thấy).10 Cuối cùng không thể không nhắc đến cái nhìn nhân văn của thi nhân đối với chính bản thân mình. Có thể nói rằng, chiếm số lượng nhiều nhất trong thơ chữ Hán Nguyễn Du chính là những sáng tác thể hiện những trăn trở, suy tư, những trạng thái cung bậc tình cảm hết sức đa dạng của nhà thơ về con người thân phận. Rất nhiều lần nhà thơ nhắc đến hình ảnh của mình ốm yếu tiều tụy, cô đơn giữa cuộc đời quá nhiều dâu bể, thân tâm mỏi mệt, tóc bạc trắng bụi thời gian: Thanh chiên cựu vật khổ trân tích, Bạch phát hùng tâm không đốt ta. Tái bệnh thượng tu điều nhiếp lực, Bất tri thu tứ đáo thùy gia. (Khai song) (Chiếc nệm xanh, vật cũ, khư khư giữ mãi/ Tóc bạc rồi, dù có hùng tâm, cũng ngồi than thở suông mà thôi/ Bệnh trở lại phải lo điều dưỡng/ Không biết ý thu đến nhà ai? - Mở cửa sổ).11 Nỗi cô đơn buồn nản, sự chán chường ở thi nhân hẳn có những căn nguyên từ ý thức của một con người nhiều tài năng, nhiều khát vọng mà lực bất tòng tâm, biết đấy mà đành vậy. Nhất là những lúc ốm đau, Nguyễn Du giãi bày trong lời thơ một nỗi niềm thực sự cảm động, hướng đến cái hư không huyễn ảo của kiếp người: Đa bệnh đa sầu khí bất thư, Thập tuần khốn ngọa Quế Giang cư. Lệ thần nhập thất thôn nhân phách, Cơ thử duyên sàng khiết ngã thư. 59 Vị hữu văn chương sinh nghiệt chướng, Bất dung trần cấu tạp thanh hư. Tam lan song hạ ngâm thanh tuyệt, Điểm điểm tinh thần du thái sơ. (Ngọa bệnh) (Lắm bệnh, hay buồn, tâm thần không được thư thái/ Mười tuần nay nằm co bên bờ Quế Giang/ Thần ôn vào nhà muốn bắt vía người/ Chuột đói leo giường gặm sách vở của ta/ Chưa từng có chuyện văn chương sinh ra nghiệt chướng/ Không để cho bụi bặm lẫn vào nơi trong sạch/ Dưới cửa sổ tam lan, vắng bặt tiếng ngâm nga/ Tinh thần dần dần về cõi hư không - Ốm).12 Trở lên có thể thấy rằng, từ sự nhận thức tỉnh táo về hiện thực cũng như về bản thể, thân phận, Nguyễn Du đã lựa chọn một con đường đi riêng của mình trong buổi loạn ly của đất nước. Khát vọng hành đạo theo cái nghĩa thông thường của nho sĩ bấy lâu nay một khi đã vĩnh viễn không còn và không thể bùng cháy được thì đó cũng là lúc thi nhân hướng những quan tâm của mình về hiện thực, về xã hội, về cuộc đời bằng cái nhìn, thái độ phủ định đối với lợi danh, quan trường; cảm thông chia sẻ đối với những số phận bi kịch và cảm thương cho chính cá nhân ông. Cái nhìn ấy, nỗi niềm ấy liệu có giúp thi nhân thanh thản? Hay chính nó lại thêm một lần nữa khiến thi nhân càng thêm trĩu nặng bao thế thái nhân tình? Vả chăng chỉ có khi, mặc dù không nhiều, Nguyễn Du hướng xúc cảm thường nhật của mình về với thiên nhiên tạo vật, về cái cái nhàn (như cách thể hiện của bao thi nhân khác trước và sau ông) thì đó mới là những giây phút thi nhân được giải phóng những u ẩn nội tâm trước vần xoay thế cuộc, trước đảo điên thế thái nhân tình. 3. Và cảm hứng về cái nhàn: Phương thức giải phóng những u ẩn nội tâm Nhàn ở đây được hiểu là nhàn nhã, thư thái. Xét ở phương diện triết học, cảm hứng hướng về cái nhàn của các nho sĩ trung đại có sự ảnh hưởng khá rõ từ phép ứng xử linh hoạt của Nho giáo, triết lý vô vi, tiêu dao nhàn tản, giải phóng khỏi những ràng buộc xã hội, huyễn hoặc, hướng tới cái tự nhiên, tự mỹ, sống thuận theo tự nhiên, hòa vào thiên nhiên của Đạo gia và phần nào chứa đựng ở đó cả tư tưởng thoát ly cõi tục, gần gũi và hòa nhập với thiên nhiên của Phật giáo.13 Tất nhiên, cách ứng xử với cái nhàn ở mỗi thi nhân sẽ khác nhau: có những người đẩy cái nhàn lên như một triết lý sống, lẽ sống ở vào một giai đoạn nào đó của cuộc đời và cũng có thể là cả cuộc đời của mình (như đối với loại hình tác giả nhà nho ẩn dật với những tên tuổi tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Hãng, Nguyễn Bỉnh Khiêm); cũng có những thi nhân hướng đến nó như chỉ là một cách để giải tỏa những ưu sầu thế sự, là những giây phút nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sau bao bận rộn quan trường hay những công việc thường nhật khác. Nếu theo đường hướng thứ hai này thì cứ như khảo sát của chúng tôi, hầu hết các thi nhân trung đại, người ít người nhiều đều nói tới, đều hướng đến cái nhàn, tất nhiên cách thể hiện mỗi người mỗi khác. Từ đây, chúng tôi cho rằng có sự hình thành của một loại hình tác giả nhàn tản và một dòng thơ ca nhàn tản trong văn học trung đại Việt Nam với những đặc sắc trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật cần được nghiên cứu như một đề tài chuyên biệt.14 Cảm hứng về cái nhàn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đi theo hướng thứ hai, như chúng tôi đã nói ở trên song có những tình ý và cách thức thể hiện riêng. Về tần suất, thời gian mười năm gió bụi (1786-1795), dưới chân núi Hồng (1796-1802) và làm quan ở Bắc Hà (1802-1804) là khoảng thời 60 gian tác giả nhắc nhiều tới cái nhàn nhất. Lẽ bởi đây chính là quãng thời gian mà Nguyễn Du vừa trải qua, chứng kiến những “va đập” của chế độ chính trị đương thời đối với đại gia đình của ông. Đó cũng là quãng thời gian nhà thơ còn ít nhiều niềm hi vọng, trông ngóng về một cục diện mới mà ở đó ông có cơ hội được gánh vác, mặc dù ý thức về sự bất tài, về tuổi già sức mỏi cũng đã xuất hiện nhiều: Hoàng Mai kiều thượng tịch dương hồng, Hoàng Mai kiều hạ thủy lưu đông. Nguyên khí phù trầm thương hải ngoại, Tình lam thôn thổ loạn lưu trung. Đoản soa ngư chẩm cô chu nguyệt, Trường địch đồng xuy cổ kính phong. Đại địa văn chương tùy xứ kiến, Quân tâm hà sự thái thông thông. (Hoàng Mai kiều vãn diểu) (Trên cầu Hoàng Mai, bóng chiều nhuốm đỏ/ Dưới cầu Hoàng Mai, nước chảy về đông/ Nguyên khí nổi chìm ở ngoài bể rộng/ Giữa dòng sông khí núi tỏa xuống từng đợt/ Nhà chài nằm gối áo tơi trong chiếc thuyền lẻ loi dưới ánh trăng/ Em bé đi trên lối cũ thổi sáo trước làn gió/ Trên mặt đất rộng lớn này, ở đâu không có cảnh đẹp/ Việc gì mà anh phải quá vội vàng? - Buổi chiều đứng trên cầu Hoàng Mai ngắm cảnh).15 Trong không gian của một đêm trăng sáng, đối diện với ngọn đèn bên vách, thi nhân cảm thấy lòng mình thanh thản, bao nghiệp chướng rồi cũng qua đi như gió bụi thời gian: Mãn thiên minh nguyệt nhất trì thủy, Bán bích hàn đăng vạn thụ phong. Lão khứ vị tri sinh kế chuyết, Chướng tiêu thời giác túc tâm không. Niên niên kết đắc ngư tiều lữ, Tiếu ngạo hồ yên dã thảo trung. (Thôn dạ) ( Vầng trăng sáng đầy trời giọi xuống mặt nước ao/ Ngọn đèn lạnh bên vách leo lét trước làn gió muôn cây/ Già rồi, vẫn chưa biết mình vụng đường sinh kế/ Hết nghiệp chướng, mới thấy tấm lòng xưa nhẹ nhõm/ Làm bạn với khách ngư tiều năm này sang năm khác/ Cười ngạo nghễ giữa khói mặt hồ và cỏ đồng nội - Đêm trong xóm).16 Trong thời gian này, có tổng số 06 bài Nguyễn Du trực tiếp nhắc đến chữ nhàn, gồm các bài: Khai song (Mở cửa sổ), Đối tửu (Ngồi uống rượu), Liệp (Đi săn), Mộ xuân mạn hứng (Cuối xuân cảm hứng), Đồng Lung giang (Sông Đồng Lung) và Lạng Sơn đạo trung (Trên đường đi Lạng Sơn). Những giây phút nhàn nhã, thảnh thơi thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với nhà thơ, giúp thi nhân cân bằng được cảm xúc của mình trước cuộc sống, hòa mình cùng với cuộc sống xóm thôn, lấy hươu nai làm bầu bạn: Môn tiền yên cảnh cận như hà, Nhàn nhật khai song sinh ý đa (Khai song) (Phong cảnh trước nhà nay ra sao?/ Thong thả, mở cửa sổ thấy mọi vật vui tươi - Mở cửa sổ).17 Y quan đạt giả chí thanh vân, Ngô diệc lạc ngô mi lộc quần. Giải thích nhàn tình an tại hoạch, Bỉnh trừ dị loại bất phương nhân (Liệp) (Những người làm quan hiển đạt thì chí ở đường mây/ Còn ta, ta cũng vui với lũ hươu nai của ta/ Cốt thư thái tâm tình, chứ không cốt săn bắn cho được/ Nhưng dù có giết giống khác cũng không hại đến điều nhân - Đi săn).18 Từ đó, Nguyễn Du tìm cách chối từ bả phù hoa, coi danh lợi chỉ như cơn gió thoảng qua; nỗi cô đơn sầu muộn của kiếp 61 người rồi cũng qua đi dẫu vẫn biết cõi phù sinh là “cái nợ” ai cũng phải trải qua: Phù thế công danh khan điểu quá, Nhàn đình tiết tự đái oanh thiên Phù lợi vinh danh chung nhất tán, Hà như cập tảo học thần tiên. (Mộ xuân mạn hứng) ( Công danh ở đời xem như chim bay vút qua/ Trước sân vắng, thời tiết cũng theo chim oanh mà đổi dời/ Danh lợi hão huyền cuối cùng sẽ tiêu tan hết/ Sao bằng kịp thời sớm theo đạo thần tiên! - Cuối xuân cảm hứng).19 Đồng Lung giang thủy khứ dud u, Kim cổ nhàn sầu bất trú lưu. Sa chủy tàn lô phi bạch lộ, Lũng đầu lạc nguyệt ngọa hàn ngưu (Đồng Lung giang) (Nước sông Đồng Lung chảy xa thăm thẳm/ Mối sầu man mác kim cổ cũng trôi theo dòng nước không ngừng/ Đàn cò trắng bay trên đám lau tàn cuối mỏm cát/ Con trâu nằm đầu ghềnh dưới bóng trăng tà lạnh lẽo - Sông Đồng Lung).20 Nhìn chung, giai đoạn mười năm gió bụi, dưới chân núi Hồng và làm quan ở Bắc Hà là thời gian Nguyễn Du nói nhiều tới cái nhàn; nhiều bài thể hiện cảm hứng của tác giả hướng đến thiên nhiên. Ở đó là một không gian gần mặt đất, gắn với thôn xóm, quê kiểng, con đường làng, đàn trâu nằm dưới bóng trăng, đàn cò trắng và đâu đó thấp thoáng bóng hình của con người như người nông phu, tiều phu Theo chiều hướng xúc cảm này, nếu như ở các thi nhân khác, đó sẽ thực sự là những giây phút họ được tiêu dao tâm hồn cùng với ngoại giới đến tận cùng (chúng tôi không đề cập tới loại hình tác giả nhà nho ẩn dật ở chỗ này) thì ở Nguyễn Du, dường như những giây phút đó không ngưng đọng được lâu. Nó đến nhanh và cũng tan biến nhanh bởi ngay sau đó thường lại là một nỗi niềm thế thái hướng về cuộc đời, cuộc sống xã hội của thi nhân. Những vẫn thơ nhàn của Nguyễn Du vì thế mà đọc lên vẫn cảm thấy cái dư vị nghèn nghẹn, cay chua của một thân phận, của một kiếp người nhiều tài hoa, nhiều khát vọng mà đa đoan, cực nhọc: Anh hùng tâm sự hoang trì sính, Danh lợi doanh trường lụy tiếu tần. Nhân tự tiêu điều xuân tự hảo, Đoàn thành thành hạ nhất triêm cân. (Xuân tiêu lữ thứ) (Tâm sự anh hùng đã nguội lạnh, không nghĩ đến chuyện rong ruổi/ Trên đường danh lợi, buồn hay vui, cũng không được tự nhiên/ Người thì tiều tụy, nhưng xuân vẫn đẹp/ Đứng dưới Đoàn thành, nước mắt thấm khăn - Đêm xuân lữ thứ).21 Một ước muốn về nghỉ mà với ai thì thật dễ dàng nhưng với thi hào sao khó đến thế, nghẹn ngào đến thế: Lịch lịch lâu đài thiên ngoại kiến, Vi vi chung cổ nguyệt trung văn. Thanh sam tẩu biến hồng trần lộ, Viên hạc hà tòng nhận cựu lân. (Đồng Lư thượng dao kiến Sài Sơn) ( Xa xa, thấy lâu đài rõ mồn một/ Văng vẳng nghe tiếng chuông trống trong ánh trăng/ Một chiếc áo xanh đi khắp cõi bụi hồng/ Làm sao lại về chơi được với con vượn con hạc ở nơi xóm núi? - Trên đường Đồng Lư nhìn xa thấy núi Thầy).22 Thời gian làm quan cho nhà Nguyễn và đi sứ Trung Hoa, mặc dù công việc quan trường, chính sự có tiêu tốn nhiều thời gian của thi nhân, song bất kể thời gian nào cho phép và không gian thích hợp là Nguyễn Du lại hướng cảm xúc của mình về với thiên nhiên, cuộc sống thường nhật của xã hội. Và ở vào những khoảnh khắc như thế, dường như mối quan hoài xứ Bắc, niềm nhung nhớ Thăng Long và quê cũ dưới 62 chân núi Hồng luôn thôi thúc ông, khiến ông tâm dạ chẳng lúc nào được yên: Lô hoa sơ bạch cúc sơ hoàng, Thiên lý hương tâm dạ cộng trường. Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt, Lục âm trùng điệp bất di quang. (Ngẫu hứng, kỳ 2) (Hoa lau chớm trắng, hoa cúc chớm vàng/ Lòng nhớ quê hương ngàn dặm, đêm cũng dài dằng dặc/ Gắng dậy mở cửa sổ xem trăng sáng/ Bóng râm lớp lớp không để lọt tia sáng nào).23 Làm quan với một tâm trạng buồn nản, chán trường, Nguyễn Du tự cảm thấy như mình đang bị cầm tù. Ông hướng lòng mình lên với trời cao, nhìn đám mây trăng bay tự do mà cảm khái cho cá nhân mình. Lời thơ chất chứa mối sầu bi của một cái tôi trữ tình vẻ như muốn lại như thôi tìm về những ngày tháng cũ hay một không gian khác với thực tại, gần đấy mà cũng xa tít tắp: Giang thành nhất ngọa duyệt tam chu, Bắc vọng gia hương thiên tận đầu. Lệ Thủy Cẩm Sơn giai thị khách, Bạch vân hồng thụ bất thăng thu. Thử thân dĩ tác phàn lung vật, Hà xứ trùng tầm hãn mạn du?... (Tân thu ngẫu hứng) (Nằm ở Giang thành chốc đã ba năm tròn/ Trông về phía bắc quê nhà ở tận cuối trời/ Ở Nhật Lệ hay Cẩm Sơn mình vẫn là khách/ Đám mây trắng, chòm mây đỏ, bao xiết vẻ thu/ Thân này đã là vật trong lồng cũi/ Còn tìm đâu được cuộc đời phóng khoáng tự do nữa - Đầu mùa thu ngẫu hứng).24 Làm quan mà với một tâm trạng “lạc loài” như thế, hẳn nhiên Nguyễn Du không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một viên quan từ cái nhìn chính thống. Lẽ đó mà ông bị quan trên quở mắng cũng là điều dễ hiểu: “Khi làm quan, ông thường bị quan trên quở trách, nên lấy làm uất ức bực chí”.25 Đã có lúc, có chỗ thi nhân tìm đến Đạo, tìm đến Phật nhưng tất cả cứ nửa vời bởi ông chưa bao giờ nguôi quên tục lụy. Vả có tìm đến những cái thú tao nhã của nho sĩ như uống rượu, ngâm thơ, ngắm cảnh, thưởng ngoạn thiên nhiên nhưng chưa bao giờ thi hào đi được đến tận cùng của những xúc cảm như thế. Hứng thú về cái nhàn để được hoà mình vào trăng trong, gió mát, được nằm khểnh giữa chốn rừng thông nghe tiếng vi vu gọi nguồn cứ chen lẫn với nỗi niềm rưng rưng của một kẻ sĩ già yếu, tóc bạc, lữ thứ, đau ốm, vô dụng và bao nhiêu những sầu bi khác ùa đến. Khảo sát hai tập thơ “Nam trung tạp ngâm” và “Bắc hành tạp lục”, chúng tôi thấy chỉ có 04 bài Nguyễn Du nhắc tới chữ nhàn nhưng cả bốn trường hợp chủ thể trữ tình đều không có được sự thảnh thơi theo đúng nghĩa. Đó là các bài Thu chí (Thu đến), Dã tọa (Đêm ngồi), Tống Ngô Nhữ Sơn công xuất trấn Nghệ An (Tiễn ông Ngô Nhữ Sơn ra làm Hiệp trấn Nghệ An) và Quế Lâm công quán (Công quán Quế Lâm). Một số bài khác, thi nhân không trực tiếp nhắc tới chữ nhàn mà gửi gắm niềm cảm hứng của mình tới cỏ cây, phong cảnh trên những nẻo đường mà Nguyễn Du có dịp đi qua: Thiên Thai sơn tại đế thành đông, Cách nhất điều giang tự bất thông. Cổ tự thu mai hoàng diệp lý, Tiên triều tăng lão bạch vân trung. Khả liên bạch phát cung khu dịch, Bất dữ thanh sơn tương thủy chung. Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo, Cảnh hưng do quải cựu thời chung. (Vọng Thiên Thai tự) (Núi Thiên Thai ở phía đông kinh thành/ Cách một dòng sông tựa hồ không có lối qua/ Mùa thu, ngôi chùa cổ lấp dưới lá 63 vàng/ Vị sư triều trước già trong mây trắng/ Thương mình đầu bạc còn phải lận đận/ Không được cùng núi xanh trọng nghĩa thủy chung/ Nhớ lại năm trước từng đến thăm đây/ Còn thấy treo quả chuông thời Cảnh Hưng - Trông chùa Thiên Thai).26 Chỗ khác, trên đường đi sứ, một đêm đậu thuyền ở cửa sông Tam Giang, ngẫm về một hành trình đầy mỏi mệt của mình (làm quan từ năm 1802 đến năm 1813), giữa chốn sông nước, núi non, dường như niềm xúc cảm, tinh thần của thi nhân đã ít nhiều chạm được tới cái huyền vi của triết lý thoát tục: Viên đề thụ điểu nhược vô lộ, Khuyển phệ lâm trung tri hữu nhân. Tứ vọng vân sơn nhân độc lão, Đồng chu Hồ Việt các tương thân. Thập niên dĩ thất hoàn hương lộ, Ná đắc gia hương nhập mộng tần? (Tam Giang khẩu đường dạ bạc) ( Vượn hót ngọn cây, tưởng không có lối đi/ Chó sủa trong rừng, biết có người/ Bốn mặt núi mây, riêng thấy mình già/ Đi cùng thuyền kẻ Hồ người Việt đều thân nhau/ Mười năm nay quên đường về làng cũ/ Làm sao cố hương thường vào được giấc mộng? - Đêm đậu thuyền ở cửa sông Tam Giang). 27 Chỉ có điều, với thi hào, dường như chưa bao giờ ông muốn trở thành một kẻ tu hành với đúng nghĩa của nó. Tình cảm ấy, tấm lòng ấy thì dù có đặt chân vào chốn thiền viện thì thi nhân, sớm hay muộn cũng “phá giới” mà thôi. Nguyễn Du chỉ tìm đến Phật như một giải pháp tạm thời trong trạng huống cụ thể nào đó để xoa dịu vết thương lòng, để “ru mình” giữa cõi đời loạn ly lúc bấy giờ chứ bản thân ông từng thú nhận, dầu có đọc kinh nghìn lượt thì cũng chả có gì rõ ràng cả, tất nhiên không phải ở nhận thực của người đọc kinh rồi: Ngã độc Kim Cương thiên biến linh, Kỳ trung áo chỉ đa bất minh. Cập đáo Phân kinh thạch đài hạ, Tài tri vô tự thị chân kinh. (Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài) (Ta đọc kinh Kim Cương hàng nghìn lượt/ Những ý nghĩa gọi là sâu xa trong đó phần nhiều không rõ ràng/ Khi đến dưới đài phân kinh này/ Mới biết kinh “không chữ” mới thật là chân kinh - Đài đá “Phân kinh” của thái tử Chiêu Minh đời Lương).28 4. Kết luận Trở lên, có thể khẳng định rằng, nội dung cảm hứng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du rất đa dạng, phong phú, ít nhiều phức tạp mà trong đó cảm hứng về cái nhàn hay cảm hứng nhàn tản là một biểu hiện đáng quan tâm. Có lẽ, điểm phân định cũng như dấu ấn riêng của thi hào ở hướng này trong dòng thơ ca nhàn tản trung đại chính nỗi niềm thân phận, những trở trăn day dứt về cuộc đời, con người nói chung trong xã hội đương thời chưa bao giờ “buông tha” ông, khiến cho mỗi lời thơ cất lên là một xúc cảm nghẹn ngào, dưng dưng. Và, nếu như với nhiều nho sĩ khác, sự trăn trở, kể cả lồ lộ “Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung” (Nguyễn Trãi) hay ẩn giấu “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” (Nguyễn Khuyến) đâu đó còn là chức năng phận vị của những con người ý thức cao về tài năng và tâm huyết với chính sự, với thời cuộc mà đành bó gối khoanh tay thì với đại thi hào, cảm xúc ấy, nỗi niềm ấy chả những trượt qua những gì được coi là cụ thể mà còn thể hiện biết bao tình cảm lớn, hướng về cuộc đời, con người nhân loại. Đó là chỗ Nguyễn Du ghi một cái tên trên dòng chảy thi ca trung đại nói riêng, thi ca dân tộc nói chung để chưa cần đến bản “Nam âm tuyệt cú” thì ông đã mãi mãi bất tử trong trái tim độc giả muôn 64 đời; nơi tìm đến, hướng về, sẻ chia biết bao cảnh ngộ nhân sinh trong cõi vô thường./. Ghi chú: 1 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.93. 2 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.230. 3 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.195. 4 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.222. 5 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.229. 6 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.73. 7 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.211. 8 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.323. 9 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.254. 10 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.431. 11 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.117. 12 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.127. 13 Xin xem thêm phần viết của chúng tôi trong sách: Tác giả nhà nho ẩn dật và văn học trung đại Việt Nam, chuyên luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr.43-62. 14 Xin xem thêm bài viết của chúng tôi: “Nhận diện loại hình tác giả nhàn tản trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 11/2014, tr.11-18. 15 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.76. 16 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.95. 17 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.117. 18 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.138. 19 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.146. 20 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.150. 21 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.158. 22 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.151. 23 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.181. Về nội dung này, xin xem thêm các bài viết sau: - Thăng Long và Hà Tĩnh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, nguồn: cuu/thang_long_va_ha_tinh_trong_tho_chu_h an_nguyen_du.html - Thành Thăng Long trước thế kỷ XIX trong thơ Nguyễn Du, nguồn: cuu/thanh_thang_long_truoc_the_ky_xix_tron g_tho_nguyen_du.html - Thăng Long với hồn thơ của chú cháu Nguyễn Du, nguồn: hang_long_voi_hon_tho_cua_chu_chau_nguy en_du.html - Xuân tha hương trong thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du, tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Ba, nguồn: binhluan/xuanthahuongnguyendu.htm 24 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.187. 25 Dẫn theo Trương Chính, “Lời giới thiệu”, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.33. 26 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.201. 27 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.250. 28 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.425. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huệ Chi (1965), “Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học, số 11, tr.48. 2. Trương Chính (1965), “Lời giới thiệu”, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.7-43. 3. Trương Chính (1999), “Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán”, Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm (1999), Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, tái bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 89- 111. 4. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 5. Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm (1999), Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, tái bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999. 6. Lê Đình Kỵ (1971), “Nguyễn Du qua thơ chữ Hán”, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Vũ Đình Liên (1971), “Nguyễn Du một tâm hồn lạc loài trong xã hội phong kiến”, Tạp chí Văn học, (2), tr.69. 8. Mai Quốc Liên (1999), “Thơ chữ Hán Nguyễn Du”, Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm (1999), Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, tái bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.120-131. 9. Nguyễn Thị Nương (2007), Con người Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục), Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 65 10. Đào Xuân Quí, “Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán”, Báo Văn nghệ, (237), tr.5. 11. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Thơ chữ Hán Nguyễn Du - từ cõi hư vô nhìn lại kiếp người”, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, (26), tr.7. 12. Lê Văn Tấn (2013), “Loại hình tác giả nhà nho ẩn dật trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (10), tr.43-58. 13. Lê Văn Tấn (2014), “Nhận diện loại hình tác giả nhàn tản trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 11, tr.11. 14. Lê Văn Tấn (2015), “Hình tượng dật sĩ trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (5), tr.95-103. 15. Lê Văn Tấn (2015), “Nhận diện loại hình tác giả nhà nho hành đạo trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí khoa học xã hội, Tp. Hồ Chí Minh, (chờ in). 16. Hoài Thanh (1962), “Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán”, Tạp chí Văn nghệ, số 58, tr.16. Ngày nhận bài: 11/11/2016 Biên tập xong: 15/12/2016 Duyệt đăng: 20/12/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf152_8006_2215204.pdf
Tài liệu liên quan