Cái tôi trữ tình và sứ mệnh gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại từ Thơ Mới 1932-1945

Tài liệu Cái tôi trữ tình và sứ mệnh gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại từ Thơ Mới 1932-1945: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 26 Cái tôi trữ tình và sứ mệnh gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại từ Thơ Mới 1932-1945 The appearance of “the self” in New Poetry (1932 - 1945) and its role as starter for Vietnamese Later Poetry TS. Hoàng Sỹ Nguyên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam Hoang Sy Nguyen, Ph.D. Hanoi University of Home Affairs – Quang Nam campus Tóm tắt Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ảnh hưởng của văn học phương Tây, văn học Việt Nam chứng kiến sự ra đời và trưởng thành nhanh chóng của cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình này không những đã làm nên thành tựu Thơ Mới 1932-1945, tạo bước nhảy ngoạn mục từ thơ trung đại sang thơ hiện đại; nó còn xứng đáng là những người tiên phong làm sứ mệnh gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại từ đó về sau, để thơ Việt đã, đang và sẽ có nhiều mùa gặt bội thu, theo kịp thơ hiện đại, hậu hiện đại thế giới. Từ khóa: Thơ Mới, cái tôi, bước nhảy, sứ mệnh, gieo hạt. ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cái tôi trữ tình và sứ mệnh gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại từ Thơ Mới 1932-1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 26 Cái tôi trữ tình và sứ mệnh gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại từ Thơ Mới 1932-1945 The appearance of “the self” in New Poetry (1932 - 1945) and its role as starter for Vietnamese Later Poetry TS. Hoàng Sỹ Nguyên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam Hoang Sy Nguyen, Ph.D. Hanoi University of Home Affairs – Quang Nam campus Tóm tắt Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ảnh hưởng của văn học phương Tây, văn học Việt Nam chứng kiến sự ra đời và trưởng thành nhanh chóng của cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình này không những đã làm nên thành tựu Thơ Mới 1932-1945, tạo bước nhảy ngoạn mục từ thơ trung đại sang thơ hiện đại; nó còn xứng đáng là những người tiên phong làm sứ mệnh gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại từ đó về sau, để thơ Việt đã, đang và sẽ có nhiều mùa gặt bội thu, theo kịp thơ hiện đại, hậu hiện đại thế giới. Từ khóa: Thơ Mới, cái tôi, bước nhảy, sứ mệnh, gieo hạt. Abstract In the early twentieth century, Vietnamese literature, influenced by Western literature, gave birth to and nurtured the concept of “poetic self”. Not only did “poetic self” help to create the remarkable New Poetry movement during the period 1932-1945, marking a spectacular leap from medieval poetry to modern poetry, but it provided the seeds for abundantly fruity seasons of modern Vietnamese poetry from then on, enabling Vietnamese poetry to keep up with modern and postmodern poetry of the world. Keywords: New Poetry, self, leap, seeds. 1. Đặt vấn đề Triết học Mác-Lê Nin coi cái tôi là sự tự ý thức về cá nhân trong tồn tại tự nhiên và hoạt động xã hội. Là sự tự ý thức nhưng con người không phải sống riêng lẽ nên cái tôi luôn bị chi phối bởi các điều kiện lịch sử xã hội, văn hóa, nhu cầu thẩm mỹ thời đại. Do vậy, gọi là cái tôi, nhưng cái tôi lại có đặc điểm chung của một thế hệ, một thời đại, ứng với phương pháp sáng tác, khuynh hướng văn học thời đại. Sự ra đời của cái tôi trữ tình đó trong Thơ Mới 1932 - 1945 không những đã làm thay đổi diện mạo thơ nước ta của một thời mà còn tạo ra cuộc cách tân và đặt nền móng quan trọng cho tiến trình thơ của nhiều thời. Tìm hiểu nguồn gốc sự ra đời của cái tôi trữ tình, nhận diện sứ mệnh gieo hạt của các thi sĩ là để góp thêm tiếng nói tiếp nhận giá trị của Thơ Mới, đồng thời khẳng định nguồn mạch và thành HOÀNG SỸ NGUYÊN 27 tựu thơ hôm nay của nước ta trong dòng chảy chung của thơ hiện đại, hậu hiện đại thế giới. 2. Sự ra đời của cái tôi trữ tình Thơ Mới 1932-1945 Cái tôi là sự biểu hiện của ý thức cá nhân, nó đã có trong văn học trung đại. A.Guêvích nói: “Trở về thời trung cổ trước hết cần thấy rằng, chính trong thời đại này khái niệm cá nhân đã được hình thành một cách trọn vẹn”(10). Ở nước ta, thời trung đại, trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê, Tản Đà,... các thi nhân đã “tự ý thức về mình hơn người trên các phương diện: tài, tình, chơi, hưởng thụ, kinh luân... và họ thường biểu lộ thái độ tự do phóng túng. Họ tự nhận mình là người tài tử và muốn lập một sự nghiệp lẫy lừng để trổ tài, để làm điều khác thường trong thiên hạ (yêu vi thiên hạ kỳ) để “đâu đấy tỏ”(...). Đó là từ ý thức về mình, vì mình, xuất phát điểm là bản thân mình, lấy cá nhân mình làm trung tâm chứ không phải ý thức về nghĩa vụ với cộng đồng, với quân vương”(10). Tuy vậy, ý thức cá nhân này mới chỉ dừng lại ở “kiểu người tự giải phóng nửa vời của thành thị phong kiến - người tài tử, trong sự kiềm tỏa của thể chế chuyên chế, của lễ giáo luân thường Nho giáo...”(10). Điều này chứng tỏ văn học Việt Nam thời kỳ trung đại đã có lúc vận động theo xu hướng đổi mới nhưng chưa thể chuyển sang văn học hiện đại. Đến những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự đổi thay nhanh chóng của lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa, văn học mới cách tân để hòa nhập cùng văn học hiện đại thế giới. Có được điều này, một trong những yếu tố cơ bản nhất chính là sự hình thành cái tôi trữ tình theo ý thức cá nhân tư sản phương Tây. Sự hình thành ý thức cá nhân tư sản gắn liền với quá trình đô thị hóa. Xã hội Tây Âu từ cuối thế kỷ XIII, quá trình đô thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ. Các thành thị trung đại được phục hưng hoặc mới nảy sinh đều theo hướng tách hẳn nông thôn, nông nghiệp, xây dựng mô hình theo sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Thành thị là công xã tự do của người sản xuất hàng hoá nên lực lượng sáng tác, thưởng thức văn học cũng mang tính phân công lao đông chuyên nghiệp. Ngược lại, ở nước ta, từ thế kỷ XVII về trước, sự giao lưu ra thế giới, ngoài Trung Quốc, và ít nhiều với Ấn Độ, Nhật Bản, còn hầu như “đóng băng”. Một đất nước có bờ biển dài từ Bắc chí Nam nhưng chưa hướng ra biển. Thời nhà Nguyễn, cơ hội đến nhưng không tận dụng, mà chủ trương “bế quan tỏa cảng”. Một số đô thị xuất hiện sớm như Thăng Long, Phố Hiến (ở Đàng Ngoài), Hội An, Huế, Sài Gòn (ở Đàng Trong) nhưng phạm vi ảnh hưởng không lớn. Hơn nữa, đô thị nước ta thời trước, trừ Hội An là đô thị đặc biệt do người Nhật và người Trung Quốc xây dựng, làng quê và thành thị kết hợp với nhau, thành thị hòa tan trong nông thôn. Các thị trấn ở huyện lỵ cũng chỉ mang tính chính trị, hành chính chứ không phải là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội. Ngay cả các trung tâm hành chính trung ương như Thăng Long, Huế, sự hình thành cũng do chọn địa điểm thuận CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ SỨ M NH GIEO HẠT CHO THƠ VI T NAM HI N ĐẠI TỪ THƠ MỚI 28 lợi về giao thông vận tải, quốc phòng, phát triển nông nghiệp, còn sự phát triển công thương nghiệp không được coi là tiêu chí chủ yếu như đô thị phương Tây. Do vậy, văn hóa thành thị bị chính quyền phong kiến và ý thức hệ Nho giáo chi phối, chủ yếu là văn hóa cung đình, cổ truyền. Lực lượng sáng tác văn học là Nho sĩ, quan lại nên sản phẩm của nó là thơ chứ không phải tiểu thuyết, kịch nói kiểu phương Tây. Mà sáng tác thơ là để tỏ chí, chở đạo. Cách “phát hành” là đọc cho nhau nghe, chúc tụng, khắc bia, đề tặng chứ không phải theo thị hiếu, nhu cầu của quy luật sản xuất hàng hóa; hình thức thơ theo lối quy phạm của thơ Đường luật. Thế kỷ XVII, XVIII, sự giao lưu với phương Tây đã có nhưng còn yếu ớt. Phải từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, với cuộc khai thác thuộc địa mạnh mẽ của thực dân Pháp, các thành thị lớn gắn liền với việc buôn bán phát triển, tầng lớp thị dân mới ra đời. Sự phát triển nhanh chóng của đô thị tách dần nông nghiệp, nông thôn cổ truyền đến những năm đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần một bộ phận lớn dân số thành thị. Các tác phẩm văn học Pháp cả nguyên tiếng Pháp hoặc dịch bằng chữ quốc ngữ bày bán rộng rãi, giá cả rẻ. Báo chí phát triển mạnh mẽ đã làm cầu nối tích cực cho sự giao lưu và cách tân văn học. Theo Phan Cự Đệ, trong và sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Các báo, tạp chí Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng... đã dịch và giới thiệu rộng rãi văn học phương Tây ở nước ta. "Trong các trường học, thanh niên học sinh bắt đầu say sưa với văn học Pháp"(6). Những tác động đó đã đưa đến cho người thanh niên tiểu tư sản thành thị cảm xúc mới. Đó là cảm xúc “thành thật” của con người cá nhân, thích sống tự do, buông thả. Những ràng buộc của gia đình, tộc họ, hương ước khe khắt của làng, xã sau luỹ tre xanh không còn ý nghĩa. Quan niệm về cái đẹp đổi thay. Giá trị tình yêu, hôn nhân không chỉ bó hẹp trong phạm trù đạo đức theo sự áp đặt của ý thức Nho giáo. Như vậy, cái tân kỳ, tiện lợi của văn minh vật chất, văn hóa, văn học phương Tây có sức mạnh lôi kéo dần cư dân thành thị. Nhưng, “cái quan trọng là đồng thời với sự đổi thay trong cuộc sống bình thường đó là sự đổi thay của cả cuộc sống tinh thần, cả tâm lý, cách suy nghĩ, thị hiếu...”, “Sự thay đổi đó tạo ra những con người khác trước, những đề tài văn học khác trước, những nhân vật khác trước và cả những thể loại văn học khác trước”(5). Đó là tiền đề quan trọng đưa đến cuộc cách tân văn học đầu thế kỷ XX. Ở phương Tây, từ văn học phục hưng với Bôcatxiô, Sêcxpia, Xecvantec..., các giá trị về con người cá nhân được đề cao, nó trở thành sự vận động không ngừng cho toàn bộ cái tôi trữ tình trong văn học. Ở Việt Nam, sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc, đô thị mọc lên, nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện (đặc biệt tư sản, tiểu tư sản...), nhu cầu văn hóa thẩm mỹ kiểu phương HOÀNG SỸ NGUYÊN 29 Tây tràn vào. Ngoài cảm hứng canh tân của các phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục và nội dung chính trị mới mẻ của một số Chí sĩ cách mạng, là sự khẳng định ngày càng mạnh mẽ những hồn thơ phóng túng, tràn đầy tình cảm, cảm xúc của cái tôi cá nhân “vượt thoát” ra khỏi hệ thống ước lệ khe khắt của cái tôi trữ tình thời phong kiến. Đến những năm 1930, cái tôi cá nhân đã có “chỗ đứng” vững chắc trong văn chương. Nó đã mạnh dạn bày tỏ đặc điểm nhân cách của nó. Những cảm xúc trong Thơ Mới không chỉ riêng của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê... mà là sự hòa quyện cả phần cá nhân với bóng dáng thời đại. Đó là cội nguồn cơ bản của việc hình thành cái tôi trữ tình trong văn học thời kỳ này nói chung, Thơ Mới nói riêng. Hoài Thanh đã luận giải: “Cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã đem theo cùng với hàng hoá phương Tây, cái mầm sau này sẽ nẩy thành Thơ mới”(12). Theo Vũ Tuấn Anh “Sự biến đổi, phát triển, thay thế, phân hóa... của cái tôi trữ tình là cốt lõi của vận động thơ”(1). Cái tôi trữ tình được tồn tại trong thơ qua hình thức thơ, bao gồm hình thức ngôn ngữ và hình thức thể thơ, hình dạng bài thơ. Ở góc độ thể loại, cái tôi trữ tình là một kiểu cảm nhận đời sống của chủ thể, là một cách nhìn nghệ thuật của chủ thể; nó mang cá tính sáng tạo trong việc lựa chọn, sử dụng, sắp xếp thể thơ, câu thơ, ngôn ngữ thơ; nó là sự thể hiện bản chất cá nhân trong việc nhận thức và cảm xúc thế giới, con người thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh gọi thời đại Thơ Mới là “thời đại chữ tôi”. Sau này, Giáo sư Phan Cư Đệ nhận xét: “Thơ mới khẳng định cái tôi như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật”(7). Sự ra đời của cái tôi trữ tình Thơ mới là bước ngoặt lớn trong lịch sử tiến trình thơ ca, làm nên diện mạo và giá trị lớn của Thơ Mới. Thành tựu của nó không chỉ là dấu ấn khắc đậm sự biến cải to lớn của thơ ca một thời mà còn đặt nền móng, tạo đà cho thơ phát triển. Những quan niệm về thơ của các nhà Thơ mới, đặc biệt của các nhà thơ giai đoạn cuối như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, chính là những hạt giống cho quan niệm thơ Việt Nam hiện đại, để từ đó thơ Việt hôm nay tiếp tục đơm hoa kết trái. 3. Tính chất gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại Trong Thơ Mới, thời kỳ đầu, cái tôi trữ tình cá nhân ra đời với những tư tưởng, tình cảm mới đã thể hiện nhu cầu bức thiết đổi mới hình thức thơ. Giai đoạn cuối, các nhà thơ thường đắm mình trong những lời thở than, xuất hiện những định nghĩa khác lạ về thơ và danh hiệu người thi sĩ. “Cái cực đoan, một mặt có thể giúp nhà thơ khoan được những mũi đất sâu vào một tầng nào đó trong cuộc sống, mặt khác dễ đẩy chính nhà thơ đi ra ngoài phạm vi nghệ thuật”(3). Hàn Mặc Tử viết: “không rên xiết là thơ vô nghĩa lý”. Vào CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ SỨ M NH GIEO HẠT CHO THƠ VI T NAM HI N ĐẠI TỪ THƠ MỚI 30 giai đoạn cuối, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử và nhóm Xuân thu nhã tập, Dạ Đài đã có những tuyên bố về quan niệm thơ khá đặc biệt, dẫn đường cho sự vận động đổi thay của thơ - họ xứng đáng là những người làm nên sứ mệnh gieo hạt cho thơ Việt Nam hiện đại. Ở lời tựa tập Điêu tàn, Chế Lan Viên viết: “Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xáo trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai. Người ta hãi nó vì nó nói nhiều cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. Nhưng thường nó không nói, nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười, cái gì nó cũng tột cùng”(3). Theo Chế Lan Viên, thi sĩ phải biết làm biến đổi trạng thái của độc giả, làm lây lan đến họ nỗi buồn, chán, hãi hùng, tiêu biểu như bài thơ Trên đường về: “Đây, những Tháp gầy mòn vì mong đợi/ Những đền xưa đổ nát dười Thời Gian/ Những sông vắng lê mình trong bóng tối/ Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than”. Chính quan niệm trên đây đã chi phối triệt để toàn diện thơ ông, đưa những sáng tác “sừng sững như tháp chàm” đến chỗ “lẻ loi” và “bí hiểm”. Thế giới thơ Hàn Mặc Tử càng đặc biệt với nhiều nét khác lạ khiến cho những độc giả bình thường cảm thấy băn khoăn, khó hiểu. Nó là một “cõi đời cách biệt” đầy nhạc, đầy hương và lênh lang một màu trắng phi thực có khả năng đồng hóa tuyệt đối mọi sự vật hữu hình lẫn vô hình, có trọng lượng lẫn vô trọng lượng. Hàn Mặc Tử đã triệt để vận dụng tương ứng các giác quan khi cảm nhận và thể hiện thế giới với những cảm xúc, cảm hứng dâng trào: “Ta muốn hồn ta trào ra đầu ngọn bút/ Mỗi vần thơ đều dính não cân ta/ Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt/ Cho mê man chết điếng cả làn da” (Rớm máu). Quan niệm trên đã thúc đẩy thơ Hàn Mặc Tử đi sâu vào khám phá những miền tối của tiềm thức, vô thức hay nói đúng hơn đã giải thoát ông khỏi những toan tính của ý thức sáng tỏ để thả mình cho cái tiềm thức, vô thức lôi đi, bước chân vào “đền siêu thực”. Quan niệm của nhóm Xuân thu nhã tập bổ sung thêm sự vận động cựa quậy đòi vượt thoát của Thơ Mới những năm cuối. Theo họ, trong cái tôi cá nhân của Thơ Mới hiện có và cần có thêm những tín điều huyền diệu, linh thiêng, khó nắm bắt, có màu sắc siêu nhiên. Họ cho rằng “Thơ chỉ hình dung cái bản ngã thuần túy, cái bản ngã cuối cùng của thi sĩ hay sự vật. Thơ chỉ là một sự nhớ lại, một cuộc trở về, cuộc trở về của thi sĩ trong cái tôi của mình nằm trong sự vật”(8). Cái “bản ngã” này là cái tôi đã thoát khỏi cái tôi trần thế thông thường, là cái tôi linh thiêng với những nội dung không xác thực của nó. Họ lập luận: “Là bài thơ nếu bài văn chương (dù ở thể nào, loại nào) có chất thơ, hàm súc cái rung động siêu thoát, phảng phất cái hương vị tuyệt vời... và giá trị của nó định ở cái lượng hàm súc cùng cái phảng phất kia, truyền dẫn nhịp nhàng trên cánh nhạc, bồng tới chỗ Trong, Đẹp, Thật = Đạo trong nghệ thuật. (.......) Bài thơ theo nghĩa chặt chẽ (kết HOÀNG SỸ NGUYÊN 31 bằng những câu có vần điệu, hay theo những niêm luật rõ rệt hay tiềm tàng) có được trọn vẹn cái lượng và cái phẩm nói trên kia”(8). Quan niệm này đã đưa thơ vào địa hạt siêu hình. Trong số những người gieo hạt đó, có lẽ Bích Khê là thi sĩ có nhiều dấu ấn hơn cả. Trong thơ Bích Khê, cái tôi siêu hình của con người tâm linh đa chiều kích được phân li thành muôn mảnh để làm cuộc viễn du tinh thần, soi sáng bao niềm bí ẩn của con người như cõi vô thức, tiềm thức: “ Hồn sao không động mà say/ Chà! Đôi chim khướu nó bay tung trời/ Nhạc đâu bỗng vót từng khơi,/ Hồn theo với nhạc, hồn ơi là hồn!/ Buồn thôi như rượu thấm dồn/ Lên men nồng khướt, xoay tròn trên không” (Cuối thu). Bích Khê là nhà thơ tượng trưng. Nhiều thi sĩ Thơ mới đã chịu ảnh hưởng tượng trưng Pháp của Baudelaire, Rimbaud, Verlaine, Mallarme, Valery, Bích Khê là người chịu ảnh hưởng đầy đủ nhất nhưng lại không theo một mẫu âm nào cả. Lê Huy Oanh nhận xét: “Những tính chất tượng trưng đã phát hiện đầy đủ trong tập thơ Tinh huyết của Bích Khê. Vì vậy, muốn tìm hiểu ảnh hưởng thơ tượng trưng Pháp trong thơ Tiền chiến không gì hơn là dùng tập Tinh huyết làm tài liệu tiêu biểu cho việc nghiên cứu”(2). Quan niệm về tính thẩm mỹ, thuyết tương giao, tính biểu tượng, tính nhạc; quan niệm về cái đẹp, về cách cảm nhận một thế giới mới, hình ảnh xã hội mới, hiện đại là những hạt giống đáng quý mà Bích Khê đã gieo. Hoàng Thiệu Khang khẳng đinh: “Bích Khê đã thực thi một đoạn tuyệt cao hơn thời đại mình với thơ cũ và mọi thách đố dáng sợ hơn với thơ đương đại”(11). Làm được điều đó, bởi vì “Có những nhà thơ làm thơ, có những nhà thơ vừa làm thơ vừa đẩy lịch sử thơ ca duy tân thêm một bước, có những nhà thơ đem đến một mùa lương thực. Lại có nhà thơ cầm một dúm hạt giống mới trên tay. Khê thuộc hạng thứ hai”(9). Những quan niệm thơ khác nhau từ Thế Lữ, Xuân Diệu đến Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử qua nhóm Xuân thu nhã tập, Đinh Hùng, đặc biệt Bích Khê thể hiện sự vận động không ngừng, biểu thị khát vọng thay đổi và phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Để rồi, sau những năm dài quan niệm văn thơ chi phối theo các cuộc kháng chiến giữ nước thần thánh của dân tộc, ngày nay, khi “cái ta cộng đồng” lắng xuống, cái tôi cá nhân trở lại ý thức sâu sắc sự hiện hữu của chính mình trong xã hội mới thì những quan niệm thơ như thế, ở mặt mẫn cảm và ôn hòa, nó lại tươi nguyên giá trị, gặt hái nhiều mùa vàng bội thu. 4. Kết luận Sự xuất hiện con người cá nhân trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX và những biến động lớn của xã hội đã đưa đến những đổi thay trong thơ, tạo nên cái tôi trữ tình Thơ Mới. Cái tôi trữ tình đó chủ yếu biểu thị quan niệm cá nhân của tầng lớp tiểu tư sản, tập trung bản chất và nhu cầu thời đại những năm 1932-1945 và cơ tầng văn hóa xã hội thời kỳ này. Buổi đầu mới ra đời, cái tôi Thơ mới mang dáng điệu bỡ ngỡ, rụt rè. Về sau, từ chỗ chỉ muốn CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ SỨ M NH GIEO HẠT CHO THƠ VI T NAM HI N ĐẠI TỪ THƠ MỚI 32 được bày tỏ, thổ lộ, cái tôi trữ tình Thơ Mới đã đi đến khát vọng hòa nhập, hưởng thụ. Giai đoạn cuối, cái tôi trữ tình Thơ Mới có sự phân hóa với những Bích Khê, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương và các nhà thơ nhóm Xuân thu nhã tập, Dạ Đài Trong sự vận động hoàn thiện và tìm đường hướng mới, cái tôi thi sĩ Thơ Mới đặc biệt chăm lo chuyên môn hóa nghề thi sĩ và không ngừng đẽo gọt, thanh chọn cho những sản phẩm đặc biệt của mình, tạo ra những thành tựu lớn. Quá trình đó đã tạo bước nhảy đưa thơ Việt Nam từ trung đại sang hiện đại. Đặc biệt, cái tôi thi sĩ đó đã làm được sứ mênh gieo hạt, đưa thơ Việt Nam theo kịp thơ hiện đại, hậu hiện đại thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tuấn Anh (1996), Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1945 đến nay, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn, H, tr.22. 2. Theo Trần Hoài Anh, “Bích Khê qua cái nhìn của nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975”, Kỷ yếu Hội thảo thơ Bích Khê do Hội nhà văn Việt Nam - Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi tổ chức tháng 2/2006). 3. Lại Nguyên Ân (1998), “Nói thêm về điểm khởi đầu phong trào Thơ mới (1932 -1945)”, Tạp chí Văn học (2), tr 58 - 62. 4. Phan Huy Dũng (1996), “Cái tôi thi nhân trong Thơ Mới”, Thông báo khoa học của các trường Đại học, Đại học Sư phạm Vinh, tr 36 - 41. 5. Tôn Thất Dụng (1993), Sự hình thành và vận động của thể loại Tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, tr.31. 6. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam 30 - 45, Nxb Giáo dục, H, tr.26, 27. 7. Huy Cận - Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào Thơ Mới), Nxb Giáo Dục, H, tr.80. 8. Văn Giá (2001), Một khoảng trời Văn học, NXB GD, H, tr.36, 38. 9. Bích Khê (1988), Thơ Bích Khê, Sở văn hóa thông tin Nghĩa Bình, tr.26. 10. Nhiều tác giả (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, H, tr.58, 1077, 1080. 11. Nhiều tác giả (2003), 70 năm đọc thơ Bích Khê, Nxb Thanh niên, H, tr.137. 12. Hoài Thanh - Hoài Chân (TB 2000), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.13, 14. Ngày nhận bài: 04/01/2017 Biên tập xong: 15/3/2017 Duyệt đăng: 20/3/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf102_8248_2215154.pdf
Tài liệu liên quan