Cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy bậc cử nhân tại trường Đại học KH XH&NV TP.HCM

Tài liệu Cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy bậc cử nhân tại trường Đại học KH XH&NV TP.HCM: HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 299 CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY BẬC CỬ NHÂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH XH&NV TP.HCM Nguyễn Thị Hảo1 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực như hiện nay, trong đó có giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng phải đối đầu với nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức lớn là bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động nội địa và nước ngoài. Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học là hoạt động giảng dạy của giảng viên. Chính hoạt động giảng dạy của giảng viên quyết định phần lớn chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường. Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động giảng dạy đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, trong những năm qua lãnh đạo trường đại học...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy bậc cử nhân tại trường Đại học KH XH&NV TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 299 CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY BẬC CỬ NHÂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH XH&NV TP.HCM Nguyễn Thị Hảo1 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực như hiện nay, trong đó có giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng phải đối đầu với nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức lớn là bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động nội địa và nước ngoài. Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học là hoạt động giảng dạy của giảng viên. Chính hoạt động giảng dạy của giảng viên quyết định phần lớn chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường. Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động giảng dạy đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, trong những năm qua lãnh đạo trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM (ĐH KHXH&NV TP.HCM) đã có nhiều biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy bậc cử nhân của giảng viên. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản lý này cần phải có sự đánh giá tình hình thực hiện, rút kinh nghiệm cũng như cải tiến hoạt động nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường và nâng cao tính cạnh tranh với các trường trong nước và khu vực. Với tinh thần góp ý xây dựng nên bài viết chủ yếu tập trung vào những điều bất cập và đề xuất giải pháp cải tiến quản lý hoạt động giảng dạy hiện nay tại trường. 2. Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trƣờng ĐH KHXH&NV Tp.HCM Trong hơn ba năm qua lãnh đạo trường thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng bậc đào tạo cử nhân của trường. Nổi bật nhất là việc xúc tiến thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng tháng 9 năm 2007, với 2 chức năng chính: 1 ThS – Giảng viên Khoa Giáo dục – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Tp.HCM BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 300  Tham mưu, tư vấn và đề xuất cho Ban Giám hiệu các giải pháp về công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng và đánh giá chất lượng đào tạo tại trường;  Tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng tại trường. Bắt đầu từ năm học 2007-2008, Trường chính thức thực hiện lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên đại trà cho tất cả các ngành đào tạo bậc cử nhân với mẫu được chọn khảo sát là 30% tổng các môn học của học kì. Mỗi học kì dựa vào danh sách các môn học đăng kí từ các Khoa, Bộ môn và phòng Đào tạo gửi về, chọn ngẫu nhiên các môn cần khảo sát hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các lớp cụ thể sau đó tiến hành phát phiếu khảo sát môn học cho sinh viên trong buổi thi học kì (trước giờ thi 15 phút). Cùng với lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy, còn một kênh thông tin khác để đánh giá tình hình giảng dạy của giảng viên là hoạt động dự giờ của đồng nghiệp trong Khoa, Bộ môn. Thực tế hoạt động dự giờ, góp ý của của đồng nghiệp diễn ra có phần không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi học kì, Khoa và Bộ môn kêu gọi giảng viên đăng kí dự giờ môn học, thường thì việc này diễn ra chiếu lệ chưa thực sự mang tinh thần tự giác. Việc lựa chọn môn dự giờ cũng chưa khách quan, thường giảng viên chỉ đăng kí dự giờ của giảng viên trẻ, tránh né việc dự giờ của giảng viên lâu năm và làm công tác lãnh đạo, quản lý trong đơn vị chưa kể đến những khó khăn trước thái độ không đồng ý, bất mãn của giảng viên thỉnh giảng. Hoạt động dự giờ môn học diễn ra khá chóng vánh (thường là 1 lần trong 45 phút cho một môn học được chọn) và được báo trước để giảng viên giảng dạy chuẩn bị trước. Phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy thông qua dự giờ qua nhiều lần cập nhật và sửa chữa vẫn chưa đảm bảo được tính khoa học và khách quan nên giá trị hoạt động này đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên còn hạn chế. Phiếu đánh giá này yêu cầu giảng viên tham dự phải ký tên và ghi rõ họ tên, ngoài ra các câu hỏi thiết kế sơ sài không phản ánh được những vấn đề cốt yếu trong đánh giá giờ dạy ở bậc đại học thông qua 45 phút dự giờ. Việc tổ chức dự giờ cũng không được hướng dẫn rõ ràng nên dẫn đến tình trạng giảng viên lúng túng trong việc đánh giá hoạt động giảng dạy của đồng nghiệp. Những môn không thuộc chuyên ngành của giảng viên đi dự giờ chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh giá, góp ý xác thực và sâu sắc cho nội dung giảng dạy và hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy. Hoạt động giảng dạy của giảng viên còn được giám sát bởi Ban Thanh tra đào tạo của trường thông qua việc giám sát giờ dạy của giảng viên. Hoạt động thanh tra đào tạo HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 301 đã làm chuyển biến căn bản nề nếp, qui củ thời gian giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng và giảng viên cơ hữu của trường. Kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên là một trong những khâu ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên. Tuy nhiên, nhà trường chưa thật sự chú trọng đến cách thức, tiêu chuẩn đánh giá sinh viên của giảng viên. Vẫn còn tình trạng giảng viên cho đề nhầm, sai sót mà không được sự phát hiện kịp thời từ tổ bộ môn hay tiêu chí đánh giá học tập quá dễ dãi so với mục tiêu môn học. Vẫn còn câu hỏi kiểm tra ở nhiều môn học dựa trên mục tiêu nhận thức bậc thấp là “biết” và “hiểu”, không chú trọng nhiều đến “vận dụng”, “phân tích”, “tổng hợp” và “đánh giá” – yêu cầu cao hơn ở kĩ năng và kiến thức đối với người học. Thực trạng này vẫn tồn tại nhiều năm qua chưa có biện pháp can thiệp triệt để từ phía nhà trường. Hơn nữa, việc kiểm tra được xem là kết thúc khi sinh viên nộp bài thi hay bài tập, bài tiểu luận, không hề có bất kì phản hồi từ phía giảng viên đảm nhiệm môn học đến sinh viên, thậm chí đáp án bài thi sinh viên cũng không rõ. Thực tế này chỉ ra một điều đánh giá học tập hiện nay mang tính hình thức không có tác dụng trong việc thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên nói riêng và cải tiến hiệu quả của quá trình dạy học đại học nói chung. Hiện nay, trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của trường chưa chú trọng đúng mức đến mảng này nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tại trường. Chương trình đào tạo chưa được thẩm định, đánh giá chi tiết đến từng nội dung giảng dạy của từng môn học. Đây quả là một khó khăn ở những ngành đạo tạo mang tính chất liên ngành, vì vậy hội đồng khoa học Khoa, Bộ môn thuộc trường nói chung và trưởng bộ môn nói riêng không đủ điều kiện thẩm định, góp ý ở những môn học không gần với chuyên môn của họ. Điều này dẫn đến tình trạng, cùng một môn học với mục tiêu được phát biểu không đổi nhưng mỗi giảng viên được mời giảng dạy thiết kế nội dung giảng dạy khác nhau. Như vậy, hiện nay nội dung một số môn học bị thả nổi, chưa có sự quản lí sát sao về tính học thuật từ phía Bộ môn, Khoa, Trường (đặc biệt là đối với những môn học chưa được biên soạn giáo trình chuẩn). 3. Một số góp ý Nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại trường tôi xin có một số góp ý như sau: 3.1 Trong chức năng chính của mình, phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng nên: BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 302 Hoàn thiện phiếu khảo sát ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên và phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy thông qua dự giờ trên cơ sở góp ý của sinh viên, giảng viên, chuyên gia giáo dục để mang tính xác thực và giá trị cao. Không nên bắt buộc ghi thông tin cá nhân của giảng viên điền phiếu nhằm tăng tính khách quan cho việc cung cấp thông tin. Tăng cỡ mẫu khảo sát mỗi học kì từ 30% đến hơn 50% tổng số môn học được giảng dạy để xác xuất được chọn không quá thấp góp phần thúc đẩy giảng viên luôn nỗ lực trong hoạt động giảng dạy. Với những môn đã được khảo sát từ 2 lần trở lên do cùng một giảng viên đảm nhiệm nên có sự so sánh trong chừng mực nhất định để đánh giá sự cải tiến trong quá trình giảng dạy của giảng viên. Thay đổi qui định tổ chức phát phiếu khảo sát ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Nên thực hiện ngay sau khi kết thúc môn học, càng sớm càng tốt trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp (tránh tình trạng nhiều môn học kết thúc nữa đầu học kì nhưng đợi đến đợt thi học kì tập trung, cuối học kì, mới được đánh giá môn học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu được). Kết quả xử lý thông tin từ phiếu khảo sát thông tin ngoài phần thống kê mô tả (tần số, tỷ lệ, trung bình) nên xử lý sâu để phân tích thống kê suy diễn (trong trường hợp mẫu được chọn có phân phối chuẩn) cung cấp được nhiều thông tin giá trị cho việc cải tiến hoạt động giảng dạy của giảng viên. 3.2 Đối với Khoa và Bộ môn trực thuộc trường: Quán triệt tinh thần hoạt động dự giờ là một trong những hoạt động bắt buộc để hạn chế tình trạng tránh né. Không nên chỉ dự giờ những giảng viên mới, trẻ mà việc này phải được thực hiện rộng rãi ở nhiều đối tượng giảng viên khác nhau. Sau khi dự giờ nên có ý kiến phản hồi, góp ý cho giảng viên trên tinh thần đóng góp, xây dựng. Nên tổ chức dự giờ lần 2 để có những ghi nhận, đánh giá trong việc cải tiến hoạt động giảng dạy của giảng viên. Thời gian dự giờ không được thông báo trước cho giảng viên và nên kéo dài ít nhất 3 tiết mới có thể đưa ra nhận xét xác đáng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phong cách giảng dạy của giảng viên. Dựa vào kế hoạch giảng dạy giảng viên cung cấp, giảng viên đi dự giờ cần có sự chuẩn bị trước về nội dung buổi học. Cần thường xuyên trao đổi, lấy ý kiến phản hồi của giảng viên về các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học cũng như tinh thần thái độ học tập của sinh viên nhằm có những hỗ trợ kịp thời để hoạt động dạy học mang đến hiệu quả mong đợi. HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 303 Với giảng viên thỉnh giảng ngoài trường cần phải đưa điều khoản môn học có thể được đánh giá thông qua dự giờ và phiếu khảo sát sinh viên để giảng viên chuẩn bị và cảm thấy sẵn sàng khi được đánh giá. Hội đồng khoa học cấp Khoa, Bộ môn trực thuộc trường phải nghiêm túc trong công tác thẩm định chương trình đào tạo, đề cương môn học phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của môn học, của ngành đào tạo. Ngoài ra yêu cầu giảng viên thiết kế kiểm tra đánh giá phù hợp yêu cầu, mục tiêu môn học; đề thi và đáp án phải được duyệt qua trưởng môn. Đáp án mỗi môn học có tổ chức đánh giá phải được công bố rộng rãi cho sinh viên và nếu khả thi nên tổ chức một buổi sửa bài, nhận xét bài làm trực tiếp cho sinh viên để cung cấp những phản hồi quan trọng nhằm thúc đẩy việc học của sinh viên chứ không đơn thuần kết quả là ở điểm số. 3. Trường cần xem xét việc thành lập Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phương pháp dạy học do Khoa Giáo dục phụ trách chính. Với trung tâm này giảng viên sẽ có được hỗ trợ thiết thực cho hoạt động dạy học của mình, đặc biệt là giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Trường cần quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên thông qua việc cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và biên soạn tài liệu giảng dạy của giảng viên để gắn kết các nhiệm vụ trọng yếu của người giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó cần thường xuyên tạo điều kiện cho giảng viên được tham gia hội thảo khoa học hay các khóa tập huấn bồi dưỡng chuyên môn để họ thực sự gắn kết và cống hiến cho sự phát triển của trường. Ngoài ra, chính sách tiền lương nên được điều chỉnh hợp lý. Với giảng viên cơ hữu, nếu thu nhập không đảm bảo cuộc sống dẫn đến họ sẽ không chú tâm vào công tác giảng dạy tại trường. Với giảng viên thỉnh giảng, phần lớn sự hợp tác với trường là do các mối quan hệ cá nhân thân thiết với cán bộ trường chứ không vì thu nhập nhưng nếu kết quả phản hồi từ sinh viên hoặc đồng nghiệp với hoạt động giảng dạy của họ không tốt thì thù lao trường trả không đủ sức hấp dẫn giữ chân họ lại. Hiện nay, một số môn lệ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, nếu tình trạng này diễn ra sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdft8_0239_2158768.pdf
Tài liệu liên quan