Tài liệu Cải thiện độ chính xác của thiết bị đo cao vô tuyến trên tên lửa đối hạm bằng giải pháp tạo chùm xung đếm hai tần số: Kỹ thuật điện tử
V. V. Binh, T. Q. Huy, ,“Cải thiện độ chính xác của thiết bị ...đếm hai tần số.” 10
CẢI THIỆN ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA THIẾT BỊ ĐO CAO VÔ
TUYẾN TRÊN TÊN LỬA ĐỐI HẠM BẰNG GIẢI PHÁP
TẠO CHÙM XUNG ĐẾM HAI TẦN SỐ
Vũ Văn Binh*, Trần Quang Huy,
Nguyễn Văn Hiếu, Lê Thị Luận
Tóm tắt: Bài báo trình bày về một giải pháp nâng cao độ chính xác của thiết bị
đo cao vô tuyến trên tên lửa đối hạm được thực hiện thông qua việc tạo chùm xung
đếm có hai tần số để cung cấp cho các bộ đếm xung trong khối đo chu kỳ. Giải
pháp này hướng tới giảm thiểu sai số đo độ cao gây ra do sai lệch của việc xác
định khoảng thời gian đo khi xung tín hiệu cộng hưởng có dạng hình chuông và có
độ rộng khác nhau theo độ cao.
Từ khóa: Thiết bị đo cao vô tuyến, Nâng cao độ chính xác, Tạo chùm xung đếm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiết bị đo cao vô tuyến (TBĐCVT) trên một số tên lửa đối hạm thế hệ mới
được thiết kế theo nguyên lý ra đa đo cự ly, phát tín hiệu siêu cao tần điều chế tần
số. Tần số củ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải thiện độ chính xác của thiết bị đo cao vô tuyến trên tên lửa đối hạm bằng giải pháp tạo chùm xung đếm hai tần số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật điện tử
V. V. Binh, T. Q. Huy, ,“Cải thiện độ chính xác của thiết bị ...đếm hai tần số.” 10
CẢI THIỆN ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA THIẾT BỊ ĐO CAO VÔ
TUYẾN TRÊN TÊN LỬA ĐỐI HẠM BẰNG GIẢI PHÁP
TẠO CHÙM XUNG ĐẾM HAI TẦN SỐ
Vũ Văn Binh*, Trần Quang Huy,
Nguyễn Văn Hiếu, Lê Thị Luận
Tóm tắt: Bài báo trình bày về một giải pháp nâng cao độ chính xác của thiết bị
đo cao vô tuyến trên tên lửa đối hạm được thực hiện thông qua việc tạo chùm xung
đếm có hai tần số để cung cấp cho các bộ đếm xung trong khối đo chu kỳ. Giải
pháp này hướng tới giảm thiểu sai số đo độ cao gây ra do sai lệch của việc xác
định khoảng thời gian đo khi xung tín hiệu cộng hưởng có dạng hình chuông và có
độ rộng khác nhau theo độ cao.
Từ khóa: Thiết bị đo cao vô tuyến, Nâng cao độ chính xác, Tạo chùm xung đếm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiết bị đo cao vô tuyến (TBĐCVT) trên một số tên lửa đối hạm thế hệ mới
được thiết kế theo nguyên lý ra đa đo cự ly, phát tín hiệu siêu cao tần điều chế tần
số. Tần số của tín hiệu phát thay đổi theo điện áp điều chế có dạng răng cưa không
đối xứng không liên tiếp. Mô hình cấu trúc thiết bị được thiết kế về dạng hệ tự
động duy trì tần số phách theo nguyên lý đo bám. Việc đo độ cao hành trình bay
được chuyển về phép đo thời gian, được thực hiện thông qua phép đo chu kỳ bằng
kỹ thuật số theo phương pháp đếm xung. Trong thành phần cấu trúc máy phát
thường bố trí hai bộ cộng hưởng siêu cao tần có tần số cộng hưởng khác nhau f1 và
f2 (trong đó f1 < f2) [2]. Độ dài của "khoảng thời gian đo" ("KTGĐ") được xác lập
nhờ xung tín hiệu cộng hưởng của hai bộ cộng hưởng thiết lập mối liên hệ hàm số
với độ cao cần đo theo biểu thức:
đ
MC
t
f
Fc
H
2
0 (1)
trong đó: H - độ cao cần đo, m; c - vận tốc truyền sóng vô tuyến trong khí
quyển, m/s; F0 - tần số phách (được duy trì ở một giá trị không đổi), Hz; MCf - dải
dịch tần điều chế được giới hạn bởi hai tần số cộng hưởng 12 fff MC , Hz; tđ -
độ dài "KTGĐ", s.
Thông thường xung tương ứng với "KTGĐ" - gọi là xung "KTGĐ" được lấy
làm xung cửa để tạo chùm xung đếm cho bộ đếm xung trong khối đo chu kỳ. Mặc
dù hai bộ cộng hưởng siêu cao tần được lựa chọn có hệ số phẩm chất cao, song
xung tín hiệu cộng hưởng luôn có độ rộng nhất định. Vì vậy, việc tạo xung
"KTGĐ" hay xung cửa cho bộ đếm xung trong trường hợp này không thực sự
chính xác với hai thời điểm mà tần số tín hiệu phát fP = f1 và fP = f2, từ đó gây ra sai
số đo.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 11
Với độ cao hành trình bay của tên lửa đối hạm hiện nay rất thấp, tức là dải độ
cao cần đo nhỏ, thành phần sai số này có ảnh hưởng khá lớn, cần phải nghiên cứu
giảm thiểu.
2. SAI SỐ GÂY RA DO SỰ KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG VIỆC
XÁC ĐỊNH KHOẢNG THỜI GIAN ĐO VÀ KHẢ NĂNG GIẢM THIỂU
Từ biểu thức (1) cho thấy rằng, khi tần số phách F0 và dải dịch tần điều chế tần
số 12 fff MC có giá trị không đổi, độ biến thiên vận tốc truyền sóng vô tuyến
trong khí quyển tầm thấp là rất nhỏ ( 5101 c ) và thường được bỏ qua thì sai số
xác định độ cao chỉ phụ thuộc chủ yếu vào độ chính xác xác định "KTGĐ" tđ.
Trong các TBĐCVT trên tên lửa đối hạm thế hệ mới, việc đưa vào hai bộ cộng
hưởng tần số làm cơ sở xác lập xung "KTGĐ" và được dùng làm xung cửa cho
mạch tạo chùm xung đếm của bộ đếm xung. Khối điều chế trong TBĐCVT này
được thiết kế sao cho giản đồ điện áp - thời gian thể hiện nguyên lý hoạt động của
khối trong chế độ đo bám có dạng như mô tả trên hình 1.
Hình 1. Giản đồ điện áp của khối điều chế trước đây.
Theo đó, tại thời điểm t1 mạch tạo điện áp điều chế bắt đầu cho ra điện áp tăng
trưởng thuận tuyến tính với độ dốc được quy định bởi điện áp điều khiển Uđk (hình
1.a), khi này tần số phát bắt đầu tăng tuyến tính. Đến thời điểm t2, khi tần số phát fP
= f1, bộ cộng hưởng thứ nhất xuất hiện xung tín hiệu cộng hưởng thứ nhất (hình
1.b), xác lập thời điểm đầu của xung "KTGĐ" (hình 1.d). Tại thời điểm t3, khi tần
số phát fP = f2, bộ cộng hưởng thứ hai xuất hiện xung tín hiệu cộng hưởng thứ hai
(hình 1.c), xác lập thời điểm cuối của xung "KTGĐ" (hình 1.d). Điện áp ra của
mạch tạo điện áp điều chế kết thúc quá trình tăng trưởng thuận và bắt đầu quá trình
tD
tđ
tN
t1 t1 t2
t3
t4
t5
t
Uđk
(b)
(e)
(d)
(c)
(a)
Kỹ thuật điện tử
V. V. Binh, T. Q. Huy, ,“Cải thiện độ chính xác của thiết bị ...đếm hai tần số.” 12
tăng trưởng nghịch (hình 1,a). Tại thời điểm này bộ giữ chậm định thời được kích
hoạt với tgco = const. Tại thời điểm t4, khi tần số phát một lần nữa xác lập fP = f1, bộ
cộng hưởng thứ nhất xuất hiện xung tín hiệu cộng hưởng thứ hai (hình 1.b). Tuy
nhiên, do bộ giữ chậm định thời xung tín hiệu cộng hưởng này không làm chuyển
biến trạng thái hoạt động của khối. Tại thời điểm t5, quá trình tăng trưởng nghịch
của điện áp điều chế kết thúc (tN), nhưng chưa vượt quá thời gian giữ chậm tgco nên
điện áp ra được giữ nguyên không đổi và được gọi là "thời gian dừng" - tD. Khi
thời gian giữ chậm tgco kết thúc (tgco = tN + tD), quá trình hoạt động lại lặp lại như
thời điểm t1 ban đầu. Xung "KTGĐ" (hình 1.d) từ khối điều chế được sử dụng làm
xung cửa để tạo chùm xung đếm cho bộ đếm xung trong khối đo chu kỳ.
Tuy nhiên, trong thực tế xung tín hiệu cộng hưởng không phải là xung kim hay
xung vuông (có sườn đứng) như hình 1.b và 1.c mà có dạng gần hình chuông (có
sườn thoải) với độ rộng khác nhau như mô tả trên hình 2. Do điểm làm việc của
mạch điện tiếp nhận xung tín hiệu cộng hưởng thường đặt thấp hơn giá trị đỉnh
xung nên thời điểm xác nhận sự xuất hiện của tín hiệu cộng hưởng sai lệch với thời
điểm mà tần số phát bằng tần số danh định của bộ cộng hưởng. Mức độ sai lệch về
thời gian là:
tsl = (tsl1 + tsl2) (2)
có giá trị gần bằng tổng 1/2 độ rộng các xung cộng hưởng tương ứng. Sự sai lệch
này đã dẫn đến độ rộng của xung "KTGĐ" sai khác so với lý thuyết (tđ) [1].
Mặt khác, độ rộng của xung tín hiệu cộng hưởng không giống nhau mà phụ
thuộc vào tốc độ biến thiên tần số phát hay độ rộng của xung cộng hưởng thay đổi
theo độ cao bay hiện thời. Vì vậy, việc loại bỏ hay bù khử lượng sai lệch này
không thể thực hiện được bằng phép cộng đại số đơn giản với một lượng hiệu
chỉnh cố định.
Hình 2. Giản đồ điện áp tương ứng với tín hiệu xung cộng hưởng thực tế.
tđ tsl2 tsl1
t1
t1
t2
t3
t4
t5
t
Uđk
(b)
(c)
(a)
t6
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 13
Khảo sát trường hợp điển hình (TBĐCVT trên tên lửa đối hạm thế hệ mới), với
độ cao tương đương H = 50 m tương ứng với các số liệu đo được: tđ ≈ 1268 μs và
tsl ≈ 70 μs. Khi này, sai số xác định độ cao gây ra do sai lệch xác định điểm cộng
hưởng sẽ là:
5,5100
1268
70
100
đ
sl
đ
t
t
t % (3)
Từ (3) cho thấy, thành phần sai số gây ra do sai lệch xác định điểm cộng hưởng
có ảnh hưởng rất lớn đến sai số chung của toàn thiết bị.
Từ cơ sở lý thuyết và thực tế trên cho thấy, việc nâng cao độ chính xác xác
định độ cao bay đối với TBĐCVT có thể được thực hiện bằng giải pháp kỹ thuật
nào đó sao cho loại bỏ hay giảm nhỏ sai lệch giữa thời gian xuất hiện xung tín hiệu
cộng hưởng với thời điểm tần số phát trùng với giá trị danh định của bộ cộng
hưởng. Và một giải pháp được lựa chọn mà bài báo này đề cập là giải pháp tạo
chùm xung đếm hai tần số, có tính đến độ rộng của tín hiệu xung cộng hưởng.
3. NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC PHÉP ĐO ĐỘ CAO BAY BẰNG GIẢI PHÁP TẠO
CHÙM XUNG ĐẾM HAI TẦN SỐ CHO BỘ ĐẾM XUNG
Với giả thiết xung tín hiệu cộng hưởng lấy ra từ các bộ cộng hưởng siêu cao tần
có dạng gần hình chuông. Giải pháp tạo chùm xung đếm hai tần số được thực hiện
theo hai bước:
+ Bước 1: Thiết kế cấu trúc của khối điều chế có chức năng tạo điện áp điều
chế, xung "KTGĐ" và xung "khoảng thời gian điều chế - KTGĐC" được mô tả
trên hình 3. Khi này, hoạt động của khối điều chế trong chế độ đo bám có giản đồ
điện áp như trên hình 4. Theo đó, xung cộng hưởng tổng hợp (xung CH) có dạng
hình 4.e, xung "KTGĐ" - hình 4.f và xung "KTGĐC" - hình 4.g. Ba xung này sẽ
được sử dụng với tư cách xung cửa cho mạch tạo chùm xung đếm.
Như vậy, ở trong các trường hợp thông thường chỉ có xung "KTGĐ" được lấy
làm xung cửa cho mạch tạo chùm xung đếm, và chùm xung đếm chỉ có một tần số.
Còn ở giải pháp này cả ba xung nói trên được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ này.
+ Bước 2: Thiết kế mạch tạo chùm xung đếm hai tần số cho khối đo chu kỳ. Sơ
đồ cấu trúc của mạch tạo chùm xung đếm được thiết kế có dạng như hình 5, gồm 2
thành phần cơ bản: bộ đa hợp/giải đa hợp và bộ chia tần.
Hình 5. Sơ đồ cấu trúc mạch tạo chùm xung đếm hai tần số.
Chùm xung 2 tần số
Fc và Fc/2
Xung CH (6.c)
Xung Fc
Bộ chia tần
Xung KTGĐ (6.d)
Xung KTGĐC (6.e)
A3
A2
A1
Bộ đa hợp/giải đa hợp
Đầu vào A
Đầu vào B
Đầu ra
Đầu vào
địa chỉ
Kỹ thuật điện tử
V. V. Binh, T. Q. Huy, ,“Cải thiện độ chính xác của thiết bị ...đếm hai tần số.” 14
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc khối điều chế theo giải pháp mới.
Hình 4. Giản đồ điện áp của khối điều chế theo giải pháp mới.
(b)
(g)
(f)
(e)
(g)
Uđk
U0
U02
(d)
(c)
(a)
Bộ
phối
hợp
Bộ tích
phân
Bộ chuyển mạch điện tử
Bộ
đảo
1
NOR
1
Bộ giữ
chậm
NOR
2
Bộ
so
sánh
NOR
3
NOR
4
Bộ so
sánh
2
Bộ
đảo
3
Bộ tạo xung
"KTGĐC"
Bộ tạo xung
"KTGĐ"
Bộ
KĐ
Bộ
đảo
4
Bộ
đảo
2
t6 t1 t1 t2 t3
t4
t5
t
Uđk
(b)
(g)
(e)
(f)
(d)
(c)
(a)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 15
Tín hiệu xung tần số chuẩn Fc đưa tới đầu vào A của bộ đa hợp/giải đa hợp. Tín
hiệu này cũng được đưa tới bộ chia tần mà ở đây là bộ chia 2, và tín hiệu ra có tần
số bằng Fc/2 được đưa tới đầu vào B của bộ đa hợp/giải đa hợp. Các xung cộng
hưởng tổng hợp (hình 6.c ứng với hình 4.e) cùng với xung "KTGĐ" (hình 6.d ứng
với hình 4.f) và xung "KTGĐC" (hình 6.e ứng với hình 4.g) được đưa tới 3 đầu
vào địa chỉ tương ứng (A3, A2, A1). Dãy xung đầu ra bộ đa hợp/giải đa hợp có dạng
chùm xung phức hợp, trong đó phần đầu và phần cuối của mỗi chùm tương ứng
với độ rộng xung cộng hưởng thứ nhất và xung cộng hưởng thứ hai có tần số bằng
Fc/2, còn phần giữa (phần chiếm đa số) có tần số Fc. Chùm xung phức hợp này đưa
đến khối đo chu kỳ với tư cách chùm xung đếm. Bộ đếm xung trong khối đo chu
kỳ sẽ thực hiện phép đếm số xung trong chùm xung, và đầu ra của nó là số liệu độ
cao đã được số hóa.
Hình 6. Giản đồ điện áp của mạch tạo chùm xung đếm hai tần số.
Do phần đầu và phần cuối của chùm xung đếm có tần số xung bằng Fc/2 nên số
xung đếm được ứng với độ rộng xung cộng hưởng thứ nhất và thứ hai sẽ giảm đi
một nửa. Việc làm này sẽ tương tự như xác định điểm giữa của các xung cộng
hưởng gần đúng với thời điểm cộng hưởng thật sự tại tần số bằng f1 và f2.
Như vậy, sai số của phép đo độ cao gây ra do sai lệch xác định vị trí xuất hiện
cộng hưởng tại f1 và f2 của bộ cộng hưởng thứ nhất và thứ hai đã được khắc phục
và giảm thiểu thông qua tạo chùm xung đếm phức hợp có hai tần số như trên.
Theo nghiên cứu khảo sát, các TBĐCVT trên các tên lửa đối hạm thế hệ mới
đã có áp dụng giải pháp này, và qua đo đạc cho thấy thành phần sai số này có thể
t
Fc/2
Fc Fc/2 Fc
(f)
(e)
(c)
(d)
Fc/2 (b)
(a) Fc
Kỹ thuật điện tử
V. V. Binh, T. Q. Huy, ,“Cải thiện độ chính xác của thiết bị ...đếm hai tần số.” 16
giảm xuống còn không quá 0,2%, tức là giảm đến hơn 5 %. Điều này thực sự đã
khẳng định tính hiệu quả của giải pháp.
4. KẾT LUẬN
Việc tạo chùm xung đếm hai tần số cho bộ đếm trong khối đo chu kỳ của
TBĐCVT như trình bày ở trên là một giải pháp khoa học cho phép khắc phục và
giảm thiểu thành phần sai số xác định độ cao gây ra do sai lệch xác định vị trí cộng
hưởng tần số trong các TBĐCVT có sử dụng các bộ cộng hưởng siêu cao tần để
xác định khoảng thời gian đo. Với hiệu quả mà giải pháp mang lại rất có ý nghĩa
đối với các TBĐCVT dùng cho các tên lửa hành trình đối hạm có độ cao bay hành
trình siêu thấp trên bề mặt biển có nhiễu động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo khoa học tổng hợp Nhiệm vụ số 12 "Khai thác tìm hiểu hệ thống thiết
bị đo cao vô tuyến trên quả đạn Kh-35E" thuộc Đề án KHCN "Khai thác toàn
diện quả đạn Kh-35E", 2014.
[2]. Радиовысотомер А-037, Руководство по технической эксплуатации.
ГУ1.000.51 РЭ.
ABSTRACT
IMPROVE ACCURACY OF RADIO ALTIMETER INSTALLED ON THE
ANTI-SHIP MISSILES USING A SOLUTION CREATES COUNTING
PULSE BEAM WITH TWO FREQUENCIES
This paper presents a solution to improve the accuracy of the radio
altimeter on anti-ship missiles performed through creating beam counting
pulse with two frequencies to give the pulse counter in measuring cycle
blocks. This solution aims to reduce altitude measurement error caused by
the deviation of the determination "interval measured" when signals resonant
bell-shaped and have different widths according to altitude.
Keywords: Radio altimeter, Improve accuracy, Creating beam counting pulse.
Nhận bài ngày 21 tháng 07 năm 2015
Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015
Địa chỉ: Viện Điện tử, Viện KH-CN quân sự;
Email: binhvuvdt@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02_vu_van_binh_8983_2149974.pdf