Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn - Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá và định hướng tương lai

Tài liệu Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn - Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá và định hướng tương lai: N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 45 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn - Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá và định hướng tương lai Fred Unger1, Nguyễn Việt Hùng1, Phạm Văn Hùng2, Phạm Đức Phúc3, Dương Văn Nhiệm2, Trần Thị Tuyết Hạnh3, Đặng Xuân Sinh3, Ma. Lucila A. Lapar1, Nguyễn Thị Dương Nga2, Nguyễn Thị Thu Huyền2, Phạm Hồng Ngân2, Hoàng Văn Minh3, Delia Grace5 Cơ quan 1 Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, Văn phòng khu vực Đông và Đông Á, Hà Nội, Việt Nam. 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. 3 Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, Việt Nam. 4 Viện nghiên Cứu chăn nuôi quốc tế, Nairobi, Kenya. Tác giả đại diện f.unger@cgiar.org Từ khóa Đánh giá, gánh nặng bệnh tật, bệnh do thực phẩm gây ra, chuỗi giá trị thịt lợn, con người Giới thiệu Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ chính tại Việt Nam. Chăn nuôi nông hộ cung cấp 83% thịt lợn cho thị...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn - Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá và định hướng tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 45 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn - Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá và định hướng tương lai Fred Unger1, Nguyễn Việt Hùng1, Phạm Văn Hùng2, Phạm Đức Phúc3, Dương Văn Nhiệm2, Trần Thị Tuyết Hạnh3, Đặng Xuân Sinh3, Ma. Lucila A. Lapar1, Nguyễn Thị Dương Nga2, Nguyễn Thị Thu Huyền2, Phạm Hồng Ngân2, Hoàng Văn Minh3, Delia Grace5 Cơ quan 1 Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, Văn phòng khu vực Đông và Đông Á, Hà Nội, Việt Nam. 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. 3 Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, Việt Nam. 4 Viện nghiên Cứu chăn nuôi quốc tế, Nairobi, Kenya. Tác giả đại diện f.unger@cgiar.org Từ khóa Đánh giá, gánh nặng bệnh tật, bệnh do thực phẩm gây ra, chuỗi giá trị thịt lợn, con người Giới thiệu Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ chính tại Việt Nam. Chăn nuôi nông hộ cung cấp 83% thịt lợn cho thị trường và chăn nuôi lợn mang lại thu nhập đáng kể cho nông hộ. Người tiêu dùng Việt Nam ưa thích sử dụng thịt lợn còn tươi, không qua đông lạnh, thịt lợn được phân phối chủ yếu qua các chợ truyền thống. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới bệnh tật trên lợn cũng như an toàn thực phẩm liên quan đến thịt lợn, khi mà an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề thách thức nhất đối với người dân Việt Nam, quan trọng hơn cả giáo dục hay chăm sóc sức khỏe (USAID, 2015). Dự án PigRISK (2012-2017) nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế của các tác nhân trong chuỗi sản xuất giá trị thịt lợn quy mô nông hộ tại Việt Nam bằng cách hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm, cũng như xây dựng mối quan hệ đối tác quốc gia và quốc tế mạnh mẽ nhằm giải quyết câu hỏi: Thịt lợn Việt Nam có an toàn không? Các nguy cơ có nghiêm trọng không? Các nguy cơ này có thể được quản lý tốt nhất như thế nào? H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 46 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Cách tiếp cận nghiên cứu Cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm xác lập các thông tin về nguy cơ nhằm xác định các mối nguy ưu tiên trong an toàn thực phẩm (như Salmonella), đánh giá nguy cơ về các mối nguy về hóa học và vi sinh vật, các đánh giá về chuỗi giá trị cũng như các nghiên cứu về chi phí bệnh tật và các nghiên cứu khác. Sau quá trình lựa chọn địa bàn, Nghệ An và Hưng Yên là hai tỉnh được chọn trong nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành trên toàn bộ chuỗi sản xuất giá trị thịt lợn bằng cách tiếp cận từ trang trại đến bàn ăn, sử dụng các bộ câu hỏi, thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu và lấy mẫu để xác định các mối nguy vi sinh vật (như Salmonella) và hóa học (như kim loại nặng, β-agonist và dư lượng thuốc kháng sinh) dựa trên sử dụng thiết kế lấy mẫu xác suất. Các hoạt động được thiết kế và triển khai bởi nhóm nghiên cứu liên ngành bao gồm các chuyên gia thú y, y tế công cộng và kinh tế. Nghiên cứu cũng được hỗ trợ thực hiện thông qua xây dựng năng lực của nhóm nghiên cứu về đánh giá nguy cơ và đánh giá chuỗi giá trị. Kết quả Các kết quả chính bao gồm: • Salmonella là vi khuẩn gây bênh được tìm thấy trong 44% thịt lơn bán tại các chợ ở địa bàn nghiên cứu. Quá trình nhiễm Salmonella xuất hiện tại chuồng nuôi, và nguy cơ nhiễm tăng dần từ chuồng nuôi cho đến lò mổ và đến thịt tại chợ mà chủ yếu liên quan đến các thực hành kém vệ sinh. • Dư lượng thuốc kháng sinh và một số chất hóa học khác cũng được tìm thấy trên một số ít mẫu. • Mô hình đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật lần đầu tiên áp dụng đánh giá tác động của các bệnh từ thực phẩm tại Việt Nam lên sức khỏe của con người. Mô hình này cũng đưa ra con số ước tính là 1 trong 5 người tiêu dùng có nguy cơ ngộ độc do Salmonella hàng năm. • Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô nông hộ không có sự khác biệt rõ ràng so với chuỗi sản xuất thịt lợn từ các chuỗi chăn nuôi sản xuất chính thức. • Đánh giá kinh tế xem xét chi phí cho đợt điều trị bệnh tiêu chảy và chi phí nằm viện mỗi ngày do ngộ độc thực phẩm ở mức 107 USD và 34 USD (xem chi tiết Hoàng Văn Minh và cộng sự 2015). • Các nghiên cứu liên quan về áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho thấy người chăn nuôi khó có thể (hoặc không thể) áp N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 47 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn dụng được một số tiêu chí của GAP (như sử dụng chuồng trại cách ly), hoặc không tuân thủ một số hướng dẫn khi lợi ích đem lại theo họ là không rõ ràng (như ghi chép tại trang trại, hay sử dụng bảo hộ cá nhân). Thảo luận và kết luận Thịt lợn được bán ở chợ được phát hiện có mức ô nhiễm Salmonella cao. Mức ô nhiễm này cũng không phải không phổ biến do các nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hiện diện của tác nhân gây bệnh này tại Việt Nam. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tác động sức khỏe của người tiêu dùng do tiêu thụ thịt lợn nhiễm Salmonella được đánh giá định lượng (Đặng Xuân Sinh và cộng sự 2017). Trái ngược với quan điểm chung, các mối nguy từ hóa chất (như dư lượng kim loại nặng hoặc kháng sinh) có thể không gây ra nguy cơ đáng kể lên sức khỏe con người (Trần Thị Tuyết Hạnh và cộng sự 2017). Những nhận thức sai lầm quan sát được về mối nguy hóa học đòi hỏi cần có các hoạt động truyền thông nguy cơ nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách phân biệt giữa các mối nguy an toàn thực phẩm “ít nhưng quan trọng” và “nhiều nhưng không quan trọng” tại Việt Nam. Điều này cũng giúp ưu tiên các nguồn lực để giải quyết các vấn đề quan trọng trước. Các thực hành sản xuất nông nghiệp tốt có thể cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm cũng như đem lại những lợi ích khác, tuy nhiên với việc áp dụng chưa phổ biến như hiện nay, cũng như thiếu những bằng chứng thuyết phục về những lợi ích trước mắt và những kết quả về an toàn thực phẩm xứng đáng với những nỗ lực và đầu tư, cần phải có những phương pháp cải tiến cũng như nhiều bằng chứng hơn nhằm tạo ra sự hấp dẫn và tính khả thi về mặt kinh tế khi áp dụng mô hình này. Như vậy dự án PigRISK đã xác định được nguy cơ về sức khỏe với người tiêu dùng từ những mối nguy an toàn thực phẩm và đã chứng minh được lợi thế của phương pháp tiếp cận dựa trên nguy cơ đối với an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn có những cơ hội để quản lý các nguy cơ này tốt hơn, nắm bắt và xây dựng các phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường phù hợp nhằm cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm. Dự án sắp tới, SafePORK (2017-2022), sẽ tập trung vào những can thiệp này vào các chuỗi giá trị sản xuất thịt lợn khác nhau (như các cửa hàng bán thịt lợn mới, thịt lợn bản địa, các nhà cung cấp suất ăn cho các khu công nghiệp). Tài liệu tham khảo 1. Đặng Xuân Sinh, Nguyễn Việt Hùng-Xuan, Unger, F., Phạm Đức Phúc, Grace, D., Trần Thi Ngân, Barot, M., Pham-Thi, N. và Makita, K. (2017). Đánh giá định H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 48 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn lượng nguy cơ Salmonella trên người trong chuỗi giá trị thịt lợn quy mô nông hộ tại khu vực đô thị Việt Nam. Tạp chí Y tế Công cộng Quốc tế 62 (1): 93–102. 2. Hoàng Văn Minh, Trần Tuấn Anh, Hà Anh Đức, và Nguyễn Việt Hùng (2015). Chi phí chữa bệnh tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm: Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam J Korean Med Sci. Tháng 11/2015; 30 (Phần bổ sung 2): S178–S182. 3. Trần Thị Tuyết Hạnh, Đặng Xuân Sinh, Phạm Đức Phúc, Trần Thị Ngân, Chử Văn Tuất, Grace, D., Unger, F. và Nguyễn Việt Hùng (2017). Đánh giá khả năng phơi nhiễm mối nguy hóa học trong thịt lợn, gan, thận và tác động lên sức khỏe tại tỉnh Hưng Yên và Nghệ An, Việt Nam, Tạp chí Y tế công cộng Quốc tế về 62 (1): 75–82. 4. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ), 2015. Khảo sát về nhận thức trên toàn quốc. Hà Nội, Việt Nam: Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs7_2165_2207168.pdf
Tài liệu liên quan