Cái nhìn đối sánh về motif thách cười giữa truyện cổ tích và truyện cười

Tài liệu Cái nhìn đối sánh về motif thách cười giữa truyện cổ tích và truyện cười: CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH VỀ MOTIF THÁCH CƯỜI GIỮA TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN CƯỜI Những vấn đề chung Truyện cổ tích là những truyện kể dân gian được sáng tác dựa trên sự hư cấu nghệ thuật có chủ tâm thường có yếu tố kì ảo. Nó ra đời cùng với quá trình tan rã chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giai cấp. Thông qua những số phận khác nhau của các nhân vật, truyện phản ánh và lý giải những mâu thuẫn và xung đột trong đời sống gia đình và xã hội, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lý tưởng xãhội và ước mơ của nhân dân. Còn Truyện cười là một loại truyện dân gian nặng về lý trí, lấy tiếng cười làm phương tiện để thực hiện mục đích giáo dục, đấu tranh giai cấp và mua vui. Trong truyện cổ tích và truyện cười có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cốt truyện cũng như chi phối mạnh mẽ tới nhân vật nhưng phải kể tới yếu tố thách cưới. Đây là một yếu tố mà theo nhiều người nhận định là thú vị, hấp dẫn, có nhiều bất ngờ, gây hồi hộp cho người nghe, người đọc....

doc11 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cái nhìn đối sánh về motif thách cười giữa truyện cổ tích và truyện cười, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH VỀ MOTIF THÁCH CƯỜI GIỮA TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN CƯỜI Những vấn đề chung Truyện cổ tích là những truyện kể dân gian được sáng tác dựa trên sự hư cấu nghệ thuật có chủ tâm thường có yếu tố kì ảo. Nó ra đời cùng với quá trình tan rã chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giai cấp. Thông qua những số phận khác nhau của các nhân vật, truyện phản ánh và lý giải những mâu thuẫn và xung đột trong đời sống gia đình và xã hội, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lý tưởng xãhội và ước mơ của nhân dân. Còn Truyện cười là một loại truyện dân gian nặng về lý trí, lấy tiếng cười làm phương tiện để thực hiện mục đích giáo dục, đấu tranh giai cấp và mua vui. Trong truyện cổ tích và truyện cười có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cốt truyện cũng như chi phối mạnh mẽ tới nhân vật nhưng phải kể tới yếu tố thách cưới. Đây là một yếu tố mà theo nhiều người nhận định là thú vị, hấp dẫn, có nhiều bất ngờ, gây hồi hộp cho người nghe, người đọc. Vậy thách cưới là gì? Theo chúng tôi, thách cưới là khi chủ thể thách cưới đưa ra cho đối tượng thách cưới một nhiệm vụ nào đó( thường là khó khăn) đòi hỏi đối tượng thách cưới phải thực hiện. Và bất cứ khi nào chủ thể thách cưới cũng không quên kèm theo một điều kiện: nếu hoàn thành tốt thì đối tượng thách cưới sẽ có được người mình yêu. Với đối tượng thách cưới chỉ có một cách là phải chấp nhận và tìm cách để hoàn thành việc được giao trong tình thế “ được ăn cả ngã về không” hay “ một mất một còn”. Người ta gọi đó là thách cưới vì những nhiệm vụ được giao cho đối tượng thách cưới thường là khó khăn, vượt khả năng của người thực hiện. Cho nên có tính chất đánh đố, thách thức với người thực hiện. Yếu tố này xuất hiện nhiều trong truyện dân gian nói chung và trong truyện cổ tích, truyện cười nói riêng. Ở đó, ta thấy có sự tương đồng về cả nội dung lẫn hình thức, bất kể ranh giới địa hình – văn hóa. Cho nên, có thể gọi đó là motif thách cưới. Khi tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy cùng là motif thách cưới nhưng giữa truyện cổ tích và truyện cười có những nét đặc thù mà khi ta bắt gặp một truyện cổ tích nào đó có chứa motif thách cưới thì ta không thể nhầm nó là truyện cười hay ngược lại. Trong bài viết này, chúng tôi nhận thấy cùng là motif thách cưới trong truyện cổ tích và truyện cười với cái nhìn đối sách. Qua việc khảo sát những truyện tiêu biểu nhất có chứa motif thách cưới thuộc hai thể loại. Với truyện cổ tích bao gồm một số truyện của Việt Nam và nước ngoài: Con gái vua và 3 công trạng( truyện cổ tích của người Pháp); Nàng công chúa ngủ trong rừng( truyện cổ Grim); Truyện lấy chồng Dê; Truyện cây tre trăm đốt; Truyện Quân Tử( Truyện của người Việt Nam); Truyện người em( dân tộc Mèo – Việt Nam) Với truyện cười bao gồm những truyện như: Kiếm rể lười; Tức quá; Giận mày tao ở với ai; Vừa buồn cười vừa sợ; Tài ứng đối; Tài ăn cứt cho; Thơ con ngựaĐể thấy được nét đặc thù của motif thách cưới giữa truyện cổ tích và truyện cười, trong phần trình bày dưới đây, chúng tôi sẽ mô hình hóa kết cấu motif thách cưới với 3 phần chính: Mở đầu Diễn biến Kết quả 2. Kết cấu motif thách cưới trong truyện cổ tích và truyện cười 2.1. Mở đầu Phần mở đầu của motif thách cưới cho chúng ta biết lý do, nguyên nhân đưa đến việc thách cưới. Điều mà khiến đối tượng thách cưới phải bước vào thực hiện yêu cầu ấy. Qua đó giúp chúng ta nhận ra động cơ, mục đích của người đưa ra lời nhận thách cưới( hay còn gọi là chủ thể thách cưới) 2.1.1. Phần mở đầu của motif thách cưới của truyện cổ tích Trong truyện cổ tích chủ thể thách cưới thường là hai bộ phận: thế lực ma quái và thế lực cường quyền. Chính hai bộ phận này là chủ thể khơi mào cho yêu cầu thách cưới. Để đưa đối tượng thách cưới vào một cuộc phiêu lưu với nhiều thử thách, thế lực ma quái đã dùng mọi thủ đoạn nhằm mang lại tai họa cho “ chiến lợi phẩm” của đối tượng thách cưới. ( chiến lợi phẩm được hiểu là người con gái mà đối tượng thách cưới sẽ có được sau khi hoàn thành tốt yêu cầu thách cưới). Ví như trong truyện cổ Grim, có truyện Nàng công chúa ngủ trong rừng. Chính mụ phù thủy Muông thú đã lập lời nguyền hãm hại công chúa vào đúng sinh nhật thứ 16 của nàng. Và chỉ có hoàng tử mới giải được lời nguyền ấy; chính vì mang trọng trách ấy mà chàng đã phải tìm đến cung điện nơi bao phủ bởi phép thuật ma quỷ. Đó là lý do đối tượng thách cưới phải thực hiện nhiệm vụ của mình trong motif thách cưới. Một lý do nữa đẩy đối tượng thách cưới vào một hành trình thử thách, trước khi có “chiến lợi phẩm” của mình. Đó là lời thách cưới từ thế lực cường quyền. Lúc này “ thế lực cường quyền” chính là chủ thể thách cưới, họ có thể là ông vua, là Long Vương, là phú ông, là người cha Họ đưa ra yêu cầu thách cưới hết sức khó khăn, thường là vượt xa khả năng của đối tượng thách cưới với lý do duy nhất là không muốn đối tượng thách cưới có được chiến lợi phẩm của mình. Cũng vì nguyên do sâu xa là đối tượng thách cưới có một điểm nào đó không xứng với con gái họ ( hoặc là quá nghèo, hoặc là hình dạng kỳ dị, hoặc là bất tài). Chẳng hạn, tên phú ông trong Cây tre trăm đốt sai anh Khoai vào rừng tìm một cây tre có trăm đốt về làm sính lễ thì sẽ được con gái hắn. Chúng ta thừa biết trước trước đó, tên này đã hứa gả con gái cho anh Khoai nên anh thật thà, chăm chỉ làm ăn. Yêu cầu thách cưới này đã được thực hiện tốt. Nhưng giờ đây, lão lại đưa ra yêu cầu thách cưới mới là tìm cây tre trăm đốt. Rõ ràng lão biết trên đời này không hề có cây tre trăm đốt mà chỉ cốt lừa anh Khoai vào rừng, cho khuất mắt lão, để anh phải đối mặt với nguy hiểm trong rừng sâu nước độc để ở nhà hắn yên tâm tổ chức đám cưới cho con gái lão với tên nhà giàu làng bên. Chúng ta vẫn biết, yêu cầu thách cưới của lão phú ông với mục đích là có đũa cho hai họ ăn cưới chỉ là giả tạo, nhưng chính sự giả tạo ấy lại là sự mở đầu cho motif thách cưới. Đến truyện Lấy chồng Dê, lão phú ông chỉ vì chê chàng Dê xấu xí, không xứng với con gái mình nên mới đưa ra yêu cầu thách cưới không tưởng với gia cảnh nhà chàng. Còn trong truyện Quân Tử, vì chê Quân Tử nghèo mà vua mới yêu cầu chàng sắm cho được một mâm vàng đến dâng vua thì cho cưới công chúa. Nhưng sau khi thực hiện được yêu cầu thách cưới ấy rồi, vua lại nuốt lời rồi đẩy chàng tới hết thách thức này đến thách thức khác chỉ khi nào vượt qua được mới cho lấy công chúa. Như vậy, rõ ràng là chính những khó dễ mà thế lực cường quyền đưa đến cho đối tượng thách cưới chính là yêu cầu thách cưới đồng thời là nguyên nhân, lý do đẩy đối tượng thách cưới vào hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, ta thấy rằng phần mở đầu của motif thách cưới trong truyện Cổ tích có nguyên do từ chính những đòi hỏi của hai thế lực ma quái và thế lực cường quyền. 2.1.2. Phần mở đầu của motif thách cưới của truyện cười Qua việc khảo sát những truyện cười tiêu biểu có chứa motif thách cưới chung tôi nhận thấy rằng: Ở truyện cười, phần mở đầu của motif thách cưới không có sự chi phối của thế lực ma quái như trong truyện cổ tích mà chỉ có sự chi phối của thế lực cường quyền mà thôi. Nhưng những yêu cầu thách cưới của thế lực cường quyền trong truyện cười lại chứa đựng nhiều điều quái gở, ngược đời. Nó không phải là vàng bạc châu báu giống như chủ thể thách cưới trong truyện cổ tích yêu cầu mà nó là những sính lễ mang tính chất tinh thần như yêu cầu của phú ông trong truyện Kiếm rể lười là chàng trai nào muốn làm rể lão phải là người lười nhất thiên hạ; còn trong truyện Tức quá hay Truyện Giận mày tao ở với ai thì lão phú ông lại yêu cầu các chàng trai là phải làm sao cho lão tức điên người lên hay giận đến cay nghiệt thì lão mới gả con gái cho. Và chính những yêu cầu ấy là màn dạo đầu cho motif thách cưới ở truyện cười. Trong một bộ phận truyện cười khác, chủ thể thách cưới lại muốn thử tài học vấn của đối tượng thách cưới. Chính bởi thế mà để bước qua ngưỡng cửa nhà của lão phú ông các chàng rể phải trổ tài của mình làm sao chỉ cần thật giỏi trong mắt của chủ thể thách cưới là được. Chẳng hạn, như trong Truyện Tài ứng đối, ông nghè yêu cầu chàng rể phải thông thạo việc đối đáp. Còn trong Truyện Vịnh con ngựa thì lão phú ông thử tài các chàng rể băng cách làm thơ vịnh con ngựa quý của lão. Đó là nguyên do họ phải vượt qua yêu cầu thách cưới để danh chính ngôn thuận có được người đẹp. Trong một số truyện cười có chứa motif thách cưới, cũng là thử tài đối tượng thách cưới nhưng chủ thể thách cưới lại ra yêu cầu rất oái oăm. Ví như trong Truyện Tài ăn cứt chó, lão phú ông vì muốn giữ đứa con gái xinh đẹp của mình mãi ở bên để “làm cảnh” nên mới ra yêu cầu là muốn kiếm một chàng rể có thể liền lúc ăn được ba đống phân chó. Như vậy, qua việc khảo sát phần mở đầu của motif thách cưới ở truyện cổ tích và truyện cười ta đã thấy được phần nào nét đặc thù của motif ấy giữa hai loại truyện dân gian. 2.2 Diễn biến Phần diễn biến của motif thách cưới trong Truyện cổ tích và Truyện cười cho ta biết nội dung, tính chất của từng nhiệm vụ thách cưới; đồng thời cũng là lúc đối tượng thách cưới bộc lộ bản thân. 2.2.1 Phần diễn biến của motif thách cưới trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích điều cơ bản làm nên nét đặc thù của motif thách cưới là ở lực lượng thần kì. Chính lực lượng này đã chi phối và tác động trực tiếp tới diễn biến của motif thách cưới, nói cụ thể hơn là việc thực hiện yêu cầu thách cưới của đối tượng thách cưới. Điều đáng chú ý là lực lượng thần kì không theo sát đối tượng thách cưới mà chỉ xuất hiện khi đối tượng thách cưới cần. Chẳng hạn như trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Vì thách thức quá khó khăn , thương tình anh trai cày thật thà, chất phác Bụt mới hiện lên giúp anh có được cây tre trăm đốt với câu thần chú: “Khắc nhập – khắc nhập” và “Khắc xuất – khắc xuất”. Như thế là anh có lễ vât để dâng lên lão phú ông. Và chính nhờ vào lực lượng thần kì mà những điều không thể trở thành có thể, đưa câu chuyện diễn biến theo cái đẹp của nó. Ta còn bắt gặp lực lượng thần kì trong truyện Quân Tử. Chàng Quân Tử nếu không có con cáo chỉ cho cái hang có chứa ba hũ vàng bạc châu báu thì chắc cũng không có mâm sính lễ để dâng lên vua. Trong thách thức thứ hai nếu không có con ruồi giúp đỡ thì chàng đã không nhận ra được cỗ tơ hồng trong mười mâm cỗ giống nhau và chàng cũng sẽ không tìm được căn phòng có chứa công chúa nếu như không nhờ con chuột trợ giúp. Hay trong Truyện người em (truyện cổ tích của dân tộc Mèo). Người em đã phải chịu thử thách của Long Vương. Và để vượt qua những thử thách ấy chàng cần phải có sự hỗ trợ của lực lượng thần kỳ là cua, ruồi và chuột. Cua giúp chàng nhận ra quả bầu có chứa linh hồn công chúa trong 9 quả bầu; ruồi giúp chàng nhận ra bàn tiệc tình yêu trong 9 bàn tiệc; còn chuột tha chiếc lá khô gây ra tiếng xào xạc giúp chàng nhận diện ra căn phong chứa “chiến lợi phẩm” trong 9 căn phòng. Trong Truyện con gái vua và 3 công trạng của người Pháp. Chàng Jăng cũng vượt qua yêu cầu thách cưới của vua nhờ vào sự trợ giúp của lực lượng thần kì. Nhờ có con vịt mẹ mà chàng tìm thấy chiếc chìa khóa tủ áo công chúa bị vua ném xuống song; nhờ có con cầy mà chàng vượt qua được thách thức nhặt hết gạo trong bụi rậm. Tất cả những vật ấy được dâng lên vua làm lễ vật nhưng thế chàng vẫn chưa đủ để cưới công chúa. Chàng phải vượt qua thách thức cuối cùng và nhờ con ong đậu vào vai công chúa mà chàng nhận ra công chúa khi nàng ở cùng 2 cung nữ. Như vậy, lực lượng thần kì đóng một vai trò quan trọng trong việc đối tượng thách cưới thực hiện nhiệm vụ thách cưới của mình. Nói khác đi, nó là một yếu tố không thể thiếu với mọi thách cưới mà cụ thể là ở phần diễn biến của motif. Nếu như phần các truyện có chứa motif thách cưới lực lượng thần kì là lực lượng bên ngoài giúp đỡ một cách bị đông thì trong Truyện Lấy chồng Dê, thì bản thân chàng Dê lại có sự chủ động trong thực hiện yêu cầu thách cưới của mình. Và chình chàng đã là một yếu tố thần kì trong truyện. Khi phú ông đòi hỏi lễ vật của chàng thì chàng đã ra giữa sân mà kêu gọi lực lượng thần tiên đến để đưa đầy đủ số lễ vật mà chàng cần gồm: 100 con trâu bò, 100 con lợn,1 mâm vàng, một mâm bạc. chính điều ấy đã giúp chàng có được cô con gái út của phú ông. Trong một số trường hợp, đối tượng thách cưới phải thể hiện bản lĩnh, sức mạnh và trí tuệ của mình để vượt qua yêu cầu thách cưới. Ví như trong truyện Nàng công chúa ngủ trong rừng, hoàng tử để vượt qua được bụi gai bao quah lâu đài và nhất là có thể giết được con rồng đen- hóa thân của phù thủy Muông thú, chàng đã dùng lưỡi gươm Chân lý và tấm khiên Đức hạnh của ba bà tiên. Nhưng thực chất vẫn chiến thắng bằng sức mạnh của chính mình, bằng sự mưu trí và nhất là ngọn nửa tình yêu lúc nào cũng rực cháy trong tim chàng. Qua đây, ta thấy được nét nổi bật trong phần diễn biến của motif thách cưới trong Truyện cổ tích chính là việc đói tượng trong Truyện cổ tích là việc đối tượng thách cưới vượt qua thử thách bằng sức mạnh, tài trí của mình và không bao giờ thiếu một yếu tố quan trọng trợ giúp họ là lựclượng thần kì 2.2.2 Phần diễn biến motif thách cưới trong Truyện cười Cũng giống như phần diễn biến của motif thách cưới trong Truyện cổ tích, phần này ở Truyện cười cũng chính là trung tâm của motif, là lúc đối tượng thách cưới ra sức thể hiện mình để vượt qua những yêu cầu thách cưới của chủ thể thách cưới. Đây cũng là phần quan trọng cho ta biết sự thành công hay thất bại của đối tượng thách cưới. Có một điều khác với Truyện cổ tích đó là: nếu như trong Truyện cổ tích luôn có một nhân vật theo suốt quá trình thách cưới, nghĩa là chỉ có một đối tượng thách cưới thì ở Truyện cười, phần diễn biến của motif thách cưới có thể có nhiều đối tượng thách cưới cùng tham gia. Ví như trong truyện Thơ con ngựa, có tới 3 chàng trai cùng tham gia thách cưới, thực chất việc có nhiều đối tượng thách cưới cũng là một yêu cầu thách cưới với chính họ. Nếu như trong Truyện cổ tích việc thực hiện thách cưới bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố thần kỳ thì đến truyện cười ta lại thấy phần diễn biến của motif thách cưới lại chịu sự chi phối của yếu tố gây cười, nghĩa là mọi điều mà đối tượng thách cưới thực hiện ở trong Truyện cười nó đều chứa đựng điều đáng cười. Đây cũng chính là hai nét đặc thù giữa Truyện cổ tích và Truyện cười. Việc phần diễn biến của motif thách cưới trong truyện cười thực chất đã được hé mở ngay từ phần mở đầu của motif thách cưới. Vì ở đó, chủ thể thách cưới luôn đặt ra những đòi hỏi ngược đời để thách thức đối tượng thách cưới. Nhưng sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố gây cười phải kể tới, đó là ở phần diễn biến này. Ta cùng thử phân tích điều ấy trong Truyện kiếm rể lười. Ngay cái yêu cầu thách cưới của chủ thể thách cưới đã ẩn chứa cái nghịch lý, vì chẳng có người cha nào lại muốn kiếm cho con gái yêu quý của mình một người chồng lười nhất thế gian cả. Chính vì vậy, nó bắt đầu khiến người nghe phải tủm tỉm. Nhưng tiếng cười còn muốn đi thêm một đoạn nữa, đó là khi lão phú ông buồn rầu vì không tìm thấy chàng rể nào vừa ý cả thì có một anh thanh niên đi giật lùi từ ngoài ngõ vào, đến chi tiết này tiếng cười bắt đầu được hé lộ nhưng nó thực sự dâng lên đến cao trào đỉnh điểm là khi lão phú ông hỏi anh ta: tại sao lại phải đi như thế? Anh ta trả lời: “ đi như thế để nếu mà ông có không đồng ý thì có thể thẳng thừng bước ra”. Và chính lúc ấy tiếng cười như vỡ òa, anh ta được lão phú ông khâm phục là kẻ lười nhất thế gian. Qua đó, ta cũng biết được sính lễ của anh thanh niên đưa đến cho lão phú ông là gì? Ngoài việc bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố gây cười, việc thực hiện yêu cầu thách cưới của đối tượng thách cưới cũng là lúc anh ta thể hiện bản lĩnh trí tuệ của mình. Ví như trong truyện Vừa buồn cười vừa sợ, để thực hiện yêu cầu thách cưới của chủ thể thách cưới là : phải làm cho gia đình cô gái một trận vừa tức cười vừa sợ hãi. Cũng như bao chàng trai đã đến để thực hiện thách thức nhưng có điều họ chịu thất bại thì anh chàng trong truyện lại nghĩ ra một cách rất hay, anh ta giết con dê làm công cụ để thực hiện trò của mình: lông con dê anh ta cho lên bụng cô gái, hai hòn dái con dê cho lên cổ lão phú hộ, da dê đặt ở ngưỡng cửa, đầu dê đặt trên bàn thờ ba ông đầu rau, nhét kèn vào ống thổi. Câu chuyện trở nên gay cấn hơn, và cảm giác hoảng loạn của gia đình lão phú hộ chỉ bắt đầu khi anh chàng láu lỉnh kia quay trở lại, đâm nhẹ cây kim lên bụng cô gái, khiến cô ta hoảng sợ sờ vào bụng mà kêu lên: -Bố ơi! Muỗi đốt con lòi ruột ra rồi! Người nghe ở bên ngoài bắt đầu cảm thấy buồn cười, chính lúc này, giữa chúng ta với nhân vật đang tồn tại hai cảm giác người cười kẻ sợ. Điều ấy, cũng muốn nhấn mạnh tới sự chi phối của yếu tố gây cười. Câu chuyện tiếp tục, khi lão phú hộ nghe thấy tiếng kêu của cô con gái cưng, liền chạy xem sự tình ra sao thì lại bị trượt phải da dê, sờ lên cổ thốt lên: -Bà ơi! Tôi ngã thọt hòn lên cổ rồi! Nếu như cấp độ sợ hãi của nhân vật được tăng thêm thì ở ngoài tiếng cười của chúng ta bắt đầu vang lên giòn giã. Chuyện tiếp tục khi bà lão vội trở dậy, bưng đĩa dầu chạy xuống bếp lấy lửa, cầm cái ống thổi, cứ nghe toe toe đèn sáng nhìn lên bàn thờ ba ông đầu rau thấy nhe hai hàm răng thì chắp tay vái lia lịa mà than rằng: -Xin ông! Ông giận gì tôi mà nhăn răng ra vậy? Đến đây thì tiếng cười đã như ào ào ra từng đợt đồng thời nỗi sợ hãi của gia đình ông lão bắt đầu đẩy lên cao trào khiến ông lão phải thốt lên: -Còn lòi ruột, chồng thọt dái còn vui cái nỗi gì mà thổi kèn. Mọi thứ vượt lên đỉnh điểm là khi một tiếng nổ “ đùng” vang lên, tiếng cười hơi lắng xuống nhưng vẫn dai dẳng. Đến truyện Giận mày tao ở với ai, lão nhà giàu lại đưa ra yêu cầu thách cưới là: “ Ai làm cho lão nổi giận thì sẽ được gả con gái cho. Nếu trong vòng một tháng mà không thực hiện được thì bị đánh đòn và đuổi về”. Có rất nhiều chàng trai tới thủ nhưng đều bị đánh đuổi về. Anh nông dân nghe tin cũng tới thử sức nhưng lão nhà giàu này là một người nổi tiếng ít giận nên mỗi lần anh hỏi : “ Thầy có giận không?” thì lão cứ nói : “ Giận mày tao ở với ai”. Cuối cùng, chỉ khi anh bày trò lừa lão ra giữa con phượng hoàng đất khiến cho kiệu vua đi qua phải dừng lại. Kì thực đó chỉ là bãi phân trâu. Khi vua tò mò thò tay vào bắt thì tay bị hôi thối. Thế là vua cho lính trói lão đánh đòn. Quá nhục nhã trước mọi người và tức giận anh nông dân, lão không kiềm chế được nữa. Nhưng có như thế thì yêu cầu thách cưới với đối tượng thách cưới mới có thể hoàn thành mĩ mãn được. Và đó cũng chính là sính lễ của chàng nông dân, một sính lễ thật sự rất “ tồi tệ”với lão nhà giàu. Nhưng hơn tất cả, ta đã thấy có tiếng cười xuất hiện cùng với mưu trí khi anh ta thực hiện yêu cầu thách cưới. Trong một số trường hợp, thực chất đối tượng thách cưới chẳng có tài cán gì nhưng lại được sự trợ giúp của một nhân vật nào đó, lại trở thành một người giỏi chữ nghĩa trước mạt chủ thể thách cưới. Đó là trường hợp của cậu bé trong Truyện Tài ứng đối, cả ba lần ông nghé đưa ra yều cầu thì cả ba lần đều phải chờ tới sự giải thích của ông Tú là chủ của cậu bé. Có truyện cười sau khi thực hiện tốt yêu cầu thách cưới thì đối tượng thách cưới lại bị chủ thể thách cưới nuốt lời. Trong trường hợp ấy, đối tượng thách cưới lại đòi chủ thể thách cưới phải làm những gì anh ta đã làm, nếu làm được thì anh ta chấp nhận không lấy “ chiến lợi phẩm” của mình bằng không anh ta vẫn được. Trong những truyện ấy, đối tượng thách cưới luôn làm chủ tình thế trong diễn biến của motif. Vì yêu cầu thách cưới của lão là: “ ai ăn cứt chó thì nhận làm rể”. Anh chàng nhà bên biết thế liền thông minh nghĩ ra cách lấy chè lam đặc quyện đặt vào ba chiếc lá để sang vườn nhà ông lão. Sáng hôm sau, anh hiên ngang sang thực hiện yêu cầu thách cưới trước sự chứng kiến của gia đình ông lão và hàng xóm láng giềng. Anh ta đã ăn liền lúc ba đống đặc quyện kia mà mọi người cứ tưởng là phân chó thực, vửa thấy tởm vừa thấy khâm phục anh ta. Như vậy, việc thực hiện yêu cầu thách cưới ấy đã thể hiện được phẩm chất trí tuệ của đối tượng thách cưới, và anh ta đã làm chủ trong tình huống ấy. Mặc dù đã vượt qua với thành công mĩ mãn nhưng anh ta lại bị ông lão nuốt lời. Để bảo vệ thành quả của mình anh ta bắt ông lão phải ăn như anh ta nhưng là ăn phân chó thật. Lúc đầu ông lão nghĩ chắc cũng dễ ăn nhưng khi đưa lên miệng ông lão lập tức nôn ọe. Và sự thất bại của ông lão một lần nữa lại là sự chiến thắng của anh thanh niên. Và đó là sự chiến thắng của một người đầy lý trí. Qua sự phân tích ấy, ta thấy được phần diễn biến của motif thách cưới đóng một vai trò quan trọng như thế nào cho toàn bộ kết cấu motif. Vì phần diễn biến này là sự triển khai của phần mở đầu và quy định tới phần kết cấu của motif. Đồng thời, qua những gì đã trình bày, ta phần nào thấy được nét đặc thù của phần diễn biến của motif thách cưới trong Truyện cười. 2..3. Kết thúc Đây là phần khép lại motif thách cưới nhưng lại là phần mở ra chân trời hạnh phúc cho lứa đôi. Mặc dù chỉ chiếm một dung lượng nhỏ và thường không được chú ý nhưng lại là phần chứa đựng nhiều ý nghĩa của truyện kể. 2.3.1. Phần kết thúc của motif thách cưới trong truyện cổ tích Đối tượng thách cưới sau khi thực hiện yêu cầu thách cưới thành công thường được nhận chiến lợi phẩm của mình. Trong truyện Nàng công chúa ngủ trong rừng, sau khi giết được mụ phù thủy chàng đã bước vào lâu đài, đến giường của công chúa, hôn lên đôi môi mọng đỏ của nàng, nàng tỉnh dậy và hai người đã kết duyên với nhau. Một kết thúc đẹp đến huyền niệm, một hạnh phúc giống như một viên ngọc không tì vết. Đẹp, kết thúc rất đẹp. Tương tự như vậy, chàng Dê trong truyện Lấy chồng Dê sau khi mang đầy đủ sính lễ đến nhà. Phú ông thì đã được rước cô con gái út xinh đẹp, nết na của ông ta về làm vợ. Chàng Dê lột bỏ vỏ bọc dê để trở thành chàng trai tuấn tú, vui vẻ sống bên cạnh người mình yêu. Một kết hay như trong giấc mơ vậy. Nhưng cũng có những trường hợp, sau khi đã mang sính lễ tới như yêu cầu của chủ thể thách cưới nhưng vẫn bị đẩy vào nhiều yêu cầu thách cưới khác. Ví như trong Truyện Quân tử, vì nhà vua lật lọng, nói hai lời nên đã buộc chàng phải vượt thêm hai thử thách nữa mới tâm phục khẩu phục gả công chúa cho. Vẫn là một kết cục có hậu, đúng như mục đích của motif thách cưới là bào giờ đối tượng thách cưới cũng có chiến lợi phẩm cho mình. Điều đặc biệt của motif thách cưới trong truyện cổ tích là ở phần lớn các truyện thì phần kết thúc vẫn bị bao phủ bởi lực lượng thần kì. Làm tăng thêm sự lí tưởng cho motif. 2.3.2. Phần kết thúc của motif thách cưới trong Truyện cười Trong truyện cười, phần kết thúc của motif thách cưới thường không được đề cập tới. Bởi vì, chỉ cần dựa vào phần diễn biến của motif là người ta có thể ngầm hiểu được cái kết cục của nó sẽ như thế nào. Mặc dù thế, nhưng cuối cùng thì đối tượng thách cưới luôn là kẻ có được chiến lợi phẩm của mình. Phần kết thúc của motif thách cưới bị xem nhẹ trong Truyện cười, vì thực tế nó không phải là mục đích của câu chuyện mà thực chất nó chỉ là phương tiện để chuyên chở mục đích chính của Truyện cười là gây cười. Mà để tạo được tiếng cười, gây được sự bất ngờ thì không thể lan man, dài dòng. Vì thế, truyện cười chỉ tập trung vào phần diễn biến của motif thách cưới. 2. 4. Quan niệm nghệ thuật về con người qua motif thách cưới Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa sự cẩn thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng con người trong tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật về con người qua motif thách cưới trong thách cưới 2.4.1. Trong Truyện cổ tích. Như chúng ta đã biết, truyện cổ tích được ra đời trong một xã hội đã có sự phân chia giai cấp. Nơi ấy có sự phản kháng của những con người thấp cổ bé họng với những kẻ tai to mặt lớn trong xã hội. Và việc chiến đấu để có được hạnh phúc của mình cũng là cách nhân dân phản ứng với hiện thực xã hội. Khao khát có được người vợ đẹp là một nhu cầu cá nhân của con người trong truyện cổ tích mà điều ấy được chuyển tải bằng motif thách cưới. Motif thách cưới còn thể hiện được con người lý tưởng của nhân dân: đó là những con người có sức mạnh phi thường, có tài trí thông minh, hiền lành, chất phác Và con người lý tưởng ấy không đâu khác chính là đối tượng thách cưới. Motif thách cưới còn có sự phân tuyến nhân vật một cách rạch ròi giữa tốt – xấu, thiện – ác. Điều này cho ta thấy cái nhìn của nhân dân về con người trong truyện cổ tích chủ yếu là dựa trên phương châm đạo đức. Và thông qua điều ấy, tác giả dân gian muốn mang tới quan niệm “ thiện giả thiện lai, ác giả ác báo”. Có một điểm đáng chú ý ở motif thách cưới trong Truyện cổ tích đó là lực lượng thần kì với vai trò trợ giúp cho đối tượng thách cưới. Nhưng thực chất lực lượng thần kì chính là hiện thân của nhân dân, nói đúng hơn là sự hậu thuẫn của nhân dân với đối tượng thách cưới. Chính bởi thế, đối tượng thách cưới mới có một thành công viên mãn những tưởng chỉ có trong giấc mơ. 2.4.2. Trong truyện cười Vì đặc thù yêu cầu của Truyện cười là tiếng cười, cho nên motif thách cưới chỉ là một phương tiện để chuyển tải tiếng cười mà thôi. Cho nên, con người trong Truyện cười nói chung, motif thách cưới nói riêng luôn được nhìn dưới khía cạnh tiêu cực. Nếu như trong Truyện cổ tích, các nhân vật tham gia motif thách cưới đều có danh tính, họ được đặt tên thì sang truyện cười họ chỉ được gọi với những cái tên chung chung như: ông lão, lão phú ông, lão nhà giàu, rồi anh thanh niên, anh nông dân, cô con gái Và nhân vật ở đây được đặt trong một thế giới chứa đựng toàn những điều xấu, điều đáng cười. Nhân vật bị điều khiển bởi những nét tiêu cực ấy. Và thường mỗi motif thách cưới trong Truyện cười thì chỉ có một thói xấu có cơ hội thể hiện. Và qua sự thê hiện ấy ta thấy cái nhìn dân chủ về con người. Nếu Truyện cổ tích bị bảo phủ bởi sự huyền ảo của tình cảm thì truyện cười lại bị bao phủ bởi những tiếng cười của lý trí. 3. Kết luận Motif thách cưới không có gì xa lạ với chúng ta trong truyện dân gian nhưng việc đối sánh motif giữa truyện cổ tích và truyện cười là một việc làm chưa phổ biến. Cho nên, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện hơn trong việc nghiên cứu lĩnh vực này để thấy hết được cái quan niệm nghệ thuật về con người qua motif thách cưới trong Truyện dân gian nói chung và ở truyện cổ tích và truyện cười nói riêng. Chính việc đi vào nghiên cứu là việc làm cho văn học dân gian giữ được sự trường tồn trongxã hội hiện đại và tương lại. Trong phần trình bày của mình bên trên, chúng tôi đưa ra một góc nhìn đối sánh motif thách cưới giữa truyện cổ tích và truyện cười. Chắc chắn sẽ có những điểm sai lạc, thiết xót nhưng hi vọng nó sẽ là một chút nhỏ nhặt góp cho việc nghiên cứu về lĩnh vực thi pháp văn học dân gian. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập, NXB Khoa học xã hội, H., 1958-1982. [2] Chu Xuân Diên, Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, trường Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn xuất bản, 1989. [3] Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên- Võ Quảng Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, H., 1997. [4] Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục, H., 1990. [5] Các tập truyện cổ tích và truyện cười Việt Nam và thế giới. Người gửi bài: Nguyễn Quốc Trịnh Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Vinh Rất mong được sự ưu ái và đóng góp từ quý toà soạn! Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccai_nhin_doi_sanh_ve_motif_thach_cuoi_1329.doc
Tài liệu liên quan