Tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ trong những năm gần đây và những vấn đề của nó - Nguyễn Tiến Lực: CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ÐỘ TRONG NHỮNG NÃM GẦN ÐÂY VÀ
NHỮNG VẤN ÐỀ CỦA NÓ
Nguyễn Tiến Lực
Mở ðầu
Ấn Ðộ là nước lớn và đông dân bậc thứ nhì của châu Á và thế giới. Sau khi
giành độc lập, kinh tế Ấn Ðộ nói chung không bị khủng hoảng lớn, nhưng phát
triển với tốc độ chậm, các nhà kinh tế gọi là sự phát triển kiểu Hindu (Hindu rate
of growth). Từ những năm đầu thập kỉ 1990 đến nay, nhờ những cải cách tương
đối mạnh mẽ của các chính phủ Narasimha Rao, Atal Bihari Vajpayee và
Manmohan Singh nên kinh tế Ấn Ðộ tãng trưởng với tốc độ nhanh và trở thành
một nền kinh tế lớn, đứng vào hàng ngũ các nước có GDP 1.000 tỉ USD của thế
giới. Sự phát triển của kinh tế Ấn Ðộ do những yếu tố nào chi phối, những cuộc
cải cách kinh tế ở Ấn Ðộ trong những nãm gần đây được tiến hành như thế nào
và những vấn đề của nó là những vấn đề được giải quyết trong bài viết này.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Ấn Ðộ
1.1. Yếu tố lịch sử
Ấn Ðộ chưa bao giờ là một nước thống...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải cách kinh tế ở Ấn Độ trong những năm gần đây và những vấn đề của nó - Nguyễn Tiến Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ÐỘ TRONG NHỮNG NÃM GẦN ÐÂY VÀ
NHỮNG VẤN ÐỀ CỦA NÓ
Nguyễn Tiến Lực
Mở ðầu
Ấn Ðộ là nước lớn và đông dân bậc thứ nhì của châu Á và thế giới. Sau khi
giành độc lập, kinh tế Ấn Ðộ nói chung không bị khủng hoảng lớn, nhưng phát
triển với tốc độ chậm, các nhà kinh tế gọi là sự phát triển kiểu Hindu (Hindu rate
of growth). Từ những năm đầu thập kỉ 1990 đến nay, nhờ những cải cách tương
đối mạnh mẽ của các chính phủ Narasimha Rao, Atal Bihari Vajpayee và
Manmohan Singh nên kinh tế Ấn Ðộ tãng trưởng với tốc độ nhanh và trở thành
một nền kinh tế lớn, đứng vào hàng ngũ các nước có GDP 1.000 tỉ USD của thế
giới. Sự phát triển của kinh tế Ấn Ðộ do những yếu tố nào chi phối, những cuộc
cải cách kinh tế ở Ấn Ðộ trong những nãm gần đây được tiến hành như thế nào
và những vấn đề của nó là những vấn đề được giải quyết trong bài viết này.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Ấn Ðộ
1.1. Yếu tố lịch sử
Ấn Ðộ chưa bao giờ là một nước thống nhất. Do điều kiện tự nhiên phức tạp
nên từ xa xưa, Ấn Ðộ thường xuyên bị chia cắt. Từ đầu thế kỉ XVI đến giữa thế
kỉ XVIII, ở Bắc Ấn có sự thống trị của vương triều Mughal theo Hồi giáo, còn ở
miền Nam Ấn Ðộ là các tiểu vương quốc, chịu ảnh hưởng Ấn Ðộ giáo. Hai miền
có văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau. Khi thực dân Anh vào xâm lược và
thôn tính Ấn Ðộ, nhiều khu vực địa phương vẫn còn chịu ảnh hưởng của các tiểu
vương. Vì vậy, Ấn Ðộ không có truyền thống thống nhất về lãnh thổ và thị
trường, không có truyền thống giao lưu kinh tế trên phạm vi cả nước. Ðiều này
có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của Ấn Ðộ sau này.
Tuy nhiên, trong thời kì thuộc địa, thực dân Anh cũng xây dựng được một hệ
thống hành chính và đào tạo công chức quản lí kinh tế hiện đại. Vì thế, trình độ
quản lí kinh tế của người Ấn Ðộ cao hơn so với các nước châu Á khác. Ðó là cơ
sở khiến nhiều người cho rằng Ấn Ðộ có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế một cách nhanh chóng sau khi tuyên bố độc lập.
1.2. Yếu tố chính trị
Về chính trị thì sau khi giành được độc lập, Ấn Ðộ đi theo chế độ dân chủ và
chính quyền liên bang. Chế độ dân chủ và liên bang là cơ chế thích hợp, đủ để
giải quyết các mâu thuẫn chính trị xã hội của đất nước phức tạp này. Việc thay
TS, Khoa Đông phương.
đổi đảng cầm quyền, nhà lãnh đạo và chính sách thường diễn ra tương đối êm
thấm, không gây xáo động lớn như ở nhiều nước đang phát triển khác. Tuy
nhiên, yêu cầu cần phải tạo sự đồng thuận trong các cấp chính quyền từ liên bang
đến tiểu bang (có nhiều quyền tự quản) đã tạo ra bộ máy hành chính nặng nề, gây
khó khăn cho giới kinh doanh. Thể chế chính trị và cơ chế công quyền này đã
gây ra rất nhiều khó khãn và chậm trễ trong việc ban hành và áp dụng các biện
pháp kinh tế hợp lí. Chính sách, nhất là chính sách kinh tế, tài chính cũng dễ bị
thay đổi nên khó được áp dụng một cách liên tục trong thời gian dài để có tác
dụng đến sự phát triển kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vì theo chế ðộ
dân chủ và liên bang nên Ấn Ðộ rất khó thực hiện cải cách kinh tế mạnh mẽ như
Trung Quốc hay Việt Nam để đưa đất nước tiến lên nhanh chóng.
1.3. Yếu tố chính sách kinh tế
Trước đây, kinh tế Ấn Ðộ phát triển theo mô hình “nửa TBCN, nửa xã hội chủ
nghĩa”, phát triển bằng kế hoạch hoá kinh tế với các kế hoạch năm năm. Trong
cơ cấu kinh tế thì ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, khuyến khích, bảo hộ cơ
sở sản xuất gia đình hay cá thể trong nông nghiệp, tiểu công nghệ và dịch vụ.
Ngoài ra, dùng mọi cách để hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp tư sản.
Chính phủ còn hạn chế nhập khẩu hàng sản xuất và hàng tiêu dùng qua hệ thống
giấy phép và thuế nhập khẩu. Xuất khẩu nhằm vào thị trường các nước xã hội
chủ nghĩa hay các nước thế giới thứ ba. Chính phủ cũng triệt để giới hạn doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư trục tiếp hay mua doanh nghiệp Ấn Ðộ. Ngân hàng
quốc doanh ưu tiên phân phối tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh. Sau
vài thập kỉ thi hành chính sách kinh tế nói trên, ngành công nghiệp nặng tuy được
nhà nước ưu tiên nhưng không phát triển nhiều và đã trở nên lạc hậu, hàng hoá
chất lượng kém, mẫu mã xấu vì không được tiếp cận với kinh tế và công nghiệp
tiên tiến trên thế giới. Khu vực kinh tế gia đình và cá thể tuy sử dụng lao động
nhiều nhưng manh mún và năng suất thấp, còn doanh nghiệp tư sản thì ít và
không đủ lực để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, bộ máy hành
chính nặng nề được tạo ra để điều hành nền kinh tế kế hoạch hoá và các doanh
nghiệp quốc doanh, đã làm cho môi trường kinh doanh ở Ấn Ðộ rất khó khăn,
không có tính cạnh tranh cũng như sức sáng tạo.
2. Cải cách kinh tế ở Ấn Ðộ từ thập niên 1990 ðến nay
2.1. Những cải cách kinh tế trước thập niên 1990
Sau khi giành độc lập, Ấn Ðộ bắt tay vào những cải cách, phát triển kinh tế.
Từ thập kỉ 1950 đến đầu thập kỉ 1990, Ấn Ðộ tiến hành rất nhiều cuộc cải cách
kinh tế nhưng mang tính chất lẻ tẻ và dè dặt chứ không phải một chương trình cải
cách rộng rãi và đồng bộ, và nhất là không thay đổi tư duy về chính sách kinh tế.
Nổi bật nhất trong cuối thập kỉ 1960 là cuộc “cách mạng xanh”, Ấn Ðộ đã thành
công trong việc đưa giống lúa mới cao sản vào nông nghiệp. Nhưng vì suất tăng
trưởng chậm (khoảng 3%) trong nhiều nãm, từ cuối thập kỉ 1960 và giữa thập kỉ
1970, dưới thời Thủ tướng Indira Gandhi (1966 - 1977), đã có một số cải cách để
nới rộng và mềm dẻo hơn trong việc cấp giấy phép nhập khẩu một số hàng và
giấy phép kinh doanh trong một số ngành nghề. Trong nhiệm kì cuối cùng (1980
- 1984), bà Indira Gandhi lại quốc hữu hoá hệ thống ngân hàng ở Ấn Ðộ, bà cho
rằng giới tài chính đã ủng hộ Ðảng Ðối lập chống Ðảng Quốc đại. Nói chung,
những cải cách “nửa vời” này không mang lại kết quả như ý muốn. Dưới thời
Thủ tướng Rajiv Gandhi (1984 - 1989), lại tiếp tục những cải cách như trên,
nhýng tương đối mạnh tay hơn. Cụ thể là giảm giá hối xuất đồng Rupee để
khuyến khích xuất khẩu, tự do hoá một phần ngoại thương và thu hẹp lĩnh vực
cần xin giấy phép đầu tư. Kết quả là suất tãng trưởng trung bình có cao hơn,
nhưng biên độ dao động cũng tăng. Ðến đầu thập kỉ 1990, do vay mượn nước
ngoài để tăng nhập khẩu, Ấn Ðộ lâm vào khủng hoảng cân thanh toán quốc tế.
Ðiều quan trọng là cải cách kinh tế phải đi đôi với thay đổi cơ bản tư duy kinh
tế, Ấn Ðộ đã ý thức là cần phải yểm trợ sự phát triển của doanh nghiệp tư và thị
trường, giảm bớt vai trò của chính phủ trong hoạt động kinh doanh, sự quản lí và
can thiệp của chính phủ vào kinh tế cần phải được biện minh rõ ràng.
Như đã đề cập, từ khi độc lập cho đến những năm 1990, Ấn Ðộ phát triển
theo mô hình “nửa TBCN, nửa xã hội chủ nghĩa”, phát triển bằng kế hoạch hoá
kinh tế với các kế hoạch năm năm, tập trung xây dựng công nghiệp nặng qua các
xí nghiệp quốc doanh, nhằm thay thế nhập khẩu. Việc sản xuất hàng tiêu dùng
như bông vải v.v.. gần như độc quyền cho khu vực cá thể, hộ gia đình với qui mô
nhỏ bé, theo truyền thống “dệt vải của thánh Gandhi”. Doanh nghiệp tư nhân từ
nhỏ, vừa cho đến lớn thì bị hạn chế gắt gao qua nhiều hình thức, từ việc phải xin
đủ loại giấy phép đầu tư và kinh doanh cho đến luật lệ lao động khắt khe và khó
vay tiền từ các ngân hàng quốc doanh. Ấn Ðộ nghi ngờ và dè dặt khi mở cửa hội
nhập với kinh tế thế giới. Nói chung, tình trạng này góp phần làm trì trệ nền kinh
tế Ấn Ðộ, và làm giảm sự đồng thuận trong xã hội đối với chủ trương cải cách.
2.2. Cải cách kinh tế ở Ấn Ðộ từ thập niên 1990 đến nay
a) Cải cách dưới thời Thủ tướng Narasimha Rao
Bước vào thập niên 1990, sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt, các nền kinh
tế kế hoạch hoá - xã hội chủ nghĩa ở châu Âu và châu Á đều chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường bằng những cải cách mạnh mẽ. Ðiều này tác động mạnh mẽ tới
Ấn Ðộ, thúc đẩy chính phủ P.V. Narasimha Rao (1991 - 1996) thực hiện một
chương trình cải cách tương đối rộng rãi.
Thủ tướng Narasimha Rao, người được coi là “cha đẻ của cải cách kinh tế Ấn
Ðộ” đã công bố chương trình cải cách kinh tế Ấn Ðộ gồm có bảy điểm quan
trọng:
1- Cải cách ngân sách để giảm thiếu hụt bằng cách giảm chi tiêu, nhưng giảm
thuế suất để khuyến khích sản xuất. Thuế suất lợi tức biên tế tối đa giảm xuống
còn 80% và thuế suất doanh nghiệp giảm còm 35%. Cải cách ngân sách tiếp tục
là thử thách quan trọng đôi với Ấn Ðộ, vì tỉ lệ thu thuế trên GDP ở Ấn Ðộ rất
thấp, chỉ có 11% so với 16% ở Trung Quốc, tỉ lệ thu thuế thấp làm cho ngân sách
nhà nước luôn luôn thiếu hụt và không có khả năng đầu tư vào hạ tầng cơ sở hay
giải quyết các vấn đề xã hội.
2- Cải cách chính sách công nghiệp, chủ yếu là bãi bỏ chế độ xin/ cho giấy
phép và mở cửa 15 ngành công nghiệp, vốn trước đây chỉ dành riêng cho quốc
doanh, cho các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay chỉ còn một số ngành công
nghiệp vẫn do quốc doanh độc quyền: quốc phòng, phi cơ và tàu chiến, năng
lượng hạt nhân và đường sắt. Ngoài ra, bãi bỏ chế độ giấy phép đầu tư đối với
doanh nghiệp, và thay vào đó là luật lệ và cơ quan chống độc quyền.
3- Cải cách chính sách thương mại, chủ yếu là bãi bỏ chế độ giấy phép đối
với việc nhập máy móc và hàng trung gian dùng trong sản xuất. Ngoài ra, cắt
giảm suất thuế quan, trung bình từ 72,5% xuống còn 24,6% (năm 1996/ 1997).
Hiện nay, suất thuế quan cao nhất cho các loại hàng phi nông nghiệp là 12,5%.
Tuy nhiên, thuế suất ở Ấn Ðộ vẫn còn cao hơn thuế suất trung bình 10% ở Trung
Quốc.
4- Tự do hoá chế độ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): doanh nghiệp nước
ngoài được đầu tư 51% trong mọi ngành công nghiệp, trừ ngân hàng, bảo hiểm,
viễn thông, hàng không và cửa hàng bách hoá. Ngoài ra, nhà đầu tư có tổ chức
(institutional investors) ở nước ngoài được phép đầu tư vào thị trường chứng
khoán Ấn Ðộ từ 1993.
5- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành viễn thông, góp phần vào sự thành công
vượt bậc của công nghiệp tin học Ấn Ðộ.
6- Cải cách lĩnh vực tài chính bằng cách bỏ việc các ngân hàng thương mại
phải xin phép Ngân hàng Trung ương trước khi thực hiện các vụ cho vay lớn.
7- Trong lĩnh vực nông nghiệp không có cải cách nào đáng kể, tuy nhiên các
cải cách nói trên đã góp phần giảm tỉ giá so sánh giữa hàng công nghiệp và nông
nghiệp, mang lại phần nào lợi ích cho nông dân.
Nhờ những cải cách đó mà năm 1991 GDP của Ấn Ðộ tăng 5,68%; từ 3/1992
- 3/1998 tăng 6,5%; đặc biệt từ 3/1994 - 3/1997 tăng 7,5%. Lúc bấy giờ, thế giới
bắt đầu nói đến sự chuyển mình vĩ đại của quốc gia khổng lồ ngủ quên nhiều
thập kỉ. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế Ấn Ðộ không vững chắc, bấp bênh. Năm
1998, mức tăng GDP tụt xuống 5,1%.
b) Cải cách dưới thời Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee
Lên cầm quyền tháng 3/1998, chính phủ liên hợp của Thủ tướng Atal Bihari
Vajpayee (Ðảng BJP) phải đối phó với rất nhiều khó khăn: môi trường quốc tế
bất lợi do khủng hoảng kinh tế tài chính Ðông Á, nhiều nước cấm vận Ấn Ðộ sau
vụ thử hạt nhân tháng 5/1998, đà suy giảm kinh tế còn tiếp diễn, tình hình nội bộ
còn phức tạp.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng Ấn Ðộ có tiềm năng to lớn để phát triển nhanh
trong 20 năm tới, có thể ngang tốc độ phát triển của Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi
là phải có một chiến lược phát triển thích hợp. Chiến lược thích hợp cho Ấn Ðộ
là sản xuất hướng về xuất khẩu, cải thiện nông thôn, duy trì ổn định kinh tế vĩ
mô.
- Hướng về xuất khẩu: Chiến lược hướng nội, kể cả với các nước đông dân
như Ấn Ðộ, đã tỏ ra kém hiệu quả. Ngày nay, tất cả các nền kinh tế phát triển cao
đều thành công trong xuất khẩu. FDI chỉ phát huy tác dụng lâu bền nếu kèm tăng
xuất khẩu, vì không phải giảm giá bản tệ khi trả nợ. Ấn Ðộ chưa đẩy mạnh được
xuất khẩu vì chưa có chiến lược cơ bản, thiếu chính sách khuyến khích xuất
khẩu, khu chế xuất bị lãng quên, môi trường xuất khẩu có những điểm yếu, luật
lao động làm cho giá lao động ở các xí nghiệp thuê trên 100 công nhân bị đắt,
khó có thể thành lập các xí nghiệp lớn cho các mặt hàng xuất khẩu mà Ấn Ðộ có
thế mạnh như quần áo, đồ chơi, giày dép, đồ da... Biểu thuế của Ấn Ðộ gây khó
khăn cho xuất khẩu....
- Cải thiện nông thôn: Nông thôn Ấn Ðộ cần một hợp đồng xã hội mới trong
đó có cơ sở hạ tầng đáng tin cậy. Nhà nước phải đảm bảo làng nào cũng có nước
sạch, có đường sá dẫn đến huyện, có điện và điện thoại. Dùng tiền thu được của
dịch vụ cơ sở hạ tầng vào việc phát triển công nghiệp nông thôn.
- Ổn định kinh tế vĩ mô: Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh
tế châu Á, cần kết hợp chiến lược tăng trưởng với ổn định kinh tế vĩ mô: phải cẩn
thận với việc vay ngắn hạn; thận trọng trong việc tự do hoá thị trường tài chính,
song vẫn đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, tư nhân hoá các ngân hàng nhà
nước, mở rộng cửa cho FDI.
Trong bài phát biểu đầu tiên khi nhậm chức, Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee
đã nêu mục tiêu của chính phủ mới: trong 10 năm sẽ xoá nạn đói, tăng gấp đôi
sản lượng lương thực; mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội: trong năm năm
đưa nước sạch về mọi miền đất nước, chú ý vấn đề nhà ở, giáo dục, y tế, chăm
sóc bà mẹ, trẻ em; nhanh chóng mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất: các
nguồn năng lượng, điện, xăng dầu..., đường sá, sân bay, bến cảng, viễn thông,
dịch vụ tài chính. Trong 10 năm biến Ấn Ðộ thành cường quốc về kĩ thuật thông
tin, và là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu phần mềm lớn nhất.
Trong năm 1998, sau nhiều lần xem xét các mục tiêu phát triển kinh tế dài
hạn và ngắn hạn, chính phủ đã nêu chủ trương: phấn đấu để đến năm 2010 biến
Ấn Ðộ thành một siêu cường quốc kinh tế. Ngày 09/01/1999, chính phủ đã thông
qua chỉ tiêu của kế hoạch năm năm lần thứ chín (1997 - 2002): GDP tăng 6,5%
(trước đây dự kiến tăng 7%, song 1997 - 1998 chỉ tăng 5,1%, 1998 - 1999: 6%).
Chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp để thực hiện những mục tiêu nêu trên,
đặc biệt, đưa cải cách vào giai đoạn hai theo hướng đẩy mạnh tự do hoá, tư nhân
hoá, thúc đẩy ngoại thương.
Ngày 31/10/1998, Tổng thống K.R. Narayanan đã kí sắc lệnh cho phép các
công ti mua lại cổ phần của họ tới 25% vốn cổ phần đầy đủ và mức dự trữ tự do,
được tham gia đầu tư giữa các tập đoàn. Các công ti có thể đầu tư, cho vay tới
60% giá trị của mình, hoặc mua lại 100% vốn của công ti khác mà không cần xin
phép chính phủ như trước.
Ấn Ðộ tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng, xây dựng ngân hàng đa quốc gia;
quyết định xây dựng xa lộ Bắc - Nam và xa lộ Ðông - Tây, năm sân bay quốc tế,
trong đó vốn của nước ngoài có thể lên tới 100%, lắp đặt một hệ thống viễn
thông quốc gia, đẩy mạnh dịch vụ điện thoại ở nông thôn, thực hiện chính sách
mới về internet, cho tư nhân mở dịch vụ internet, lập mạng lưới internet thống
nhất trong toàn quốc. Chính phủ mời thầu khai thác dầu, thông qua kế hoạch tăng
thêm 80.000 MW điện trong 10 năm tới, phấn đấu để đến năm 2020 có 200.000
MW điện hạt nhân. Ấn Ðộ cũng xúc tiến các biện pháp để xây dựng công nghiệp
hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thế giới.
Ấn Ðộ tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài: cho nước ngoài đầu tư
tới 100% vào cơ sở hạ tầng, 26% vào bảo hiểm, 49% vào internet, vượt trần đầu
tư sau khi các công ti mua lại cổ phần. Chính phủ cũng tìm cách thúc đẩy ngoại
thương, chú trọng các nước OECD, và tìm thị trường mới: Mĩ La Tinh, châu Phi,
Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), giảm thuế nhập khẩu cho các hàng phục
vụ sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư vào các ngành xuất khẩu chính,
đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nâng cấp khu chế xuất, đặc biệt nâng cấp cơ sở
hạ tầng phục vụ xuất khẩu.
Trong thời gian này, kinh tế Ấn Ðộ đã tăng trưởng nhanh hơn, GDP đạt mức
hơn 6%, vị trí của Ấn Ðộ trên trường quốc tế được nâng cao.
c) Cải cách dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh
Trong bài diễn văn trên truyền hình toàn quốc lần đầu tiên kể từ khi nhậm
chức ngày 24/6, Thủ tướng Ấn Ðộ Mammohan Singh đã đề cập tới các ưu tiên
trong chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ mình.
Trên lĩnh vực đối nội, sau khi kêu gọi tất cả các chính đảng tôn trọng Quốc
hội, Thủ tướng Mammohan Singh đã nhấn mạnh tới những ưu tiên phát triển và
khẳng định rằng bản thân sự phát triển không phải là mục tiêu mà chỉ là phương
tiện nhằm tạo ra thêm công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và cải thiện mức
sống nhân dân
Thủ tướng Mammohan Singh tuyên bố chính phủ Ấn Ðộ sẽ theo đuổi các cải
cách kinh tế và tạo điều kiện rộng rãi cho các sáng kiến của các cá nhân và doanh
nghiệp.
Thủ tướng Mammohan Singh cho biết chính phủ sẽ tập trung ưu tiên cho
nông nghiệp với một loạt các biện pháp, từ tăng cường đầu tư, đẩy mạnh công tác
nghiên cứu và đào tạo đến thực hiện các chương trình lao động đổi lương thực,
tạo thị trường nông sản thống nhất trong toàn quốc.
Trên lĩnh vực đối ngoại, Thủ tướng Ấn Ðộ tuyên bố một chính sách đối ngoại
tích cực: theo đuổi tiến trình đối thoại hòa bình với Pakistan; cải thiện quan hệ
với Mĩ và Trung Quốc, nâng tầm quan hệ với Nhật Bản và châu Âu, thực hiện
chính sách “hướng Ðông” với ASEAN...
Từ năm 2004 đến nay, kinh tế Ấn Ðộ đạt mức tăng trưởng cao, khoảng 7%.
Ðặc biệt, năm 2006, kinh tế Ấn Ðộ cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi
nước này tiến hành các cải cách kinh tế vào những nãm 1990. Nền kinh tế Ấn Ðộ
với qui mô 780 tỉ USD đã đạt tốc độ tăng trưởng hơn 8% trong hai năm qua.
Riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 8,3%, đưa Ấn Ðộ trở
thành nước thứ hai sau Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong số các
nền kinh tế lớn trên thế giới. Mấy ngày vừa qua, giới chính trị và kinh tế đang
bình luận về sự kiện Ấn Ðộ đã gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỉ USD, biểu thị sự
vươn mình của nền kinh tế khổng lồ này. Theo đánh giá của Chính phủ Ấn Ðộ,
nguyên nhân chủ yếu của sự tãng trưởng kinh tế cao là do sự tăng mạnh của khu
vực dịch vụ (14%) và khu vực chế tạo (12%). Mặc dù kinh tế tăng trưởng cao,
nhưng chính phủ vẫn kiểm soát được lạm phát thông qua "quản lí phần cung"
trong các nỗ lực nhằm tránh dẫn đến việc tăng tỉ lệ lãi suất.
3. Những vấn đề của sự phát triển kinh tế Ấn Ðộ
Trong năm 2006, GDP của Ấn Ðộ đã tăng với một con số ấn tượng là 8,3%.
Nhưng dù sự tăng trưởng của Ấn Ðộ bứt phá trong những năm vừa qua, nhịp độ
thực sự của nó vẫn thấp hơn của Trung Quốc, là điều đã đẩy nền kinh tế nước
này ở mức rủi ro cao hơn đối với việc phát triển quá nóng và tăng lạm phát. Nền
kinh tế Ấn Ðộ biểu lộ một con số đáng báo động: lạm phát giá tiêu dùng đã tăng
đến gần 7%, cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của châu Á là 2,5%; nạn
khan hiếm lao động trong các xí nghiệp cũng là điều đáng lo ngại. Trong một
điều tra 600 công ti, được thực hiện bởi Hội đồng Quốc gia về nghiên cứu ứng
dụng kinh tế, có đến 96% số công ti báo cáo rằng họ đang hoạt động ở mức gần
hoặc trên mức tối ưu của khả năng sử dụng lao động. Các công ti cũng đang trải
qua một sự thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động có kĩ nãng và mức lương
đang tăng cực nhanh. Tài khoản vãng lai của Ấn Ðộ đã chuyển sang mức thâm
hụt dự báo là 3% GDP trong năm 2006; tổng số vay ngân hàng đã tãng đến 30%
trong năm 2006; thị trường nhà ở và cổ phiếu của Ấn Ðộ xem ra cũng đang sôi
sùng sục. Giá cổ phiếu tăng gần gấp bốn lần so với mức của chúng vào năm
2003. Tỉ lệ giá trên thu nhập của Ấn Ðộ là 20, cao hơn rất nhiều so với mức trung
bình là 14 đối với tất cả các thị trường châu Á mới nổi. Giá nhà cũng tăng đến
điểm đỉnh, ở các thành phố lớn đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm qua. Các
khoản vay cho kinh doanh nhà tăng 54% trong năm tính đến tháng 6 (có những
con số mới nhất) và những khoản vay cho kinh doanh bất động sản thương mại
tăng 102%.
Các nhà hoạch định chính sách của Ấn Ðộ thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế
đã vượt quá giới hạn tốc độ của nó trong ba năm vừa qua nhưng họ vẫn lạc quan
cho rằng nền kinh tế Ấn Ðộ sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hơn 8% trong một vài
năm tới. Sự tăng trưởng của Ấn Ðộ chắc chắn là sẽ tăng nhưng còn xa mới gần
mức cao như của Trung Quốc. Sự tăng trưởng đó chứa đựng tính không ổn định,
chưa bền vững. Sự tăng tốc mới đây của Ấn Ðộ chủ yếu phản ánh một sự bùng
nổ theo chu kì, nhờ có chính sách tiền tệ và tài chính mềm dẻo. Ngân hàng Dự
trữ Ấn Ðộ đã tăng một trong những tỉ lệ lãi suất chủ yếu của nó lên nửa phần
trăm điểm đến 6% trong vòng hai năm qua, nhưng lạm phát cũng tăng nhiều hơn.
Vì vậy, lãi suất giảm và đang ở mức thực sự thấp, điều này làm cho nền kinh tế
càng dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc.
Ấn Ðộ không thể tăng trưởng nhanh như Trung Quốc mà không kích thích
lạm phát vì tỉ lệ đầu tư thấp hơn của nó, đặc biệt là trong cơ sở hạ tầng, và sự bế
tắc về lao động. Những con số của chính phủ cho năm tài chính kết thúc vào
tháng 3/2005, đã đặt tổng số đầu tư chiếm 30% GDP, so với hơn 45% được báo
cáo chính thức ở Trung Quốc. Một báo cáo mới đây của một công ti nghiên cứu
kinh tế và quĩ tự bảo vệ, đã gây ra một sự náo động bởi ước tính rằng đầu tư
trong năm kết thúc vào tháng 3/2007 sẽ đạt được con số giữa 38% và 42% GDP.
Và như vậy, báo cáo kết luận sẽ cho phép Ấn Ðộ duy trì 10% tăng trưởng GDP
hàng năm. Tuy nhiên, tính toán đó chắc chắn là quá cao. Trừ khi tiết kiệm (29%
GDP trong nãm 2004 - 2005) cũng tăng trong hai năm vừa qua, một tỉ lệ đầu tư
40% sẽ có nghĩa là một thâm hụt tài khoản vãng lai (bằng khoảng cách giữa tiết
kiệm và đầu tư) tới gần 10% GDP. Ðiều này không phải là một dấu hiệu kinh tế
lành mạnh. Một sự tăng đáng kể trong tiết kiệm có vẻ sẽ không mang đến một sự
chi tiêu mạnh mẽ, co thể kích thích tăng trưởng kinh tế được.
Kết luận
Với đà phát triển như hiện nay, đến năm 2050 nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn
nhất thế giới, chiếm 28% GDP toàn cầu. Mĩ đứng thứ hai với 26%, và Ấn Ðộ thứ
ba với 17%. Như thế, ba nước Mĩ, Trung Quốc và Ấn Ðộ sẽ chi phối kinh tế toàn
cầu với tỉ trọng 71%. Dù suất tăng trưởng của Ấn Ðộ có thể biến động và không
nhanh như những năm vừa qua, rõ ràng là nước này sẽ ngày càng trở nên quan
trọng hơn đối với kinh tế thế giới. Nếu Ấn Ðộ tiếp tục phát triển, thì kinh tế thế
giới sẽ tăng trưởng một cách ổn định. Nếu nước này gặp khó khăn hay khủng
hoảng, thì nền kinh tế thế giới cũng gặp khó khăn. Vì vậy, sự phát triển của Ấn
Ðộ đã trở thành mối quan tâm của các nhà lãnh đạo và kinh doanh trên thế giới -
nhất là ở các nước châu Á.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Ấn Ðộ sẽ tiếp tục phát triển kinh tế, nhưng
không thể đạt tốc độ nhanh như Trung Quốc vì thể chế dân chủ và nhu cầu phải
tạo ra sự đồng thuận trong xã hội không cho phép Ấn Ðộ huy động và tập trung
tài nguyên xã hội vào việc tăng trưởng kinh tế. Vì thế, Ấn Ðộ có thể trở thành
một cường quốc, tuy nhiên khó trở thành một siêu cường.
Ðối với Việt Nam, kinh nghiệm phát triển của Ấn Ðộ và một số nước khác ở
châu Á cho thấy chính sách kinh tế đúng đắn và bộ máy nhà nước có hiệu quả là
các yếu tố quan trọng hơn yếu tố thể chế chính trị trong việc kích thích tăng
trưởng, nhất là trong thời kì mới phát triển. Nhưng đến một trình độ phát triển
kinh tế khá hơn, và điều này thường đi đôi với việc hội nhập nhiều hơn với kinh
tế thế giới, thì nhu cầu cần phải có hệ thống và cơ chế pháp luật rõ ràng minh
bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngày càng trở nên bức xúc hơn. Nếu xây
dựng được hệ thống pháp luật và cơ chế thị trường hoàn chỉnh hơn để tiếp tục
phát triển, thì đó cũng là những bước cải cách về chính trị, một nền chính trị đảm
bảo cho Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ấn Ðộ trong www.vi.wikipedia.org.
2. Chu Văn Chúc, 2005, Vài nét về kinh tế Ấn Ðộ trong thời gian gần đây, Tạp
chí Nghiên cứu Quốc tế, Hà Nội
3. Ðinh Trung Kiên, 1995, Ấn Ðộ hôm qua và hôm nay, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
4. Ðỗ Ðức Ðịnh, 1999, 50 năm kinh tế Ấn Ðộ, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
5. Tseng Wanda and David Cowen, 2005, India’s and China’s Recent
Experience with Reform and Growth, IMF.
6. Trần Quốc Hùng, 7/2006, Dân chủ và phát triển - Kinh nghiệm Ấn Ðộ và
Trung Quốc, Thời đại mới, Số 8.
7. Trần Thị Lý (chủ biên), 2002, Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Ðộ
từ 1991 đến 2000, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. VCCI, Kinh tế Ấn Ðộ, 25/12/2006 dẫn theo The Economist
9. Võ Xuân Vinh, ASEAN trong chính sách hướng Ðông của Ấn Ðộ, Mục Bình
Luận, 3/2007, www.tapchicongsan.org.vn, Số 125.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_nguyen_tien_luc_2889_2151398.pdf