Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên minh châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi

Tài liệu Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên minh châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi: Tập 183, số 07, 2018 Tập 183, Số 07, 2018 Tạp chí Khoa học và Công nghệ CHUYấN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ Mục lục Trang Hoàng Thị Phương Nga - Mụ hỡnh du lịch văn học “Làng Vũ Đại ngày ấy” 3 Phạm Thị Thu Hoài, Trần Thị Thanh - Tiếng lúng trong truyện về đề tài giỏo dục của Văn Thành Lờ 9 Ngụ Thị Thanh Nga, Phạm Thị Hồng Võn - Vài nột về cỏc phương thức thể hiện tỡnh vợ chồng trong văn học trung đại Việt Nam 15 Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Minh Sơn - í thức đối thoại của Nguyễn Ngọc Tư với văn học truyền thống thụng qua những nhõn vật nữ trong tập truyện Khụng ai qua sụng 21 Đặng Thị Thựy, Nguyễn Diệu Thương - Lụ gớch của cỏc hiện tượng “phi lụ gớch” trong ca dao, tục ngữ người Việt 27 Đinh Thị Giang - Những nhõn tố ảnh hưởng đến lối sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay 33 Nguyễn Diệu Thương, Nguyễn Thị Lan Hương - Phương thức tạo hàm ý trong tiểu phẩm trào phỳng 39 Nguyễn Thu Quỳnh, Vỡ Thị Hiền - Từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Thỏi ở ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên minh châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập 183, số 07, 2018 Tập 183, Số 07, 2018 T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ Môc lôc Trang Hoàng Thị Phương Nga - Mô hình du lịch văn học “Làng Vũ Đại ngày ấy” 3 Phạm Thị Thu Hoài, Trần Thị Thanh - Tiếng lóng trong truyện về đề tài giáo dục của Văn Thành Lê 9 Ngô Thị Thanh Nga, Phạm Thị Hồng Vân - Vài nét về các phương thức thể hiện tình vợ chồng trong văn học trung đại Việt Nam 15 Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Minh Sơn - Ý thức đối thoại của Nguyễn Ngọc Tư với văn học truyền thống thông qua những nhân vật nữ trong tập truyện Không ai qua sông 21 Đặng Thị Thùy, Nguyễn Diệu Thương - Lô gích của các hiện tượng “phi lô gích” trong ca dao, tục ngữ người Việt 27 Đinh Thị Giang - Những nhân tố ảnh hưởng đến lối sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay 33 Nguyễn Diệu Thương, Nguyễn Thị Lan Hương - Phương thức tạo hàm ý trong tiểu phẩm trào phúng 39 Nguyễn Thu Quỳnh, Vì Thị Hiền - Từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Thái ở tỉnh Điện Biên 45 Nguyễn Thị Thu Oanh, Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Vị thế, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 và một số bài học kinh nghiệm 51 Đỗ Hằng Nga, Phạm Quốc Tuấn - Việc thu thuế trong làng xã qua tư liệu hương ước cải lương tỉnh Thái Nguyên 57 Lê Văn Hiếu - Hiệu quả hoạt động của mô hình “ban tuyên vận” xã, phường, thị trấn và “tổ tuyên vận” thôn, bản, tổ dân phố ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay 63 Thái Hữu Linh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hà - Vai trò của hậu phương Bắc Thái trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 69 Phạm Anh Nguyên - Sức hấp dẫn trong Hài đàm của Phan Khôi 73 Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Tuấn Anh - Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay 79 Nguyễn Văn Dũng, Đào Ngọc Anh - Thực trạng thể chất của sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại hoc Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 85 Trần Bảo Ngọc, Lê Ngọc Uyển, Bùi Thanh Thủy và cs - Thực trạng xếp loại tốt nghiệp sinh viên diện cử tuyển ở trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 91 Nguyễn Thúc Cảnh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong giảng dạy cơ học cho học sinh trung học phổ thông 97 Hà Thị Kim Linh, Chu Thị Bích Huệ - Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 105 Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh - Tăng cường sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động học tiếng Anh trong lớp học đông nhiều trình độ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 111 Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thủy - Vận dụng phong cách nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng phong cách làm việc đối với cán bộ chủ chốt ở nước ta hiện nay 117 Đàm Quang Hưng - Thiết kế bài học khoa học lớp 4, lớp 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm 123 Hoàng Thị Thu Hoài - Những khó khăn trong việc dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên cho sinh viên chuyên ngành điều dưỡng, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên và một số giải pháp đề xuất 129 Journal of Science and Technology 183(07) N¨m 2018 Nguyễn Lan Hương, Văn Thị Quỳnh Hoa - Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên 135 Vũ Kiều Hạnh - Những yếu tố quyết định đến mức độ đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên 141 Nguyễn Thị Quế, Hoàng Thị Nhung - Hỏi đúng để tự học và học tập cộng tác thành công – hướng tới xây dựng người học ngoại ngữ độc lập trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế 147 Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Thu - Ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy – học tiếng Việt cho học viên quốc tế tại Học viện Kỹ thuật Quân sự 153 Dương Văn Tân - Đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 159 Bùi Thị Hương Giang - Nâng cao năng lực giao tiếp giao văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ 165 Trần Hoàng Tinh, Nông La Duy, Phạm Văn Tuân - Xây dựng trung đội tự quản trong quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay 171 Trần Thị Yến, Khổng Thị Thanh Huyền - Sử dụng hình thức đọc chuyên sâu để nâng cao khả năng viết học thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh 177 Đỗ Thị Hồng Hạnh, Hoàng Mai Phương - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 183 Trần Thùy Linh, Trần Lương Đức, Nguyễn Thị Thùy Trang - Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên minh châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi 189 Nguyễn Thị Thanh Hà, Phạm Việt Hương - Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số kinh tế phù hợp để đánh giá quản lý rừng bền vững ở huyện Định Hóa 195 Đinh Thị Hoài - Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên 201 Nguyễn Thị Thanh Xuân - Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ khách sạn tại Thanh Hóa, Việt Nam 207 Dương Thị Tình - Đóng góp của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái 213 Lê Minh Hải, Trần Viết Khanh - Phân tích tổ chức không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên 219 Hà Văn Vương - Vận dụng lý thuyết Ecgônômi trong tổ chức môi trường làm việc tại văn phòng chi nhánh may Sông Công II - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG 227 Mai Anh Linh, Nguyễn Thị Minh Anh - Đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: nghiên cứu thực nghiệm tại siêu thị Lan Chi, Thái Nguyên 233 Đinh Hồng Linh, Nguyễn Thu Nga, Nguyễn Thu Hằng - Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam 239 Trần Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 189 - 194 189 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG MANG TÍNH TRỤC LỢI Trần Thùy Linh*, Trần Lương Đức, Nguyễn Thị Thùy Trang Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong các hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì hành vi lạm dụng mang tính trục lợi vừa là nhóm hành vi lạm dụng mang tính độc lập, vừa là nhóm hành vi có tính liền sau của các nhóm hành vi lạm dụng khác. Bởi lẽ đó, việc xem xét bản chất hành vi lạm dụng cũng như đánh giá tính chất trục lợi của hành vi lạm dụng luôn được đặt ra trong tất cả các vụ việc về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Pháp luật cạnh tranh liên minh Châu Âu được coi là một trong hai trụ cột của pháp luật cạnh tranh Thế giới. Việc nghiên cứu cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên minh Châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi là hữu ích cả trong công tác nghiên cứu pháp luật, hoạch định chính sách và công tác giảng dạy. Từ khóa: hành vi lạm dụng; thống lĩnh thị trường;lạm dụng trục lợi;liên minh Châu Âu; luật cạnh tranh ĐẶT VẤN ĐỀ* Từ góc độ khoa học pháp lý, việc định nghĩa và giới hạn phạm vi các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường phụ thuộc vào mục tiêu của luật cạnh tranh mỗi nước. Mục tiêu cơ bản của luật cạnh tranh các nước đều hướng đến việc bảo vệ (quá trình) cạnh tranh trên thị trường và bảo vệ phúc lợi xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như là kết quả của cạnh tranh. Dựa vào bản chất của hành vi và đối tượng mà nó tác động tới các hành vi lạm dụng có thể phân thành nhóm hành vi mang tính trục lợi (exploitative abuses), gây thiệt hại cho phúc lợi xã hội và người tiêu dùng và nhóm hành vi mang tính loại bỏ (exclusionary abuses), gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Hành vi lạm dụng mang tính trục lợi là hành vi đối xử không công bằng hoặc bất hợp lý đối với những bên bị phụ thuộc vào doanh nghiệp thống lĩnh trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường liên quan. Những đối tượng này có thể là các khách hàng (khi doanh nghiệp thống lĩnh định giá quá cao) hoặc các nhà cung cấp của doanh nghiệp thống lĩnh (khi nó trả một mức giá quá thấp). Mặc dù tác động kinh tế của hành vi *Tel: 0989761083, Email: dngbaolinh2@gmail.com lạm dụng mang tính trục lợi với môi trường cạnh tranh được coi là không nghiêm trọng bằng hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ, song xét cả về lý thuyết và thực tiễn thì trục lợi lại là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường khi khai thác quyền lực thị trường của mình. Nói cách khác dù ban đầu doanh nghiệp thống lĩnh có thực hiện hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ thì sau khi đạt được mục tiêu loại bỏ đối thủ, doanh nghiệp thống lĩnh sẽ tiếp tục thực hiện các hành vi lạm dụng mang tính trục lợi. Bên cạnh đó, bảo vệ người tiêu dùng cũng là một mục tiêu của luật cạnh tranh, do đó, rất cần thiết phải xem xét, đánh giá liệu một hành vi mang tính loại bỏ trên thực tế có gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc có dẫn đến việc tăng giá hoặc hạn chế sản lượng, hạn chế sự lựa chọn hay không. Bởi lẽ đó, việc xem xét bản chất hành vi lạm dụng cũng như đánh giá tính chất trục lợi của hành vi lạm dụng luôn được đặt ra trong tất cả các vụ việc về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.Pháp luật cạnh tranh liên minh Châu Âu (EU) được coi là một trong hai trụ cột của pháp luật cạnh tranh Thế giới. Việc nghiên cứu cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh EU về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi là hữu ích cả trong công tác nghiên cứu pháp luật, hoạch định chính sách và công tác giảng dạy. Trần Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 189 - 194 190 CÁC HỌC THUYẾT VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH LIÊN MINH CHÂU ÂU Sự phát triển của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gắn liền với sự phát triển của ba học thuyết chính về cạnh tranh là trường phái Havard, trường phái Chicago và trường phái hậu – Chicago [1]. Trường phái Havard là học thuyết lâu đời nhất, với những quan điểm về cạnh tranh được hình thành dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế cổ điển và cấu trúc thị trường truyền thống. Trường phái Havard nêu quan điểm việc đánh giá một hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh liệu có phải là lạm dụng hay không chủ yếu dựa trên việc xem xét hình thức (biểu hiện) của hành vi có phù hợp với mô tả trong quy định pháp luật về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay không. Khi hành vi bị xem xét có cấu thành pháp lý phù hợp với hành vi bị coi là lạm dụng được mô tả trong luật thì hành vi đó mặc nhiên bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà không cần phải xem xét hành vi đó có thực sự gây ra những tác động tiêu cực hay không. Nguyên tắc này được gọi là per se rule. Cách tiếp cận của học thuyết Havard được cho là nặng về tính hình thức. Những năm 1970, học thuyết của trường phái Havard bị chỉ trích bởi các nhà kinh tế học của đại học Chicago. Quan điểm của các học giả Chicago và Havard là tương tự nhau về vấn đề điều kiện cạnh tranh hoàn hảo sẽ dẫn đến hiệu quả của thị trường và phúc lợi tiêu dùng là tối đa. Tuy nhiên, trong khi trường phái Harvard cho rằng cần có sự can thiệp của chính phủ để làm cho cấu trúc thị trường gần hơn với các điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, thì trường phái Chicago coi những điều kiện này là định hướng cần đạt được, có tác dụng hướng dẫn hành vi của các lực lượng tham gia thị trường tự do. Nói một cách ngắn gọn thìTrường phái Chicago ủng hộ hệ thống thị trường tự do và phủ nhận sự can thiệp cần thiết của chính phủ thông qua luật cạnh tranh. Trường phái hậu Chicago cũng có quan điểm tương đồng với trường phái Havard là ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào thị trường thông qua luật cạnh tranh. Các học giả hậu Chicago cho rằng việc chính phủ can thiệp thông qua luật cạnh tranh là rất quan trọng để khôi phục lại cạnh tranh và tăng cường phúc lợi cho người tiêu dùng trong một thị trường tập trung. Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, mang tính tập trung cao, đặc biệt ở các thị trường độc quyền, các lực lượng thị trường tự do không thể tự mình khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường mà sự can thiệp của chính phủ là cần thiết. Sự khác biệt của trường phái hậu Chicago nằm ở quan điểm không mặc nhiên coi hành vi có biểu hiện lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là vi phạm mà yêu cầu cần có những phân tích kinh tế rất chi tiết và phức tạp với sự tập trung đặc biệt vào động lực và hiệu quả thị trường. Vào những năm 1960, Liên minh châu Âu đã tạo ra một cách tiếp cận mới về luật cạnh tranh và về vấn đề lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trên cơ sở kết hợp các trường phái Harvard, Chicago, hậu Chicago và được gọi là Trường phái Châu Âu. Với mục tiêu quan trọng nhất là thốngnhất tất cả các thị trường quốc gia và tạo ra một thị trường chung, luật cạnh tranh của liên minh được coi là công cụ chính sách cơ bản. Do đó, các học thuyết có tư tưởng phù hợp với mục tiêu trên có ảnh hưởng lớn hơn đối với sự hình thành và phát triển của luật cạnh tranh Châu Âu. Thời gian đầu, do chịu sự ảnh hưởng đồng thời bởi cả trường phái Havard và Chicago nên dẫn đến một số phán quyết hay quyết định thể hiện sự mâu thuẫnvề mặt lý luận. Dần dần do sự khác biệt về tư tưởng, mâu thuẫn với mục tiêu chung nên trường phái Chicago không còn ảnh hưởng nhiềuđến luật cạnh tranh Châu Âu. Ngược lại, trường phái Havard có ảnh hưởng rất đáng kể. Trường phái hậu Chicago với quan điểm tương tự với trường phái Havard trong việc ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào thị trường cũng nhanh chóng có ảnh hưởng to lớn với luật cạnh tranh của EU. Mặc dù vậy, với sự đòi hỏi những phân tích kinh tế sâu và phức tạp làm dấy lên quan điểm cần có sự đổi mới trong cách tiếp cận của luật cạnh tranh Châu Âu trong giai đoạn hiện nay. Trần Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 189 - 194 191 NỘI DUNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG MANG TÍNH TRỤC LỢI CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG Cũng giống như luật cạnh tranh của nhiều nước, Luật cạnh tranh của liên minh Châu Âu cũng tập trung vào các nội dung: xác định thị trường liên quan, xác định vị trí thống lĩnh thị trường, các hành vi lạm dụng bị cấm và xử lý đối với các doanh nghiệp thực hiện các hành vi lạm dụng bị cấm. Nghiên cứu các quy định về xác định thị trường liên quan, xác định vị trí thống lĩnh thị trường và các hành vi lạm dụng bị cấm sẽ cho thấy cách tiếp cận của liên minh Châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói chung và hành vi mang tính trục lợi nói riêng được quy định tại Điều 82 Hiệp ước về thành lập cộng đồng Châu Âu (Hiệp ước EC) và hiện nay được sửa đổi trở thành Điều 102 của Công ước về Chức năng của Liên Minh Châu Âu (TFEU) đồng thời được giải thích và phát triển qua thực tiễn xét xử của Tòa án tư pháp châu Âu (ECJ) và các quyết định, hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu. Xác định thị trường liên quan Luật cạnh tranh EU đòi hỏi việc xác định vị trí thống lĩnh phải trên một thị trường liên quan xác định và thị trường liên quan phải được phân tích từ nhiều khía cạnh khác nhau: thị trường sản phẩm, thị trường địa lý, thị trường về thời gian. Để xác định thị trường liên quan trước hết cần phân tích thị trường sản phẩm. Một doanh nghiệp chỉ có thể có vị trí thống lĩnh trên một thị trường của sản phẩm hay dịch vụ xác định, cụ thể. Nếu việc xác định thị trường sản phẩm càng hẹp thì doanh nghiệp càng dễ có khả năng hình thành vị trí thống lĩnh trên thị trường sản phẩm cụ thể đó. Việc xác định thị trường địa lý sẽ được thực hiện sau bước xác định thị trường sản phẩm. Thị trường địa lý liên quan là khu vực lãnh thổ (ranh giới) nơi tất cả các thương nhân cạnh tranh ở điều kiện như nhau hay tương đồng nhau về sản phẩm hay dịch vụ xác định. Ở bước thứ ba sẽ thực hiện phân tích xem liệu có yếu tố về thời gian tác động đến thị trường hay không. Một công ty có thể có sức mạnh thị trường trong một thị trường sản phẩm chỉ trong một thời điểm cụ thể trong năm bởi vì các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có thể có sẵn theo mùa. Để định nghĩa thị trường liên quan, Ủy ban đã công bố Thông báo về Định nghĩa Thị trường Liên quan cho Mục đích của Luật Cạnh tranh Chung của liên minh [2]. Mục đích của Thông báo của Ủy ban là mang lại một phương pháp phân tích dựa trên khía cạnh kinh tế nhiều hơn và dễ dự đoán hơn cho phương pháp tiếp cận của Ủy ban. Xác định vị trí thống lĩnh thị trường Sau khi xác định thị trường liên quan, thông qua xác định các yếu tố sản phẩm, địa lý và thời gian, bước tiếp theo là xác định xem liệu doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường xác định hay không. Điều 82 Hiệp định EC và Điều 102 TFEU đều không trực tiếp đưa ra khái niệm thống lĩnh thị trường mà chỉ khẳng định “các hành vi mang tính chiến lược được thực hiện bởi các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, làm loại bỏ cạnh tranh một cách bất hợp pháp, nhằm duy trì và củng cố quyền lực thị trường” bị lên án. Trên thực tế, khái niệm thống lĩnh thị trường được phát triển qua thực tiễn giải quyết các vụ việc của ECJ. Theo quan điểm của ECJ, thống lĩnh thị trường là “Vị trí của doanh nghiệp mang sức mạnh kinh tế có khả năng ngăn cản cạnh tranh hiệu quả được duy trì trên thị trường liên quan bằng cách cho phép nó hành xử độc lập ở một mức độ đáng kể không phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh, khách hàng và cuối cùng là người tiêu dùng”. Khái niệm thống lĩnh thị trường trong luật cạnh tranh EU gồm 3 yếu tố: (1) Tồn tại vị trí nắm giữ sức mạnh kinh tế trên thị trường. Sức mạnh kinh tế được hiểu là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nắm giữ vị trí dẫn dắt thị trường (leading position) so với các đối thủ cạnh tranh của nó, (2) Doanh nghiệp nắm giữ vị trí này có thể ngăn ngừa sự cạnh tranh hiệu quả được duy trì trên thị trường đó, (3) vị trí này Trần Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 189 - 194 192 cho phép doanh nghiệp nắm giữ có thể hành động độc lập ở mức độ đáng kể với các nhân tố khác của thị trường (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người tiêu dùng) Các hành vi lạm dụng mang tính trục lợi Điều 102 TFEU liệt kê các hành vi nhất định bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, những hành vi này chỉ là những dạng hành vi lạm dụng điển hình nhất, chứ không phải là một bảng liệt kê đầy đủ. Điều này được khẳng định thông qua thực tiễn xét xử của ECJ. Từ thực tiễn giải quyết các vụ việc, ECJ đưa ra quan điểm để giải thích cho khái niệm thống lĩnh thị trường. Theo quan điểm của ECJ thể hiện qua các phán quyết cụ thể, hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có bị coi là lạm dụng hay không căn cứ vào tác động của hành vi đó đối với môi trường cạnh tranh [3] Do đó, một hành vi, dù không nằm trong những trường hợp điển hình được liệt kê tại Điều 102 TFEU vẫn có thể bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh nếu nó do một doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thực hiện và có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường cạnh tranh. Căn cứ vào điều 102 TFEU và từ thực tiễn xét xử của ECJ có thể rút ra các hành vi lạm dụng mang tính trục lợi theo pháp luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu như sau: Định giá quá mức: Định giá quá mức là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường định giá quá cao so với giá trị kinh tế của sản phẩm. Để đánh giá xem giá bán của sản phẩm có phải là quá cao hay không. ECJ dựa trên các phân tích kinh tế, thực hiện hai bước kiểm tra. Bước thứ nhất, so sánh giá thành và giá bán của sản phẩm. Bước hai, kiểm tra xem mức giá của nó có quá cao không trên cơ sở các yếu tố nội tại của chính nó và so sánh với giá bán sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, ECJ cũng thừa nhận rằng việc xác định chi phí sản xuất để tính giá thành là một việc khó khăn, đặc biệt là ở các công ty lớn với cơ cấu sản phẩm phức tạp. Thực tế, nhiều phán quyết của ECJ đưa ra đã bị chỉ trích bởi thiếu các kiến thức về kinh tế cần thiết và phớt lờ sự thực là việc xác định chi phí cấu thành đối với sản phẩm của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thì không thể thực hiện đơn giản như vậy được. Bán kèm và bán hàng theo gói: Bán kèm (Tying) là tình trạng mà một người bán sản phẩm A (gọi là sản phẩm bán kèm) yêu cầu các khách hàng muốn mua A phải mua cả sản phẩm B (sản phẩm được bán kèm), trong khi bán hàng theo gói là bán các sản phẩm cùng nhau với mức giá hấp dẫn hơn khi bán các sản phẩm riêng lẻ. Cách tiếp cận của EU gần với cách tiếp cận cổ điển và ngược lại với quan điểm của trường phái Chicago về bán kèm, trong đó Luật cạnh tranh EU quy định cấm hành vi bán kèm, bán hàng theo gói của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường mà không cần xem xét hiệu quả thực sự đối với người tiêu dùng. Việc phân tích hành vi bán kèm mới chỉ căn cứvào hình thức biểu hiện của hành vi mà không xem xét đến hiệu quả thực tế của nó. Mặc dù, trong Quyết định của vụ Microsoft [4], Ủy ban Châu Âu đã công nhận bán kèm có thể mang lại những lợi ích kinh tế nhất định và các quan điểm ban đầu của pháp luật cạnh tranh EU là mâu thuẫn với các lý thuyết kinh tế mới nhưng vẫn giữ quan điểm cho rằng bán kèm nói chung là hành vi phản cạnh tranh. Hạn chế sản lượng và sự phát triển khoa học kỹ thuật: Điều 102(b) TFEU cấm các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hạn chế sản lượng và sự phát triển khoa học kỹ thuật bởi hậu quả của những hành vi này sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng. Các quy định của Luật cạnh tranh EU về vấn đề này còn khá chung chung. Từ các phán quyết và quyết định của ECJ và Ủy ban Châu Âu cho thấy các hành vi này trên thực tế rất đa dạng, do đó, không dễ cho các cơ quan thẩm quyền trong việc nhận diện. Có hai trường hợp phổ biến của hạn chế sản lượng và được xác định là vi phạm. Thứ nhất, việc giới hạn hoặc chấm dứt sản xuất hoặc cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp thống lĩnh được thực hiện để làm tăng giá hoặc tăng doanh thu của một sản phẩm khác. Thứ hai, một công ty thống lĩnh, thông qua các hợp đồng li - xăng của nó, hạn chế sản xuất đối với một lĩnh vực cụ thể, giới hạn việc tiêu thụ ở một khu vực Trần Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 189 - 194 193 địa lý nhất định và hạn chế số lượng sản phẩm. Đối với hạn chế sự phát triển khoa học kỹ thuật, với việc nắm giữ quyền lực thị trường, các công ty thống lĩnh nắm quyền kiểm soát quyền tiếp cận công nghệ, do đó, khi nó ngăn cản sự phát triển khoa học kỹ thuật sẽ có cơ hội kéo dài vòng đời sản phẩm, công nghệ đang sử dụng. Bởi vậy, trong khi người tiêu dùng không được hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, thể hiện ở việc tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm thì vẫn tiếp tục bị doanh nghiệp thống lĩnh trục lợi bằng việc buộc phải sử dụng các sản phẩm với chất lượng không được cải thiện mà giá bán không có tính cạnh tranh. Áp đặt điều khoản không công bằng với khách hàng: Điều 82(a) Hiệp định EC cấm các doanh nghiệp thống lĩnh áp đặt các điều khoản hợp đồng không công bằng (unfair contract term). Tuy nhiên, việc xác định, giải thích thế nào là các điều khoản hợp đồng bất hợp lý hay không công bằng thuộc về các cơ quan xét xử và điều này được cho thấy là không hề dễ dàng qua thực tiễn xét xử của ECJ. Trong vụ BRT kiện SABAM [5] cho rằng sự công bằng hay hợp lý có liên quan đến sự cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng. Do đó, một điều kiện vượt xa những gì là hoàn toàn cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu của một bên là giới hạn 'không công bằng' cho sự tự do của bên kia. Bất kể việc xác định các điều khoản không công bằng trong từng vụ việc có khác nhau thì một điểm chung là việc doanh nghiệp áp đặt các điều kiện như vậy cho khách hàng sẽ trực tiếp gây thiệ hại cho họ, thường là gây ra sự hạn chế quyền tự do hành động của họ. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN Qua phân tích có thể thấy các quy định về lạm dụng mang tính trục lợi của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường trong pháp luật cạnh tranh Châu Âu được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp cả lý luận được phản ánh qua các quy định của Hiệp ước EC và Công ước TFEU và thực tiễn qua hoạt động của ECJ và Ủy ban Châu Âu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nhiều hơn từ trường phái Havard nên các phán quyết của ECJ mặc dù đã dựa trên các phân tích kinh tế nhiều hơn nhưng vẫn cho thấy xu hướng tiếp cận theo hướng doanh nghiệp thống lĩnh thực hiện các hành vi thỏa mãn các dấu hiệu trong luật thì bị coi là vi phạm cho dù vẫn thừa nhận, ở góc độ kinh tế những hành vi lạm dụng đó cũng mang lại những tác động tích cực, những lợi ích nhất định. Cách tiếp cận của luật cạnh tranh sẽ bảo vệ được khách hàng, người tiêu dùng, những đối tượng bị phụ thuộc vào doanh nghiệp thống lĩnh trong ngắn hạn nhưng các lý thuyết kinh tế mới cho thấy rằng nó thực sự có thể cản trở sự cạnh tranh trong dài hạn và giảm sự khuyến khích công ty chi phối đầu tư vào các khu vực mới. Chính sách cạnh tranh như vậy sẽ cản trở các hoạt động sáng tạo, giảm mức độ năng động và hiệu quả trên thị trường [6]. Những vấn đề hạn chế trong luật cạnh tranh EU về lạm dụng mang tính trục lợi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã được nhận ra trong Báo cáo thảo luận năm 2005 của Châu Âu [7]. Hiện nay EU đang cố gắng giải quyết những vấn đề khác biệt giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời xây dựng một phương pháp tiếp cận dựa vào các phân tích kinh tế nhiều hơn và sử dụng nguyên tắc rule of reason thay cho nguyên tắc per se rule. Tuy nhiên, cần lưu ý là Luật Cạnh tranh của EU không chỉ là công cụ bảo vệ thị trường, công cụ kinh tế mà còn là một phần của chính sách của EU để thúc đẩy hội nhập sâu hơn và hoạt động hài hòa giữa các thị trường nội địa. Trong khi các rào cản nhập cảnh đã bị tháo dỡ trong Liên minh thông qua việc bãi bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên, Ủy ban Châu Âu càng phải cảnh giác hơn đối với việc các công ty tư nhân có thể tự tạo ra rào cản thông qua việc lạm dụng quyền lực thị trường để trục lợi từ khách hàng và loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Do đó, cách tiếp cận mới cần tránh nguy cơ gây ảnh hưởng cho các mục tiêu chung của Liên minh Châu Âu. Lý thuyết mới đưa ra quan điểm cần dựa vào nhiều hơn các phân tích kinh tế để hạn chế sự cứng nhắc của các quy định pháp luật ở EU hiện nay được gọi là lý thuyết lực lượng lãnh đạo thị trường (The theory of market leaders). Lý thuyết này đưa ra quan điểm xác định các Trần Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 189 - 194 194 hành vi lạm dụng phải dựa trên các phân tích kinh tế có cân nhắc giữa tác động tích cực và tác động tiêu cực của hành vi [6]. Với quan điểm hiện đại, lý thuyết này cho thấy tính khả thi được áp dụng trong luật cạnh tranh EU. Hình dung một cách đơn giản lý thuyết này cho rằng, hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh dựa trên năng lực nội sinh (đổi mới, đầu tư nhiều hơn vào R&D, nâng cao chất lượng sản phẩm) là tích cực nhưng có thể gây hạn chế cạnh tranh, làm giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ, làm gia tăng tính tập trung của thị trường nhưng vẫn có thể có tác động có lợi cho khách hàng và người tiêu dùng và ngược lại. Do đó, cần đánh giá tính tiêu cực và tích cực của hành vi làm cơ sở xác định có vi phạm hay không vi phạm. Luật cạnh tranh EU vốn được coi là một trong hai trụ cột về luật cạnh tranh của Thế Giới, sự thay đổi trong quan điểm, lý luận của hệ thống này chắc chắn có tác động nhất định đối với các hệ thống pháp luật khác, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết mới của các học giả Châu Âu về kiểm soát hành vi lạm dụng mang tính trục lợi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Massimo Motta, (2004), Competition Policy: Theory and Practice, Cambridge: Cambridge University Press (Chapter 7). 2. Commission Notice on the Definition of Relevant market for the Purposes of Community Competition Law (1997), OJ C 372, pp. 5–13 3. Global Competition Center (2005), GCLC Research Papers on Article 82 EC, College of Europe, Brugge, July, pp. 40 – 42. 4. Commission Decision Microsoft 24 March 2004 COMP/C-3/37.792 5. Vụ việc số 127/73 Belgische Radio en Televisie v SV SABAM and NV Fonior [1974] ECR 313 6. Nagy, Csongor Istvan (2007) “Refusal to Deal and The Doctrine of Essential Facilities in US and EC Competition Law: A Comparative Perspective and Proposal for a Workable Analtical Framework”, European Law Review, Vol. 32, pp. 664-685 7. DG Competition discussion paper on the application of Article 82 of the Treaty to exclusionary abuses, antitrust/art82/discpaper2005.pdf. SUMMARY EUROPEAN UNION COMPETITION LAW APPROACH ON EXPLOITATIVE ABUSES Tran Thuy Linh*, Tran Luong Duc, Nguyen Thi Thuy Trang TNU – University of Economics and Business Administration Among abusive behaviors of market dominance, exploitative abuse is alsoindependent abusive behavior and next behavior of other abusive behaviors. For this reason, the nature of abusive behavior as well as the exploitation of abusive behavior is always set in all instances of abusive market dominance case. European Union competition law is considered one of the two pillars of the World Competition Law. Studying the approach of European Union competition law on exploitative abuses is useful both in legal research, in policymaking and in teaching. Keywords: abusive practices; market dominance; exploitative abuses; European Union; competition law. Ngày nhận bài: 08/5/2018; Ngày phản biện: 18/5/2018; Ngày duyệt đăng: 29/6/2018 * Tel: 0989761083, Email: dngbaolinh2@gmail.com oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ SOCIAL SCIENCE – HUMANITIES – ECONOMICS Content Page Hoang Thi Phuong Nga - Literature tourism model “the old Vu Dai village” 3 Pham Thi Thu Hoai, Tran Thi Thanh - Slang in Van Thanh Le's stories about education problems 9 Ngo Thi Thanh Nga, Pham Thi Hong Van - A brief description of the modes of expressing conjugal sentiments in the Vietnam medieval literature 15 Nguyen Thi Tham, Nguyen Minh Son - The opposite view of Nguyen Ngoc Tu to Vietnamese traditional literature via the main female characters in Khong ai qua song 21 Dang Thi Thuy, Nguyen Dieu Thuong - The logic of “non logic” phenomenon in Vietnamese folk verses, proverbs 27 Dinh Thi Giang - Factors affecting current lifestyle of Vietnamese people in the northern delta 33 Nguyen Dieu Thuong, Nguyen Thi Lan Huong - Mechanisms creating implication in satirical jokes 39 Nguyen Thu Quynh, Vi Thi Hien - Household vocabulary of Thai language in Dien Bien province 45 Nguyen Thi Thu Oanh, Hoang Thi My Hanh - Position, role of the communist party of Vietnam in the period 1954 – 1975 and some lessons learned 51 Do Hang Nga, Pham Quoc Tuan - Collection of taxes in the villages through material of reformist village convention in Thai Nguyen province 57 Le Van Hieu - The efficiency of the model "propaganda department" in communes, wards, township and "commander" in villages, cities at the current period in Lao Cai province 63 Thai Huu Linh, Nguyen Thi Thu Hien, Nguyen Thi Thanh Ha - The role of the rear Bac Thai in the 1968 general offensive 69 Pham Anh Nguyen - The attraction in “Hai dam” of Phan Khoi 73 Nguyen Thi Huong, Nguyen Thi Mao, Nguyen Tuan Anh - Enhancing the efficiency of extracurrucular activities in teaching civic education at high schools in thai nguyen city these days 79 Nguyen Van Dung, Dao Ngoc Anh - Physical status of non-sports students at Thai Nguyen University of Education 85 Tran Bao Ngoc, Le Ngoc Uyen, Bui Thanh Thuy et al - The reality of degree classification in non- examination students at University of Medicine and Pharmacy – Thai Nguyen University in the period from 2013 to 2017 91 Nguyen Thuc Canh - The need for buiding an exercise system with practical content to teach mechanics to high school 97 Ha Thi Kim Linh, Chu Thi Bich Hue - Educate legal knowledge for ethnic minority women in Vo Nhai district, Thai Nguyen province 105 Nguyen Thi Thanh Hong, Nguyen Thi Khanh Ly, Vu Kieu Hanh - Improve students’ participation in English learning activities in large mixed ability classes of the freshman students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 111 Pham Thi Huyen, Vu Thi Thuy - Manipulate exemplary style according to the President Ho Chi Minh’s thought in building work style for key caders at present period 117 Dam Quang Hung - Science lesson planning for grade 4, 5 according to experimental research 123 Hoang Thi Thu Hoai - Difficulties in teaching and learning ESP vocabulary for nursing students at Thai Nguyen Medical College and some solutions 129 Nguyen Lan Huong, Van Thi Quynh Hoa - Determinants affecting English speaking performance of the first- year students at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry 135 Journal of Science and Technology 183(07) N¨m 2018 Vu Kieu Hanh - Determinants to the reading comprehension performance level of the second- year students at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry 141 Nguyen Thi Que, Hoang Thi Nhung - Asking the right question for successful self-studying and cooperative learning - towards independent language learners in the context of ASEAN community and global integration 147 Ngo Thi Thu Ha, Nguyen Thi Hoai Thu - Apply interactive teaching methods to improve the quality of teaching and learning Vietnamese to international students at Military Technical Academy 153 Duong Van Tan - An assessment of the effectiveness in application of games in general physical development for students at Thai Nguyen University of Technology 159 Bui Thi Huong Giang - Improving intercultural communicative competence in foreign language teaching and learning 165 Tran Hoang Tinh, Nong La Duy, Pham Van Tuan - Building self-managed platoon in disciplinary education for students at the center for defense and security education in the current phase 171 Tran Thi Yen, Khong Thi Thanh Huyen - Improving academic writing performance for english majors through intensive reading 177 Do Thi Hong Hanh, Hoang Mai Phuong - Vocational training for rural workers in Cho Moi district, Bac Kan province 183 Tran Thuy Linh, Tran Luong Duc, Nguyen Thi Thuy Trang - European union competition law approach on exploitative abuses 189 Nguyen Thi Thanh Ha, Pham Viet Huong - Setting up an appropriate set of economic criteria and indicators for evaluating sustainable forest management in Dinh Hoa district 195 Dinh Thi Hoai - Marketing promotion for information - library product and service at the Learning Resource Center of Thai Nguyen University 201 Nguyen Thi Thanh Xuan - Factors affecting customer satisfaction in hotels at Thanh Hoa province, Vietnam 207 Duong Thi Tinh - Contributions of goods export to the economic growth of Yen Bai province 213 Le Minh Hai, Tran Viet Khanh - Tourism space organization of Thai Nguyen province 219 Ha Van Vuong - Apply the ergonomics theory in working environment organization at the office of Song Cong grarment branch II – TNG Investment and Trading Joint Stock Company 227 Mai Anh Linh, Nguyen Thi Minh Anh - Assessing service quality and customer satisfaction: an empirical study at Lan Chi supermarket, Thai Nguyen city 233 Dinh Hong Linh, Nguyen Thu Nga, Nguyen Thu Hang - Applying logarithmic function to evaluate the business efficiency of Vietnam banks 239

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf412_442_1_pb_3525_2127114.pdf
Tài liệu liên quan