Cách thức xác lập quan hệ của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc (thế kỷ XVI)

Tài liệu Cách thức xác lập quan hệ của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc (thế kỷ XVI): CÁCH THỨC XÁC LẬP QUAN HỆ CỦA BỒ ĐÀO NHA Ở TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI) Nguyễn Thị Vĩnh Linh1 Tóm tắt: Năm 1505, cùng với sự ra đời của Estado da India2, nhà nước thuộc địa đầu tiên của Bồ Đào Nha tại phương Đông đã được thành lập. Dựa trên các cứ điểm ven biển phía Tây Ấn Độ, Bồ Đào Nha đã lần lượt thiết lập hệ thống thương điếm ở vịnh Bengal, Đông Nam Á và Viễn Đông. Trung Quốc với tư cách là một trong những quốc gia hùng mạnh bậc nhất của châu Á thời bấy giờ thật sự là thử thách khó khăn đối với tham vọng của Bồ Đào Nha. Vì thế, Bồ Đào Nha phải sử dụng nhiều cách thức khác nhau để xâm nhập vào đế quốc rộng lớn này. 1. Bồ Đào Nha xâm nhập vào Trung Quốc thông qua hoạt động thương mại 1.1. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa thương nhân Bồ Đào Nha với Trung Quốc Quan hệ của Bồ Đào Nha và thương nhân Trung Quốc bắt đầu được thiết lập từ đầu thế kỷ XVI thông qua việc tham gia mạng lưới giao thương tại Đông Nam Á. Năm 1511, thương nhân Trung Quốc đã cho Albuquerque v...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thức xác lập quan hệ của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc (thế kỷ XVI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH THỨC XÁC LẬP QUAN HỆ CỦA BỒ ĐÀO NHA Ở TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI) Nguyễn Thị Vĩnh Linh1 Tóm tắt: Năm 1505, cùng với sự ra đời của Estado da India2, nhà nước thuộc địa đầu tiên của Bồ Đào Nha tại phương Đông đã được thành lập. Dựa trên các cứ điểm ven biển phía Tây Ấn Độ, Bồ Đào Nha đã lần lượt thiết lập hệ thống thương điếm ở vịnh Bengal, Đông Nam Á và Viễn Đông. Trung Quốc với tư cách là một trong những quốc gia hùng mạnh bậc nhất của châu Á thời bấy giờ thật sự là thử thách khó khăn đối với tham vọng của Bồ Đào Nha. Vì thế, Bồ Đào Nha phải sử dụng nhiều cách thức khác nhau để xâm nhập vào đế quốc rộng lớn này. 1. Bồ Đào Nha xâm nhập vào Trung Quốc thông qua hoạt động thương mại 1.1. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa thương nhân Bồ Đào Nha với Trung Quốc Quan hệ của Bồ Đào Nha và thương nhân Trung Quốc bắt đầu được thiết lập từ đầu thế kỷ XVI thông qua việc tham gia mạng lưới giao thương tại Đông Nam Á. Năm 1511, thương nhân Trung Quốc đã cho Albuquerque và Antonio de Abreu mượn những chiếc thuyền mành của mình để xâm chiếm chiếc cầu nổi tiếng chia cắt Malacca. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc giữa Bồ Đào Nha với Trung Quốc thật sự khá khó khăn do chính sách đóng cửa của triều Minh. Trước tình trạng mất an ninh vùng duyên hải, uy hiếp nghiêm trọng đến sự tồn vong của chính quyền mới bởi hoạt động của Wako3, nhà nước đã thực thi chính sách “hải cấm” (Haijin hay Haichin). Chính điều này đã dẫn đến sự trì trệ của nền thương nghiệp Trung Quốc so với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong bối cảnh đó, việc xuất hiện các thương nhân đến từ phương Tây đã khiến cho bộ máy quan liêu ven biển phía Nam cảm thấy bối rối. 1 ThS, GV khoa VH-DL. Trường Đại học Quảng Nam 2 Thuật ngữ Estado da India – liên bang Ấn Độ được dùng để chỉ về tất cả các thành phố, pháo đài và các vùng lãnh thổ mà người Bồ Đào Nha đã kiểm soát được ở châu Á và Đông Phi. Tuy nhiên, đôi khi thuật ngữ Estado còn được sử dụng với ý nghĩa rộng hơn nhiều, bao gồm tất cả các vùng ven biển và các đảo thuộc phía Đông mũi Hảo Vọng được giới hạn từ cực đông nam châu Phi đến vùng đất thấp ở cửa sông Dương Tử. Trong thực tế, cũng có một số khu vực không nằm trong phạm vi quản lý của cơ quan này (ví dụ như Macau – Trung Quốc). [7;146] 3 Cướp biển người Nhật Bản, hoạt động tại bờ biển Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Tuy nhiên, thành phần tham gia mạng lưới này còn có cả người Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Nam Á NGUYỄN THỊ VĨNH LINH  72 Vào năm 1513, những tư thương Bồ Đào Nha (trong đó có Jorge Álvares (? - 1521)) lần đầu tiên tiếp xúc với Trung Quốc thông qua thương mại thuyền mành1. Tuy nhiên, những cuộc tiếp xúc từ năm 1513 đến 1520 hầu như không thu được kết quả như mong đợi2. Ngoại trừ, Fernão Peres de Andrade buôn bán tại Quảng Châu bất chấp lệnh cấm của triều Minh còn lại hầu hết thương nhân Bồ đều không thể tiến hành giao thương với người Trung Quốc. Vào năm 1521-1522, người Bồ Đào Nha có nỗ lực mới trong việc thiết lập quan hệ với Trung Quốc: “Tháng 8 năm 1522, ba chiếc tàu dưới sự chỉ huy của Martin Affonso de Mello Coutinho cập bến tại Tunmen3 với nhiệm vụ ký kết hiệp ước hòa bình và thiết lập một pháo đài nếu nhận được sự đồng ý của quan chức Trung Quốc” [7; 340]. Thế nhưng hai chiếc tàu đã bị bắt giữ bởi lực lượng Trung Quốc, những người sống sót phải chạy trốn sau 14 ngày xâm nhập vào vùng bờ biển Trung Hoa. Hoạt động ngày càng mạnh mẽ của Bồ Đào Nha chỉ làm tăng thêm sự nghi kỵ của Hoàng đế đối với người phương Tây. Những Sử quan của vương triều Minh thì hình dung “người Bồ Đào Nha là kẻ bắt cóc, thương nhân buôn bán nô lệ, người ăn thịt trẻ em sau khi nấu chín chúng” [7; 101]. Kết quả là họ nhận được lệnh cấm buôn bán tại bất kỳ hải cảng nào của Trung Quốc và Tomé Pires (1465-1524) là một trong những người bị bắt giữ và giam cầm cho đến chết tại Trung Hoa [5; 96]. Tuy nhiên, vẫn có một vài thương nhân Bồ Đào Nha thành công từng bước trong việc xâm nhập vào bờ biển Fujian (Phúc Kiến) và Chejiang (Chiết Giang). Thực chất hoạt động trong thời kỳ này của người Bồ Đào Nha là giao thương không được cấp phép với nhiều rủi ro giữa thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và chủ tàu Hồi giáo. Cho đến giai đoạn từ 1530 đến 1540, một số cộng đồng cư trú tạm thời hình thành tại những khu định cư không chính thức trên duyên hải Trung Quốc, lớn nhất là Lampacao [5; 115]. Cùng với việc hối lộ các quan chức địa phương, lợi dụng mạng lưới của người Malay hoặc Xiêm, thương nhân Bồ Đào Nha đã đến các hải cảng khác như Thường Châu, Chiian-chu, Ninh Ba ở Phúc Kiến và Chiết Giang. 1 Trong tác phẩm “An historical sketch of the Portuguese settlements in China; and of the Roman Catholic Church and mission in China” của Ljungstedt Anders, tác giả cho rằng Rafael Perestello đã theo thương mại thuyền mành từ Malacca đến Trung Quốc vào năm 1516. Chuyến đi của ông dù chỉ thu lại những thông tin ít ỏi nhưng đó là cơ sở để Fernão Peres de Andrade thực hiện chuyến đi của mình trong năm tiếp sau [3; 1]. 2 Đến năm 1517, hạm đội do Fernão Peres de Andrade (?- 1552) dẫn đầu cập bến tại Guangdong (Quảng Đông). Ông được xem là đại diện chính thức đầu tiên của vương quyền Bồ Đào Nha đến Trung Quốc và thể hiện mong muốn đặt quan hệ thương mại trực tiếp với quốc gia này. Sau đó một năm (1518), hạm đội Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Simão de Andrade đến Canton (Quảng Châu) nhưng để lại ấn tượng không tốt khi tham gia vào việc mua bán trẻ em Trung Quốc làm nô lệ và đụng độ với hạm đội phòng vệ bờ biển [5; 96]. 3 Hiện nay là Đồ Môn thuộc châu tự trị Diên Biên tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. CÁCH THỨC XÁC LẬP QUAN HỆ CỦA BỒ ĐÀO NHA   73 1.2. Sự ra đời của thương điếm Macao Những tiếp xúc không chính thức ấy đối với chính quyền Bồ Đào Nha là một thất bại. Cú hích tạo nên bước chuyển biến trong tình hình là cuộc khủng hoảng wako. Chính sách “hải cấm” của nhà Minh không những không đẩy lùi được các hoạt động thương mại bất hợp pháp mà từ 1549 đến 1561, wako ngày càng quyết liệt hơn trong việc sử dụng vũ khí nhằm chống lại thành phố Yangtze (Dương Tử) và ở vùng bờ biển phía Nam Trung Quốc. Những hành động của wako có sự tiếp tay của người Bồ Đào Nha đã đặt chính quyền Trung Quốc dưới áp lực mới. Nhà Minh đã kiên quyết sử dụng bạo lực nhằm loại trừ thế lực thương mại đáng ghét này. Từ năm 1543 đến 1548, lực lượng của nhà Minh dưới sự lãnh đạo của Lu T'ang tấn công căn cứ của cướp biển tại Shuang-hsu. Tại đây hạm đội Bồ Đào Nha đã có một cuộc chạm trán nhỏ với lực lượng hải quân của Lu T'ang và bị truy kích đến tận đảo Wu-hsu trong vịnh Amoy (Hạ Môn). Dưới áp lực quân sự của nhà Minh, nếu người Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục các hoạt động trái phép của họ, thì quan hệ giao thương chính thức sẽ chấm dứt vĩnh viễn. Vì thế, những thương nhân người Bồ đã chuyển sang bắt tay với nhà Minh nhằm loại trừ wako. Như một cách thức trả ơn, năm 1550, viên chức nhà Minh cho phép thương nhân Bồ Đào Nha sử dụng những địa điểm trên bờ biển Guangdong, đầu tiên tại Shangchuan (Đài Sơn, Giang Môn), sau đó là Lampacau và cuối cùng là Macao để buôn bán. Do có công trong việc tiêu diệt được bọn cướp, triều Minh đã cho phép Bồ Đào Nha được định cư buôn bán ở Ma cao với điều kiện không được xây dựng thành trì kiên cố và không được đặt pháo binh trong thành. Tuy nhiên, đến năm 1557, lợi dụng sự lơ là của Minh triều, họ tự ý thiết lập cơ quan chính quyền, xây thành luỹ, pháo đài rồi biến hòn đảo này thành thương điếm thuộc Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, do sự cần thiết của bạc nén từ Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc thời nhà Minh mà người Bồ Đào Nha đã được trao cơ hội để trở thành trung gian một cách hợp pháp giữa người Trung Quốc và Nhật Bản. Vào cuối thế kỷ XVI, những nhân vật trung gian người Iberia này đã khiến Macao từ một làng chài nhỏ, nghèo trở thành một hải cảng chính và trung tâm thương mại phía Nam Trung Quốc. Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi1 đã tạo điều kiện để Macao phát triển kinh tế biển. Năm 1563, thành phố Ma cao đã có hàng vạn người, trong đó có 900 người Bồ Đào Nha. Từ các cứ điểm tại Trung Quốc, Bồ Đào Nha lợi dụng mạng lưới wako để đến kinh doanh ở Nhật Bản. 1 Cách không xa các chợ tại Canton và những đảo lân cận làm nơi cung cấp địa điểm bí mật tương đối lý tưởng cho các hoạt động buôn lậu và một hải cảng an toàn để bảo vệ cho các tàu của họ. NGUYỄN THỊ VĨNH LINH  74 2. Bồ Đào Nha xâm nhập vào Trung Quốc thông qua hoạt động truyền giáo của Dòng Tên Sau khi giáo phận Goa được thiết lập (1533), các giáo đoàn Bồ Đào Nha đã đến Đông Nam Á và sau đó là Trung Quốc để thực hiện công cuộc truyền giáo. Đối diện với một đất nước “vào đầu thế kỷ XVII có khoảng 200 đến 230 triệu dân, chiếm 1/3 tổng dân số thế giới, và lớn hơn số dân của tất cả các nước châu Âu cộng lại” [4; 6] khiến các linh mục Dòng Tên không khỏi choáng ngợp. Linh mục Dòng Tên Francis Xavier là người đầu tiên thể hiện mong muốn phát triển cộng đồng Kitô hữu tại Trung Quốc. Do không thể cập bến một cách chính thức, Xavier thông qua thuyền của các tư thương ẩn lậu xâm nhập Trung Quốc từ đảo Shangchuan (Đài Sơn, Giang Môn). Mệt mỏi sau chuyến hành trình vất vả, Xavier qua đời vào ngày 3/12/1552, kết thúc sự nghiệp truyền giáo của mình ở phương Đông. Tiếp nối con đường của Xavier, năm 1555, linh mục Melchior Nunes Barreto (1520-1571) theo thuyền đến Quảng Châu và ở lại thành phố này trong 10 tháng. Nhưng khi hội chợ thương mại định kỳ 6 tháng kết thúc, ông phải rời khỏi Trung Quốc. Những thất bại ban đầu này đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy Giáo hội Rome nỗ lực hơn nữa trong công cuộc truyền đạo tại quốc gia rộng lớn này. Linh mục đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thay đổi bước ngoặt trong quá trình truyền giáo của Dòng Tên là Alessandro Valignano (1539-1606). Dựa vào những chuyến đi để tìm hiểu tình hình ở Đông Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản, ông cho rằng các quan chức Trung Quốc có thể sẽ cho phép những người đàn ông có giáo dục, am hiểu phong tục tập quán và ngôn ngữ bản địa xâm nhập sâu hơn vào đế quốc của họ [1; 30]. Do đó, Valignano yêu cầu Tỉnh dòng Ấn Độ ở Goa một nhân vật có đủ điều kiện để gửi đến Macao học tiếng Trung Quốc. Michele Ruggieri (1543-1607) là người được chọn. Đến Trung Quốc, Ruggieri hoàn toàn đắm mình trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của quốc gia này. Dòng Tên đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nhiệm vụ của Ruggieri. Theo chỉ dẫn của Valignano, Ruggieri phải học hỏi phương ngữ Nanjing (Nam Kinh) được sử dụng bởi các văn nhân người Trung Quốc chứ không phải là tiếng Quảng Châu của phần đông dân cư tại Macao và Quảng Đông. Do có thể sử dụng phương ngữ, Ruggieri nhanh chóng thu hút sự chú ý của quan lại địa phương và được cho phép ở lại Quảng Châu một cách chính thức trong gần ba năm (1580-1582). Dựa vào những tri thức được lĩnh hội, ông tìm cách thiết lập mối quan hệ thân thiết với giới chức địa phương như tổng đốc tỉnh Quảng Đông, một quân sư và vài quan chức nhỏ khác. Chính điều này góp phần tạo ra thuận lợi nhất CÁCH THỨC XÁC LẬP QUAN HỆ CỦA BỒ ĐÀO NHA   75 định cho công việc của Ruggieri vì cư dân có thể tiếp xúc một cách thoải mái với ông mà không quá lo sợ về sự trừng phạt từ chính quyền. Bằng cách nhận sự bảo vệ từ giới quan chức có quyền lực, Ruggieri đã định hình chiến lược truyền giáo mới cho linh mục Dòng Tên tại Trung Quốc trong gần ba thế kỷ. Mặc dù một số học giả cho rằng Matteo Ricci, bạn đồng hành đầu tiên của Ruggieri là người đặt nền móng cho công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc, nhưng vinh dự đó nên thuộc về Ruggieri. Điều này một phần xuất phát từ quan hệ ngoại giao của ông tại Quảng Châu khi Dòng Tên không chỉ được cho phép định cư bên trong đế quốc Minh triều từ năm 1582 mà còn được giao cho một đền thờ ở Zhaoqing (Triệu Khánh), trung tâm tỉnh Quảng Đông. Để hỗ trợ cho công việc của Ruggieri, Matteo Ricci1 (1552-1610) và Francesco Pasio (1554-1612) đã được phái đến Trung Quốc. Hai linh mục lưu lại ở Triệu Khánh trong 6 năm, tiếp tục công việc nghiên cứu và tìm cách để tuyên truyền tôn giáo của họ có hiệu quả [1; 33]. “Matteo Ricci nhanh chóng nhận ra rằng kiến thức khoa học và thậm chí là khả năng ghi nhớ bẩm sinh của ông gây ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của tầng lớp văn nhân Trung Quốc”. Cùng với Ruggieri, Ricci bên cạnh việc thỏa mãn trí tò mò của các vị khách về hình học Euclid, vị trí của Trung Quốc trên bản đồ thế giới, giải thích chức năng của hỗn thiên nghi và lăng kính thủy tinh thì cũng cố gắng thu hút sự chú ý của họ vào bức tranh sơn mài Chúa và Đức Mẹ đồng trinh. Vào cuối năm 1584, hai linh mục phiên dịch hoàn chỉnh Paternoster (Bài kinh cầu Chúa), Ten Commandments (Mười điều răn), Ave Maria (Kinh cầu nguyện Đức mẹ đồng trinh) để giúp nhân dân hiểu hơn về Thiên chúa giáo [1; 34]. Từ Quảng Đông, theo lời mời của Wang Pan - quan kinh lý Quảng Đông và Jiangxi (Giang Tây), Ruggieri đi cùng Almeida đến Peking (Bắc Kinh) vào tháng 11/1585. Mặc dù không đến được thủ đô nhưng họ đã qua thủ phủ tỉnh Giang Tây, Nam Xương, đến Jingdezhen (Cảnh Đức Trấn) nơi “cung ứng gần như toàn bộ nhu cầu đồ sứ cho Ấn Độ và châu Âu” [4; 51]. Vào năm 1587, họ cũng thực hiện các chuyến thăm đến Quảng Châu và Huguang. Tận mắt chứng kiến sự rộng lớn của đất nước Trung Quốc cũng như sự đông đúc của cư dân, các linh mục Dòng Tên hiểu rằng trách nhiệm của họ sẽ nặng nề nhưng không kém phần vinh quang. Họ đang xây dựng những nền tảng đầu tiên cho quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo tại một trong những quốc gia rộng lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Việc mở rộng phạm vi truyền giáo khiến Dòng Tên tại Trung Quốc phải đối diện với vấn đề thiếu linh mục ngày một trầm trọng. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung nguồn 1 Tên Trung Quốc của ông là Li Madou. NGUYỄN THỊ VĨNH LINH  76 nhân lực từ Goa1 thì việc đào tạo các Ky tô hữu người Trung Quốc được sinh ra ở Macao hoặc có sự hỗn huyết với người Bồ Đào Nha bước đầu được quan tâm2. Như vậy, nếu tính từ năm 1513, khi người Bồ Đào Nha đầu tiên đến giao thương tại các hải cảng ven biển Trung Quốc thì Dòng Tên đã phải mất gần một thế kỷ để có thể xâm nhập xã hội Trung Quốc và truyền bá tôn giáo của mình. Điều này vừa cho thấy sự khó khăn mà các linh mục Bồ Đào Nha phải vượt qua vừa chứng minh nỗ lực không ngừng nghỉ của họ để mang Thiên Chúa giáo đến các vùng đất khác nhau trong lãnh thổ Trung Quốc. 3. Vài đối sánh về cách thức xác lập quan hệ của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc và Ấn Độ Qua phần trình bày ở trên, có thể thấy cách thức xác lập quan hệ của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều nét tương đồng. Ở cả hai quốc gia này, Bồ Đào Nha đều sử dụng thương mại và truyền giáo làm phương thức chủ yếu để xâm nhập. Bồ Đào Nha cũng tiến hành xác lập mạng lưới thương điếm trải dài từ Ấn Độ đến Trung Quốc nhằm kết nối hoạt động, góp phần tạo dựng nên Estado da India. Tuy có nhiều điểm chung nhưng sự khác nhau trong chiều sâu văn hóa của hai quốc gia đã khiến cách thức Bồ Đào Nha sử dụng có nhiều điểm dị biệt. Thứ nhất, xét về hoạt động thương mại Về mặt thời gian, theo tuyến đường vòng qua mũi Hảo Vọng, các cứ điểm ven biển phía Tây Ấn Độ là mục tiêu trong quá trình bành trướng của Bồ Đào Nha ngay từ đầu thế kỷ XVI (1502)⋅. Sau đó hơn một nửa thế kỷ, thương điếm Macao (theo đúng nghĩa của nó) mới chính thức được xác lập tại Trung Quốc (1557). Xét về phạm vi không gian, hai cụm thương điếm này được phân bố trong hai không gian hoàn toàn tách biệt nhau (nếu không tính sự kết nối của các cứ điểm tại Đông Nam Á) với mức độ hoạt động thương mại biển không giống nhau. Một mạng lưới được phân bố rộng khắp trên Ấn Độ Dương bắt đầu từ ven bờ Tây Ấn đến vịnh Bengal đầy sôi động với sự tham gia của nhiều tầng lớp thương nhân khác nhau như Ấn Độ giáo, Hồi giáo Ở chiều ngược lại là khung cảnh trầm lắng, rời rạc do chính sách hải cấm của triều nhà Minh. Ngoài những hoạt động tư thương lậu và mạng lưới cướp biển Wako thì những quan hệ giao thương chính thức đều không tồn tại. Vì thế, 1 Vào giữa những năm 1590, Giáo hội Rome cũng có những bổ sung cần thiết cho công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc với một giáo sĩ người Italia và 2 người Bồ Đào Nha: Lazzaro Cattaneo (1560- 1640), João Soeiro (1556-1607), và João da Rocha (1565-1623) [1; 40]. 2 Năm 1591, Duarte de Sande chuyển giao hai người Macao: Sebastião Fernandes (1562-1621) và Francisco Martins (1545-1604) đến Shaozhou (Thiều Quan) để đào tạo trợ lý giám mục. CÁCH THỨC XÁC LẬP QUAN HỆ CỦA BỒ ĐÀO NHA   77 phạm vi không gian có phần hạn chế với một số cứ điểm tại Canton, Kwangtung, Shang-ch'uan, Lampacau và cuối cùng là Macao. Chính sự khác nhau về thời gian, không gian cũng như nhiều yếu tố khác đã chi phối cách thức Bồ Đào Nha chọn lựa để thiết lập hai mạng lưới thương điếm này. Mặc dù thương mại và truyền giáo là mục tiêu và cũng là phương thức xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng mức độ đậm nhạt có nét dị biệt. Tại Ấn Độ, hoàng gia Bồ tận dụng ưu thế về quân sự (nhất là kỹ thuật pháo binh) để chiếm đóng, xây dựng pháo đài với thương điếm đầu tiên tại Calicut (1502). Chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, bằng việc chia rẽ, phân tán lực lượng các Hồi vương kết hợp với kỹ thuật quân sự hiện đại, Bồ Đào Nha đã xây dựng mạng lưới dày đặc với những thương điếm nổi bật như: Ceylon, Goa (1510), Diu, Daman, Salsette, Bassein, Chaul và Bombay ở phía Tây Ấn Độ, San Thome (São Tome) gần Madras và Ugolim (Hooghly), Chittagong, Syriam (ngày nay gần Rangoon), Dianga (ở Arakan) ở vịnh Bengal; Nagapattinam, Porto Novo, Masulipatam, Pulicat, Ugolim (ngày nay gần Calcutta) ở duyên hải Coromandel. Đây là thành tựu to lớn và là chìa khóa cho sự ra đời Estado da India (Liên bang Bồ Đào Nha tại Ấn Độ). Cách thức mà hoàng gia Bồ áp dụng tại Ấn Độ lại không thể thực thi trọn vẹn ở Trung Quốc. Quá trình tiếp xúc giữa người Bồ Đào Nha và người Trung Quốc thông qua hoạt động của các tư thương diễn ra tương đối chậm chạp và không có biến động lớn. Vì vậy, ngoại trừ Macao, người Bồ Đào Nha không xác lập được thêm bất kỳ một nhượng địa nào khác trên lãnh thổ Trung Quốc, có chăng chỉ là sự tham gia vào các hội chợ được tổ chức định kỳ hàng năm để thu mua hàng hóa. Bản thân Macao không thể tồn tại biệt lập mà phải tận dụng mạng lưới Wako trước đó để đến buôn bán tại Nhật Bản và các thương nhân Bồ chấp nhận vai trò trung gian trên tuyến thương mại Naggasaki - Macao. Thứ hai, đối với hoạt động truyền giáo Ngay sau khi lực lượng viễn chinh Bồ Đào Nha tìm ra Ấn Độ thì các linh mục truyền giáo cũng theo các chuyến tàu đến vùng đất này. Nhiệm vụ ban đầu của các giáo sĩ là chăm sóc đời sống tinh thần cho binh lính, quan chức và thương nhân Bồ Đào Nha. Vì thế, phần lớn hoạt động của các linh mục vào đầu thế kỷ XVI diễn ra trong cộng đồng người Bồ Đào Nha đang sinh sống tại Ấn Độ. Cũng giống như Trung Quốc sau này, việc xâm nhập vào một xã hội phương Đông cổ truyền không phải là vấn đề dễ dàng. Ấn Độ là một trong 5 nền văn minh tối cổ của nhân loại, chứa đựng những giá trị sâu sắc trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Mặc dù vào thế kỷ XV, XVI, Hồi giáo là quốc giáo trong toàn bộ đế quốc Mugol cũng như các tiểu quốc miền duyên hải nhưng phần lớn cư dân vẫn bảo lưu tôn giáo cổ truyền của họ - Hindu giáo. Sự khác nhau về mọi phương diện giữa Thiên Chúa giáo với Hindu giáo và Hồi NGUYỄN THỊ VĨNH LINH  78 giáo đã khiến cho quá trình truyền giáo của các linh mục Bồ Đào Nha gặp không ít trở ngại. Cánh cửa đến với thế giới của cư dân Ấn Độ chỉ được mở dần dần thông qua một quá trình hoạt động khá lâu dài và kiên nhẫn của các giáo sĩ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Những linh mục Bồ Đào Nha chỉ có thể sử dụng ngữ hệ Latin hoàn toàn bất lực khi đi vào một xã hội với sự đa dạng về sắc tộc và phong phú về ngôn ngữ. Ngoài tiếng Sankrit - Pali được sử dụng trong đại bộ phận cư dân, Ba Tư là ngôn ngữ chính thức của triều đình Mugol thì có đến hàng trăm phương ngữ khác nhau, có một số phương ngữ chưa hình thành chữ viết. Đó cũng chính là khó khăn mà các linh mục dòng Tên gặp phải khi xâm nhập vào Trung Quốc. Cũng giống Ấn Độ, Trung Quốc có một nền văn minh dày và phát triển liên tục. Trung Quốc còn là mảnh đất mà nhiều hệ tư tưởng nảy sinh và hội tụ. Đạo Nho không chỉ là hệ tư tưởng chính thống mà quan trọng hơn nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi tầng lớp cư dân. Vì thế, những nhà truyền giáo không chỉ đơn giản là mang một tôn giáo mới đến cho một cộng đồng trước kia chưa hề có điều kiện tiếp xúc mà quan trọng là làm thế nào để họ từ bỏ những tín ngưỡng trước kia để toàn tâm, toàn ý phụng sự Thiên Chúa giáo. Khoảng cách và sự khác biệt quá lớn giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây trở thành rào cản cho quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo của các linh mục Bồ Đào Nha. Thế nhưng, bên cạnh những đặc điểm chung, hoạt động truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc thế kỷ XVI vẫn có những nét riêng được phân biệt khá rõ nét. Chúng ta có thể thấy, tại Ấn Độ, các linh mục nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Hoàng gia Bồ Đào Nha. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là cam kết đã được quy định giữa Giáo hội Rome và vua Bồ Đào Nha. Ngay khi chiếm đóng và thiết lập được thương điếm, bên cạnh các đại lý, các pháo đài thì nhà thờ cũng được xây dựng để phục vụ cho các nghi lễ Thiên Chúa giáo của cộng đồng cư dân Bồ Đào Nha sinh sống tại đây. Ngay sau khi chiếm được Goa (1510) thì Goa cũng ngay lập tức trở thành trung tâm cho các hoạt động truyền giáo tại Ấn Độ. Từ Goa, các linh mục được tạo điều kiện để xâm nhập vào cộng đồng của cư dân Ấn Độ miền duyên hải. Tuy nhiên, đây không phải là sự cố gắng của một cá nhân hoặc một giáo đoàn mà sau lưng các linh mục luôn có đội quân hùng hậu của Estado da India. Sự cải đạo được tiến hành thông qua con đường cưỡng bức đồng loạt (nhất là tại các cứ điểm thương mại của Bồ) nên số lượng giáo dân được tăng lên nhanh chóng. Tuy vậy, tại Trung Quốc, sự nỗ lực của các nhân các linh mục vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Do đặc trưng của mạng lưới thương mại tại khu vực này, Bồ Đào Nha (ngoài Macao) đã không thể thiết lập bất kỳ một thương điếm nào trong lục địa. Do đó, Dòng Tên đã phải tự mình nỗ lực xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc mà CÁCH THỨC XÁC LẬP QUAN HỆ CỦA BỒ ĐÀO NHA   79 không có được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền. Quá trình truyền giáo ban đầu vô cùng khó khăn khi họ chỉ có thể sử dụng đức tin và lòng nhiệt thành để hoạt động. Không có bất kỳ một đợt cải đạo mang tính cưỡng bức nào, sự gia nhập Thiên Chúa giáo của cư dân Trung Hoa hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. 4. Kết luận Thứ nhất, Bồ Đào Nha xâm nhập vào Trung Quốc với mong muốn thiết lập được các cứ điểm thương mại, bành trướng quyền lực tại vùng Viễn Đông. Thế nhưng, do những đặc trưng về lịch sử và bối cảnh, Bồ Đào Nha đã không thể nào áp dụng mô hình của Estado da India tại Trung Quốc. Thứ hai, quá trình xác lập ảnh hưởng của Bồ Đào Nha trong xã hội Trung Hoa diễn ra qua nhiều giai đoạn với hai cách thức chính: thương mại và tôn giáo. Thông qua hoạt động của các tư thương, Bồ Đào Nha đã dần xác lập các đại lý buôn bán tại Guangdong, đầu tiên tại Shang-ch'uan, sau đó là Lampacau và cuối cùng là Macao (1557). Trong khi đó, các linh mục dòng Tên phải trải qua một thời kỳ dài với rất nhiều khó khăn trở ngại để xâm nhập vào đời sống tinh thần của cư dân Trung Hoa. Việc lựa chọn các thức truyền đạo mềm mỏng và khéo léo đã mang đến cho dòng Tên những thành tựu đầu tiên trong quá trình hoạt động của mình. Thứ ba, thành công lớn nhất của Bồ Đào Nha là sự xác lập thương điếm Macao. Tại đây, một thể chế quản lý mới đã được áp dụng mà trong đó thương mại biển đóng vai trò chi phối. Bên cạnh đó, Macao cũng chính thức trở thành giáo phận của Giáo hội Thiên Chúa giáo Rome vào năm 1576. Đây không chỉ là sự kiện đánh dấu vai trò và xác định rõ ràng chức năng của Macao mà còn là dấu mốc đáng nhớ trong quá trình thiết lập quan hệ giữa Bồ Đào Nha và Trung Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brockey L.M (2009), Journey to the East: The Jesuit Mission to China, 1579– 1724, Harvard University Press. [2] Disney A.R (2009), A History of Portugal and the Portuguese Empire: From Beginnings to 1807, Cambridge University Press, London. [3] Ljungstedt Anders (1836), An historical sketch of the Portuguese settlements in China; and of the Roman Catholic Church and mission in China, Boston, 323 pp. [4] Manel Ollé (2008), The Jesuit portrayals of china between 1583 – 1590, BPJS, 16, 45-57. NGUYỄN THỊ VĨNH LINH  80 [5] Newitt Malyn (2005), A History of Portuguese Overseas Expansion, 1400–1668, Taylor & Francis e-Library, London and New York. [6] Souza, G.B.(2004), The Survival of Empire: Portuguese Trade and Society in China and the South China sea 1630 – 1754, Cambridge University press, London. [7] Subrahmanyam, Sanjay (1993), The Portuguese Empire in Asia 1500 – 1700, a political and economic history, Longman, London and New York. [8] Twitchett D.C, Mote F.W (1998), The Cambridge History of China: Volume 8, The Ming Dynasty (1368-1644), Cambridge University Press, London, 1.231 pp. Title: THE WAY TO ESTABLISH THE RELATIONSHIP BETWEEN PORTUGAL AND CHINA (16th CENTURY) NGUYEN THI VINH LINH Quang Nam University Abstract: In 1505, Estado da India, the first colony of Portugal in the Orient was established. With the help of entrenched fortifications on the Western India coast, Portugal gradually built commercial firm systems in Bengal bay, Southeast Asia and the Far East. China, one of the most powerful empires in Asia then, became a big challenger to the expansion of the Portuguese Crown. Therefore, Portugal had to use various ways to penetrate into this vast empire.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2147_0477_2134833.pdf