Tài liệu Cách sử dụng từ ngữ mới của Đỗ Hoàng Diệu trong tập truyện ngắn “Bóng đè” - Bùi Thị Thanh Lương: 58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
1. MỞ ĐẦU
Năm 2004-2005, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một
cây bút nữ khá độc đáo. Đó là Đỗ Hoàng Diệu với tập
truyện ngắn Bóng đè. Vừa xuất hiện, tập truyện đã gây
xôn xao giới phê bình văn học. Nhận xét về tác phẩm
này, có người thích, có người chê nhưng tất cả đều phải
công nhận, đó là một hơi thở mới, một diện mạo mới.
Những thông điệp về cuộc sống, về thân phận con
người, về sự đổi mới được Đỗ Hoàng Diệu chuyển đến
người đọc có phần quyết liệt nhưng bao dung, đầy tính
nhân văn. Nghiên cứu tác phẩm, người đọc có những
cảm xúc khác nhau, cùng với đó là những nỗi băn
khoăn. Khi tiếp cận Bóng đè, chúng tôi không bàn nhiều
tới những điểm được hoặc chưa được của tác phẩm mà
khai thác tập truyện dưới cái nhìn của người nghiên cứu
ngôn ngữ: Đó là sự sáng tạo của nhà văn trong việc sử
dụng từ ngữ mới, từ đó bước đầu đưa ra những thông
điệp cuộc sống mà tác phẩm mang lại.
2. NỘI DUNG
2.1. M...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách sử dụng từ ngữ mới của Đỗ Hoàng Diệu trong tập truyện ngắn “Bóng đè” - Bùi Thị Thanh Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
1. MỞ ĐẦU
Năm 2004-2005, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một
cây bút nữ khá độc đáo. Đó là Đỗ Hoàng Diệu với tập
truyện ngắn Bóng đè. Vừa xuất hiện, tập truyện đã gây
xôn xao giới phê bình văn học. Nhận xét về tác phẩm
này, có người thích, có người chê nhưng tất cả đều phải
công nhận, đó là một hơi thở mới, một diện mạo mới.
Những thông điệp về cuộc sống, về thân phận con
người, về sự đổi mới được Đỗ Hoàng Diệu chuyển đến
người đọc có phần quyết liệt nhưng bao dung, đầy tính
nhân văn. Nghiên cứu tác phẩm, người đọc có những
cảm xúc khác nhau, cùng với đó là những nỗi băn
khoăn. Khi tiếp cận Bóng đè, chúng tôi không bàn nhiều
tới những điểm được hoặc chưa được của tác phẩm mà
khai thác tập truyện dưới cái nhìn của người nghiên cứu
ngôn ngữ: Đó là sự sáng tạo của nhà văn trong việc sử
dụng từ ngữ mới, từ đó bước đầu đưa ra những thông
điệp cuộc sống mà tác phẩm mang lại.
2. NỘI DUNG
2.1. Một vài nét về khái niệm từ ngữ mới
Trong xã hội, luôn có những sự vật, hiện tượng, sự
kiện, khái niệm mới xuất hiện. Đồng thời lại có một số
sự vật, hiện tượng, sự kiện, khái niệm dần mất đi hoặc
ít được chú ý hơn. Những biến đổi này được phản
ánh thường xuyên, liên tục vào vốn từ vựng của hệ
thống ngôn ngữ. Bên cạnh những từ ngữ mới, nghĩa
CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ MỚI
CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU
TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
“BÓNG ĐÈ”
BÙI THỊ THANH LƯƠNG
Học viện Khoa học Quân sự
TÓM TẮT
Từ vựng của một ngôn ngữ là tấm gương phản
chiếu sự phát triển của xã hội. Từ khi đất nước
ta bước vào thời kì đổi mới, nhiều khái niệm, sự
vật, hiện tượng, hoạt động, thuộc tính mới xuất
hiện, kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt từ ngữ
mới. Trong việc sáng tạo từ ngữ mới thì đội ngũ
nhà văn đóng vai trò rất quan trọng. Đỗ Hoàng
Diệu là một trong những nhà văn như vậy. Với
tập truyện ngắn Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu đã gửi
gắm vào đó những thông điệp về cuộc sống, sự
ám ảnh về thân phận con người. Trong bài viết này,
chúng tôi không đi sâu tìm hiểu nội dung, giá trị
của tác phẩm mà bước đầu khai thác tập truyện
dưới cái nhìn của người nghiên cứu ngôn ngữ.
Đó là sự sáng tạo của nhà văn trong việc sử dụng
từ ngữ mới, từ đó đưa ra những thông điệp của
cuộc sống mà tác phẩm mang lại. Ngoài phần mở
đầu và phần kết luận, nội dung của bài viết gồm
2 phần. Phần 1, quan điểm của người viết về khái
niệm từ ngữ mới. Đây là cơ sở để tìm và phân tích
từ ngữ mới trên dữ liệu của tập truyện Bóng đè.
Phần 2, một số nhận xét có tính gợi mở về cách
sử dụng từ ngữ mới của tác giả Đỗ Hoàng Diệu.
Từ khóa: Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu, động từ, từ ghép,
từ láy, từ ngữ mới, tính từ, thân phận
59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
mới xuất hiện lại có những từ ngữ, những nét nghĩa
bị thu hẹp dần phạm vi sử dụng hoặc biến mất. Đó
chính là sự phát triển của từ vựng. Thế nào là từ ngữ
mới, nghĩa mới? Khái niệm này có nhiều cách hiểu
và những phạm vi sử dụng khác nhau bởi cảm quan
có tính xã hội về từ ngữ mới của mỗi người không
giống nhau. Bàn về từ ngữ mới, giới Việt ngữ học có
hai quan niệm như sau:
Quan niệm thứ nhất khẳng định, chỉ có những từ ngữ
chưa từng xuất hiện, xét ở một thời điểm nào đó, mới
được coi là từ ngữ mới. Đây là quan niệm cực đoan về
khái niệm này.
Quan niệm thứ hai mềm dẻo hơn cho rằng, từ ngữ
mới được xác định trong một giai đoạn và một phạm
vi tương đối nào đó, tức là có đề cập đến tính tương
đối và tính lịch sử của khái niệm “mới”. Đồng tình với
quan điểm này, chúng tôi cho rằng, những trường
hợp sau đây được coi là từ ngữ mới:
Các đơn vị hoàn toàn mới xuất hiện trong giai đoạn
khảo sát. Ví dụ, nếu lấy mốc từ khi đất nước đổi mới
(1986) đến nay, có thể coi bao tiêu, cơi nới, doanh nhân,
đề đóm, kiểm ngư, nổi cộm, tiếp thị, tín chấp, quan ngại...
là những từ ngữ mới.
Các đơn vị đã từng có mặt trong vốn từ vựng tiếng
Việt nhưng do ít dùng hoặc mang đặc trưng phương
ngữ... nên chưa được đưa vào từ điển, ví dụ: ẩn ức,
bạo liệt, cảm thức, cao thủ, chế tài, chỉnh trang, chối bỏ,
chung cuộc, chung cư,... Trong nhóm các từ kiểu này
có thể bao gồm:
Những trường hợp do quan niệm của người làm từ
điển nên chưa được thu thập vào từ điển hoặc bị
bỏ sót, ví dụ: am tường, bẩn tưởi, biện giải, cao nhã,
chính trường, hiệu ích, hoà đồng, hội sở, hướng thiện,...
Các từ ngữ đã có mặt trong từ điển, nhưng đến nay
có thêm nghĩa mới hoặc nghĩa đã có biến đổi, ví dụ:
vương miện, lên ngôi, chuyển dịch, chuyển đổi...
Các từ ngữ đã có trong vốn từ vựng, được thu thập
vào từ điển, nhưng có những biến đổi về phong cách
và phạm vi sử dụng như: bố cáo, du học, dung dị, đặc
nhiệm, đương nhiệm, sung mãn,...
Có thể nói, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi và phát
triển. Xã hội liên tục tạo ra những từ ngữ mới để
phản ánh những sự vật, hiện tượng mới, những khái
niệm, quan điểm mới. Đồng thời, người bản ngữ tiến
hành đào thải những từ ngữ cũ, nghĩa cũ hay thay
đổi nghĩa của từ về độ sâu, về phạm vi sử dụng, về
sắc thái ý nghĩa, để hoạt động giao tiếp có thể diễn
ra thuận lợi, để ngôn ngữ nói chung và từ vựng nói
riêng hoàn thành chức năng của mình. Những quan
điểm nêu trên về từ ngữ mới là cơ sở để chúng tôi
tiến hành tìm, thu thập và khai thác từ ngữ mới trong
các tác phẩm văn học trong đó có tập truyện “Bóng
đè” của Đỗ Hoàng Diệu.
2.2. Bước đầu nhận xét về cách sử dụng từ ngữ
mới của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu trong tập truyện
ngắn “Bóng đè”
Với 8 truyện ngắn, dưới ngòi bút của nữ văn sỹ, kiểu
loại nhân vật nữ tha thiết sống, đắm đuối yêu, mê mải,
say sưa với những ham muốn tình dục lần lượt hiện lên
trong sự chiêm nghiệm và tưởng tượng của người đọc.
Đó là những người phụ nữ “Tất cả đều còn trẻ, khát
khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính Nhân
vật trung tâm trong phần lớn các truyện ngắn của Đỗ
Hoàng Diệu là những người phụ nữ phải gánh chịu
cả một quá khứ phi phàm, bị đeo đuổi vì một thứ “tội
tổ tông”, họ quá thông minh nhưng lại quá cả tin”
(Dương Phương Vinh, 2007). Để góp phần khắc họa
chân dung của các nhân vật trong tác phẩm, tác giả
đã rất sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, trong đó
có từ ngữ mới. Qua khảo sát, dựa trên những tiêu chí
nêu trên, chúng tôi đã thống kê được 207 đơn vị từ
ngữ mới. Nội dung sau đây sẽ phân tích trên kho dữ
liệu đó.
2.2.1. Tác giả triệt để khai thác giá trị biểu cảm, chi
tiết hoá đối tượng phản ánh của từ thuần Việt
Đọc văn của Đỗ Hoàng Diệu, người đọc cảm nhận
dòng sông ngôn từ cuồn cuộn chảy. Trong dòng sông
ấy, từ ngữ mới thuần Việt chiếm tỷ lệ áp đảo với 88,5%,
một tỷ lệ được coi là cao nhất trong số các nhà văn
đương đại mà chúng tôi thống kê được; từ ngữ mới có
nguồn gốc Hán chiếm số lượng khiêm tốn 11,5%. Đọc
truyện, chúng ta liên tục bắt gặp những từ ngữ mới
có nguồn gốc Việt được tạo ra bởi những sự kết hợp
bất thường giữa các tiếng vốn không thường xuyên
sóng đôi cùng nhau trong kho từ vựng: vung vấp, láng
nhẫy, oại oằn, quỳ mọp, đừng đững, roạc ngắn, oặn ẹo,
rực rào, chớp chảo, hoang đàng,
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
“Mẹ chồng tôi loét quét đôi guốc vào buồng. Âm thanh
roạc ngắn từng cơn” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
Loét quét là từ láy, thuần Việt mô phỏng âm thanh như
tiếng guốc, dép đi lê trên nền cứng. Đây là biến thể âm
thanh phần thanh điệu của loẹt quẹt, nhưng với từ này
thì tiếng động phát ra dường như nhẹ hơn, như rón rén
hơn. Âm thanh như có hồn, chứa đựng tâm trạng của
người tạo ra nó.
“Loang loáng bãi ngô thãng thột im lìm hứng gió sương”
(Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
Trong câu trên, thãng thột diễn tả trạng thái buông
thõng xuống và đu đưa một cách nhẹ nhàng, yếu ớt.
Một cách diễn tả rất độc đáo. Bãi ngô bỗng như tỉnh
giấc chất chứa cảm xúc như con người. Những trường
hợp sau cũng tương tự như vậy.
“Tôi thức dậy bởi giọng nói mỉa mai kéo dài đu đượi chua
đôi môi hóng hớt” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
“Người Thụ thấm đẫm mồ hôi, giọng anh đừng đững”
(Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
Độc giả có cảm giác tác giả “viết thảnh thơi như một
người rong chơi” (Dương Phương Vinh, 2007), từ ngữ cứ
tràn ra, bật ra tự nhiên như cuộc sống vốn vậy. Cơn mưa
từ ngữ mới thuần Việt đã để lại những ấn tượng thật sự
đặc biệt đối với người đọc. Đây là loại từ giàu giá trị
biểu cảm, chi tiết hoá đối tượng phản ánh, gần gũi
những hoạt động giao tiếp hàng ngày của người bản
ngữ. Từ đó có thể thấy, sự khác biệt trong việc sử dụng
từ ngữ mới của các nhà văn khác với các nhà báo. Nhà
báo thường dùng các từ ngữ mang nguồn gốc Hán
Việt. Các nhà văn nói chung và Đỗ Hoàng Diệu nói
riêng có xu hướng sử dụng từ ngữ mới thuần Việt.
2.2.2. Từ láy và từ ghép thuộc từ loại động từ, tính từ
được tác giả sử dụng với tần số cao
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy, về mặt cấu tạo,
từ ghép đẳng lập chiếm tỷ lệ cao nhất (41,6%), tiếp
đó là từ ghép chính phụ (30,8%) và từ láy (24,2%).
Một trong những sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ
mới của Đỗ Hoàng Diệu thể hiện ở việc, chị đã tạo
nên những từ ghép đẳng lập bằng việc ghép những
động từ, tính từ vốn không thường xuyên đi với nhau
để tạo nên những ấn tượng lạ: tràn + lướt = tràn lướt;
quắn + đan = quắn đan; quệt + níu = quệt níu, vờn +
rượt = vờn rượt; căng + rạn= căng rạn Có rất nhiều
ví dụ tương tự mà người đọc có thể tìm thấy trong
bất kì trang nào trong tác phẩm: đượm rát, đừng đững,
bạo liệt, buốt nhức, buốt rát, cằn cộc, oằn oại, cong rợp,
dại cuồng, dứt day, hao gầy, ù mề, ướt nhoẹt, láng mát,
loá rực, lặng vắng, lặng xám, loạn cuồng, xoáy liệt, lãng
nhoẹt, dậy nực, phỉnh gạt, tuôn túa
Việc sử dụng phương thức chuyển nghĩa để tạo nên
những từ ngữ chỉ màu sắc chứa đầy tâm trạng như
màu đêm tối, màu trầm uất, màu thương nhớ, màu hoài
niệm, màu hoang hoải cũng được tác giả thường
xuyên sử dụng. “Chiếc áo cô đang mặc mang màu
hoài niệm” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
Xét về mặt từ loại, tính từ là tiểu loại được nhà văn
ưa dùng cụ thể, tính từ chiếm 60,3%, động từ chiếm
36,2%, từ loại danh từ chiếm tỷ lệ không đáng kể
2,7%. Trong tác phẩm văn chương, giọng điệu và cách
sử dụng từ ngữ góp phần tạo nên phong cách nhà
văn. Với lối viết khi táo tợn, khi khinh bạc, xót xa, Đỗ
Hoàng Diệu đã lột tả tương đối thành công những
giằng xé nội tâm của nhân vật. Ngòi bút của chị chú
trọng đến những cảm giác, xúc cảm. Do vậy những
tính từ, động từ chỉ hoạt động, trạng thái, cảm giác
đớn đau, đắm say, hạnh phúc được tác giả sử dụng
nhiều hơn cả. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều đoạn
có cách hành văn như:
“Những tiếng ho đứt rời, cằn cộc, tiếp tục cay thét, làm
như mẹ chồng tôi muốn biểu lộ ganh ghét với chỗ tôi
đang nằm. Hai bàn tay thả xuống mạnh bạo, riết róng,
hơi thở dập dồn” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
“Dòng suy nghĩ miên man của tôi bị cắt đứt cùng với
sự choàng ập của bóng tối. Thứ ánh sáng mờ mờ, nhờ
nhợ đèn công viên lay lắt một hồi đã lụi. Trống rỗng
tựa một nhánh khô mùa đông, tôi mệt mỏi buông
bỏ thân mình xuống đệm” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
“Mồ hôi tướp ướt, rãi rề xuống mặt phản ẩm rít” (Đỗ
Hoàng Diệu, 2005).
“Một tiếng nhẹ như gió rít trơn lọn, hình như có cái gì
đó láng nhẫy bay qua” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
Người đọc cảm nhận các chi tiết chồng chất, ngồn ngộn
những trạng thái, hành động đan cài vào nhau khiến
cho tốc độ câu chuyện được đẩy nhanh, rất tương thích
với đời sống hiện đại. Sắc thái giọng kể trong Bóng đè
61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
khá đa dạng, ngôn từ có đoạn được trau chuốt công
phu, có đoạn lại trễ nải như mệt mỏi, như phải gắng sức
để viết. Nhiều từ ngữ mới được tạo ra giúp cho những
áng văn giàu nhạc tính, chứa đựng cảm xúc mãnh liệt
có phần bạo liệt.
Từ láy liên tục được sử dụng. Tác giả ngẫu hứng tạo ra
nhằm chuyển tải chân thực nhất cảm xúc cũng như
cảm giác mạnh, cực mạnh của nhân vật. Đặc biệt, trong
những đoạn tả cảnh bóng đè, tác giả đã làm được
một việc ít nhà văn làm được. Đó là sự pha trộn nhuần
nhuyễn giữa bạo lực và sex trong không gian đầy ma
mị, liêu trai. Một loạt các tính từ, động từ được thể hiện
dưới dạng láy đôi đã góp phần diễn tả sự chao đảo của
cảm giác nhân vật, giữa thực và hư, giữa ảo rợn và nhục
cảm, giữa đau đớn và khoái lạc: hanh háo, hứng háo,
khắn khít, khét khô, rịn rạn, rượi rười, nhào nhõe, đúa
đen, rà rẫm, xoa xuê, chờm hỡm, loen nhoen, lắng xắng,
khập khọe, nghê ngáo
Là một nhà văn, trong sáng tác của mình, luôn đề cao
bản ngã, do vậy, phần lớn những gì tuôn chảy dưới
ngòi bút của Đỗ Hoàng Diệu là những từ ngữ miêu tả
cảm giác thiên về bản năng, một bản năng mãnh liệt
của các nhân vật nữ. Họ là những người luôn bị ám ảnh
bởi ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai.
Họ luôn bị giằng xé giữa những góc khuất, bản năng
dục tính với những mối quan hệ hôn nhân, gia đình, xã
hội phức tạp. Họ vừa muốn đè nén lại vừa muốn căng
ra, vỡ ra để đón lấy cuộc sống, tận hưởng cuộc sống:
“Tôi khám phá ra những chiếc bóng trên tường không
đơn thuần là những chiếc bóng. Chúng cũng sống
động như thân thể tôi khát thèm vực thẳm. Chúng
vờn rượt trên da thịt non tơ hứng háo của tôi” (Đỗ
Hoàng Diệu, 2005).
“Thức giấc, tôi thấy mình khát cháy cổ họng. Làn
môi khét khô, căng rạn và mồ hôi lấm tấm trên trán,
tôi nghĩ mình bị sốt. Người tôi ơn ớn. Mặt phản ẩm
rít...”(Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
“Chỉ là linh hồn, một cuộc sống mới chỉ có linh hồn.
Thể xác anh trả về cho vụng dại từ giọt máu thai nhi
bên bức tường cao Tu viện dòng Mến Thánh giá, trả
về cho những người con gái từng chia thịt sẻ da, môi
mắt với anh.”
“Đồng loã cùng cơ thể mát thơm, uốn dẻo và trái
tim hỗn mang của tôi là mầu đêm tối. Tràn lướt trong
mênh mông, tôi phiêu du thân thể, phiêu du đêm
đặc, phiêu du tâm linh. Tôi thấy mình lặn lội vào rừng
thẳm, nơi những cây trò cao vút phế hoang cổ tích,
nơi dây đeo chằng chịt quắn đan. Tôi thấy mình bì
bõm giữa đầm lầy, bùn sánh đặc quệt níu làn da hực
hội cơn khát dưới bầu trời xám cứng như màu trầm
uất” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
Xuất phát từ sự đồng cảm, xót thương cho thân phận
người phụ nữ, các cây bút truyện ngắn nữ nói chung
và Đỗ Hoàng Diệu nói riêng thường đề cập đến người
phụ nữ với tiếng nói tâm hồn người trong cuộc.
Những người phụ nữ trong tập truyện này đều rất trẻ,
nữ tính với những nét đẹp rất riêng nhưng họ đều có
một điểm chung, đó là sự cô đơn. Cô đơn ngay trong
ngày ra đời, ngay trong ngôi nhà của mình.
“Tôi được sinh ra ngay trên bậc thềm của một ngày
tháng hai giá lạnh. Để rồi sau này, tôi làm mẹ đau
đớn trong tim với nhiều cơn choáng ngất” (Đỗ Hoàng
Diệu, 2005).
“Bên ngoài, gió đã ngừng, tôi chẳng còn trông thấy
vực thẳm mặt hồ sau cửa kính. Tất cả đã biến mất
trong sự đe doạ của ánh sáng loá rực mà Công vừa
khơi nhóm” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
Bên cạnh việc khắc họa thân phận người phụ nữ, màu
sắc hiện thực của cuộc sống, thậm chí hiện thực đến
trần trụi được thể hiện khá rõ trong các tác phẩm của
ngòi bút sắc sảo này. Khi diễn tả sự đau đớn của người
đàn ông bị bệnh hủi, người đọc cảm thấy nhà văn đã
đau cái đau của nhân vật, đã cảm cái cảm của nhân vật.
Từ ngữ mới có sức biểu cảm mạnh, xuất hiện với tần
số rất cao: “Người đàn ông hiện ra rõ ràng hình dáng.
Hai cườm tay lui khui, ngúc ngoắc bấu xé, vằng đập
thân thể cường tráng nhưng tan hoang nhiều chỗ lở
nham nhở. Một cườm tay hơ hoác, một cườm tay chỉ
còn hai ngón tay đeo lúc loác đang quờ quạng cấu xé
man dại. Cường độ tiếng hét lên cao mãi, tôi có cảm
giác nó xuyên qua, vọng thấu cánh rừng nguyên sơ,
về nơi đâu đó xa lắm. Về nơi tạo hoá, Thượng đế đã tạo
ra con người và cũng nặn tặng con người nỗi khổ đau.
Tiếng hét thấu đến tận cùng” (Đỗ Hoàng Diệu, 2005).
Ở ngữ cảnh trên, bằng việc sử dụng hàng loạt từ láy
mới: lui khui (là biến thể của lui cui: mải mê, cắm cúi
vào việc đang làm không để ý đến xung quanh), lúc
loác (đưa qua, đưa lại liên tiếp), hơ hoác và những từ
láy đã có: rõ ràng, ngúc ngoắc, nham nhở, quờ quạng,
62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
những vết thương với sự trầy xướt, với sự quằn quại
vì đau đớn hiện lên rõ nét trước sự đồng cảm của độc
giả. Nhờ nó, người đọc còn thấu hiểu được sự sẻ chia,
tình cảm nhân ái đầy nữ tính của cây bút trẻ.
3. KẾT LUẬN
Tuy còn có những quan điểm trái chiều nhưng nhìn
chung, tập truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu
là tập truyện hay, mang nhiều thông điệp văn hóa có
ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công trong việc sáng tạo
và sử dụng từ ngữ mới, đó là: mảng từ thuần Việt được
nhà văn triệt để khai thác, sử dụng; số lượng từ ghép
chính phụ, từ ghép đẳng lập và từ láy được sử dụng
tương đối đồng đều; tính từ là từ loại được sử dụng
nhiều nhất, danh từ được sử dụng ít nhất. Chính cách
sáng tạo và sử dụng từ ngữ mới của nhà văn đã góp
phần tạo nên thành công của tập truyện, góp phần
làm dày thêm vốn từ vựng của tiếng Việt hiện đại./.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Hoàng Diệu (2005), Bóng đè, NXB Đà Nẵng.
2. Bùi Thị Thanh Lương (2006), Từ ngữ mới xuất hiện
trong tiếng Việt giai đoạn từ 1986-2005, Luận án Tiến
sĩ, Hà Nội.
3. Dương Phương Vinh (2007), Đỗ Hoàng Diệu và
“Bóng đè” trong ngày giông bão, NXB Hà Nội.
THE USE OF NEW VOCABULARY BY DO HOANG DIEU IN HER SHORT STORY SERIES “INCUBUS”
BUI THI THANH LUONG
Abstract: The vocabulary of a language is a mirrow reflecting the development of the society. Since our
country started to innovate, many concepts, things, phenomena, activities and attributes have appeared,
resulting in the appearance of numerous new words and phares. In creating the new vocabulary, the writers
play a very important role. Do Hoang Dieu is such an author. In her short story series “Incubus”, Do Hoang
Dieu expressed the message of life and the obssession of human condition. In this article, we will not go into
details about the content and value of the words but initally exploit it with the view of language researchers.
That is the writer’s creativeness in using new vocabulary, and from which she showed the messages of life
that the work brings about. Besides the introduction, the content of the work consists of 2 parts. The fisrt
part expresses the author’s view of point about the term “new vocabulary”, which is the basis in order to find
and analyse new words and phares used by Do Hoang Dieu. In the second part, thers are some suggestive
remarks about Do Hoang Dieu’s use of new vocabulary.
Keywords: Incubus, Do Hoang Dieu, verbs, compound words, repeated words, new vocabulary, adjectives,
condition
Ngày nhận: 15/9/2016
Ngày phản biện: 15/9/2016
Ngày duyệt đăng: 20/9/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18_7326_2137203.pdf