Tài liệu Cách sử dụng ngôn từ phù hợp trong văn hóa Thái Lan: 69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sự là một trong những phương châm hội
thoại cần được đảm bảo trong mọi cuộc giao tiếp.
Nó luôn phản ánh thói quen nếp sống văn minh
của cả một cộng đồng. Có thể nói lịch sự trong
giao tiếp là một nghệ thuật, bởi nó chính là sự đạt
được mục đích giao tiếp mà mỗi người mong muốn
đồng thời tạo ra cho đối tượng giao tiếp trạng thái
hứng khởi, hào hứng và cảm thấy được tôn trọng,
chào đón. Tuy nhiên, mỗi quốc gia dân tộc người
dân lại có những quan điểm, cái nhìn và cách đánh
giá khác nhau về lịch sự. Ở Thái Lan, một đất nước
sùng đạo Phật nên chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đạo
Phật và Phật giáo là linh hồn của dân tộc, ăn sâu
vào tiềm thức và tư tưởng văn hóa, tính cách con
người xứ chùa Vàng. Giống như người Việt Nam,
người Thái Lan có tấm lòng nhân ái, có lòng từ bi
ĐÀO THỊ THƯ*, NGUYỄN THỊ KIM LIÊN**
*Học viện Khoa học Quân sự, kimkieuthu@gmail.com
**Học viện Khoa học Quâ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách sử dụng ngôn từ phù hợp trong văn hóa Thái Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sự là một trong những phương châm hội
thoại cần được đảm bảo trong mọi cuộc giao tiếp.
Nó luôn phản ánh thói quen nếp sống văn minh
của cả một cộng đồng. Có thể nói lịch sự trong
giao tiếp là một nghệ thuật, bởi nó chính là sự đạt
được mục đích giao tiếp mà mỗi người mong muốn
đồng thời tạo ra cho đối tượng giao tiếp trạng thái
hứng khởi, hào hứng và cảm thấy được tôn trọng,
chào đón. Tuy nhiên, mỗi quốc gia dân tộc người
dân lại có những quan điểm, cái nhìn và cách đánh
giá khác nhau về lịch sự. Ở Thái Lan, một đất nước
sùng đạo Phật nên chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đạo
Phật và Phật giáo là linh hồn của dân tộc, ăn sâu
vào tiềm thức và tư tưởng văn hóa, tính cách con
người xứ chùa Vàng. Giống như người Việt Nam,
người Thái Lan có tấm lòng nhân ái, có lòng từ bi
ĐÀO THỊ THƯ*, NGUYỄN THỊ KIM LIÊN**
*Học viện Khoa học Quân sự, kimkieuthu@gmail.com
**Học viện Khoa học Quân sự, liquani277@gmail.com
Ngày nhận bài: 17/8/2018; ngày sửa chữa: 19/9/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018
CÁCH SỬ DỤNG NGÔN TỪ PHÙ HỢP
TRONG VĂN HÓA THÁI LAN
rộng lượng thân thiện mang tính cộng đồng cao và
kính trọng truyền thống dân tộc. Điều này thể hiện
rõ nét hơn trong việc sử dụng hành vi ngôn ngữ và
hành vi phi ngôn ngữ. Nhìn từ góc độ Phật giáo,
đặt nền móng cho giáo dục từ khi chúng ta còn
nhỏ, đó là sự hiếu thảo và kính trọng lễ phép với
người lớn. Ngoài các hành động bằng động tác thể
hiện sự lễ phép, lịch sự thì việc lựa chọn sử dụng
ngôn văn trong việc trao đổi hoặc truyền thông tin
cả văn nói và văn viết đúng hoàn cảnh môi trường,
phù hợp với đối tượng, với nhân vật là điều quan
trọng và được gọi là cấp độ ngôn ngữ. Cấp độ ngôn
ngữ đã xuất hiện trong văn hóa Thái Lan từ xa xưa,
nếu xem xét một cách cụ thể chi tiết và xếp vào hệ
thống làm khuôn mẫu thì thấy rằng, ngoài ngôn
ngữ chuẩn mực còn có ngôn ngữ được sử dụng cho
từng môi trường, hoàn cảnh và đối tượng, ví dụ
TÓM TẮT
Tính lịch sự là thành quả của quá trình giáo dục và tự rèn luyện bản thân của mỗi cá nhân, luôn
được phản ánh thông qua văn hóa - hành vi ứng xử của một cộng đồng dân. Do đó, việc cân nhắc
lựa chọn từ ngữ phù hợp khi giao tiếp có ảnh hưởng và có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm
đạt được mục đích nói, đồng thời thể hiện bản sắc, đặc trưng văn hóa khi sử dụng ngôn ngữ Thái
Lan. Qua bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến cách sử dụng ngôn từ một cách lịch sự, phù hợp
với văn hóa Thái Lan, từ đó giúp người đọc có thêm hiểu biết về văn hóa ở góc nhìn ngôn ngữ của
đất nước chùa Vàng xinh đẹp này.
Từ khóa: hành vi ứng xử, sử dụng ngôn từ, văn hóa, Thái Lan
70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
như người Thái Lan có ngôn ngữ dành cho hoàng
gia, ngôn ngữ dành cho công chức và ngôn ngữ
dành cho dân thường nói chung. Việc xây dựng
ngôn ngữ trong suy nghĩ không chỉ có mục đích
đạt được mục tiêu là truyền thông tin giữa người
gửi và người nhận mà còn là quá trình lựa chọn khi
sử dụng ngôn ngữ hợp lý với đối tượng, hoàn cảnh
môi trường và thời gian. Từ lóng, từ cấm kị và từ
trung tính là những minh chứng rõ ràng khẳng định
cách suy nghĩ của người Thái Lan, đó là không nên
nói từ nào và từ nào nên chọn để sử dụng trong
mục đích truyền đạt thông tin nhằm thể hiện sự
lịch sự và làm cho người nghe cảm thấy hài lòng,
dễ chịu, bị thuyết phục mà vẫn đảm bảo được nội
dung cần đạt. Như vậy, phát ngôn lịch sự không
chỉ là lưu ý riêng đối với tầng lớp tri thức mà là
toàn dân tránh khỏi những hiểu nhầm và xây dựng
một hình ảnh đất nước Thái Lan mang đậm dấu ấn
văn minh văn hóa trong khu vực và thế giới. Trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến
cách sử dụng từ cấm kị, từ lóng, từ nói lái, ngôn
từ thể hiện phép lịch sự phù hợp với văn phong và
văn hóa của người dân đất nước Thái Lan.
2. CÁCH SỬ DỤNG NGÔN TỪ PHÙ HỢP
VỚI VĂN HÓA THÁI LAN
2.1. Tránh sử dụng các từ cấm kị
Theo cuốn “Ngữ pháp tiếng Thái Lan” của
Kăm-shay thoong-lò (กำ�ชัย ทองหล่อ, 2002, tr.102)
và “Ngôn ngữ văn hóa Thái Lan” của Prạ-ka-xỉ
Xịt-ăm-phay (ประก�ศรี สิทอำ�ไพ, 2007, tr.41): Từ
cấm kị (คำ�ต้องห้�ม) là từ không nên hoặc tránh sử
dụng trong giao tiếp. Từ “cấm” có nghĩa là cấm
sử dụng các từ mà gây ra cảm giác bất an cho mọi
người. Ví dụ: người nào sợ ma thì không được
nhắc tới ma vào ban đêm. Cấm vì e sợ hoặc từ đó
liên quan đến bề trên, chẳng hạn cấm nhắc các từ
liên quan đến hoàng gia (พระเจ้�), danh từ hoàng
gia (น�มของพระเจ้�), danh xưng nhà vua (น�มขอ
งกษักริย์). Ngoài ra từ cấm còn ảnh hưởng đến
sự trong sáng của ngôn ngữ chuẩn. Các từ cấm
thường được chia thành ba loại đó là: các từ nói
miệt thị, các từ nói lái và các từ nói tắt.
Kăm-shay thoong-lò (2002, tr.107) và Prạ-
ka-xỉ Xịt-ăm-phay (2007, tr.43) cũng đưa ra các
dẫn chứng của nhiều học giả để chỉ rõ: Từ miệt
thị (từ không lịch sự) có nghĩa là thiếu sự tinh tế
về cái đẹp, người nghe cảm thấy bị xúc phạm, coi
thường, do vậy, không nên dùng từ thuộc loại này
để nói chuyện. Từ miệt thị cũng không phải là từ
bắt buộc bị cấm trong ngôn ngữ nói, nhưng khi
sử dụng phải hết sức lưu ý đến cảnh huống, đặc
biệt là trong văn viết. Một số ví dụ sau nên tránh
sử dụng như: danh từ gọi các bộ phận cơ thể nam
nữ (เรียกอวัยวะเพศช�ยหญิง), thán từ (คำ�อุท�น) เฮ้ย,
เหี้ย, สัตว์, แม่หลุด (ê, kỳ nhông, súc vật), từ độc (คำ�
สบก) như แม่ง (ruồng rẫy), từ đặt cuối câu ว่ะ, โว้ย
(hả, bớ; ới), đại từ nhân xưng กู มึง (mày, tao).
Cũng theo tác giả trên, từ nói tắt là từ lược bớt
từ ngôn ngữ chuẩn, là một bộ phận của từ vựng
hợp thành bởi cách trích chọn hoặc thay thế những
ký tự đặc trưng trong cụm từ đã cho để ghép thành
cụm các ký tự mới, đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng: Tạo ra cụm từ mới có ấn tượng, gây chú ý, dễ
đọc, dễ viết; rút gọn số lượng ký tự, tạo điều kiện
thuận lợi hơn trong viết và nói; tiết kiệm thời gian
công sức, vật liệu lưu trữ. Từ nói tắt có thể chỉ sử
dụng riêng trong ngôn ngữ nói không chính thức,
nhưng theo nguyên tắc thì không nên sử dụng. Đối
với người Thái Lan, họ không thích nói tắt vì làm
cho ngôn ngữ bị tối nghĩa thậm chí là sai lệch về
nghĩa. Ví dụ như: กิโลกรัม, กิโลเมตร (ki-lô-gam; ki-
lô-mét) nói tắt thành โล; từ มห�วิทยลัย (đại học)
nói tắt thành มห�ลัย; từ วิทยลัย (cao đẳng) nói tắt
thành วิไล, วิทไล; ผลผลิด (sản phẩm) nói tắt thành
ผลผิด; พิจ�รณ� (miêu tả) nói tắt thành พิน�, พิจน�;
อนุส�วริย์ (tượng đài) nói tắt thành เส�ร.ี..
Về cách nói lái, và từ được tạo ra theo cách
này thường có đặc điểm đặc biệt trong ngôn ngữ
Thái Lan vì từ vựng tiếng Thái Lan khi nói lái sẽ
tạo ra cả nghĩa thô tục và không thô tục. Ví dụ sau
đây có một số từ khi nói lái mà không tục hoặc
nghĩa không trực tiếp thô tục như: từ พบกัน, พบปะ
(gặp gỡ) nói lái thành พันกบ, พะปบ; từ นักร้อง (ca
sĩ) nói lái thành น้องรัก; từ ส�วน้อย (bé gái) nói lái
thành สอยน้�ว; từ หม�ต�ย (chó chết) nói lái thành
หม�ยต�; từ กล้วยไม้ (cây chuối) nói lái thành ไกล้ม้วย;
71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
từ ปัญห� (vấn đề) nói lái thành ป�หัญ; từ ร�งวัล
(giải thưởng) nói lái thành รัลว�ง; từ สีแดง (màu
đỏ) nói lái thành แสงดี; từ ดำ�เนิน (tiến hành) nói lái
thành เดินนำ�; từ ร้องไห้ (kêu khóc) nói lái thành ไร้
ห้อง; từ น�ยร้อย (cấp úy) nói lái thành น้อยร�ย; từ
สอยด�ว (vểnh mặt) nói lái thành ส�วดอย...
Trong đó, các từ khi nói lái có nghĩa nửa thanh
nửa tục thì cũng nên tránh. Người Thái Lan thường
hay để ý tới điểm này nên khi giao tiếp chúng ta
cần thận trọng và lựa chọn từ thay thế cho phù hợp
với ngữ cảnh. Ví dụ: từ เจ็ดอย่�ง (bảy món), ở đây
ta thấy rằng, เจ็ด (bảy) อย่�ง (điều, loại, món), khi
nói lái từ này thành จ่ย�งเย็ด nghĩa ám chỉ quan hệ
nam nữ không được lịch sự, nên sử dụng thay từ
เจ็ดสี่ง, เจ็ดส่วน, เจ็ดประก�ร; tương tự từ หัวปลี (bắp
chuối, hoa chuối) nên thay từ ปลีกล้วย (hoa chuối);
từ คนสวย (người đẹp) nên thay สวย thành ง�ม kết
hợp thành từ คนง�ม (người đẹp); từ จุดเลี้ยว (điểm
rẽ) nên thay từ ที่ให้เลี้ยว (chỗ được rẽ); từ เห็นควร
ด้วย (nhìn được) nên thay từ เห็นสมควร, เห็นควร,
เหม�ะสมควร, เหม�ะแล้ว (thấy phù hợp, hợp lý, thích
hợp); từ คนป่วย (bệnh nhân) nên thay từ ผู้ป่วย, คน
เจ็บ (bệnh nhân); từ สี่หน (bốn đường) nên thay từ
สี่ครั้ง, สี่ควร (bốn lần, bốn dịp); từ ลมตึง (gió rầm
rầm) nên thay từ ลมแรง (gió mạnh); từ ขนมต�ล
บูด (bánh ngọt bị thiu) nên thay từ ขนมต�ลเสยแล้ว
(bánh ngọt bị hỏng rồi); từ ต�กแดด (phơi nắng)
nên thay từ ผึ่งแดด (dựa nắng); từ ฤๅษีแปดคน (tám
ẩn sĩ) thay คน thành รูป chúng ta có ฤๅษีแปดรูป...
Đối với một số từ khi nói lái mang sắc thái
khinh miệt, hoặc các từ phát sinh sau cách nói lái
mang nghĩa nửa tục nửa thanh thì cũng tránh dùng
trong mục đích trình bày, thông báo như: สีทอง
(màu vàng); ลำ�คลอง (kênh mương), ลองขับ (thử
lái), ไหหลำ� (hải nam), เห็นหมี (thấy gấu), พบหอย
กับหมี (gặp nghêu, sò, ốc, hến và gấu), หอกส�มสี
(giáo ba màu), คนไม่สวย (người không đẹp), ผีจับ
หัว (ma bắt đầu)...
2.2. Hạn chế dùng từ lóng
Kăm-shay thoong-lò (2002, tr.101, 116) và
Prạ-ka-xỉ Xịt-ăm-phay (2007, tr.48) đã tổng hợp
đưa ra định nghĩa: Từ lóng (ศัพท์แสลง) là một hình
thức phương ngữ xã hội, những từ mà lớp người
sáng tạo ra muốn thông qua đó, biến nó trở thành
phương tiện để biểu thị cái riêng của tập thể mình
trong giao tiếp hàng ngày nhưng chúng lại không
phải ngôn ngữ được công nhận chính thức. Theo
tác giả Chăm -nông Thoong-pra-xợt (จำ�นงค์ ทอง
ประเสริฐ, ๒๕๔๕, ๕๖): “Từ lóng xuất hiện ở mọi
ngôn ngữ và trong mọi thời đại”. Tại Thái Lan,
từ lóng bắt đầu có mặt từ thời vua Rama V, còn
gọi là Chulalongkorn Đại đế (พระบ�ทสมเด็จพระ
จุลจอมเกล้�เจ้�อยู่หัว) triều đại thứ 5. Loại từ này
bắt nguồn từ tiếng Anh (slang) và bắt đầu được nói
đến nhiều, nhất là dân văn phòng hay cách điệu
hoặc biến dạng từ (ศัพท์แผลง). Theo cuốn sách
วัฌนธรรมท�งภ�ษ� (văn hóa ngôn ngữ) của tác giả
Xịt-ăm-phay (ประก�ศรี สีทอำ�ไพ) (๒๕๕๐, ๖๗) cho
rằng thời đại đó từ lóng là thường dùng khi trêu
đùa nên rất nhiều từ còn tồn tại nhưng nghĩa đã
được biến hóa hoàn toàn, nghĩa của từ lóng mang
tính đồng đại tức chỉ có giá trị tại một thời điểm
lịch sử nhất định. Ví dụ: từ เก ๋ được bắt nguồn
từ tiếng Anh (gay) lúc đầu có nghĩa là โอ่โถง (uy
nghi). Lịch sử để lại một câu chuyện kể rằng vào
triều đại thứ 5, nhà vua Ấn Độ sang thăm nhà vua
Thái Lan, những người tháp tùng vua mặc theo
trang phục nước Pháp, có một người thắt cà vạt.
Có người biết chút tiếng Anh nhìn thấy thế nói là
gay, còn những người không biết tiếng Anh lấy từ
gay biến âm thành từ เก,๋ những người biết tiếng
Anh nhận thấy điều này rất tế nhị nên cũng nói
theo เก๋ và từ เก๋ thành từ nói đùa và trở thành từ
lóng của triều đại đó.
Các ví dụ trên cho thấy rằng, từ lóng và nghĩa
của nó phụ thuộc và bị chi phối bởi hoàn cảnh và
thời gian hoặc thời đại, do đặc điểm phạm vi sử
dụng chỉ đối với một khu vực, đối tượng giới hạn
nên khi một từ được phổ biến thì có thể sẽ nhanh
chóng bị loại bỏ hoặc thay thế bằng một từ lóng
khác. Tuy nhiên, nếu từ lóng do một cá nhân sáng
tạo được xã hội chấp nhận và được mọi người ưa
chuộng sử dụng rộng rãi thì từ lóng đó có thể là từ
mới trong ngôn ngữ không bị đào thải theo thời
gian như từ เก ๋nói ở trên.
72 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
Theo tác giả Thoong-pra-xợt (จำ�นงค์ ทอง
ประเสริฐ, 2006), hiện nay chúng ta đã có đủ cơ sở
để định nghĩa từ lóng một cách rõ ràng và hòa
vào văn hóa ngôn ngữ thời hiện đại. Từ lóng là
ngôn ngữ nói mà được sử dụng nhiều trong giới
trẻ. Bước sang một thời kỳ khác, những biến động
trong ngôn ngữ là hệ quả của sự thay đổi đặc điểm
tình hình văn hóa xã hội. Giao tiếp xã hội ngày một
phát triển cởi mở, các rào cản cũ dần bị phá bỏ,
việc giới trẻ thêm vào vốn từ của mình trở nên sinh
động là hợp lí thuận theo sự phát triển của ngôn
ngữ. Ngoại trừ những từ thô tục, cũng thấy rằng
việc sáng tạo từ mới bằng cách kết hợp từ khiến
cho giao tiếp của giới trẻ sinh động hơn nhiều.
Ví dụ: Từ จ๊�บ (nổi bật) ý nói thay cho từ สดใส
ทันสมัย แบบวัยรุ่น (hiện đại, trong sáng); từ แจ๋ว
(trong trẻo), ý nói thay từ ยอดเยี่ยม, สุดยอด đỉnh
cao, giỏi; tuyệt vời); từ ปิ๊ง (thích) ý nói thay từ
ถูกต�ต้องใจ, ชอบพอรักใคร่ (vừa mắt, ấn tượng); từ
แห้ว (củ nấm) ý nói thay từ ผิดหวัง, ไม่สมหวัง (thất
vọng, xịt, tịt ngòi); từ กิ๊ก (lách cách) ý nói thay từ
ไม่ใช่เพื่อน ไม่ใช่แฟน (bồ không phải bạn); từ เนี้ยบ
(gọn) ý nói thay từ เรียบร้อย เป็นระเบียบ (ngăn nắp;
gọn gàng); từ เจ๋ง (hết ý) ý nói thay từ ยอดเยี่ยม,
เก่ง, ดี ล้ำ�เศ (xuất sắc; hoàn hảo); từ โหลยโท่ย (tệ) ý
nói thay từ แย่, ไม่ได้เรื่อง, ไม่เข้�ท่� (vô tích sự); từ
ขำ� ขำ� (khôi hài) ý nói thay từ ง่�ยๆ สบ�ยๆ (dễ dãi;
thoải mái); từ เหี้ย (kỳ nhông) ý nói thay từ หน้�ต�
แย่ หน้�ต�ไม่ดี (mặt mũi tệ; mặt mũi không đẹp,
xấu); từ อ�ร�มบอย có nguồn gốc tiếng Pali (chùa)
ý nói thay từ เด็กวัด (trẻ sống trong chùa); từ สุดตีน
(chân dài miên man) ý nói thay từ สุดยอด (tuyệt vời).
Từ lóng dùng riêng trong hoàn cảnh nào đó,
không phải ngôn từ lịch sự, vì thế ta nên tránh nói
các từ lóng vì nó sẽ làm mất đi sự trong sáng của
ngôn ngữ. Đối với một số từ lóng đã được công
nhận và bổ sung vào từ điển thì vẫn được sử dụng
và có giá trị lịch đại, nó không mất đi theo thời
gian như từ เก๋ đã được đề cập đến.
2.3. Cách sử dụng từ thể hiện sự lịch sự
Phép lịch sự, giống như đạo đức, nó tồn tại và
có những đổi thay trong cách nhìn nhận, đánh giá
trong xã hội, do đó chúng ta luôn phải cập nhật
và nhìn nhận một cách nghiêm túc, khách quan.
Người ta phân biệt hai mặt của phép lịch sự :
“Bằng hành động” tức cử chỉ hành vi, lời nói tạo
nên hưng phấn trong xã hội và “Bằng tâm hồn”
tức nó tạo hệ quả ở mọi hành động hướng tới lẽ
thiện, tạo ra thiện cảm một biểu lộ sự “biết điều”,
biết hòa nhập với đối tượng giao tiếp và cùng nhau
tạo ra một môi tường xã hội văn minh hiện đại.
Đó là phẩm chất đạo đức cần thiết yêu cầu người
được giáo dục phải rèn luyện. Người Thái Lan hay
nói đến từ trung tính (คำ�รื่นหู) là những từ thể hiện
sự lịch sự thường được sử dụng trong mục đích
thông tin. Tính lịch sự trong ngôn từ người Thái
Lan sử dụng thể hiện rất rõ ở mọi môi trường hoàn
cảnh, người nghe thấy dễ chịu, hài lòng bất kể là
văn nói hay văn viết, vừa nhằm tôn trọng người
đang thông tin lại vừa tôn trọng người được nhắc
tới. Ví dụ trong câu thông báo: วันนี้ท่�นอ�จ�รย์สุภร
ป่วย ท่�นจึงไม่ไปโรงเรียน (Hôm nay thầy Sụ Phon bị
bệnh nên thầy không đến trường dạy lớp chúng ta
được), từ ท่�น (ngài) trong câu này là đại từ nhân
xưng ngôi thứ ba đứng trước từ อ�จ�รย์ (thầy), ngụ
ý ca ngợi kính trọng người thầy Sụ Phon đầy tinh
thần trách nhiệm đối với trò và hết lòng truyền tải
kiến thức cho các thế hệ. Ngoài ra từ คุณ (bác,
chú, anh, bạn) là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai,
một số mối quan hệ thì thêm trước danh từ để thể
hiện phép lịch sự như คุณพ่อ คุณแม่ (bố, mẹ). Ví
dụ trong câu: คุณพ่อ คุณแม่ของฉันล้วนเป็นอ�จ�รย์
ในมห�วิทยลัย (Bố mẹ tôi đều là giảng viên trong
trường đại học), từ คุณ thể hiện thái độ tôn trọng
với công ơn người cha, người mẹ.
Ngoài việc thêm từ ở đầu câu thì chúng ta cũng
có thể thêm từ ở cuối câu như คะ ครับ จ๊ะ biểu lộ
sắc thái lịch thiệp thân thiện, thường dùng trong
câu hỏi và câu trả lời, bất kể là đồng ý hay từ chối.
Không giống như tiếng Việt, khi người ít tuổi nói
với người lớn thường có từ “ạ” thể hiện lễ phép, tôn
trọng người lớn tuổi hơn, nhưng trong tiếng Thái
Lan các từ คะ ครับ จ๊ะ dành cho tất cả các lứa tuổi.
Ví dụ:
คุณรับประท�นอ�ห�รเยืนหรึอยัง
73KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
คุณรับประท�นอ�ห�รเย็นหรึอยังคะ/ครับ
(Bạn đã ăn bữa tối chưa?)
อ�ทิตย์นี้ ครอบครัวของผมไปเยี่ยมคุณลุงสุนภร
อ�ทิตย์นี้ ครอบครัวของผมไปเยี่ยมคุณลุงสุนภรจ๊ะ
(Chủ nhật này gia đình tôi đi thăm bác Sụ Phon)
ผมรักเธอ ลินด�
ผมรักเธอ ลินด�ครับ
(Tôi yêu em Lin-đa)
Qua cách thêm từ trước và sau câu ở các ví dụ
trên, chúng ta có thể thấy ngôn từ sinh động và dễ
nghe hơn nhiều. Khi giao tiếp, cuối câu luôn kèm
theo từ คะ ครับ จ๊ะ thể hiện phép lịch sự, câu văn
thêm trau chuốt, uyển chuyển, bay bổng hơn.
Một số từ trong ngôn ngữ Thái Lan cũng có
thể sử dụng từ khác để thay thế mà không thay
đổi nghĩa nhưng làm cho người nghe có cảm giác
rất dễ chịu. Giống như tiếng Việt khi nói: Dạo này
trông chị béo quá. Đối với phụ nữ Việt Nam, đa
phần khi nghe ai nói mình béo là có cảm giác lo
lắng, bất an vì ảnh hưởng đến nét đẹp thanh thoát
gợi cảm của hình thể. Do đó, ta có thể thay từ béo
thành mũm mĩm như: dạo này trông chị mũm mĩm
hơn, chúng ta được ngôn từ thanh tao và êm dịu
hơn, khiến người nghe mỉm cười hài lòng không
bị chê bai về thân hình vượt giới hạn.
Ví dụ: từ ผอม (gầy) sử dụng từ thay thế ซูบ
(còm; ốm); บอมบ�ง (mỏng); หุ่นน�งแบบ (dáng
người mẫu); từ โกหก (dối trá) sử dụng từ thay
thế เล่�นิท�น (kể chuyện truyền thuyết); นักปั้น
เรื่อง (người dựng chuyện); từ คนชร�, คนเก่ (người
già) sử dụng từ thay thế ผู้สูงอ�ยุ (người cao tuổi);
ผู้อ�วุโส (bậc lão thành); ผู้ที่อ�บน้ำ�ร้อนม�กก่อน
(người đã đến lúc tắm nước nóng trước), từ ขี้เกียจ
(keo kiệt, kiệt xỉ) sử dụng từ thay thế ขยับน้อย
(tương đối ít); từ โง่ (ngu xuẩn) sử dụng từ thay
thế ฉล�ดน้อย (kém/ít thông minh); từ คนขี้เหนีวย
(người bủn xỉn) sử dụng từ thay thế ไม่ชอบจ่�ยเงิน
(không thích trả tiền); từ เกลียด (ghét) sử dụng từ
thay thế ไม่ชอบ (không thích)...
Nhiều tình huống chỉ cần thêm từ hoặc bớt từ
sẽ giúp cho bầu không khí cuộc hội thoại, trao đổi
trở nên cởi mở thân thiện hơn rất nhiều. Ví dụ câu
คุณซื้ออะไรคะ/ครับ (Chị mua gì ạ) thêm อีก thành
câu คุณซื้ออะไรอีกคะ/ครับ; tương tự câu รับอะไรดีคะ
(lấy thêm gì nữa) thêm เพิ่ม thành câu nghe hay
hơn รับอะไรเพิ่มดีคะ. Ngoài ra việc làm cho từ ngữ
hay hơn được xuất hiện trong ngôn ngữ Thái Lan
rất nhiều như: หม� (con chó) thay từ สุนัก; วัว (con
bò) thay từ โค; คว�ย (con trâu) thay từ กระบือ; หัว
(đầu) thay từ ศรีษะ; ขี้ (phân) thay từ มูล; ผักบุ้ง (rau
muống) thay từ ผักทอดยอด...
3. KẾT LUẬN
Văn hóa được tạo thành bởi nhiều bộ phận
khác nhau, trong đó, hành vi ứng xử là một yếu tố
quan trọng. Nó phản ánh trình độ, nền văn minh
văn hóa của một cá nhân nói riêng và dễ dàng trở
thành một đại diện để người ta đánh giá về một
cộng đồng, dân tộc. Do vậy, các thành viên của xã
hội luôn trực tiếp đóng góp, tham gia vào quá trình
xây dựng, giữ gìn văn hóa bản sắc của quốc gia.
Việc thích ứng với văn hóa Thái Lan nói chung và
việc giao tiếp ngôn ngữ với người Thái Lan hay
tại môi trường Thái Lan sẽ đòi hỏi chúng ta phải
lưu ý, cân nhắc khi phát ngôn và tạo lập văn bản.
Cần tìm hiểu nghiêm túc danh sách, hệ thống các
từ cấm kị, từ lóng và từ mang tính lịch sự để thấy
rõ rằng việc sử dụng ngôn ngữ của người Thái Lan
luôn luôn ràng buộc với ngữ cảnh xã hội và văn
hóa. Có bốn lý do để tạo ra ngôn từ thể hiện phép
lịch sự: Thứ nhất là thể hiện sự hòa nhã; thứ hai là
thể hiện sự tôn trọng và mang lại niềm vinh dự cho
người đang nói chuyện với mình; thứ ba là thước
đo thể hiện văn hóa của người sử dụng ngôn ngữ
và thứ tư, ngày càng làm cho ngôn từ hay hơn.
Ngoài bốn lý do nói trên thì quan điểm về ngôn từ
thể hiện tính lịch sự của người Thái Lan chịu ảnh
hưởng và bị chi phối bởi sự thay đổi trong bối cảnh
lịch sử xã hội, quan niệm, phong cách sống của
mọi người. Sau cùng, chúng ta cần thấy mọi vấn
đề phân tích ở trên đều hướng tới một mục đích
duy nhất đó là: Kết nối tiếng Thái Lan với cách sử
dụng ngôn ngữ quốc tế./.
74 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Thị Kim Liên (2016), “Từ ngữ biểu đạt phép
lịch sự trong tiếng Thái Lan”. Tạp chí Khoa học
Ngoại ngữ Quân sự, số 2, tr.62-66.
Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam.
NXB Giáo dục, Hà Nội.
Trịnh Thị Thu Hà (2017), “Một số đặc trưng văn hóa
Thái Lan qua các thành ngữ có chứa từ nước”, Tạp
chí Khoa học ngoại ngữ, số 47(73), tr.73-82.
กำ�ชัย ทองหล่อ (2002), หลักภ�ษ�ไทย, กรุงเทพมห�นคร.
จำ�นงค์ ทองประเสริฐ (2002), วัฒนธรรมไทย ภ�ษ�ไทย,
กรุงเทพฯ กรมศิลปกร.
ดวงใจ ไทยอุบุญ (2006), ทักษะก�รเขียนภ�ษ�ไทย, สำ�นัก
พิมพ์แห่งจุฬ�ลงกรณ์มห�วิทย�ลัย.
ประก�ศรี สิทอำ�ไพ (2007), วัฒนธรรมท�งภ�ษ�, สำ�นักพิมพ์
แห่งจุฬ�ลงกรณ์มห�วิทย�ลัย.
PROPER LANGUAGE USAGE FOR COMMUNICATION IN THAILAND
DAO THI THU, NGUYEN THI KIM LIEN
Abstract: Politeness, which can be seen as a result of good education as well as good self-discipline,
is always reflected through the cultures and behaviors of a certain person or a community. Hence,
word choice is vitally important for an effective communication, especially in conveying the ideas as
well as expressing culture identity of Thailand. This article will describe some tips for an effective
communication to Thai people, which also provides deeper understanding about the culture of this
beautiful “golden pagoda land”.
Keywords: codes of conducts, language usage, culture, Thailand
Received: 17/8/2018; Revised: 19/9/2018; Accepted: 20/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_17_01_2019_69_74_dao_thi_thu_ng_kim_lien_328_2136248.pdf