Tài liệu Cách kiếm tiền trên mạng theo Jhon Chow: Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 2 -
LỜI TỰA CỦA DỊCH GIẢ
Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, mà đặc biệt của công nghệ thông tin đã làm cho
cuộc sống của con người ngày càng được số hóa. Người ta không chỉ online để đọc tin tức,
để tìm kiếm thông tin, để tra cứu, v.v. mà người ta còn lên mạng để viết nhật ký, bộc lộ bản
thân và quảng cáo cho chính mình.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Web 2.0 mà điển hình là sự ra đời của blog đã làm cho
cuộc sống của cư dân mạng hoàn toàn thay đổi. Người người viết blog, blog mọi lúc mọi nơi.
Blog hiện nay đang phát triển rất nhanh và len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Khi mà số lượng blog tăng lên nhanh chóng và thể hiện được vai trò của mình, ngành công
nghệ quảng cáo trực tuyến đã không bỏ qua cơ hội len chân vào lĩnh vực kiếm tiền béo bở
này. Blog đã không còn đơn thuần là nơi chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức hay sở
t...
61 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cách kiếm tiền trên mạng theo Jhon Chow, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 2 -
LỜI TỰA CỦA DỊCH GIẢ
Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, mà đặc biệt của công nghệ thông tin đã làm cho
cuộc sống của con người ngày càng được số hóa. Người ta không chỉ online để đọc tin tức,
để tìm kiếm thông tin, để tra cứu, v.v. mà người ta còn lên mạng để viết nhật ký, bộc lộ bản
thân và quảng cáo cho chính mình.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Web 2.0 mà điển hình là sự ra đời của blog đã làm cho
cuộc sống của cư dân mạng hoàn toàn thay đổi. Người người viết blog, blog mọi lúc mọi nơi.
Blog hiện nay đang phát triển rất nhanh và len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Khi mà số lượng blog tăng lên nhanh chóng và thể hiện được vai trò của mình, ngành công
nghệ quảng cáo trực tuyến đã không bỏ qua cơ hội len chân vào lĩnh vực kiếm tiền béo bở
này. Blog đã không còn đơn thuần là nơi chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức hay sở
thích của bản thân nữa, mà nó còn là một cỗ máy kiếm tiền đích thực.
Nếu như bạn đã từng hoặc đang kiếm tiền trên mạng thì hẳn các bản đã biết đến một
blogger nổi tiếng thế giới về kiếm tiền từ blog - đó là John Chow. John đã viết hẳn một cuốn
Ebook chia sẻ hết các kinh nghiệm và các thủ thuật của mình để chia sẻ cho mọi người cùng
biết, cuốn Ebook của ông mang tên “Make Money Online With John Chow dot Com”.
Ebook này là nơi ông chia sẻ hết những ký năng, những kiến thức, những kinh nghiệm và
những thủ thuật để có thể giúp blogger kiếm tiền trên mạng. Đây thực sự là một tài liệu tham
khảo hết sức cần thiết và hữu ích cho các blogger mới vào nghề và cả những blogger
chuyên nghiệp.
Thưa các bạn, đọc để có thể mình tự hiểu cuốn Ebook này là một việc dễ, nhưng dịch sao
cho người khác đọc cũng dễ hiểu và chấp nhận được bản dịch của mình là một việc cực kỳ
khó. Có những từ chuyên môn, những kiến thức hay những kinh nghiệm mà phải chính bản
thân mình biết và đã trừng trải qua thì mới có thể dịch đúng nghĩa được. Rất nhiều lần tôi
gặp một từ hay một cụm từ mà không biết phải dịch chúng thế nào, tôi đã phải lang thang cả
ngày trên mạng tìm hiểu chỉ để dịch đúng nghĩa cho một từ. Có khi tôi phải thức thâu đêm,
có khi phải làm việc cả ngày mới dịch được một trang của cuốn Ebook này. Nói như vậy
chắc các bạn đủ hiểu việc dịch thuật đòi hỏi sự công phu, tốn thời gian và công sức đến thế
nào.
Nhưng với mong muốn những kiến thức, những kinh nghiệm quý giá của cuốn Ebook này
được phổ biến rộng rãi để giúp các blogger có thêm các kiến thức và kĩ năng để kiếm tiền
trêng mạng mà đặc biệt là kiếm tiền từ blog nên Phamen đã cố gắng hết mình vì sự phát
triển của cộng đồng.
Toàn bộ nội dung của Ebook này được đăng trên blog của Phamen tại địa chỉ:
Các bạn có thể đọc trực tiếp trên blog của Phamen hoặc tải cuốn
Ebook này về để đọc.
Cli
ck
to
bu
y N
OW
!PD
F-X
Change View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m C
lic
k t
o b
uy
NO
W!P
DF
-
XCha
nge
View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 3 -
Và các bạn cũng được quyền tự do in ấn hay phát hành nguyên bản lại cuốn Ebook này
trên blog hay website của các bạn, nhưng xin các bạn đừng thay đổi nội dung bên trong.
Nếu đăng tải cuốn Ebook dưới dạng từng bài viết trên website hay blog của bạn, xin ghi rõ
“Được đăng tải lại từ nguồn: ” ở cuối mỗi bài viết để coi như
đây là một sự tri ân của các bạn dành cho công sức và tâm huyết của Phamen.
Hãy ghé thăm blog của Phamen thường xuyên để có được các bài viết cà các thông tin cập
nhật nhất.
Kinh nghiệm và kiến thức của tôi có hạn nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong các bạn
đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn bản dịch này. Mọi ý kiến xin các bạn gửi về địa chỉ:
admin@phamen.com. Xin đừng ngần ngại, tôi luôn vui mừng chào đón ý kiến của các bạn.
Trân trọng cảm ơn và chúc các bạn thành công!
Phamen - Phạm Minh Hiển
Cli
ck
to
bu
y N
OW
!PD
F-X
Change View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m C
lic
k t
o b
uy
NO
W!P
DF
-
XCha
nge
View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 4 -
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 5 U
Một ngày nào đó sẽ không bao giờ tới................................................................................. 6
CHƯƠNG 2 - NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH KIẾM TIỀN NÊN THAM GIA ................................ 7
CHƯƠNG 3 - THỦ THUẬT CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI VIẾT BLOG .................................. 10
10 Lỗi nên tránh ................................................................................................................. 11
Bảy thói quen của những Blogger thành công ................................................................... 13
Đối xử thế nào với các ý kiến trái ngược trên blog ............................................................ 14
Độ dài của bài viết và mức độ thường xuyên viết bài ........................................................ 15
Viết nội dung - Đọc rà xoát................................................................................................. 16
Năm việc để làm khi bạn không có gì để viết ..................................................................... 17
CHƯƠNG 4 - BẠN PHẢI CÓ CÁC PLUGIN CỦA WORDPRESS ........................................ 19
Hãy nổi bật giữa đám đông bằng một Favicon .................................................................. 21
Đặt thời gian cho bài viết của bạn...................................................................................... 21
Tối ưu hóa URL thân thiện với Search Engine để có kết quả tìm kiếm tốt hơn................. 22
CHƯƠNG 5 - VIẾT NỘI DUNG............................................................................................. 24
Làm thế nào để tăng lượng người đăng kí đọc tin qua RSS ............................................. 26
Làm thế nào để kéo người đọc RSS vào thăm blog .......................................................... 27
CHƯƠNG 6 - KIẾM TIỀN TỪ BLOG .................................................................................... 30
Cách thức thực hiện Affiliate Marketing ............................................................................. 30
Làm thế nào để ẩn đi các Affiliate Link............................................................................... 31
Làm sao để có thêm đánh giá ReviewMe .......................................................................... 33
Cách kiếm tiền bằng Kontera ContentLink......................................................................... 35
CHƯƠNG 7 - TỐI ƯU HÓA GOOGLE.................................................................................. 39
Cách dễ nhất để đặt Google AdSense trên blog................................................................ 39
Google Bid Gap.................................................................................................................. 40
Google Section Targeting................................................................................................... 41
Sử dụng bộ lọc các quảng cáo cạnh tranh......................................................................... 42
CHƯƠNG 8 - CÁC Ý TƯỞNG QUẢNG CÁO ....................................................................... 45
Sáu chiến lược liên kết tốt nhất.......................................................................................... 46
Nghệ thuật thả mồi câu liên kết.......................................................................................... 47
Tầm quan trọng của liên kết sâu ........................................................................................ 48
Viết comment theo cách của bạn để được xếp lên trên cùng............................................ 49
Sử dụng AdWords để có traffic .......................................................................................... 50
Kiếm traffic bằng các dịch vụ cho đăng bài miễn phí ......................................................... 52
CHƯƠNG 9 - CÂU CHUYỆN CỦA TÔI ................................................................................ 54
Cli
ck
to
bu
y N
OW
!PD
F-X
Change View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m C
lic
k t
o b
uy
NO
W!P
DF
-
XCha
nge
View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 5 -
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU
Cái gì đây? Không giảm giá sao?
Nếu như đây là cuốn Ebook để làm giàu nhanh chóng của bạn thì trang này sẽ là nơi mà
bạn sẽ được hưởng “Ưu đãi chỉ một lần”. Sau khi bỏ ra $97 cho một câu chuyện tào lao như
thế, thì tác giả sẽ dùng trang này để cố gắng bán cho bạn một chuyện tào lao khác thậm chí
còn mất nhiều tiền hơn. Ông ấy nói thế này, “Cuốn sách này chỉ nói tới các vấn đề chung
chung. Để có được bức tranh toàn cảnh, bạn cần phải có những băng ghi âm, video hay các
buổi phỏng vấn trực tiếp của tôi, v.v.. Và bạn đang may mắn vì nếu bạn đặt mua ngay từ bây
giờ thì bạn có thể mua được cuốn sách của tôi với giá chỉ $997! Tiết kiệm được $5.000 so
với giá thông thường! Nhưng bạn phải mua ngay vì đây là ưu đãi chỉ có một lần!”.
Bạn sẽ chẳng tìm thấy việc bán rẻ hay ưu đãi gì trong cuốn Ebook này bởi vì đây không phải
là cuốn Ebook để làm giàu nhanh chóng. Tôi không kiếm tiền bằng việc bán các file PDF
này. Tôi kiếm tiền trên internet bằng những website thực sự. Tôi không phải là quân sư cho
việc làm giàu nhanh chóng và tôi không muốn có liên quan gì tới những điều đó. Chính vì
vậy cuốn Ebook của tôi hoàn toàn miễn phí. Không những cuốn Ebook này miễn phí, mà
bạn còn có thể tự do sao chép và chuyển cho bất cứ ai mà bạn muốn.
Cuốn Ebook này được biên soạn từ các bài viết mới nhất trên blog của tôi, John Chow dot
Com. Hàng ngày tôi nhận được nhiều email hỏi các câu hỏi mà hầu hết đã được trả lời trên
blog của tôi. Cuốn Ebook này cho phép tôi trả lời những ai đã hỏi tôi và thêm vào đó là rất
nhiều các thủ thuật để kiếm tiền trên mạng.
Trong khi tôi có thể bán cuốn sách này để kiếm tiền thì tôi lại không làm thế, tôi lại có một kế
hoạch rủi ro hơn. Tôi sử dụng cốn sách này như là một công cụ để quảng bá. Cuốn Ebook
này sẽ được phổ biến trên toàn mạng và nó sẽ giúp liên kết trở lại blog của tôi. Nếu như bạn
cảm thấy thích thú với những gì mà bạn đọc được thì đó sẽ là cơ hội để một ngày nào đó
bạn sẽ ghé thăm blog của tôi. Tôi kiếm tiền từ viết blog chứ không phải bằng việc bán
Ebook. Do vậy hãy tận hưởng cuốn sách này và hãy thường xuyên ghé thăm John Chow dot
Com để có các bài viết cập nhật nhất.
John Chow
Cli
ck
to
bu
y N
OW
!PD
F-X
Change View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m C
lic
k t
o b
uy
NO
W!P
DF
-
XCha
nge
View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 6 -
MỘT NGÀY NÀO ĐÓ SẼ KHÔNG BAO GIỜ TỚI
Hãy cho mình một lối thoát
Bạn có biết cách phân biệt một người thành công với một người không thành công không?
Cách dễ nhất là thông qua ngôn ngữ họ sử dụng. Khi bạn nói chuyện với một người thành
công về mục tiêu của anh ta, anh ấy sẽ nói cho bạn biết anh ấy dự định làm điều gì và khi
nào thì hoàn thành. Khi một người không thành công nói về mục tiêu của mình, bạn sẽ nghe
được những điều đại loại như: “Tôi hi vọng sẽ làm điều này trong một ngày nào đó”. Đây là
một tư tưởng dẫn đến tất cả các thất bại của bạn. Một ngày nào đó sẽ chẳng bao giờ đến.
Bạn có biết tại sao một người trong trạng thái tâm lý của một người thất bại luôn sử dụng
các từ như “một ngày nào đó”, “tôi hi vọng” hay “tôi ước gì” không? Anh ta làm thế bởi vì nó
cho anh ta một lối thoát và cho phép chính anh ta không phải chịu trách nhiệm cho những lời
anh ta nói. Nếu anh ta bị đặt vào hoàn cảnh phải đạt được mục tiêu trong một khoảng thời
gian nhất định nào đó mà anh ta chưa làm được thì anh ta sẽ thất bại. Một người thất bại
không thích nói đến thất bại. Những người thành công không sợ thất bại bởi vì họ biết thành
công được tạo nên từ một chuỗi những thất bại.
Mọi người đều có ước mơ, mục tiêu riêng của mình. Chỉ có một điều khác biệt giữa một mục
tiêu hay một mơ ước đó là: mục tiêu là một ước mơ kèm với hành động. Tất cả chúng ta đều
có ước mơ; được độc lập tài chính, có một gia đình, làm từ thiện, v.v.. Tuy nhiên, có bao
nhiêu người trong số chúng ta đặt ra mục tiêu để hoàn thành mơ ước? Nếu bạn đã từng đặt
ra cho mình một mục tiêu, vậy bạn đã giới hạn khoảng thời gian thực hiện cho mục tiêu đó
chưa, hay bạn chỉ nói “Tôi sẽ làm vào một ngày nào đó” hay “Tôi hy vọng điều đó sẽ sảy ra”.
Mục tiêu không bị giới hạn thời gian thì không phải là mục tiêu
Bạn có thể tưởng tượng được việc mua một sản phẩm trước khi nó hoàn thành và không
biết khi nào nó mới hoàn thành sẽ như thế nào không? Câu trả lời duy nhất mà các nhà phát
triển sản phẩm sẽ trả lời bạn là: “Nó sẽ được hoàn thiện vào một ngày nào đó”. Như vậy bạn
có mua nữa không? Vâng, hãy tưởng tượng bạn đang cố bán giấc mơ của mình theo cách
này: “Một ngày nào đó, giấc mơ của tôi sẽ thành hiện thực”. Nếu bạn không mua sản phẩm
này, thế sao bạn lại mua ước mơ?
Nếu trong đời mình bạn muốn đạt được một điều gì đó, bạn phải giới hạn thời gian cho nó.
Giới hạn về thời gian bắt bạn phải hành động thay vì chỉ ngồi trên ghế mà nói rằng: “Một
ngày nào đó tôi sẽ đạt được điều đó”. Đừng sợ thất bại dù biết rằng để thành công thì bắt
buộc phải thất bại. Bạn sẽ không tìm thấy một người thành công nào mà không có vài câu
chuyện để kể về những thất bại của họ.
Một cuộc sống lánh xa internet là một điều mà nhiều người muốn làm. Đó cũng là điều mà
nhiều người bạn của tôi mơ ước có thể làm được. Nhưng thực ra sau những năm vừa qua,
chỉ có hai người là có thể làm được. Bạn biết tại sao không? Họ rất chăm chú lắng nghe khi
tôi nói: “Đi làm site thôi”. Những người khác khi được tôi thông báo như vậy cũng đều hưởng
ứng và nói: “Ya, tuyệt lắm, tôi cần phải làm việc này”.
Tôi vẫn đang chờ xem những site đó và tôi chắc rằng họ sẽ làm xong vào một ngày nào đó.
Cli
ck
to
bu
y N
OW
!PD
F-X
Change View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m C
lic
k t
o b
uy
NO
W!P
DF
-
XCha
nge
View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 7 -
CHƯƠNG 2 - NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH KIẾM TIỀN NÊN THAM GIA
Sau đây là danh sách tất cả các mạng lưới quảng cáo và các chương trình affiliate mà tôi sử
dụng để kiếm tiền trên mạng. Những chương trình này được lựa chọn từ danh sách 130
mạng lưới quảng cáo. Tôi đã sử dụng đồng thời tất cả các hệ thống dưới đây hoặc là một
vài hệ thống khác và rất khuyến khích các bạn sử dụng chúng. Chúng đã chứng minh là đã
cung cấp dịch vụ/hộ trợ rất tốt và điều quan trọng nhất là thanh toán rất đúng hạn.
Kontera ContentLink
Kontera ContentLink cho phép bạn kiếm tiền từ các quảng cáo mà không phải sử dụng đến
một khoảng không gian nào trên blog hay website của bạn. Công nghệ của họ đọc các bài
viết của bạn và chuyển các từ khóa nào đó thành quảng cáo. Những từ được tô sáng bằng
hai đường gạch chân và một quảng cáo dạng pops op hiện ra khi bạn di chuột qua từ đó.
Thường thì Kontera yêu cầu một site phải có tối thiểu 500.000 page views (số trang được
xem) một tháng thì mới được tham gia vào chương trình này. Nhưng tôi là một đối tác của
Kontera, điều đó cho phép blog có số lượng page views nhỏ hơn có thể sử dụng được dịch
vụ ContentLink của họ.
Hãy điền đầy đủ vào form xin tham gia và nhớ điền “John Chow Kontera partnership” vào ô
Comment. Đơn xin tham gia này sẽ được gửi tới người đại diện cho tài khoản cá nhân của
tôi. Ông ấy sẽ chấp nhận bạn dựa vào nội dung trên blog của bạn chứ không phải mức
traffic của bạn. Đây là một cách tuyệt vời để sự dụng một dịch vụ mà thông thường chỉ dành
cho những site có traffic cao.
Đăng ký Kontera
Text Link Ads
Text Link Ads là một trong những hệ thống quảng cáo yêu thích của tôi. Họ giúp tôi kiếm tiền
trên mạng bằng việc bán các text links (các liên kết bằng text đến các site khác). Các đường
link này giúp tăng traffic cho các nhà quảng cáo cũng như giúp ích cho các bộ máy tìm kiếm
(Search Engine) và có vẻ như người đọc không bị làm phiền vì chúng rất gọn gàng. Giá mỗi
đường link của bạn sẽ được Text Link Ads quyết định và dựa vào Alexa, Google PageRank,
số lượng người đọc RSS và các yếu tố khác.
Đăng ký Text Link Ads
Google AdSense
Nếu như bạn không biết Google AdSense là gì thì chắc hẳn là bạn đang sống trong rừng.
Đây là điều bắt buộc bạn phải biết nếu bạn muốn kiếm tiền từ blog. Google hiện thị quảng
cáo bằng hình ảnh và một đoạn văn bản đơn giản trên blog của bạn và chúng được hướng
đến nội dung mà bạn viết. Google là một hệ thống kiếm tiền chắc chắn nhất cho blog của tôi.
Đăng ký AdSense
Bidvertiser
Cli
ck
to
bu
y N
OW
!PD
F-X
Change View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m C
lic
k t
o b
uy
NO
W!P
DF
-
XCha
nge
View
er
w
w
w
.docu-track
.
co
m
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 8 -
Bidvertiser là một hệ thống quảng cáo CPC (Cost Per Click - trả tiền theo mỗi click) đang
cạnh tranh với Google Adsense. Lợi thế cơ bản của nó so với AdSense là nó có mức trả tiền
thối thiểu rất thấp, chỉ $10. Bạn chỉ cần kiếm được $10 là đã có thể được thanh toán. Những
website hay blog lớn thường sẽ không quan tâm đến điều này, nhưng với rất nhiều các blog
nhỏ thì việc chờ để đạt đến mức $100 mà Google đặt ra là quá lâu, do vậy lựa chọn việc
được thanh toán ở mức thấp hơn là một điều khá hấp dẫn.
Đăng ký Bidvertiser
AuctionAds
AuctionAds là một Affiliate lớn của eBay (Affiliate là chi nhánh hoặc đại lý giới thiệu hoặc bán
lại các sản phẩm hay dịch vụ của một hãng nào đó để kiếm lời hoặc ăn hoa hồng). Những gì
mà AuctionAds làm là tập hợp các publisher (các nhà xuất bản website, chủ các website, các
blog, các forum, v.v.) lại thành một “tập thể” lớn để tìm kiếm khoản chia sẻ doanh thu lớn
hơn. Các publisher có thể là đòn bẩy để các sản phẩn đấu giá trên eBay được phân phối
qua AuctionAds và AuctionAds có thể thu được kết quả cao hơn nhờ vào việc khuyến khích
các publisher tham gia vào bán hàng cấp dưới của mình. Tổng lượng traffic mà các
publisher đen đến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nhiều so với số tiền mà AuctionAds kiếm
được chỉ từ mối quan hệ đại lý với eBay. Ngay từ bây giờ, các Affiliate sẽ nhận được 100%
số tiền mà họ kiếm được từ hệ thống này. Khi tập hợp các publisher này chuyển sang làm
các tầng chia sẻ doanh thu của eBay thì AuctionAds sẽ lấy đi một phần doanh thu. Bạn có
thể kiếm tiền từ AuctionAds nhiều hơn là việc tham gia trực tiếp vào chương trình affiliate
của eBay, chính vì thế hệ thống này đang gia tăng số lượng của mình.
Đăng ký AuctionAds
ReviewMe
ReviewMe là công cụ kiếm tiền nhiều nhất trên blog của tôi, nó chiếm đến $4500 trong
$11726.66 thu nhập của tháng Tư. ReviewMe cho phép các nhà quảng cáo mua các
“Sponsored reviews”- các đánh giá được tài trợ trên blog của bạn. Giá của Review dựa trên
việc xếp hạng blog của bạn trên Alexa, Technorati and số ước lượng các RSS. Các
publisher có thể định giá riêng của họ nếu họ không thích cái giá mà ReviewMe đặt. Các
đánh giá có thể là đồng ý hoặc phản đối. Yêu cầu duy nhất là các bài viết phải có ít nhất 200
từ.
Đăng ký ReviewMe
FeedBurner Ad Network
FeedBurner cung cấp các quảng cáo CPM (Cost Per Million) cho cả site và RSS. Giá CPM
có thể cao tới mức $10 và publisher nhận được 70% số tiền này. Nhưng dù sao thì mức giá
cao kịch trần trên là rất ít. Nếu bạn đang tìm cách kiếm tiền từ RSS feed của bạn thì
FeedBurner có thể là một lựa chọn tốt nhất của hệ thống quảng cáo RSS. Để tham gia vào
hệ thống quảng cáo FeedBurrner thì trước tiên bạn phải để FeedBurner điều hướng RSS
feed của bạn.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 9 -
Mới đây, Google đã mua lại FeedBurner với giá 100 triệu USD. Bạn hãy chờ để thấy các
quảng các Adsense sẽ sớm xuất hiện trong các FeedBurner feed.
Đăng ký FeedBurner
Agloco
Agloco cung cấp một thanh công cụ để hiển thị các quảng cáo. Nếu bạn chạy thanh công cụ
này, họ sẽ chia sẻ số tiền thu được từ quảng cáo. Họ cũng trả cho bạn nếu bạn giới thiệu
người khác sử dụng thanh công cụ này. Bạn càng giới thiệu được nhiều người thì khả năng
bạn kiếm được nhiều tiền càng cao. Hiện tại thì mạng lưới của tôi đã có trên 16.000 người
tham gia và cứ mỗi ngày thì con số đó lại tăng thêm hơn 100 người. Agloco là một hệ thống
mới nổi và chưa được chiểm chứng. Dù vậy, vì bạn chẳng mất gì cho việc tham gia nên bạn
cũng chẳng mất gì cho việc đăng ký. Agloco cũng là một hệ thống duy nhất không yêu cầu
bạn phải có một website thì mới được tham gia.
Đăng lý Agloco
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 10 -
CHƯƠNG 3 - THỦ THUẬT CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI VIẾT BLOG
Viết về những điều bạn đam mê
Nếu bạn không đam mê về một chủ đề nào đó thì bạn đừng nên viết ra. Cách tốt nhất để
quyết định nên viết gì là hãy tự hỏi bản thân, “Mình có làm điều này miễn phí không?”. Nếu
câu trả lời là có tức là bạn đã tìm thấy chủ để của mình rồi đấy. Những người viết blog với
mục đích kiếm tiền ít khi thành công lắm.
Hãy kiếm cho mình một tên miền riêng
Trong khi chắc chắn một điều là bạn có thể xây dựng một blog bằng một dịch vụ miễn phí
như Blogger.com hay Wordpress.com, thì tôi lại khuyên các blogger hãy bắt đầu bằng việc
kiếm cho mình một tên miền riêng. Chi phí hầu như chẳng đáng bao nhiêu và bạn có thể lưu
trữ blog của mình miễn phí nếu bạn muốn (Blogger.com hay Wordpres.com đều cho phép
điều này).
Nếu bạn không muốn sử dụng Platform của Blogger, bạn có thể đọc thêm về các bài viết
của Phamen để biết cách tạo cho mình một blog với tên miền riêng của bạn.
Có một tên miền riêng làm cho blog của bạn nhìn chuyên nghiệp hơn. Mặc dù nó không thể
làm bạn trở thành một blogger chuyên nghiệp, nhưng các hệ thống quảng cáo lại xem xét
một cách rất nghiêm khắc. Một số hệ thống quảng cáo chỉ chấp nhận những site có tên miền
riêng. Nếu bạn thực hiện đúng việc này, tức là bạn có tên miền và web hosting riêng, thì bạn
cũng chẳng phải mất gì vì thu nhập từ blog mang lại sẽ còn nhiều hơn rất nhiều để bù đắp
cho chi phí mà bạn đã bỏ ra.
Có tên miền riêng ngay khi bắt đầu tạo blog sẽ tốt hơn là bạn làm sau. Điều cuối cùng bạn
muốn làm là xây dựng một blog, tạo thật nhiều linkback đến blog của bạn, tăng Google
PageRank, thứ hạng Alexa và Technorati.
Cập nhật Blog thường xuyên
Một blog không được cập nhật là một blog đã chết. Nếu bạn không thể đưa ra một lịch trình
viết blog một cách phù hợp thì tốt nhất không nên viết. Blog là nơi viết ra những đam mê của
bạn. Nếu bạn đam mê ấp ủ một chủ đề nào đó, thì đó chính là cơ hội để bạn tiếp tục viết ra
các bài viết về chủ đề đó. Thật lý tưởng nếu bạn cập nhật blog hàng ngày.
Bắt đầu tìm hiểu người đọc
Viết blog là một con đường hai chiều. Bạn không thể tồn tại nếu thiếu người đọc, và người
đọc chỉ tồn tại khi họ có gì đó để đọc. Viết blog là để định hình các mối quan hệ. Đó là mối
quan hệ giữa bạn và những người đọc, và mối quan hệ giữa bạn và các blog khác. Điều này
sẽ phụ thuộc vào việc bạn hiểu họ và định hình mối quan hệ này như thế nào. Nhiều người
đọc phát biểu rằng khi họ đọc blog của tôi, nó giống như kiểu đổi chỗ bình đẳng. Điều đó
không phải là tình cờ, mà nó là một phần trong mối quan hệ của blog.
Kiếm tiền trên Blog từ nhiều nguồn khác nhau
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 11 -
Khi thời cơ đến để bạn có thể kiếm tiền từ blog thì hãy đừng nên chỉ trung thành với Google
AdSense. Đang có rất nhiều cách để kiếm tiền từ blog. Nếu như tôi chỉ sử dụng Google
AdSense thì chẳng có cách gì mà tôi có thể kiếm được lên đến $12.000 trong tháng Tư năm
2007. Google chỉ đóng góp dưới 10% trong tổng số doanh thu từ blog. Đừng nên đặt trứng
vào một giỏ.
Tôi sử dụng tám phương thức khác nhau để kiếm tiền trên mạng. Các quảng cáo banner chỉ
là 2 trong số này. Trong buổi phỏng vấn của Lab, Leo đã nói rằng blog của tôi nhìn chẳng
giống gì là có nhiều quảng cáo. Nhưng khi anh ta biết được tôi đã sử dụng bao nhiêu
phương thức quảng cáo khác nhau thì anh ta đã bị sốc. Mấu chốt của việc kiếm tiền từ blog
là phải chạy càng nhiều quảng cáo càng tốt, nhưng vẫn phải làm cho người xem cảm thấy
thoải mái dễ chịu.
10 LỖI NÊN TRÁNH
Không cập nhật
Đừng bao giờ quyên làm việc này. Một số người xây dựng được một blog mới và hoàn toàn
mãn nguyện với nó, trong vài ngày hoặc có thể là vài tuần đầu tiên, chúng ta thấy khá nhiều
các bài viết, và số lượng bài viết bắt đầu giảm dần cho đến khi blog chẳng còn được cập
nhật nữa. Không có điều gì giết chết một blog nhanh hơn việc thiếu cập nhật cho blog đó.
Nếu bạn sắp viết blog thì hãy chú ý đến điều này và hãy chú trọng đến việc post bài thường
xuyên, cho dù là một bài viết 1 tuần, hay 10 bài viết motọ ngày thì cũng hãy luôn giữ cho
blog của bạn được cập nhật. Một blog không được cập nhật là một blog đã chết.
Viết blog chỉ để kiếm tiền
Nếu bạn viết blog chỉ để kiếm tiền thì bạn sẽ bị sock đấy. Phải, bạn có thể kiếm được khá
tiền bằng blog, nhưng nó sẽ lấy đi của bạn nhiều thứ hơn là bạn “chỉ viết để kiếm tiền”. 99%
blog trên mạng không kiếm nổi quá $100 một tháng. John chow không viết blog vì tiền. Nếu
như lý do duy nhất bạn viết blog là để làm giàu thì bạn đã sẽ thất bại đấy.
Vội vã post bài
Tôi chắc rằng tất cả các blogger đã từng làm điều này. Tôi cũng đã từng như vậy. Có một
câu chuyện nào đó rất hot và bạn muốn đưa nó lên blog của bạn càng sớm càng tốt, nhưng
khi bạn vội vã đưa bài viết của mình lên blog, bạn đã quên đọc lại và cứ thế nhấn vào nút
Publish. Cứ khi nào mà tôi làm như thế thì kiểu gì cũng có một lỗi nào đó trong bài viết. Do
vậy trước khi bạn ấn Publish, hãy dành thời gian để kiểm tra lại 2 đến 3 lần bài viết của mình
để đảm bảo rằng nó không còn lỗi nào nữa. Nếu như bạn phát hiện ra một lỗi nào đó sau khi
post thì hãy sửa lại ngay lập tức.
Không mang tính cá nhân
Blog không phải là CNN hay News.com. Mọi người đọc blog của bạn để có được các ý kiến
và các quan điểm của bạn. Vì vậy hãy cho họ xem những gì là của riêng bạn.
Copy một cách mù quáng
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 12 -
Điều gì tạo ra sự khác biệt cho blog của bạn từ hàng triệu blog đang có trên mạng? Blog của
bạn có điều gì độc đáo hay hó chỉ là những thứ copy của người khác? Tôi chắc rằng blog
của tôi không phải là blog đầu tiên viết về kiếm tiền trên internet, vậy điều gì làm cho blog
của tôi nổi bật hơn các blog khác?
Bạn có thể viết về những điều tương tự giống như các blog khác, nhưng phải cần phải thêm
vào đó quan điểm riêng của bạn để làm cho nó độc nhất vô nhị. Đừng có copy và paste
những gì mà các blog khác đã post. Hãy đưa ra quan điểm của bạn bởi vì đó mới là những
thứ thuộc về blog. Những thứ duy nhất chỉ có trên blog của bạn thì đó mới là bạn.
Không trả lời các Comment
Blog là một công cụ giao tiếp hai chiều, nhưng nhiều blogger đã quên mất điều này. Khi
người đọc có ý kiến trên blog của bạn, xin hãy trả lời họ. Nếu những người đọc không để lại
comment thì hãy cố thêm vào Hai Plugins để tăng comment cho blog.
Không cung cấp đầy đủ Feed RSS
Trừ khi bạn viết đến hơn 10 bài một ngày, nếu không tại sao không cung cấp feed RSS có
tất cả các bài viết. Từ khi tôi bật Feed RSS có tất cả các bài viết, người đọc RSS của tôi đã
tăng lên rất nhanh chóng. Tôi đã cho rằng traffic tới blog của tôi sẽ giảm suống nhưng thật
bất ngờ, nó liên tục tăng.
Vâng, một RSS feed sẽ khó kiếm tiền hơn một blog, nhưng nhiều người đọc RSS sẽ không
đăng ký đọc feed nếu nó không đủ. Không đưa ra một feed đầy đủ khi một ngày (hoặc một
tuần) bạn chỉ cập nhật rất ít thì chỉ làm cho blog của bạn nhìn nghèo nàn hơn thôi.
Không liên lạc với các Blogger khác
Cách tốt nhất để blog của bạn được chú ý đó là hãy sang chào hỏi ở các blog khác. Cách
làm dễ nhất là viết comment trên blog của họ. Tôi luôn kiểm tra comment trên blog của tôi và
tôi cũng ghé thăm site của những người đã comment trên blog của mình. Bằng cách này, tôi
đã khám phá ra rất nhiều blog rất tuyệt vời. Có một số cách khác để liên lạc với các blogger
khác đó là: liên kết với họ, gửi các trackback và tham gia vào cộng đồng MyBlogLog của họ.
Nếu bạn thực sự sáng tạo thì thậm chí bạn còn có thể thử gửi qua Google IM.
Viết cho Google thay vì viết cho mọi người.
Rất nhiều blogger nắm được cách để làm cho nội dung của họ thân thiện với Google như:
các từ khóa, các cụm từ hay mật độ các từ khóa. Nhưng có một điều duy nhất tôi phải nói
với các bạn đó là: viết cho mọi người, đừng viết cho Google. Bạn có thể có một trang được
viết một cách hoàn thiện nhất để tối ưu hóa cho Google nhưng vẫn không được xếp hạng số
1 bởi vì Google làm theo mọi người. Mọi người sẽ không đọc một trang được viết cho các bộ
máy tìm kiếm bởi vì nó chẳng có ý nghĩa gì.
Không đọc bài trên Phamen.com
Tôi nghĩ chắc mọi người cũng đồng ý đây là lỗi lớn nhất mà các blogger mắc phải. ☺
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 13 -
BẢY THÓI QUEN CỦA NHỮNG BLOGGER THÀNH CÔNG
Họ viết liên tục
Các blogger thành công là những người không phải thi thoảng mới viết. Họ chọn cách viết
thường xuyên và họ kiên trì viết mặc kệ điều gì xảy ra. Nếu bạn sắp làm một blog, thì bạn
phải phải chắc rằng bạn sẽ có những bài viết mới lên hàng ngày. Nếu bạn không đáp ứng
được mức viết bài như thế thì hãy chọn một con số nào đó mà bạn có thể đáp ứng được.
Viết một bài mỗi tuần sẽ tốt hơn là bạn viết mỗi bài một ngày và sau đó chẳng có gì cho các
tuần tiếp theo. Nếu bạn là người mới viết blog, tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ một đến ba bài
mỗi tuần và tăng dần lên đến một mức nào đó mà bạn cảm thấy phù hợp với mình. Bạn nên
tăng số lượng bài viết thường xuyên và đừng làm giảm đi. Nếu bạm giảm số lượng bài viết
thì hãy giảm thật chậm thôi.
Họ tâm huyết với chủ để của họ
Nếu bạn không thiết tha với chủ để mà bạn sắp viết ra thì bạn sẽ mất một khoảng thời gian
rất khó khăn để phát triển blog. Blog thu hút những người có cùng suy nghĩ và họ sẽ thấy
ngay điều này nếu như mục đích của bạn là chỉ để kiếm tiền.
Tâm huyết về những gì bạn viết trên blog sẽ giúp bạn dễ dàng giữ vững kĩ năng này - bạn
muốn tìm hiểu điều gì đang xảy ra xung quanh bạn bởi vì đó là tâm huyết của bạn chứ
không phải vì nó có thể mang lại tiền của cho bạn. Tôi xây dựng blog của mình mà không hề
có ý định kiếm tiền từ nó. Trong tám tháng đầu tiên kể từ khi lập blog, tôi chẳng kiếm được
đồng nào và traffic thì chỉ có vài trăm người đọc mỗi ngày. Và trong giai đoạn ấy, tôi đã cập
nhật blog của mình với trung bình khoảng hơn 2 bài viết mỗi ngày. Bạn sẽ không thể làm
được điều này trừ khi bạn tâm huyết với chủ để của bạn.
Họ tương tác với người đọc
Blog không phải là con đường một chiều. Hơn nữa, để cung cấp thông tin, blog còn là một
công cụ giao tiếp giữa người viết blog và người đọc. Những blogger thành công là những
người luôn tương tác với người đọc của họ. Họ trả lời email và comment của người đọc, và
họ còn xin cả ý kiến phản hồi.
Tương tác với người đọc giúp bạn xây dựng sự tin tưởng và sự trung thành. Nó làm cho bạn
dễ gần hơn. Điều mà tôi sợ nhất là một số người đọc quá đề cao tôi dẫn đến họ sợ không
giám tiếp cận tôi. Với việc giữ cho blog của tôi luôn có vẻ nhẹ nhàng và có những bài viết vui
vẻ, tôi cảm thấy mình kết nối với người đọc ở mức độ cá nhân cao hơn.
Họ công bố hết các link họ yêu thích
Những blogger thành công không cất dấu các đường link của họ. Họ chẳng gặp vấn đề gì
khi liên kết đết một blog chuyên nghiệp. Họ đặt lợi ích của người đọc lên trên thứ tự xếp
hạng của họ trên Google. Nếu một blog khác có một câu chuyện hay một ý tưởng hay về
chủ đề tôi theo đuổi, tôi sẽ không quan tâm PageRank của họ là bao nhiêu, tôi sẽ link đến
họ.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 14 -
Rất nhiều blogger chỉ chú trọng đến SEO và số lượng link. Họ chỉ muốn các blog ranking
cao liên kết đến blog của họ và không liên kết với các blog có ranking thấp. Tôi đã có liên kết
với hàng trăm blog mới toanh với ranking chỉ là 0 và cũng chẳng thể nào biết được có bao
nhiêu blog có ranking bằng 0 có liên kết tới tôi. PageRank của blog của tôi hiện nay là 6. Một
số người chuyên làm về SEO từng nói với tôi là nếu tôi cẩn thận hơn trong việc liên kết thì
tôi có thể đã có PageRank là 7. Câu trả lời của tôi là: “Mọi người trước, Google sau”.
Họ biết tạo thương hiệu cho riêng mình
Những blogger thành công luôn biết tạo thương hiệu cho riêng mình. Thương hiệu sẽ giúp
blog của bạn tách ra khỏi hàng triệu blog khác trên mạng. Điều đặc biệt nhất về blog của bạn
không phải là chủ đề mà bạn viết. Vậy điều gì giúp blog của bạn nổi bật? Câu trả lời rất đơn
giản - chính bạn! Khả năng khuyếch trương và tạo thương hiệu cho chính mình sẽ giúp blog
của bạn tách khỏi rất nhiều blog khác.
Thương hiệu là một trong số các lý do tại sao tôi đã nói cho tất cả các blogger là hãy dùng
tên miền của chính họ thay vì sử dụng của các dịch vụ miễn phí như Blogspot. Bạn muốn
xây dựng thương hiệu cho chính mình chứ không phải là họ.
Họ là những tay viết giỏi
Bạn không cần phải là một nhà văn vĩ đại thì mới có được một blog thành công, nhưng bạn
lại cần phải giỏi trong cách diễn đạt ý tưởng của mình theo cách mọi người có thể hiểu
được. Hầu hết mọi người đọc blog của bạn để tìm kiếm thông tin. Họ sẽ bỏ qua các lỗi ngữ
pháp nếu như bạn giải thích được rõ ràng quan điểm của bạn. Nếu người đọc không thể
hiểu được những gì bạn cố trình bày thì bạn cần phải trau dồi thêm kĩ năng viết của mình.
Đọc blog của Phamen.com ☺
Điều này chắc chắn 100%. Những blogger thành công thường đi đọc bài ở những blog của
những blogger thành công khác. Hàng ngày tôi vẫn thường dao qua blog của các blogger
nổi tiếng khác để xem họ viết gì và nghĩ gì. Học hỏi không bao giờ là đủ cả.
ĐỐI XỬ THẾ NÀO VỚI CÁC Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC TRÊN BLOG
Những ý kiến trái ngược là một điều tốt
Thực sự tôi luôn mong chờ có những ý kiến trái ngược trên blog của tôi bởi vì đó là một chỉ
số của sự phát triển. Đây là một quy luật chung cần phải ghi nhớ: khi blog của bạn lớn mạnh
hơn thì số ý kiến trái ngược sẽ ngày càng nhiều hơn. Do đó, đừng coi các ý kiến trái ngược
trên blog của bạn là một điều xấu. Đò là một điều thực sự tốt - blog của bạn đang phát triển!
Một nguyên tắc khó chịu mà bạn phải nhớ đó là: nếu bạn không bực mình với ai đó thì bạn
sẽ không làm đúng.
Điều này không có nghĩa là bạn nên làm người đọc bực mình. Đó là điều dại dột. Những gì
mà tôi muốn nói là bạn không thể lúc nào cũng làm hài lòng mọi người và bạn hoàn toàn
không nên thử. Mục tiêu đó là bất khả thi cho dù chúng ta có muốn thế nào đi chăng nữa.
Thế giới blog quả là một nơi quá rộng lớn để mọi người đều cảm thấy vui vẻ với những gì
bạn nói hay làm.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 15 -
Các ý kiến trái ngược sẽ khuyến khích các tranh luận
Chúng ta hãy đối mặt với nó, blog sẽ chán ngắt nếu mọi người trả lời: “Bài viết hay quá! Tôi
hoàn toàn đồng ý với anh.”. Có các ý kiến trái ngược xuất hiện trên bài viết sẽ khuyến khích
tranh luận giữa những người đọc. Nó cũng giống như ngọn lửa chiến tranh trong một diễn
dàn. Trong khi nhiều người cho rằng ngọn lửa chiến tranh là không tốt thì hầu hết những
người chủ của các forum lại không dừng chuyện đó lại ngay từ đầu bởi vì nó tạo ra rất nhiều
traffic, mà traffic tương đương với tiền.
Đây là lý do tại sao tôi cho phép các ý kiến trái ngược trên blog của mình. Tôi biết các ý kiến
trái ngược sẽ đưa mọi người đến hai mặt của một vấn đề, và họ sẽ viết để bày tỏ quan điểm
của mình. Người ta châm biếm rằng những người viết ý kiến trái ngược cảnh bảo về sự suy
giảm traffic, nhưng thực chất nó lại giúp làm tăng traffic.
Người ta nói là sẽ bỏ đi
Không người nào hoàn toàn rời bỏ một site. Có thể họ không ghé thăm thường xuyên như
trước nữa, nhưng rất ít khi có người không bao giờ quay lại. Tôi đã từng gặp một người đã
viết rằng blog của tôi đã trở nên quá tệ, họ sẽ rời bỏ và không bao giờ quay lại. Nhưng ngày
hôm sau, họ đã lại làm tôi hừng hực lên ở một bài viết khác.
Đối xử thế nào với một ý kiến trái ngược
Cách tốt nhất để xử lý các ý kiến trái ngược hay chê bai là cảm ơn người đọc vì đã cho ý
kiến và trả lời thẳng vào vấn đề họ quan tâm. Đừng bao giờ nổi nóng với người đọc ngay cả
khi họ làm bạn nổi nóng, nó sẽ làm bạn nhìn chẳng chuyên nghiệp tí nào. Mặc dù bạn có thể
chỉnh sửa lại các ý kiến có những lời lẽ tục tĩu, nhưng bạn đừng bao giờ xóa nó đi. Một ý
kiến cũng là một nội dung và nội dung sẽ mang lại traffic.
Lần sau nếu bạn đọc được vài ý kiến trái ngược hay chê bai trên blog của bạn thì đừng nhìn
nó như là một điều tồi nhé. Thay vào đó, nó là một tín hiệu cho thấy blog của bạn đang phát
triển và bạn đang làm điều gì đó đúng. Nếu bạn chẳng bao giờ nhận được một ý kiến chê
bai trên blog của mình, tức là bạn đang làm sai.
ĐỘ DÀI CỦA BÀI VIẾT VÀ MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN VIẾT BÀI
Độ dài của mỗi bài viết có thể từ một đoạn văn đến một bài luận dài 7000 từ. Bạn muốn
dùng cách nào cũng được. Điều thực sự mấu chốt không phải là chiều dài của bài viết, mà
đó là tần số xuất hiện các bài viết. Một số blog viết bài rất ngắn vì họ viết hàng chục bài mỗi
ngày. Một số người lại viết rất dài nhưng lại chỉ cập nhật blog 2 hay 3 tuần một lần. Điều
quan trọng trong cả 2 trường hợp này là hãy lựa chọn tần số viết bài cho phù hợp.
Cá nhân tôi, tôi thích giữ cho bài viết của mình trong khoảng 200 đến 1000 từ. Thỉnh thoảng
tôi cũng viết nhiều hơn 1000 từ nếu như topic đó cần phải như thế. Nhưng nguyên tắc chung
của tôi là chỉ sử dụng đủ từ để diễn đạt quan điểm của mình. Thời gian của người đọc là rất
giá trị và bạn không muốn lãng phí thời gian của người đọc bằng những điều ngớ ngẩn. Lý
do tôi viết mỗi bài dài tối thiểu 200 kí tự là để tôi có đủ từ để bao quanh cái khung quảng cáo
của Google trong bài viết. Nếu như tôi viết ít hơn 200 từ hoặc bài viết chỉ có một đoạn video
thì tôi phải bỏ quảng cáo của Google đi.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 16 -
Viết thường xuyên quan trọng hơn viết dài rất nhiều
Chẳng có thứ gì làm mất người đọc blog của bạn tốt hơn là việc nhìn thấy một blog cập nhật
mỗi lần một ngày trong vòng một tuần, rồi sau đó đột nhiên chẳng cập nhật gì nữa. Nếu bạn
chuẩn bị cập nhật blog của bạn mỗi ngày một lần (hay bất cứ tần suất nào bạn chọn) thì bạn
hãy cố gắng làm điều đó. Đừng làm một blogger on rồi lại off. Blog của bạn sẽ chẳng bao
giờ phát triển được nếu bạn cứ làm thế.
Tôi nghĩ blog nên được cập nhật hàng ngày bời vì như thế mới là chức năng của blog. Nếu
bạn không có gì để viết có nghĩa là thực sự không chịu quan sát. Tôi có thể viết từ 3 đến 5
bài hoặc hơn một ngày và tôi có thể viết ngay bây giờ, nhưng tôi không làm điều đó vì tôi
không muốn cung cấp cho người đọc quá nhiều thông tin khiến họ bội thực.
Cập nhật thường xuyên hàng ngày có rất nhiều lợi ích. Nó khuyến khích người đọc kiểm tra
blog hay vào đọc RSS fees của bạn hàng ngày. Google cũng thích các blog được cập nhật
thường xuyên và sẽ gửi các con bot thường xuyên để đánh chỉ mục (index) site của bạn.
Viết bài thường xuyên quan trọng đến nỗi các blog lớn, khi họ đi chơi, họ phải giấu không
cho các vị khách biết để khỏi phải chịu sức ép viết bài. Hãy nhớ là, điều then chốt là tấn số
cập nhật blog của bạn phải thích hợp. Hãy cam kết viết X bài mỗi tuần trong vòng một năm,
bạn sẽ thấy điều tuyệt vời sẽ sảy ra.
VIẾT NỘI DUNG - ĐỌC RÀ XOÁT
Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên của tôi
Tôi là người đầu tiên thừa nhận rằng khả năng viết và ngữ pháp tiếng Anh của tôi còn kém
lắm. Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên của tôi và trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa
đủ để tốt nghiệp trung học. Tôi giám chắc rằng thầy giáo dạy tiếng Anh của tôi trước đây sẽ
bị sốc nếu biết giờ đây tôi lại kiếm sống từ viết lách thế này. Hầu như tất cả bạn bè tôi đều
có trình độ tiếng Anh tốt hơn tôi, nhưng chính tôi mới là người kiếm tiền từ tiếng Anh. Điều
này quả là trớ trêu phải không các bạn.
Các bước đọc rà xoát của tôi
Tôi thích viết các bài viết của mình trên Firefox bởi vì nó có một công cụ kiểm tra chính tả.
Tuy nhiên, tôi vẫn copy và paste bài viết của mình vào MS Word để kiểm tra chính tả và ngữ
pháp thêm một lần nữa. MS Word có thể kiểm tra các lỗi rất chính xác, tuy vậy có những thứ
nó không thể kiểm tra được như: khoảng cách của giầu phẩy hay sử dụng sai từ. Đấy là
những điều bạn phải quan tâm nếu bạn muốn chứng tỏ mình là một người chuyên nghiệp.
Tôi thích sử dụng chức năng Save and Continue Editing trong Wordpress. Chức năng này
cho phép tôi xem lại bài viết trước khi đưa lên blog. Tôi hay đọc rà xoát lại bài viết của mình
trên một cửa sổ preview bởi vì tôi dùng cửa sổ chỉnh sửa của Wordpress ở chế độ HTML -
việc đọc rà xoát lại dễ dàng hơn nhiều khi bạn không phải ở chế độ HTML. Tôi sẽ đọc lại
toàn bộ bài viết của mình từ ba đến sáu lần trước khi chuyển nó sang MS Word để kiểm tra
thêm chính tả và ngữ pháp.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 17 -
Thứ mà tôi chú ý nhất đó là mạch viết. Tôi muốn trình bày ý tưởng của mình liền một mạch.
Nhảy tới nhảy lui sẽ chỉ làm cho bài viết khó theo dõi. Lúc chỉnh sửa lại, tôi dành hết tâm trí
để bỏ đi những từ hoặc cả câu không cần thiết. Tôi thích viết xong toàn bộ bài viết sau đó
mới quay lại kiểm tra và sửa lỗi.
Khi tôi chuyển bài viết về Wordpress, tôi lại đọc nó một lần nữa ở cửa sổ preview trước khi
đưa nó lên blog. Đây là cơ hội cuối cùng để tôi phát hiện ra các lỗi. Đôi khi tôi viết xong rồi đi
chơi hay đi ăn tối xong, lúc về mới đọc lại. Tôi phát hiện ra rằng khoảng thời gian này giúp
tôi dễ dàng tìm ra các sai sót hơn.
Sửa lỗi sau khi bài viết đã đăng
Nếu bạn phát hiện thấy một lỗi nào đó sau khi đã post bài viết lên mạng thì hãy sửa chúng
ngay. Đừng khó chịu nếu như người đọc sửa lỗi đó cho bạn ở comment của họ vì họ chỉ
muốn giúp bạn mà thôi. Hãy sửa lỗi và sau đó hãy cám ơn họ vì sự giúp đỡ.
Tôi là một bằng chứng để chứng mình là bạn không cần phải có một trình độ tiếng Anh hoàn
hảo thì mới thành công được trên internet. Tuy nhiên, bạn phải có cách viết đủ để diễn tả ý
kiến của bạn. Nếu tiếng Anh của bạn chưa chuẩn thì hãy nghĩ tới việc theo học một lớp tiếng
Anh ban đêm để cải thiện điều này.
NĂM VIỆC ĐỂ LÀM KHI BẠN KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ VIẾT
Kiểm tra các Comment
Khi tôi khó tìm được chủ đề để viết, điều đầu tiên tôi làm là đọc các comment trên blog. Tôi
lấy được nhiều ý tưởng từ việc đọc các comment.
Ghé thăm các blog khác trong cộng đồng của bạn
Với hơn 60 triệu blog hiện có trên mạng, tôi chắc rằng chỉ ít trong số đó là có điều gì đó thú
vị đáng cho bạn viết. Nhưng mà bạn không thể xem hết tất cả hơn 60 triệu blog đó được,
vậy thì xem một số blog trong cộng đồng MyBlogLog của bạn hay những người viết
comment trên blog của bạn là một ý tưởng rất hay.
Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp một câu chuyện hay xứng đáng được giữ nguyên bản thay vì
được gộp vào trong một mục với các liên kết nhanh. Hãy đảm bảo rằng bạn phải đưa ra
được ý kiến của mình trong topic đó. Hãy copy và paste lại kèm với lời trích dẫn để người
đọc biết phải tìm đọc câu chuyên đầu đủ ở đâu. Đừng có quá khuyến khích người đọc quay
lại blog của bạn.
Hãy nghiên cứu lại các bài đã viết
Nếu blog của bạn đã xuất hiện được một thời gian và đã có được kha khá bài viết thì hãy cố
nghiên cứu lại các bài mình đã viết xem có bài viết nào mà bạn có thể viết lại thành một bài
mới không. Nếu bạn thật sự lười thì bạn thậm chí không phải cập nhật các bài viết đó mà chỉ
cần thay đổi lại ngày tháng để đưa bài viết đó lên trang đầu. Cơ hội để mọi người chú ý đến
rất mong manh. John Chow dot com đã có hơn 1000 bài viết, nếu như bạn là một người mới
đến đọc thì liệu bạn có đọc từng bài một không? Các bài viết không bị ảnh hưởng của thời
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 18 -
gian. Nếu như tôi đưa một bài viết cũ lên trang đầu, nhiều người sẽ nghĩ đó là một bài viết
mới. Tuy nhiên, tốt hơn là bạn nên viết một bài mới và link đến bài viết cũ. Với cách này, bạn
vừa thêm được nội dung mới vào blog của mình và đồng thời giúp tăng traffic cho bài viết
cũ.
Kiểm tra Email
Trong khi hầu hết người đọc tương tác với bạn quan comment, thì một số lại thông qua
email. Thỉnh thoảng, tôi xem một câu hỏi của một người đọc mà tôi biết là cũng có nhiều
người muốn có câu trả lời, thay vì chỉ trả lời lại người đã hỏi, tôi sẽ trả lời câu hỏi này ở dạng
một bài viết mới.
Xem xét trên YouTube
Khi chẳng biết làm gì nữa, hãy lên YouTube (hay bất kì một site chia sẻ video nào khác) để
tìm một đoạn video vui vẻ hoặc khơi gợi suy nghĩ nào đó để post lên blog. Nhớ là hãy thêm
vào đó ý kiến hoặc quan điểm của bạn vào đoạn video đó nhé.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 19 -
CHƯƠNG 4 - BẠN PHẢI CÓ CÁC PLUGIN CỦA WORDPRESS
Wordpress là phần mềm blog được hàng triệu blogger lựa chọn. Dưới đây là các Plugins tôi
sử dụng để làm cho phần mền blog tốt nhất thế giới này tốt hơn.
Aksimet Comment Spam Killer
Plugin ngày đã được cài đặt trước cùng với Wordpress và bạn luôn nên bật. Tôi nhận được
hơn 500 spam comment mỗi ngày, và nếu như không có Aksimet thì tôi đến phát điên mất.
Để bật Aksimet, hãy vào phần Plugins trong Control Panel của Wordpress và Active nó.
Phần mềm này cần phải có API key. Bạn có thể có API key miễn phí bằng cách đăng ký một
tài khoản tại Wordpress.
Subscribe to Comments 2.0
Subscribe to Comment 2.0 có thêm một check box “Notify me followup comments via e-mail”
ở dưới nút submit comment để người dùng có thể theo dõi các comment. Khi có một
comment viết cho một bài viết nào đó, một email sẽ gửi đến người đọc để thông báo. Bạn có
thể download Plugin này tại đây. Để có thêm chi tiết về Plugin này, xem tại đây.
Show Top Commentators
Kể từ khi cài đặt Plugin này, comment trên blog của tôi đã tăng rất nhiều. Hiển thị những
người có nhiều comment nhất khuyến khích họ cho biết ý kiến và thảo luận cũng như là sự
đền đáp cho các comment mà họ viết. Không giống với các liên kết trên comment, các liên
kết trên Top Commentators là những liên kết đầy đủ không có tag kèm theo. Vì thế nó thực
sự khuyến khích mọi người viết comment trên blog. Để có thêm thông tin về Plugin này, các
bạn xem tại đây.
Brian’s Thread Comments
Brian’s Thread Comments thêm vào một liên kết “Reply to this comment” vào mọi comment
trên blog. Khi bạn click vào link để trả lời, comment của bạn sẽ được đặt ngay dưới
comment được trả lời. Tiện ích này rất tốt nếu như người đọc muốn hỏi điều gì đó, thay vì
phải kéo bài viết xuống để xem có ai trả lời không thì người đọc có thể nhìn ngay vào
comment của mình. Để có thêm thông tin về Plugin này, các bạn xem tại đây.
Sidebar Widget
Sidebar Widget là một trong số các Plugin hữu dụng nhất cho Wordpress. Widget này cho
phép bạn cá nhân hóa giao diện của sidebar mà không phải chỉnh sửa lại bất kì file PHP
nào. Bạn chỉ cần kéo và thả những mục mà bạn muốn vào sidebar và Widget sẽ làm phần
việc còn lại giúp bạn. Nhưng theme Wordpress của bạn phải có sẵn Widget thì bạn mới sử
dụng được Plugin này.
Executable PHP Widget
Plugin này giúp bạn chạy các code PHP trong Sidebar Widget của bạn. Tôi phải cài Plugin
này bởi vì Feature Site cho Text Link Ads yêu cầu hỗ trợ PHP. Hãy xem thêm ở đây.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 20 -
Recent Comments
Plugin này có sẵn trong Wordpress. Nó hiển thị danh sách các comment mới nhất. Cũng
giống như Related Posts, Recent Comment giúp tăng lượng page view cho blog.
Related Posts
Plug in này sẽ tìm các bài viết khác trên blog có liên quan đến bài viết hiện tại. Đây là một
cách tốt để thu hút thêm nhiều page view và giữ người đọc ở lại blog của bạn. Plugin này
cho phép bạn thiết lập số lượng bài viết liên quan đến nhau được hiển thị và cho bạn lựa
chọn có hiển thị chúng không. Có nhiều lựa chọn khác nưa như: bỏ các trích dẫn hay
password bảo vệ các trang.
RunPHP
Plugin này cho phép bạn thực thi các mã PHP trong bài viết trên blog của bạn. Download
Plugin này ở đây.
Adsense Deluxe
Đây là Plugin để chèn các quảng cáo của Google trên bài viết. Điểm hay của AdSense
Deluxe là nó theo dõi số lượng quảng cáo của Google xuất hiện và giới hạn con số này là ba
(số lượng tối đa các quảng cáo của Google được phép xuất hiện trên một trang). Chính vì
thế bạn sẽ thấy một khung quảng cáo xuất hiện trong các bài viết nhưng quảng cáo đó sẽ
biến mất khi bài viết được xem ở trang chủ. Download tại đây.
FeedBurner Feed Replacement
Cách dễ nhất cài đặt FeedBurner trên blog Wordpress của bạn là sử dụng Plugin của
FeedBurner. Plugin này chuyển hướng tất cả traffic qua feed của bạn thông qua
FeedBurner, đảm bảo thống kê về người đọc rất chính xác. Điều thú vị của Plugin này là nó
tự động chuyển tất cả những người đã đăng ký đọc Feed của bạn từ feed cũ sang feed của
FeedBurner.
Optimal Title
Optimal Title thực thi chức năng của câu lệnh wp_title(), nhưng nó chuyển vị trí của tiêu đề
ra sau. Điều này cho phép tên blog của bạn hiện thị cuối thay vì xuất hiện trước tiên. Nói
cách khác, thay vì hiển thị: Phamen >> tiêu đề của bài viết trên blog, nó sẽ hiển thị: Tiêu đề
của bài viết trên blog >> Phamen. Việc chuyển Tiêu đề theo kiểu này sẽ giúp bạn tăng
ranking trên các bộ máy tìm kiếm.
Google Sitemap Generator
Cách dễ nhất để tạo ra một Google Sitemap cho Wordpress là sử dụng Plugin này. Cứ khi
nào bạn cập nhật, hoặc thêm nội dung mới vào blog thì Plugin này sẽ tạo ra một sitemap
mới để Google sử dụng. Hơn nữa để tiết kiệm thời gian, Plugin này sẽ giúp Google index
blog của bạn nhanh hơn.
Wordpress Database Backup
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Plugin này được cài đặt theo mặc định cùng Wordpress. Nó giúp dễ dàng backup cơ sở dữ
liệu cho blog Wordpress của bạn. Bạn có thể download file sao lưu (backup file) hoặc là
email file đó tới địa chỉ mà bạn chọn. Plugin này rất dễ sử dụng - chỉ cần active và sau đó
chọn “Backup” ở phần “Manager” trong control panel của Wordpress. Để bảo mật, bạn nên
tắt Plugin này đi sau khi đã backup xong database.
Text Link Ads
Đây là Plugin được TLA cung cấp để hiển thị các quảng cáo của TLA trên blog của bạn. Để
có Plugin này, bạn cần phải đăng ký và được TLA chấp nhận cho làm publisher thì mới có
thể sử dụng được Plugin này. Khi đã được chấp nhận, Plugin này sẽ cung cấp tất cả các
quảng cáo dạng văn bản và giúp bạn kiếm tiền. Đây cũng là một Plugin mà tôi yêu thích.
HÃY NỔI BẬT GIỮA ĐÁM ĐÔNG BẰNG MỘT FAVICON
Đa số các blog hiện nay đều thiếu một file favicon.ico và hầu như là toàn dùng mặc định. Có
một cách để làm cho blog của bạn nổi bật hơn trên thanh bookmark đó là hãy tạo một icon
riêng. Quá trình tạo file này rất đơn giản. Bạn hãy tạo một hình GIF hoặc PNG có kích
thướng 16x16 pixel có liên quan đến site của bạn sau đó save nó lại thành một file có tên là
favico.ico. Upload file này lên thư mục gốc và thêm vào dòng code sau giữa hai tag
Hãy thay cái URL trên bằng URL của file favicon.ico của bạn và như thế là đã xong. Bây giờ,
cứ khi nào bạn ghé thăm blog của tôi bạn sẽ thấy một icon nhỏ hiện trên thanh address, và
icon này cũng hiện trên cả thanh bookmark. Nếu người đọc có quá nhiều bookmark thì icon
này sẽ giúp cho blog của tôi dễ dàng được nhận biết khỏi các blog khác không có favicon.
ĐẶT THỜI GIAN CHO BÀI VIẾT CỦA BẠN
Từ khi bắt đầu trình làng John Chow do Com đến nay,
tôi luôn dần dần tăng số bài viết cho mỗi ngày. Trung
bình hầu như ngày nào tôi cũng có năm bài viết và
chúng được phân chia đều ra về mặt thời gian để đưa
lên blog. Có vài người đọc hỏi có phải suốt ngày tôi ngồi
ôm lấy cái may vi tính hay không mà cứ 3 đến 4 tiếng là
tôi lại có một bài viết như thế. Câu trả lời là không. Tôi
viết tất cả các bài một một lần, sau đó đặt thời gian cho
chúng.
Wordpress có một chức năng định thời gian cho phép
hiển thị bài viết theo đúng thời gian bạn đã đặt trước. Thông tường thì thời gian hiển thị trên
bài viết là thời gian mà bạn ấn nút publish, nhưng thời gian hiển thị cho người xem nhìn thấy
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 21 -
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 22 -
thì có thể điều chỉnh được. Vì thế, tôi có thể viết rất nhiều bài viết cho blog của mình trước,
và sau đó đặt thời gian để chúng hiển thị vào các giờ khác nhau trong ngày.
Sự dụng chức năng timestamp rất dễ. Chỉ cần viết bài như bình thường, nhưng thay vì ấn
nút Publish thì bạn hãy chỉnh timestamp để thời gian mà bài post đó xẽ xuất hiện trên blog
theo giờ mà bạn muốn, sau đó mới ấn publish. Bài viết của bạn sễ không hiển thị ngay trên
trang đầu của blog, nó chỉ hiển thị khi nào thời gian mà bạn đặt trước tới.
TỐI ƯU HÓA URL THÂN THIỆN VỚI SEARCH ENGINE ĐỂ CÓ KẾT QUẢ TÌM KIẾM TỐT
HƠN
URL động và URL tối ưu hóa để thân thiện với các bộ máy tìm kiếm
Theo mặc định, Wordpress đặt tên URL của blog theo một dãy số động tăng liên tiếp. Con
số đó được đặt ở ngay sau tên miền và nhìn giống thế này:
Với Google, URL này chẳng có nghĩa gì. Google vẫn phải sử dụng spider của mình để xác
định nội dung của bài viết. Hãy sử dụng URL kiều này:
ten-mien-rieng. Với URL được tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm, Google có thể dễ dàng
xác định được nội dung trong bài viết của bạn. Cơ hội cho các bài viết của tôi xuất hiện trong
kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm là rất cao do tôi sử dụng URL được tối ưu hóa
cho các bộ máy tìm kiếm chứ không sử dụng URL động.
Bật tính năng URL thân thiện để tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm
Để bật tính năng này, hãy vào phần Options trong Wordpress control panel và chọn
Permalinks. Bạn sẽ thấy có bốn lựa chọn để hiển thị URL của bạn là: Mặc đinh (Defaul),
Theo ngày và theo tên (Date and name based), Bằng số (Numeric) và Tự chọn (Custom).
Bạn có thể sử dụng URL theo ngày và tên (Date and name based) hoặc là Tự chọn
(Custom) bởi vì như thế là thân thiện nhất để tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm. Còn tôi thì
tôi sử dụng URL theo kiểu Tự chọn - kiểu này sẽ hiển thị URL với tên miền theo sau tên bài
viết. Cấu trúc của kiểu chọn Tự chọn sẽ là thế này: /%postname%/
Thiết lập kiểu tên miền ưu tiên
Hầu hết các website đều được mở với hai kiểu địa chỉ. Một kiểu địa chỉ có www như:
và một kiểu địa chỉ không có www như:
Theo quan điểm của SEO (Search Engine Optimization - tối ưu hóa cho bộ máy tìm
kiếm) thì nên sử dụng một định dạng tên miền và nên trung thành với nó. Với cách
này thì bạn không bị Google chia PageRank cho hai URL mà cùng chỉ đến một trang.
Cách làm dễ nhất là đăng nhập vào tài khoản Google Webmaster Tools và thiết lập
tên miền ưu tiên.
Tên miền ưu tiên là tên miền bạn muốn sử dụng để đánh chỉ mục cho các trang trong
site của bạn (đôi khi nó được coi là mặc định). Có thể sử dụng URL theo kiểu có www
hoặc không có www để chỉ đến site của bạn. Ví dụ: và
Tên miền ưu tiên là tên miền bạn muốn sử dụng cho site của bạn
trên các kết quả tìm kiếm.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 23 -
Khi bạn đã chỉ định rõ tên miền ưu tiên, nó sẽ giúp xác định PageRank cho site của
bạn chính xác hơn.
Thêm vào “301 Redirect”
Sau khi bạn đã xác lập xong tên miền ưu tiên, bạn phải bắt mọi người sử dụng tên miền này
bằng một câu lệnh chuyển tiếp 301. Bạn thực hiện bằng cách chỉnh sửa file .htacces trong
thư mục gốc. Tôi muốn mọi người sử dụng URL của tôi theo dạng có www. Để làm điều này,
tôi mở file .htaccess và thêm vào các dòng code sau:
RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^(.*)\.phamen\.com$[NC]
RewriteRule ^(.*)$ [R=301,L]
Bạn phải thay phamen.com bằng URL của bạn. Các câu lện trên sẽ chuyển tất cả địa chỉ
dạng phamen.com sang www.phamen.com.
Khi đã có tên miền ưu tiên theo một định dạng duy nhất, bạn cũng cần phải chắc chắn rằng
các liên kết cũng ở cùng dạng đó. Nếu bạn có 10 site liên kết đến bài viết của bạn ở dạng có
www và 10 site khác liên kết đến mà không có www thì tức là bạn đã trình cho Google thấy
20 liên kết này liên kết đến 2 trang khác nhau chứ không phải một trang. Đoạn mã trong file
.htaccess sẽ đảm bảo mọi thứ đi theo đúng ý của bạn, tức là chỉ đến định dạng tên miền ưu
tiên mà bạn muốn.
Lưu ý: sự chuyển tiếp .htacces chỉ hoạt động trên Linux server có module Apache Mod-
Rewrite được bật.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 24 -
CHƯƠNG 5 - VIẾT NỘI DUNG
1. Tự viết
Viết nội dung là khó nhất. Nó còn là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất nhưng lại được đền
đáp xứng đáng nhất. Nếu bạn biết chủ đề mà bạn định viết là gì thì chính bạn là người nên
tự viết ra. Tôi luôn cố viết ít nhất một bài mới hoặc một bài đánh giá mỗi tuần cho một mục
nào đó trên blog. Việc này không yêu cầu nhiều thời gian vì tôi có 6 ngày để làm. Lợi ích của
việc tự mình viết bài là các bài đó là của riêng bạn và bạn có quyền kiểm soát chất lượng
của bài viết đó. Nhưng ngược lại nhược điểm của việc này là nó làm bạn rất tốn thời gian.
2. Thuê người khác viết
Nếu bạn không tự viết được thì hãy thuê người khác viết giúp bạn. Bạn trả cho họ thế nào là
tùy bạn. Một số site còn thuê những người chuyên viết bài, họ được ăn lương theo tháng
cộng với tiền cho từng bài viết. Có nhiều site về công nghệ lại chẳng trả một đồng nào cho
người viết, thay vào đó người viết có quyền đối với những mục họ đánh giá. Dù bạn làm thế
nào thì cũng hãy đảm bảo rằng có một hợp đồng giữa bạn và người viết cho bạn, trong đó
chỉ rõ các bài viết thuộc về bạn sau khi chúng hoàn thành. Tôi có biết một site công nghệ mà
người viết trên site đó đã bỏ site công nghệ này để thành lập site mới của riêng họ, và họ
đưa các bài cũ họ đã viết lên site mới của họ. Đây là một tình huống rất khó xử mà bạn nên
tránh gặp phải.
Tôi cũng làm một việc khác nữa, đó là thuê người viết ở những site công nghệ khác viết lại
một bài nào đó hay viết bài đánh giá cho tôi. Tôi phải biết chất lượng của người viết đó rồi thì
mới làm theo cách này. Đánh giá phần cứng tốn rất nhiều thời gian và phải thử nhiều lần.
Bằng sự so sánh thì việc viết các đánh giá chỉ tốn vài giờ. Đây là cách rất hay để người viết
tiếp tục thử nghiệp những điều mà anh ta đã từng làm. Tôi biết mình có thể kiếm bao nhiêu
trong mỗi bài đánh giá, miễn là tôi không phải trả cao hơn số tôi kiếm được, vì tôi nằm trong
vòng quay của tiền bạc mà. Đó có thể là một vụ làm ăn hời đấy. Nhưng dù sao, tôi khuyên
bạn chỉ nên làm việc này khi đã có sự chấp thuận của chủ các site kia. Một số site không
muốn người viết của mình thậm thụt làm ăn với người khác.
3. Nhờ người đọc viết
Một nguồn rất tốt để có được các bài viết là từ mối quan hệ với người đọc của bạn. Mỗi
người sẽ bỏ ra 15 phút và sẽ có một bài trên site yêu thích của họ cũng là một cách làm.
Vấn đề chính là chất lượng các bài viết của người đọc có chấp nhận được không. Mục Công
nghệ có rất nhiều bài của người đọc nhưng hầu hết các bài viết đó không thể đăng lên được
bởi vì nó không hay. Nếu bạn chấp nhận các bài viết của người đọc thì hãy thêm “Tất cả các
bài đã được duyệt đều thuộc quyền của” trong TOS1 của bạn.
4. Trao đổi bài
Để giữ cho mạch bài viết được tiếp tục, tôi thỉnh thoảng cũng trao đổi bài với một site khác.
Chúng tôi chọn một bài viết cũ trên site của nhau tôi để đưa lên site của mình. Với người
đọc, bài cũ cũng là mới. Cái hay của việc này là bạn không sử dụng các bài biết miễn phí
1 Terms of Serives
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 25 -
nên bạn sẽ không bị phạt. Tuy vậy, vì các bài viết trao đổi này là những bài cũ nên chúng ta
vẫn phải viết lại để cập nhật thêm các thông tin cho bài viết, nhưng việc trao đổi này cũng
thỉnh thoảng mới sảy ra thôi.
5. Đăng lại những bài viết cũ
Đây là một trò tiểu xảo nho nhỏ mà tôi thường sử dụng ở Laptop Gamer và Digital Grabber
khi mới bắt đầu viết bài. Tôi dùng những bài viết có liên qua đến nhau mà đã được post ở
TechZone và post chúng vào một site mới. Như thế là tôi đã chuyển các bài viết cũ trên blog
của mình sang một bài mới trên TechZone. Đăng lại các bài viết cũ là một cách làm dễ dàng
và khá hay để tạo ra nội dung mới. Và lại một lần nữa nhắc đến, đó là chúng ta nên viết lại
một chút để bài viết được cập nhật hơn.
6. Sử dụng RSS
Khi mà bạn cố lấp đầy nội dung của trang để chơi Adsense (Made For Adsense), thì một
cách đơn giản là nên sử dụng RSS để các con bot của Goole len lỏi tìm kiếm. Chúng sẽ lấy
rất nhiều feed từ các site và tạo ra một site mới chẳng có nội dung gì mà chỉ có RSS feed.
Thậm chí còn có cả các cuốn sách “Kế hoạch làm giàu nhanh chóng” với cả một hệ thống
dựa trên RSS feed. Tuy vậy, không nên thêm RSS feed vào nội dung trên site của bạn. Nó
không phải là nội dung chính trên site của bạn, nó chỉ là một công cụ để lấp kín chỗ trống
thôi. Đừng bao giờ đưa nó làm nội dung chính.
7. Các bài viết có tựa đề riêng
Các bài viết có tựa đề riêng giúp người dùng dễ dàng đưa nội dung của site lên nhanh
chóng và ít tốn kém. Bài viết có tựa đề riêng là một dạng quyền sở hữu đặc biệt mà bạn mua
lại một cách hợp pháp, bạn có thể chỉnh sửa và đăng lên mạng. Thậm chí bạn còn có thể
thêm tên của bạn như là tên tác gải của bài viết. Bạn có thể mua 200 bài viết có tựa đề riêng
với giá chỉ 15 cents mỗi bài.
Vấn đề chính đối với các bài viết này là chất lượng. Hầu hết các bài đều là một mảnh giấy
vụn. Một vấn đề khác nữa là các bài này hay bị trùng lặp – không phải chỉ có mình bạn sử
dụng các bài này. Càng nhiều người sử dụng thì nó càng mất giá trị. Nó còn gây lộn xộn bởi
vì mọi người thấy cùng một bài viết mà có nhiều tác giả khác nhau. Nếu bạn muốn sử dụng
các bài viết này thì bạn nên viết lại chúng để tránh gặp phải vấn đề trên. Và nếu như bạn
phải viết lại chúng thì có thể bạn đừng nên sử dụng nữa.
8. Các dịch vụ cung cấp các bài báo miễn phí
Có hai vấn đề chính khi sử dụng các bài bào miễn phí. Trước tiên là chất lượng của bài viết,
chúng chỉ là một mới giấy lộn. Thứ hai, nội dung bị trùng lặp. Google không thích những nội
dung trùng lặp nhau và sẽ phạt site nào vi phạm điều này.
Các bài báo miễn phí chỉ nên sử dụng để làm đầy thêm cho blog của bạn chứ không thể sử
dụng chúng để tạo bản sắc riêng của bạn. Và cuối cùng tôi muốn nói là, chỉ có những nội
dùng riêng mới mang lại traffic cho site của bạn. Vì vậy nên bạn nên đưa các bài viết của
của chính mình lên trên, và các bài viết khác nhắm mục đích lấp chỗ trống ở dưới.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 26 -
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG LƯỢNG NGƯỜI ĐĂNG KÝ ĐỌC TIN QUA RSS
Tại sao bạn lại muốn nhiều người đăng ký đọc tin qua RSS?
Trước khi bạn cố gắng tăng số lượng người đăng ký đọc tin trên blog của bạn qua RSS, bạn
cần phải quyết định xem đó có phải là điều mà bạn muốn làm không? Kiếm tiền qua feed
RSS khó khăn hơn nhiều so với blog. Doanh thu từ RSS chỉ có $271.44 trong tổng số
$11.702.66 mà tôi kiếm được trong tháng Tư năm 2007. Đây thật là một điều tệ khi mà ngày
ngày có hơn 5000 người đọc tin trên blog của tôi qua RSS.
Mặc dù doanh thu thấp, nhưng có nhiều lý do rất đáng giá để tăng lượng người đăng ký đọc
tin qua RSS. Lý do chính là RSS phản ánh số lượng người đọc trung thành và hiểu theo
đúng nghĩa, thì bất cứ điều gì mà bạn làm để tăng số lượng người đọc qua RSS sẽ giúp blog
của bạn phát triển lâu dài. Một lý do khác để tăng RSS là bởi bì một số mạng lưới quảng
cáo, ví dụ như ReviewMe, sẽ lấy số lượng người đọc RSS của bạn để định giá - số lượng
RSS càng cao thì bạn càng được trả nhiều tiền hơn.
Hãy cung cấp Full Feed
Nếu bạn muốn tăng số lượng RSS thì bạn phải cung cấp RSS đầy đủ. Nhiều người dùng
RSS không đăng ký đọc feed của bạn nếu nó không đầy đủ. Tôi có trên 30 feed cho người
đọc trên Google, cái nào cũng đầy đủ hết. Nếu bạn không có feed đầy đủ, tôi sẽ không đăng
ký đọc.
Tôi sử dụng RSS feed của tôi để cung cấp cho người đọc một phiên bản hầu hết là các
quảng cáo miễn phí của blog. Đừng sử dụng RSS như là một sự khơi gợi với hi vọng người
đọc sẽ click lên đó để đọc bài viết đầy đủ. Trừ khi blog của bạn cập nhật trên 20 lần mỗi
ngày, nếu không người đọc sẽ không đăng ký RSS.
Đừng hiển thị số lượng RSS khi có ít
FeedBurner cung cấp một nút banner nhỏ hiện thị số lượng người đọc RSS trên blog của
bạn. Hiện tại thì trên blog của tôi hiển thị 5099. Con số này biểu thị số lượng người truy cập
vào blog của tôi qua TSS ngày hôm qua. Tôi khuyên bạn không nên cho hiển thị con số này
nếu như lượng người đọc RSS của bạn chưa đạt tới 50.
Đây là tâm lý hành động của con người. Con người nói chung cũng giống như một con cừu.
Họ sợ khi phải bước ra ngoài khu vực tiện nghi và sẽ không làm điều này cho đến khi thấy
người khác làm. Khi họ thấy một blog với một banner hiển thị có sáu người đọc, họ cũng có
chiều hướng không đăng ký. Tốt nhất bạn hãy giấu số lượng người đọc RSS của bạn đi đến
khi nào bạn thấy là có đủ số lượng người đọc RSS kha khá thì mới cho hiển thị. Số người
đọc RSS càng lớn thì càng làm cho người ta dễ đăng ký hơn, số người đọc RSS càng ít thì
càng làm cho người ta không chú ý đến. Điều này thật không công bằng, nhưng đúng là như
vậy.
Nếu bạn muốn chơi ăn gian, bạn có thể tạo ra số lượng người đọc RSS feed giả để hiển thị.
Net Business Blog đã viết Làm thế nào mà tôi có 283 nghìn người đọc Feed mỗi ngày.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Hãy cho hiển thị nút RSS của bạn
Nút RSS nên đặt ở gần đầu blog và vẫn có thể nhìn thấy được khi
không cuộn trang xuống. Bạn muốn người đọc ngay là bog của bạn
có RSS và bạn không thẻ làm thế nếu cái nút đó ở bên ngoài site. Tôi
đặt tên cho cái button của mình là “Full Feed RSS” để người đọc biết
họ có thể đọc toàn bộ nội dung từ RSS. Nếu bạn thật sự muốn người
đọc chú ý, bạn có thể thử dùng tích hợp vào nút RSS lớn nhất thế
giới này - The world’s biggest RSS button.
Hãy mời người đọc đăng ký
Nếu bạn muốn người đọc đăng ký đọc RSS của bạn thì hãy mời họ. Cách tốt nhất là ở cuối
mỗi bài viết, hãy thêm vào một dòng như sau: “Nếu bạn thích bài viết này, hãy đăng ký đọc
qua feed RSS”.
Thay vì phải thêm dòng trên vào từng bài viết một, có một cách dễ dàng hơn là bạn chỉnh
sửa lại template. Trong Wordpress, bạn có thể edit file single.php hoặc file page.php. Bạn
cũng có thể chỉnh sửa file index.php nếu bạn muốn dòng này hiển thị ở trang chủ của blog.
Kiếm tiền từ RSS Feed
Cách tốt nhất để kiếm tiền từ feed RSS là khuyên khích người đọc ghé thăm blog của bạn.
Feed RSS của tôi kiếm tiền nhờ vào FeedBurner Ad Network và Text Links Ads
Feedvertising. Các quảng cáo của FeedBurner hiển thị phía dưới mỗi bài viết, đây là loại
quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị2. Số tiền CPM3 có thể lên đến rất cao (lên tới $8)
nhưng tỉ lệ chiếm không gian lại rất ít.
Các quảng cáo Text Link Ads Feedvertising cũng giống y như các text link trên mỗi blog.
Thay vì mua link trên blog, các nhà quảng cáo sẽ mua link ở RSS feed. Cũng giống như TLA
trên blog, giá của mỗi text link trên blog của bạn là giá cố định, do vậy bạn không phải lo
lắng đến sự thay đổi giá CPM hay click gian lận. Khi bạn đăng ký Text Link Ads, bạn được
lựa chọn thêm Feedvertising vào RSS. Nếu bạn đã có một tài khoản TLA Publisher và muốn
thêm Feedvertising, bạn có thể làm bằng cách chỉnh sửa danh sách của bạn trong control
panel của TLA. Feedvertising yêu cầu phải là Wordpress 2.0 hoặc cao hơn.
Mỗi link Feedvertising hiển thị trên blog của tôi phải mất $550 một tháng. Tuy nhiên, các nhà
quảng cáo có thể sử dụng $100 coupon4 để bớt được chút ít.
LÀM THẾ NÀO KÉO NGƯỜI ĐỌC RSS VÀO THĂM BLOG
Hầu hết người đọc trên John Chow dot Com đều là trực tiếp. Tuy vậy, vẫn có hơn 5000
người đọc blog qua RSS. Khi kiếm tiền bằng RSS thì đây lại là một vấn đề vì có quá ít cách
kiếm tiền từ RSS so với blog.
2 CPM based display ads
3 Cost per Million
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
4 Phiếu giảm giá
- 27 -
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 28 -
Nếu bạn nhìn vào blog của Guy Kawasaki, bạn sẽ thấy hàng ngày có 22 nghìn trong tổng số
30 nghìn người chỉ đọc blog của anh ta từ RSS. Cho nên tôi vẫn băn khoăn tại sao Guy
không thể kiếm tiền từ Google AdSense. Một ví dụ khác là Tech Crunch. Họ có hơn 50
nghìn người đọc blog và hơn 400 nghìn người đọc RSS. Nhưng thật may cho họ, bộ phận
bán quảng cáo đã tính cả số lượng người đọc RSS vào khi bán các Ad space (bán chỗ,
không gian đặt quảng cáo) - chính vì vậy mà một banner 125x125 tốn 10 nghìn USD mỗi
tháng.
Có số lượng người đọc RSS nhiều quả là tuyệt vời và chủ các blog nên cố gắng xây dựng
mối quan hệ này. RSS của bạn biểu thị cho số người đọc trung thành và bởi vì số lượng
người đọc tăng là một sự đại diện rất tốt cho sự phát triển mạnh mẽ của blog. Nhưng vì có
nhiều người đọc không ghé thăm blog mà chỉ đọc tin qua RSS cho nên việc kiếm tiền từ
RSS gặp rất nhiều hạn chế. FeedBurner Ad Network và Text Link Ads Feedvertising là hai
cách kiếm tiền từ RSS, nhưng cách tốt nhất vẫn là khuyến khích người dùng vào xem blog
của bạn. Sau đây là một số cách:
Bật FeedBurner FeedFlare
Tôi sử dụng RSS feed thông qua FeedBurner. Chức năng FeedFlare cho phép tôi thêm mục
đếm số comment vào cuối mỗi bài viết. Chức năng này cho phép người đọc biết các bài viết
đã có được bao nhiêu comment. Trừ khi người đọc đăng ký đọc RSS của comment, còn
không thì không thể đọc comment từ RSS của bài viết. Điều này có nghĩa là người đọc RSS
phải ghé thăm blog thì mới đọc được các comment. Nếu người đọc RSS quan tâm đến bài
viết thì có nhiều cơ hội họ sẽ click vào liên kết đến comment để xem người khác viết gì.
Khuyến khích viết Comment
Có FeedBurner FeedFlare mà không có comment nào trong tất cả các bài viết thì chũng
chẳng giúp gì được cho bạn. Chính vì thế tôi đã cố gắng khuyến khích mọi người viết càng
nhiều comment càng tốt. Blog là một công cụ giao tiếp giữa người viết và người đọc, và
chúng ta phải tận dụng điều này.
Cách khuyến khích viết comment dễ nhất là xin mọi người để lại feedback trên bài viết của
bạn. Người đọc RSS phải vào blog của bạn thì mới viết comment được, do vậy đây là cách
rất hay để kéo họ vào thăm blog. Bạn cũng có thể cài hai plugin cho Wordpress mà tôi đã
dùng để tăng comment trên blog.
Trước tiên, bạn phải gieo mầm thì mới đơm hoa kết trái được. Hãy tạo ra vài cái tên và tự
viết comment cho các bài viết của bạn. Đây là việc làm lén lút nhưng chẳng có gì là sai cả.
Nhiều forum cũng làm theo cách này.
Chèn vào một số Video
Các đoạn video không thể phát được trên RSS feed. Nếu người đọc RSS muốn hiển thị
video, họ phải vào xem blog. Ví dụ, nhũng người đọc RSS muốn xem bathroom of the MGM
Skylofts thì phải ghé thăm blog bởi vì tôi viết bài này có kèm theo video chứ không phải bằng
ảnh.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 29 -
Có một đoạn miêu tả thật hay cho đoạn video đó sẽ khyến khích nhiều người đọc vào blog
của bạn hơn. Đừng post video mà không có lời chú thích hay miêu tả nào vì nếu như thế
những người đọc RSS của bạn sẽ chỉ thấy một bài viết trống trơn.
Link đến các bài viết cũ
Đây là cách rất hay để những người đọc RSS và cả những người đọc blog rà soát lại blog.
Cứ khi nào có thể là tôi là cố gắng tìm lại các bài viết cũ có liên quan đến bài mà tôi đang
viết và link đến chúng. Cách liên kết này có một số điểm lợi như sau: nó giúp các bộ máy tìm
kiếm tìm ra các bài viết cũ của bạn, nó giúp người đọc khám phá ra các bài viết mà họ chưa
đọc hay bị bỏ sót, nó khuyến khích người đọc click vào các link đó để xem blog của bạn.
Nhắc người đọc rằng RSS không phải là cập nhật nhất.
Một bài viết mới trên blog sẽ không hiện thị ngay trên RSS feed cho đến khi feed được cập
nhật. Có thể phải mất đến 6 tiếng (đôi lúc còn lâu hơn) để feed có thể cập nhật. Vì thế,
những người muốn đọc các bài viết mới nhất sẽ phải vào trực tiếp blog để xem các bài viết
trên RSS feed có phải là bài viết mới nhất trên blog hay không.
Một cách nữa để nhắc người đọc là dùng chức năng Feedvertising của Text Link Ads. Bạn
có thể viết một đoạn hướng dẫn trên feed của bạn như sau: “Đây có thể không phải là bài
viết mới nhất! Hãy vào xem để biết bạn đã xem bài mới nhất hay
chưa”.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 30 -
CHƯƠNG 6 - KIẾM TIỀN TỪ BLOG
Kiếm tiền từ blog không phải là chỉ đặt vào blog cái quảng cáo của Google, đây chỉ là bước
khởi đầu. Công việc của bạn là phải tìm ra càng nhiều cách càng tốt để tối đa việc kiếm tiền
từ blog trong khi vẫn cung cấp cho người đọc những kinh nghiệm và kiến thức đáng giá.
Việc phàn nàn về các quảng cáo trên blog luôn luôn sảy ra ngay cả khi chỉ có một quảng
cáo. Sau đây là vài điều cần phải ghi nhớ: những người lớn tiếng phàn nàn về quảng cáo
trên blog cũng đồng nghĩa với việc họ chẳng bao giờ click vào một quảng cáo nào, hoặc tệ
hơn họ còn sử dụng công cụ chặn quảng cáo. Khi đó thì bạn chẳng kiếm được đồng nào từ
họ, vậy việc họ nói có quá nhiều quảng cáo có ảnh hưởng quan trọng đến mức nào?
Vậy làm sao mà bạn biết được việc đặt quảng cáo đã lên đến đỉnh điểm hay chưa? Câu trả
lời rất đơn giản. Traffic của bạn sẽ cho bạn biết - nếu traffic của bạn bắt đầu giảm, bạn cần
phải thay đổi. Tuy nhiên, việc giảm traffic do đặt quá nhiều quảng cáo là khá hi hữu. Khi hỏi
100 người, lý do lớn nhất khiến họ rời bỏ một blog là gì thì quá nhiều quảng cáo không phải
là câu trả lời nằm trong top. Tôi nghĩ đó là do họ chán với cách ăn nói thiếu tôn trọng.
Hãy xem một trong những blog lớn nhất trên mạng, Engadget. Có 21 quảng cáo ở trang đầu.
Người đọc có phàn nàn không? Tôi chắc rằng cũng sẽ có một số người. Engadget có quan
tâm đến điều này không? Tôi rất hoài nghi về điều này. Nếu bạn muốn kiếm tiền từ blog thì
hãy khai thác triệt để blog của bạn.
Nghệ thuật đặt quảng cáo
Bí quyết dặt quảng cáo trên một site chính là việc sử dụng càng nhiều nguồn quảng cáo
càng tốt và phân tách chúng ra để nhìn chúng không quá chật ních trên site. Nếu như
Engadget đặt 21 quảng cáo vào một chỗ thì chắc hẳn sẽ nhiều lời phàn nàn. Một cách rất
hiệu quả để không bị phàn nàn là một quảng cáo luôn ở trong tầm mắt khi cuộn trang. Có
thể đặt hàng đống quảng cáo trên một trang và nhìn nó vẫn có vẻ gọn gàng cân đối (tôi
không nói rằng Engadget gọn gàng).
Một bí quyết khác là dùng càng nhiều loại quảng cáo càng tốt. 21 banner trên một trang sẽ
làm chúng bị lố bịch, nhưng nếu bạn đặt nó chung với banner, text link, các nút, v.v.. thì bạn
vẫn có thể tạo ra được một trang nhìn khác gọn gàng và dễ đọc.
Đừng lo lắng vì những lời kêu ca
Đa số người đọc sẽ không kêu ca khi bạn có quảng cáo trên blog. Đừng quan tâm quá nhiều
đến các lời kêu ca. Dù họ có nói thế thì họ cũng chẳng làm gì được bạn.
CÁCH THỨC THỰC HIỆN AFFILIATE MARKETING
Chú thích: Affiliate Marketing có thể hiểu là việc giới thiệu hay tiếp thị những người khác ở
cấp dưới của mình tiêu thụ hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của một hãng khác để được
hưởng hoa hồng.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 31 -
Nhiều blogger rất e dè với affiliate marketing bởi vị họ phải chịu mọi rủi ro và các nhà quảng
cáo chẳng phải chịu một rủi ro nào. Affiliate marketing được thực hiện dựa trên cơ sở “Trả
tiền cho từng hành động” - Cost per Action (CPA), có nghĩa là khách hàng phải thực hiện
một số loại hành vi nào đó. Hành vi này có thể đơn giản chỉ là từ việc đăng ký nhận thư mới,
hay đến mức cao hơn là mua một sản phẩm nào đó. Không có hành động thì không có tiền.
Nếu không thực hiện affiliate marketing, nhà quảng cáo sẽ chẳng mất gì, nhưng blogger sẽ
mất rất nhiều bởi vì các không gian quảng cáo mà họ dành cho chương trình affiliate đáng lẽ
phải dành để kiếm tiền từ các quảng cáo CPC (Cost per Click) hay CPM (Cost per Million).
Nhưng cũng rất dở nếu như các blogger không để mắt tới affiliate marketing bởi vì khi làm
đúng thì affiliate marketing có thể là nguồn mang lại nhiều tiền nhất cho bạn. Có nhiều người
chú ý đến tấm Séc Adsense $140.000 của Shoemoney, nhưng nhiều người không biết anh
ta đã kiếm tiền từ việc affiliate marketing nhiều hơn là từ Google. Bạn thực hiện hiện affiliate
marketing thế nào cho thích hợp?
Affiliate Marketing hoàn toàn giống với Presell5
Hầu hết mọi người đều nghĩ họ có thể treo một cái banner của Dell hay của một văn phòng
bán hàng nào đó trên blog của họ là có thể ung dung ngồi xem mọi người kéo đến mua
hàng. Khi chẳng có ai mua hàng, họ coi đó như là một bằng chứng chứng minh rằng affiliate
marketing không hoạt động và bỏ nó. Affiliate marketing không giống như các quảng cáo
thông dụng trên internet, mà nó hoàn toàn giống với presell.
TechZone thu được hơn $200.000 từ việc bán sản phẩm mỗi tháng thông qua một số
phương thức bán hàng qua affiliate. Chúng tôi chưa bao giờ sử dụng một banner nào để
khuyếch trương cho công việc này vì thẳng thắn mà nói thì banner không có tác dụng. Mà
thay vào đó, chúng tôi sử dụng một trang Hot Deals để presell cho người đọc. Trang Hot
Deals này chỉ dùng để thực hiện affiliate. Nhưng dù vậy thì chúng ta cũng cần làm cho trang
đó theo cách nào đó để người đọc không có cảm tưởng đó là một trang quảng cáo. Chúng
ta trưng chúng ra tại những nơi có thể thu được kết quả kinh doanh tốt nhất trên mạng.
Người đọc sẽ nghĩ rằng: “À hay quá, sử dụng coupon này tôi có thể mua một cái laptop Dell
rẻ hơn 30%”. Họ sẽ không nghĩ rằng “John Chow sẽ kiếm được một phần trong số những
thứ được bán từ trang này là một sự xấu xa!”.
Đó là những việc thuộc về Presell. Bạn tác động lên suy nghĩ của khách hàng tiềm năng để
làm cho họ dễ dàng đón nhận các offer hơn. Bạn không thể làm điều này với một banner.
Presell cũng thuộc về niềm tin. Người đọc biết bạn và tin ở bạn, do vậy cứ khi nào bạn xác
nhận chất lượng của một sản phẩm nào đó, hay bạn cho họ xem sản phẩm đó sẽ giúp họ tốt
hơn, sexy hơn, thông minh hơn, tiết kiệm hơn như thế nào, v.v.., họ sẽ tiếp thu những điều
bạn nói tốt hơn rất nhiều. Nếu như tôi chỉ đơn thuần đặt một cái banner của AGLOCO trên
blog này, tôi sẽ chẳng thể nào có được hơn 15 nghìn referral như bây giờ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ẨN ĐI CÁC AFFILIATE LINK
5 Để biết Presell là gì, các bạn có thể tham khảo tại đây hoặc tại đây
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 32 -
Trước khi ẩn một affiliate link, xin hãy đọc kĩ các điều khoản qui định của chương trình
affiliate mà bạn tham gia và chắc chắn rằng việc ẩn các affiliate link không đi ngược lại các
quy định này.
.htaccess
Đây là một file hết sức quan trọng mà bạn cần phải biết nếu bạn sử dụng Linux. .htaccess
nằm trong cùng thư mục với file index.html hay index.php. Nếu như không có thì bạn có thể
tự mình tạo ra file này.
Mở file .htaccess ra, chuyển xuống dưới cùng của file và đánh vào các câu lệnh sau:
RewriteEngine on
RewriteRule ^john.php$ [R]
“RewriteEngine on” sẽ bật chế độ viết lại của chương trình. Như bạn thấy, url.com/john.php
sẽ chuyển sang website của John, và thêm vào đó là code affiliate của bạn. Đây là cách rất
đơn giản để ẩn đi code affiliate của bạn và bạn chỉ cần chỉnh sửa duy nhất một file.
Redirect HTML
Đây là một cách đơn giản khác để ẩn đi code của bạn mà không cần phải dựa vào hệ điều
hành. Hãy tạo một file có tên là john.html và thêm vào các dòng sau:
Talking you to johnchow.com website <meta http-
equiv=”refresh” content=”0; url=”>
Please stand by.
Bạn chỉ cần tạo một file HTML cho mỗi chương trình affiliate của bạn.
PHP Direct
Nếu server của bạn có cài PHP thì bạn nên sử dụng kỹ thuật này. Với PHP thì bạn có nhiều
cách khác nhau để thực hiện việc này, nhưng vì thời gian có hạn nên tôi sẽ chỉ cho bạn
những cách đơn giản nhất.
Tạo một file có tên là john.php và viết vào những dòng lệnh sau
<? Header(“Location:”);
?>
Lưu lại và đơn giản chỉ có thế thôi. Bây giờ thì url.com/john.php sẽ đưa bạn đến
johnchow.com/?ref=Justin. Và cũng tương tự như cách làm với html, bạn sẽ phải upload một
file mới cho mỗi chương trình affliate.
Javascript Redirect
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 33 -
Kỹ thuật này sẽ hoạt động rất tốt trên các website, tuy nhiên nó lại không tốt lắm trên các
blog có Feed RSS. Và nếu như người đọc tắt javascript đi thì nó cũng sẽ hiển thị url. Xin chú
ý rằng: Google bot đã tắt javascript. Nếu người dùng cố mở nó ở một trình duyệt mới hay
một tab mới thì nó vẫn không ẩn url.
<a href=””
onclick=”parent.location.href=’’; return
event.returnValue=false”>Mypcrig
Trên đây chỉ là một trong số những cách rất hay để tăng sự chuyển đổi link affiliate của bạn.
Chúng có thể không minh bạch lắm, nhưng nó là cách rất tuyệt vời để kiếm tiền trên mạng.
LÀM SAO ĐỂ CÓ THÊM CÁCH ĐÁNH GIÁ REVIEWME
Viết những bài đánh giá hay
Đây hẳn là một sự thật hiển nhiên, nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên vì có rất nhiều blogger
không thể viết được một bài đánh giá hay. Khi tôi nói tới bài đánh giá hay, tôi không có ý nói
tích cực về sản phẩm hay dịch vụ. Bạn có thể có ý kiến tích cực hoặc tiêu cực và vẫn có một
bài đánh giá không hay. Một bài đánh giá hay sẽ giải thích cho người đọc biết họ cần phải
biết điều gì về sản phẩm hay dịch vụ đó và hướng họ tới quyết định sử dụng hay không sử
dụng sản phẩm hay dịch vụ này.
Có một bài đánh giá ReviewMe không có nghãi là: “Chà, tôi đang nhận tiền để viết 200 từ!”.
Nếu đó là cách mà bạn nhìn nhận vấn đề thì bạn đang làm một việc sai lầm. Tôi đã từng đọc
các bài đánh giá ReviewMe, có người thậm chí còn viết rằng: “Đã đủ 200 từ chưa nhỉ?”. Có
điều mà có thể họ không nhận ra là hầu hết các nhà quảng cáo trên ReviewMe mua các
đánh giá dựa trên các đánh giá trước đây của bạn. Và nếu các bài đánh giá trước đây của
bạn là nịnh bợ thì nó sẽ không khuyến khích họ mua quảng cáo trên blog của bạn.
ReviewMe mở màn chương trình của họ bằng việc chi $100,000 để mua các đánh giá từ các
publisher trong mạng lới của họ. Nhiều publisher coi đó là tiền miễn phí và chỉ viết những
đánh giá cụt lủn để đáp ứng được yêu cầu tối thiểu. Một số người thậm chí còn nói khoác
rằng họ được trả $20 (khá ổn) cho 5 phút làm việc (điều này cho thấy rằng họ không quan
tâm).
Lý do quan trọng nhất mà ReviewMe chi tiền không chỉ là để có được sự chú ý (tôi đã làm
điều này), mà còn để phô trương cho các nhà quảng cáo tiềm năng thấy các đánh giá có
chất lượng từ các publisher của họ. Nếu như bạn là một Publisher cho ReviewMe, bạn
không hiểu tại sao bạn không nhận được lời đề nghị đánh giá mới nào thì bạn hãy đọc lại
những bài đánh giá ReviewMe của chính bà và hãy tự hỏi mình: Nếu bạn là một nhà quảng
cáo thì liệu bạn có mua quảng cáo từ chính các bài đánh giá của mình không?
Hãy cho thấy các nghiên cứu
Chỉ thực hiện việc này nếu bạn đã từng có hơn một bài đánh giá. Hãy liên lạc với nhà quảng
cáo, hỏi họ xem đánh giá của bạn đã mang lại kết quả gì cho họ và sau đó thì post các kết
quả lên. Tôi đã thực hiện điều đó trong bài viết ReviewMe Case Studies. Sau khi viết bài, tôi
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 34 -
đã nhận được một loạt các lời mới viết đánh giá cho ReviewMe. Khi bạn chứng minh được
kết quả, các nhà quảng cáo sẽ mua chúng.
Các đánh giá ReviewMe không chỉ mang lại các lợi ích về SEO và backlink mà nó còn mang
lại nhiều hơn thế - các nhà quảng cáo hoàn toàn có thể kiếm tiền từ việc này. Ví dụ, những
lời cảm ơn cho đánh giá của Net Business Blog, Matt cho tôi biết là anh ta đã bán 20 link
quảng cáo, mỗi link giá $10 - thêm $200 thu nhập mỗi tháng, quả là một kết quả đầu tư
không tồi. Bài đánh giá AdVolcano của tôi đã được Clickz đón nhận, một trong những site
marketing tương tác mới lớn nhất trên mạng. Trước bài đánh giá thì AdVolcano chỉ có một
trang dành cho các publisher.
Khi các nhà quảng cáo thấy được các ví dụ hiện thực trong bài đánh giá của bạn, rất có thể
họ sẽ mua quảng cáo của bạn.
Đừng sợ phải từ tối các đánh giá
Tôi chỉ viết những đánh giá có liên quan đến những gì tôi viết và tôi nghĩ là người đọc của tôi
quan tâm. Đừng sợ phải từ chối một đánh giá nếu như nó không liên quan gì đến blog của
bạn hoặc bạn nghĩ người đọc của bạn không quan tâm đến vấn đề đó. Kiếm được thêm
$400 mà không tạo ra một sự sứt mẻ lớn trong phong cách của bạn (ít nhất tôi cũng hi vọng
thế) mới là điều quan trọng. Người đọc của bạn đáng giá hơn rất nhiều, vì thế hãy đặt họ lên
hàng đầu.
Từ chối đánh giá có thể sẽ làm cho blog của bạn giá trị hơn. Khi có được một mục tiêu rõ
ràng cho những điều được quan tâm trên blog mình, bạn sẽ được Google lập chỉ mục tốt
hơn, được quyền đặt giá cao hơn, và có được sự trung thành của người đọc vì bạn không
làm tất cả vì tiền.
Hãy nghĩ đến giá trị của tiền bạc
Không giống như PayPerPost (trả tiền cho mỗi bài viết), ReviewMe được sử dụng không chỉ
để có các backlink (liên kết ngược), mà còn nhiều hơn thế. Các đánh giá trên ReviewMe
phải chi phí nhiều hơn là PayPerPost và các nhà quảng cáo cần phải nhìn thấy được lợi ích
cho chi phí gia tăng này. Tôi rất quan tâm đến thực tế là các nhà quảng cáo đang trả $400
cho một bài đánh giá trên blog của tôi. Tôi không cần phải khen các sản phẩm hay dịch vụ,
nhưng tôi thực sự nợ nhà quảng cáo một bài đánh giá hay mà trị giá của nó ít nhất là $400.
Cuối cùng thì họ cũng thanh toán số tiền đúng với giá trị của bài đánh giá và cũng sẽ nhận
được những lợi ích từ số tiền bỏ ra.
Một bài test đơn giản là hãy hỏi chính mình: Liệu mình có trả $400 (hay bất kì giá nào khác)
cho bài đánh giá này? Nếu câu trả lời là không thì đánh giá của bạn chưa hay đến thế đâu.
Tài trợ cho đánh giá của chính bạn
Hãy tạo một category mới trên blog của bạn với cái tên Sponsor Reviews (các đánh giá của
nhà tài trợ), ReviewMe Reviews (các đánh giá của ReviewMe), Paid Reviews (các đánh giá
được trả tiền) hay bất kì tên gì bạn muốn. Sau đó hãy viết một bài đánh giá về một site
thương mại nào đó có liên quan đến những thứ trên blog của bạn và đặt nó trong category
trên. Hãy tuân thủ quy định của ReviewMe là viết ít nhất 200 từ, hãy phơi bày toàn bộ sự
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
thật. Hay nói cách khác, hãy nói là các đánh giá này được tài trợ. Bạn không nói dối khi bạn
nói rằng: Đánh giá này được tài trợ - bởi bạn. Ở cuối bài viết thậm chí bạn có thể thêm vào
câu: “Đây là đánh giá được tài trợ. Nếu bạn muốn được đánh giá, bạn có thể làm ở đây”.
Và bây giờ, khi một nhà quảng cáo ReviewMe đến blog của bạn để kiểm tra, họ sẽ thấy
category đánh giá có các bài đánh giá trong đó và họ có thể kiểm tra chất lượng của bạn.
Nếu họ thích những gì họ đọc được thì cơ hội họ sẽ mua các đánh giá từ bạn sẽ cao hơn rất
nhiề so với người chẳng có đánh giá nào.
Nếu bạn thực sự mạo hiểm, bạn sẽ viết một bài đánh giá về một công ty có chương trình
affiliate. Bạn có thể kiếm tiền từ cách này. Rất nhiều blogger tham gia Text Link Ads. Tạo
sao không viết một bài đánh giá về TLA có kèm theo link affiliate của bạn và gọi đó là một
bài đánh giá được tài trợ? Cái hay của việc này là bạn có thể kiểm tra xem đánh giá được
thực hiện như thế nào. Nếu bạn đăng ký vài site mới vào TLA, thì bây giờ bạn phải có các
nghiên cứu cụ thể để cho các nhà quảng cáo thấy rằng các đánh giá của bạn có thể mang
lại lợi nhuận cho việc đầu tư của họ.
CÁCH KIẾM TIỀN BẰNG KONTERA CONTENTLINK
Rất nhiều lời cảm ơn dành cho một đối tác mới của Kontera, rất nhiều publisher mới có thể
tham vào một nguồn thu nhập mới từ quảng cáo mà chỉ dành cho những site có traffic cao.
Nhiều người đọc trên blog của tôi đã đăng ký và được chấp thuận đặt ContentLink trên site
của họ, đây là tin rất vui. Bây giờ, chúng ta chuyển đến bước tiếp theo: làm thế nào để tối đa
hóa nguồn tiền kiếm được từ chương trình này?
Kontera ContentLink cần khoảng một tuần để xem xét và đánh giá site của bạn. Lần đầu tiên
khi tôi đặt ContentLink trên blog của mình, số tiền CPM chỉ có 91 cents. Bây giờ thì đã tăng
lên hơn $3. Để Kontera có thêm thời gian đánh giá, có những việc việc khác bạn có thể làm
để tối đa hóa thu nhập từ chương trình này. Sau đây là một số thủ thuật.
Hãy đảm bảo rằng các quảng cáo khác không chặn các liên kết
Lần đầu tiên khi tôi đặt Kontera trên The TechZone, một flash banner của Ultra đã chặn
quảng cáo của ConteneLink. Đây là một vấn đề thường gặp với những quảng cáo flash. Nếu
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 35 -
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
bạn có banner nào chặn các quảng cáo của Kontera ContentLink thì hãy điều chỉnh chúng
ngay. Nếu mọi người không đọc được một quảng cáo đầy đủ thì họ sẽ không click vào
quảng cáo đó.
Hãy để ContentLink ở trong nội dung bài viết
Kontera ContentLink hoạt động tốt nhất nếu các từ khóa liên kết nằm ở trong nội dung của
bài viết. Header, side bar hay footer… không nên cho Kontera ContentLink tham gia vào.
Bạn có thể kiểm soát được phần nào trên site của bạn được Kontera dò tìm bằng cách sử
dụng tab div.
Nội dung bạn muốn Kontera hiển thị ContentLink sẽ đặt ở đây
Bạn có thể chỉnh sửa template trên site của bạn để thêm vào thẻ div mở ở đầu của bài viết
và thẻ div đóng ở cuối bài viết hoặc bạn có thể thêm tag vào trên bài viết. Việc này sẽ giữ
Kontera ContentLink hiển thị ở những nơi bạn muốn trong phần nội dung trên blog của bạn.
Bảo vệ dòng tiêu đề không bị liên hết
Lý tưởng nhất là ContentLink chỉ nằm trong phần văn bản của bài viết. Tuy vậy, có nhiều khi
Kontera vẫn hiển thị link ở phần tiêu đề. Một số blogger không quan tâm đến điều này nhưng
riêng tôi thì tôi không thích phần tiêu đề của bài viết bị đặt link. Tôi chặn không cho
ContentLink chuyển tiêu đề của bài viết thành link quảng cáo sau các code của ContentLink.
Var dc_isBoldActive=’no’
Giải pháp này sẽ làm cho ContentLink chặn vùng văn bản bị bao bọc trong các tag sau:
, , , . Bằng việc sử dụng thẻ div để giữ cho ContentLink nằm ở trong
phần thân của bài viết và thực thi code bảo bệ các văn bản bôi đậm không bị tô sáng, bây
giờ bạn sẽ bắt đầu tối đa hóa doanh thu từ Kontera.
Hãy làm cho Kontera Link có màu giống với các link thông thường.
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 36 -
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 37 -
Việc này cũng giống như việc phối màu ở Google Adsense. Làm cho màu của ContentLink
giống với màu của những link thông thường sẽ tăng tỉ lệ click. Tuy vậy đây không phải là một
quy tắc khó và có thể thực hiện nhanh được. Có thể bạn muốn hòa chúng lại với nhau và
thử các màu tương phải để xem tác dụng của chúng thế nào.
Bạn có thể thay đổi màu của ContentLink trong các code quảng cáo của Kontera. Đây là
dòng điều chỉnh màu sắc của link: var dc_AdLinkColor=’#xxxxxx’. Hãy đổi x thành tên
màu hoặc màu ở dạng HEX.
CÁC CÁCH ĐỂ BÁN THÊM ĐƯỢC CÁC TEXT LINK
Bán các text link là một trong những nguồm thu lớn nhất trên blog của tôi. Hiện nay, tất cả
các vị trí dành cho link quảng cáo đã bán hết sạch, bạn không thể mua được các vị trí đặt
quảng cáo này ngay cả khi bạn sẵn sàng trả giá hơn $240 cho mỗi tháng. Sau đây là một số
thủ thuật để bán thêm được các text link.
Đặt link của bạn ở vị trí dễ nhìn thấy
Không phải các nhà quảng cáo chỉ mua link để có lợi trên các bộ máy tìm kiếm. Các link này
cũng góp xức khá tốt cho vậy tạo thêm traffic. Tuy vậy, nếu bạn đặt các link này ở cuối của
blog hoặc ở một vị trí khác khó phát hiện, thì link của các nhà quảng cáo sẽ không nhận
được nhiều traffic. Bạn hãy đặt bạn vào vị trí của các nhà quảng cáo, họ sẽ kiểm tra xem link
của họ được đặt ở đâu trên blog của bạn trước khi họ quyết định mua. Khi chắc chắn rằng
các link quảng cáo của bạn nằm ở trên những vị trí thuận lợi cho việc quan sát thì bạn đã
tăng thêm cơ hội để bán các link này.
Hãy gọi các liên kết được tài trợ này là gì cũng được, nhưng đừng gọi chúng là các
liên kết được tài trợ (Sponsored links)
Vì hầu hết các text link không nằm sau các tag nào nên chúng làm tăng SEO cho các nhà
quảng cáo. Tuy vậy, Google lại không thích khi các nhà quảng cáo trả tiền cho các link này,
thay vì họ có được các link này theo cách truyền thống. Một điều rất quan trọng mà bạn cần
phải biết đó là, Google làm việc theo cách phát hiện các link được tài trợ và đưa chúng vào
danh sách kém tin tưởng cho cả các site bán và site mua các link này. Nhưng vấn đề là làm
thế nào mà Google biết được là link đó có phải là link đó có được tài trợ hay không?
Cách dễ nhất để phát hiện các link được tài trợ là tìm câu nào đó được viết là “link đựoc tài
trợ”. Chính vì thế nên các link được bán trên blog của tôi luôn được viết là các site hữu ích.
Bạn có thể đặt tên phần “các link tài trợ” này là gì cũng được nhưng đừng gọi là “các link
được tài trợ”, điều này sẽ giúp bạn bán được nhiều link hơn và giữ cho Google không chõ
mõm vào chúng (ít nhất là cho đến bây giờ).
Đặt nhiều link nếu bạn không bán được cái nào
Các nhà quảng cáo cũng giống như những người bình thường, họ thích làm theo chứ không
bao giờ muốn là người đầu tiên. Khi họ thấy một site mà chẳng có link nào trên đó, họ sẽ
lưỡng lự không giám mua. Tuy nhiên, khi họ thấy có một hoặc hai link, khả năng họ quyết
định mua sẽ cao hơn rất nhiều. Nếu bạn chưa bán được link nào thì cách tốt nhất là bạn nên
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 38 -
trả tiền cho chính các link của mình và đặt chúng lên khu vực bán link quảng cáo. Hoặc là
bạn có thể link đến tôi.
Đăng ký tham gia Text Link Ads
Đây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không thể tự mình bán được các link. Trừ khi blog của
bạn có kích cỡ chỉnh tề, nếu không thì cơ hội tốt nhất để bán các link này là đăng ký Text
Link Ads. TLA sẽ liệt kê blog của bạn trên khu vực mua bán của họ và đưa bạn đến hàng
nghìn nhà quảng cáo tiềm năng. Họ sẽ lấy 50% trong tổng số tiền họ bán được từ quảng
cáo trên blog của bạn, dù vậy có 50% vẫn còn tốt hơn là hoàn toàn chẳng có gì.
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
CHƯƠNG 7 - TỐI ƯU HÓA GOOGLE
Rất nhiều người làm SEO nghĩ rằng nội dung cuối cùng cũng chẳng có giá trị gì trong chỉ
mục bổ xung (supplemental index). Đây là điều hoàn toàn chính xác nếu như bạn sử dụng
một blog Wordpress, đơn giản nó cũng giống như bạn đang đưa ra các nội dung trùng lặp
nhau. Nếu như hôm nay bạn đưa một bài viết lên một blog Wordpress được cài đặt mặc
định thì bạn cũng có thể tìm thấy 5 URL khác có thể cho bạn những nội dung giống y hệt.
Nói chung thì bạn có thể tìm được nội dung tương tự thông qua các mục như: Category,
Lịch, Tác giả, Theo tháng, và Page Archive. Trừ khi bạn biết bạn đang làm gì, nếu không
bạn sẽ làm cho bộ nhớ Cache của bạn sẽ rất nặng trong phần đánh chỉ mục bổ xung.
Giảm số lượng trang trong chỉ mục bổ xung có tác dụng rất tích cực cho việc có được toàn
bộ traffic từ Goolge. Bạn càng có ít trang được bổ xung thì Google càng gửi đến cho bạn
càng nhiều traffic. Cách giảm số trang bổ xung là hãy cho Google biết trang nào nó có thể và
không thể đánh chỉ mục. Bạn có thể làm điều này bằng file robot.txt của bạn. Hãy đọc bài
viết này để được giải thích đầy đủ.
CÁCH DỄ NHẤT ĐỂ ĐẶT GOOGLE ADSENSE TRÊN BLOG
Sau câu hỏi được hỏi nhiều nhất là: tôi sử dụng web host nào để lưu trữ blog của tôi, thì câu
hỏi được hỏi nhiều thứ hai là: “Tôi cài đặt các quảng cáo Google AdSense trên blog thế
nào? Câu hỏi này được hỏi rất nhiều vì người đọc chú ý thấy blog của tôi luôn giới hạn chỉ
có 3 quảng cáo của Google (giới hạn của Google). Thế nhưng nếu bạn click vào bất cứ bài
viết nào thì bạn sẽ thấy quảng cáo của Google sẽ hiện ra bên trong bài viết.
AdSense Deluxe
AdSense Deluxe là một plugin của Wordpress tôi sử dụng để điểu khiển các quảng cáo của
Google trên blog của mình. Plugin này cũng có tác dụng cho cả Yahoo Publisher Network
(YPN), việc cài đặt và sử dụng nó cực kì đơn giản. Chỉ cần download về, giải nén và upload
lên thư mục plugins trên Wordpress. Plugin này sẽ nằm trong phần Option trong Control
Panel của Wordpress. Với AdSense Deluxe, bạn có thể tạo nhiều đơn vị quảng cáo
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 39 -
Kiếm tiền trên mạng cùng John Chow Người dịch: Phạm Minh Hiển
Bản quyền bản dịch tiếng Việt thuộc quyền sở hữu của
- 40 -
AdSense và có thể quyết định phần nào trên site của bạn sẽ được đặt quảng cáo, phần nào
không và kích cỡ của quảng cáo đó.
Trên màn hình, bạn có thể thấy tôi có ba đơn vị quảng cáo AdSense: 468, phần cuối trang
và phần mặc định (thường là 300x250). Cách đơn giản nhất để tích hợp AdSense Deluxe
vào Wordpress là chỉnh sửa lại file index.php của theme mà bạn dùng. Để cho quảng cáo
của Google có kích thước 468 hiển thị ở phần đầu của mỗi bài viết, tôi chỉ phải thêm vào
vào template. Muốn quảng cáo của Google hiển thị ở bottom thì cũng làm
tương tự.
Để quảng cáo của Google hiển thị bên trong các bài viết, tôi chỉ cần chèn vào vị
trí nơi tôi muốn quảng cáo này hiển thị. Để chỉnh cho quảng cáo này nằm ở bên phải và có
text bao quanh, tôi sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cách kiếm tiền trên mạng theo Jhon Chow.pdf