Tài liệu Cách kể hỗn độn trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami - Đặng Phương Thảo: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0059
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 34-40
This paper is available online at
CÁCH KỂ HỖN ĐỘN TRONG TIỂU THUYẾT
KAFKA BÊN BỜ BIỂN CỦA HARUKI MURAKAMI
Đặng Phương Thảo
Trường Trung học phổ thông Hồng Bàng, Hải Phòng
Tóm tắt. Kafka bên bờ biển được đánh giá là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của
Murakami cho đến nay ở phương diện nghệ thuật tự sự. Ông đã sử dụng cách kể hỗn độn
như một thủ pháp nhằm phản ánh chân thực sự đa dạng, biến động của thế giới con người.
Hỗn độn trong cách kể thể hiện ở sự đa dạng hóa điểm nhìn, ngôi kể người kể chuyện, sự
xáo trộn các bình diện không gian, thời gian và sự huyền ảo của thế giới nhân vật.
Từ khóa: Kafka bên bờ biển, cách kể hỗn độn, Harruki Murakami.
1. Mở đầu
Lí thuyết hỗn độn (chaos theory) là một lĩnh vực nghiên cứu trong toán học sau đó được
áp dụng trong nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Ở Việt Nam, giáo sư Lê Huy Bắc là người đầu
tiên vận dụng khái niệm hỗn độn ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách kể hỗn độn trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami - Đặng Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0059
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 34-40
This paper is available online at
CÁCH KỂ HỖN ĐỘN TRONG TIỂU THUYẾT
KAFKA BÊN BỜ BIỂN CỦA HARUKI MURAKAMI
Đặng Phương Thảo
Trường Trung học phổ thông Hồng Bàng, Hải Phòng
Tóm tắt. Kafka bên bờ biển được đánh giá là cuốn tiểu thuyết thành công nhất của
Murakami cho đến nay ở phương diện nghệ thuật tự sự. Ông đã sử dụng cách kể hỗn độn
như một thủ pháp nhằm phản ánh chân thực sự đa dạng, biến động của thế giới con người.
Hỗn độn trong cách kể thể hiện ở sự đa dạng hóa điểm nhìn, ngôi kể người kể chuyện, sự
xáo trộn các bình diện không gian, thời gian và sự huyền ảo của thế giới nhân vật.
Từ khóa: Kafka bên bờ biển, cách kể hỗn độn, Harruki Murakami.
1. Mở đầu
Lí thuyết hỗn độn (chaos theory) là một lĩnh vực nghiên cứu trong toán học sau đó được
áp dụng trong nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Ở Việt Nam, giáo sư Lê Huy Bắc là người đầu
tiên vận dụng khái niệm hỗn độn trong nghiên cứu văn học. “Hỗn độn ở đây được hiểu theo nghĩa
một cái gì đó mất trật tự, không theo một quy tắc nào và là một sự không thống nhất, một tổ hợp
của nhiều dị biệt mà không chịu bất kì phán xét từ một dị biệt nào” [1;232]. Cái hỗn độn được coi
là cội rễ của sự sáng tạo trong văn học hậu hiện đại. Lịch sử phát triển của nhân loại là một cuộc
chạy tiếp sức trường kì mà đích đến là cuộc sống văn minh, hiện đại. Những đột phá về khoa học
kĩ thuật, sự thay thế của cái mới trước cái cũ luôn khiến con người rơi vào trạng thái hoang mang,
trống rỗng. Văn học hậu hiện đại đã đi vào khám phá thế giới mà ở đó cõi người thực sự là cõi hỗn
mang với những hành trình đầy trăn trở, dằn vặt, âu lo để truy tìm bản ngã cho mình. Trong tác
phẩm văn học, sự hỗn độn được khúc xạ qua mọi phương diện sáng tác: từ nghệ thuật trần thuật,
mĩ học tiếp nhận đến quan niệm nghệ thuật về con người [3]. Sự hỗn độn ở bất gì phương diện nào
cũng luôn tạo ra một trường nghĩa với đường biên mở mà độ rộng, hẹp, nông, sâu của nó tùy thuộc
vào năng lực nhận thức, vốn văn hóa của từng người đọc. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tìm
hiểu sự hỗn độn trong nghệ thuật trần thuật ở tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami
– một nhà văn đã bình thản đi giữa cõi người chông chênh để tìm kiếm bản thể đích thực của mình.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện
Sự hỗn độn trong cuốn tiểu thuyết 51 chương được thể hiện trước tiên ở ngôi kể và điểm
nhìn của người kể chuyện. Có 49 chương được đánh số thứ tự, một chương mở đầu có tên là Cái
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016
Liên hệ: Đặng Phương Thảo, e-mail: dangphuongthao1981@gmail.com
34
Cách kể hỗn độn trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami
thằng tên là Quạ, một chương nằm sau chương 46 cũng có tên như vậy và cũng không đánh số.
Cấu trúc tác phẩm tựa như hai dòng chảy, bề ngoài có vẻ tách bạch rõ ràng nhưng từ dòng chảy
này luôn có một sự ám gợi đến dòng chảy kia, khiến người đọc luôn phấp phỏng đợi chờ đến một
khoảnh khắc nào đó nó sẽ dần dần hòa vào làm một. Dòng chảy thứ nhất (các chương lẻ), người
kể chuyện là Kafka - chú bé 15 tuổi với mặc cảm về lời nguyền giết cha ngủ với mẹ tự kể lại cuộc
hành trình trốn chạy nhằm vượt thoát ra khỏi lời nguyền. Dòng chảy thứ hai (các chương chẵn), là
câu chuyện của người kể chuyện dấu mặt về Nakata – một người bị mất đi kí ức và khả năng đọc
sau một biến cố bất ngờ thời thơ ấu, bị cuốn vào một vụ giết người và bắt đầu hành trình đi tìm
nửa chiếc bóng còn lại và hóa giải sự bí ẩn về số mệnh của mình. Thủ pháp gián cách chủ thể trần
thuật giữa hai mạch truyện làm cho tác phẩm trở thành một mê cung tự sự.
Ở các chương chẵn, có nhiều người kể chuyện xưng tôi kể về sự kiện mở đầu cho chuỗi
những sự việc bất thường, kì dị đó là vụ hôn mê tập thể tại đồi Bát Cơm ngày 7 tháng 11 năm
1944. Lúc hơn mười giờ sáng, khi cô giáo Setsuko Okamochi, dẫn 16 học sinh cả nam lẫn nữ đi
tham quan dã ngoại, bỗng nhiên tất cả 16 em nhỏ bị rơi vào trạng thái hôn mê mà không rõ nguyên
nhân. Sự việc bất thường được kể lại qua ba báo cáo của cục tình báo quân đội Mĩ (chương 2, 4, 8)
và bức thư của cô giáo Setsuki Okamachi (chương 12).
Bản báo cáo của cục tình báo Mĩ là phần ghi âm lời khai của cô giáo Setsuki Okamachi,
bác sĩ Juichi Nakazawa (53 tuổi) người thứ hai sau cô giáo Setsuko chứng kiến sự việc, và tiến
sĩ Shigenori Tsukayama (52 tuổi) giáo sư khoa tâm thần học trường Y khoa, Đại học hoàng gia
Tokyo - người trực tiếp theo dõi và điều trị cho bọn trẻ. Sau 28 năm, cô giáo Setsuko một lần nữa
khơi gợi lại sự kiện này với bức thư gửi giáo sư Shigenori vào ngày 19 tháng 10 năm 1972. Như
vậy, trước cùng một sự việc, tác giả trao quyền thuật kể cho nhiều nhân vật khác nhau để tối đa
việc khách quan hóa điểm nhìn và giọng điệu. Cô giáo Setsuki nhận thấy điều bất thường qua cặp
mắt của lũ trẻ: “Người chúng mềm nhũn như đang trong cơn hôn mê, thế nhưng mắt chúng vẫn
mở trừng trừng như đang nhìn một cái gì vậy” [5;22]. Cùng nhìn về sự kiện đó, nhưng với cương
vị là một bác sĩ, Juichi Nakazawa lại chú ý tới phản xạ của những đứa trẻ: chúng “loạng choạng
bò bốn chân. Số còn lại vẫn phủ phục. Sau một hồi, một số khác bắt đầu hồi tỉnh, thân thể oằn
oại như những con sâu khổng lồ. . . ” [5;32]. Tiến sĩ tâm thần học Shigenori Tsukayama kể về tình
trạng của Nakata “cứ như thằng cu Nakata thật đã đi chơi đâu, tạm thời để lại cái vỏ xác và cái vỏ
xác này trong khi nó đi vắng, vẫn duy trì mọi chức năng cơ thể ở mức tối thiểu cần thiết để tự bảo
toàn” [5;78]. Không chỉ được thuật lại từ nhiều người có chuyên môn khác nhau, chứng kiến câu
chuyện ở những thời điểm khác nhau, sự kiện đồi Bát Cơm còn được kể lại sau bằng những hồi ức
của cô giáo Setsuko sau 28 năm. Bức thư của cô khiến một sự kiện tưởng như đã khép lại một lần
nữa được khơi dậy với những chia sẻ chân thật nhất. Cô đã có một giấc mơ đầy nhục dục diễn ra
vào đêm trước khi xảy ra sự kiện bí ẩn này. Những cảm giác về sự hoan ái bên người chồng đã ám
ảnh cô từ trong mơ cho đến tận ngày hôm sau và mặc dù không thể lí giải được nhưng cô khẳng
định đó mới chính là nguyên nhân dẫn đến biến cố bất ngờ ảnh hưởng tới cuộc đời của Nakata. Khi
cậu bé xuất hiện trước mặt cô với chiếc khăn thấm máu kinh mà cô vừa vứt đi trước đó, cơn giận
dữ bùng phát khiến cô không kìm được nóng giận, cho đứa bé một bạt tai. Cơn giận dữ của cô có
nguyên nhân từ việc những ẩn ức bị kìm nén, bị chôn chặt trong lòng bất chợt lại phơi ra trước ánh
sáng ban ngày, trước cặp mắt trong veo của đứa trẻ thơ ngây. Cô cảm nhận được sự hụt hẫng, trống
rỗng của đứa trẻ vốn đã chuẩn bị đặt hết niềm tin vào cô sau cái tát ấy. Và chính từ giây phút đó,
đứa trẻ rơi vào trạng thái hôn mê.
Lời kể của nhiều người kể chuyện xưng tôi từ nhiều góc độ khác nhau cứ lần lượt được
trưng ra khiến người đọc bị cuốn vào dòng chảy sự kiện, sự kiện này nối tiếp sự kiện kia và không
thể dừng lại được. Những lời kể đan vào nhau, tạo thành một bức tranh cuộc sống với nhiều mảng
màu ghép lại, như chính thế giới hỗn độn đang tồn tại bên ngoài. Mỗi người đang sống cuộc đời
35
Đặng Phương Thảo
của chính mình, xung quanh họ thế giới luôn không ngừng vận động theo những chiều hướng khác
nhau. Các nhân vật kể lại câu chuyện theo góc nhìn của mình, thậm chí còn cần đến một khoảng
thời gian rộng dài giãn cách để chiêm nghiệm. Mỗi người đều cố gắng theo cách riêng nhưng để
hiểu đến tận cùng của vấn đề, họ có chung một cảm giác bất lực. Những mảnh ghép hỗn độn của
câu chuyện phản ánh một cách chân thực sự bế tắc của con người trước những vấn đề của một
thực tại đang biến chuyển ngoạn mục. Mục đích của lời thuật kể không phải là tìm ra đáp án mà
chỉ nhằm mô tả những điều ẩn ức, khát vọng bị đè nén trong cái thế giới vô thức hỗn độn đầy rẫy
những khúc mắc của con người mà thôi.
Mạch truyện thứ hai là câu chuyện của Kafka về những bước đầu tiên trong cuộc hành trình
của mình. Người kể chuyện là Kafka nhưng nhân vật thường xuyên có sự phân thân để kể chính
câu chuyện của mình từ điểm nhìn bên ngoài. Trước mỗi quyết định quan trọng hay khi vấp phải
những bế tắc, khi cô đơn, hoang mang tột độ, cái thằng tên là Quạ lại xuất hiện đối thoại với Kafka.
Trước khi bỏ nhà đi, Kafka ngồi trong thư phòng của cha và trò chuyện với cái thằng tên là Quạ.
Trong tiếng Tiệp – Kafka có nghĩa là Quạ, cuộc trò chuyện ấy thực chất là sự độc thoại của Kafka
bằng ngôn ngữ đối thoại.
Để tìm đến tận cùng bản thể, nhân vật đã tự thôi miên chính mình, dùng tiềm thức để tác
động lên các hành vi của mình theo cách mà ý thức không kiểm soát được. Người kể chuyện vừa
phân thân để đối thoại với phần bản thể vừa được tách ra, vừa tự đặt mình trong trạng thái bị thôi
miên nhằm tìm ra một giải pháp cuối cùng. Một Kafka luôn tỏ ra chững chạc, mạnh mẽ và một
Kafka bạc nhược, yếu đuối, cuối cùng, cậu đã nhận ra, chỉ có đối mặt với hiện thực và tìm mọi cách
vượt qua nó mới là con đường mình phải đi qua. Sự nhập nhằng, chồng chéo giữa điểm nhìn bên
trong - xuất phát điểm là thế giới nội tâm, là dòng tâm tư của bản thân nhân vật và điểm nhìn bên
ngoài - dựa trên hoàn cảnh, sự kiện có thật đã xảy ra tạo nên sự hỗn độn, phi trật tự trong cách kể.
2.2. Không gian - thời gian nghệ thuật
Cách kể hỗn độn còn được thể hiện qua sự xáo trộn các bình diện không gian – thời gian
nghệ thuật. Ở Kafka bên bờ biển, không gian thực hiện lên qua các địa danh khác nhau của Nhật
Bản như Takamatsu, Nakano, Kobe, Kochi, Tokyo, Shikoku, khu nhà nghỉ, khách sạn, đường sá,
ga tàu, quán café, quán bar, miếu đường, thư viện. . . Theo hành trình của Kafka và Nakata, có
hai không gian chính song hành. Điểm khởi đầu và kết thúc đều là từ Tokyo đến Takamatsu,
nhưng Kafka đến thẳng Takamatsu, sau đó hành trình của cậu là sự di chuyển giữa tam giác không
gian: Thư viện Kamura, ngôi nhà gỗ trong rừng, căn phòng trọ của Sakura. Còn Nakata phải trải
qua nhiều chặng, nhiều điểm dừng để đến được Takamatsu: Rời khỏi quận Nakano, đến khu nghỉ
Fujigawa, Shinjuku, tới Kobe cuối cùng mới tới được Takamatsu. . . Giao điểm hai hành trình của
Kafka và Nakata là thư viện Komura. Kafka đến và gặp Miss Saeki, người có thể là mẹ đẻ của
mình, tìm cách hóa giải lời nguyền giết cha ngủ với mẹ, Nakata đến để tìm phiến đá cửa vào, mở
ra để mọi việc, mọi vật về lại đúng trật tự vốn có của nó. Tất cả những không gian đó gần gũi, gắn
bó mật thiết với con người trong cuộc sống thường ngày nhưng cũng chính ở những không gian
thực tại đó ta lại bắt gặp không gian phi thực. Điều đáng nói là giữa hai không gian thực – phi thực
ấy lại có một mạch ngầm liên thông với nhau. Ở điểm giao thoa của hai chiều không gian thực -
ảo, thời gian cũng bị hòa tan, quá khứ và hiện tại cùng đồng hiện. Tất cả tạo nên một thế giới hỗn
độn, mơ hồ.
Căn phòng ở thư viện Komura là nơi ngày xưa người yêu của Saeki từng sống, sau hơn 20
năm, tình cờ Kafka đến ở tạm một thời gian. Và tại đó, hằng đêm, linh hồn cô gái 15 tuổi Saeki
lại hiện về ngắm bức tranh Kafka bên bờ biển, còn Kafka lại ngắm nhìn nàng và yêu say đắm linh
hồn ấy. Quy luật của thời gian dường như không còn tồn tại, không gian vừa thực vừa hư. Ánh
36
Cách kể hỗn độn trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami
trăng tràn vào căn phòng qua cửa sổ, cây sơn thù du lớn đang trổ hoa ngay bên ngoài, lung linh
trong ánh trăng, trời ắng gió và không gian hoàn toàn yên tĩnh. Bỗng nhiên, sự hiện diện của cô
gái Saeki 15 tuổi xinh đẹp lộng lẫy đến mức khó có thể là thật khiến Kafka cảm thấy không gian
bao quanh mình như một cái hồ ở miệng một núi lửa đã tắt. “Tất cả đều lặng tờ, núi lửa đã tắt lạnh
lẽo, chỉ còn lại cô đơn chồng chất nhiều tầng như những lớp bùn mềm nhão, chút xíu ánh sáng lọt
xuống được độ sâu này soi lờ mờ mọi thứ xung quanh như tàn dư của một kỉ niệm thoi thóp xa vời,
không có dấu hiệu của sự sống” [5;324]. Không gian ấy là có thực nhưng nó được khúc xạ qua hồi
ức của Miss Saeki và qua khát vọng của Kafka để trở thành một không gian phi thực nối kết giữa
hai chiều thời gian quá khứ - hiện tại.
Hay căn phòng chết chóc nơi Nakata giết Johny Walker không gian và thời gian vừa thực
và phi thực. Trong lúc đi tìm những chú mèo bị mất tích, Nakata đến một ngôi nhà “nằm ở khu cư
xá yên tĩnh, nhiều nhà to nhưng không người qua lại”; “ngôi nhà có tường đá cũ kĩ bao quanh”,
“căn phòng tối om, tấm rèm dày nặng ở cửa sổ nhìn ra vườn đã kéo lại. Không một ngọn đèn nào
bật sáng” [5;143]. Kẻ tên là Johny Walker tự thú nhận mình chỉ là một gương mặt biểu tượng, chỉ
mượn cái mã ngoài và tên nhân vật trên tem mác của một hãng sản xuất rượu ở nước Anh. Ông ta
muốn nhờ Nakata một việc, giết chết ông ta. Con người kì lạ đó đã điều khiển hành vi của Nakata
theo đúng những gì ông ta đã lập trình sẵn: “Tôi muốn bác phải sợ tôi, căm ghét tôi ghê gớm rồi
mới hạ sát tôi. . . Và sau cùng bác giết tôi”. Cảnh tượng giết mèo diễn ra trong căn phòng kinh
hoàng như cảnh dưới 18 tầng địa ngục. “Johny Walker him mắt lại và khẽ vuốt đầu con mèo. Y
lướt đầu ngón trỏ dọc theo bụng con vật, rồi dùng tay phải cầm lấy một con dao mổ và không hề
báo trước, rạch một nhát thẳng giữa bụng (. . . ). Miệng vẫn huýt sáo điệu “Heigh - ho”, y thọc tay
vào bụng con vật, và với một con dao mổ cỡ nhỏ, cắt rời quả tim bé xíu” [5;165]. Như một tên quỷ
ác, Johny Walker lần lượt thực hiện lại các thao tác với con mèo thứ hai. Không gian, thời gian như
bị đóng băng lại bởi tội ác ghê rợn. Không thể để cái ác tiếp tục hoành hành, Nakata đã vung dao
lên, “cắm ngập lưỡi dao vào bụng kẻ giết mèo”. Giải cứu lũ mèo, tâm trí Nakata bắt đầu nhòa nhòa
và chìm vào bóng tối, khi tỉnh dậy lão thấy mình đã ở bãi cỏ trống không. Nakata đã thoát ra khỏi
không gian bí ẩn, đầy bạo lực kinh hoàng và bắt đầu bước vào cuộc hành trình tìm kiếm bản thể.
Nơi không gian – thời gian trở thành một khối hỗn mang, khiến con người thoát ra khỏi
đời sống thực để đi sâu vào cõi tâm linh, tìm kiếm cho mình chính đạo là một thị trấn nhỏ giữa
một khu rừng nằm sâu trong núi. Kafka được hai người lính bị mất tích trong rừng từ thời chiến
tranh dẫn vào, sau đó cũng chính họ đã dẫn cậu bé ra khỏi không gian ảo đó để kịp trở về với cuộc
sống bình thường. Kafka ở lại một ngôi nhà nhỏ - bản sao của ngôi nhà gỗ trong thế giới thực và
gặp lại cô bé Saeki 15 tuổi. Không gian ấy phảng phất bóng dáng của cuộc đời, nhưng chỉ là ảnh
chiếu mơ hồ, mờ nhạt. Nơi đó có một thư viện nhưng tuyệt nhiên không có một cuốn sách nào,
cô bé mang hình hài, vóc dáng của Saeki nhưng vô cảm, thờ ơ. Không gian và thời gian dường
như ngưng đọng lại vĩnh viễn, kí ức không có bất kì một ý nghĩa nào. Con người chỉ lặp đi lặp lại
những hành động, tâm tư không vướng bận, không có quá khứ, không có tương lai mà nếu cứ ở lại
đó, cậu bé Kafka cũng sẽ vĩnh viễn sống mãi tuổi 15. Sự xuất hiện của linh hồn Miss Saeki đã kéo
Kafka trở về với thế giới thực. Sau những đấu tranh nội tâm quyết liệt, cậu đã bước ra khỏi khoảng
không gian trống rỗng trở về để sẵn sàng đương đầu với những thử thách, khó khăn.
Sự hỗn độn trong cách kể này ít nhiều mang hơi hướng của điện ảnh. Các cảnh tượng liên
tiếp hoán đổi, không có sự kết nối, liền mạch, tạo nên những lát cắt rời rạc, khiến nhân vật hiện ra
rồi lại biến mất, để sau đó lại bất ngờ hiện ra và đột ngột biến mất như bị phù phép cho tới những
cảnh cuối cùng. Nakata đi tìm phiến đá cửa vào cùng người bạn đồng hành mới gặp – anh chàng
lái xe tải Hoshino. Tại một góc phố, đột nhiên xuất hiện người tự xưng là đại tá Sanders, hướng
dẫn Hoshino cách tìm được phiến đá. Họ đến một miếu đường và tại đây Hoshino tìm thấy phiến
đá, anh bọc nó vào một tấm vải màu xanh nước biển rồi mang về phòng trọ. Trước đó, cũng tại
37
Đặng Phương Thảo
chính tòa miếu đường này, Kafka đột nhiên tỉnh dậy với một vết máu trên ngực áo và sau đó, cậu
nghe được tin cha mình đã bị giết chết tại Nakano. Hình ảnh ngôi miếu đường ấy đã biến mất hoàn
toàn không để lại dấu vết gì trong câu chuyện của Kafka nhưng không lâu sau đó nó lại là không
gian vừa thực vừa hư trong câu chuyện của Nakata và Hoshino. Tòa miếu ấy dù chỉ hiện ra trong
một thoáng nhưng nó giống như chất keo kết dính hai tuyến chuyện, hai nhân vật, tạo nên những
vòng tròn đồng tâm để rồi sẽ đồng quy về một điểm. Những không gian mơ hồ, hỗn độn trong
tác phẩm hình thành từ những ước muốn mãnh liệt và sự sợ hãi tột cùng của các nhân vật. Saeki,
Kafka, Nakata. . . mỗi người đều có sẵn trong mình một mê cung, họ phải tìm ra chính mình trong
những mê lộ nhận thức.
2.3. Thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển trở nên nhiễu loạn bởi sự xuất hiện
của hai kiểu nhân vật huyền ảo: những linh hồn sống và những người đã được mã hóa thành một
khái niệm mơ hồ. Sau cái chết của mối tình đầu, Miss Saeki chỉ còn là một linh hồn sống, tức là
trở thành ma ngay khi còn sống, để chu du qua không gian và thực hiện những mong muốn, khát
vọng dang dở của mình. Trong căn phòng đầy những kỉ niệm thanh xuân của Miss Saeki và chàng
trai nhà Kodura, Kafka đã gặp linh hồn sống của cô. Miss Saeki thật, tất nhiên vẫn còn sống - một
người phụ nữ ngoại ngũ tuần sống một cuộc đời thật, ở một thế giới thật, vẫn đang điều hành công
việc tại thư viện Komura. Nhưng đêm đêm, linh hồn của cô lang thang trong những nơi in dấu kỉ
niệm của ba mươi năm về trước. Cái chết của người yêu khiến Saeki cảm thấy cuộc đời chấm dứt
ở tuổi hai mươi. Không thể chấp nhận hiện thực nghiệt ngã, cô đã tự giam cuộc đời mình trong
những hồi ức xưa và tự biến mình thành một linh hồn sống. Khác với kiểu nhân vật linh hồn sống
trong văn học Nhật Bản, thường nảy sinh từ những xúc động tiêu cực, như công nương Rokujo
trong Truyện Genji, Miss Saeki trở thành linh hồn sống để thực hiện giấc mộng tình yêu dang dở.
Cuộc gặp với Kafka, sự giao cảm kì lạ với cậu đã đánh thức khát vọng bị đè nén suốt bao nhiêu
năm khiến cô chấm dứt những tháng ngày sống trong “một chuỗi bất tận những hồi tưởng, một cái
hành lang tối mịt, ngoằn ngoèo chẳng dẫn tới đâu cả”, kết thúc cuộc đời “lay lắt từng ngày trống
rỗng, tiễn từng ngày trống rỗng ra đi”, [5;448]. Thoát ra khỏi ràng buộc của quá khứ, Miss Saeki
đối mặt với hiện thực và đón nhận cái chết thanh thản sau khi nhờ Nakata tiêu hủy cuốn hồi kí
cuộc đời mình.
Trong Kafka bên bờ biển, Johnnie Walker, Nakata, Kafka, Đại tá Sanders, Oshima, một gã
ti vi, (anh chàng ca sĩ nào đó mà cô gái Sakura mãi không thể nhớ ra tên, đành chỉ gọi như vậy)
là một kiểu nhân vật kí hiệu. Những tên gọi đó chỉ để chuyện kể về nhân vật diễn ra, và khi nào
không cần nữa, nó sẽ tự bị tiêu hủy hoàn toàn. Johnnie Walker là một kiểu gương mặt biểu tượng
cho cái ác, mang cái mã ngoài và tên ông chủ hãng sản xuất rượu nổi tiếng nước Anh. Cái ác tàng
ẩn trong mỗi con người thực hiện hữu dưới dạng một kí hiệu, nó có thể mãi mãi chỉ là một kí hiệu
nhưng cũng có thể bị biến thành một thứ có thể lấn át thậm chí giết chết tính thiện trong mỗi con
người. Nakata lại là một dạng mã hóa khác. Sau sự kiện đồi Bát Cơm, Nakata tỉnh dậy, đầu óc sạch
trơn, như một tờ giấy trắng [5;79]. Từ đó cho đến cuối đời tính cách Nakata dường như không hề
thay đổi. Kiểu người Nakata là hiện thân của phần thiện lương vốn có trong mỗi con người. Nhưng
khi Nakata vung dao lên đâm chết Johnnie Walker mối quan hệ Thiện và Ác lại trở nên hỗn độn.
Johnnie Walker kẻ đại diện cho cái ác, sai khiến, điều khiển cái thiện làm điều ác, coi đó là sứ
mệnh của cái thiện. Cái thiện ngây ngốc trước cái ác ranh ma, xảo quyệt nhưng lại dữ dội khi triệt
tiêu cái ác. Thông qua những nhân vật kí hiệu, Murakami mang đến một thông điệp nhân văn về
cuộc đời: Cuộc đấu tranh Thiện - Ác không thời nào không có, dù thế nào, cuối cùng cái Thiện
cũng sẽ lên ngôi. Oshima - người quản lí thư viện cũng là một nhân vật kí hiệu, tượng trưng cho thế
hệ thanh niên Nhật Bản thời hiện đại với hàng loạt những mâu thuẫn trong đời sống và trong tâm
38
Cách kể hỗn độn trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami
hồn: thân thể tôi là đàn bà nhưng tinh thần tôi thì hoàn toàn là đàn ông. . . [5;206], bị bệnh máu
không đông nhưng đam mê tốc độ, căm ghét những kẻ rỗng tuếch, tâm hồn chật hẹp, ích kỉ, thiếu
tưởng tượng. . . làm biến dạng cả chủ thể lẫn môi trường, và sinh sôi hàng loạt [5;208]. Những
nghịch lí ấy khiến con người mất mát, cô đơn nhưng sau hàng loạt những chấn thương trong đời
sống tâm hồn, họ vẫn giữ được niềm khao khát về một thế giới tràn đầy hi vọng.
Bên cạnh tính chất dị thường và mang tính khái niệm, thế giới nhân vật trong Kafka bên
bờ biển còn mang những nét cá tính đối lập. Một cô gái điếm bốc lửa nhưng vừa làm tình vừa nói
triết lí Hegel. Một anh chàng lái xe tải chất phác vốn chỉ quen với cuộc sống thực dụng: ăn cơm,
uống rượu, chơi gái nhưng đã hoàn toàn tự nguyện tiếp nối Nakata hoàn thành một sứ mệnh thiêng
liêng siêu thực. Hành động của anh giống như một chàng hiệp sĩ đường phố, vô tư, hào hiệp để rồi
điều anh nhận được sau cuộc hành trình với ông già Nakata tốt bụng, là những nhận thức mới: biết
thưởng thức nhạc Beethoven, nghĩ về những mối tình một cách đầy trách nhiệm...
Nỗi ám ảnh mang tên mặc cảm Ơdip của Kafka là sự hỗn độn về nhận thức của con người
ở tuổi trưởng thành đầy rẫy biến động, khao khát nhưng lạc lõng, bơ vơ. Ngay khi gặp Miss Saeki,
mặc dù có linh cảm mơ hồ về mối quan hệ mẹ - con nhưng Kafka lại để mình rơi vào mối quan
hệ luyến ái với bà. Những lập luận mạch lạc của cậu lại hoàn toàn đi ngược lạ những hành vi bất
thường, cảm tính. Dường như có một lực đẩy vô hình của bản năng điều khiển hành vi của nhân
vật này như lời nhận xét của John Updike trên tờ The New Yorker: “Đằng sau những cuộc phiêu
lưu điên rồ và bất ổn theo lối biểu tượng của nhân vật chính, còn có một lực đẩy trong tiềm thức
gần ngang bằng với lực đẩy của sex và tuổi trưởng thành: lực đẩy về phía hư vô, về khoảng trống,
về sự rỗng không đầy hoan lạc” [8].
Hành trình tìm kiếm và hóa giải lời nguyền của Kafka được thông linh qua những giấc mơ.
Giấc mơ chính là sự ngụy trang, là hình thức đeo mặt nạ che đậy những khát vọng, những thèm
muốn bản năng. Giấc mơ đầu tiên đến vào ngày thứ tám sau khi cậu bỏ nhà ra đi. Khi tỉnh dậy,
Kafka thấy mình đang nằm trong một cánh rừng nhỏ đằng sau một miếu đường. Trên áo là một vết
máu, khá nhiều máu, còn tươi và ướt nhưng đã đen lại khi thấm vào vải [5;82]. Hai ngày sau, Kafka
biết tin cha mình, nhà điêu khắc nổi tiếng Koichi Tamura bị đâm chết đúng vào đêm Kafka bị xóa
đi mất mấy tiếng đồng hồ kí ức, cậu có cảm giác mình đã giết cha. Thông qua giấc mơ vô hình
ấy, một phần của lời nguyền đã thành hiện thực. Giấc mơ thứ hai là giấc mơ về một bóng ma theo
cách gọi của chính Kafka mà bóng ma này không phải là ai khác mà chính là hình ảnh của Miss
Saeki thời thanh xuân. Những giấc mơ giải tỏa sự dồn nén tính dục của Kafka thông qua những
giấc mơ ấy, một mảng tối nữa trong lời nguyền lại tiếp tục hiện hữu. Giấc mơ thứ ba liên quan đến
cô gái Sakura, người trạc tuổi chị gái cậu. Đây cũng là giấc mơ về tình dục, “một giấc mơ tục tĩu”,
và với giấc mơ này, toàn bộ lời nguyền của người cha đã hoàn tất. Những giấc mơ của Kafka đều
có một phần báo ứng lên chính cuộc đời của cậu. Kafka tự nhận thấy mình phải chịu trách nhiệm
những hành động của mình kể cả hành động ấy xuất hiện ở trong mơ. Cuối cùng Kafka chấp nhận
đối mặt với hiện thực, cậu bé trở về Tokyo để tiếp tục đi học, hành trang mang theo cho tương lai
là bức tranh Kafka bên bờ biển, món quà của Miss Saeki để lại. Và khi tỉnh dậy sau những cơn mơ,
cậu “đã là một bộ phận của một thế giới mới toanh” [5;532].
Cuộc hành trình của Kafka vẫn chưa đến hồi kết và trong lòng độc giả vẫn còn đó ngổn
ngang bao câu hỏi. Liệu những tháng ngày tiếp theo trong cuộc đời cậu bé sẽ ra sao sau bao nhiêu
biến cố cuộc đời? Những câu hỏi của cậu về thế giới đã có lời giải đáp chưa? Mỗi trang viết của
Murakami luôn hướng con người tiếp tục khám phá về những bí ẩn trong đời sống tâm hồn con
người để chúng ta biết sống đẹp hơn.
39
Đặng Phương Thảo
3. Kết luận
Nói về những trang viết của mình, Murakami tiết lộ: Với tôi, viết một cuốn tiểu thuyết cũng
như là đang mơ. Viết cho phép tôi mơ một cách có chủ định ngay trong lúc đang thức. Hôm nay,
tôi có thể mơ tiếp giấc mơ đang dang dở hôm qua [7]. Kafka bên bờ biển cũng là một giấc mơ dài
với sự hỗn độn trong nhận thức của con người trong những không gian - thời gian phi thực. Cách
kể hỗn độn từ vô số tiểu tự sự đã tạo nên một dòng chảy ngầm xuyên suốt mọi ngõ ngách của cuốn
sách qua thao tác sắp đặt, liên quan đến các ẩn ức được giải phóng từ tiềm thức, vô thức. Bằng
những cách tân mang tính đột phá trong nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết thời hiện đại,hiện
tượng Murakami Haruki đã và đang trở thành một lực hút mạnh mẽ với giới nghiên cứu, phê bình
và có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, đến nền văn học thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Huy Bắc, 2012. Văn chương hậu hiện đại. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
[2] Nhật Chiêu, 2006. “Murakami – vượt qua giải Nobel”. Nguồn
[3] Đào Thu Hằng, Hoàng Thị Mỵ, 2016. Cách kể hỗn độn trong truyện ngắn Haruki Murakami.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, só 10, tr.3-16.
[4] Hoàng Long, 2006. Nghiên cứu và phê bình truyện ngắn Haruki Murakami. Nxb Tổng hợp Tp
Hồ Chí Minh.
[5] Haruki Murakami, 2013. Kafka bên bờ biển. Nxb Văn học
[6] Nguyễn Bích Nhã Trúc, 2012. Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Haruki Murakami. Nxb Đại học Sư
phạm Tp Hồ Chí Minh.
[7] Murakami, ‘Viết văn giống như là đang mơ, Thanh Huyền dịch, nguồn
[8] Trang web:http//www.evan.com.vn
ABSTRACT
Chaotic in Harruki Murakami’s novel Kafka on the shore
Dang Phuong Thao
Hong Bang Hight school, Hai Phong
Kafka on the shore has been considered as the most successful novel of Murakami in terms
of narrative art. He has used the chaos narrative method as a literary device to reflect truthfully
the diversity and fluctuation of human’s world. The chaos narrative method has been shown in the
diversification of points of view and narrative modes of storytellers as well as the disturbance of
space, time dimension and the illusion of characters ’s world.
Keywords:Kafka on the shore, chaos narrative, Harruki Murakami.
40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4860_dpthao_6389_2127461.pdf