Tài liệu Các yếu tố tiên lượng tử vong viêm phổi thở máy do acinetobacter baumannii ở người cao tuổi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 250
CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG VIÊM PHỔI THỞ MÁY DO
ACINETOBACTER BAUMANNII Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Dương Bửu Lộc*, Hoàng Văn Quang**, Trịnh Thị Bích Hà*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: A.baumannii là tác nhân có tỉ lệ cao nhất so với P.aeruginosa, Klebsiella spp và Staphylococcus
aureus kháng methicillin. Tỉ lệ tử vong từ 20 – 50% và có thể đạt đến 70% nếu tác nhân là vi khuẩn đa kháng
thuốc. Tỉ lệ viêm phổi thở máy do A.baumannii còn khá cao, trong đó xu hướng đề kháng kháng sinh ngày càng
tăng, đặc biệt là kháng carbapanem. Các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân cao tuổi viêm phổi thở máy do
A.baumannii chưa được thống nhất. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong, các yếu tố tiên lượng tử vong của
VPTM do A. baumannii ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi thở máy ≥ 60 tại
khoa HSTC-CĐ Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 09/2016 đến 04...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tiên lượng tử vong viêm phổi thở máy do acinetobacter baumannii ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 250
CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG VIÊM PHỔI THỞ MÁY DO
ACINETOBACTER BAUMANNII Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Dương Bửu Lộc*, Hoàng Văn Quang**, Trịnh Thị Bích Hà*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: A.baumannii là tác nhân có tỉ lệ cao nhất so với P.aeruginosa, Klebsiella spp và Staphylococcus
aureus kháng methicillin. Tỉ lệ tử vong từ 20 – 50% và có thể đạt đến 70% nếu tác nhân là vi khuẩn đa kháng
thuốc. Tỉ lệ viêm phổi thở máy do A.baumannii còn khá cao, trong đó xu hướng đề kháng kháng sinh ngày càng
tăng, đặc biệt là kháng carbapanem. Các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân cao tuổi viêm phổi thở máy do
A.baumannii chưa được thống nhất. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong, các yếu tố tiên lượng tử vong của
VPTM do A. baumannii ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi thở máy ≥ 60 tại
khoa HSTC-CĐ Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 09/2016 đến 04/2017. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả tiến cứu theo dõi dọc.
Kết quả: từ tháng09/2016 đến tháng 04/2017 chúng tôi tuyển chọn được 65 trường hợp viêm phổi thở máy
cao tuổi do Acinetobacter sp. Tỉ lệ tử vong Acinetobacter là (43/65) 66,1%. Các yếu tố tiên lượng tử vong qua
phân tích đa biến là SOFA > 7 ngày chẩn đoán VPTM (OR 67,39; 95% CI 5,51 – 823,38; p<0,05), di chứng
TBMMN kèm theo (OR 18,62; 95%CI 1,89 – 183,38; p< 0,05), đặt lại nội khí quản từ lần 2 trở đi (OR 27,86;
95%CI 1,87 – 414,59; p<0,05).
Kết luận: Tỉ lệ tử vong Acinetobacter là 66,1%. Các yếu tố tiên lượng tử vong qua phân tích đa biến là
SOFA > 7 ngày chẩn đoán VPTM (OR 67,39; 95% CI 5,51 – 823,38; p<0,05), di chứng TBMMN kèm theo
(OR 18,62; 95%CI 1,89 – 183,38; p< 0,05), đặt lại nội khí quản từ lần 2 trở đi (OR 27,86; 95%CI 1,87 –
414,59; p<0,05).
Từ khóa: Viêm phổi thở máy (VPTM), Acinetobacter baumannii
ABSTRACT
THE MORTALITY OUT COMES VENTILATOR ASSOCIATED PNEUMONIAE IN THE ELDERLY
PATIENTS OF ACINETOBACTER BAUMANNII
Duong Buu Loc, Hoang Van Quang, Trinh Thi Bich Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 250 - 255
Background: A.baumannii is the most common pathogen between P.aeruginosa, Klebsiella spp and
Staphylococcus aureus resistance methicillin. The mortality rate is from 20% - 50% and can get to 70% if getting
infected multidrug resistance pathogen.The prevalance ventilator associated pneumoniae of A.baumannii is very
high, with trend of antibiotic resistance more growing, especially carbapenem resistance alarming. The mortality
outcomes at elderly patients of ventilator associated pneumoniae are not clearly.
Objective: to determine the prevalence mortality of VAP and mortality outcomes VAP of
Acinetobacterbaumannii in eldely patients.
Method: Mechanically ventilated patients ≥60 years old in ICU Thong Nhat from 09/2016 to 04/2017. The
study was designed as a prospective cross sectional descriptive, follow –up.
* Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM, ** Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Dương Bửu Lộc ĐT: 0939904902 Email: buulocduong@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 251
Results: including 65 cases ventilator associated pneumonia of A. baumannii at elderly patients from
09/2016 to 04/2017.The mortality rate of VAP is (43/65) 66.1%. The mortality outcomes in
multivariate logistic analyses are SOFA > 7 score at onset ventilator associated pneumoniae (OR 67.39; 95%
CI 5.51 – 823.38; p<0.05), stroke disability (OR 18.62; 95%CI 1.89 – 183.38; p< 0.05), reintubation at second
times (OR 27.86; 95%CI 1.87 – 414.59; p<0.05).
Conclusion: The mortality rate of VAP is (43/65) 66.1%. The mortality outcomes in multivariate logistic
analyses are SOFA > 7 score at onset ventilator associated pneumonia (OR 67.39; 95% CI 5.51 – 823.38; p<0.05),
stroke disability (OR 18.62; 95%CI 1.89 – 183.38; p< 0.05), reintubation at second times (OR 27.86; 95%CI 1.87
– 414.59; p<0.05).
Keyword: Acinetobacterbaumannii, VAP (ventilator associated pneumoniae)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thống kê từ 36 bệnh viện trong cả nước giai
đoạn 2006-2007 cho thấy viêm phổi bệnh viện
thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ hàng đầu tại các
khoa Hồi sức(15). Tỉ lệ viêm phổi thở máy dao
động từ 9-27% bệnh nhân có đặt nội khí
quản(1).Theo nghiên cứu của tác giả Lê Bảo Huy
(2008), tỉ lệ viêm phổi thở máy (VPTM) tại khoa
Hồi sức là 52,5%(7). A.baumannii là vi khuẩn gram
âm đã được xác định cách đây hơn 40 năm như
vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cơ hội hiếm gặp.
Trong những thập kỷ gần đây, vi khuẩn này bắt
đầu kháng thuốc ngày càng tăng, trở nên toàn
kháng(11). Viêm phổi do A.baumannii được báo
động tại nhiều quốc gia, do chỉ còn nhạy với
carbapenem(16). Theo tổng cục thống kê, tỉ lệ
người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng trong
những năm gần đây. Người cao tuổi có những
biến đổi đặc trưng do hiện tượng lão hóa làm
cho cơ thể giảm khả năng thích nghi với những
thay đổi môi trường, khiến cho cơ thể dễ tổn
thương hơn, bệnh nhân cao tuổi thường kèm
theo suy yếu hệ thống miễn dịch, đáp ứng kém
với kháng sinh và thường phải nhập viện nhiều
hơn lứa tuổi khác(13). Bệnh viện Thống Nhất điều
trị bệnh nhân đa số là người cao tuổi. Tỉ lệ viêm
phổi thở máy do A.baumannii còn khá cao, trong
đó xu hướng đề kháng kháng sinh ngày càng
tăng, đặc biệt là kháng carbapanem(8, 14). Đã có
một số nghiên cứu về vấn đề này nhưng đa số
được thực hiện trên tất cả bệnh nhân, còn rất ít
các nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi.
Các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân cao
tuổi viêm phổi thở máy do A.baumannii chưa
được thống nhất.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ tử vong, các yếu tố tiên
lượng tử vong của VPTM do A. baumannii ở
người cao tuổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán viêm
phổi thở máy≥ 60 tại khoa HSTC-CĐ Bệnh viện
Thống Nhất từ tháng 09/2016 đến 04/2017.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu theo dõi dọc.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo Hội lồng ngực Hòa Kỳ (2016) và Hội
các bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ (2016), viêm phổi
thở máy xuất hiện:
Tổn thương thâm nhiễm mới hay tiến triển
trên X quang ngực sau thở máy 48h xuất hiện
và ít nhất 2 tiêu chuẩn sau:Sốt ≥ 3805 C hay <
350 C, tăng tiết đàm mủ hay thay đổi tính chất
đàm, bạch cầu máu ≥ 12.000/mL hay <
4.000/mL, giảm PaO2.
Vi khuẩn: cấy định lượng chất tiết đường hô
hấp dưới: Cấy dịch phế quản mù với ngưỡng ≥
105 CFU/mL, cấy dịch rửa phế quản phế nang
(BAL) với ngưỡng ≥ 104 CFU/mL, cấy theo
phương pháp bàn chải đàm có bảo vệ với
ngưỡng ≥ 103 CFU/mL, phân lập vi khuẩn phân
lập từ cấy máu hay dịch màng phổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 252
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng
đồng trước khi vào khoa HSCC.
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi bệnh
viện tại các khoa lâm sàng khác.
Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm
Cấy đàm: cấy định lượng. Mẫu đàm: hút
dịch khí quản, chải đàm có bảo vệ, dịch rửa
phế quản. Trước khi cấy, mẫu bệnh phẩm phải
được soi dưới kính hiển vi để xem đây thực sự
là đàm hoặc là chất tiết ở miệng. Mẫu đàm
đúng tiêu chuẩn: mẫu đàm được quan sát
dưới kính hiển vi quang trường 10, chỉ được
cấy khi có nhiều hơn 25 tế bào bạch cầu và ít
hơn 10 tế bào biểu mô.
Phương pháp thu thập số liệu
Bệnh nhân viêm phổi thở máy, được cấp
đàm định danh vi khuẩn, làm kháng sinh đồ.
Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: viêm
phổi do A. baumannii và viêm phổi do vi khuẩn
khác. Các thông tin bao gồm: tuổi, giới, điểm
APACHE II, SOFA tại thời điểm chẩn đoán
VPTM, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả
định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ, các yếu tố
tiên lượng nặng: yếu tố về lâm sàng, yếu tố cận
lâm sàng
Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData
3.1.Các biến số định tính được phân tích bằng
phép kiểm chi bình phương, được mô tả dưới
dạng tần số: tỷ lệ phần trăm (%). Nếu trong
bảng 2x2 có một ô có giá trị < 5, chọn phép
kiểm Fisher.
Các biến số định lượng có phân phối chuẩn
được phân tích bằng phép kiểm T-test và mô tả
dưới dạng trị số trung bình ± độ lệnh chuẩn.
Phân tích hồi qui logistic đơn biến, đa biến
các yếu tố tiên lượng tử vong.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 8 tháng, từ tháng 09/2016
đến tháng 04/2017 có 96 bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn đưa vào nghiên cứu, trong đó 65 bệnh
nhân VPTM có kết quả cấy đàm là A. baumannii.
Bảng 1. Tình trạng bệnh nhân ra khỏi khoa HSCC
VPTM do AB
n = 65
VPTM không do AB
n =31
p
Sống (n,%) 22 (33,9%) 8 (25,8%) 0,43
Tử vong (n,%) 43 (66,1%) 23 (74,2%)
Nhận xét: tỉ lệ tử vong tại khoa HSCC ở
nhóm bệnh nhân VPTM do A. baumannii là
66,10%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm.
Bảng 2. Đặc điểm chung theo kết quả điều trị
Đặc điểm chung Sống (n=22) Tử vong (n=43) p
Tuổi 80,9 ±7,8 79 ±9,0 0,42
Nhóm tuổi
60 -69
70-79
≥80
2 (20,0%)
6 (27,3%)
14(42,4%)
8 (80,0%)
16 (72,7%)
19 (57,6%)
0,31
Giới
Nam
Nữ
15 (31,3%)
7 (41,2%)
33 (68,7%)
10 (58,8%)
0,46
Bảng 3. Đặc điểm bệnh nền liên quan kết quả điều trị
Đặc điểm bệnh nền Sống
n=22(%)
Tử vong
n=43 (%)
p
Tăng huyết áp 13(30,2%) 30 (69,8%) 0,39
Đái tháo đường 4 (18,2%) 18 (81,8%) 0,06
Bệnh phổi mạn 8 (33,3%) 16 (66,7%) 0,95
Suy tim 5 (25,0%) 15 (75,0%) 0,32
Suy thận mạn 3 (13,0%) 20 (87,0%) 0,009
Bệnh gan mạn 2 (22,2%) 7 (77,8%) 0,43
K/suy giảm miễn dịch 3 (30,0%) 7 (70,0%) 0,78
Bệnh mạch vành 2 (22,2%) 7 (77,8%) 0,43
Di chứng TBMMN 7 (17,5%) 33 (82,5%) 0,000
Bảng 4. Đặc điểm lâm sàng theo kết quả điều trị
Đặc điểm lâm sàng Sống
(n= 22)
Tử vong
(n=43)
p
APACHE II 18,9 ± 7,1 24 ±6,6 0,005
Điểm SOFA ngày chẩn
đoán VPTM
4,4 ±2,7 10,6 ±3,8 < 0,001
Số tạng suy 1,0 ±1,7 1,9 ±1,0 0,013
Điều trị kháng sinh trước 17 (32,1%) 36(67,9%) 0,53
Biến chứng Nhiễm khuẩn
huyết/Sốc nhiễm khuẩn
2 (14,3%) 12 (85,7%) 0,09
Đặt lại nội khí quản 2 (9,1%) 20 (90,9%) 0,003
Điều trị kháng sinh kinh
nghiệm
Thích hợp
Không thích hợp
3 (30,0%)
19(34,6%)
7 (70,0%)
36 (65,5%)
0,78
Thời gian nằm viện trước
khi có VPTM
10,1 ±7,4 10,6 ±7,5 0,81
Thời gian thở máy trước khi 7,9 ±6,7 7,9±5,6 0,97
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 253
Đặc điểm lâm sàng Sống
(n= 22)
Tử vong
(n=43)
p
có VPTM
VPTM khởi phát sớm 9 (34,6%) 17 (65,4%) 0,92
VPTM khởi phát muộn 13 (33,3%) 26 (66,7%)
Bảng 5. Đặc điểm cận lâm sàng theo kết quả điều trị
Đặc điểm cận lâm sàng Sống
n=22
Tử vong
n = 43
p
Số lượng bạch cầu
(10
3
/mm
3
)
14,6 ±4,4 14,0 ±6,0 0,64
Bạch cầu < 4000/mm
3
hay > 12000/mm
3
13(34,2%) 25 (65,8%) 0,94
Albumin (g/L) 25,7 ±4,6 25,1 ±4,6 0,62
Albumin < 22 g/L 6 (35,3%) 11 (64,7%) 0,88
Ure (mmol/L) 13,2 ±10,5 13,4 ±12,0 0,94
Creatinine (µmol/L) 107,1 ±92,7 111,4 ±74,3 0,84
SGOT (U/L) 60,8 ±51,0 87,2 ±158,1 0,45
SGPT (U/L) 42,8 ±62,4 48,9 ±66,9 0,73
Bảng 6. Đánh giá kết quả điều trị ở 2 nhóm
Đánh giá kết quả điều trị Sống
n =22
Tử vong
n=43
p
Thời gian thở máy 17,8 ±16,4 18,6 ±13,4 0,83
Thời gian điều trị kháng sinh 13,3 ±7,0 11,5 ±7,3 0,35
Thời gian nằm tại HSCC 22,0 ±16,3 19,5 ±14,4 0,52
Kết luận: tình trạng các bệnh lý kèm theo
như suy thận mạn, di chứng TBMMN, điểm
APACHE II, điểm SOFA ngày chẩn đoán VPTM,
số tạng suy, và đặt lại nội khí quản ở nhóm tử
vong khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm
sống (p <0,05).
Bảng 7. Các yếu tố tiên lượng tử vong của bệnh nhân
VPTM tại khoa HSCC qua phân tích hồi qui logistic
đa biến
Yếu tố tiên lượng tử vong OR 95% CI p
Điểm SOFA> 7 67,39 5,51 – 823,38 0,001
Di chứng TBMMN 18,62 1,89 – 183,38 0,012
Suy thận mạn 1,79 0,19 – 16,59 0,608
Đặt lại nội khí quản 27,86 1,87 – 414,59 0,016
BÀN LUẬN
Tỉ lệ tử vong khi ra khỏi khoa HSCC là
66,1%. Theo Lê Thị Kim Nhung (2007) tỉ lệ tử
vong VPBV là 44,6%, Lê Bảo Huy (2008) tỉ lệ tử
vong là 40,4%. Nguyễn Xuân Vinh (2013) tỉ lệ tử
vong 41,8%(7, 8, 14).Theo Dương Minh Ngọc (2015),
thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy, tỉ lệ tử vong
nhóm tuổi ≥ 60 là 45,2%(2). Nghiên cứu của chúng
tôi, tỉ lệ tử vong đều cao hơn các tác giả khác ở
bệnh viện Thống Nhất và cao hơn cả bệnh viện
Chợ Rẫy. Điều này được giải thích là do tỉ lệ
nhiễm A. baumannii khá cao 67,7% và xu hướng
đang tăng lên. Hơn nữa, đặc điểm dân số nghiên
cứu bệnh viện Thống Nhất là người cao tuổi, đa
bệnh lý kèm theo. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiên
lượng tử vong VPTM trong nghiên cứu chúng
tôi. Vì vậy các vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn
bệnh viện trở nên hết sức cần thiết để giảm sự
gia tăng chủng A. baumannii. Hơn nữa, các yếu tố
tiên lượng trở nên quan tâm hết sức cần thiết, tạo
cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu các yếu tố tiên
lượng tử vong.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự
khác biệt nhóm tuổi ở 2 nhóm sống và tử vong.
Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Xuân Vinh(14). So sánh các đặc
điểm khác ở 2 nhóm sống và tử vong VPTM do
A. baumnanii, chúng tôi nhận thấy điểm
APACHE II (p<0,001), suy thận mạn (p<0,05), di
chứng TBMMN (p<0,001), điểm SOFA ngày
chẩn đoán VPTM (p<0,001), số tạng suy (0<0,05),
đặt lại nội khí quản (p<0,05) khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Qua phân tích hồi quy logistic đơn
biến 6 yếu tố trên, chỉ còn lại 4 yếu tố điểm
SOFA ngày chẩn đoán VPTM, di chứng
TBMMN, suy thận mạn và đặt lại nội khí quản
có liên quan đến tiên lượng tử vong có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên, khi qua phân tích
đa biến, ghi nhận chỉ có điểm SOFA> 7 ngày
chẩn đoán VPTM, di chứng TBMMN, đặt lại nội
khí quản là 3 yếu tố tiên lượng tử vong độc lập
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Điểm SOFA ngày chẩn đoán VPTM
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điểm
SOFA ngày chẩn đoán VPTM là yếu tố tiên
lượng tử vong. Điểm SOFA > 7 ngày chẩn đoán
VPTM làm tăng nguy cơ tử vong 67,39 lần (p
<0,05). Điểm SOFA được xem là yếu tố tiên
lượng tử vong của bệnh nhân nhập khoa HSCC
trong nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả
Garnacho và cs, cho thấy điểm SOFA được đánh
giá vào thời điểm chẩn đoán VPTM là yếu tố tiên
lượng tử vong (OR 1,03, 95%CI 1,03 -1,43)(4).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 254
Nghiên cứu của tác giả Harprit Kaur Madan và
cs, điểm SOFA > 11 ngày chẩn đoán VPTM là
yếu tố tiên lượng tử vong (OR 5,19)(5). Nghiên
cứu của tác giả Harprit Kaur Madan, điểm cắt
SOFA > 11 cao hơn điểm cắt SOFA trong nghiên
cứu của chúng tôi. Điều này, có lẽ do nghiên cứu
chúng tôi thực hiện trên người cao tuổi, đa bệnh
lý kèm theo nên điểm cắt với ngưỡng thấp hơn.
Các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự(5, 6,
10).Nghiên cứu Vũ Quỳnh Nga, điểm SOFA ngày
chẩn đoán VPTM là yếu tố tiên lượng tử vong
(OR 1,2, 95%CI 1,07-1,36)(18). Nghiên cứu của
chúng tôi, điểm SOFA > 7 ngày chẩn đoán
VPTM là yếu tố tiên lượng tử vong, OR khá cao
67,39. Hoàn toàn phù hợp đặc điểm VPTM do A.
baumannii, cũng tương tự với tác giả trong nước
và ngoài nước.
Di chứng TBMMN
Di chứng TBMMN là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người cao
tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, di chứng
TBMMN gây tăng 18,62 lần nguy cơ tử vong ở
bệnh nhân VPTM do A. baumannii. Di chứng tai
biến mạch máu não gây liệt dây thanh âm, mất
hay giảm phản xạ ho là các yếu tố nguy cơ gây
VPBV(9). Hơn nữa, di chứng TBMMN gây kéo
dài thời gian nằm HSCC, nên gây tăng tỉ lệ tử
vong. Theo nghiên cứu Lê Thị Kim Nhung, tỉ lệ
tử vong viêm phổi liên quan di chứng TBMMN
là 23,5%(9).
Đặt lại nội khí quản
Đặt lại nội khí quản có vai trò rất quan
trọng gây tăng 27,86 lần nguy cơ ở bệnh nhân
VPTM cao tuổi do A. baumannii. Đặt lại nội khí
quản làm cho các chất tiết từ vùng miệng hầu
xuống đường hô hấp dưới. Dẫn đến hình
thành cơ chế biofilm đề kháng tập trung xung
quanh ống nội khí quản, tạo màng bao xung
quanh đề kháng kháng sinh. Gây ra vòng xoắn
lẩn quẩn điều trị VPTM tái phát và đáp ứng
kém với kháng sinh, kéo dài thời gian nằm
HSCC, gây tăng tỉ lệ tử vong(17). Hơn nữa,
người cao tuổi, nguy cơ dễ tổn thương nhiều
hơn các đối tượng trẻ tuổi, nên việc đặt lại chỉ
nên tiến hành với chỉ định thích hợp. Hạn chế
tình trạng bệnh nhân tự rút nội khí quản, giảm
thiểu nguy cơ sang chấn. Theo Fan Gao và cs,
đặt lại nội khí quản là yếu tố nguy cơ VPTM
và là yếu tố tiên lượng tử vong VPTM (OR
7,50, 95% CI 4,60 -12,21)(3). Nghiên cứu của
chúng tôi, đặt lại nội khí quản là yếu tố tiên
lượng tử vong, tương đồng với tác giả Fan
Gao và cs(3).
Điểm APACHE II được xem là yếu tố tiên
lượng tử vong của bệnh nhân nhập khoa HSCC.
Trong nghiên cứu này, điểm APACHE II khi
đưa vào phân tích hồi quy logistic đơn biến
không còn là yếu tố tiên lượng tử vong, có thể
thấy rõ việc quan tâm điều trị của các bác sĩ tại
khoa HSCC trong vòng 24 giờ đầu rất tích cực,
công tác tiệt khuẩn và khử khuẩn tại khoa
thường xuyên, nên không còn là yếu tố tiên
lượng tử vong. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi đa phần là người ≥ 80 (50,8%),
nhiều bệnh kèm theo, nên APACHE II không
còn là yếu tố tiên lượng tử vong trong nghiên
cứu này. Khác hẳn với nghiên cứu của Vũ
Quỳnh Nga, thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy,
đối tượng là trẻ tuổi nên APACHE II là yếu tố
tiên lượng tử vong(18).
Các yếu tố tiên lượng tử vong bệnh nhân
VPTM chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố, theo các y
văn về VPBV còn nhiều điều chưa được xác thực
đầy đủ và chưa đạt được sự đồng thuận thống
nhất, còn nhiều tranh cãi. Theo Lê Bảo Huy
(2008), các yếu tố tiên lượng tử vong là kháng
sinh không thích hợp, suy tim(7). Theo tác giả
Nguyễn Xuân Vinh (2013), các yếu tố tiên lượng
tử vong VPBV là thở máy, nhiễm vi khuẩn đa
kháng thuốc, điều trị kháng sinh ban đầu không
phù hợp(14). Theo Nguyễn Khánh Dương (2015),
các yếu tố tiên lượng tử vong trong VPBV là thở
máy, điểm số APACHE II ngày chẩn đoán
VPBV, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc, điều trị
kháng sinh ban đầu không thích hợp(12). Theo
chúng tôi, các yếu tố tiên lượng tử vong là điểm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 255
SOFA> 7 ngày chẩn đoán VPTM, đặt lại nội khí
quản, di chứng TBMMN.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ tử vong của VPTM do A. baumannii ở
bệnh nhân cao tuổi là 66,10%. Các yếu tố tiên
lượng tử vong qua phân tích đa biến: Đặt lại nội
khí quản (OR 27,86), điểm SOFA > 7 tại ngày
chẩn đoán VPTM (OR 67,39), di chứng TBMMN
kèm theo (OR 18,62).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albertos R, Caralt B, Rello J (2011), "Ventilator - associated
pneumonia management in critical care illness", Curr Opin
Gastroenteral, 27(2), pp. 160 -166.
2. Dương Minh Ngọc (2016), "Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đề
kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii gây viêm
phổi bệnh viện và viêm phổi thớ máy tại khoa hô hấp bệnh
viện Chợ Rẫy", Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược thành phố
Hồ Chí Minh.
3. Fan G, et al. (2016), "The effect of reintubation on ventilator-
associated pneumonia and mortality among mechanically
ventilated patients with intubation: A systematic review and
meta-analysis", Heart and lung the Journal of acute and critical
care, 45(4),pp. 363–371.
4. Garnacho MJ, et al (2005), "Acinetobacter baumannii
ventilator -associated pneumonia: epidimiological and clinical
findings", Intensive care Med, 31(5),pp. 649 - 655.
5. Harprit KM, Rajinder S, Niteen K (2016), "Value of SOFA
scores in predicting prognosis in patients with ventilator
associated pneumonia", International Journal of Anatomy,
Radiology and Surgery, 5(3).
6. Huang CC, et al (2011), "Mortality risk factors in patients with
Acinetobacter baumannii ventilator-associated pneumonia",
Journal of the Formosan Medical Association, pp. 564 -571.
7. Lê Bảo Huy (2008), "Khảo sát các đặc điểm viêm phổi liên
quan đến thở máy tại khoa hồi sức cấp cức bệnh viện Thống
Nhất", Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí
Minh.
8. Lê Thị Kim Nhung (2007), "Nghiên cứu viêm phổi mắc phải
trên người có tuổi", Luận án tiến sỹ y khoa, Đại học Y dược thành
phố Hồ Chí Minh.
9. Lê Thị Kim Nhung, Đỗ Hồng Hà (2012), "Một số đặc điểm
viêm phổi trên bệnh nhân đột quỵ não tại bệnh viện Thống
Nhất", Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị KHKT bệnh viện
Thống Nhất TP HCM 2/3/2012, tr. 276 - 279.
10. Lucas B, et al. (2012), "The Sequential Organ Failure
Assessment score and copeptin for predicting survival in
ventilator-associated pneumonia", Journal of Critical Care,
27,pp. 523.e521–523.e529.
11. Magarakis LL, Perl TM (2008), "Acinetobacter baumannii:
Epidemiology, antimicrobial Resistance, and treatment
Options", Clinical Infectious Diseases, 46, pp. 1254 -1263.
12. Pseudomonas aeruginosa ở người cao tuổi tại bệnh viện
Thống Nhất", Luận văn Thạc sỹ y học. Đại học y dược thành phố
Hồ Chí Minh, tr. 39 -40.
13. Nguyễn Văn Trí,Võ Thành Nhân (2011), Hội chứng lão hóa,
Nxb Y học.
14. Nguyễn Xuân Vinh (2013), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng của viêm phổi bệnh viện do vi khuẩn
Acinetobacter baumannii ở người cao tuổi tại bệnh viện
Thống Nhất", Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược thành phố
Hồ Chí Minh.
15. Nhóm nghiên cứu quốc gia GARP Việt Nam (2010), "Phân
tích thực trạng: sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở
Việt Nam".
16. Reaneto A, et al (2008), "Diagnosis of ventilator - associated
pneumonia:a systemetic review of the literature", Crit care,
12(2), pp. 21.
17. Rello J, et al (1999), "Risk factors for developing within 48
hours of intubation", Am J Respir Crit Care Med, 159(6), pp.
1742 - 1746.
18. Vũ Quỳnh Nga (2011), "Đặc điểm lâm sàng của nhiễm
Acinetobacter baumannii ở bệnh nhân viêm phổi thở máy",
Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài báo: 18/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 250_801_2168004.pdf