Tài liệu Các yếu tố tiên lượng đến chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế, Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 70
CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ
Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
Mai Bá Hải*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố tiên lượng chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương
chỉnh hình.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả tiên lượng với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy tương quan tuyến tính đa biến chuẩn.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân ngày thứ 2 sau mổ ở mức độ
trung bình (M = 83,24, SD = + 15,17). Kết quả phân tích hồi quy tương quan tuyến tính đa biến chuẩn cho thấy
các yếu tố đau sau mổ, mức độ mệt mỏi, mức độ lo lắng, và yếu tố ảnh hưởng từ môi trường chăm sóc có thể tiên
lượng 59,4% về chất lượng giấc ngủ của bệnh nhânngày thứ 2 sau phẫu thuật chấn thư...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tiên lượng đến chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế, Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 70
CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ
Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
Mai Bá Hải*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố tiên lượng chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương
chỉnh hình.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả tiên lượng với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy tương quan tuyến tính đa biến chuẩn.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân ngày thứ 2 sau mổ ở mức độ
trung bình (M = 83,24, SD = + 15,17). Kết quả phân tích hồi quy tương quan tuyến tính đa biến chuẩn cho thấy
các yếu tố đau sau mổ, mức độ mệt mỏi, mức độ lo lắng, và yếu tố ảnh hưởng từ môi trường chăm sóc có thể tiên
lượng 59,4% về chất lượng giấc ngủ của bệnh nhânngày thứ 2 sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình (R2 =
0,59, F (4, 77) = 28,22, p < 0,001), trong đó yếu tố tác động từ môi trường chăm sóc là yếu tố tiên lượng tốt nhất đối
với chất lượng giấc ngủ (β = -0,35, p < 0,001).
Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu trên, cung cấp cho điều dưỡng hiểu rõ hơn về bản chất của chất lượng giấc
ngủ, cũng như các yếu tố tiên lượng đến chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh
hình, điều này giúp điều dưỡng có các can thiệp kịp thời, chính xác để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bệnh
nhân, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện.
Từ khóa: Chất lượng giấc ngủ, tiên lượng, các yếu tố ảnh hưởng, phẫu thuật xương đùi.
ABSTRACT
PREDICTING OF QUALITY OF SLEEP AMONG PATIENTS AFTER RECEIVING MAJOR
ORTHOPEDIC SURGERY IN HUE UNIVERSITY HOSPITAL, VIETNAM
Mai Ba Hai * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 70 – 78
Objectives: To examine the factors that predicts quality of sleep among patients after receiving major
orthopedic surgery in Vietnam.
Methods: The simple random technique was used to recruit 82 patients who were received major orthopedic
surgery at Traumatology-Orthopedic department in Hue University Hospital, Vietnam. Data were analyzed by
using descriptive statistic and multiple regression analysis.
Results: The results indicated that mean score of quality of sleep was at a moderate level (M = 83.24, SD = +
15.17) during the second postoperative night. The standard multiple regression analysis revealed that
postoperative pain, fatigue, anxiety, and disturbances from environment of care could explain 59.4% of variance
of quality of sleep (R2 = 0.594, F (4,77) = 28.22, p < 0.001). The best predictor of quality of sleep was disturbances
from environment of care (β = -0.35, p < 0.001).
Conclusions: These findings provide a better understanding of quality of sleep. Moreover, nursing care for
patients in postoperative period should manage influencing factors in order to promote patient’s sleep quality.
* Trường Đại học Y Dược Huế,
Tác giả liên lạc: ThS Mai Bá Hải, ĐT: 0905066200, Email: maibahai211@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 71
Key works: Quality of sleep, predictors, influencing factors, major orthopedic surgery, Vietnam.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây theo nhiều thống kê cho thấy rằng
số lượng các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
tăng nhiều trên phạm vi toàn cầu. Chất lượng
giấc ngủ kém được coi là một triệu chứng mà
bệnh nhân thường phàn nàn sau phẫu thuật
chấn thương chỉnh hình lớn ở bệnh viện như là
rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ không hiệu quả, thiếu
ngủ, và những rối loạn giấc ngủ khác(2,15,25).
Trong một nghiên cứu gần đây của Wylde(28) báo
cáo rằng giấc ngủ của bệnh nhân thường bị đánh
thức giữa đêm khoảng 47 - 52% bệnh nhân phẫu
thuật chấn thương chỉnh hình từ đêm hậu phẫu
đầu tiên đến đêm thứ ba. Những nghiên cứu
thống kê trước đây(6,8,14) cũng cho thấy rằng hầu
hết bệnh nhân thường xuyên phàn nàn không
thỏa mãn về chất lượng giấc ngủ do khó ngủ,
giảm thời gian ngủ, tăng số giờ ngủ ban ngày,
thức dậy sớm vào buổi sáng ở đêm hậu phẫu
đầu tiên. Những bệnh nhân này cũng cho rằng
chất lượng giấc ngủ của họ kém kéo dài đến
ngày thứ tư sau phẫu thuật. Do đó, chất lượng
giấc ngủ kém được coi là một trong những triệu
chứng quan trọng ảnh hưởng đến sự phục hồi
của bệnh nhân sau khi nhận được phẫu thuật
chấn thương chỉnh hình(4,25).
Về mặt lý thuyết, cơ thể con người đòi hỏi có
giấc ngủ đầy đủ để khôi phục năng lượng, tổng
hợp protein và sửa chữa mô, tế bào(10). Đặc biệt,
những bệnh nhân sau phẫu thuật gãy xương,
cần ngủ đủ giấc để duy trì cơ chế tái tạo tế bào,
tự hồi phục cơ thể, và ngăn ngừa biến chứng, và
rút ngắn thời gian hồi phục(12). Khi tổng hợp các
tài liệu nghiên cứutrước đây về chất lượng giấc
ngủ sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình lớn,
kết quả tìm thấy rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân sau phẫu
thuật, tuy nhiên có 4 yếu tố được bàn đến nhiều
nhất và có tương quan lớn nhất đến chất lượng
giấc ngủ của bệnh nhân bao gồm đau sau mổ,
mệt mỏi, lo lắng và tác động từ môi trường chăm
sóc. Theo Học thuyết về các triệu chứng không
muốn (Theory of Unpleasant symptoms) của
Lenz đã đề cập rằng các yếu tố ảnh hưởng đến
những triệu chứng không mong muốn được chia
làm 3 yếu tố, bao gồm: yếu tố thể chất sinh lý,
yếu tố nhận thức, tâm lý và các yếu tố hoàn cảnh
môi trường(18). Như đã đề cập ở trên, thì bốn yếu
tố tác động đến chất lượng giấc ngủ của bệnh
nhân sau phẫu thuật này sẽ được xác định thành
ba nhóm yếu tố: 1) đau sau phẫu thuật và mệt
mỏi được xác định là yếu tố thể chất, sinh lý, 2)
lo lắng được xác định là yếu tố tâm lý và 3) sự
tác động từ môi trường chăm sóc được coi là yếu
tố hoàn cảnh môi trường, phù hợp với mối liên
quan giữa các vấn đề được nêu trong học thuyết
của Lenz(18).
Theo thống kê, các nghiên cứu về chất lượng
giấc ngủ chủ yếu được báo cáo ở các nước
phương Tây, và chủ yếu tập trung nhiều vào
những bệnh nhân ung thư, phẫu thuật tim, phẫu
thuật bụng, hoặc trong các đơn vị chăm sóc đặc
biệt. Thiếu nghiên cứu liên quan đến chất lượng
giấc ngủ trên những bệnh nhân phẫu thuật chấn
thương chỉnh hình ở các nước Châu Á đặc biệt là
ở Việt Nam. Hơn nữa, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện
cho phẫu thuật chấn thương chỉnh hình đang gia
tăng ở Việt Nam, trong đó bệnh viện Đại học
Huế, ước tính có hơn 1834 trường hợp trong
năm 2012 và 2149 trường hợp trong năm 2013
với phẫu thuật chỉnh hình(13). Thực tế, chất lượng
giấc ngủ kém vẫn là một triệu chứng phổ biến
mà bệnh nhân luôn phàn nàn sau khi phẫu thuật
chấn thương chỉnh hình, và có thể ảnh hưởng
đến kết quả điều trị cho bệnh nhân. Do vậy,
chúng tối tiến hành thực hiện nghiên cứu này
với mục tiêu: 1) khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân và 2)
đánh giá liệu các yếu tố ảnh hưởng này có thể
dự đoán được chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân
sau phẫu thuật hay không.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát các yếu tố tiên lượng chất lượng
giấc ngủ ở bệnh nhân sau phẫu thuật chấn
thương chỉnh hình.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 72
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là 82 bệnh nhân sau phẫu thuật chấn
thương chỉnh hình tại khoa ngoại chấn thương
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thỏa các
tiêu chuẩn chọn bệnh được chọn vào nghiên cứu
bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tiêu
chuẩn chọn bệnh, bao gồm những bệnh nhân
sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình bao
gồm: phẫu thuật thay khớp háng, gãy xương
đùi, gãy xương cẳng chân, gãy xương cánh tay –
cẳng tay có độ tuổi từ 18 - 65 tuổi, có khả năng
giao tiếp và đọc hiểu tiếng việt, không mắc các
bệnh khác kèm theo.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu mô tả tiên lượng
(descriptive predictive design) nhằm đánh giá
các yếu tố tiên lượng đến chất lượng giấc ngủ
của bệnh nhân sau phẫu thuật xương đùi. Mẫu
nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên.
Biến số nghiên cứu
Biến số phụ thuộc
Chất lượng giấc ngủ
Được định nghĩa là cảm nhận chủ quan của
bệnh nhân sau phẫu thuật về chất lượng giấc
ngủ ở những khía cạnh: sự hiệu quả giấc ngủ, sự
rối loạn giấc ngủ và bổ sung giấc ngủ. Chất
lượng giấc ngủ tốt được thể hiện bởi cả số lượng
và chất lượng giấc ngủ, như thời gian ngủ đủ
giấc, dễ ngủ, không thức dậy sau khi bắt đầu
ngủ, ngủ sâu, thức dậy tỉnh táo và ngủ ngon.
Trong nghiên cứu này, chất lượng giấc ngủ được
đánh giá bởi bộ câu hỏi Verran và Snyder -
Halpern Sleep Scale. 24
Biến số độc lập
Đau, mệt mỏi, lo lắng, các yếu tố ảnh hưởng từ môi
trường chăm sóc
Đau: được định nghĩa là cảm nhận của bệnh
nhân về cảm giác khó chịu, không mong muốn
liên quan đến tình trạng tổn thương mô hoặc là
những co thắt cơ sau phẫu thuật do phẫu thuật,
hoặc từ vết thương, hoặc tư thế của bệnh nhân.
Đau được đo lường bằng cách sử dụng thang đo
đau bằng số từ 0 đến 10.
Mệt mỏi: là cảm nhận chủ quan của bệnh
nhân khi cơ thể không thể hoạt động tối ưu các
hoạt động thường ngày của bản thân. Các triệu
chứng biểu hiện chính như là cảm thấy mệt khi
làm một việc nhỏ gì đó, cơ thể thường xuyên
thích ngồi một chỗ hoặc nằm xuống, và từ đó
làm tăng nhu cầu ngủ (Rubin & Hotopf, 2002).
Trong nghiên cứu này, sự mệt mỏi được đo
lường bởi thang đo Lee Fatigue(17).
Lo lắng: là một trạng thái căng thẳng về tâm
lý đặc trưng bởi các yếu tố về cơ thể, cảm xúc,
nhận thức, và hành vi. Đó là cảm giác gây ra bởi
sợ hãi và phiền muộn. Cả khi bị hay không bị
căng thẳng về tâm lý thì lo lắng cũng tạo ra cảm
giác sợ hãi, lo lắng, không thoải mái. Trong
nghiên cứu này, biến số lo lắng được đo bằng
thang điểm lo lắng và trầm cảm ở bệnh viện
(HADS-A)(29).
Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường chăm
sóc: là bất kỳ yếu tố nào của bệnh viện làm rối
loạn giấc ngủ ban đêm của bệnh nhân. Các yếu
tố môi trường bao gồm tiếng ồn cuộc nói chuyện
và/ hoặc tiếng ồn của thiết bị, hoạt động chăm
sóc điều dưỡng vào ban đêm và ánh sáng của
phòng. Bộ câu hỏi yếu tố tác động từ môi trường
chăm sóc được sử dụng để đo lường các yếu tố
từ môi trường)(26).
Bộ công cụ nghiên cứu
Để tiến hành thu thập số liệu chúng tôi đã sử
dụng 5 bộ câu hỏi, bao gồm: 1) bộ câu hỏi về
thông tin cá nhân và tình trạng bệnh, 2) bộ câu
hỏi đánh giá mức độ đau từ 0 đến 10 điểm, trong
đó; 1 - 3 điểm: đau nhẹ, 4 - 6 điểm: đau vừa, 7 – 10
điểm: đau nhiều, 3) bộ công cụ đánh giá mức độ
mệt mỏi từ 0 đến 10điểm, trong đó: 1 - < 4 điểm:
mệt mỏi ít, 4 - < 7 điểm: mệt mỏi vừa, 7 – 10 điểm:
mệt mỏi nhiều, 4) bộ công cụ đánh giá mức độ lo
lắng tại bệnh viện gồm 7 câu hỏi, bệnh nhân sẽ
được yêu cầu trả lời 7 câu trong bảng câu hỏi
theo thang điểm Likert 0 đến 3 điểm. Điểm số lo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 73
lắng nằm trong khoảng 0 – 21 điểm: > 0 - 7
điểmcho biết mức độ lo lắngít, 8 - 14điểm lo lắng vừa
phải, và 15 - 21 điểm đề cập đến sự lo lắng nghiêm
trọng. Giá trị hệ số alpha của Cronbach là.83, 5)
bộ công cụ các yếu tố tác động từ môi trường
chăm sóc, bao gồm 12 câu hỏi được hỏi về các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của
bệnh nhân. Mức độ tác động của môi trường
chăm sóc được tính theo thang điểm từ 0 đến 120
như sau: > 0 - 39 điểm: mức độ tác động ít, 40 - 79
điểm: mức độ tác động trung bình, 80 - 120 điểm:
mức độ tác động nghiêm trọng. 6) Bộ câu hỏi về
đánh giá chất lượng giấc ngủ của Verran and
Snyder – Halpern, bao gồm 15 câu hỏi được chia
làm 3 phần: a) Rối loạn giấc ngủ: nhằm cung cấp
thông tin về nhận thức của bệnh nhân về mức
độ rối loạn giấc ngủ, b) Hiệu quả giấc ngủ: nhằm
đánh giá nhận thức của bệnh nhân về hiệu quả
giấc ngủ của họ và c) Bổ sung giấc ngủ: nhằm
đánh giá nhận thức của bệnh nhân về cách giấc
ngủ của họ được cải thiện với thời gian ngủ bổ
sung. Vì vậy tổng số điểm của bộ công cụ này sẽ
được tính bằng tổng điểm của tất cả các câu hỏi,
điểm số dao động từ 0 - 150, tổng điểm càng cao
cho thấy chất lượng giấc ngủ càng cao, trong đó:
0 - 50 điểm: chất lượng giấc ngủ kém, 51 – 100:
chất lượng giấc ngủ trung bình, và 101 – 150:
chất lượng giấc ngủ tốt.
Do các bộ công cụ đánh giá trên về mệt mỏi,
lo lắng, và các yếu tố tác động từ môi trường
chăm sóc và chất lượng giấc ngủ là ngôn ngữ
tiếng Anh, do vậy đã được dịch sang tiếng Việt
bằng phương pháp dịch và dịch ngược (the
translation and back - translation technique).
Trước khi tiến hành thu thập số liệu, các bộ công
cụ này được xác định độ tin cậy thông qua hệ số
alpha của Cronbach lần lượt bộ công cụ chất
lượng giấc ngủ là 0,90, bộ công cụ đánh giá mức
độ mệt mỏi là 0,93, lo lắng là 0,83, và các yếu tố
tác động từ môi trường chăm sóc là 0,82.
Quá trình thu thập số liệu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử
dụng để chọn những bệnh nhân thỏa mãn các
tiêu chuẩn chọn bệnh tham gia vào nghiên cứu.
Trong một tuần, sẽ chọn ngẫu nhiên 4 ngày,
trong mỗi ngày, các bệnh nhân thỏa mãn các tiêu
chuẩn chọn bệnh sẽ được chọn vào nghiên cứu.
Vào ngày thu thập dữ liệu, người nghiên cứu sẽ
thông báo cho bệnh nhân về mục đích, phương
pháp và quy trình nghiên cứu, và đồng thời phải
có sự chấp thuận tham gia vào nghiên của bệnh
nhân. Sau đó, người nghiên cứu sẽ tiến hành
khảo sát thu thập số liệu dựa vào bộ công cụ đã
lập sẵn. Tất cả các dữ liệu sẽ được bảo mật với
duy nhất mục đích nghiên cứu, các dữ liệu sau
đó sẽ mã hóa và được nhập vào phần mềm
thống kế để phân tích dữ liệu.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm thống kê SPSS 17.0. Sử
dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các
đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm
chất lượng giấc ngủ, mức độ đau sau phẫu thuật,
mức độ mệt mỏi, lo lắng và các yếu tố tác động
từ môi trường chăm sóc. Phân tích hồi quy tuyến
tính đa biến được sử dụng để khảo sát mức độ
ảnh hưởng của từng biến độc lập (đau sau phẫu
thuật, mệt mỏi, lo lắng, các yếu tố tác động từ
môi trường chăm sóc) lên biến phụ thuộc (chất
lượng giấc ngủ).
KẾT QUẢ
Tổng cộng 82 người bệnh nhân sau phẫu
thuật chấn thương tại Bệnh viện Đại học Y Dược
Huế đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh được
chọn vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, độ tuổi trung bình của người tham gia
nghiên cứu là 39,30 + 15,11 tuổi, trong đó tỉ lệ
nam (64,6%), nữ (35,4%), và hầu hết những
người tham gia đã kết hôn (61%). Nghề nghiệp
những người tham gia vào nghiên cứu đã có việc
làm chiếm 68,3%, trong đó công nhân chiếm
73,2%, tiếp theo là nông dân (17,8%). Thu nhập
của người tham gia nghiên cứu dao động từ 2 - 3
triệu đồng mỗi tháng (41,5%). Đặc điểm lâm
sàng của người tham gia nghiên cứu:phần lớn
gãy xương chi dưới (67,1%), loại điều trịcố định
trong (84,1%), gây tê vùng (61%), và thời gian
gây mê trung bình là 110,49 phút (SD = + 36,71).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 74
Bảng 1 - Đặc điểm chung bệnh nhân
Thông tin bệnh nhân Trung bình + độ
lệch chuẩn
Tần số n (%)
Tuổi 39.30(15.11)
Giới tính
Nam
Nữ
53(64,60)
29 (35,40)
Học vấn
Không
Trình độ phổ thông
Trung cấp nghề
Cao đẳng, Đại học, sau
đại học
2 (2,40)
58 (70,70)
7 (8,50)
15 (18,40)
Tình trạng gia đình
Độc thân
Kết hôn
Góa phụ
28 (34,10)
50 (61,00)
4 (4,90)
Nghề nghiệp
Thất nghiệp
Sinh viên
Có nghề nghiệp:
- Công nhân
- Nông dân
- Kinh doanh, buôn bán
16 (19,50)
10 (12,20)
56 (68,30)
41 (73,20)
10(17.90)
5 (8,90)
Chẩn đoán lâm sàng
Gãy xương cánh tay
Gãy xương cẳng tay
Gãy cổ xương đùi
Gãy xương đùi
Vỡ xương bánh chè
Gãy xương cẳng chân
9 (10,97)
18 (21,95)
13 (15,86)
15 (18,29)
2 (2,44)
25 (30,49)
Loại phẫu thuật
Kết hợp xương
Thay khớp bán phần
Thay khớp toàn phần
69 (84,10)
10 (12,20)
3 (3,70)
Phương pháp gây mê gây tê
Gây mê toàn thân
Gây tê vùng
32 (39)
50 (61)
Thời gian gây mê gây tê
1 - 2 (giờ)
2 - 3 (giờ)
3 - 4 (giờ)
110.49 (36.71) 47 (69,70)
19 (23,00)
6 (7,30)
Mức độ đau sau mổ, mệt mỏi, tình trạng lo
lắng, và mức độ ảnh hưởng từ môi trường chăm
sóc
Kết quả từ bảng 2 cho thấy, mức độ đau,
mức độ mệt mỏi, và lo lắng của bệnh nhân sau
phẫu thuật lần lượt trung bình của đau 6,01+
1,37, trung bình của mệt mỏi là 4,36 +0,73; trung
bình của lo lắng là 8,61 +2,81, trung bình yếu tố tác
động từ môi trường chăm sóc là 26,62 +9,08.
Bảng 2. Trung bình và độ lệch chuẩn về mức độ đau,
lo lắng, mệt mỏi, và tác động từ môi trường chăm sóc
ở bệnh nhân ngày thứ 2 sau mổ (n = 82)
Các yếu tố ảnh hưởng
Điểm trung bình
+ Độ
lệch
chuẩn
Tối đa
Tối
thiểu
Trung
bình
Đau sau mỗ 9 3 6,01 1,37
Mệt mỏi 6,19 2.46 4,36 0,73
Lo lắng 16 3 8,61 2,81
Ảnh hưởng từ môi
trường chăm sóc
44 6 26,62 9,08
Chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân hậu phẫu
ngày thứ 2
Theo kết quả nghiên cứu từ Bảng 3 cho thấy,
điểm trung bình về chất lượng giấc ngủ của
bệnh nhân ở mức trung bình (M = 83,24, SD = +
15,17). Trong đó, hiệu quả giấc ngủ của bệnh nhân
thấp nhất khi được hỏi về “cảm nhận chủ quan về
giấc ngủ” (M = 3,54, SD = + 1,49) có nghĩa là bệnh
nhân không có một giấc ngủ ngon. Về sự rối loạn
giấc ngủ của bệnh nhân gặp nhiều nhất là “giấc
ngủ bị đánh thức” (M = 4,06, SD = +1,75). Sự bổ
sung giấc ngủ cho thấy bệnh nhân gặp vấn đề khi
thức dậy, bằng chứng là khi được hỏi về "Cảm
giác sau khi thức dậy buổi sáng", kết quả cho thấy
bệnh nhân vẫn còn cảm giác buồn ngủ (M = 4,98,
SD = +1,61).
Bảng 3 - Chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân hậu
phẫu ngày thứ 2 (n = 82)
Chất lượng giấc ngủ
Điểm trung bình +
Độ lệch
chuẩn
Tối đa
Tối
thiểu
Trung
bình
Tổng điểm 123 51 83,24 15,17
Hiệu quả giấc ngủ 31 5 15,59 5,21
Cảm nhận chủ quan về
giấc ngủ
7 1 3,54 1,49
Tổng thời gian ngủ
*
8 1 3,57 1,33
Sự hiệu quả giấc ngủ 8 1 3,79 1,68
Tình trạng khi thức dậy 8 2 4,68 1,34
Rối loạn giấc ngủ (RLGN) 55 12 36,59 9,28
Giấc ngủ bị đánh thức 9 1 4,06 1,75
Khó khăn rơi vào giấc ngủ 9 2 4,67 2,07
Bắt đầu vào giấc ngủ 8 2 5,05 1,89
Thức dậy giữa đêm 8 1 5,62 2,00
Độ sâu giấc ngủ 7 1 6,68 1,36
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 75
Chất lượng giấc ngủ
Điểm trung bình +
Độ lệch
chuẩn
Tối đa
Tối
thiểu
Trung
bình
Trằn trọc trong khi ngủ 9 2 6,70 1,61
Bị đánh thức sau khi ngủ 9 4 7,17 1,37
Bổ sung giấc ngủ 37 26 31,07 2,51
Cảm giác sau khi thức dậy
buổi sáng
9 2 4,98 1,61
Thời gian ngủ ngày 10 7 8,06 0,78
Ngủ buổi sáng 10 7 8,55 0,76
Ngủ buổi chiều 10 8 9,49 0,65
* Tổng thời gian ngủ (được đo theo thang đo từ 0-10): cảm
nhận của bệnh nhân ngủ được bao nhiêu tiếng trong 1 đêm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
bệnh nhân
Kết quả từ phân tích tương quan Pearson
cho thấy đau sau phẫu thuật có mối tương quan
nghịch cao với chất lượng giấc ngủ bệnh nhân (r
= -63, p < 0,001), những yếu tố khác bao gồm: mệt
mỏi, lo lắng và ảnh hưởng từ môi trường chăm
sóc có mối tương quan trung bình với chất lượng
giấc ngủ bệnh nhân (r = -,54, p<0,001; r = -,56,
p<0,001; r = -,58, p<0,001, tương ứng).
Bảng 4.- Phân tích hồi qui tuyến tính đa biến giữa
các yếu tố ảnh hưởng và chất lượng giấc ngủ (n = 82)
Các yếu tố ảnh
hưởng
Hệ số
hồi quy
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
(Beta)
Ảnh hưởng từ môi
trường chăm sóc
-0,58*** -0,35 Intercept =
146,07***
Đau sau mỗ -3,06* -0,28
Mệt mỏi -4,62* -0,22 R
2
= ,594
F(4,77)= 28,22*** Lo lắng -1,04* -0,19
* = p< 0,05, ** = p< 0,01, *** = p<0 ,001
Theo bảng 4, phân tích hồi qui tuyến tính đa
biến chuẩn cho thấy đau sau phẫu thuật, mệt
mỏi, lo lắng và ảnh hưởng từ môi trường chăm
sóc có thể giải thích 59,4% về chất lượng giấc ngủ
vào đêm thứ hai sau phẫu thuật ở bệnh nhân sau
phẫu thuật chấn thương chỉnh hình lớn (F(4 ,77) =
28,22, p < 0,001). Trong đó, yếu tố dự đoán cao
nhất về chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau
phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là yếu tố ảnh
hưởng từ môi trường chăm sóc (β = -0,35, p <
0,001), tiếp đến là đau sau phẫu thuật (β = -0,28, p
< 0,001).
Phương trình hồi quy tuyến tính
Dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính
trên cho thấy rằng, sau phẫu thuật nếu mức độ
đau của bệnh nhân tăng 1 điểm thì chất lượng
giấc ngủ sẽ giảm 3,06 điểm, tương ứng mức độ
mệt mỏi tăng 1 điểm thì chất lượng giấc ngủ
giảm 4,62 điểm, mức độ lo lắng bệnh nhân tăng
1 điểm thì chất lượng giấc ngủ giảm 1,04 điểm,
và ảnh hưởng từ môi trường chăm sóc tăng 1
điểm thì chất lượng giấc ngủ giảm 0,58 điểm.
BÀN LUẬN
Chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau phẫu
thuật chấn thương chỉnh hình
Vào đêm thứ hai sau phẫu thuật, chất lượng
giấc ngủ ở bệnh nhân được báo cáo ở mức độ
trung bình, trong đó bệnh nhân gặp vấn đề lớn
nhất về hiệu quả giấc ngủ chưa cao và rối loạn
giấc ngủ. Điều này cho thấy bệnh nhân chưa có
được chất lượng giấc ngủ tốt về cả chất lượng và
số lượng. Đây là kết quả do bệnh nhân thường bị
đánh thức trong khi ngủ, kéo dài thời gian rơi
vào giấc ngủ, khó ngủ, và ngủ nửa đêm thức
giấc. Ngoài ra, giấc ngủ của bệnh nhâncũng bị
ảnh hưởng từ phẫu thuật như vị trí không thoải
mái, băng bó vết thương, truyền dịch, tình trạng
đau, mệt mỏi hoặc lo âu. Hơn nữa, những yếu tố
tác động từ môi trường bệnh viện như tiếng ồn,
những người xung quanh cũng ảnh hưởng đến
chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Kết quả này
phù hợp với các nghiên cứu trước đó(4,13). cho
thấy chất lượng giấc ngủ kém là triệu chứng phổ
biến ở bệnh nhân nhập viện, hầu hết bệnh nhân
thường phàn nàn về chất lượng giấc ngủ kém.
Một nghiên cứu khác(6), cho thấy 42% bệnh nhân
thường xuyên phàn nàn về giấc ngủ không đạt
yêu cầu sau phẫu thuật và 23% trường hợp có
chất lượng giấc ngủ không đạt yêu cầu cho đến
Chất lượng giấc ngủ = 146,07 - 3,06 (đau sau
phẫu thuật) - 4,62 (mệt mỏi) - 1,04 (lo lắng) -
0,58 (ảnh hưởng từ chăm sóc môi trường).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 76
ngày thứ 4 sau phẫu thuật. Trong một nghiên
cứu gần đây(25), tiến hành trên 110 bệnh nhân ở
Canada, đã chỉ ra rằng bệnh nhân phẫu thuật
chấn thươnggặp nhiều vấn đề về rối loạn giấc
ngủ (M = 33,98, SD = +19,56) và hiệu quả giấc
ngủ kém (M = 20,41, SD = + 9,39) vào đêm thứ
hai và thứ ba sau phẫu thuật.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc
ngủ của bệnh
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng
bệnh nhân đã gặp những vấn đề đau, mệt mỏi
và lo lắng ở mức độ vừa phải sau phẫu thuật.
Những kết quả này xảy ra bước đầu được xác
định là hậu quả từ phẫu thuật, mô và tế bào bị
phá hủy, sự co thắt cơ, suy giảm lượng dinh
dưỡng sau phẫu thuật và giảm vận động(3,7,11).
Ngoài ra, đây cũng một phần là do bệnh nhân
thường xuyên lo lắng, sợ hãi về tình trạng sức
khỏe của bản thân. Kết quả này phù hợp với
các nghiên cứu trước đây(4,19,20,22,28) cho rằng
đau sau phẫu thuật, mệt mỏi và lo lắng
thường xảy ra ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
rằng, những yếu tố tác động từ môi trường chăm
sóc cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Trong đó, tiếng ồn từ các cuộc nói chuyện của
người chăm sóc và các bệnh nhân xung quanh là
yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng chính đến giấc ngủ
của bệnh nhân. Kết quả này được giải thích rằng
những người nhà bệnh nhân thường được cho
phép ở bên cạnh bệnh nhân vào ban đêm, và
phòng bệnh nhân nhỏ, do đó bất kỳ tiếng ồn nào
trong phòng bệnh, hành lang có thể làm ảnh
hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân. Kết quả này
phù hợp với các nghiên cứu trước(13,23) cho thấy
tiếng ồn từ các bệnh nhân khác hoặc bạn cùng
phòng trong bệnh viện ảnh hưởng đến giấc ngủ
ban đêm của bệnh nhân.
Các yếu tố dự đoán chất lượng giấc ngủ ở bệnh
nhân sau phẫu thuật
Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy đau sau
phẫu thuật, mệt mỏi, lo lắng và các yếu tố ảnh
hưởng từ môi trường chăm sóc có thể dự đoán
được chất lượng giấc ngủ 59,4% vào đêm hậu
phẫu thứ hai (R2 = 0,59, p < 0,001). Trong số
những yếu tố tiên lượng này, sự tác động từ môi
trường chăm sóc là yếu tố dự đoán tốt nhất về
chất lượng giấc ngủ, càng có nhiều tác động từ
môi trường chăm sóc thì chất lượng giấc ngủ
kém hơn (β = -0,35, p < 0,001). Dựa trên chu kỳ
sinh lý giấc ngủ, giấc ngủ có thể bị đánh thức bất
cứ lúc nào bởi các tác động bên ngoài như tiếng
ồn, nhiệt độ, ánh sáng, tư thế nằm, v.v. Tùy
thuộc vào từng giai đoạn trong chu kì giấc ngủ
và cường độ của kích thích, mà giấc ngủ bị đánh
thức dễ dàng hay khó khăn, thông thường giấc
ngủ dễ bị đánh thức ở giai đoạn ngủ không
chuyển động mắt nhanh 1 và 2 (Non-rapid eye
movement (NREM), và khó đánh thức hơn trong
giai đoạnNREM 3 và 4 và giai đoạn ngủ có
chuyển động mắt nhanh (REM)(5). Trong nghiên
cứu gần đây(16), về sự rối loạn giấc ngủ ở bệnh
nhân sau phẫu thuật ngoại khoa, kết quả cho
thấy các yếu tố tác động từ môi trường, bao gồm:
âm thanh cảnh báo từ máy theo dõi, tác động từ
nhân viên và các bệnh nhân khác, tiếng ồn và
tình trạng giường bệnh có mối tương quan cao
với sự rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân (r = 0,8).
Trong một nghiên cứu khác(25) tiến hành trên 110
bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện, kết quả
cho thấy rằng những tác động từ môi trường
chăm sóc có thể dự đoán 32% đến chất lượng
giấc ngủ bệnh nhân. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu của Freedman và cộng sự cũng cho rằng
những tác động từ chăm sóc môi trường bao
gồm các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, tiếng
ồn của bệnh viện và ánh sáng của phòng có thể
dự đoán 27% đến chất lượng giấc ngủ ở bệnh
nhân tại bệnh viện.
Đau sau mổ là yếu tố tiên lượng tiếp theo đối
với chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân hậu phẫu
đêm thứ 2 (β = -0,28, p < 0,05), điều đó có nghĩa là
càng đau nhiều, bệnh nhân càng khó ngủ. Kết
quả này đã được giải thích là do những kích
thích đau tác động vào vỏ não bằng hoạt hóa các
sóng điện não làm phân mảnh giấc ngủ và duy
trì sự tỉnh táo(31). Trong một nghiên cứu mô tả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 77
khác(4) khảo sát trên 75 bệnh nhân trải qua phẫu
thuật chấn thương, cho thấy 83% bệnh nhân bị
ảnh hưởnggiấc ngủ bởi cơn đau trong giai đoạn
hậu phẫu. Ngoài ra, một nghiên cứu khác tìm
thấy rằng cơn đau là một yếu tố dự đoán sự gián
đoạn giấc ngủ (OR = 2,0, 95% CI = 1,47 - 2,73).
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy sự
mệt mỏi có thể dự đoán chất lượng giấc ngủ
của bệnh nhân vào đêm hậu phẫu thứ hai (β =
-0,22, p < 0,05). Kết quả này được giải thích là
sự mệt mỏi tạo ra các cytokine và opioid rằng
2 chất này có tác động làm rối loạn giấc ngủ
của bệnh nhân. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu trước đó rằng những mệt mỏi làm
chất lượng giấc ngủ bệnh nhân, bằng chứng
Ponsuwan và cộng sự thấy rằng mệt mỏi có
thể dự đoán 23% chất lượng giấc ngủ kém ở
bệnh nhân sau phẫu thuật. Cuối cùng, lo lắng
cũng được tìm thấy là một trong những yếu tố
tiên lượng về chất lượng giấc ngủ vào đêm
hậu phẫu thứ hai (β = -0,19, p < 0,05). Kết quả
này được giải thích là lo lắng làm tăng mức độ
giải phóng của hormon adrenocorticotropic
(ACTH), hoặc cortisol trong dòng máu gây
nên kéo dài thời gian rơi vào giấc ngủ, giảm
giai đoạn giấc ngủ sóng não chậm và tăng sự
phân đoạn giấc ngủ. Kết quả này tương đồng
với nghiên cứu trước đó, lo lắng là một yếu tố
tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ,
càng lo lắng thì càng khó ngủ (p = 0,009). Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của
Opanuraks rằng sự lo lắng là một trong những
yếu tố dự đoán về chất lượng giấc ngủ ở bệnh
nhân sau phẫu thuật chiếm 13,42% (p < 0,001).
Trong một nghiên cứu khác của Lei tìm thấy
rằng lo lắng về bệnh tật làm giảm chất lượng
giấc ngủ của bệnh nhân nhập viện (OR = 1,44,
95% CI = 1,14 - 1,82, p = 0,002).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu này khẳng định 1 lần
nữa đau sau mổ và mệt mỏi là 2 yếu tố về thất
chất sinh lý, lo lắng là yếu tố tâm lý, và tác động
từ môi trường chăm sóc là những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân
Điều này phù hợp với học thuyết điều dưỡng về
những triệu chứng không mong muốn của Lenz
cường độ của các yếu tố ảnh hưởng này sẽ quyết
định tính chất nghiêm trọng của chất lượng giấc
ngủ. Do đó, nghiên cứu này cung cấp cho điều
dưỡngnhững kiến thức rất có giá trị về bản chất
cũng như cơ chế các yếu tố này ảnh hưởng đến
chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân sau khi phẫu
thuật chấn thương chỉnh hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adamsen SR., Kehlet H, Dodds C, Rosenberg J (1996).
Postoperative sleep disturbances: Mechanisms and clinical
implications. British Journal of Anaesthesia, 76(4), pp.552 - 559.
2. American Academy of Orthopaedic Surgeons [AAOS] (2014).
Sleep disturbance following acute fractures not related to injury.
3. Boni F (2010). Pain management after major surgery. In A. Kopf
& N. B. Patel (Eds.), Guide to pain management in low - resource
setting, pp. 103-113.
4. Buyukyilmaz F, Sendir M, Acaroglu R (2011). Evaluation of
night-time pain characteristics and quality of sleep in
postoperative Turkish orthopedic patients. Clinical Nursing
Research, 20(3): pp. 326-342.
5. Chokroverty S (2009). Sleep disorders medicine: Basic science,
technical considerations, and clinical aspects. Philadelphia:
Saunders/ Elsevier.
6. Chouchou F, Khoury S, Chauny JM, Denis R. Lavigne, GJ (2014).
Postoperative sleep disruptions: A potential catalyst of acute
pain?. Sleep Medicine Reviews, 18(3), pp.273 - 282.
7. Christensen T, Kehlet H (1993). Postoperative fatigue. World
Journal of Surgery, 17(2), pp.220-225.
8. Cronin, JA, Keifer JC, Davies, MF, King TS, Bixler EO (2001).
Postoperative sleep disturbance: Influences of opioids and pain
in humans. Sleep, 24(1), pp.39 - 44.
9. Department of Traumatologic-Orthopedic (2014). Summary
hospital activities 2013, missions and strategies forward to 2014.
Hue University Hospital, Vietnam. Report number: pp.26.
10. Frank MG (2010). The function(s) of sleep. In J. M. Winkenlman
& D. T. Plante (Eds), Foundation of psychiatric sleep medicince, pp.
51 - 78.
11. Gregory J (2005). Pain management and orthopaedic care. In J.
Kneale, P. Davis, & A. Powell (Eds.), Orthopaedic and trauma
nursing, 2nd ed., pp.140 - 164.
12. Humphries JD (2008). Sleep disruption in hospitalized adults.
Medical Surgical Nursing Journal, 17(6), pp.391 - 395.
13. Jolfaei, AG, Makvandi A., Pazouki A (2014). Quality of sleep for
hospitalized patients in Rasoul-Akram. Medical Journal of Islamic
Republish Iran, 28(73), pp.1 - 6.
14. Krenk L, Jennum P, Kehlet H (2012). Sleep disturbances after
fast-track hip and knee arthroplasty. Britain Journal of Anaesthesia,
109(5), pp.769-775.
15. Krenk L, Jennum P, Kehlet H (2013). Activity, sleep and
cognition after fast-track hip or knee arthroplasty. The Journal of
Arthroplasty, 28(8), pp.1265 - 1269.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 78
16. Lane T, East LA (2008). Sleep disruption experienced by surgical
patients in an acute hospital. British Journal of Nursing, 17(12): pp.
766-771.
17. Lee KA, Hicks G, Nino-Murcia G (1991). Validity and reliability
of a scale to assess fatigue. Psychiatry Research, 36(3), pp.291 - 298.
18. Lenz ER., Pugh LC, Gift A, Miligan RA., Suppe F (1997). The
middle-range theory of unpleasant symptoms: An update.
Advances in Nursing Science, 19(3), pp. 14 - 27.
19. Long NH (2010). Factors related to postoperative symptoms
among patients undergoing abdominal surgery. Master’s thesis,
Adult nursing, Faculty of Nursing, Burapha University.
20. Nickinson RS, Board TN, Kay PR (2009). Post-operative anxiety
and depression levels in orthopaedic surgery: A study of 56
patients undergoing hip or knee arthroplasty. Journal of
Evaluation in Clinical Practice, 15(2), pp.307-310.
21. Pina F, Ribeiro AI, Santos C (2011). Epidemiology and
variability of orthopaedic procedures worldwide. In: Bentley G
(ed.). European instructional lectures Denmark: Springer Berlin
Heidelberg; pp.9-19.
22. Rubin GJ, Hotopf M (2002). Systematic review and meta-
analysis of interventions for postoperative fatigue. British Journal
of Surgery, 89(8), pp.971 - 984.
23. Şendir M, Acaroğlu R, Kaya H, Erol S, Akkaya Y. (2007).
Evaluation of quality of sleep and effecting factors in
hospitalized neurosurgical patients. Neurosciences, 12(3): pp.226-
231.
24. Snyder-Halpern R, Verran JA (1987). Instrumentation to describe
subjective sleep characteristics in healthy subjects. Research in
Nursing and Health, 10(3), pp.155 - 163.
25. Tranmer JE, Minard J, Fox LA, Rebelo L (2003). The sleep
experience of medical and surgical patients. Clinical Nursing
Research, 12(2), pp.159 - 173.
26. TTN Xuan. (2013). Factors predicting quality of sleep among
postoperative patients with major abdominal surgery in
Binh Duong hospital, Vietnam. Master’s thesis, Adult
nursing, Faculty of Nursing, Graduation School, Burapha
University.
27. White PF (1986). Pharmacologic and clinical aspects of
preoperative medication. Anesthesia and Analgesia Journal, 65:
pp.963-974.
28. Wylde V, Rooker J, Halliday L, Blom A (2011). Acute
postoperative pain at rest after hip and knee arthroplasty:
Severity, sensory qualities and impact on sleep. Orthopedic and
Traumatol: Surgical and Research, 97(2): pp.139-144.
29. Zigmond A, Snaith R (1983). The hospital anxiety and
depression scale. Acta Psychiatrica Scandinavica, 67(6): pp.361-370.
Ngày nhận bài báo: 10/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_tien_luong_den_chat_luong_giac_ngu_o_benh_nhan_sa.pdf