Tài liệu Các yếu tố tác động đến lợi nhuận vụ lúa hè thu và đông xuân của nông hộ trồng lúa đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng: 67
Các yếu tố tác động đến lợi nhuận . . .
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ LÚA HÈ THU VÀ
ĐÔNG XUÂN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA ĐỒNG BÀO KHMER
TỈNH SÓC TRĔNG
DETERMINANTS OF THE PROFITS AMONG SUMMER-AUTUMN AND WINTER-
SPRING RICE CROP OF KHMER RICE FARMERS IN SOC TRANG PROVINCE
Trịnh Anh Khoa(*)
* GV. Khoa Kinh tế, Trừng Cao đẳng Cộng đ̀ng Sóc Trĕng, Email: takhoastcc@gmail.com
TÓM TẮT
Bài viết tr̀nh bày kết quả nghiên cứu các
yếu tố tác động đến lợi nhuận c̉a vụ Hè Thu và
vụ Đông Xuân được ức lượng từ hàm lợi nhuận
Cobb-Douglas dạng logarit-tuyến t́nh, dựa trên
bộ dữ liệu khảo sát 193 nông hộ tr̀ng lúa đ̀ng
bào Khmer tỉnh Sóc Trĕng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy lợi nhuận c̉a vụ Đông Xuân cao hơn
lợi nhuận c̉a vụ Hè Thu khoảng 21,2%. Các yếu
tố tác động đến lợi nhuận c̉a vụ Hè Thu theo
mô h̀nh ức lượng bao g̀m: chi ph́ phân bón,
chi ph́ lao động, các chi ph́ khác (tương quan
nghịch), tham gia hội đoàn th̉ và áp dụng khoa
ḥc kỹ thuật vào sản xuất (t...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tác động đến lợi nhuận vụ lúa hè thu và đông xuân của nông hộ trồng lúa đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67
Các yếu tố tác động đến lợi nhuận . . .
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ LÚA HÈ THU VÀ
ĐÔNG XUÂN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA ĐỒNG BÀO KHMER
TỈNH SÓC TRĔNG
DETERMINANTS OF THE PROFITS AMONG SUMMER-AUTUMN AND WINTER-
SPRING RICE CROP OF KHMER RICE FARMERS IN SOC TRANG PROVINCE
Trịnh Anh Khoa(*)
* GV. Khoa Kinh tế, Trừng Cao đẳng Cộng đ̀ng Sóc Trĕng, Email: takhoastcc@gmail.com
TÓM TẮT
Bài viết tr̀nh bày kết quả nghiên cứu các
yếu tố tác động đến lợi nhuận c̉a vụ Hè Thu và
vụ Đông Xuân được ức lượng từ hàm lợi nhuận
Cobb-Douglas dạng logarit-tuyến t́nh, dựa trên
bộ dữ liệu khảo sát 193 nông hộ tr̀ng lúa đ̀ng
bào Khmer tỉnh Sóc Trĕng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy lợi nhuận c̉a vụ Đông Xuân cao hơn
lợi nhuận c̉a vụ Hè Thu khoảng 21,2%. Các yếu
tố tác động đến lợi nhuận c̉a vụ Hè Thu theo
mô h̀nh ức lượng bao g̀m: chi ph́ phân bón,
chi ph́ lao động, các chi ph́ khác (tương quan
nghịch), tham gia hội đoàn th̉ và áp dụng khoa
ḥc kỹ thuật vào sản xuất (tương quan thuận).
Đối v́i vụ Đông Xuân, yếu tố chi ph́ giống, chi
ph́ lao động và tham gia hội đoàn th̉ có tác
động t́ch cực đến lợi nhuận, trong khi, chi ph́
cho thuốc bảo vệ thực vật có tác động tiêu cực
đến lợi nhuận c̉a vụ lúa này.
Từ khóa: lợi nhuận, nông hộ trồng lúa
đồng bào Khmer, vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu
ABSTRACT
This article aims at presenting the research
results on determinants affecting the proits of
Summer-Autumn and Winter-Spring crop from
the Cobb-Douglas proit function. The study used
data collected from 193 Khmer rice farmers in
Soc Trang province. The results showed that
the average proit of Winter-Spring rice crop
was higher than that of Summer-Autumn rice
crop about 21,2 percent. The factors affecting
the proits of Summer-Autumn rice crop in the
model included the costs of fertilizer, labor costs,
other costs (negative correlation), joining local
associations and applying science and technology
to production (positive correlation). For Winter-
Spring rice crop, the seed costs, labor costs and
joininglocal associations had a positive impact on
proits, while the costs for herbicide had a negative
impact on the proits of this crop.
Keywords: proits, Khmer rice farmer, Winter-
Spring rice crop, Summer-Autumn rice crop
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây lương thực quan trọng, nuôi sống
khoảng một nửa dân số và khoảng ba phần tư
người nghèo của thế giới. Ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), lúa vẫn là cây trồng quan
trọng nhất cho sinh kế của phần lớn người dân
trong vùng, an toàn lương thực quốc gia và xuất
khẩu (Đặng Kiều Nhân, 2009). ĐBSCL cung
ứng hơn 20 triệu tấn lúa cho nền kinh tế, chiếm
hơn 50% tổng sản lượng lúa và khoảng 90%
sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước (Phạm Lê
Thông, 2011). Do đó, để cải thiện được đời sống
của người dân thì việc nâng cao nĕng suất, tĕng
lợi nhuận của hoạt động canh tác lúa là một trong
những mục tiêu rất quan trọng cần hướng đến.
Sóc Trĕng là một tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL
với diện tích tự nhiên 3.223km2, 80,84% diện
tích đất được dùng vào sản xuất nông nghiệp,
trong đó, đất trồng lúa chiếm 75,50% diện tích
đất nông nghiệp. Cơ cấu dân số của tỉnh ngoài
người Kinh chiếm tỷ lệ đa số còn có nhiều
dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người
68
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Khmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%
(Trần Thanh Bé và cs, 2007).Những nĕm gần
đây, tỉnh Sóc Trĕng đã thực hiện tốt chính sách
về công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần từng
bước nâng cao đời sống người dân trong tỉnh
nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.
Một trong những chính sách đó là tập trung phát
triển sản xuất nông nghiệp, đổi mới hướng canh
tác và nâng cao mức sinh lợi của hoạt động canh
tác nông nghiệp mà chủ yếu là cây lúa.
Tuy nhiên, cũng như nhiều hộ nông dân
người Kinh và người Hoa trên địa bàn, nông
hộ đồng bào Khmer chủ yếu sản xuất lúa theo
hướng độc canh hai vụ hoặc ba vụ. Trong ba vụ
lúa, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông có nĕng suất
tương đương nhau và điều kiện canh tác cũng
tương đồng, và vụ Thu Đông thường được chọn
thay thế trong các mô hình luân canh lúa màu
(Phạm Lê Thông, 2011). Vì vậy, vụ Hè Thu và
vụ Đông Xuân trở thành hai vụ lúa chính và là
nguồn thu nhập quan trọng của nông hộ trồng
lúa. Bên cạnh đó, vụ Đông Xuân luôn mang lại
nĕng suất và lợi nhuận cao hơn so với vụ Hè
Thu. Do đó, cùng với việc chuyển đổi hướng
canh tác thì việc xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của hai vụ lúa chính trong nĕm
là rất cần thiết để nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống của nông hộ.Bài viết này nhằm mục
tiêu trình bày kết quả nghiên cứu các yếu tố tác
động đến lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu và Đông
Xuân của nông hộ trồng lúa đồng bào Khmer
trên địa bàn tỉnh Sóc Trĕng. Kết quả nghiên cứu
sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp
nhằm nâng cao nĕng suất và lợi nhuận, cải thiện
đời sống của nông hộ trồng lúa đồng bào Khmer
trên địa bàn tỉnh Sóc Trĕng.
2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua
khảo sát trực tiếp 210 nông hộ trồng lúa đồng
bào Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trĕng. Địa
bàn nghiên cứu được lựa chọn là 3 huyện Châu
Thành, Mỹ Xuyên và Long Phú, với cơ cấu mẫu
cụ thể lần lượt là 80, 60 và 70 hộ. Ba huyện
trên được lựa chọn vì là những huyện có đông
đồng bào Khmer sinh sống, đồng thời, đồng bào
Khmer sinh sống ở địa bàn các huyện này chủ
yếu sinh sống bằng nghề làm nông. Vì vậy, việc
chọn ba huyện trên để thu thập dữ liệu sẽ đảm
bảo tính đại diện của mẫu dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc trưng của mẫu dữ liệu nghiên cứu
Chỉ tiêu Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình
Học vấn Cấp học Trên cấp 3 Mù chữ Cấp 2
Số thành viên Người 9,00 2,00 4,00±1,39
Tuổi Nĕm tuổi 76,00 28,00 49,00±10,52
Kinh nghiệm Nĕm 50,00 2,00 23,60±10,21
Diện tích đất canh tác Hecta 9,07 0,10 1,57±1,39
Nguồn: t́nh toán từ dữ liệu điều tra thực tế c̉a tác giả nĕm 2016
Những thông tin thu thập bao gồm: các đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ, nĕng suất bình quân,
giá bán, các loại chi phí sản xuất lúa, việc tham gia hội đoàn thể và thực trạng áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất của nông hộ canh tác lúa vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Sau khi loại bỏ một số phiếu
thiếu dữ liệu, số mẫu còn lại đưa vào phân tích là 193 mẫu.
69
Các yếu tố tác động đến lợi nhuận . . .
Bảng 2: T̀nh h̀nh tham gia hội đoàn th̉, áp dụng khoa ḥc kỹ thuật vào sản xuất c̉a nông hộ
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
Tham gia hội đoàn thể 28 14,51
Không tham gia hội đoàn thể 165 85,49
Tổng 193 100,00
Có áp dụng khoa học kỹ thuật 56 29,01
Không áp dụng khoa học kỹ thuật 137 70,99
Tổng 193 100,00
Nguồn: t́nh toán từ dữ liệu điều tra thực tế c̉a tác giả nĕm 2016
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng
của các yếu tố đầu vào đến nĕng suất đạt được,
các nghiên cứu ứng dụng hàm sản xuất Cobb-
Douglas dạng translog như sau:
LnY = α0 + αilnXi + ei
Trong đó, Y là logarit tự nhiên của nĕng suất,
lnXi là logarit tự nhiên của các yếu tố đầu vào, bao gồm: phân bón, thuốc, giống, lao động và
một số chi phí bằng tiền khác (Phạm Lê Thông,
2011; Phạm Vĕn Hùng, 2006). Nghiên cứu của
David và Terwase (2011) đo lường và đánh giá
hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất
lúa bằng hàm Cobb-Douglas dạng bán logarit
(logarit-tuyến tính) như sau:
Y = logA + b
i
logX
i
Trong đó, Y là nĕng suất đạt được, A là hằng
số của mô hình và logXi là logarit của các yếu tố đầu vào, bao gồm: phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, giống và lao động.
Từ hàm sản xuất Cobb-Douglas, có thể xây
dựng được hàm lợi nhuận tương ứng (Phạm Lê
Thông, 2011; Nay, 2011). Trong nghiên cứu
này, để đo lường tác động của các yếu tố đến lợi
nhuận đạt được, hàm lợi nhuận được sử dụng là
hàm logarit-tuyến tính có dạng như sau:
Y = α + α
1
lnphan + α
2
lnthuoc + α3lngiong + α4lnkhauhao + α5lnlaodong + α6lncpkhac + α
7
thamgiahdt+ α
8
apdungkhkt + e
i
Với, Y là lợi nhuận lúa đạt được (ngàn đồng/
ha), αi là các hệ số tương quan, lnphan, lnthuoc, lngiong, lnkhauhao, lnlaodong và lncpkhac lần
lượt là logarit tự nhiên của chi phí phân bón, chi
phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí giống, chi phí
khấu hao, chi phí lao động và chi phí khác tính
cho một hecta đất sản xuất. Chi phí khấu hao là
chi phí cho hao mòn máy móc sử dụng cho mục
đích sản xuất lúaước tính. Chi phí khác bao gồm
các chi phí như thu hoạch, tưới tiêu, Yếu tố
tham gia hội đoàn thể (thamgiahdt) và áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất (apdungkhkt)
được đưa vào mô hình với kỳ vọng, việc tham
gia hội đoàn thể sẽ giúp nông hộ có thêm nhiều
thông tin bổ ích phục vụ sản xuất, trong khi, việc
áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ giúp tiết giảm chi
phí, tĕng nĕng suất và lợi nhuận. Trong mô hình
nghiên cứu, việc tham gia hội đoàn thể là biến
giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia vào các hội
đoàn thể như hội nông dân, hội cựu chiến binh,
Tương tự, việc áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất là biến giả, nhận giá trị 1 nếu nông
hộ có áp dụng ít nhất một mô hình tiến bộ vào
sản xuất như IPM, 3 giảm 3 tĕng, 1 phải 5 giảm,
, ngược lại sẽ nhận giá trị 0.
70
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.3.1. Chi phí, nĕng suất, doanh thu và lợi nhuận của hai vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân
Bảng 3: Chi ph́ sản xuất c̉a vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân
Các loại
chi phí
Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân
Trung bình
(ngàn đồng/ha)
Tỷ lệ
(%)
Trung bình
(ngàn đồng/ha)
Tỷ lệ
(%)
Chi phí phân 4968,98 30,59 5687,82 32,64
Chi phí giống 1757,32 10,82 1740,72 9,99
Chi phí thuốc 4382,93 26,98 4634,51 26,60
Chi phí khấu hao 58,89 0,36 58,89 0,34
Chi phí lao động 742,85 4,57 713,99 4,10
Chi phí khác 4335,19 26,68 4587,91 26,33
Tổng chi phí 16246,16 100,00 17423,84 100,00
Nguồn: tính toán từ dữ liệu điều tra thực tế của tác giả nĕm 2016
Kết quả phân tích cơ cấu chi phí sản xuất
trung bình giữa vụ Hè Thu và Đông Xuân cho
thấy, tổng chi phí trung của vụ lúa Đông Xuân
cao hơn vụ Hè Thu khoảng 6,1%. Trong đó, chi
phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và
các chi phí khác của vụ Đông Xuân cao hơn vụ
Hè Thu với mức chênh lệch lần lượt là 14,47%;
5,74% và 5,83%. Tuy nhiên, chi phí giống và
chi phí lao động của vụ Hè Thu lại cao hơn vụ
Đông Xuân nhưng mức chênh lệch không cao
(lần lượt là 1,4% và 4,04%).
Trong cơ cấu tổng chi phí của hai vụ lúa, chi
phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và
chi phí khác chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng
chi phí sản xuất (84,25% trong vụ Hè Thu và
85,57% trong vụ Đông Xuân). Đây là những chi
phí thiết yếu trong hoạt động sản xuất lúa nói
chung. Chi phí lao động và chi phí khấu hao máy
móc thiết bị sử dụng trong sản xuất lúa chiếm tỷ
trọng khá nhỏ trong tổng chi phí (4,93% trong
vụ Hè Thu và 4,44% trong vụ Đông Xuân) cho
thấy một thực tế là nông dân vẫn còn sử dụng
chủ yếu sức lao động trong gia đình thay vì thuê
mướn hay sử dụng máy móc trong sản xuất.
Bảng 4: Nĕng suất, doanh thu và lợi nhuận vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân
Chỉ tiêu Đơn vị tính Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân Sig. t-test
Nĕng suất Tấn/ha 6,1 6,7 0,000
Giá bán Đồng/kg 4433,9 4470,3 0,248
Doanh thu Ngàn đồng/ha 27054,4 30273,4 0,000
Chi phí Ngàn đồng/ha 16246,2 17423,8 0,000
Lợi nhuận Ngàn đồng/ha 10808,2 13099,2 0,000
Nguồn: t́nh toán từ dữ liệu điều tra thực tế c̉a tác giả nĕm 2016
71
Các yếu tố tác động đến lợi nhuận . . .
Nĕng suất trung bình của vụ Hè Thu là 6,1
tấn/ha thấp hơn nĕng suất trung bình của vụ
Đông Xuân 0,6 tấn/ha. Như đã trình bày, vụ
Đông Xuân điều kiện thời tiết thuận lợi, cùng
với việc sử dụng tĕng liều lượng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật nên nĕng suất lúa có phần
cao hơn so với vụ Hè Thu.
Mức giá bán trung bình không có sự khác
biệt giữa hai vụ lúa. Tuy nhiên, do nĕng suất vụ
Đông Xuân cao hơn nên doanh thu trung bình
của vụ Đông Xuân có phần cao hơn so với vụ
Hè Thu, mức chênh lệch là khoảng 11,9%.
Tổng chi phí sản xuất trung bình của vụ Hè
Thu thấp hơn tổng chi phí sản xuất trung bình
của vụ Đông Xuân khoảng 6,1% và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Lợi nhuận
trung bình của vụ Đông Xuân cao hơn lợi nhuận
trung bình của vụ Hè Thu khoảng 21,2%. Đây là
mức chênh lệch khá lớn dù chi phí cho vụ Đông
Xuân có cao hơn chi phí cho vụ Hè Thu. Kết
quả này phù hợp với thực tiễn sản xuất lúa vụ
Hè Thu và Đông Xuân trên địa bàn nghiên cứu.
2.3.2. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận
của vụ Hè Thu và Đông Xuân
Kết quả mô hình hồi quy Logarit-tuyến tính
xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận vụ Hè
Thu và Đông Xuân của nông hộ trồng lúa đồng bào
Khmer tỉnh Sóc Trĕng được trình bày trong bảng 5.
Kiểm định đa cộng tuyến (VIF<2) và tự tương
quan (dU<giá trị Durbin-Watson tra bảng<4 - dL)
cho thấy hai mô hình là phù hợp, không xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan giữa
các biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008). Các biến độc lập giải thích
được 30,4% sự thay đổi lợi nhuận của vụ Hè Thu
và 25,2% sự thay đổi lợi nhuận của vụ Đông Xuân.
Đối với mô hình xác định các yếu tố tác động
đến lợi nhuận của vụ Hè Thu, có 3 yếu tố có mối
tương quan nghịch với lợi nhuận và có ý nghĩa
thống kê là chi phí phân bón, các chi phí khác và
chi phí lao động với độ tin cậy từ 95% đến 99%.
Việc tham gia hội đoàn thể và áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất đều có tương quan thuận với
lợi nhuận và độ tin cậy của kiểm định đạt 95%.
Bảng 5: Kết quả mô h̀nh h̀i quy Logarit-tuyến t́nh
Biến số Vụ Hè Thu Vụ Đông XuânTương quan Giá trị Sig. VIF Tương quan Giá trị Sig. VIF
Hằng số 130751,115 0,000 121237,900 0,000
Lncpphan -5359,035 0,000 1,141 349,450 0,816 1,279
Lncpgiong 344,760 0,672 1,112 2716,000 0,012 1,442
Lncpthuoc -1003,632 0,517 1,136 -3774,637 0,018 1,383
Lncpkh 17,725 0,894 1,186 -1192,885 0,268 1,085
Lncpld -191,726 0,044 1,291 650,278 0,002 1,215
Lncpkhac -8184,728 0,000 1,325 -88,569 0,529 1,231
thamgiahdt 2112,359 0,030 1,227 8303,062 0,000 1,447
apdungkhkt 1518,645 0,036 1,515 78,790 0,969 1,213
R2 (%) 30,4 25,2
Durbin-Watson 2,020 2,124
Nguồn: kết quả h̀i quy từ dữ liệu điều tra thực tế c̉a tác giả nĕm 2016
72
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Trong mô hình xác định các yếu tố tác động
đến lợi nhuận của vụ Đông Xuân, có 3 yếu tố có
tương quan thuận với lợi nhuận và có ý nghĩa
thống kê là chi phí giống, chi phí lao động và
việc tham gia đội đoàn thể với độ tin cậy của
kiểm định từ 95% đến 99%. Chi phí thuốc bảo
vệ thực vật có tương quan nghịch với lợi nhuận
và độ tin cậy của kiểm định đạt 95%.
Ở vụ lúa Đông Xuân, chi phí giống có mối
tương quan thuận với lợi nhuận hàm ý vai trò
của giống chất lượng đối với hoạt động sản xuất
lúa. Tại nhiều vùng nông thôn, nông hộ có thói
quen giữ lại giống của vụ trước để sản xuất cho
vụ sau nhằm giảm chi phí. Tuy nhiên, chất lượng
giống để lại thường không cao và dẫn đến nĕng
suất lúa thấp, từ đó, làm giảm lợi nhuận. Do đó,
chi phí giống càng cao, chứng tỏ nông hộ có đầu
tư cho giống chất lượng nên nĕng suất cao, lợi
nhuận tĕng.
Phân bón và thuốc bảo vệ giữ vai trò quan
trọng trong việc tĕng nĕng suất, tuy nhiên, việc
sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá liều
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nĕng suất lúa (Phạm
Lê Thông, 2011), từ đó làm giảm lợi nhuận của
nông hộ. Trong vụHè Thu, điều kiện thời tiết
tương đối bất lợi cho việc sản xuất lúa nên nông
hộ thường có xu hướng bón thêm nhiều phân
bón, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật với kỳ
vọng sẽ nâng cao được sự phát triển của cây lúa.
Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật quá liều lượng, không đúng kỹ thuật
cộng với điều kiện mưa nhiều làm thất thoát, tạo
điều kiện cho sâu rầy phát triển (Nguyễn Vĕn
Hòa và cs, 2007) nên không làm tĕng nĕng suất
mà ngược lại làm tĕng chi phí, từ đó làm giảm
lợi nhuận.
Chi phí lao động có mối tương quan nghịch
với lợi nhuận trong vụ Hè Thu nhưng lại có
tương quan thuận với lợi nhuận trong vụ Đông
Xuân. Điều này có thể giải thích là do trong vụ
Hè Thu, điều kiện canh tác gặp nhiều bất lợi,
không có đủ thời gian làm đất, mưa nhiều dẫn
đến thất thoát trong khâu gieo sạ nên nông hộ
nhiều lúc phải tốn công gieo làm đất, gieo sạ lại,
cấy lúa, làm phát sinh chi phí lao động nhiều
hơn. Về phương diện toán học, có thể nói, lượng
lao động được sử dụng lúc này đang nằm trên
phần dốc xuống của đường sản lượng và nĕng
suất biên của lao động có thể âm (Lê Khương
Ninh, 2008).
Việc tham gia các hội đoàn thể và áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất có tương quan
thuận với lợi nhuận trong cả hai mô hình đúng
như kỳ vọng ban đầu. Việc tham gia các hội đoàn
thể sẽ tạo điều kiện cho nông hộ thiếp thu được
những thông tin mới, kinh nghiệm phục vụ sản
xuất. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất sẽ giúp tiết giảm chi phí, tĕng nĕng suất, từ
đó làm tĕng lợi nhuận của nông hộ. Đặc biệt đối
với vụ Hè Thu, điều kiện canh tác gặp nhiều khó
khĕn, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ
giúp nông hộ cắt giảm được các chi phí không
cần thiết, phòng trị được sâu bệnh giúp nông hộ
cải thiện được nĕng suất và lợi nhuận.
3. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác
biệt về lợi nhuận trung bình của vụHè Thu và
vụ Đông Xuân. Ở vụ Đông Xuân, nĕng suất và
lợi nhuận đều cao hơn so với vụ Hè Thu, trong
đó, lợi nhuận đạt được của vụ Đông Xuân có sự
chênh lệch khá lớn so với vụ Hè Thu (21,2%).
Sự chênh lệch về lợi nhuận giữa hai vụ lúa chủ
yếu do việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật chưa hợp lý trong vụ Hè Thu và một phần do
điều kiện canh tác bất lợi của vụ lúa này so với
vụ Đông Xuân. Nghiên cứu cũng cho thấy vai
trò của việc lựa chọn nguồn giống chất lượng
cao và việc tham gia vào các hội đoàn thể đối
với việc nâng cao lợi nhuận của nông hộ. Việc
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có tác
động tích cực đến việc gia tĕng lợi nhuận, đặc
biệt là đối với vụ Hè Thu. Vì vậy, trong thời gian
tới, để góp phần nâng cao lợi nhuận sản xuất lúa
vụ Hè Thu và Đông Xuân của nông hộ trồng lúa
đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trĕng, cần chú trọng
đến những vấn đề sau:
73
Các yếu tố tác động đến lợi nhuận . . .
Thứ nhất, tĕng cường công tác tập huấn phổ
biến kỹ thuật sản xuất, hướng dẫn sử dụng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vậttiết kiệm và hiệu
quả, đặc biệt là trong vụ Hè Thu để tiết giảm chi
phí, tránh hiện tượng sử dụng quá liều làm ảnh
hưởng tiêu cực đến nĕng suất và lợi nhuận.
Thứ hai, tiếp tục phát huy vai trò định hướng
giống có nĕng suất và chất lượng cao của các cơ
quan chức nĕng, khuyến khích nông dân đầu tư
cho giống chất lượng thay vì giữ lại giống cũ
của những vụ trước để sản xuất.
Thứ ba, các hội đoàn thể tại địa phương cần
tiếp tục phát huy vai trò cung cấp thông tin, hỗ
trợ nhau trong sản xuất và đặc biệt là thu hút sự
tham gia ngày càng nhiều của nông hộ tại địa
phương.
Cuối cùng, cần khuyến khích và cho nông
hộ thấy rõ vai trò tích cực của việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến
như: IPM, cánh đồng mẫu, sử dụng chế phẩm
sinh học, đối với việc tĕng lợi nhuận sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Thanh Bé và cs, (2007), “Tác động
của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế –
xã hội cộng đồng Khmer tỉnh Sóc Trĕng”, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu Phát
triển Đồng bằng Sông Cửu Long, Trường Đại
học Cần Thơ.
[2]. David, T. A. & Terwase, S., (2011),
“Eficiency of resource use in rice farming
enterprise in Kwande local government area of
Benue State, Nigeria”, International Journal of
Humanities and Social Science, (1), pp.215-220.
[3]. Nguyễn Vĕn Hòa và cs (2007), Sổ tay hứng
d̃n sản xuất lúa Hè Thu 2007 các tỉnh Nam bộ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[4]. Phạm Vĕn Hùng, (2006), “Phương pháp
xác định khả nĕng sản xuất nông nghiệp của
hộ nông dân”, Tạp chí Khoa ḥc và Phát trỉn,
(4&5), Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
[5]. Nay, M. A., (2011), “Agricultural
eficiency of rice farmers in Myanmar: a case
study in selected areas”, IDE Discussion Paper
– Institute of Developing Economics, Japan,
(306), pp.1-26.
[6]. Đặng Kiều Nhân, (2009), “Nĕng suất và lợi
tức sản xuất lúa cao sản ở Đồng bằng sông Cửu
Long giai đoạn 1995 – 2006”, Tạp chí Khoa
ḥc Đại ḥc Cần Thơ, (12), tr.212-218.
[7]. Lê Khương Ninh, (2008), Kinh tế ḥc vi
mô, Nxb. Giáo dục.
[8]. Phạm Lê Thông, (2011), “So sánh hiệu
quả kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở
Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Phát trỉn
Kinh tế, (250), tr.12-19.
[9]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
(2008), Phân t́ch dữ liệu nghiên cứu v́i SPSS,
Nxb. Hồng Đức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_9498_2147999.pdf