Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

Tài liệu Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương: 14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG Nguyễn Văn Hậu*, Trần Thanh Vũ**, Hồ Đăng Huy*** TÓM TẮT Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên như kiên định học tập, cạnh tranh học tập, giá trị học tập, động cơ học tâp và phương pháp học tập được lựa chọn để nghiên cứu. Nghiên cứu này đồng thời kiểm định sự khác biệt về tác động của các yếu tố đến kết quả học tập giữa nhóm sinh viên nam và nữ, giữa bậc đại học và cao đẳng và giữa sinh viên có hộ khẩu thường trú Bình Dương và sinh viên tỉnh khác. Nghiên cứu chính thực được thực hiện với kích cỡ mẫu 803 sinh viên và sử dụng công cụ SPSS và AMOS để đánh giá hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và SEM nhằm kiểm định sự phù hợp của thang đo và mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập và kết ...

pdf15 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG Nguyễn Văn Hậu*, Trần Thanh Vũ**, Hồ Đăng Huy*** TÓM TẮT Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên như kiên định học tập, cạnh tranh học tập, giá trị học tập, động cơ học tâp và phương pháp học tập được lựa chọn để nghiên cứu. Nghiên cứu này đồng thời kiểm định sự khác biệt về tác động của các yếu tố đến kết quả học tập giữa nhóm sinh viên nam và nữ, giữa bậc đại học và cao đẳng và giữa sinh viên có hộ khẩu thường trú Bình Dương và sinh viên tỉnh khác. Nghiên cứu chính thực được thực hiện với kích cỡ mẫu 803 sinh viên và sử dụng công cụ SPSS và AMOS để đánh giá hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và SEM nhằm kiểm định sự phù hợp của thang đo và mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập và kết học tập được gom lại thành một nhân tố là thành quả học tập, các yếu tố tác động đến thành quả học tập trong mô hình là kiên định học tập, cạnh tranh học tập, giá trị học tập, động cơ học tập. Các yếu tố trong mô hình này giải thích được 62.4% sự thay đổi phương sai của thành quả học tập, các thang đo đều đạt yêu cầu và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này giúp các nhà quản trị cũng như Ban giám hiệu trường đưa ra quyết định phù hợp nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp dịch vụ giáo dục tốt nhất cho sinh viên, mà cụ thể hơn đó là cơ hội nghề nghiệp được mở rộng đối với họ sau này. Từ khóa: yếu tố tác động, kết quả học tập, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. FACTORS AFFECTING REGULAR STUDENTS’ LEARNING OUTCOMES OF THE FACULTY OFACCOUNTING - FINANCE – BANKING, BINH DUONG ECONOMICS – TECHNOLOGY UNIVERSITY ABSTRACT The factors affecting learning outcomes of students such as learning consistency, academic competition, worth learning, learning motivation and learning methods were selected to research. This research concurrently tested the differences in the impact of the factors on learning outcomes between boys and girls student groups, between university and college students, and students with permanent residence at Binh Dương and other provinces. The final research was done with the * ThS.GV. Khoa Quản trị, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương ** TS.GVC. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương *** GV. Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 15 Các yếu tố . . . sample size of 803 students, and using SPSS and AMOS tools to assess Cronbach alpha reliability coefficient, Exploratory Factors Analysis (EFA), Confirmatory Factor Analysis (CFA) and Structural Equation Modeling (SEM) to assert the compatibility of scales and research models. The research results showed that the learing methods and learning outcomes are constituted one factor is learning achievement. The factors affecting the learing achievement are learning consistency, academic competition, worth learning and learning motivation. Elements of this model is explained 62.4% of the change variance of learning achievement, the scales are satisfactory and the appropriateness of the research model. This research helps administrators and the board of school to make decisions appropriate to achieve the goal of improving the quality of training to provide the best educational services to students, but more specifically it is the careers be extended to students later. Keywords: impact factors, learning outcomes, Binh Duong Economics and Technology University 1. TỔNG QUAN VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Để tận dụng được cơ hội này, bên cạnh điều chỉnh các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn thì việc chú trọng về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của xã hội là một trong những trọng tâm mà Đảng và Nhà nước chúng ta rất quan tâm trong thời gian qua. Cải thiện chất lượng đào tạo là thách thức đang đặt ra cho các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Những kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình học tại cơ sở đào tạo sẽ phản ánh chất lượng đào tạo của cơ sở đó. Điều này có nghĩa là kết quả học tập của SV sẽ phản ánh chất lượng đào tạo. Trường ĐH KT-KT BD là trường ngoài công lập hoạt động với mục đích cung cấp tri thức hiện đại cho xã hội. Phương pháp học tập tích cực được nhà trường triển khai vào thực tế giảng dạy cho SV để nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là phương pháp học phù hợp với xu hướng trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người học phải chủ động, sáng tạo, quyết tâm và phương pháp tiếp cận phù hợp do đó nó cũng tạo ra một số khó khăn cho những SV thiếu hoặc chưa chuẩn bị tốt. Vì vậy, cần có các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV, như yếu tố động cơ học tập, kiên định học tập, giá trị học tập, cạnh tranh học tập, phương pháp học tập. Mặc dù đã có một số nghiên cứu tại Việt Nam về xu hướng này, tuy nhiên các nghiên cứu này được kiểm định trong môi trường khác biệt so với trường ĐH KT-KT BD nên kết quả nghiên cứu nếu áp dụng vào sẽ khó đạt độ chính xác từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả ra quyết định của cấp quản lý. Thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của SV chính quy khoa KT-TC-NH trường ĐH KT-KT BD” riêng cho trường ĐH KT-KT BD để nhà quản lý có kế hoạch kích thích cần thiết làm tăng hiệu quả học tập cũng như chất lượng đào tạo của khoa nói riêng và trường nói chung. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Kết quả học tập Kết quả học tập của SV là một khái niệm 16 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật được nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục quan tâm. Kết quả học tập được nhiều người hiểu là kiến thức, kỹ năng thu nhận của SV, đây không chỉ là mục tiêu của SV mà còn là sự quan tâm của nhà trường trong việc cung cấp cho người học kết quả học tập tốt nhất. Kết quả học tập tốt có thể hiểu rằng SV sẽ có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường, cũng như phát triển sự nghiệp sau này.Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa, kết quả học tập của SV là những đánh giá tổng quát của chính SV về kiến thức và kỹ năng học thu nhận được trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trường (Young & Ctg, 2003 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & Ctg, 2009, tr.325). 2.1.2. Động cơ học tập Động cơ giúp thiết lập quá trình và làm gia tăng chất lượng của quá trình nhận thức và điều này dẫn đến thành công (Blumenfeld & Ctg, 2006).Theo Noe (1986), động cơ học tập của SV được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của môn học hay chương trình học. Động cơ học tập làm tăng kiến thức và kỹ năng thu nhận được của SV trong quá trình học tập, vì vậy mức độ cam kết vào việc tích lũy tri thức và ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả (Blumenfeld & Ctg, 2006; Nguyễn Thị Mai Trang & Ctg, 2008), Do đó, kết quả học tập của SV cũng tăng lên. Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa động cơ học tập và kết quả học tập của SV 2.1.3. Kiên định học tập Tính kiên định là một khái niệm tiềm ẩn thể hiện thái độ của con người thông qua sự cam kết, kiểm soát và thử thách trong cuộc sống (Britt & Ctg, 2001). Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011), trong cuộc sống cũng như trong thời gian theo học đại học, SV thường gặp những căng thẳng trong quá trình học tập. Với những SV có tính kiên định cao trong học tập, họ có khả năng kiểm soát căng thẳng trong quá trình học tập của họ. Khả năng này giúp họ biến đổi những căng thẳng trong học tập thành những thú vị của cuộc sống trong quá trình học tập, duy trì và phát triển được động cơ làm những gì cần làm. Khi SV vượt qua được những áp lực trong học tập thông qua việc giải quyết những bài học, bài tập, dự án và bài thi trên lớp, họ sẽ cảm nhận được vai trò hướng dẫn của giảng viên cũng như của việc học hỏi giữa bạn bè với nhau, từ đó tạo ra kết quả học tập tốt. Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa tính kiên định học tập và kết quả học tập của SV. Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa tính kiên định học tập và động cơ học tập của SV. 2.1.4. Giá trị học tập SV tham gia học tập trong các trường đại học phải hy sinh nhiều thứ (tiền bạc, thời gian, giải trí v.v.) với kỳ vọng thu được những gì có giá trị hơn cho cuộc sống trong tương lai. Giá trị học tập được thể hiện qua kỳ vọng về thành đạt trong tương lai (lương, mục tiêu nghề nghiệp, thăng tiến) mà SV nhận được khi học tại một trường đại học cụ thể nào đó (Ledden & Ctg, 2007). Kỳ vọng thu được giá trị cao hơn khi hoàn thành chương trình học tại trường nên SV có xu hướng dồn tâm trí, sức lực và hành động tích cực khi gặp khó khăn trong học tập, từ đó họ sẽ có cơ hội nhận được kết quả học tập tốt hơn. Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa giá trị học tập và tính kiên định học tập của SV. Giả thuyết H5: Có mối quan dương giữa 17 Các yếu tố . . . giá trị học tập và động cơ học tập của SV. Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa giá trị học tập và kết quả học tập của SV. 2.1.5. Cạnh tranh học tập Cạnh tranh cá nhân là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực tâm lý học và là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội con người (Houston & Ctg, 2002). SV cạnh tranh trong học tập cao thể hiện họ có khao khát thành công, khẳng định vị trí của mình trong xã hôi, từ đó có thể thúc đẩy sự kiên định trong học tập và động cơ học tập của SV lên cao nhằm đạt kết quả học tập tốt. Bên cạnh đó, giá trị học tập có thể được xem là yếu tố tác động đến sự cạnh tranh trong học tập của SV vì nếu hoạt động học tập có giá trị thì họ sẽ nỗ lực để đạt được giá trị càng nhiều càng tốt nhằm tạo ra sự vượt trội của mình so với người khác. Giả thuyết H7: Có mối quan hệ dương giữa cạnh tranh trong học tập và tính kiên định học tập của SV. Giả thuyết H8: Có mối quan hệ dương giữa cạnh tranh trong học tập và động cơ học tập của SV. Giả thuyết H9: Có mối quan hệ dương giữa giá trị học tập và cạnh tranh trong học tập của SV. Giả thuyết H10: Có mối quan hệ dương giữa cạnh tranh trong học tập và kết quả học tập của SV. 2.1.6. Phương pháp học tập Phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp SV thu nhận kiến thức tốt hơn. Feldman (2011) đã đề xuất hệ thống học tập P.O.W.E.R cho SV năm thứ nhất. Hệ thống học tập POWER gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt của các từ Prepare (Lập kế hoạch học tập), Organize(Tổ chức học tập), Work (Thực hiện học tập), Evaluate (Đánh giá học tập) và Rethink (Suy nghĩ lại).Một SV có phương pháp học tập tốt, tích cực, chủ động và sáng tạo thì kết quả học tập thu nhận được sẽ cao hơn. Đồng thời, với phương pháp học tập tốt sẽ giúp SV đạt được hiệu quả trong cạnh tranh học tập. Giả thuyết H11: Có mối quan hệ dương giữa cạnh tranh học tập và phương pháp học tập. Giả thuyết H12: Có mối quan hệ dương giữa phương pháp học tập và kết quả học tập của SV. 2.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết Hình 1.1. Mô hình lý thuyết 18 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2.3. Biến kiểm soát 2.3.1. Yếu tố giới tính Một nghiên cứu tại thị trường nước ngoài cho thấy, nữ có tỷ lệ đạt được bằng cấp có kết quả học tập cao hơn so với nam (Maldilaras, 2002). Nghiên cứu nàyđưa ra những kỳ vọng sự khác biệt giữa nam và nữ về kết quả học tập của SV chính quy khoa KT-TC-NH trường ĐH KT-KT BD. Trong các kỳ vọng sau đây đều giả định mối quan hệ giữa các yếu tố như động cơ học tập, cạnh tranh học tập, kiên định học tập, giá trị học tập và phương pháp học tập với kết quả học tập của SV nữ mạnh hơn SV nam. 2.3.2. Yếu tố bậc đại học và cao đẳng Sự khác nhau về bậc học cũng làm SV có những cảm nhận khác nhau về giá trị học tập, hay nói cách khác là giá trị bằng cấp họ nhận được khi hoàn thành chương trình học. SV bậc đại học cảm nhận về giá trị học tập của họ cao hơn bậc cao đẳng, từ đó giúp họ nỗ lực học tập để đạt kết quả học tập tốt hơn. 2.3.3. Hộ khẩu thường trú Nhiều nghiên cứu đưa ra những kết luận khác nhau về sự khác biệt nơi cư trú lên kết quả học tập của SV. Nghiên cứu của Checchi & Ctg (2000) và Chon (2000) cho rằng SV thành phố nơi có trường đại học SV đang theo học có điều kiện sống và học tập tốt hơn nên kết quả học tập cao hơn. Nghiên cứu tại trường ĐH KT-KT BD đưa ra kỳ vọng rằng SV có hộ khẩu thường trú tại Bình Dương thể hiện mối quan hệ mạnh hơn giữa các thành phần trong mô hình lý thuyết so với SV ở Tỉnh/Thành phố khác. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu 19 Các yếu tố . . . 3.2. Thang đo Có chín (09) khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này trong đó có 6 khái niệm ở dạng tiềm ẩn và 3 khái niệm ở dạng biến quan sát. Sáu khái niệm ở dạng tiềm ẩn gồm (1) Kết quả học tập, (2) kiên định học tập, (3) động cơ học tập, (4) giá trị học tập, (5) cạnh tranh học tập, (6) phương pháp học tập. 3 khái niệm ở dạng biến quan sát gồm (1) giới tính, (2) bậc học đại học và cao đẳng, (3) hộ khẩu thường trú. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 điểm, trong đó (1) hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) trung hòa, (4) đồng ý, (5) hoàn toàn đồng ý. 3.3. Đánh giá sơ bộ thang đo Trong bước đầu tiên, hệ số Cronbach alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) nhỏ hơn .30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ .60 trở lên. Bước thứ hai, phương pháp EFA được sử dụng. Các biến có trọng số nhân tố (factor loading) nhỏ hơn .50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal axis factoring với phép quay chệch góc promax và điểm dừng khi trích các yếu tố tại eigenvalue bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố từ .50 trở lên. Kết quả Cronbach alpha với dữ liệu nghiên cứu chính thức đều đạt độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn .30 (nhỏ nhất là biến DC2 có giá trị .492). Cronbach alpha của các thang đo đều cao, nhỏ nhất là của thang đo kết quả học tập (α = .725). Vì vậy các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Bảng 1.1: Kết quả phân tích EFA lần 2 với dữ liệu nghiên cứu chính thức Biến quan sát Trọng số nhân tố Giá trị học tập Cạnh tranh học tập Động cơ học tập Thành quả học tập Kiên định hoc tập GT3 .881 GT2 .865 GT1 .769 GT4 .563 CT3 .891 CT2 .826 CT1 .679 CT4 .547 DC1 .765 DC3 .760 DC2 .736 DC4 .510 KQ1 .752 KQ3 .656 KQ2 .620 PP11 .544 PP12 .526 KD2 .784 KD4 .669 KD1 .600 Eigenvalue 7.464 1.606 1.472 1.372 1.045 Tổng phương sai trích 35.07 6.11 5.12 4.52 2.85 20 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Kết quả phân tích EFA lần 2 có tổng phương sai trích của 5 nhân tố là 53.7%, phương sai trích này lớn hơn so với mức tiêu chuẩn là 50%. Như vậy các khái niệm trong nghiên cứu đạt yêu cầu. 4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT 4.1. Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA và hệ số tin cậy tổng hợp Nếu một mô hình nhận được giá trị GFI, TLI và CFI từ 0.9 đến 1, RMSEA có giá trị <0.8 thì mô hình này được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Các chỉ tiêu đánh giá là (1) hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability), (2) tổng phương sai trích được (variance extracted), (3) tính đơn hướng (Unidimensionality)1, (4) giá trị hội tụ (convergent validity)2, (5) giá trị phân biệt (discriminant validity)3, và (6) giá trị liên hệ lý thuyết (nomological validity). Các chỉ tiêu từ 1 đến 5 được đánh giá trong mô hình thang đo. Riêng giá trị liên hệ lý thuyết được đánh giá trong mô hình lý thuyết (Anderson & Gerbing, 1988). 4.1.1. Mô hình đo lường tới hạn ● Kiểm định sự phù hợp chung của mô hình Mô hình đo lường tới hạn có 160 bậc tự do. Kết quả CFA cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ2 (160) = 453.988 (P=.000), Chi-square/ df = 2.837 (.90), TLI = .949 (>.90), CFI =.957 (>.90) và RMSEA = .048 (<.08). ● Giá trị hội tụ Kết quả trong bảng 1.4 cho thấy, các trọng số CFA của biến quan sát sau khi chuẩn hóa đều lớn hơn .50 (trọng số nhỏ nhất là .559 và lớn nhất là .851) và các trọng số chưa chuẩn hóa theo kết quả xử lý số liệu đều có ý nghĩa thống kê (P=.000). Như vậy, từ kết quả khẳng định các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị hội tụ. 1 Mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng (Steenkamp & van Trijp, 1991). Điều này chỉ đúng khi không có tương quan giữa sai số của các biến quan sát. 2 Thang đo đạt giá trị hội tụ nếu các trọng số chuẩn hóa đều cao (>.50) và có ý nghĩa thống kê (P<5%; Gerbing & Anderson, 1988). 3 Hai khái niệm đạt được giá trị phân biệt khi hệ số tương quan giữa chúng nhỏ hơn 1 (có ý nghĩa thống kê; Steenkamp & van Trijp, 1991). Bảng 1.2: Trọng số CFA của các biến quan sát chuẩn hóa Estimate Estimate KQ3 <--- Thanhquahoctap .666 PP12 <--- Thanhquahoctap .583 KD2 <--- Kiendinhhoctap .756 DC3 <--- Dongcohoctap .753 DC2 <--- Dongcohoctap .719 DC1 <--- Dongcohoctap .705 GT4 <--- Giatrihoctap .698 KD4 <--- Kiendinhhoctap .701 GT1 <--- Giatrihoctap .800 KD1 <--- Kiendinhhoctap .680 GT2 <--- Giatrihoctap .816 DC4 <--- Dongcohoctap .649 GT3 <--- Giatrihoctap .851 CT1 <--- Canhtranhhoctap .776 KQ2 <--- Thanhquahoctap .703 CT2 <--- Canhtranhhoctap .789 KQ1 <--- Thanhquahoctap .713 CT3 <--- Canhtranhhoctap .838 PP11 <--- Thanhquahoctap .559 CT4 <--- Canhtranhhoctap .660 21 Các yếu tố . . . ● Tính đơn hướng Mô hình tương thích với dữ liệu thị trường và các sai số đo lường của các biến quan sát không có tương quan với nhau, từ đây khẳng định thang đo trong mô hình nghiên cứu đạt tính đơn hướng. ● Giá trị phân biệt Nếu hệ số tương quan giữa các khái niệm khác 1 thì khẳng định các thang đo trong mô hình đạt giá trị phân biệt. Kết quả trong bảng 1.5 cho thấy P-value <0.05 nên hệ số tương quan từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở mức độ tin cậy 95%. Vì vậy các khái niệm đạt giá trị phân biệt. Bảng 1.3: Hệ số tương quan các khái niệm nghiên cứu Mối quan hệ Hệ số tương quan (r.) Sai lệch chuẩn (SE) SE = SQRT ((1-r^2)/(n-2)) 1-r CR = (1-r)/SE P -value Dongcohoctap Giatrihoctap 0.484 0.031 0.516 16.69 0.000 Dongcohoctap Canhtranhhoctap 0.593 0.028 0.407 14.31 0.000 Giatrihoctap Canhtranhhoctap 0.567 0.029 0.433 14.88 0.000 Kiendinhhoctap Giatrihoctap 0.533 0.030 0.467 15.62 0.000 Kiendinhhoctap Canhtranhhoctap 0.467 0.031 0.533 17.06 0.000 Kiendinhhoctap Dongcohoctap 0.497 0.031 0.503 16.41 0.000 Thanhquahoctap Giatrihoctap 0.-576 0.029 0.424 14.68 0.000 Thanhquahoctap Canhtranhhoctap 0.696 0.025 0.304 11.98 0.000 Thanhquahoctap Kiendinhhoctap 0.617 0.028 0.383 13.77 0.000 Thanhquahoctap Dongcohoctap 0.609 0.028 0.391 13.95 0.000 4 Độ tin cậy tổng hợp (Joreskog, 1971) được tính theo công thức sau: = 5 Phương sai trích (Fornell & Larcker, 1981) được tính theo công thức sau: = ● Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích Độ tin cậy tổng hợp ρ c 4 và phương sai trích ρ vc 5 được tính trên cơ sở trọng số nhân tố ước lượng trong các mô hình CFA của các thang đo. Kết quả trong bảng 1.6 cho thấy, các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp (ρc >0.5). Đối với phương sai trích, thang đo cạnh tranh học tập, động cơ học tập, giá trị học tập và kiên định học tập có phương sai trích đạt yêu cầu (ρvc >0.50). Riêng khái niệm thành quả học tập <0.5 nhưng không quá nhỏ nên chấp nhận được. Bảng 1.4: Bảng tính độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích các khái niệm nghiên cứu Khái niệm (∑λ)2 ∑(1- λ2) ∑λ2 Độ tin cậy tổng hợp (ρ c ) Phương sai trích (ρ vc ) Cạnh tranh học tập 9.382 1.637 2.363 0.851 0.591 Động cơ học tập 7.986 1.998 2.002 0.800 0.501 Giá trị học tập 10.017 1.483 2.517 0.871 0.629 Kiên định học tập 4.567 1.475 1.525 0.756 0.508 Thành quả học tập 10.394 2.901 2.099 0.782 0.420 Các thang đo nàyđạt giá trị tin cậy và được sử dụng tiếp theo để kiểm định mô hình nghiên cứu. 22 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4.1.2. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu Kết quả kiểm định các thang đo thông qua EFA và CFA cho thấy, hai khái niệm phương pháp học tập và kết quả học tập về mặt lý thuyết là hai khái niệm phân biệt, nhưng về mặt thực tiễn là một khái niệm đơn hướng và được gọi là Thành quả học tập. Thành quả học tập biểu thị những kiến thức, kỹ năng, việc ứng dụng kiến thức học được, sự thích thú trao đổi học tập, và nhiệt tình trong nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở này, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại, như sau: Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh chính thức 4.2. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng SEM 4.2.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức Mô hình lý thuyết sau khi được hiệu chỉnh gồm 5 khái niệm nghiên cứu: Kiên định học tập, cạnh tranh học tập, động cơ học tập, giá trị học tập và thành quả học tập. Tất cả 5 khái niệm này đều là khái niệm phụ thuộc. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (hình 1.5) cho thấy mô hình có 160 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-square là 453.988 (P=.000). Khi điều chỉnh với bậc tự do CMIN/df thì giá trị này cho thấy mô hình đạt mức thích hợp với dữ liệu thị trường (2.837 < 3). Thêm nữa, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đạt yêu cầu là GFI= .947 (>0.9); TLI = 0.949 (>0.9); CFI = 0.957 (>0.9) và RMSEA = 0.048 (<0.08). Như vậy, có thể kết luận mô hình này thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường. 23 Các yếu tố . . . Hình 1.4: Kết quả SEM của mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) 4.2.2. Ước lượng mô hình lý thuyết chính thức bằng boostrap Nghiên cứu trong trường hợp này sử dụng phương pháp boostrap với số lượng mẫu lặp lại N=1000. Kết quả ước lượng từ 1000 mẫu được tính trung bình kèm theo độ chệch cho thấy, hầu hết các độ chệch không có ý nghĩa thống kê (P-value > 0.05). Điều này có nghĩa là ước lượng ban đầu và ước lượng bằng boostrap với 1000 mẫu vẫn không có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, có thể kết luận các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được. Bảng 1.5: Kết quả ước lượng bằng boostrap với N=1000 ML Estimate SE SE-SE Mean Bias SE-Bias Canhtranhhoctap <--- Giatrihoctap 0.567 0.040 0.001 0.566 -0.001 0.001 0.98 Kiendinhhoctap <--- Canhtranhhoctap 0.243 0.061 0.001 0.245 0.001 0.002 0.99 Kiendinhhoctap <--- Giatrihoctap 0.395 0.053 0.001 0.395 0.000 0.002 1.00 Dongcohoctap <--- Canhtranhhoctap 0.411 0.049 0.001 0.412 0.001 0.002 0.98 Dongcohoctap <--- Giatrihoctap 0.124 0.054 0.001 0.121 -0.002 0.002 0.97 Dongcohoctap <--- Kiendinhhoctap 0.239 0.059 0.001 0.242 0.003 0.002 0.96 Thanhquahoctap <--- Giatrihoctap 0.116 0.050 0.001 0.112 -0.004 0.002 0.94 Thanhquahoctap <--- Kiendinhhoctap 0.283 0.055 0.001 0.288 0.005 0.002 0.93 Thanhquahoctap <--- Canhtranhhoctap 0.392 0.056 0.001 0.392 0.000 0.002 1.00 Thanhquahoctap <--- Dongcohoctap 0.179 0.058 0.001 0.177 -0.002 0.002 0.97 Mối quan hệ Boostrap P-value 24 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Ghi chú: ML: Giá trị ước lượng ML; Mean: Trung bình ước lượng boostrap; SE: Sai lệch chuẩn; SE-SE: Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; BS: Độ chệch; SE-Bias: Sai lệch chuẩn của độ chệch 4.2.3. Kiểm định giả thuyết trong mô hình lý thuyết chính thức 10 giả thuyết trong mô hình lý thuyết chính thức đều được chấp nhận (P-Value <0.05, bảng 1.8), điều này có nghĩa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình có quan hệ với nhau và tác động thuận chiều với nhau (các hệ số ước lượng đều dương). Bảng 1.6: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của các mối quan hệ Giả thuyết Ước lượng (r.) se 1-r cr P -value H1 Thanhquahoctap <--- Dongcohoctap 0.179 0.035 0.821 23.617 0.000 H2 Thanhquahoctap <--- Kiendinhhoctap 0.283 0.034 0.717 21.157 0.000 H3 Dongcohoctap <--- Kiendinhhoctap 0.239 0.034 0.761 22.181 0.000 H4 Kiendinhhoctap <--- Giatrihoctap 0.395 0.032 0.605 18.638 0.000 H5 Dongcohoctap <--- Giatrihoctap 0.124 0.035 0.876 24.985 0.000 H6 Thanhquahoctap <--- Giatrihoctap 0.116 0.035 0.884 25.189 0.000 H7 Kiendinhhoctap <--- Canhtranhhoctap 0.243 0.034 0.757 22.087 0.000 H8 Dongcohoctap <--- Canhtranhhoctap 0.411 0.032 0.589 18.286 0.000 H9 Canhtranhhoctap <--- Giatrihoctap 0.567 0.029 0.433 14.877 0.000 H10 Thanhquahoctap <--- Canhtranhhoctap 0.392 0.033 0.608 18.705 0.000 Mối quan hệ Ghi chú: se: sai lệch chuẩn, cr: giá trị tới hạn Thành quả học tập trong mô hình phụ thuộc vào 4 yếu tố đó là cạnh tranh học tập, giá trị học tập, động cơ học tập và kiên định học tập. Trong 4 yếu tố này thì mối quan hệ giữa cạnh tranh học tập và thành quả học tập cao nhất tương ứng .392, tiếp đến là quan hệ giữa kiên định học tập và thành quả học tập tương ứng .283, mối quan hệ giữa động cơ học tập và giá trị học tập với thành quả học tập tương ứng là .179 và .116. Bốn yếu tố cạnh tranh học tập, kiên định học tập, động cơ học tập và giá trị học tập giải thích gần 62.4% phương sai của thành quả học tập (hay giải thích được 62.4% sự biến thiên của mô hình). Giá trị học tập là đóng vai trò là biến độc lập tác động đến các biến phụ thuộc như kiên định học tập, động cơ học tập, thành quả học tập và cạnh tranh học tập tương ứng với các giả thuyết H4, H5, H6 và H9 trong mô hình lý thuyết chính thức. Các giả thuyết này đều được chấp nhận đã cho thấy tầm quan trọng của yếu tố giá trị học tập đến các yếu tố khác trong mô hình trong đó có yếu tố thành quả học tập. Tuy mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của giá trị học tập thấp hơn các yếu tố còn lại, nhưng mức ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả học tập thông qua mối quan hệ rất mạnh với cạnh tranh học tập (.567) và kiên định học tập (.395). Vì vậy, khi SV cảm nhận được giá trị của việc học tại trường càng cao thì kết quả học tập của SV sẽ tăng theo. 25 Các yếu tố . . . Bảng 1.7: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết Phát biểu Kết quả kiểm định H1 Có mối quan hệ dương giữa động cơ học tập và thành quả học tập của SV Chấp nhận H2 Có mối quan hệ dương giữa tính kiên định học tập và thành quả học tập của SV Chấp nhận H3 Có mối quan hệ dương giữa tính kiên định học tập và động cơ học tập của SV. Chấp nhận H4 Có mối quan hệ dương giữa giá trị học tập và tính kiên định học tập của SV Chấp nhận H5 Có mối quan hệ dương giữa giá trị học tập và động cơ học tập của SV Chấp nhận H6 Có mối quan hệ dương giữa giá trị học tập và thành quả học tập của SV Chấp nhận H7 Có mối quan hệ dương giữa cạnh tranh trong học tập và tính kiên định học tập của SV Chấp nhận H8 Có mối quan hệ dương giữa cạnh tranh trong học tập và động cơ học tập của SV Chấp nhận H9 Có mối quan hệ dương giữa giá trị học tập và cạnh tranh trong học tập của SV Chấp nhận H10 Có mối quan hệ dương giữa cạnh tranh trong học tập và thành quả học tập của SV Chấp nhận 4.3. Kiểm định kỳ vọng sự khác biệt Không có sự khác biệt trong mối ảnh hưởng giữa yếu tố động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, giá trị học tập đến thành quả học tập giữa SV bậc đại học và bậc cao đẳng. Không có sự khác biệt trong mối ảnh hưởng giữa yếu tố động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, giá trị học tập đến thành quả học tập giữa SV Bình Dương và SV Tỉnh. Có sự khác biệt trong mối ảnh hưởng giữa động cơ học tập, giá trị học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập đến thành quả học tập giữa nhóm SV nam và nhóm SV nữ. Khi xét hệ số kết quả hồi qui chưa chuẩn hóa, có 4 kỳ vọng trong mô hình theo giới tính được chấp nhận. Bảng 1.8: Tóm tắt các kỳ vọng được chấp nhận P3 Mối quan hệ giữa kiên định học tập với động cơ học tập của SV nữ sẽ mạnh hơn SV nam Chấp nhận P4 Mối quan hệ giữa giá trị học tập với kiên định học tập của SV nữ sẽ mạnh hơn SV nam Chấp nhận P6 Mối quan hệ giữa giá trị học tập với thành quả học tập của SV nữ sẽ mạnh hơn SV nam Chấp nhận P9 Mối quan hệ giữa giá trị học tập với cạnh tranh học tập của SV nữ sẽ mạnh hơn SV nam Chấp nhận 4.4. Kết luận và hàm ý giải pháp 4.4.1. Kết quả đo lường Các kết quả về đo lường trong nghiên cứu này cho thấy các thang đo được xây dựng và kiểm định trên thị trường quốc tế và Việt Nam có thể sử dụng cho nghiên cứu ứng dụng tại trường ĐH KT-KT BD thông qua điều chỉnh và bổ sung chúng cho phù hợp với điều kiện của nhà trường. Kết quả các đo lường trong đề tài này: (1) Xét về mặt nghiên cứu góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo điều chỉnh, bổ sung và sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này; (2) Xét về mặt thực tiễn, các thang đo này giúp lãnh đạo nhà 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trường đánh giá cảm nhận của SV về các yếu tố như động cơ học tập, giá trị học tập, cạnh tranh học tập, kiên định học tập và thành quả học tập. 4.4.2. Kết quả mô hình lý thuyết Kết quả SEM cho thấy mô hình lý thuyết đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường và 10 giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận. Một cách tổng quát, giá trị học tập, động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập giải thích được 62.4% thành quả học tập của SV. Trong bốn yếu tố trên thì cạnh tranh học tập là yếu tố tác động mạnh nhất đến thành quả học tập của SV (β = 0.392), tiếp đến là kiên định học tập (β = 0.283), động cơ học tập (β = 0.179) và giá trị học tập (β = 0.116). Tuy tác động trực tiếp đến thành quả học tập thấp nhất nhưng giá trị học tập lại tác động gián tiếp rất mạnh đến thành quả học tập thông qua mức ảnh hưởng lên các yếu tố khác , đặc biệt là cạnh tranh học tập (β = 0.567). Điều này cho thấy giá trị học tập là một yếu tố quan trọng mà nhà trường cần phải quan tâm nhiều để từ đó giúp SV có được thành quả học tập tốt hơn. Cả 10 giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận, một cách tổng quát cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này, thêm nữa mối quan hệ dương trong các giả thuyết được chấp nhận đưa đến kết luận là việc cải thiện các yếu tố cạnh tranh học tập, giá trị học tập, kiên định học tập và động cơ học tập đều làm cho thành quả học tập của SV tăng lên. Phân tích đa nhóm để kiểm định sự khác biệt theo các biến kiểm soát như giới tính, bậc học và hộ khẩu thường trú cho thấy một số điểm nổi bật: Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có sự khác nhau giữa nhóm SV nam và SV nữ. Trong 10 kỳ vọng từ P1-P10 thì các mối quan hệ kiên định học tập và động cơ học tập (P3); giá trị học tập và kiên định học tập (P4); Giá trị học tập và thành quả học tập (P6); Giá trị học tập và cạnh tranh học tập (P9) ở nhóm SV nữ mạnh hơn SV nam, trong khi đó các mối quan hệ còn lại trong mô hình thì SV nam mạnh hơn. Kiểm định các kỳ vọng theo biến kiểm soát bậc học và hộ khẩu thường trú cho thấy không có sự khác biệt trong mối ảnh hưởng của các nhóm đến các mối quan hệ trong mô hình lý thuyết. Điều này có nghĩa mối quan hệ giữa các khái niệm như động cơ học tập, giá trị học tập, cạnh tranh học tập, kiên định học tập và thành quả học tập không có sự khác nhau giữa nhóm SV bậc đại học và bậc cao đẳng và giữa SV Bình Dương và SV Tỉnh. 4.4.3. Hàm ý giải pháp Thành quả học tập của SV là một khái niệm quan trọng để đánh giá chất lượng đầu ra của một trường đại học. Trong nghiên cứu này đã cho thấy thành quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố động cơ học tập, giá trị học tập, cạnh tranh học tập và kiên định học tập. Dưới đây chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: Trong mô hình nghiên cứu đã cho thấy giá trị học tập là một biến quan trọng tác động đến các biến còn lại. Giá trị học tập tác động cả về trực tiếp và gián tiếp đến thành quả học tập, mức độ tác động trực tiếp nhỏ nhưng gián tiếp tác động thông qua cạnh tranh học tập, kiên định học tập rất cao. Giá trị học tập cho thấy sinh viên sẽ cạnh tranh học tập và kiên định học tập cao hơn khi họ cảm nhận được giá trị của tấm bằng họ nhận được tại trường cao và việc đầu tư học tại trường là xứng đáng thì thành quả học tập của SV sẽ cao tương ứng. Do đó nhà trường cần phải không ngừng đầu tư cho thương hiệu nhà 27 Các yếu tố . . . trường thông qua cả hai giải pháp về dịch vụ giáo dục và truyền thông marketing cho thương hiệu của trường để nâng tầm vị thế của trường. Bên cạnh đó việc nâng cao kỹ năng cho SV để họ có thể thích ứng tốt với môi trường làm việc thực tế là một việc nên cần đầu tư và xúc tiến mạnh mẽ. Nhà trường cần phải tạo ra môi trường thi đua học tập nhiều hơn như thông qua các cuộc thi giữa các SV để họ thể hiện được tài năng và tăng cường cạnh tranh học tập giữa các SV với nhau. Các giá trị phần thưởng như giải thưởng cuộc thi, giá trị học bổng và nhiều phần thưởng liên quan khác cũng là một giải pháp tố để gia tăng cạnh tranh học tập của SV. Nhà trường cần có sự quan tâm đến SV một cách đồng bộ không chỉ trong học tập mà còn liên quan đến các vấn đề cuộc sống bên ngoài nhằm giúp sinh viên kiên định trong học tập. SV luôn đối diện với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập khi xa nhà, đặc biệt là SV năm 1 hoặc 2, bên cạnh đó kỹ năng sống còn hạn chế đã ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề khi gặp sự cố. Vì vậy việc phát hiện, hỗ trợ và hướng dẫn cách giải quyết khó khăn của SV là điều rất quan trọng để SV có thành quả học tập cao hơn. Khi các yếu tố giá trị học tập, cạnh tranh học tập và kiên định học tập được nâng cao thì dẫn đến động cơ học tập của SV tăng cao lên. Khi đó SV sẽ đầu tư tối đa cho việc học và xem việc học là ưu tiên hàng đầu của họ, và theo đó thành quả học tập sẽ cao. Giảng viên cũng là một thành phần quan trọng trong việc nâng cao thành quả học tập của SV. Việc theo dõi tình hình học tập, tạo sự hăng say và hứng thú học tập cho SV rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, SV cho rằng thích thú tranh luận với giảng viên và tích cực nghiên cứu khoa học là thành quả học tập hơn là phương pháp học tập. Thông qua nghiên cứu, khuyến nghị giảng viên cần có cách tiếp cận SV chủ động hơn và tạo cho họ cảm giác gần gũi để từ đó SV có thể mạnh dạn trình bày những vấn đề liên quan đến học tập từ đó SV mới có thành quả học tập tốt. 4.4.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Thứ nhất, nghiên cứu chỉ được thực hiện với SV khoa KT-TC-NH nên vẫn có thể có sự khác biệt khi nghiên cứu cho SV các khoa khác trong trường. Bên cạnh đó nghiên cứu mới chỉ xem xét SV bậc đại học và cao đẳng chính quy nhưng chưa đề cập đến SV thuộc các bậc học khác trong nhà trường. Vì vậy, việc nghiên cứu cho SV thuộc tất cả đối tượng trong trường sẽ giúp tăng tính khái quát cho mô hình nghiên cứu, và đây cũng có thể là một hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ xem xét một số yếu tố như động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, giá trị học tập ảnh hưởng đến thành quả học tập của SV. Còn nhiều yếu tố khác có khả năng làm tăng thành quả học tập của SV như các yếu tố thuộc về năng lực tâm lý như tính lạc quan, tự tin về hiệu quả, hy vọng v.v.. hoặc một số yếu tố khác như chương trình giảng dạy, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất v.v..Đây cũng là một hướng nghiên cứu mở rộng để tăng tính khái quát cho nghiên cứu. 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Le Van Chon (2000), Determinants of Enrollments in Vietnam’s secondary education. MA thesis. Ho Chi Minh: University of Economics. [2]. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2005), Cạnh tranh cá nhân và xu hướng tiêu dùng thương hiệu quốc tế của người Việt, B2005-22-86: Trường ĐH Kinh tế TPHCM. [3]. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng [4]. Anderson JC & Gerbing DW (1988), Structural equation modeling in practice: a review and recommended two-step approach, Psychological Bulletin, 103(3): 411-23. [5]. Britt TW, Alder AB & Barton PT (2001), Deriving benefis from stressful events: The role of engagement in meaningful work and hardiness, Journal of Occupational Health Psychology, 6, 53-63. [6]. Blumenfeld PC, Kempler TM & Krajcik JS (2006), Chapter 28: Motivation and cognitive engagement in learning environment, The Cambridge Handbook of the Learning Sciences, Sawyer (ed), Cambridge: Cambridge Uni Press, 475-88. [7]. Checchi, D., Franzoni, F., Ichino, A. and Rustichini, A. (2000), College Choice and Academic Performance, version of paper prepare for the conference on “Politiche pubbliche per il lavoro” in Pavia. [8]. Feldman R.S (2011), Understanding Psychology. 10thed. New York: McGraw-Hill. [9]. Fornell C & Lacker DF (1981), Evaluating structural equation models with unobserverd variables and measurement error, Journal of Marketing Research, 28(1): 39-50. [10]. Gerbing WD & Anderson JC (1988), an update paradigm for scale development, Journal of Marketing Research, 25(2): 186-92. [11]. Houston JM, McIntire SA, Kinnie J & Terry C (2002), A factorial analysis of scales measuring competitiveness, Educational Psychological Measurement, 62(2): 284-98. [12]. Joreskog KG (1971), Statistical analysis of sets of congeneric tests, Psychometrica, 36(2): 109-33. [13]. Joreskog KG (1974), Analysing psychological data by structural analysis of covariance matrices, trong Krantz DH, Atkinson RC, Luce RD & Supes P (eds) Contemporary Developments in Mathematical Psychological, 2:1-56. [14]. Ledden L, Kalafatis SP & Samouel P (2007), The relationship between personal values and perceived value of education, Journal of Business Research, 60: 965-74. [15]. Maldilaras, A. (2002), Industrial Placement and Degree Performance: Evidence from a British Higher Institution. University of Surrey. [16]. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. TPHCM: Nhà xuất bản Thống Kê. dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. HCM: Nhà xuất bản Lao động. [17]. Noe RA (1986), Trainee’s attributes and attitudes: Neglected influences on training effectiveness, Academy of Management Review, 11, 376-49. [18]. Steenkamp J-BEM & van Trijp HCM (1991), The use of LISREL in validating marketing constructs, International Journal of Research in Marketing, 8 (4): 283-99.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf58_5431_2122309.pdf