Tài liệu Các yếu tố sóng hợp trong ca dao xứ Quảng - Phan Thúy Hạnh Trang: CÁC YẾU TỐ SÓNG HỢP TRONG CA DAO XỨ QUẢNG
Phan Thúy Hạnh Trang1
Tóm tắt: Yếu tố sóng hợp (hay còn gọi là biến thể kết hợp) là dạng biến thể mà
ở đó các tín hiệu ngôn ngữ trong cùng một lời ca dao kết hợp với nhau dựa trên những
quan hệ từ vựng (từ đơn, từ phức, cụm từ chính phụ, cụm chủ - vị) và quan hệ ngữ
nghĩa tương đồng hay tương phản để biểu đạt một nội dung ý nghĩa chung. Những kết
hợp này về vị trí có thể là cùng dòng hay cách dòng; về số lượng tín hiệu có thể là
sóng đôi, sóng ba hay nhiều hơn; về quan hệ ngữ nghĩa có thể là tương đồng hay tương
phản . Cái được biểu đạt của tín hiệu biểu trưng sóng hợp không phải là phép cộng
đơn giản của những tín hiệu mà ở khả năng tạo ra sự liên hệ mới dựa trên cơ sở sóng
hợp. Giá trị của sự kết hợp là tạo sự phong phú cho cách hiểu và tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho hình tượng ca dao Xứ Quảng.
Từ khóa: Yếu tố sóng hợp, yếu tố thẩm mĩ sóng đôi, yếu tố thẩm mĩ sóng ba,
quan hệ từ vựng, quan hệ ngữ nghĩa.
1. Mở đầu
...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố sóng hợp trong ca dao xứ Quảng - Phan Thúy Hạnh Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC YẾU TỐ SÓNG HỢP TRONG CA DAO XỨ QUẢNG
Phan Thúy Hạnh Trang1
Tóm tắt: Yếu tố sóng hợp (hay còn gọi là biến thể kết hợp) là dạng biến thể mà
ở đó các tín hiệu ngôn ngữ trong cùng một lời ca dao kết hợp với nhau dựa trên những
quan hệ từ vựng (từ đơn, từ phức, cụm từ chính phụ, cụm chủ - vị) và quan hệ ngữ
nghĩa tương đồng hay tương phản để biểu đạt một nội dung ý nghĩa chung. Những kết
hợp này về vị trí có thể là cùng dòng hay cách dòng; về số lượng tín hiệu có thể là
sóng đôi, sóng ba hay nhiều hơn; về quan hệ ngữ nghĩa có thể là tương đồng hay tương
phản . Cái được biểu đạt của tín hiệu biểu trưng sóng hợp không phải là phép cộng
đơn giản của những tín hiệu mà ở khả năng tạo ra sự liên hệ mới dựa trên cơ sở sóng
hợp. Giá trị của sự kết hợp là tạo sự phong phú cho cách hiểu và tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho hình tượng ca dao Xứ Quảng.
Từ khóa: Yếu tố sóng hợp, yếu tố thẩm mĩ sóng đôi, yếu tố thẩm mĩ sóng ba,
quan hệ từ vựng, quan hệ ngữ nghĩa.
1. Mở đầu
Văn học dân gian Quảng Nam hình thành từ những ngày đầu tiên các bậc tiền
nhân đặt chân lên vùng đất mới trong hành trình ra đi mở cõi về phương Nam. Do đó,
văn học dân gian Quảng Nam là sự kế thừa mạch nguồn văn hóa Việt và đã thâu nhận
nhiều yếu tố mới tạo nên sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và hình
thành những nét đặc trưng của văn học dân tộc. Ca dao là một bộ phận quan trọng
trong văn học dân gian Quảng Nam, thể hiện đầy đủ và sinh động tâm tư, tình cảm của
người bình dân xưa, qua một phong cách nghệ thuật phong phú và độc đáo. Ngoài cách
sử dụng các phương tiện đặc sắc là các biện pháp tu từ, ca dao xứ Quảng còn được thể
hiện ở các hình thức sóng đôi và sóng ba.
Cách tổ chức tín hiệu ngôn ngữ là theo quan hệ hình tuyến. Tuy nhiên, về mặt
hình thức, chúng lại có những cách tổ chức như những biện pháp tu từ. Các yếu tố này
nếu đứng riêng lẻ thì giá trị biểu trưng của nó sẽ bị bó hẹp so với khi được kết hợp. Vì
thế, chính sự kết hợp này - tức là kiểu sóng hợp đã tạo nên nét nghệ thuật cao trong ca
dao Xứ Quảng.
2. Nội dung
2.1. Kết quả thống kê, phân loại các yếu tố thẩm mĩ sóng đôi và sóng ba
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê các yếu tố sóng hợp dựa trên cơ sở
1 . ThS. Khoa Tiểu học-Mầm non, trường Đại học Quảng Nam
PHAN THÚy HẠNH TRANG
2
chính sau: Thống kê các yếu tố sóng hợp sóng đôi, sóng ba là những dạng phổ biến
nhất ở tất cả các vị trí và theo tất cả các quan hệ ngữ nghĩa.
Sau đây, là kết quả khảo sát cụ thể của chúng tôi về các tín hiệu biểu trưng sóng
hợp trong ca dao Quảng Nam:
Qua khảo sát ghi nhận được 39 đơn vị yếu tố sóng hợp với 43 lần xuất hiện.
Trong đó, kết hợp sóng đôi có 31 đơn vị và 35 lần xuất hiện, kết hợp sóng ba có 8 đơn
vị và 8 lần xuất hiện. Có thể thấy rằng, tín hiệu biểu trưng sóng hợp trong ca dao Xứ
Quảng có số lần xuất hiện đa số là 1. Kết quả đó được thể hiện qua hai bảng sau:
Bảng 2.1. Các kiểu dạng có yếu tố thẩm mĩ
Các kiểu dạng có yếu tố
thẩm mĩ
Số lượng
(đơn vị)
Tỉ lệ
( % )
Dạng không có kết hợp sóng
đôi, sóng ba
582 93 , 7
Dạng có kết hợp sóng đôi,
sóng ba
39 6 , 3
Tổng 621 100
* Nhận xét:
Qua bảng 2.1 có thể nhận thấy tổng số câu ca dao có yếu tố thẩm mĩ là 621.
Trong đó có 582 câu thuộc dạng không có kết hợp sóng đôi, sóng ba; chiếm tỉ lệ 93,7%
và có 39 câu có dạng kết hợp sóng đôi, sóng ba, chiếm tỉ lệ 6,3%. Có thể những câu
sóng hợp chỉ ra đời khi nhân vật trữ tình gặp thử thách, hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy
hiểm hoặc hạnh phúc bất ngờ, niềm vui dun dủi... vì thế đó là những câu khó ứng tác,
ứng khẩu, những câu có số lượng ít ỏi trong ca dao Xứ Quảng.
Bảng 2.2. Yếu tố thẩm mĩ dạng sóng đôi và sóng ba
Dạng kết
hợp
Số lượng Xuất hiện
Tỉ lệ slxh/
đv (lần) Số lượng
(đơn vị)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(đơn vị)
Tỉ lệ
( % )
Sóng đôi 31 79,5 35 81,4 1 , 13
Sóng ba 8 20,5 8 18,6 1 , 0
Tổng 39 100 43 100 2 , 13
PHAN THÚy HẠNH TRANG
3
* Nhận xét:
Qua bảng 2.2 có thể nhận thấy, các dạng sóng đôi giữ vị trí chủ chốt với 31 đơn
vị chiếm 79,5% và 35 lần xuất hiện chiếm 81,4 %; số lượng các kết hợp sóng ba rất ít,
chỉ với 8 đơn vị, chiếm 20,5 % và 8 lần xuất hiện, chiếm 18,6 %.
Bên cạnh đó, cần phải kể đến một số yếu tố sóng hợp có giá trị trong ca dao
Quảng Nam như: ngọc - vàng, sớm - trưa, lược - gương, trầu - cau, liễu - mai, trăng -
sao Các yếu tố này nếu đứng riêng lẻ thì giá trị biểu trưng của nó sẽ bị bó hẹp so với
khi được kết hợp. Khi đi sâu vào phân tích ở phần sau, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
2.2 Các yếu tố thẩm mĩ sóng đôi
2.2.1 . Yếu tố sóng hợp là từ (từ đơn, từ phức )
Yếu tố sóng đôi có thể được cấu tạo bằng những từ đơn:
Hỡi người được ngọc chớ cười
Cầm vàng cho biết vàng mười vàng năm
“Cười” không phải là cười mà là mừng. “Vàng”, “ngọc” chỉ những cái quý giá,
có giá trị. Câu trên thể hiện kinh nghiệm sống, được cái đáng quý cũng đừng vội mừng,
mà phải biết cái mình đang có là cái gì. “Ngọc”, “vàng” là sóng đôi tương ứng, không
phải sóng đôi đối lập, đều là cái quý giá nhưng phải biết giá trị thực của chúng. Vàng
mười là vàng ròng, hay vàng năm là vàng pha, chớ có nhầm lẫn.
Từ sóng đôi “vàng”, “ngọc” đi cùng khẳng định giá trị đích thực của con người
được biểu hiện qua hình ảnh ẩn dụ: “vàng”, “ngọc” là cái quý nhất về vật chất được
con người quý trọng, cũng như phẩm chất bên trong của con người và quý giá như
vàng, ngọc vậy.
Trong các câu ca dao có yếu tố sóng hợp phần lớn đều có hình ảnh miêu tả đi
kèm:
Nhớ ai thơ thẩn đầu cầu
Lược sưa biếng chải, gương lầu biếng soi
Người con gái luôn luôn trân trọng vẻ đẹp hình thức của mình. Bởi vẻ đẹp đó là
niềm tự tin, tự hào để bước vào cuộc sống. “Lược”, “gương” là những vật rất gần gũi
với người con gái. Ở đây không chỉ dừng lại ở việc nói chuyện soi gương và chải đầu
của nhân vật trữ tình, mà muốn nói đến chính cái nỗi nhớ cụ thể của tình yêu lứa đôi
đó, đã làm cho cô gái quên đi sự chăm sóc, tô điểm bản thân. Tác giả dân gian đã mượn
hình ảnh sóng đôi “lược - gương” để thay thế cho sự trang điểm, trau chuốt, hoàn thiện
mình.
PHAN THÚy HẠNH TRANG
4
Ở một câu ca dao khác:
Trầu vàng góp bến sông Bung
Chờ cau Đại Mỹ đặng cùng về xuôi
“Trầu”, “cau” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện duyên tình của đôi trai gái. Hình ảnh
“trầu”, “cau” trong văn học dân gian thường kết hợp sóng đôi. Đó là ước mơ
gắn bó, hòa hợp thể hiện tình yêu đẹp và lãng mạn của người bình dân Xứ
Quảng. “Trầu - cau” trở thành biểu tượng mới, là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu
đôi lứa.
Hoặc:
Bạn đừng thở ngắn than dài
Tình ta bỏ liễu lìa mai sao đành
Ở đây, tác giả dân gian không dừng lại ở chuyện miêu tả cây mai, cây liễu. “Liễu”
ẩn dụ cho người con gái, phụ nữ là liễu yếu đào tơ; “mai” ẩn dụ cho chàng trai, cây
mai là cây vươn thẳng đầy khí tiết cứng rắn. Hai hình ảnh “liễu” - “mai” sóng đôi với
nhau tạo thành biểu tượng rất đẹp.
Có lúc trong hai dòng thơ đều có yếu tố sóng hợp:
Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Bậc kia có lở còn cao hơn bờ
Hai dòng của câu ca dao trên là so sánh logic. “Trăng” sóng đôi với “sao”, “bậc”
với “bờ” sóng đôi với nhau. Không chỉ nhằm nói về trăng, sao, bậc, bờ mà qua đó thể
hiện cách sống, xác định giá trị của đối tượng, một giá trị thực dù bị sứt mẻ vẫn còn
giá trị. Đó là cách nhận diện những giá trị thực ở đời.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, bởi có những giá trị không có tiêu chí để đo
lường. Sự xuất hiện của các cặp từ sóng đôi góp phần tăng sức gợi hình, gợi cảm của
hình tượng ca dao.
Hay là:
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Vàng thời đã hết, nghĩa tôi vẫn còn
Trong câu ca dao trên “vàng” và “nghĩa” là hai hình ảnh sóng đôi với nhau.
“Vàng” không chỉ là vàng bạc mà còn là sự giàu sang, phú quý. “Nghĩa” không phải
đơn thuần chỉ là tình nghĩa chung chung mà là những điều tốt đẹp đã có với nhau, là
lối sống cao đẹp, thuộc về tinh thần nên không bao giờ mất. Vật chất có thể biến thiên
nhưng tinh thần đã trở thành giá trị trường tồn mãi mãi.
PHAN THÚy HẠNH TRANG
5
Cũng có khi kết hợp cả yếu tố sóng hợp là từ đơn và cụm từ trong cùng một bài
ca dao:
Thương chi thương dại thương ngây
Thương cá dưới biển, thương mây trên trời
“Khôn” và “dại” là cặp từ trái nghĩa thường đi sóng đôi để thể hiện việc đánh giá
tầm hiểu biết và ứng xử của người đời. “Dại”, “ngây” ở đây sóng đôi với nhau, lại là
cặp từ đồng nghĩa không phải chỉ dừng ở mức độ đánh giá khách quan hành động dại
dột bình thường mà còn là lời người yêu tự nhủ với mình hoặc nói với đối tượng rằng
mình đang thương dại, thương ngây, thương một cách vu vơ, không thấu được với
người mình yêu! Cụm từ “Cá dưới biển” và “mây trên trời” sóng đôi với nhau, là những
cụm từ xác định cái vốn tồn tại cố định hiển nhiên bao đời nay: cá thì phải ở dưới biển
và mây thì phải ở trên trời. Nhưng tác giả dân gian không chỉ dừng ở mức độ phản ánh
thế giới khách quan đó, mà muốn nói rằng tình yêu mà mình dành cho người yêu là vô
hạn, là nhiều vô kể. Việc kết hợp giữa từ đơn và cụm từ giúp sự miêu tả càng hài hòa,
sinh động hơn.
Ở một bài ca dao khác, nghệ thuật sóng đôi lại được thể hiện khá đặc sắc:
Vợ chồng đi sớm về khuya
Trong này năm cụm, ngoài kia bảy hòn
Câu ca dao trên “sớm” - “khuya” là hai yếu tố sóng hợp với nhau, “trong này” -
“ngoài kia” sóng đôi với nhau, “năm cụm” sóng đôi với “bảy hòn”. Các từ kết hợp
“sớm”, “khuya” về mặt ngữ âm biểu hiện sự cân đối hài hòa; về mặt ý nghĩa thể hiện
sự gắn bó, sẻ chia, đồng cam cộng khổ của những cặp vợ chồng sống êm ấm, sum vầy.
Câu sau nói về quan hệ “trong này” và “ngoài kia”, cũng gắn bó như là vợ chồng đi
sớm về khuya vậy.
Tương tự với hình thức kết hợp sóng đôi giữa từ và cụm từ với một ý nghĩa khác:
Đói cơm hơn kẻ no rau
Khó mà quân tử hơn giàu tiểu nhân
“Đói” và “no” là hai từ trái nghĩa, “cơm” và “rau” là hai món ăn no chắc bụng
và no không chắc bụng. Cơm là thức ăn chính của người Việt từ khi trồng được lúa
nước. Rau nói chung là thức ăn xen kẽ vào để giúp no bụng. Thực tế thì ăn cơm sẽ no
được lâu hơn ăn rau. Từ thực tế cuộc sống đó, tác giả dân gian đã so sánh để đề cao
vai trò của lương thực chính, đồng thời để dẫn dắt đến một vấn đề quan trọng hơn
nhằm nhấn mạnh sự cần thiết về đạo đức, phẩm chất, nhân cách của con người qua hai
từ “quân tử” và “tiểu nhân”. Và khi đề cao vẻ đẹp nội dung bên trong của con người
thì nó đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ.
PHAN THÚy HẠNH TRANG
6
Có khi trong cả bài ca dao đều có yếu tố sóng hợp:
Cha mẹ giàu thì con thong thả
Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan
Sớm mai lên núi đốt than
Chiều về xuống biển đào hang bắt còng
“Giàu” và “nghèo” sóng đôi với nhau, là hai từ trái nghĩa chỉ cuộc sống vật chất
sung túc hay bần hàn. Đó là tiền đề để dẫn đến hành động tiếp theo ở hai cặp từ đơn
vừa trái nghĩa vừa sóng đôi là “sớm”, “chiều” và hai cụm từ trái nghĩa “lên núi”,
“xuống biển”. “Sớm”, “chiều” trong câu ca dao là trạng ngữ chỉ thời gian. Không dừng
ở mức độ biểu đạt thời gian chung chung, mà “lên núi” và “xuống biển” là nơi xa xôi
và hiểm trở. Nơi mà người bình dân ngày xưa rất ngại đến. Sự kết hợp sóng đôi của
các cặp từ và cụm từ càng có giá trị biểu đạt cao cái vất vả, khó khăn, gian khổ của
cuộc sống nghèo nàn với muôn ngàn công việc dãi dầu.
2.2.2 . Yếu tố sóng hợp là cụm từ tự do (cụm chủ - vị, cụm từ chính phụ )
Tình nghĩa vợ chồng trong ca dao Xứ Quảng cũng được thể hiện qua các hình
ảnh biểu trưng “gừng” và “muối” quen thuộc:
Hạt muối mặn ba năm còn mặn
Củ gừng cay chín tháng còn cay
“Hạt muối” và “Củ gừng” là gia vị, là vị thuốc của người bình dân thời xưa. Ở
đây, nghệ nhân dân gian không chỉ nói về hạt muối mặn và lát gừng cay mà muốn
khẳng định tình nghĩa vợ chồng sẽ mãi mãi bền vững, trường tồn trước thời gian.
Đó còn là nỗi lo lắng của cha, mẹ:
Ra đi cha mẹ sợ lo
Phần sông nước lớn phần đò không đưa
Cụm từ “sông nước lớn” và “đò không đưa” không chỉ nói đến chuyện sông nước
lớn và không có đò đưa qua sông. Hai cụm từ trên biểu hiện những gian khổ, nguy
hiểm ngoài đời mà tuổi trẻ sẽ không lường hết được. Đó là nỗi lo lắng rất thiết thực
của đấng sinh thành đối với con cái thì khi đó “sông nước lớn” và “đò không đưa” trở
thành một cặp tín hiệu thẩm mĩ sóng đôi.
Có khi là lời an ủi, động viên với những lời thuyết phục của người Quảng:
Bạn ơi, chớ sợ đừng lo
Bên ni sông có bạn, bên tê đò có ta
PHAN THÚy HẠNH TRANG
7
Trong cuộc sống, luôn có rất nhiều cung bậc tình cảm và đồng thời cũng có rất
nhiều sóng gió khi phải đối diện với khó khăn, trắc trở. Câu ca dao trên không chỉ dừng
lại ở mức độ là lời động viên , là việc an ủi bên ni và bên kia mà cụm từ sóng đôi “bên
ni sông”, “bên tê đò” còn là lời nhắn nhủ, là tình cảm keo sơn gắn bó, là sự đồng cam
cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi trong tình yêu, trong tình bạn thiết tha.
Và cũng có thể là lời so sánh rất mộc mạc mà sâu sắc:
Vàng năm đâu xứng vàng mười
Mồ côi đâu xứng với người có cha
Những gì quý giá thường được biểu đạt qua giá trị là vàng. Để so sánh, người
bình dân đã diễn đạt bằng 2 cụm từ “vàng năm”, “vàng mười”. Nếu ở đây chỉ dừng lại
mức độ hiểu người vàng năm, kẻ vàng mười thì chỉ dừng lại ở mức độ là ngôn ngữ.
Nó trở thành hình ảnh có giá trị nghệ thuật cao khi điều biểu đạt đó được thể hiện bằng
một ý nghĩa sâu, rộng hơn về mức độ của em hoặc anh thua kém hơn về hoàn cảnh gia
đình, về vật chất, về hình thức, về môn đăng hộ đối.
Có khi là những băn khoăn của lứa đôi đầy trăn trở:
Mối duyên mối nợ về đâu
Trai thương bát ngát, gái sầu bơ ngơ
Trong tình yêu đôi lứa người bình dân thường đề cập đến vấn đề duyên nợ.
Gặp nhau để rồi yêu thương nhau là duyên, được chung sống với nhau để bù đắp cho
nhau là nợ. Câu ca dao trên ngoài việc nhắc đến duyên nợ thông thường, tác giả dân
gian sử dụng cặp từ sóng đôi “mối duyên, mối nợ” để thể hiện sự băn khoăn, lo lắng,
ưu tư về kết quả, về độ vững bền, về ngày mai của duyên tình ấy.
Đôi khi còn thể hiện cái nhìn rất biện chứng, chân thực:
Làm lơ cho thế gian tin
Bề mô con chim cũ cũng nhìn lồng xưa
“Chim cũ” và “lồng xưa” là hai hình ảnh thân thuộc thường đi kèm để chỉ vật
chứa và vật bị chứa. Ở đây chim cũ và lồng xưa là tín hiệu thẩm mĩ chỉ người con gái
và người con trai đã tìm về với nhau.
Đây là những kết hợp của các tín hiệu biểu trưng có yếu tố miêu tả đi kèm. Đồng
thời, là sự kết hợp gắn liền với các yếu tố miêu tả - cụ thể hóa. Như vậy, sự biểu đạt
ngôn ngữ - các tín hiệu biểu trưng sóng hợp là từ có thể được biến hóa thành cụm từ
bằng cách đưa vào các yếu tố ngôn ngữ có tính miêu tả thì giá trị biểu trưng của chúng
mới được bộc lộ, được cụ thể hóa, góp phần mang lại giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm văn
học dân gian.
PHAN THÚy HẠNH TRANG
8
Có khi còn đề cập đến những không gian đầy khó khăn, gian khổ:
Lên non mới biết non cao
Xuống biển cầm sào mới biết cạn sâu
Trong cuộc sống nghèo khổ, người bình dân xưa luôn phải đối mặt với nhiều khó
khăn, vất vả để mưu sinh. Cụm từ sóng đôi “lên non, xuống biển” không chỉ nói đến
việc làm của người xưa là phải trèo non, lội suối, băng đèo trong cuộc sinh tồn, mà
ở đây nó nhằm thể hiện những không gian đầy thử thách mà người bình dân đã nếm
trải và phải vượt qua trong cuộc sống của mình.
2.3 . Các yếu tố thẩm mĩ sóng ba
Trong ca dao Xứ Quảng, các yếu tố thẩm mĩ sóng ba xuất hiện với tần suất không
nhiều nhưng lại mang những giá trị độc đáo. Ở đó cũng thể hiện sự sắp xếp từ ngữ,
hình ảnh có giá trị nghệ thuật cao được gửi gắm qua những hình ảnh gần gũi, quen
thuộc.
Yếu tố sóng ba được cấu tạo là một từ đơn thể hiện cuộc sống êm ả, bình lặng
của người bình dân xưa:
Chiều chiều nghe trống Trà Sơn
Nghe chuông Trà Kiệu, nghe đờn Miếu Bông
Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả buổi chiều ngồi nghe những âm thanh quen
thuộc “trống, chuông, đờn” từ những địa danh được nhiều người biết đến; mà sự xuất
hiện của các từ sóng ba “trống”, “chuông”, “đờn” và các cụm từ chỉ ba địa danh cụ thể
“Trà Sơn”, “Trà Kiệu”, “Miếu Bông” nhằm thể hiện cuộc sống đều đặn, thường nhật,
thanh bình của người dân Xứ Quảng.
Ở một bài ca dao khác có hình ảnh sóng ba:
Lo cho biển cạn thành gò
Sông kia lấp lại, con đò không đưa
Nỗi lo về sự đổi thay được thể hiện đậm nét qua hình thức kết hợp sóng ba. Biển
cho dù năm tháng có trôi qua với biết bao đổi thay dâu bể của cuộc đời, nó vẫn mãi
tồn tại. Sông có khi bên lở, bên bồi, nhưng không bao giờ cạn hết nước. Cũng như trên
những dòng sông bao giờ cũng có những con đò. Đó là tất cả những gì thuộc về thiên
nhiên sẽ vĩnh viễn tồn tại khách quan ngoài ý thức của con người. Ba chất liệu ngôn
ngữ được thể hiện qua ba cụm từ: “biển cạn thành gò”, “sông kia lấp lại”, “con đò thôi
đưa” nhằm khẳng định điều lo lắng đó sẽ không bao giờ có nhưng khi yêu nhau người
ta hay lo lắng - một nỗi lo rất đáng cảm thông về sự lo sợ một tình yêu mất mát, đổi
thay.
PHAN THÚy HẠNH TRANG
9
Yếu tố sóng ba có khi lại là một cụm từ và cùng xuất hiện trong một dòng thơ:
Cây đa, bến cũ, đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa vẫn chờ
Các hình ảnh sóng ba: “Cây đa”, “bến cũ”, “đò xưa” là những nơi người bình
dân thường nghỉ ngơi, trò chuyện sau thời gian lao động vất vả. Ở đây, tác giả dân gian
không chỉ dừng lại ở việc miêu tả những địa điểm cụ thể mà còn đề cập đến không
gian hẹn hò, gặp gỡ của trai gái yêu nhau. Nơi đó đã để lại biết bao nhiêu kỉ niệm ngọt
ngào của tình yêu nồng thắm. Nơi đó còn thể hiện sự chờ đợi thủy chung (dù trải qua
bao mùa mưa nắng) của người ở lại đối với người ra đi, người đi qua nếu người ấy có
tình nghĩa.
Có khi yếu tố sóng ba là một cụm từ nhưng lại xuất hiện ở hai dòng thơ để thể
hiện tình yêu gắn bó, thủy chung:
Thương nhau bụi cỏ cùng ngồi
Đám tranh cùng lội, vườn chồi cùng băng
Trong tình yêu đôi lứa khi thật sự yêu thương nhau người bình dân xưa sẽ sống
hết mình cho tình yêu ấy. Yếu tố kết hợp sóng ba xuất hiện có tác dụng nhấn mạnh,
khẳng định mạnh mẽ về một tình yêu thủy chung. Cho dù gặp khó khăn, trở ngại, họ
vẫn cùng vượt qua, để được đến bên nhau. Dù gai góc như bụi cỏ, đám tranh, vườn
chồi cũng không chia rẽ được tình yêu sâu nặng của lứa đôi.
Hoặc ở một bài ca dao khác:
Thương em vì cá trích ve
Vì rau muống luộc, vì mè trộn măng
“Cá trích” là loại cá sống gần bờ, dễ đánh bắt. Cá trích ve là loại cá trích nhỏ,
dân dã. Tương tự như thế, rau muống luộc, mè trộn măng cũng là những món ăn dân
dã của người lao động lúc nào cũng có sẵn và dễ tìm. Tuy nhiên, trong trường hợp này,
những hình ảnh trên không phải chỉ nói về các sản vật đó, mà nó nhằm miêu tả tính
cách chân thật, mộc mạc, giản dị của người con gái. Như vậy, “thương em” chính là
thương cái giản dị, mộc mạc, chịu thương chịu khó của chính em vậy!
Nhưng có lúc lại là lời lo lắng về một sự thay đổi:
Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng
Gió xoay mấy buổi mấy vần
Sông trôi đã lở mấy lần đò qua.
PHAN THÚy HẠNH TRANG
10
Cuộc sống có những điều xảy ra mà ta không thể lường hết được. Điều đó ngoài
dự đoán chủ quan của con người, rằng con người không thể đếm được lúa, sông, mây
Đó là kinh nghiệm sống, là lời nhắc nhở của người bình dân xưa về một cách sống
khôn khéo ở đời.
Đặc biệt, yếu tố sóng ba còn xuất hiện dưới hình thức là một cụm chủ - vị nằm
cả ở hai câu thơ, biểu hiện cảm xúc mạnh về lời trách móc, giận hờn:
Ai làm cho bóng trăng rơi
Cho mây lơ lửng, cho trời lọ lem
Bóng trăng thường cố định trên trời. Mây thường trôi nhẹ nhàng và bầu trời có
lúc tối, có lúc sáng. Ở đây, nghệ nhân dân gian không chỉ đề cập đến hình ảnh bóng
trăng không còn sáng, mây không trôi và bầu trời tối, mà các hình ảnh sóng ba “bóng
trăng rơi”, “mây lơ lửng”, “trời lọ lem” còn là lời than vãn, trách móc những người đã
đem đến những phiền toái, lo lắng, khổ đau và nghiệt ngã cho cuộc sống của mình.
Ở một bài ca dao khác yếu tố sóng ba cũng có kết cấu tương tự:
Quạt này để nắng che đầu
Để nực em quạt, đi đâu em cầm
Trong tình yêu lứa đôi nỗi khát khao về một điểm tựa trong đời luôn là đề tài
muôn thuở. Hình ảnh chiếc quạt là hình ảnh ẩn dụ để nói về tình cảm bền đượm của
em đối với người mình yêu. Đó là vật kỉ niệm mà em luôn nâng niu, trân trọng, dù đi
đâu, lúc nào cũng giữ bên mình không một phút rời xa. Chính cách kết hợp sóng ba đã
thể hiện một cách đầy đủ điều mà tác giả dân gian gởi gắm về sự trân trọng kỉ vật trong
tình yêu lứa đôi.
3 . Kết luận
Trong ca dao Xứ Quảng, cấu trúc sóng đôi, sóng ba hết sức quen thuộc không
phải vì chúng lặp lại nhiều lần mà vì đó là những hình ảnh của hồn quê Việt. Từ lâu,
nó đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Các yếu tố sóng hợp được tác giả
bình dân sử dụng một cách linh hoạt và tài tình, tất cả được chuyển tải bằng các yếu tố
ngôn ngữ chứa đựng cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Khi kết hợp các hình thức
sóng đôi, sóng ba, nghệ sĩ dân gian đã giúp cho cách thể hiện thêm sâu sắc, giàu sức
biểu cảm và gợi hình để tạo nên những giá trị thẩm mĩ cao. Những giá trị thẩm mĩ ấy
thể hiện lối tư duy, cách cảm, cách nghĩ của tác giả bình dân Xứ Quảng. Đó là lối tư
duy, lối nói vừa trực tiếp vừa cụ thể, lại vừa mộc mạc thẳng thắn mà cũng hết sức tế
nhị, khéo léo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHAN THÚy HẠNH TRANG
11
[1]Nguyễn Văn Bổn (1983), Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, (tập 1),
Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng xuất bản.
[2]Nguyễn Văn Bổn (2001), Văn học dân gian Quảng Nam, Sở Văn hóa - Thông
tin Quảng Nam xuất bản.
[3]Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
[4]Đinh Trọng Lạc (2001), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[5]Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
Title: PARALLEL FACTORS IN QUANG REGION’S FOLKS
PHAN THUY HANH TRANG
Quang Nam University
Abstract: A parallel factor (so-called a combinatorial variant) is a variant in
which the linguistic signals in the same folk are combined together based on lexical
relations (single words, complex words, main and subordinate phrase, subject
complement phrase) and semantic relations, namely similarity and oppositeness in
order to express a common meaning. The position of these combinations may be on
the same line or on double-line; the number of words or phrases in parallel signals
includes two ones, three ones and more; and the semantic relationship may be similar
or opposite. The representation of the parallel symbolic signals is not only a simple
summation of signals but also the ability to create a new relationship based on parallel
signals. The value of the combination is on the generation of the meaning diversity and
the enlargement of the Quang Region folks’ figurativeness and expressiveness.
Keywords: parallel factor, parallel aesthetic signal, lexical relations, semantic
relations.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_cac_yeu_to_song_hop_trong_ca_dao_xu_quang_4739_2130874.pdf