Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga

Tài liệu Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ PHẠM NGỌC HÀM - Ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong dạy học ngoại ngữ 3 ĐOÀN THỤC ANH, NGUYỄN TUẤN ANH - Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga 10 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỖ THỊ THU GIANG - Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp theo mục tiêu chuyên biệt 19 NGÔ PHƯƠNG ANH - Năng lực tự chủ của người học ngoại ngữ và các lý thuyết liên quan 27 BÙI THỊ HỒNG NHUNG - Giảm thiểu yếu tố tâm lý cản trở học viên quân sự thực hành nói tiếng Anh 31 VĂN HÓA - VĂN HỌC CẦM TÚ TÀI - Bàn về ẩn dụ ý niệm 水/ Nước với con người trong tiếng Hán 38 NGÔ MINH NGUYỆT - Hàm ý văn hoá các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán hiện đại 45 ĐỖ TIẾN QUÂN - Sự độc đáo của không gian nghệ thuật trong các sáng tác của Lỗ Tấn 51 TRẦN THỊ THU HIỀN - Vẻ đẹp của nhân của nhân vật Thuý Kiều từ câu 499 đến câu 524 trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) – Từ góc nhìn văn hoá 58 VŨ THÀNH CÔNG - Những khác biệt tương đồng trong văn hoá và việc dạy học ngoại ng...

pdf92 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ PHẠM NGỌC HÀM - Ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong dạy học ngoại ngữ 3 ĐOÀN THỤC ANH, NGUYỄN TUẤN ANH - Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga 10 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỖ THỊ THU GIANG - Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp theo mục tiêu chuyên biệt 19 NGÔ PHƯƠNG ANH - Năng lực tự chủ của người học ngoại ngữ và các lý thuyết liên quan 27 BÙI THỊ HỒNG NHUNG - Giảm thiểu yếu tố tâm lý cản trở học viên quân sự thực hành nói tiếng Anh 31 VĂN HÓA - VĂN HỌC CẦM TÚ TÀI - Bàn về ẩn dụ ý niệm 水/ Nước với con người trong tiếng Hán 38 NGÔ MINH NGUYỆT - Hàm ý văn hoá các từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán hiện đại 45 ĐỖ TIẾN QUÂN - Sự độc đáo của không gian nghệ thuật trong các sáng tác của Lỗ Tấn 51 TRẦN THỊ THU HIỀN - Vẻ đẹp của nhân của nhân vật Thuý Kiều từ câu 499 đến câu 524 trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) – Từ góc nhìn văn hoá 58 VŨ THÀNH CÔNG - Những khác biệt tương đồng trong văn hoá và việc dạy học ngoại ngữ 63 HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO Chủ tịch Thiếu tướng, GS.TS. ĐẶNG TRÍ DŨNG Phó chủ tịch Thiếu tướng, PGS.TS. QUẢN VĂN TRUNG Ủy viên Đại tá, TS. ĐỖ HỒNG ANH Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI Đại tá, TS. NGÔ QUỐC HÙNG Đại tá, TS. TRẦN ANH THỜI Đại tá, TS. PHẠM VĂN NGHĨA Thượng tá, TS. TRẦN NGỌC TRUNG Thượng tá, ThS. DƯƠNG THỊ THỰC TỔNG BIÊN TẬP Đại tá, TS. ĐỖ HỒNG ANH PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Thượng tá, ThS. DƯƠNG THỊ THỰC BAN BIÊN TẬP Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG KHÁNH Đại tá, TS. ĐINH QUANG TRUNG Đại tá, ThS. DƯƠNG VĂN TUYỂN Thượng tá, ThS. LÊ CÔNG PHÁT Thượng tá, TS. BÙI THỊ THANH LƯƠNG Trung tá, TS. TRẦN THỊ MINH THỤC Trung tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH Thiếu tá, TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH Thiếu tá, TS. ĐOÀN THỤC ANH THƯ KÝ - TRỊ SỰ Trưởng ban Đại úy, ThS. NGUYỄN TUẤN ANH Ủy viên Thiếu tá CN, ThS. HOÀNG THỊ BẮC Đại úy, ThS. NGÔ NGỌC HẢI Đại úy, ThS. ĐẬU THỊ GIANG MINH Thượng úy, ThS. NGUYỄN THỊ THU GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN Số 200/GP-BTTTT ngày 19/4/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông Số 05 - 01/2017 ISSN 2525 - 2232 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TRẦN LÊ DUYẾN, ĐOÀN XUÂN PHÚ - Yếu tố bất tương xứng trong dịch Anh- Việt hoặc Việt-Anh 67 NGUYỄN THỦY - Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học viên các trường Quân đội hiện nay 74 LƯU HỚN VŨ - Động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 78 NGUYỄN THỊ TÂM - Nâng cao chất lượng công tác tổ chức đào tạo và thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ B1, B2 cho học viên các cơ sở đào tạo ngoại ngữ trong Quân đội 86 TRAO ĐỔI THÔNG TIN HOÀNG THỊ BẮC - Việt Nam – Cái nôi nuôi dưỡng tiếng Nga ở Đông Nam Á 90 CONTENTS 1. Context and its role in teaching foreign languages; 2. Linguistic elements representing the contradiction in the Russian characteristics; 3. Methodology of teaching French for Special Purposes; 4. Exploring the concepts of learner autonomy and related literature; 5. Reducing military students’ psychological barriers to speaking English; 6. On the conceptual Chinese metaphors of shui/Water as related to humans; 7. Cultural implications of food-related words in modern Chinese; 8. The originality of art space in Lu Xun’s works; 9. Thuy Kieu’s beauty in The Tale of Kieu from line 499 to line 524: an analysis from the cultural perspective; 10. Differences and similarities in cultures and teaching foreign languages; 11. Translation skewing in English - Vietnamese/Vietnamese - English translation; 12. Some solutions to improve the quality of book-reading culture for cadets at military schools; 13. A study on motivations of learning Japanese as a second foreign language by English major students at Banking University Ho Chi Minh City; 14. Improving the quality of the organization of training, examination and certification B1, B2 services for students in Military foreign language institutions. SOMMAIRE 1. Le contexte et ses rôles dans l’enseignement des langues étrangères; 2. Les éléments liguistiques exprimant la contradiction dans le caractère des Russes; 3. La méthodologie d’enseignement du français sur objectif spécifique; 4. La compétence de self-contrôle des apprenants de langues étrangères et les théories concernantes; 5. Limiter des facteurs psychologiques défavorisant l’expression orale en anglais des étudiants militaires; 6. Quelques mots sur la métaphore de la notion Eau et l’homme dans la langue chinoise; 7. Les sous-entendus culturels des expressions de nourriture dans le chinois modern. 8. L’originalité artistique dans les oeuvres de Lo Tan; 9. La beauté du personnage Thuy Kieu dans les vers de 499 à 524 de l’oeuvre “Truyen Kieu” (Nguyen Du) au point de vue culturel; 10. La différence et la ressemblance culturelles et l’enseignement des langues étrangères; 11. Les éléments dissymétriques dans la traduction anglais-vietnamien et vietnamien-anglais; 12. Quelques solutions visant à aider les étuadiants des écoles militaires à améliorer leur culture de lecture; 13. La motivation dans l’apprentisage de la deuxième langue étrangère, le japonais, des étudiants de l’anglais de l’Université de Banque de Ho Chi Minh ville; 14. Améliorer la qualité de l’organisation et de la certification B1, B2 dans les étabissements militaires de langues. СОДЕРЖАНИЕ 1. Контекст и роль контекста в преподавании иностранных языков; 2. Языковые элементы, выражающие противоречие в русском характере; 3. Методы преподавания французского языка по обособленным целям; 4. Учебная самостоятельность учащихся в изучении иностранных языков и связанные теории; 5. Сведение к минимуму психологических препятствий в практике разговорной речи на английском языке курсантов; 6. К вопросу метафорического значения 水 / воды для людей на китайском языке; 7. Культурные импликации слов, обозначающих пищу в современном китайском языке; 8. Уникальность художественного пространства в произведениях писателя Лу Синь; 9. Красота героини Тхуй Kиеу от 499- до 524- ст.cт. в поэме «Повесть о Киеу» (поэта Нгуен Зу) с культурной точки зрения; 10. Различия и сходства в культуре и обучение иностранным языкам; 11. Неэквивалентность при переводе с английского языка на вьетнамский и наоборот; 12. Некоторые пути решения, способствующие повышению качества чтения для курсантов военно-учебных заведений в настоящее время; 13. Мотив изучения японского языка как второго иностранного у филологических студентов английского языка Хошиминского института банка; 14. Повышение качества организации учебного процесса и выдачи сертификатов по иностранным языкам уровней B1, B2 для изучающих иностранных языков в армейских вузах. 目录 1. 语境及其在外语教学中的地位; 2. 体现俄国人性格中矛盾性的语言因素; 3. 专门用途法语教学法; 4. 外语 学习者的自主能力与有关的理论问题; 5. 减少军事学员英语口语练习中出现的心理障碍; 6. 论汉语中“水” 与“人”的意象’ 7. 现代汉语中食物词语的文化意蕴; 8. 鲁迅作品中叙述空间的独特性; 9. 从文化角度看 待翠翘的美——以阮攸《翘传》中第499句至第524句为例; 10. 文化差异与外语教学; 11. 英越互译的不对称 因素; 12. 提高现阶段军校学员阅读文化质量的若干办法; 13. 胡志明市银行大学英语言专业学生二外日语学习 动机; 14. 提高军队中外语培训机构学员B1, B2级外语证书的培训和考试质量. 3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v NGỮ CẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ PGS. TS. PHẠM NGỌC HÀM1 1 Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội ✉phamngochamnnvhtq@gmail.com Ngày nhận: 17/01/2017; Ngày hoàn thiện: 25/01/2017; Ngày duyệt đăng: 26/01/2017 Phản biện khoa học: TS. NGUYỄN THANH HÀ TÓM TẮT Ngữ cảnh là một trong những nhân tố tác động rất lớn đến quá trình giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời cũng là cơ sở để xác định ý nghĩa của từ và nội dung thông tin mà người phát ngôn muốn chuyển tải tới người nhận ngôn, từ lâu đã trở thành vấn đề được giới nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Ngày nay, ngữ cảnh được nghiên cứu dưới góc độ tri nhận và đặt trong trạng thái động. Nghiên cứu ngữ cảnh có giá trị ứng dụng to lớn nhất là lĩnh vực dạy học ngoại ngữ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi điểm lại lịch sử nghiên cứu về ngữ cảnh. Trên cơ sở đó chỉ ra những nhân tố cấu thành ngữ cảnh cũng như vai trò của chúng đối với giao tiếp ngôn ngữ nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng. Từ khóa: dạy học ngoại ngữ, ngữ cảnh, vai trò. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ với vai trò là công cụ giao tiếp, là phương tiện để trao đổi tư tưởng, tình cảm, truyền đạt thông tin, gắn kết con người với nhau. Một tín hiệu ngôn ngữ được phát ra từ phía người phát ngôn thường phải lệ thuộc vào những nhân tố chủ quan và khách quan. Đồng thời, người nhận ngôn cũng phải căn cứ vào những nhân tố đó để lý giải thông tin và đưa ra phương án phản hồi nhằm đạt được sự hô ứng giữa hai bên tham gia giao tiếp. Đối với văn bản viết, câu hoặc đoạn văn trên dưới phải có quan hệ logic với nhau, làm cơ sở xác định nghĩa của từ trong câu và nghĩa của câu trong đoạn. Những nhân tố đó gọi là ngữ cảnh. Khái niệm ngữ cảnh được coi là vấn đề hạt nhân của ngôn ngữ học, nhất là ngôn ngữ học giao tiếp và ngữ dụng học. Người Trung Quốc có câu “到什 么山,唱什么歌" (lên núi nào thì hát bài hát ấy/nhập gia tùy tục) hay “见什么人说什么话" (gặp người nào thì nói lời ấy). Câu nói tưởng chừng như một lời cửa miệng đời thường, nhưng chất chứa trong đó là cả một nguyên tắc giao tiếp và trong một chừng mực nhất định, đã đề cập đến tâm điểm của ngữ cảnh: Quan hệ giữa các đối tượng tham gia giao tiếp và môi trường giao tiếp. Trong đó, việc phát ngôn phải có chủ đích và hướng tới đối tượng nhận ngôn nhằm đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngữ cảnh không chỉ là vấn đề được giới ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, mà nó còn là vấn đề thuộc lĩnh vực logic học và có giá trị ứng dụng cao trong lĩnh vực dạy học ngôn ngữ, nhất là dạy học ngoại ngữ và lĩnh vực dịch thuật. Trải qua quá trình nghiên cứu, các học giả đã luôn luôn kế thừa và phát triển, hình thành nên một môn khoa học độc lập: Ngữ cảnh học. Ngữ cảnh học là một môn khoa học gắn liền với khoa học ngôn ngữ, nhất là giao tiếp ngôn ngữ. 4 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Những năm gần đây, các học giả nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và ngữ cảnh nói riêng trên thế giới đã và đang đạt được những bước đột phá từ ngoại tại đến bản tính bên trong, từ trạng thái tĩnh tới trạng thái động và theo hướng mở với những nghiên cứu liên ngành. Nghiên cứu ngữ cảnh từng bước được nâng lên một tầm cao mới. Lý luận về ngữ cảnh tri nhận được hình thành, giúp người nghiên cứu và sử dụng ngôn ngữ có một cách nhìn mới về ngữ cảnh. Giá trị ứng dụng của việc nghiên cứu ngữ cảnh càng thiết thực. Trong bài viết này, trước hết, chúng tôi tổng kết lại những thành quả nghiên cứu chính của các học giả trên thế giới về vấn đề ngữ cảnh, trên cơ sở đó chỉ ra những nhân tố cấu thành ngữ cảnh cũng như vai trò của chúng đối với giao tiếp ngôn ngữ nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGỮ CẢNH 2.1. Đôi nét về lịch sử nghiên cứu ngữ cảnh Trên thế giới, học giả đề cập đến vấn đề ngữ cảnh đầu tiên là nhà ngôn ngữ học người Ba Lan Malinowski (1923), ông chia ngữ cảnh thành ba tiểu loại, gồm (1) ngữ cảnh lời nói (context of utterance); (2) ngữ cảnh tình huống, gọi tắt là cảnh huống (context of situation) và ngữ cảnh văn hóa (context culture). Với vai trò là người kế thừa và phát triển quan điểm của Malinowski, nhà ngôn ngữ học người Anh tên là Firth đã tiến hành phân tích, làm nổi rõ hàm ý của ngữ cảnh (context) và khẳng định ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với môi trường xã hội. Về sau, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Anh Halliday tiếp thu thành quả của các học giả đi trước và chia ngữ cảnh thành hai loại: ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh phi ngôn ngữ, đồng thời đưa ra khái niệm ngữ vực (register). Halliday đã đi sâu phân tích ba nhân tố hợp thành cảnh huống giao tiếp, gồm ngữ trường (field), ngữ chỉ (tenor) và ngữ thức (mode). Sau những năm 80 của thế kỷ 20, giới nghiên cứu ngôn ngữ học phương Tây đã tiếp thu có phê phán thành tựu của ngữ cảnh học truyền thống, xây dựng nên lí thuyết về ngữ cảnh học tri nhận và xem xét ngữ cảnh ở trạng thái động. Năm 1986, hai nhà ngôn ngữ học Dansperber và Deirdre Wilson cùng cộng tác nghiên cứu, cho ra đời cuốn sách mang tên “Liên quan: Giao tiếp và tri nhận” (Relevance: Communication and Cognition). Từ đó, họ xây dựng nên lý thuyết liên quan (The Relevance Theory) và đưa ra khái niệm giả thiết ngữ cảnh (context assumptions). Trong bối cảnh đó, trường phái ngữ cảnh tri nhận (Cognitive environment) cũng được hình thành. Lý luận về ngữ cảnh tri nhận ra đời đã mở ra một không gian mới và cách nhìn mới cho công tác nghiên cứu ngữ cảnh. Cùng với các học giả phương Tây, giới ngôn ngữ học Trung Quốc từ những năm 30 của thế kỷ trước cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề ngữ cảnh. Người đầu tiên đề cập đến ngữ cảnh ở Trung Quốc là Trần Vọng Đạo với cuốn sách nhan đề “Tu từ học phát phàm” (修 辞学发凡). Trong đó có một nội dung dành cho ngữ cảnh. Ông khẳng định, tu từ phải thích ứng với cảnh huống giao tiếp, đồng thời chỉ ra sáu nhân tố cấu thành cảnh huống, gồm 何故hà cố (nguyên cớ gì), 何事hà sự (sự việc gì), 何人hà nhân (ai/ người nào), 何地hà địa (nơi nào), 何时hà thời (lúc nào), 如何như hà (như thế nào) (陈望道,1976). Như vậy, sáu nhân tố tạo nên cảnh huống theo quan điểm của Trần Vọng Đạo đã bao quát cả đối tượng, không gian, thời gian, phương thức, có tác động đến quá trình giao tiếp. Vương Đức Xuân từ những năm 60 của thế kỷ trước cũng đã dành tâm sức cho nghiên cứu ngữ cảnh. Trước hết, ông xuất phát từ vấn đề hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ, từ đó phát triển vấn đề lên tầm cao và hình thành nên khái niệm hoàn cảnh lời nói, quy luật ngữ cảnh. Ông cho rằng, ngữ cảnh là do các nhân tố chủ quan và khách quan của quá trình giao tiếp ngôn ngữ tạo nên. Tiếp đó, Trương Chí Công (1982) trong cuốn “Hán ngữ hiện đại” của mình cũng đề cập đến vấn đề ngữ cảnh. Ông tách ngữ cảnh thành ngữ cảnh hiện thực, ngữ cảnh xã hội, thời đại và ngữ cảnh cá nhân. Riêng năm 1992, “Tập luận văn nghiên cứu ngữ cảnh” (语境研究论文集), Nhà xuất bản Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh và “Tập luận văn về tu từ học” (修 辞学论文集) của Hiệp hội Tu từ học Trung Quốc, Nhà xuất bản Đại học Hà Nam lần lượt ra đời, đều là những công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về ngữ cảnh. Năm 1999, tác giả Phùng Quảng Nghệ cho ra đời cuốn “Bàn về tính thích ứng của ngữ cảnh” (语境适 应论 ngữ cảnh thích ứng luận). Cuốn sách gồm năm chương, tập trung nghiên cứu chuyên sâu về tính thích ứng của ngữ cảnh từ những góc nhìn vĩ mô và vi mô. Trong đó, tác giả đã phân tích sâu các khía cạnh 5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v như chế độ chính trị xã hội, phương thức sống, hoàn cảnh kinh tế, bối cảnh thời đại, khu vực, môi trường văn hóa địa lý, tâm lý dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng là những vấn đề thuộc tầm vĩ mô cần phải thích ứng. Các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ pháp thuộc tầm vi mô cũng cần phải thích ứng. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến cả các yếu tố như tư thế, khoảng cách giao tiếp đều cần phải đảm bảo tính thích ứng, đồng thời chỉ ra các quy tắc thích ứng trong quá trình hợp tác giao tiếp giữa người nói và người nghe (冯广艺, 1999). Ngoài ra, còn phải kể đến “Luận ngữ cảnh” (论语境) của Thạch Vân Tôn, “Ngữ cảnh và ngữ nghĩa” (语境 与语义) của Thường Kính Vũ, “Ý nghĩa ngữ dụng và ngữ cảnh” (语用意义和语境) của Hà Triệu Hùng, “Tu từ và hoàn cảnh ngôn ngữ” (修辞与语言环境) do Diêu Điện Phương và Phan Triệu Minh đồng chủ biên, “Giao tiếp lời nói và ngữ cảnh” (言语交际和语境) của Triệu Đức Chu. Như vậy, vấn đề ngữ cảnh là một trong những tâm điểm của ngôn ngữ học và ngôn ngữ học giao tiếp, từ lâu đã được các học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trải qua lịch sử hơn 90 năm, nghiên cứu về ngữ cảnh đã đạt được những thành quả to lớn. Các công trình nghiên cứu mang tính kế thừa và phát triển. Từ trạng thái tĩnh, nghiên cứu về ngữ cảnh đã phát triển sang trạng thái động. Phần lớn các học giả tuy có những hướng phát triển khác nhau nhưng đều cho rằng, nhân tố cấu thành ngữ cảnh bao gồm hai phương diện: khách quan và chủ quan. Ngữ cảnh học tri nhận nhìn nhận ngữ cảnh từ góc nhìn mới, có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ học giao tiếp. Nghiên cứu về ngữ cảnh trong giao tiếp ngôn ngữ trên thế giới và ở Trung Quốc đã đạt được những thành quả to lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiên cứu về ngữ cảnh cho đến nay vẫn còn là một khoảng trống cần được lấp đầy. 2.2. Đặc trưng và vai trò của ngữ cảnh 2.2.1. Đặc trưng của ngữ cảnh Ngữ cảnh (context) là cách nói tắt của hoàn cảnh ngôn ngữ. Ngữ cảnh liên quan đến các lĩnh vực như ngôn ngữ học xã hội, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học và tu từ học của ngôn ngữ học hiện đại. Về khái niệm ngữ cảnh, các học giả tuy có những quan điểm và cách biểu đạt khác nhau, nhưng cũng có nhiều điểm nhất trí với nhau. Tác giả Trần Cung trong cuốn “Tu từ học tiếng Hán hiện đại”(现代汉语 修辞学)cho rằng: “Ngữ cảnh bao gồm môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và đoạn hoặc câu văn trên dưới. Phân tích ra thì ngữ cảnh có các nhân tố như: (1) môi trường có liên quan khi phát ngôn; (2) tận dụng những điều kiện thời gian, địa điểm; (3) tận dụng đặc điểm cảnh vật tự nhiên; (4) phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe/người đọc; (5) phù hợp với tình hình của người nghe và người đọc; (6) chú ý đến quan hệ giữa đoạn/câu văn trên dưới” “Từ điển tu từ ngữ pháp tiếng Hán”(汉语语法修辞 学)của Trương Địch Hoa và một số tác giả khác lại giải thích rằng: “Ngữ cảnh chỉ đoạn văn trên và dưới. Từ, đoản ngữ, câu đều có thể có ngữ cảnh Ngoài đoạn văn trên dưới ra, còn có ngữ cảnh nói, thậm chí bao gồm các bối cảnh có liên quan đến lời nói, như phong tục tập quán, tu dưỡng cá nhân, mục đích giao tiếp v.v” Vương Đức Xuân trong cuốn “Từ điển tu từ học”(修 辞学词典)cho rằng: “ Hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ gọi tắt là “ngữ cảnh”. Nhân tố khách quan của ngữ cảnh bao gồm thời gian, địa điểm, trường hợp, đối tượng v.v; nhân tố chủ quan gồm: vị thế, nghề nghiệp, tư tưởng, tu dưỡng, cảnh ngộ, tâm trạng v.v Những nhân tố này có ảnh hưởng và ràng buộc việc sử dụng ngôn ngữ.” Thịnh Hiểu Minh trong cuốn “Quy tắc lời nói và nền tảng tri thức” (话语规则与知识基础) cho rằng, yêu cầu mang tính hữu hiệu của hành vi giao tiếp gồm bốn loại hình “loại hình giao tiếp, loại hình xác nhận sự thực, loại hình biểu lộ và loại hình quy chế.” Vì vậy, cũng có bốn yêu cầu hữu hiệu tương ứng với bốn loại hình trên, gồm “tính chân thực của việc lĩnh hội, tính chân lý trong trần thuật, tính thành thật trong lời nói và tính hợp quy trong hành vi.” Lưu Hoán Huy trong cuốn “Giao tiếp học lời nói” (言语 交际学) dành một chương bàn về ngữ cảnh. Tác giả không coi chủ thể sử dụng ngôn ngữ là một trong những nhân tố cấu thành ngữ cảnh, với lý do “ảnh hưởng của nhân tố chủ thể và nhân tố ngữ cảnh đối với hoạt động lời nói và thành phẩm của nó, tức lời nói có sự khác biệt về chất”. Tuy nhiên, tác giả vẫn khẳng định, hoàn cảnh tạo nên lời nói không tách rời người tham gia giao tiếp. 6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Chúng tôi không nhất trí quan điểm của Lưu Hoán Huy ở điểm loại bỏ nhân tố chủ thể sử dụng ngôn ngữ ra khỏi ngữ cảnh. Bởi vì, những người có bối cảnh văn hóa khác nhau, năng lực tu dưỡng khác nhau, thuộc những nghề nghiệp khác nhau, và mục đích giao tiếp khác nhau thì hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau. Trong sáng tác văn học, chủ thể sử dụng ngôn ngữ chính là nhà văn, nhà thơ. Mỗi tác giả đều có những phong cách khác nhau. Người đọc tác phẩm cũng cần căn cứ vào nhân tố chủ thể sử dụng ngôn ngữ để lí giải và hiểu tư tưởng, nội dung của tác phẩm. Như trên đã tổng kết, thành quả nghiên cứu về ngữ cảnh không chỉ có những chuyên luận, mà còn thể hiện ở công tác biên soạn từ điển. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, ở Trung Quốc, ngoài phần lớn các loại từ điển về tu từ học ra, còn có một số từ điển khác như “Từ điển ngôn ngữ học giản minh” (简明语言学 词典) của Vương Kim Tranh, “Từ điển ngữ pháp học” (语法学词典) của Vương Duy Hiền, cũng có đề cập và đưa ra cách giải thích về ngữ cảnh. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngữ cảnh có liên quan nhiều đến tu từ học. Bởi lẽ, khi một phát ngôn được truyền đến người nghe hoặc người đọc, chủ thể phát ngôn phải căn cứ vào rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Thứ nhất, nó phải phù hợp với quan hệ logic giữa câu hoặc đoạn văn trên và dưới của phát ngôn. Thứ hai, nó phải phù hợp với đối tượng tiếp nhận phát ngôn cũng như trường hợp, mục đích, thời gian, không gian phát ngôn. Thứ ba, nó thể hiện năng lực tu dưỡng, trau dồi ngôn ngữ, văn hóa cũng như vị thế, nghề nghiệp, thái độ, cảnh ngộ, trạng thái tâm lý của người phát ngôn. Do đó, để đạt được hiệu quả giao tiếp, người nói hoặc viết trước khi đưa ra phát ngôn đều không thể tùy tiện, mà phải cân nhắc, lựa chọn ngôn từ, tổ hợp kiểu câu, thậm chí trong ngôn ngữ nói còn phải quan tâm đến cả ngữ điệu, ngữ khí, đúng như sách “Luận ngữ” có câu “tam tư nhi hậu ngôn chi” (suy nghĩ kỹ rồi mới nói). Mặt khác, người nhận ngôn để có thể lí giải đúng thông tin mà người nói hoặc viết truyền đạt cũng phải căn cứ vào các nhân tố chủ quan và khách quan. Từ đó đưa ra phương án phản hồi phù hợp, tạo ra mối tương tác giữa hai bên tham gia giao tiếp. Như vậy, giao tiếp ngôn ngữ không tách rời ngữ cảnh, điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất của “hoạt động ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội” (Ferdinand de Saussure, 1973). Trong bối cảnh hiện nay, ngôn ngữ học tri nhận ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm, ngữ cảnh tri nhận (cognitive context) cũng được đặt ra như một hướng mới trong nghiên cứu ngữ cảnh. Hứa Quỳ Hoa trong cuốn “Nghiên cứu thực tiễn về chức năng giải thích ngữ nghĩa ngữ cảnh tri nhận” (认知语境语义阐 释功能的实证研究), Nhà xuất bản Đại học Nhân dân Trung Hoa cho rằng, ngữ cảnh tri nhận là chỉ mạng lưới cấu trúc tri nhận đã được người ta mô hình hóa đối với một khái niệm nào đó dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Đó là kết quả của quá trình tri nhận hóa hoàn cảnh ngôn ngữ, tri nhận hóa cảnh huống, tri nhận hóa ngữ cảnh văn hóa. Ngữ cảnh tri nhận hội tụ đầy đủ các đặc điểm như tính văn hóa, tính khu vực, tính mơ hồ, trạng thái động (许葵花, 2007). Ngữ cảnh tri nhận có khả năng giải thích ngữ nghĩa rất cao. Nói cách khác, ngữ cảnh tri nhận là một quan điểm mới về ngữ cảnh, có những điểm khác biệt với quan điểm truyền thống về ngữ cảnh. Vì vậy, ngữ cảnh tri nhận được xem xét trên góc độ cấu trúc tâm lý. Trong quan hệ tương tác giữa đôi bên tham gia giao tiếp, để có thể hiểu đúng ý nghĩa của lời nói, người nhận ngôn phải hiểu được ngữ cảnh của mỗi một lời thoại. Ngữ cảnh tri nhận nhấn mạnh vai trò hoạt động tâm lý của con người khi lý giải thông tin mà người phát ngôn truyền đạt tới từ góc độ trạng thái động. Như vậy, trải qua quá trình tiến triển của ngôn ngữ học hiện đại, nghiên cứu ngữ cảnh được chuyển mình từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, nghĩa là ngữ cảnh được nhìn nhận trong mối quan hệ tương tác giữa người phát ngôn và người nhận ngôn. Trên cơ sở tiếp thu có phê phán ý kiến của các học giả đi trước, chúng tôi cho rằng, ngữ cảnh có thể chia làm hai loại. Thứ nhất, ngữ cảnh là đoạn hoặc câu văn trên dưới, thậm chí là vế trước và vế sau của một câu hoặc sự kết hợp các từ với nhau trong một đoản ngữ (đối với ngôn bản viết) và là chuỗi lời nói trước sau của của người phát ngôn trong trường hợp độc thoại và chuỗi lời nói trước sau trong tương quan giữa các bên tham gia giao tiếp khi hội thoại (đối với ngôn bản nói). Điều này càng phù hợp với ngôn ngữ Hán, một ngôn ngữ âm tiết tính mà chữ Hán là loại văn tự biểu ý có rất nhiều từ đồng âm, chữ đồng âm. Người ta phải căn cứ vào sự kết hợp đó để phân biệt chính xác các trường hợp đồng âm và lí giải đúng nghĩa của từ, câu và cả văn bản. Đó là cách hiểu theo nghĩa hẹp. Với nghĩa rộng, ngữ cảnh thể hiện ở: (1) các nhân tố chủ quan thuộc về người phát ngôn và các nhân tố 7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v khách quan thuộc về người nhận ngôn, bao gồm tuổi tác, giới tính, vị thế, nghề nghiệp, trạng thái tinh thần, năng lực trau dồi ngôn ngữ, bối cảnh văn hóa. Trong thời đại quốc tế hóa hiện nay, giao tiếp giao văn hóa ngày càng mở rộng, ngữ cảnh còn bao gồm cả tâm lý, văn hóa dân tộc của người tham gia giao tiếp; (2) các nhân tố thuộc môi trường xã hội như không gian xã hội trong giao tiếp và trường hợp giao tiếp; (3) địa điểm và thời gian xảy ra hoạt động giao tiếp (với cái gọi là môi trường trong ngữ cảnh, chúng tôi chỉ đề cập đến môi trường xã hội mà không coi môi trường tự nhiên là nhân tố hợp thành ngữ cảnh); (4) mục đích giao tiếp và quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp; (5) hành vi không lời của người tham gia giao tiếp, như cử chỉ, tư thế, dung mạo, khoảng cách giao tiếp. Với mỗi cuộc hội thoại, các bên tham gia giao tiếp cần phải căn cứ vào ngữ cảnh để lựa chọn hình thức ngôn ngữ cho phù hợp, nhằm giúp cho cuộc thoại được duy trì và diễn ra thuận lợi. Điều đó có nghĩa là, người tham gia giao tiếp cần phải “hòa nhập” vào cuộc thoại để đạt được sự hô ứng và tuân thủ nguyên tắc hợp tác trong giao tiếp. Trong thực tế giao tiếp, có khi một ngữ cảnh được cố định, xuyên suốt trong cả quá trình cuộc thoại diễn ra, song cũng có khi cùng một cuộc thoại, ngữ cảnh được thay đổi, chuyển hóa tùy thuộc vào việc thay đổi vai giao tiếp và sự thay đổi trạng thái tâm lý của người tham gia giao tiếp. Thí dụ, cuộc thoại của hai người mới tiếp xúc với nhau lần đầu, trải qua quá trình trao đổi, giao lưu tư tưởng, họ từ chỗ xa lạ mau chóng trở nên thân thiết, có tiếng nói chung, tâm lý thoải mái hơn, ngôn từ cũng từ chỗ trang trọng, dè dặt chuyển sang suồng sã hơn, tự nhiên hơn. Cách xưng hô cũng có thể thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của quan hệ giao tiếp. Căn cứ kết quả phân tích trên đây, chúng tôi đưa ra sơ đồ về ngữ cảnh như hình 1. 2.2.2. Vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp ngôn ngữ Trước hết, phải khẳng định rằng, ngữ cảnh có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát ngôn và nhận ngôn. Ngữ cảnh tạo điều kiện cho ngôn ngữ thực hiện chức năng quy chiếu. Về phía người phát ngôn, trong quá trình giao tiếp, trước hết phải căn cứ vào các nhân tố cấu thành ngữ cảnh để lựa chọn ngôn từ, kiểu câu, sử dụng ngữ khí phù hợp để có thể truyền đạt thông tin đến người nhận ngôn một cách hiệu quả nhất. Ca dao Việt Nam có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa/ liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đã thể hiện rõ nét vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp ngôn ngữ mà trước hết là hành vi phát ngôn. Trong trường hợp đôi bên tham gia giao tiếp có sự khác biệt về năng lực ngôn ngữ, vị thế xã hội, trạng thái tâm lý, bối cảnh văn hóa, thì người phát ngôn cần có những điều chỉnh ngôn từ cho phù hợp, nhằm đạt được sự thống nhất về quan hệ giao tiếp, tuân thủ nguyên tắc hợp tác trong giao tiếp. Đồng thời, người nhận ngôn cũng phải căn cứ vào các nhân tố ngữ cảnh để lý giải đúng thông tin mà người phát ngôn truyền đạt để đưa ra phương án đối đáp hợp lý, giúp cho cuộc thoại diễn ra một cách thuận lợi. Trong một ngữ cảnh nhất định, các đơn vị ngôn ngữ tham gia vào quá trình tổ hợp lời nói, thực hiện chức năng giao tiếp dù là từ, từ tổ, câu hay đơn vị cao hơn câu như đoạn văn cũng đều có quan hệ logic, ràng buộc lẫn nhau mà không thể tồn tại một cách độc lập được. Bởi vì, khi tách rời các đơn vị đó ra cũng có nghĩa là chúng đã không còn ngữ cảnh để tồn tại, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc lý giải thông tin, nhất là đối với những đơn vị nhỏ như từ hoặc từ tổ. Một nhà ngôn ngữ học đã nói, cho tôi một ngữ cảnh, tôi sẽ xác định được nghĩa của từ. Ngữ cảnh đã trở thành điều Hình 1. Sơ đồ về ngữ cảnh 8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ kiện cần và đủ để lý giải thông tin mà người nói hoặc viết truyền đạt tới người nghe hoặc đọc. Để đảm bảo cho văn bản nói hoặc viết có tính logic, giữa các câu, các đoạn cần chú ý đến các thành phần chuyển tiếp. Thành phần chuyển tiếp có thể là từ, câu, thậm chí là một đoạn nhỏ, đóng vai trò nối kết các đoạn văn trên và dưới cũng như nối kết lời thoại của người nói và người nghe, nhất là dẫn ra đoạn văn sau, gợi mở cho đối tượng giao tiếp tích cực tham gia vào cuộc thoại. Trong quan hệ xã hội, mỗi người đều có thể sắm nhiều vai giao tiếp khác nhau. Mặt khác, đôi bên tham gia giao tiếp có khi thuộc nhiều quan hệ khác nhau. Chẳng hạn, một sinh viên ưu tú sau khi tốt nghiệp được nhận công tác giảng dạy tại trường cũ của mình, quan hệ của cựu sinh viên đó với thầy cô đã từng dạy mình ở ngôi trường đó vừa là quan hệ đồng nghiệp, vừa là quan hệ thầy trò. Mặt khác, đôi bên giao tiếp có khi là quan hệ quyền thế, có khi là quan hệ liên nhân. Mục đích giao tiếp, trường hợp giao tiếp cũng khác nhau, có khi là giao tiếp chính thức, có khi là giao tiếp không chính thức. Vì vậy, khi bước vào cuộc thoại, người ta thường chọn cho mình một quan hệ giao tiếp có lợi nhất cho việc thực hiện mục đích giao tiếp. Chẳng hạn, giữa A và B vừa là quan hệ thân tộc, vừa là quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên, tùy vào từng tính chất và mục đích của cuộc thoại, họ có thể lựa chọn một trong hai quan hệ đó sao cho vai giao tiếp được chọn thuận lợi nhất đối với việc thực hiện mục đích giao tiếp. Quan hệ vai giao tiếp trong tiếng Hán và tiếng Việt thường được xác định bởi cách lựa chọn từ ngữ xưng hô, bao gồm tự xưng và đối xưng. Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, người ta phải áp dụng các chiến lược giao tiếp. Trong đó, việc tận dụng các yếu tố cấu thành ngữ cảnh là vô cùng quan trọng, giúp người tham gia giao tiếp phát huy được mặt mạnh trên các phương diện như vai trò, địa vị của người phát ngôn và người nhận ngôn, thời gian, không gian diễn ra hoạt động ngôn ngữ, mức độ chính thức hay không chính thức của cuộc thoại. Từ đó có được phương án làm cho lời nói của mình phù hợp với chủ đề của cuộc thoại cũng như phù hợp với ngữ vực trong môi trường giao tiếp. Người nhận ngôn cũng phải căn cứ vào ngữ cảnh để xác định đúng và lý giải chính xác ý nghĩa của thông tin mà người phát ngôn truyền đạt. Việc chuyển dịch thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia cũng cần phải gắn với ngữ cảnh. Trong những trường hợp việc biểu đạt giữa hai ngôn ngữ không có mối tương ứng hoàn toàn 1:1, càng cần phải căn cứ vào ngữ cảnh để tìm ra cách biểu đạt tương đương giữa ngôn ngữ đích với ngôn ngữ nguồn. Một ví dụ điển hình về sự chênh lệch trong cách sử dụng ngôn từ của tiếng Hán và tiếng Việt là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Nếu như trong tiếng Hán, ngôi thứ nhất 我ngã/我 们ngã môn và ngôi thứ hai 你nhĩ/你们nhĩ môn cùng với biến thể 您 biểu thị tôn xưng là rất phổ biến thì trong tiếng Việt, xưng hô bằng từ xưng hô thân tộc lại chiếm ưu thế vượt trội. Chính vì vậy, một khi tách rời ngữ cảnh, người dịch sẽ không thể chuyển dịch chính xác đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai từ tiếng Hán sang tiếng Việt một cách chính xác. Điển hình nhất là dịch kịch bản phim truyền hình Trung Quốc, dịch giả nhất thiết phải kết hợp nghe và nhìn mới có thể xác định đúng vai giao tiếp của từng nhân vật trong từng cuộc thoại để chuyển dịch chính xác đại từ nhân xưng. 3. NGỮ CẢNH TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, công tác dạy học ngoại ngữ ngày càng được coi trọng. Để có thể rút ngắn thời gian, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy được đặt lên hàng đầu. Dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp đã thể hiện được ưu thế của nó. Để có được môi trường giao tiếp, nhất là giao tiếp ngôn ngữ trong giờ học trên lớp, người dạy phải đóng vai trò là người tổ chức và người học là nhân vật trung tâm. Thông qua quá trình nghiên cứu bài giảng, người dạy phải thực sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc thiết kế các tình huống giao tiếp khác nhau xoay quanh nội dung chủ đề của mỗi bài học. Hình thức thể hiện gồm độc thoại, đối thoại, hội thoại. Để có được những “màn kịch” tự nhiên, sát thực cho người học vận dụng các kiến thức ngôn ngữ vừa được tích lũy, thực hành giao tiếp một cách có hiệu quả, người dạy hơn ai hết phải nắm được đặc điểm, vai trò, nhất là các yếu tố cấu thành ngữ cảnh và căn cứ vào đó, vận dụng một cách sáng tạo, đưa ra các tình huống giao tiếp khác nhau, giúp người học có thể sắm nhiều vai giao tiếp xoay quanh một chủ đề. Tình huống giao tiếp chính là sự thể hiện sinh động của ngữ cảnh giao tiếp, giúp người học đặt mình vào những vai giao tiếp khác nhau, với những mục đích giao tiếp khác nhau, vận dụng ngôn từ vào từng 9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v ngôn cảnh để truyền đạt và lý giải thông tin, thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Giai đoạn đầu, với người mới tiếp xúc với ngoại ngữ, trong giáo trình ngoại ngữ sơ cấp nói chung và giáo trình tiếng Trung Quốc nói riêng, các bài hội thoại thường có chú thích đôi điều về quan hệ giữa người nói và người nghe, không gian diễn ra hoạt động ngôn ngữ, mục đích của hành động. Những thông tin này chính là sự giới thiệu ngắn gọn nhất về ngữ cảnh của cuộc thoại diễn ra ở phía sau. Ví dụ, bài khóa bài 47 giáo trình Hán ngữ Tập II quyển hạ, nguyên bản của Dương Ký Châu, Nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh, trước đoạn hội thoại thứ nhất có chú thích Mary và Mike đến trung tâm hội nghị tìm một người bạn(玛丽和麦克到会议中心去找一个朋 友)hay đoạn thoại thứ hai bài khóa bài 50 có mấy chữ trên máy bay(在飞机上). Những nội dung chú thích ấy tuy đơn giản, nhưng nó có tác dụng rất lớn đối với việc dẫn dắt triển khai nội dung cuộc thoại ở phía sau. Đồng thời giúp người học từng bước nhận thức được vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn từ trong cuộc thoại. Người dạy cần hướng đạo cho người học từ chỗ nắm được mối liên hệ giữa lời chú thích hay đúng hơn là lời dẫn thoại trong bài khóa đến chỗ mô phỏng để chuyển sang các cảnh huống giao tiếp khác. Trong phần lớn giáo trình, các bài học đều thiết kế tranh minh họa và một hệ thống bài tập đa dạng, nhất là bài tập về diễn đạt nói và viết, yếu tố ngữ cảnh được các tác giả biên soạn giáo trình hết sức quan tâm. Các bài luyện tập đó đều gắn với cảnh huống giao tiếp, đoạn/câu văn trên dưới. Đặc biệt là trong mỗi bức tranh đều là một không gian không lời, tạo điều kiện cho người dạy tận dụng nó để đưa ra các yêu cầu cho người học thực hành miêu tả tranh dưới những góc nhìn khác nhau, vai giao tiếp khác nhau. Người học thông qua quan sát, trừu tượng hóa bức tranh và biến nội dung của nó từ không lời thành có lời. Điều đó vừa có tác dụng vận dụng các yếu tố ngữ cảnh vào thực tiễn thực hành giao tiếp ngôn ngữ, vừa có tác dụng trau dồi năng lực quan sát, phát hiện vấn đề, năng lực thẩm mỹ và tư duy liên tưởng cho người học. Bên cạnh việc khai thác nội dung và hình thức của mỗi bài học trong giáo trình, người dạy còn có một không gian sáng tạo rất lớn, đó là tổ chức trò chơi, tạo ra không gian giao tiếp với sự tham gia của các nhân tố chủ quan và khách quan để người học có thể luân phiên sắm các vai giao tiếp khác nhau, thực hiện các hành vi trao lời, đáp lời và tương tác, có tác dụng thúc đẩy ba vận động đặc trưng của hội thoại. Trong đó, hai vận động đầu do từng bên tham gia giao tiếp thực hiện, nhằm phối hợp với nhau tạo thành vận động thứ ba. Trong điều kiện thiết bị dạy học ở các trường ngày càng hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học ngày càng phổ biến. Nhờ đó, các thiết bị nghe nhìn được phát huy tác dụng. Trong quá trình soạn giáo án điện tử, người dạy thông qua thiết kế tranh ảnh, hình họa tạo cảnh huống giao tiếp cho người học. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa, đi thực tế xã hội,đều có tác dụng tạo cho người học hoàn cảnh giao tiếp ngôn ngữ. Ngay cả khâu thuật lại bài khóa cũng cần được thực hiện một cách linh hoạt qua các vai trần thuật khác nhau, như dùng lời của bản thân người trần thuật, hoặc dùng lời của một trong các thành viên tham gia hội thoại đã xuất hiện trong bài khóa. Tất cả những thao tác đó trong tổ chức dạy học cần được vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, tạo ra cảnh huống giao tiếp càng đa dạng, phong phú, giúp cho người học luôn có cảm giác mới mẻ. Hứng thú cũng được liên tục hình thành và đi từ cao trào này đến cao trào khác, khiến cho giờ học có sức cuốn hút, đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, trong quá trình thiết kế đề thi, nhất là hình thức tự luận, người thực hiện cũng cần dày công cho đề thi nói và viết có được một cảnh huống rõ ràng, tạo điều kiện cho người học có thể đặt mình vào cảnh huống giao tiếp đó để triển khai nội dung đúng hướng, nâng cao chất lượng bài thi. 4. KẾT LUẬN Ngữ cảnh là vấn đề hạt nhân trong giao tiếp ngôn ngữ. Ngữ cảnh cũng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Vấn đề ngữ cảnh từ lâu đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu ngôn ngữ. Hướng nghiên cứu ngữ cảnh đã tiến triển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Ngữ cảnh tri nhận là một thuật ngữ mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học giao tiếp hiện nay. Các nhân tố hợp thành ngữ cảnh bao gồm đoạn văn trên dưới, lời thoại trước sau, kết hợp với các nhân tố chủ quan và khách quan tham gia và tác động đến quá trình truyền đạt thông tin, lý giải thông tin. Nghiên cứu ngữ cảnh có giá trị ứng dụng thiết thực trong việc 10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ nâng cao hiệu quả giao tiếp, gắn kết con người với con người trong quan hệ xã hội và ứng dụng vào dạy học ngoại ngữ cũng như dịch thuật. Để cải thiện chất lượng dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, việc vận dụng kiến thức ngữ cảnh và ngữ cảnh học vào quá trình thiết kế cảnh huống giao tiếp, đưa người học vào môi trường thực hành giao tiếp ngôn ngữ là vô cùng quan trọng, khiến cho hoạt động dạy học ngoại ngữ trở nên sinh động, thiết thực, gắn lý luận ngôn ngữ với thực tiễn sử dụng ngôn ngữ./. Tài liệu tham khảo: 1. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. 陈弓(1993), 现代汉语修辞学,河北教育出版 社。 3. 陈望道(1976), 修辞学发凡,上海人民出版 社。 4. 冯广艺(1999), 语境适应论,湖北教育出版 社。 5. 刘焕辉(2001), 言语交际学,江西教育出版 社。 6. 盛晓明(2000), 话语规则与知识基础,学林出 版社。 7. 王德春(1987), 修辞学词典,浙江教育出版 社。 8. 许葵花(2007), 认知语境语义阐释功能的实证 研究,人民大学出版社。 9. 张涤华等人(1988), 汉语语法修辞词典,安徽 教育出版社。 CONTEXT AND ITS ROLE IN TEACHING FOREIGN LANGUAGES PHAM NGOC HAM Abtract: Context is one of the components that have an enormous influence over the process of communicating, and is used to discover the meaning of a word and information that the speaker conveys to the receipient, and this issue has received numerous attention from researchers ever since. These days, context is researched in terms of recognition and being put in active status. Studying context has considerable application especially in teaching foreign language. In this article, we would like to summarize the history of studying context. Then we display the elements forming context and roles in communicating and teaching foreign language. Key words: teaching foreign langugae , context, role. 11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v TS. ĐOÀN THỤC ANH1; ThS. NGUYỄN TUẤN ANH2 1, 2 Học viện Khoa học Quân sự ✉ doanthucanhk12@gmail.com Ngày nhận: 28/12/2016; Ngày hoàn thiện: 10 /01/2017; Ngày duyệt đăng: 26/01/2017 Phản biện khoa học: PGS.TS. DƯƠNG QUỐC CƯỜNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước Nga là đất nước trải dài trên cả khu vực châu Âu và châu Á. Dân tộc Nga mang đậm bản sắc của nền văn hóa Đông-Tây. Nhắc tới nước Nga là nhắc tới sự bí ẩn và không giải thích được của tâm hồn Nga. “Nước Nga - đó là câu hỏi hóc búa vẫn còn là bí mật bên trong điều bí ẩn” (Скальковский К.,1993). Vậy nước Nga là phương Đông hay phương Tây? Câu hỏi này hàm ý không chỉ về vị trí địa lý của Nga mà còn về tâm tính dân tộc Nga. Cái gì nổi trội hơn ở trong con người họ: phong cách Tây Âu hay Đông Âu? Nói đến tính cách Nga là nói tới những phẩm chất tốt đẹp, tuy nhiên trong đó nổi bật lên tính chất mâu thuẫn lên tới cực điểm. Có thể tìm thấy minh chứng cho nhận định trên trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, cũng như các công trình nghiên cứu về địa lý, tâm lý. Đặc biệt, dưới góc nhìn của ngôn ngữ, mà cụ thể là qua hệ thống từ vựng, thành ngữ, tục ngữ Nga, sự mâu thuẫn trong tính cách được khắc họa một cách sinh động và rõ nét. CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ THỂ HIỆN TÍNH CHẤT MÂU THUẪN TRONG TÍNH CÁCH NGA TÓM TẮT Nói đến tính cách Nga là nói tới những phẩm chất rất tốt đẹp, nhưng cũng chứa đựng thái cực ngược lại và điều đó tạo nên tính chất mâu thuẫn lên tới cực điểm trong tính cách Nga. Có thể tìm thấy minh chứng cho nhận định trên trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, cũng như các công trình nghiên cứu về địa lý, tâm lý. Đặc biệt, dưới góc nhìn của ngôn ngữ, mà cụ thể là qua hệ thống từ vựng, thành ngữ, tục ngữ Nga, tính chất mâu thuẫn trong tính cách được khắc họa một cách sinh động và rõ nét. Bài báo này đề cập đến các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga. Từ khóa: bản sắc riêng biệt, mâu thuẫn, văn hóa, tính cách Nga, thành ngữ, tục ngữ. 2. NỘI DUNG 2.1. Các yếu tố hình thành nên sự mâu thuẫn trong tính cách Nga 2.1.1. Yếu tố không gian Khi nghiên cứu nét độc đáo của hiện tượng tự nhiên nước Nga, cụ thể là yếu tố không gian, có thể nhận thấy rõ nét nếp nghĩ, cách tư duy của người Nga. Nhà văn N.V.Gogol trong tác phẩm “Отрывок из Истории Малороссии” (Đoạn trích từ lịch sử của Tiểu Nga) (Tập 1, quyển 1, chương 1, năm 1834) đã viết rằng, tính cách dân tộc phụ thuộc trực tiếp vào dáng đất. Nước Nga trải dài trên khoảng không bao la, bất tận với những cánh rừng, đầm lầy.... “Đất” trong kho tàng thành ngữ Nga khắc hoạ không gian bao la, rộng lớn, cũng như diễn tả khoảng cách xa vời vợi giữa “trời” và “đất” (bên cạnh yếu tố “đất” thường có “trời” đi kèm): как небо и земля (như trời và đất), как небо от земли (như đất với trời), различаться как небо и земля (nghĩa đen: khác nhau như trời và đất) – nghĩa thành ngữ: “khác nhau 12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ một trời một vực”, далёк как небо и земля (cách xa như trời và đất). Chính sự rộng lớn, sự mênh mông, sự bất tận của không gian Nga đã đặt dấu ấn lên tính cách của người Nga. Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Nga có nhiều từ có nguồn gốc cấu tạo từ các từ chỉ địa lý. Chúng thuộc nhóm từ vựng không có tương đương, có nghĩa là sẽ không có ở những ngôn ngữ khác và bởi vậy không thể dịch được mà chỉ hiểu được nhờ bình luận hoặc tường giải nghĩa. Trong nhóm từ này có từ “тоска” (nỗi buồn) và “подвиг” (chiến công). Từ “nỗi buồn” – ban đầu là từ chỉ sự chật chội, thiếu không gian, cũng như không có khả năng đi lại và di chuyển. Người Nga khao khát được thay đổi vị trí và chiếm lĩnh những cảm xúc mới. Nếu thiếu điều này người Nga sẽ cảm thấy buồn chán và bị dằn vặt. Còn từ gốc của từ “chiến công” là từ “chuyển động”. Trong các từ điển và sách chỉ dẫn thì từ “chiến công” được hiểu là hành động anh hùng, hành động cao cả, tuy nhiên nghĩa khởi nguyên của từ này là hành động trong khi chuyển động vượt qua khoảng không gian, cũng như những nỗ lực được thực hiện nhờ có sự chuyển động hoặc nhằm mục đích dịch chuyển, chuyển động một cái gì đó cố định. Người Nga khao khát ôm trọn khung cảnh rộng lớn của các hiện tượng và cả quá trình chuyển biến của nó. Bởi vậy, trong các thành ngữ Nga động từ biểu thị hành động và sự tích cực hoá của cá nhân trong những tình huống phức tạp của đời sống sinh hoạt thường ngày đóng một vai trò quan trọng. Có một số lượng lớn các thành ngữ chứa động từ biểu thị chuyển động trong hệ thống thành ngữ tiếng Nga: облететь как молния (bay như chớp), разлететься как сон (bay tứ tung như giấc ngủ).... Ngôn từ hoa mĩ của N.V.Gogol trong tác phẩm “Отрывок из Истории Малороссии” (Đoạn trích từ lịch sử của Tiểu Nga): “Có người Nga nào lại không thích những chuyến đi tốc hành nhỉ?!” cũng khắc họa tình yêu đối với tốc độ chuyển động của người Nga gắn với sự khát khao vượt qua khoảng không gian và cảm nhận được không gian vô tận. Sự rộng lớn của không gian bình nguyên đã tác động một cách đặc biệt lên tính cách dân tộc Nga. Theo N.A. Bergiaev thì “sự vô tận của khoảng không nơi cư trú có tác động mang tính chất đầy mâu thuẫn lên người Nga” (Бердяев Н.А. 1990, tr. 61).Trong đặc điểm tư duy của người Nga luôn có thiên hướng của người Châu Âu, nhưng song song với nó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của phần Châu Á còn lại. Điều đó cũng có nghĩa là vai trò của tư duy Á đông đã tạo nên nét văn hoá đặc biệt của người Nga – người dân sống ở đất nước nằm giữa hai châu lục Á-Âu.Tính cách Nga có “cấu trúc” khác với người Tây Âu. Chịu ảnh hưởng của yếu tố không gian nên người Nga không tính toán chi ly, không tiết kiệm thời gian và không gian, không mạnh mẽ, quyết liệt và thực dụng như người Tây Âu. Quen với việc phải trải qua khoảng không rộng lớn, người Nga có một thái độ rất đặc biệt với thời gian: Không quý trọng, không tiết kiệm, không tuân thủ quy tắc là thuộc tính của người dân châu Âu “chính xác – là lịch sự của các bậc đế vương”. Khi khởi hành lên đường, người Nga luôn hình dung một cách tường tận xem khi nào mình sẽ trở về đến nơi và thậm chí còn thái quá tới mức không tin tưởng rằng mình sẽ làm được điều này. Và bài hát dân ca Nga nổi tiếng “Степь да степь кругом” (Bốn bề là thảo nguyên và thảo nguyên) (nói về cái chết của người đánh xe ngựa – người bị chết cóng trên thảo nguyên rậm rạp) là câu chuyện hoàn toàn có thật. Có thể viện dẫn ra đây lời của X.P. Sevưriev (1806-1864) – nhà thơ, nhà phê bình, nhà sử học và lý luận văn học: “Nói chung người Nga không phải là các nhà toán học. Lúc thì chúng ta vội vã, lúc thì chậm chạp, mà không thấy bước đều bao giờ cả” (Скальковский К., 1993, tr.18). Khi nói về vẻ đẹp và khoảng không rộng lớn của nước Nga, nhà sử học I.A. Ilin trong cuốn sách: “Историческая судьба и будущее России” (Số phận lịch sử và tương lai của nước Nga) chia sẻ: “Người Nga rất tài năng, họ có thể tạo nên điều kỳ diệu từ đôi bàn tay trắng. Nhưng tất cả diễn ra như tự phát, bất ngờ và dễ dàng, chính vì vậy mà cũng dễ vứt bỏ và dễ đi vào quên lãng. Người Nga không đánh giá được tài năng của mình, phung phí tài sản của mình, không thích căng thẳng: say mê và quên lãng, cày ruộng và bỏ bễ, để chặt một cây thì làm chết năm cây. Và đất của anh ta là đất của Chúa, và rừng cũng là của Chúa, mà Chúa thì có nghĩa là chẳng là cái gì cả. Vẻ đẹp và không gian rộng lớn của nước Nga đã dạy cho chúng ta cách ngắm nhìn thế giới và cảm thụ vẻ đẹp của thế giới. Cũng chính nhờ điều này mà tâm hồn chúng ta trở nên mềm mại hơn, dịu dàng hơn, sâu sắc và bay bổng hơn; cũng chính nhờ vậy tâm hồn dạy cho chúng ta tự thấy mình, thấy thế giới nội tâm bên trong và tất cả những điều được ẩn chứa trong nó. Nhưng ở đây cũng ẩn chứa điều rất nguy hiểm đó là chính vì suy tưởng thái quá thì tâm hồn sẽ trở nên mơ mộng, lười nhác, thiếu ý chí, lười lao động” (Ильин И.А., 1992, tr. 9). 2.1.2. Yếu tố khí hậu Nghiên cứu chi tiết quy luật thiên nhiên, đặc biệt là hiện tượng khí hậu, có thể hiểu được cả tính quy luật trong thái độ ứng xử và tính cách con người. Nước Nga nằm ở trung tâm lục địa Á-Âu, ở đồng bằng, 13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v không được biển cũng như núi che chở cả ở phía tây và phía đông để chống lại sự xâm nhập quân sự từ Bắc Á và Tây Âu. Diện tích rộng lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng tạo nên kiểu khí hậu đặc biệt ở Nga - khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt khiến hiện tượng băng giá và tuyết thường xuyên xuất hiện trong các thành ngữ so sánh Nga: белый как снег (trắng như tuyết); растаять как снег (tan như tuyết); свалиться как снег на голову (nghĩa đen: đổ xuống như tuyết trút xuống đầu; nghĩa thành ngữ: bất thình lình, đánh đùn một cái); холодный как лёд (lạnh như băng). Cũng chính vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt mà người Nga hình thành nên tâm lý chống chọi với khó khăn, quyết tâm vượt qua mọi trở ngại và bằng lao động, bằng trí tuệ, người Nga đã xây dựng nhà nước hùng cường với nền công nghiệp vững mạnh. Dân tộc Nga có khả năng chịu đựng ở mức độ cao những khó khăn, mất mát và đau khổ. Theo K.G. Iund, người Nga thuộc tuýp người có giác quan nhạy cảm và có tâm lý hướng nội. Không phải ngẫu nhiên mà khái niệm mang tính chất nền tảng của người Nga là “душа” (tâm hồn). Từ này xuất hiện nhiều trong các thành ngữ, tục ngữ và ngạn ngữ Nga. Ngoài ra, khác với từ “истина” (chân lý) mang tính khách quan và lý tính, người Nga dùng từ “правда” (sự thật) (Юнг К.Г. , 1992, tr. 123). Người Nga có tâm lý đánh giá theo cảm tính. Nói đơn giản hơn thì người Nga có khả năng dự báo đặc biệt và tri giác cuộc sống bằng tình cảm. Người Nga thường có những đợt cao trào và thoái trào về cảm xúc tâm hồn - điều này có nguyên nhân do sự thay đổi của các mùa trong năm. Cảm xúc của họ thường chế ngự lý trí và niềm đam mê, sự ngẫu hứng được đặt cao hơn lợi ích vật chất. Người Nga thường  đa sầu, chậm chạp hơn người Tây Âu, do người Nga phải bảo tồn và tích lũy năng lượng của mình - nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc đấu tranh chống cái lạnh. Điều này được giải thích bởi số lượng lớn các động từ biểu thị trạng thái thể chất và tinh thần của con người trong hệ thống thành ngữ Nga như: влюбляться как кошка (yêu thương như con mèo); рыдать как над покойником (khóc nức nở như khóc người quá cố). Một trong những nét quan trọng nhất của tính cách Nga được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhận định là cảm xúc cao trào cách mạng, đỉnh cao anh hùng, sự sẵn sàng lập chiến công, khả năng huy động sức mạnh vào giây phút xác định. Đặc điểm này được quy định bởi tính chu kỳ trong nếp sống của người Nga, được hình thành dưới sự ảnh hưởng của mùa đông kéo dài và sự cần thiết thu hoạch nhanh chóng mùa màng. Trong một khoảng thời gian khá dài người Nga tích lũy hoặc tiết kiệm năng lượng, cố gắng không gắng sức một cách lãng phí, ít quan tâm tới những việc đang diễn ra và vào khoảng thời gian đó như một chú gấu ngủ đông: nhu cầu đối với chất lượng cuộc sống xuống thấp đến mức tối thiểu, người Nga hài lòng với những điều nhỏ nhặt và tránh thất thoát. Người nước ngoài nếu nhìn thấy người Nga trong giai đoạn này sẽ kết luận ngay rằng họ lười biếng, thờ ơ, lơ là, biết chịu đựng và có bản chất nô lệ. Nhưng sự thụ động, ít tích cực chỉ diễn ra theo giai đoạn với thời gian kéo dài khác nhau: ở phạm vi đất nước - được tính hàng năm, hàng thiên niên kỷ, trong khuôn khổ gia đình - hàng tuần, hàng tháng. Tuy nhiên, sau thời điểm này sẽ là giai đoạn người Nga chuyển sang “chế độ lập chiến công”. Cái cớ cho những hành động tích cực có thể là chiến tranh, cách mạng, công nghiệp hóa, xây dựng chủ nghĩa cộng sản, chinh phục lãnh thổ mới. Trong những giai đoạn này người Nga thể hiện những nét tính cách tốt đẹp nhất: chủ nghĩa anh hùng mang tính chất đại chúng, sự hy sinh, tình đồng chí, đồng đội, tình yêu lao động, sự cần mẫn, tố chất lãnh đạo.... Người Nga cũng được coi là những nhà lãnh đạo điển hình trong những tình huống khẩn cấp. Chính người Nga tự tạo ra cho mình những khó khăn để rồi sau đó vượt qua tất cả một cách anh hùng ví như có thể thực hiện kế hoạch của một tháng ở tuần cuối cùng. Có thể dẫn ra thành ngữ để minh họa cho nhận định này: «Русские долго запрягают, но быстро ездят» (Người Nga lên dây cương lâu nhưng đi rất nhanh). Tính chất khắc nghiệt của khí hậu Nga đã ảnh hưởng mạnh đến tư duy dân tộc Nga. Sinh sống trên lãnh thổ nơi mùa đông kéo dài đến gần nửa năm, người Nga đã tạo cho mình nhiều nét tính cách đặc trưng. Sự độc đáo của thiên nhiên - từ khoảng không, từ việc cách xa biển, xa sông, khí hậu, thổ nhưỡng và thực vật đã hình thành ở người Nga cả niềm say mê, cả tính trực quan, cả sự mất cân bằng, cả khát vọng tự do, cả thói quen lười biếng, cả tình đoàn kết anh em.... Các nét tính cách được coi là mặt trái phải kể tới như sự vô tư thái quá, sự lười biếng và tính mơ mộng cũng như thói say xỉn ở một mức độ nào đó có nguyên nhân từ khí hậu. Khi thời tiết nửa năm không có mặt trời, thì người Nga chỉ muốn được sưởi ấm và không muốn làm việc. Trong những điều kiện nhất định người Nga biết tập trung vào ý tưởng của mình và phớt lờ khí hậu. Rất nhiều chiến công vĩ đại là lời khẳng định cho nhận định trên. Tính vô tư của người Nga gắn liền với chế độ nông nô, người Nga dựa vào 14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ yếu tố “họa may” căn cứ vào hai nguyên nhân: sự hi vọng vào địa chủ, vào Sa hoàng và “vùng canh tác đầy mạo hiểm”, có nghĩa là trông mong vào sự đỏng đảnh và sự bất thường của điều kiện khí hậu. Sự mâu thuẫn trong tính cách Nga “có nguyên nhân là do khoảng không trải dài của bình nguyên và khí hậu khắc nghiệt vì chính điều kiện tự nhiên này đã hình thành nên sự rộng rãi, hào hiệp và cởi mở của tâm hồn Nga, cũng như hình thành nên tâm lý chống chọi để vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, những khoảng không bao la, rộng lớn (gồm những cánh đồng, đống tuyết, những cánh rừng rậm rạp) cũng là tác nhân đè nén tâm hồn con người” (Вьюнов Ю.А. ,1998. tr. 153). 2.1.3. Yếu tố lịch sử Tính cách dân tộc và số phận của đất nước gắn bó chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng tới nhau trên suốt con đường lịch sử. Tục ngữ Nga có câu: “Посеешь характер, пожнешь судьбу” (Gieo tính cách, gặt số phận). Tính cách dân tộc không phải là cái bất biến. Tính cách có thể thay đổi mặc dù diễn ra chậm chạp. Chúng xuất phát từ lịch sử, từ các điều kiện chính trị- xã hội và thay đổi cùng năm tháng. Các nhà tâm lý học, nhân chủng học, dân tộc học dựa trên những dữ liệu cụ thể đã chứng minh rằng nhận thức con người thay đổi theo lịch sử. Từ những năm 30 của thế kỷ XX luận điểm về tính chất lịch sử của tâm lý con người đã được các nhà tâm lý học chứng minh. Những nét đặc trưng của tâm lý dân tộc là sản phẩm của các điều kiện lịch sử và chịu sự ảnh hưởng của văn hóa. Sự độc đáo trong tính cách được hình thành bởi lịch sử đất nước: từ việc phân bố dân cư trên bình nguyên rộng lớn, cuộc đấu tranh với dân du mục; cuộc đấu tranh với Hy lạp, với người Tácta, đấu tranh với giặc ngoại xâm, cuộc đấu tranh với Ba Lan và Litva, cuộc xâm lược của Napoleon. Cuộc đấu tranh giành sự sống trong các điều kiện khó khăn đã hình thành ở người Nga nhiều phẩm chất tốt đẹp như sự tháo vát, mưu trí, sự phát triển toàn diện năng lực, trí tuệ, sự năng động, kiên định, khả năng chịu đựng, sự mạnh mẽ, cứng rắn. G.G.Spet đã nhấn mạnh: “Chính lịch sử tạo ra định hướng vật chất của xúc cảm tâm hồn loài người, lịch sử thiết lập các mốc biểu thị con đường của tâm hồn” (Cадохин А.П. , 2007, tr. 67). N.A. Berdiaev – nhà triết học Nga thế kỷ 20 cho rằng, điều cốt lõi nhất trong tính cách của người Nga là sự mâu thuẫn: Sự mâu thuẫn trong tâm hồn Nga xuất phát từ lịch sử và địa lý của đất nước, từ sự đấu tranh thường trực trong hiện tại giữa quá khứ và tương lai, có nguồn gốc từ vị trí địa lý của lãnh thổ là nằm ở điểm trung gian giữa phương Đông và phương Tây (Бердяев Н.А. ,1990, tr.51). Trong công trình lịch sử-văn hóa ”Русская идея” (Tư tưởng Nga) N.A.Berdiaev, khi diễn giải các hiện tượng khác nhau của văn hóa Nga, cũng như giải thích sự mâu thuẫn và phức tạp của tâm hồn Nga, đã khẳng định rằng: “Ở Nga diễn ra sự tác động lẫn nhau của hai dòng lịch sử thế giới là Phương Đông và Phương Tây. Dân tộc Nga không hoàn toàn là dân tộc mang đặc trưng của châu Âu và cũng không hoàn toàn là người châu Á. Nước Nga là một phần trọn vẹn của cả thế giới là khu vực Đông-Tây khổng lồ, là nơi liên kết hai thế giới. Và trong tâm hồn Nga luôn luôn có sự đấu tranh của hai nguồn cội là Đông và Tây”. Nhà tư tưởng Nga kiệt xuất khác sống ở ranh giới giữa thế kỷ 19 và 20, người đặt nền móng cho chủ nghĩa Mác ở Nga - G.V. Plexanov đã diễn tả sự xung đột giữa phương Đông và phương Tây trong nền văn hóa Nga. Theo quan điểm của ông thì ở Nga diễn ra hai quá trình song song nhau nhưng theo hướng ngược chiều: một mặt là Âu hóa tầng lớp xã hội chiếm số lượng nhỏ có trình độ văn hóa cao, mặt khác làm sâu thêm “phương thức sản xuất theo kiểu châu Á” và “tăng cường chế độ chuyên chế phương Đông” của đại bộ phận người dân Nga có vị thế và trình độ văn hóa thấp hơn và bộ phận dân cư này tiếp tục thay đổi “theo hướng đối lập – tức là theo hướng phương Đông” (Cадохин А.П., 2007, tr. 49). Như vậy theo G.V. Plexanov, đặc điểm về vị trí địa lý phía Đông và Tây của người Nga không chỉ liên kết hai thế giới như quan điểm của N. Bergiaev, mà còn phân chia hai thế giới ra, làm tách biệt và mâu thuẫn. Ông nhấn mạnh: “Văn hóa Nga được hình thành theo quy luật lịch sử như sự cân bằng phức hợpcủa sức mạnh tích hợp cũng như khu biệt những xu hướng đối lập trong sự tồn tại về mặt lịch sử-dân tộc Nga” (Cадохин А.П.,2007, tr. 97). 2.1.4. Yếu tố tôn giáo Rất nhiều các nét đặc trưng trong tính cách Nga gắn liền với tôn giáo. Đức tin và đặc điểm của chính thống giáo tác động lớn tới nếp sống của người Nga, đến thế giới quan của người Nga và thái độ của họ đối với thế giới và những người xung quanh. Tính cách dân tộc được hình thành từ niềm tin tôn giáo. Niềm tin đem lại cho con người mong ước hoàn thiện mình. Niềm tin luôn hướng tới những điều cao cả và đầy lạc quan: niềm tin vào sự bất tử của tâm hồn, niềm tin mãnh liệt vào khả năng và sự cần thiết gắn kết con người với Chúa. Niềm tin củng cố những phẩm chất tốt đẹp và hạn chế những dục vọng tầm thường 15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v của con người. Gắn liền với đạo chính thống giáo là khái niệm nhẫn nhịn của người Nga. Dân gian Nga có câu: “Sự nhẫn nhịn – sự hài lòng cho Chúa, sự khai sáng cho trí tuệ, sự cứu rỗi cho tâm hồn, sự cầu phúc cho ngôi nhà và sự an ủi cho con người”. Sự nhẫn nhịn – được hiểu theo nghĩa tích cực. Sự nhẫn nhịn – đó là sự trái ngược với lòng tự hào và nổi loạn, đó là sự cứu vớt tâm hồn con người. Gắn với tư tưởng nhẫn nhịn là truyền thống tha thứ tuyệt vời của người Nga. Vào ngày chủ nhật cuối cùng trước tuần đại trai mang tên là “Прощенное воскресенье” (Ngày chủ nhật tha thứ), khi chuẩn bị cho sự thử thách về tâm hồn và thể chất bằng tuần chay, người Nga hoàn toàn rửa sạch tâm hồn mình, trút bỏ khỏi lương tâm những dằn vặt và suy nghĩ khổ sở, nặng nề. Để làm được điều này thì người Nga một mặt phải tha thứ cho người và mặt khác phải tha thứ cho chính mình. Có lẽ gắn liền với tư tưởng nhẫn nhịn như phẩm hạnh tự nhiên quan trọng nhất là sự tương phản rõ nét trong tính cách của dân tộc Nga. Các nét tính cách trái ngược nhau tạo nên sự tương phản này. Sự mâu thuẫn trong tính cách thì dân tộc nào cũng có, tuy nhiên ở người Nga thì đôi khi lại lên tới đỉnh điểm. Niềm say mê, sự mãnh liệt, sự hoang dã, sự rộng rãi và quy mô, “cái đầu dữ dội” khi gắn kết với chính thống giáo, cùng với sự cần thiết thường xuyên kìm nén bản tính của mình, đã dẫn đến sự xuất hiện trong tính cách dân tộc những nét tính cách mâu thuẫn lên tới đỉnh cao và loại trừ nhau: sự nghi ngờ và ngây thơ, niềm say mê và sự thụ động.Người Nga có phẩm chất kỳ lạ là tự hạ mình và phủ nhận chính mình, hạ thấp giá trị riêng của họ. Người nước ngoài không thể hiểu vì sao dân tộc có nền văn hóa và văn học phong phú đến vậy, sinh sống trên lãnh thổ rộng lớn đầy tài nguyên, của cải, lại tìm cách từ chối mình. Nhưng điều này là do các quy tắc của đạo chính thống: “Sự hạ thấp còn hơn niềm tự hào”. Theo như đức tin của tín đồ chính thống giáo thì niềm tự hào thái quá được coi là tội lỗi chết người giết chết linh hồn bất tử (<http:// www.marketologi.ru/publikatsii/stati/zagadochnaja- russkaja-dusha-natsionalnyjj-kharakter-russkikh-i- osobennosti-obshhenija/>). 2.2. Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện sự mâu thuẫn và thái quá trong tính cách Người Nga thường dao động giữa cái thiện và cái ác, thường nhanh chóng và bất ngờ đi từ thái cực này sang thái cực khác. Tính cách mâu thuẫn của dân tộc Nga được thể hiện ở chỗ người Nga vừa nhân hậu, vừa độc ác; vừa lịch sự vừa quỷ quyệt; họ yêu tự do nhưng thích sự chuyên chế; thể hiện không chỉ sự sùng mộ đối với tôn giáo mà cả sự không sùng kính chúa; họ không chỉ công bằng mà còn là những kẻ tham lam. Nhà triết học, nhà xã luận Nga N.A.Bergiaev đã nói: “ tính cách của dân tộc Nga rất thái quá” (Бердяев Н.А., 1990, tr.65). Như nhà văn Ph.M. Doxtoevxki trong tác phẩm “Преступление и наказание” (Tội ác và sự trừng phạt) (phần 6, chương 4, năm 1866) đã nói: “Người Nga nói chung là những người rộng rãi, rộng rãi như vùng đất họ sinh sống và quá thiên về hoang tưởng”. Người Nga có khả năng quan sát, óc lý luận và thực tế, mưu trí thiên bẩm, khả năng phát minh và tính sáng tạo. Người Nga làm giàu cho thế giới bởi những thành tựu văn hóa vĩ đại. Dân tộc Nga đánh giá cao lao động: “Счастье и труд рядом живут” (Hạnh phúc và lao động song hành cùng nhau), “Без труда не вытащишь и рыбку из пруда”(Có công mài sắt có ngày nên kim), “Золото познается в огне, а человек в труде” (Lửa thử vàng, gian nan thử sức), “Талант без труда не стоит и гроша” (Tài năng không có lao động không đáng giá một xu). Trong kho tàng tục ngữ Nga có nhiều đơn vị phê phán những kẻ lười biếng, đồng thời ngợi ca tình yêu lao động: “Долго спать, с долгом встать” (Ngủ nhiều, dậy muộn), “Кто поздно встаёт, у того хлеба недостаёт” (Ai dậy muộn, người ấy không có bánh mì); “Кто рано встаёт, тому бог даёт” (Ai dậy sớm, người ấy sẽ được chúa ban tặng). Tuy vậy, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của người Nga là những nét tính cách tiêu cực, mà trước tiên phải nói tới là sự lười biếng. Đó dường như là mặt trái của tình yêu lao động, mặt trái của sức mạnh của ý chí, trí tuệ, mơ ước đạt tới sự hoàn thiện, nhạy cảm với những khiếm khuyết của mình và của người khác. Trong những điều kiện nhất định người Nga có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào một cách tự nguyện và chính xác. Tuy nhiên, sức ỳ trong con người vẫn hiện hữu: инертный как тюлень (ỳ như con hải cẩu).... Sự chăm chỉ, tình yêu lao động của người Nga luôn song hành cùng sự lười biếng: ленивый как тюлень (lười như con hải cẩu), “Сидеть на печке, плевать в потолок” (Ngồi trên lò sưởi, khạc nhổ lên trần) “Летний день за зимнюю неделю” (Một ngày mùa hè cho cả tuần mùa đông), “Летом день год кормит” (Một ngày hè nuôi sống cả năm). Trong tâm hồn Nga ngự trị rất nhiều những giá trị tốt đẹp đặc trưng cũng như những thiếu sót, nhược điểm, trong đó có “cả sự lười nhác, sự vô tư quá mức, thiếu sáng kiến và thiếu tinh thần trách nhiệm” (Бердяев Н.А.,1990, tr.61). Sự vô tư thái quá và sự nông nổi, nhẹ dạ được thể hiện 16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ qua sự xuất hiện của các từ trong hệ thống từ vựng: “авось” (may ra/họa may/có thể), “небось” (chắc là/có lẽ là/có thể là), “ничего” (không hề gì/không sao cả), “да ладно” (được rồi/thôi được), “чёрт с ним!” (mặc kệ nó/mặc xác nó). Sự đánh giá theo cảm tính của người Nga được thể hiện qua nhận định sau: “Chúng ta yêu hay thù ghét việc không phải căn cứ vào công việc mà vào người làm việc đó” (Вьюнов Ю.А., 1998, tr.8). Người Nga thường hành động theo nguyên tắc: “Или всё, или ничего” (Hoặc là tất cả hoặc không là gì cả) (Скальковский К.,1993, tr. 53). Sự lười biếng còn đi kèm với thói quen uống rượu và say xỉn: “Не пить, так на свете не жить” (Không uống rượu – có nghĩa là không sống ở trên đời); “Без вина и развлечений жизнь глупа - в том нет сомнений” (Thiếu rượu và giải trí thì cuộc sống trở nên ngu ngốc - điều này không chút nghi ngờ); Пить зимой от холода, летом - от жары (Mùa đông uống vì cái lạnh, mùa hè - vì cái nóng). Tình yêu tự do là thuộc tính cơ bản của dân tộc Nga. Lịch sử nước Nga - là câu chuyện dài về cuộc đấu tranh của nhân dân Nga giành tự do và độc lập. Đối với dân tộc Nga sự tự do cao quý hơn tất cả. Từ “воля” (ý chí/ý nguyện/tự do) được hiểu như sự độc lập, tự do trong việc thể hiện tình cảm và trong việc thực hiện hành động. Có thể kể ra đây các tục ngữ khắc họa khát vọng tự do của người Nga: “Хоть тяжёлая доля, да всё своя воля” (Mặc dù vận mệnh nặng nề, nhưng tất cả là ý chí của mình), “Своя воля дороже всего” (Ý chí của mình quý giá hơn tất cả), “Вольность всего дороже” (Sự tự do quý hơn tất cả), “Своя рука владыка” (Bàn tay mình là chúa tể). Với bản tính yêu chuộng tự do, dân tộc Nga nhiều lần chiến thắng quân xâm lược và đạt được thành công lớn trong việc xây dựng hòa bình. Có một số lượng lớn tục ngữ diễn tả các phẩm chất của chiến binh Nga: “Лучше смерть в бою, чем позор в строю” (Thà chết trong trận chiến hơn là ô nhục trong hàng ngũ),   “Либо полковник, либо покойник» (Hoặc là đại tá, hoặc là người đã chết). Các tính nét tính cách đặc trưng của dân tộc Nga - đó là lòng tốt, sự nhân văn, thiên hướng sám hối, sự chân thành và mềm mại của tâm hồn. Nhiều thành ngữ, tục ngữ minh họa cho phẩm chất trên: “Доброму бог помогает” (Chúa giúp người tốt bụng) “Делать добро спеши” (Hãy vội vã làm điều thiện), “Доброе дело и в воде не тает” (Việc tốt không tan trong nước). Bên cạnh những nét tính cách tích cực được dùng để mô tả con người, còn có những từ chỉ mặt trái của tính cách Nga. Thường thì nhược điểm là sự tiếp nối của ưu điểm. Chính điều này đã tạo nên sự mâu thuẫn trong tính cách người Nga. Trong cùng một con người “trái tính trái nết” luôn tồn tại những nét tính cách đối lập nhau, cùng tồn tại cả cái thiện lẫn cái ác. Nghiên cứu lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của người Nga, có thể nhận thấy: bên cạnh bản năng hướng thiện của người Nga, trong con người còn tồn tại cả cái ác: “Trong quá khứ xa xôi của nước Nga, sự độc ác được thể hiện qua những hiện tượng như bạo loạn, nội chiến. Sự độc ác hiện diện trong đời sống thường ngày qua hành động đánh đập vợ con của người chủ gia đình. Ở nước Nga cuối thế kỷ 19 các gia đình nông dân, tiểu thị dân và nhà buôn chịu sự áp đặt gia trưởng, chuyên quyền của các ông chồng. Vị trí của người vợ: Chồng nói gì thì chăm chú tiếp thu, sợ hãi lắng nghe và thực hiện theo lời chỉ bảo” (Скальковский К.,1993, tr. 55). Lòng tốt như một thuộc tính cơ bản của người Nga cũng có mặt trái của nó: Lòng tốt xui khiến con người lừa dối để giữ gìn hòa hiếu – điều này được thể hiện qua cách nói: “Ложь  во  спасение” (Nói dối có lợi cho người bị lừa dối); “Người Matxcơva gieo hạt lúa mạch đen, nhưng sống bằng lừa dối” (Скальковский К.,1993, tr.8). Nhà thơ, nhà phê bình văn học Nga M. Dmitriev cho rằng: “Người Nga mặc dù quỷ quyệt nhưng lại thích người ta đối xử công bằng với mình. Trong con người có sự mâu thuẫn kỳ lạ: sẵn sàng lừa dối nhưng lại đòi hỏi sự công bằng cho mình” (Вьюнов Ю.А.,1998, tr.12). Trong số những nhược điểm của người Nga phải kể tới tính “vô tổ chức”, “vô kỷ luật”, “thiếu chính xác” và “thiếu yếu tố duy lý”. “Người Nga thay đổi tình cảm và sở thích rất đột ngột, không giải quyết công việc một cách triệt để, khả năng kinh doanh và quản lý kém” (Вьюнов Ю.А.,1998, tr.17). Sự mâu thuẫn, thất thường của người Nga được ví như thời tiết: переменчивый как погода - thay đổi như thời tiết, непостоянныйкакпогода - thất thường như thời tiết. Sự kiên nhẫn, ý chí kiên định, lòng dũng cảm cũng là một trong những nét tiêu biểu nhất đã trở thành huyền thoại của dân tộc Nga. Người Nga có sự kiện nhẫn vô hạn, khả năng chịu đựng gian khổ và mất mát một cách kỳ lạ. Trong nền văn hóa Nga, sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng đau khổ - là khả năng tồn tại, khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh, là cơ sở của nhân cách: “Терпение – лучше спасенья” (Sự kiên nhẫn – tốt hơn sự cứu rỗi); “Век живи, век надейся” (Sống một thế kỷ, hy vọng một thế kỷ); “Час терпеть, а век жить” (Chịu đựng một giờ - sống một thế kỷ). Dân tộc Nga kiên cường, dũng cảm: “Удача – спутник смелого” (May mắn – là người bạn đường của sự dũng cảm); “Волков бояться – в лес не ходить” (Sợ con sói - không vào rừng)... Những tục ngữ trên cho thấy 17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v dân tộc Nga đánh giá cao sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh ngược lại, người Nga thường thụ động chờ đợi sự thay đổi và hy vọng vào số phận mà không tìm ra các biện pháp giải quyết tháo gỡ: Бог даст день, Бог  даст и пищу (Chúa cho ngày mới, Chúa sẽ cho cả thức ăn). Sau đây là những dòng suy nghĩ của người Nga đánh giá về chính dân tộc mình: “ dân tộc Nga rất kiên trì và có khả năng chịu đựng đến cực điểm; nhưng sau đó có thể mất tự chủ. Điều này làm chúng ta nhớ đến lời của Puskin: “Xin đừng để chúa trông thấy cuộc nổi loạn của người Nga – sự nổi loạn thật vô nghĩa và nhẫn tâm!” (Скальковский К.,1993, tr. 55). Nhà thơ N.Ph. Serbina cũng nhận định: “Chúng ta nói theo kiểu châu Âu và hành động thì theo kiểu châu Á” (Вьюнов Ю.А.,1998, tr.14). Người Nga được biết đến vì lòng hiếu khách, sự hào phóng và cởi mở của tâm hồn: “Хоть не богат, а гостям рад” (Mặc dù không giàu có, nhưng mừng vui đón khách); “Гость на порог – счастье в дом” (Khách tới ngưỡng cửa - hạnh phúc vào nhà). Người Nga đón khách ở ngưỡng cửa nhà mình. Tục mời khách bánh mì và muối có từ lâu đời và vẫn được gìn giữ tới ngày nay. Bánh mì và muối – vừa là lời chào, vừa là sự thể hiện thái độ thân mật, vừa là lời chúc những điều tốt đẹp, vừa là sự thịnh vượng: “Хлеб-соль кушай, а добрых людей слушай” (Hãy ăn bánh mì-muối, và hãy nghe người tốt). Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong tính cách được thể hiện ở chỗ người Nga không thích những vị khách không mời mà tới, trong mắt họ: “Незваный гость хуже татарина” (Khách không mời tồi tệ hơn cả giặc Tác ta); “Званый - гость , а незваный - пёс” (Người được mời là khách, còn không được mời mà đến là con chó). Nét tính cách nổi bật của người Nga là lòng khoan dung, sự độ lượng, biết hiểu người khác, nhạy cảm với trạng thái tinh thần của người khác, coi trọng tình đoàn kết và tinh thần tập thể. Khả năng hiểu và tiếp nhận, hòa nhập với các dân tộc khác cho phép người Nga tạo dựng đế chế lớn mạnh lạ thường trong lịch sử. Người Nga quan niệm: “За добро добром платят” (Lòng tốt được trả bởi lòng tốt). Theo V.M. Soloviev “Sự thống nhất các dân tộclà tính toàn dân, có nghĩa là sự tác động lẫn nhau và sự đoàn kết của từng mảnh đời tự lập và trọn vẹn của mỗi người. Những thuộc tính của người Nga như sự nhân văn, lòng tốt, sự quảng đại với các dân tộc khác, sự hy sinh, lòng vị tha được bắt nguồn từ những thuộc tính xã hội mang tính chất sâu sa hơn như chủ nghĩa quốc tế, sự tôn trọng con người, tôn trọng các phong tục và nền văn hóa của các dân tộc khác: “Близкий сосед лучше дальней родни” (Bán anh em xa mua láng giềng gần) (Соловьев В.М., 2001, tr.120). Có thể kể ra đây rất nhiều các thành ngữ, tục ngữ chứa các phẩm chất trên: “Один за всех, все за одного” (Một người vì mọi người, mọi người vì một người); “Чем больше хвороста, тем выше пламя” (Cành cây khô càng nhiều thì ngọn lửa càng cao). Mặc dù vậy, tinh thần quốc tế cộng sản, tinh thần đoàn kết cao cả cũng có mặt trái của nó, đó là tư tưởng cào bằng, ỷ lại: “быть как все” (Giống như tất cả mọi người). Tính cách của người Nga có sự mâu thuẫn và thái quá khi chuyển từ thái cực này sang thái cực khác: từ sự phục tùng tới sự bạo loạn, từ sự thụ động tới sự quá ráng sức, từ sự thường lệ tới chủ nghĩa anh hùng, từ sự xây dựng tới sự phá hủy, từ sự tằn tiện tới sự hoang phí. Một khoảng trống rộng giữa các cực tạo ra phổ rộng của các nét đặc trưng tính cách và khả năng sáng tạo, như Viện sỹ Đ.X. Likhachep đã nhận định:  “Sự rộng rãi và sự phân cực trong tính cách của người Nga chứng tỏ điều gì? Trước tiên – điều đó chứng tỏ cho khả năng phong phú ẩn chứa trong tính cách Nga,, về khả năng bạo loạn chống lại bạo loạn, về tính tổ chức chống lại tính vô tổ chức, về việc bất ngờ thể hiện điều tốt chống lại cái xấu” (< ru/51_5.htm>, tr. 6). Bài thơ của nhà thơ A.K.Tonxtoi là lời minh chứng sống động cho sự thái quá trong tính cách Nga: Коль любить, так без рассудку, Коль грозить, так не на шутку, Коль ругнуть, так сгоряча, Коль рубнуть, так уж сплеча! Коли спорить, так уж смело, Коль карать, так уж за дело, Коль простить, так всей душой, Коли пир, так пир горой! (Nếu yêu, thì yêu đến mất lý trí, Nếu đe dọa, thì không phải trò đùa, Nếu thề, thì xốc nổi, Nếu nói thẳng, thì nói toạc móng heo! Nếu tranh luận, thì rất mạnh dạn, Nếu trừng trị, thì trừng trị một cách đích đáng, Nếu tha thứ, thì bằng tất cả tấm lòng. Nếu có tiệc, thì yến tiệc linh đình) (Dịch nghĩa: Tác giả) 18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Như vậy, qua thơ ca, qua âm nhạc, qua ngôn từ, qua thành ngữ, tục ngữ, nét đặc trưng trong tính cách Nga được lột tả một cách chân thực và rõ nét. 3. KẾT LUẬN Qua nhận định của các học giả, chính khách, nhà văn, nhà thơ đương đại và đặc biệt là qua kho tàng văn học dân gian, hình ảnh người Nga được khắc họa như sự kết hợp đan xen giữa các nét tính cách đối lập, tương phản. Trong con người luôn tồn tại sự phóng khoáng, sự dũng mãnh, hào hiệp, hiếu khách, yêu tự do đi liền với thói lãng phí, phóng đãng, vô tâm, thiếu kỷ luật, mơ mộng, lười nhác, thiếu ý chí, lười lao động. Sự mâu thuẫn, sự thái quá trong tính cách Nga dưới góc nhìn của hệ thống ngôn ngữ được đánh giá là sản phẩm tổng hợp của bốn nhân tố chính - không gian, khí hậu, lịch sử và tôn giáo. Trong cùng một con người “trái tính trái nết” luôn tồn tại những nét tính cách đối lập nhau, cùng tồn tại cả cái thiện lẫn cái ác, tuy nhiên vượt lên trên tất cả vẫn là những phẩm chất tuyệt vời: người Nga say mê và tuyệt vọng, có thể làm những điều bất ngờ nhất, biết yêu mạnh mẽ và đồng thời cũng biết căm thù tột độ, cảm xúc cao trào cách mạng, sẵn sàng lập chiến công, khả năng huy động sức mạnh vào giây phút xác định./. Tài liệu tham khảo: 1. Аксючиц В.В. О русском характере: Русский антиномизм - . 2. Бердяев Н.А. (1990), Судьба России. - М. 3. Вьюнов Ю.А. (1998), Русские штрихи к портрету. Учебное пособие, изд-во ИКАР, М. 4. Загадочная русская душа  (национальный характер русских и особенности общения) - <http:// www.marketologi.ru/publikatsii/stati/zagadochnaja- russkaja-dusha-natsionalnyjj-kharakter-russkikh-i- osobennosti-obshhenija/>. 5. Ильин И.А. (1992), Историческая судьба и будущее России. Статьи 1948-1954 годов; В 2 томах. ; Изд-во: М.: Рарог. 6. Cадохин А.П. (2007), Культурология. Теория и история культуры. Учебное пособие. Москва, Эксмо. 7. Соловьев В.М. (2001), “Тайны русской души”. М. 8. Сергеева А.В. (2005), Русские: стереотипы поведения, традиции, ментальность. Изд. 3-е, изд- во Флинта и Наука, М. 9. Скальковский К. (1993), Русские о русских. Мнения русских о самих себе, изд-во Петро-Риф, Санкт-Петербург. 10. Юнг К.Г. (1992), Об отношении аналитической психологии к поэтикохудожественному творчеству // Феномен духа в исскустве и науке, М. LINGUISTIC ELEMENTS REPRESENTING THE CONTRADICTION IN THE RUSSIAN CHARACTERISTICS DOAN THUC ANH NGUYEN TUAN ANH Abstract: The Russian identity is well-known for various good characteristics, but it is also featured by extremely bad evils, which has created the profound contradiction in the Russian identity. The profound contradiction in the character of the Russian people is found in literature and art as well as is mentioned by pundits in their geographical and psychological studies. From a linguistic perspective, the multi-nuance character of the Russian people is depicted clearly in Russian vocabulary, idioms and proverbs. The article aims to analyze linguistic factors that deeply reflect the profound contradiction in the Russian identity or more concretely the multi- nuance character of the Russian people. Keywords: multi-nuance character, contradiction, culture, Russian identity, idioms, proverbs. 19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v PROBLÉMATIQUE Le FOS - “Français sur Objectifs Spécifiques” - est une branche de la didactique du FLE (Français Langue Etrangère) qui vise un public spécifique constitué de professionnels ou d’universitaires qui apprennent le français pour le pratiquer dans leur propre domaine. Ce public doit acquérir un capital culturel et langagier qui est des savoirs, savoir-faire et savoir-être pour faire face aux situations auxquelles ils seront confrontés dans leur vie universitaire ou professionnelle. En général, l’enseignement du FOS se développe rapidement et est de plus en plus important, varié à l’époque de la mobilité des universitaires et des professionnels. Dans les établissements au Vietnam, l’enseignement du FOS se limite à certains publics TS. ĐỖ THỊ THU GIANG1 1 Đại học Ngoại thương ✉ thugiang.fr@ftu.edu.vn Ngày nhận: 05/01/2016; Ngày hoàn thiện: 20/01/2017; Ngày duyệt đăng: 26/01/2017 Phản biện khoa học: TS. HOÀNG VĂN TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP THEO MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT TÓM TẮT Giảng dạy tiếng Pháp theo mục tiêu chuyên biệt (viết tắt là FOS trong tiếng Pháp) - một bộ phận của Lý luận giảng dạy tiếng Pháp nói chung, nhằm vào đối tượng là nguời học hoặc nguời đi làm cần học tiếng Pháp để giao tiếp trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Việc giảng dạy phân môn này ngày càng có vai trò quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự di chuyển về không gian để du học và làm việc. Để đáp ứng tốt nhu cầu người học, việc giảng dạy cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề phương pháp luận, chúng tôi xin trình bày những nguyên tắc cơ bản của phương pháp giảng dạy tiếng Pháp theo mục tiêu chuyên biệt với mong muốn sẽ dựa vào lý luận để tổ chức hiệu quả hoạt động dạy và học phân môn này – một hoạt động trên thực tế vẫn còn những hạn chế trong các cơ sở đạo tạo đại học ở Việt Nam. Từ khoá: giảng dạy, phương pháp luận, tiếng Pháp theo mục tiêu chuyên biệt, FOS. spécifiques tels que des médecins dans les hôpitaux qui devront travailler avec des spécialistes venant de France, des professeurs de spécialité souhaitant poursuivre des études ou travailler dans un pays francophone, des étudiants se préparant à étudier en France ou notamment des étudiants francophones de différentes filières universitaires. Dans les universités vietnamiennes où le français est enseigné, le FOS est bien intégré dans les programmes de formation. Dans notre établissement – Ecole supérieure de Commerce extérieur (ESCE), le français commercial est enseigné aux étudiants francophones en économie et il joue un rôle très important car il prépare nos étudiants à leur insertion professionnelle plus tard. Or, cet enseignement à visée spécifique, selon notre observation, connaît encore des lacunes. Il convient donc de faire le point sur la méthodologie 20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY du FOS avec ses propres règles et principes à tenir en compte. Ce rappel serait nécessaire pour bien organiser l’enseignement du FOS au Vietnam en général et dans notre filière de commerce extérieur en particulier à la lueur de la méthodologie du FOS. 1. Historique Le FOS a connu de différentes étapes de développement dans son évolution. Il commence son histoire dans les années vingt du XXe siècle où est né le Français militaire avec un manuel du français militaire (en 1927) destiné aux soldats non- francophones combattant dans l’armée française. Dans les annies soixante et soixante-dix, la nouvelle politique linguistique du gouvernement français a fait naître le Français scientifique et technique en France, le Français instrumental en Amérique latine, ou le français fonctionnel qui est, “un français qui sert à quelque chose par rapport à l’élève” (Porcher, 1976). Le Français sur Objectifs Spécifiques (FOS), adopté à la fin des années 80, est calqué sur l’expression anglaise “English for Special Purposes” (ESP), lancée par Hutchinson T. et Waters A.. Le FOS est marqué par sa centration sur l’apprenant qui est avant tout le point de départ de toutes ses activités pédagogiques. La méthodologie principale du FOS est basée sur certains aspects: des publics, spécialistes non en français mais en leur domaine professionnel ou universitaire, veulent apprendre du français dans un temps limité pour réaliser un objectif précis, d’où l’expression “objectifs spécifiques”. Le FOS couvre tous les domaines comme: le français militaire, le français des affaires, le français juridique, le français médical, le français scientifique Dans les pratiques de l’enseignement, on entend parler aussi du Français de Spécialité qui mettait l’accent sur une spécialité ou sur une branche d’activité professionnelle. En revanche, le terme FOS peut couvrir toutes les situations, que celles-ci soient ancrées ou non dans une spécialité (Mangiante, Parpette, 2004). Depuis 2006, en raison de l’émergence de demandes d’amélioration des compétences en français des professionnels, des institutions de formation de langue proposent des diplômes en Français Langue Professionnelle (FLP), vêtu d’une double exigence en formation  : formation en français et formation professionnelle (Mourlhon-Dallies, 2008). Parallèlement avec le FLP, le Français à visée professionnelle est également une nouvelle appellation du module de français inscrit dans la logique de FOS consistant à faire acquérir des compétences communes à différents secteurs d’activités et relatives à la communication dans le monde professionnel. Enfin, un autre concept a vu le jour dans le monde des didacticiens : Le Français sur Objectifs Universitaires (FOU). Il s’agit d’une variation du FOS qui sert à préparer des étudiants étrangers à suivre des études dans des pays francophones. En somme, le FOS a connu une évolution de ses fonctions et ses approches méthodologiques mais il est toujours lié à une spécialisation dans l’enseignement du français, basée essentiellement sur les besoins spécifiques en communication. 2. Différentes approches du FOS L’enseignement du FOS, faisant partie du FLE, a connu, le long des années, presque la même histoire que les approches des langues étrangères. En effet, l’évolution dans les méthodes d’enseignement des langues exerce des implications importantes sur les façons d’aborder le FOS. F. Thyrion et J. Binon (2007) distinguent ses différentes approches: La première approche est le découpage domanial. Cette organisation s’impose tout naturellement dans l’enseignement du FOS. Ainsi, le champ de l’économie est découpé par exemple en 3 sous-domaines qui pourraient inspirer la conception d’un manuel d’économie composé de 3 chapitres ou d’activités correspondants: L’entreprise, Le commerce et Les finances. Cette approche thématique permet de faire bénéficier l’apprenant de la redondance qu’offre l’intertextualité, tout en réactivant le vocabulaire. Maîtriser un domaine, d’après G. Kahn et Eurin, cités par F. Thyrion et J. Binon (2007), c’est maîtriser les mots qui y circulent. Et l’enseignement du FOS s’avère difficile si l’enseignant n’est pas un spécialiste du domaine concerné ou si on maîtrise mal les concepts de spécialité. Donc, le lexique spécialisé est fondamental dans le FOS. L’approche notionnelle-fonctionnelle, inaugurée par un niveau-seuil “renvoie à un principe d’organisation des programmes d’apprentissage des langues 21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v vivantes pour des adultes, où la priorité est donnée à la valeur communicative des éléments du langage plutôt qu’à leur valeur grammaticale et formelle. L’analyse des besoins permet de déterminer ce qui est nécessaire aux apprenants en termes de fonctions du langage et d’actes de parole, et les notions générales et spécifiques que l’apprenant devrait maîtriser” (Cuq et al., 2003), cités par F. Thyrion et J. Binon (2007). L’approche discursive, de sa part, représente un grand intérêt pour l’enseignement du FOS. En effet, celui-ci s’est aussi centré sur la phrase et le lexique (selon la méthode traditionnelle du FLE) jusqu’au milieu des années 70. Mais on a constaté qu’un dictionnaire bilingue spécialisé ne suffisait pas. Les difficultés dans l’enseignement du FOS n’avaient pas été seulement lexicales. Ces obstacles étaient donc d’un autre ordre, celui du discours, détecté par certains spécialistes. Ceux-ci, confrontés aux publics du FOS, ont trouvé dans la description des discours le moyen de faire repérer les éléments linguistiques privilégiés par un domaine particulier. Cela permet de déterminer des genres et types de textes pour mieux les introduire dans un cours, et de mieux appréhender le fonctionnement d’un domaine de spécialité au travers des discours qui y sont produits. L’approche interculturelle qui est intervenue dans les années 70 a modifié en profondeur la manière d’enseigner des langues étrangères et a exercé aussi des implications non négligeables sur le FOS. Son principe de base, c’est que tous les comportements et les façons de parler sont imprégnés de “culture”, et qu’apprendre une langue étrangère, c’est apprendre à s’approprier une culture, apprendre à vivre, à “fonctionner” dans la culture étrangère. Il importe donc dans l’enseignement du FOS qu’on repère la dimension culturelle dans les situations de communication spécialisée. L’approche actionnelle, qui n’est pas particulière au FOS, prend tout son sens avec un public professionnel. Cette approche veut que l’enseignement- apprentissage pour les publics à objectifs spécifiques ne soit plus tourné vers la langue mais vers la réalisation d’actes de paroles, vers l’accomplissement de tâches ou de projets. Selon le CECR, Cadre Européen Commun de Référence pour les langues (2001), une tâche est définie comme « toute visée actionnelle que l’acteur se représente comme devant parvenir à un résultat donné en fonction d’un problème à résoudre, d’une obligation à remplir, d’un but qu’on s’est fixé ». Dans ce contexte, la maîtrise et le respect des codes propres à un milieu professionnel sont fondamentaux et déterminent l’efficacité des tâches réalisées. En conclusion, chaque approche du FOS met l’accent sur un aspect précis de l’enseignement: lexical, discursif, interculturel ou actionnel. Une combinaison à bon dosage de toutes ces approches en fonction des situations pédagogiques s’avère pertinente pour enseigner efficacement le FOS. 3. Elaboration des programmes FOS La méthodologie de l’enseignement du FOS réside essentiellement dans les principes à tenir en compte dans l’élaboration des programmes spécifiques. Celle-ci est une opération importante parce qu’elle matérialise et concrétise l’objectif et les tâches à remplir dans l’enseignement. La conception des programmes FOS comprend des étapes et principes méthodologiques connus comme classiques: identification de la demande de formation, analyse du public, analyse des besoins, recueil de données authentiques sur le terrain, analyse des données en collaboration avec les acteurs du terrain ou les enseignants de la spécialité, mise en place d’une méthodologie, autonomisation des apprenants, évaluation. Nous allons faire le point sur les grands principes ou étapes de l’élaboration des programmes FOS. 3.1. Identification de la demande de formation et analyse du public Il arrive souvent qu’un organisme, une entreprise ou une institution «  commande  » à un établissement d’enseignement une formation ou un stage précis, avec un objectif préfixé à atteindre. Il reste donc à l’établissement d’enseignement d’identifier cette demande de formation pour prévoir un programme approprié aux besoins du public. Les principes généraux devront être pris en compte face à une demande de formation. Selon Carras (2007), les premières questions à se poser dans cette première étape sont du type  : La demande est-elle précise  ? Le public est-il clairement identifié  ? Le public est-il homogène ? Ses objectifs correspondent-ils à ceux de l’employeur/demandeur? L’objectif fixé par le demandeur paraît-il réalisable compte tenu du temps accordé à la formation ? 22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY On ne pourra répondre de façon pertinente à ces questions que quand on procède à l’analyse précise du public et de ses besoins. Suite à l’identification de la demande de formation, l’analyse du public consiste à s’informer sur la formation des apprenants, leurs acquis, leurs besoins, leurs attentes, leurs priorités, leur manière d’apprendre le français, leur culture, leur environnement dans une approche interculturelle. En bref, l’identification de la demande de formation et l’analyse du public doivent être menées en premier temps lors de l’élaboration d’un programme FOS et la mise en place de ce programme nécessite l’étude sérieuse des conditions dans lesquelles il s’effectue. 3.2. Analyse des besoins L’analyse des besoins consiste à collecter les informations concernant les situations cibles où les apprenants seront invités à communiquer en langue- cible. Dans un premier temps, le concepteur des cours de FOS peut analyser des besoins grâce à sa réflexion personnelle, appuyée sur ses expériences antérieures ou ses connaissances sur le domaine concerné. Cette approche peut être appliquée pour les situations de communication assez courantes que l’enseignant a vécues. Pourtant, face à une demande particulière qui touche un domaine peu famillier, voire inconnu pour lui, l’enseignant peut avoir un contact avec le milieu où se déroule l’activité ou avec l’organisme demandeur pour se renseigner sur les besoins langagiers des apprenants. De façon concrète, le formateur aura à répondre aux questions suivantes lors de l’analyse des besoins  : Avec qui l’apprenant parlera-il le français ? dans quel contexte ?  ; Qu’aura-t-il à dire ? à écouter ? à comprendre ? à lire ? à écrire ? Quelles tâches devra-t-il accomplir qui impliquent l’utilisation de la langue française ? Ainsi, le formateur devra acquérir des connaissances multiples à savoir : - le contexte général de la communication  : De quel milieu s’agit-il  ? De quel secteur d’activité  ? A quelle catégorie d’activité a-t-on affaire  (achat et vente, comptabilité) ? - le rôle et le statut de la communication : S’agit-il d’une communication d’égal à égal ? de supérieur à inférieur ? - les modalités des contacts  : communiquer en face à face ? en groupes ? s’exprimer seul face à un public ? animer/participer à une réunion, une conférence  ? écouter des cours ? - les réseaux de communication utilisés  : face à face, téléphone, courrier, etc. - les registres de langue en priorité: familier, soutenu, académique - le code en priorité : écrit ou oral ? Pour recenser les situations de communication professionnelle, Carras (2007) propose d’établir un questionnaire d’analyse des besoins. Les référentiels de compétence d’un domaine professionnel peuvent servir d’outils pour l’élaboration du questionnaire. Nous prenons l’exemple d’un commercial d’une entreprise vietnamienne qui est muté dans sa filiale française comme directeur des achats de la filiale. Ce que nous savons de ses activités et de ses besoins peut nous suggérer un questionnaire composé de questions sur les contacts qu’il a avec les fournisseurs francophones, les contrats commerciaux à négocier avec ses partenaires, les documents à lire et à écrire au travail, les réunions auxquelles il doit participer et les interventions à y produire Ce questionnaire a pour but d’aider le formateur à cibler des situations de communication où le directeur des achats doit parler et écrire en français. Lors de l’analyse des besoins, il est nécessaire également de recenser les composantes linguistiques et extralinguistiques des discours professionnels du domaine spécialisé. Le recensement des caractéristiques linguistiques de ces discours suppose une analyse discursive qui permet de cibler certains contenus linguistiques : - La composante lexicale doit être recensée mais il faut veiller à ne pas mettre trop d’accent sur cette composante. La fréquence des termes spécialisés dans un discours permet de l’attribuer à un certain domaine. A part le lexique spécialisé, le lexique courant est aussi présent, même majoritaire quel que soit le degré de spécialité des discours. Et c’est ce lexique courant qui pose dans les pratiques plus de difficultés 23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v aux apprenants du niveau débutant que les termes techniques qui peuvent parfois être transparents en leur langue maternelle (carbonne, hydraulique) ou se rapprocher de leur équivalent en anglais. - Les structures morphosyntaxiques récurrentes  sont repérées dans certains discours spécialisés (ex  : constructions passives, pronoms relatifs dans le discours juridique). - La composante phonologique  : prononciation correcte et sans hésitation de données chiffrées, intonation correcte, utilisation des pauses - La composante paralinguisque doit être également prise en compte  : intonation, langage du corps, postures, gestes, mimiques. - Les différents registres de discours dans le milieu professionnel où les apprenants vont communiquer en français doivent être recensés. Cela peut être discours familier, discours de vulgarisation, discours académique, discours d’un niveau de spécilité élevé dont la maîtrise facilitera la communication des apprenants sur le terrain professionnel. Concernant les composantes extralinguistiques, on s’intéresse à : - La composante sociolinguistique qui permet de savoir comment s’adresser à un supérieur hiérarchique dans l’entreprise, comment utiliser les termes d’adresse en français - La composante stratégique  qui permet de bien maîtriser les situations de communication  : refuser une commande sans vexer son client, demander de faire quelque chose en questionnant poliment, rappeler une facture impayée de manière polie mais ferme - La composante socioculturelle et interculturelle  qui permet de mieux se comporter dans de différentes situations de communication professionnelle  : ne jamais être en retard à un rendez-vous d’affaires avec un Français, remercier un client fidèle par courrier En bref, l’analyse des besoins consiste à recenser les situations de communication professionnelle et les besoins langagiers des apprenants pour communiquer en langue cible dans ces situations. C’est une étape noyau dans l’élaboration d’un programme FOS. 3.3. Supports de cours et analyse de discours professionnels Supports de cours Les didacticiens du FOS, dans leurs pratiques, ont constaté que le formateur FOS dervrait être confronté aux discours, écrits et oraux, actualisés dans les situations cibles pour concrétiser les besoins du public en activités concrètes en classe. Mais comment l’enseignant a-t-il accès à ces discours si utiles ? Il en existe plusieurs comme possibilités. Tout d’abord, ce sont les discours professionnels authentiques qui ne peuvent être recueillis qu’en prenant contact directement avec le milieu concerné. Alors, l’enseignant est invité à aller sur le terrain pour collecter les discours professionnels qui s’y produisent. Au cas où ces documents sont trop techniques pour l’enseignant, il lui faudra se renseigner auprès des spécialistes, des acteurs du terrain, collaborer avec eux pendant un certain temps pour éclairer des concepts et des pratiques professionnelles. De nombreuses difficultés pourraient surgir  à ce stade: éloignement géographique entre l’enseignant et le milieu professionnel, capacités financières limitées de l’enseignant, confidentialité des documents et échanges professionnels Dans ce contexte, l’enseignant pourra avoir recours aux alternatives  : collaboration avec les acteurs du terrain par courrier, email, téléphone ; contact sur son lieu d’exercice avec une autre institution du même domaine ou de la même activité professionnelle que l’organisme demandeur. Ensuite, en l’absence de véritables discours professionnels, on pourra envisager le recueil des données quasi-authentiques qui se rapprochent le plus possible des données réelles  : documentaires, reportages, émissions qui présentent le domaine concerné, qui reproduisent parfois des échanges professionnels et des pratiques du métier étudié Les œuvres de fiction comme film, roman, nouvelle, théâtre ou leurs extraits pourraient servir de sources diverses de discours professionnels. Pourtant, il faudra traiter avec précaution ce genre de document qui sont des productions audio-visuelles pour le grand public mais non pas tellement techniques comme ce qui se passe vraiment sur le terrain. 24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Enfin, nous ne pouvons pas négliger les ressources multimédia en ligne et hors ligne disponibles sur le marché. En premier, le multimédia hors ligne met à notre disposition des CD-rom, logiciels, livres électroniques proposant des séquences vidéo qui représentent des situations de communication cible dans les domaines professionnels différents  (Comment vont les affaires  avec CD, livre en ligne, CD-rom juridiques, ). Et puis, il s’agit du multimédia en ligne avec des sites didactiques du FLE proposant des modules FOS comme Français des affaires, Français médical, Français juridique (http:// www.tv5.org, org), des pages web proposant des visites virtuelles d’un site (pour la filière tourisme), des vidéos de consultations médicales ( fr, medical.com). A part des discours professionnels obtenus sur le terrain ou par les médias, l’enseignant peut également s’équiper des documents, des propositions pédagogiques, des activités didactiques grâce à une mine d’informations qu’est l’internet. Les documents relèvent aussi bien de la compréhension orale qu’écrite, les genres de textes sont très variés. Analyse des discours Les discours professionnels constituent le support essentiel d’un programme FOS parce que toutes les activités en classe tourneront autour de ces discours pour familiariser les apprenants aux échanges professionnels. L’analyse discursive est recommandée par les didacticiens du FOS car elle permettra de repérer les particularités de ces discours. Cette analyse ne se limite pas à identifier les caractéristiques linguistiques des discours mais elle doit également les situer dans une p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhnnqs_5_01_2017_38_2171739.pdf
Tài liệu liên quan