Tài liệu Các yếu tố liên quan đến ý nghĩ tự tử ở học sinh Trung học Phổ thông tại Tây Ninh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 163
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN Ý NGHĨ TỰ TỬ
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TÂY NINH
Thái Thanh Trúc*, Trần Phước Đoàn**
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Tự tử thường bắt đầu bằng ý nghĩ tự tử và là nguyên nhân quan trọng gây ra các cái
chết được báo cáo ở học sinh. Tuy nhiên, tự tử hoặc ý nghĩ tự tử lại khó dự đoán.Nghiên cứu này nhằm xác định
các yếu tố liên quan đến ý nghĩ tự tử ở học sinh trung học phổ thông (THPT) tại Tây Ninh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 54 lớp tại tất cả 9
huyện, thành phố tại Tây Ninh với sự tham gia của 1882 học sinh. Học sinh trả lời bộ câu hỏi tự điền bao gồm đặc
điểm dân số xã hội, các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và áp lực học tập. Rối
loạn tâm thần được đánh giá qua thang đo đã được chuẩn hóa. Có 1844 bộ câu hỏi phù hợp được đưa vào phân
tích.
Kết quả: Tỉ lệ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan đến ý nghĩ tự tử ở học sinh Trung học Phổ thông tại Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 163
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN Ý NGHĨ TỰ TỬ
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TÂY NINH
Thái Thanh Trúc*, Trần Phước Đoàn**
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Tự tử thường bắt đầu bằng ý nghĩ tự tử và là nguyên nhân quan trọng gây ra các cái
chết được báo cáo ở học sinh. Tuy nhiên, tự tử hoặc ý nghĩ tự tử lại khó dự đoán.Nghiên cứu này nhằm xác định
các yếu tố liên quan đến ý nghĩ tự tử ở học sinh trung học phổ thông (THPT) tại Tây Ninh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 54 lớp tại tất cả 9
huyện, thành phố tại Tây Ninh với sự tham gia của 1882 học sinh. Học sinh trả lời bộ câu hỏi tự điền bao gồm đặc
điểm dân số xã hội, các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và áp lực học tập. Rối
loạn tâm thần được đánh giá qua thang đo đã được chuẩn hóa. Có 1844 bộ câu hỏi phù hợp được đưa vào phân
tích.
Kết quả: Tỉ lệ học sinh có ý nghĩ tự tử là 13% (KTC 95% 11,5% - 14,6%) và cao hơn ở nữ, nhóm có cha mẹ
ly dị, ly thân hay đã qua đời, nhóm không sống chung với cha mẹ hoặc người thân. Học sinh có các trải nghiệm
bất lợi thời thơ ấu có tỉ lệ ý nghĩ tự tử cao hơn nhóm không có trải nghiệm bất lợi từ 1,38 đến 3,34 lần. Tỉ lệ ý
nghĩ tự tử cao hơn ở học sinh bị bạn bè bắt nạt về thể chất hoặc tinh thần, có tranh cãi gay gắt với thầy cô, bị thầy
cô phạt về thể chất hoặc ít gắn kết với nhà trường. Học sinh có mức độ stress do học tập càng cao thì tỉ lệ ý nghĩ tự
tử càng cao. Tỉ lệ ý nghĩ tự tử cao hơn từ 3,48 đến 4,91 lần ở học sinh có rối loạn tâm thần.
Kết luận: Tỉ lệ học sinh THPT tại Tây Ninh có ý nghĩ tự tử ở mức cao và có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê với một số đặc điểm dân số xã hội, các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, mối quan hệ với bạn bè và thấy cô, sự gắn
kết với nhà trường và các rối loạn tâm thần. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu về một chiến lược can thiệp
dành cho học sinh THPT tại Tây Ninh trong đó tập trung vào nhóm có các đặc điểm liên quan đến ý nghĩ tự tử.
Từ khóa: ý nghĩ tự tử, sức khỏe tâm thần, trải nghiệm bất lợi, học sinh.
ABSTRACT
ASSOCIATED FACTORS OF SUICIDAL IDEATION AMONG HIGH SCHOOL STUDENS
IN TAY NINH
Thai Thanh Truc, Tran Phuoc Doan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 163 - 168
Background and objectives: Suicide is often initiated by suicidal ideation and is an important cause for
death reported among students. However, suicide and suicidal ideation are difficult to predict. This study was to
identify the associated factors of suicidal ideation among high school students in Tay Ninh province.
Methods: A cross-sectional study was conducted at 54 classes in 9 districts and cities within Tay Ninh
province with the participation of 1882 students. Students answered a self-reported questionnaire including
information about demographic characteristics, adverse childhood experiences, the relationship with their peers
and teachers and educational pressure. Mental disorders were measured by standardized scales. There were 1844
eligible questionnaires in the analysis.
Results: Prevalence of suicidal ideation was 13%, 95% CI 11.5% - 14.6% and was higher in females, those
* ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh ** Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tại Tây Ninh
Địa chỉ liên hệ : BS. Thái Thanh Trúc ĐT: 0908381266 Email: thaithanhtruc@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 164
whose parents were divorced, separated or widowed and those who did not live with parents or relatives. Students
with adverse childhood experiences had 1.38 to 3.34 times higher in prevalence of suicidal ideation. Prevalence of
suicidal ideation was also higher among students who were physically and mentally bullied, among those who had
serious quarrel with teachers, were physically punished or did not have school connectedness. Students with
higher level of educational stress were more likely to have suicidal ideation. Prevalence of suicidal ideation was
3.48 to 4.91 times higher among students with mental disorders.
Conclusion: Prevalence of suicidal ideation among high school students in Tay Ninh was high and was
associated with some demographic characteristics, adverse childhood experiences, the relationship with peers and
teachers, school connectedness and mental disorders. The findings revealed the need for an intervention strategy
for high school students in Tay Ninh, focusing on those who had associated factors with suicidal ideation.
Keyword: suicidal ideation, mental health, adverse experience, student
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tự tử là nguyên nhân quan trọng gây ra các
cái chết được báo cáo ở học sinh nhưng việc tự
tử lại khó dự đoán. Nếu không thực hiện thành
công thì việc tự tử ở người vị thành niên cũng để
lại các hậu quả có thể hết sức nặng nề về sức
khỏe trong thời gian lâu dài sau đó. Việc tự tử
thường bắt đầu bằng một ý nghĩ muốn tự tử của
đối tượng và sau đó là lên kế hoạch cho tự tử và
kết thúc ở việc tiến hành tự tử. Nếu biết được ý
nghĩ tự tử thì việc tự tử có thể được can thiệp để
không xảy ra kế hoạch và hành vi tự tử. Vì khó
khăn trong việc biết đối tượng có ý nghĩ tự tử
hay không nên có thể dựa vào các yếu tố nguy
cơ để phần nào dự đoán được khả năng có ý
nghĩ tự tử ở người vị thành niên.
Tỉ lệ có ý nghĩ tự tử ở người trẻ tuổi chiếm tỉ
lệ đáng kể nhưng cũng khác nhau tại các quốc
gia, ví dụ 7,9% tại Malaysia(1), 10,7% tại Trung
Quốc(7), 12% tại Hoa Kỳ và Thái Lan(11,13), hoặc
19,1% tại Hàn Quốc(4). Tại Việt Nam, một nghiên
cứu tại Cần Thơ trên 1161 học sinh trung học cơ
sở cho thấy tỉ lệ có ý nghĩ tự tử là 26,3%(9). Các
nghiên cứu trên thế giới cho thấy ý nghĩ tự tử ở
vị thành niên có liên quan đến một số đặc điểm
dịch tễ học, các biến cố bất lợi thời thơ ấu, các rối
loạn tâm thần, môi trường học tập và áp lực học
tập cũng như mối quan hệ thầy cô và bạn bè
đồng trang lứa(1-3,6,11). Tại Tây Ninh, một số
trường hợp cố gắng tự tử hoặc tự tử thành công
ở học sinh đã xảy ra trong năm 2014 nhưng thực
tế thông tin về tự tử mà cụ thể là ý nghĩ tự tử
trong học sinh trung học phổ thông tại Tây Ninh
vẫn còn hạn chế. Chính sự thiếu hụt kiến thức về
chủ đề này có thể là nguyên nhân làm hạn chế
đáng kể khả năng can thiệp và phòng ngừa tự tử
ở vị thành niên.
Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ có ý
nghĩ tự tử ở học sinh trung học phổ thông
(THPT) tại Tây Ninh đồng thời xác định các yếu
tố liên quan. Kết quả nghiên cứu góp phần vào
việc xác định mức độ phổ biến của ý nghĩ tự tử
trong học sinh THPT đồng thời gợi ý các yếu tố
liên quan để từ đó có những định hướng can
thiệp trên nhóm đối tượng đích một cách cụ thể
nhằm phòng ngừa các trường hợp tự tử có thể
xảy ra trong thời gian tới.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Năm 2013, tại Tây Ninh có 32 trường THPT
(638 lớp) với tổng số học sinh vào khoảng 24.825
học sinh. Một nghiên cứu cắt ngang được tiến
hành vào tháng 1/2014 tại tất cả 9 huyện/thành
phố thuộc Tây Ninh với sự tham gia của hai
trường PTTH được chọn ngẫu nhiên tại mỗi
huyện/thành phố. Tại mỗi trường, chọn ngẫu
nhiên một lớp mỗi khối (khối 10, 11, 12) trong
danh sách lớp của từng khối.Trong 54 lớp được
chọn vào nghiên cứu, có 1882 học sinh trả lời và
gửi lại bộ câu hỏi. Sau khi kiểm tra, làm sạch số
liệu có tổng cộng 38 bộ câu hỏi thiếu nhiều hơn
80% số lượng thông tin quan trọng cần thiết nên
bị loại ra khỏi quá trình phân tích. Như vậy, tổng
cộng có 1844 bộ câu hỏi hợp lệ trong kết quả
phân tích.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 165
Nghiên cứu viên đến lớp và cung cấp thông
tin chi tiết về nghiên cứu. Học sinh tham gia
bằng cách ký tên vào bảng đồng ý tham gia
trước khi trả lời bộ câu hỏi tự điền trong một tiết
học (30 – 45 phút). Bộ câu hỏi bao gồm thông tin
về đặc điểm dân số xã hội, những trải nghiệm
bất lợi thời thơ ấu, các vấn đề liên quan học tập,
các vấn đề sức khỏe tâm thần và ý nghĩ tự tử.
Hầu hết các thang đo dùng trong nghiên cứu đã
được dùng và/hoặc đánh giá thuộc tính, chuẩn
hóa tại Việt Nam trong các nghiên cứu trước
đây: thang đo trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu của
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
Hoa Kỳ (US CDC), thang đo rối loạn trầm cảm
CES-D với ngưỡng ≥ 16(12), thang đo rối loạn lo
âu với ngưỡng ≥ 26(10), thang đo suy nhược tâm
thần K10 với ngưỡng ≥ 25(5), thang đo sự khỏe
mạnh tinh thần WHO-5 với ngưỡng ≥13(8), thang
đo stress do học tập ESSA với ngưỡng ≥ 51 (vừa)
và ≥ 59 (nặng)(14).
Dữ liệu được tổng hợp và phân tích bằng
phần mềm Stata 13.Kiểm định Chi bình phương
hoặc Fisher được dùng khi thích hợp nhằm xét
mối liên quan của các yếu tố đến ý nghĩ tự tử.Tỉ
số tỉ lệ hiện mắc (PR # Prevalence Ratio) và
khoảng tin cậy 95% cũng được tính và báo cáo.
KẾT QUẢ
Trong 1844 học sinh THPT tuổi từ 15 đến
19 tại 9 huyện/thành phố của tỉnh Tây Ninh,
nữ sinh chiếm nhiều hơn nam sinh (54% so với
46%). Tỉ lệ học sinh có ý nghĩ tự tử là 13%
(KTC 95% 11,5% - 14,6%). Ý nghĩ tự tử có liên
quan đến giới tính (nữ cao hơn nam 1,62 lần,
KTC 95% 1,22 – 2,15), tình trạng hôn nhân của
cha mẹ (nhóm có cha mẹ ly dị, ly thân hay đã
qua đời cao hơn nhóm có cha mẹ sống chung
1,56 lần, KTC 95% 1,18 – 2,06), người sống
chung (nhóm không sống chung với cha mẹ
hoặc người thân cao hơn nhóm sống chung
với cha mẹ 2,16 lần, KTC 95% 1,50 – 3,10)
(Bảng 1).
Bảng 1: Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử và đặc điểm dân số xã hội (N=1844)
Đặc điểm
Ý nghĩ tự tử
p PR (KTC 95%) Có (N=240)
n (%)
Không (N=1604)
n (%)
Khối lớp 10 74(13,2) 486 (86,8) 0,096 1
11 74(11,0) 599 (89,0)
0,83 (0,62 - 1,13)
12 92(15,1) 519 (84,9)
1,14 (0,86 - 1,51)
Giới tính Nữ 154(15,5) 842 (84,5) 0,001 1,62 (1,22 - 2,15)
Nam 86 (10,1) 762 (89,9)
1
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ (n = 1835)
Ly dị/Ly thân/Đã qua đời 52 (18,6) 227 (81,4) 0,002 1,56 (1,18 - 2,06)
Sống chung 186(12,0) 1370 (88,0)
1
Sống chung với Cha mẹ 167(11,7) 1262 (88,3) <0,001 1
Cha hoặc mẹ 27 (13,6) 171 (86,4)
1,17 (0,80 - 1,70)
Người thân 20 (17,5) 94 (82,5)
1,50 (0,98 - 2,29)
Khác 26 (25,2) 77 (74,8)
2,16 (1,50 - 3,10)
Số anh chị em Không có 21 (13,5) 134 (86,5) 0,977 1
1 anh chị em 91 (13,2) 598 (86,8)
0,97 (0,63 - 1,52)
2 anh chị em 81 (13,1) 539 (86,9)
0,96 (0,62 - 1,51)
≥3 anh chị em 47 (12,4) 333 (87,6)
0,91 (0,57 - 1,47)
Hầu hết các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu
đều có liên quan đến ý nghĩ tự tử ngoại trừ việc
bị sao lãng về tinh thần khi bé. Học sinh có trải
nghiệm bất lợi thì tỉ lệ có ý nghĩ tự tử cao hơn
nhóm không có trải nghiệm bất lợi từ 1,38 đến
3,34 lần (Bảng 2). Học sinh có càng nhiều số trải
nghiệm bất lợi thời thơ ấu thì tỉ lệ có ý nghĩ tự tử
càng cao.
Bảng 2: Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử và trải
nghiệm bất lợi thời thơ ấu (N=1844)
Đặc
điểm
Ý nghĩ tự tử
p PR (KTC 95%)
Có
(N=240)
n (%)
Không
(N=1604)
n (%)
Sao lãng về tinh thần khi bé
Có 178 (13,9) 1098 (86,1) 0,074 1,28 (0,97-1,68)
Không 62 (10,9) 506 (89,1)
1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 166
Đặc
điểm
Ý nghĩ tự tử
p PR (KTC 95%)
Có
(N=240)
n (%)
Không
(N=1604)
n (%)
Sao lãng về thể chất khi bé
Có 70 (16,5) 354 (83,5) 0,015 1,38 (1,07-1,78)
Không 170 (12,0) 1250 (88,0)
1
Gia đình có nghiện chất kích thích
Có 44 (23,5) 143 (76,5) <0,001 1,99 (1,49-2,66)
Không 196 (11,8) 1461 (88,2)
1
Gia đình có người bệnh tâm thần
Có 15 (27,8) 39 (72,2) 0,001 2,21 (1,41-3,46)
Không 225 (12,6) 1565 (87,4)
1
Thành viên trong gia đình cư xử bạo lực
Có 99 (25,5) 289 (74,5) <0,001 2,63 (2,09-3,32)
Không 141 (9,7) 1315 (90,3)
1
Thành viên gia đình bị bỏ tù
Có 18 (31,0) 40 (69,0) <0,001 2,50 (1,67-3,74)
Không 222 (12,4) 1564(87,6)
1
Cha mẹ ly thân hoặc ly dị
Có 47 (18,1) 212 (81,9) 0,008 1,49 (1,11-1,99)
Không 193 (12,2) 1392 (87,8)
1
Lạm dụng tinh thần khi bé
Có 43 (28,7) 107 (71,3) <0,001 2,47 (1,85-3,28)
Không 197 (11,6) 1497 (88,4)
1
Lạm dụng thể chất khi bé
Có 25 (40,3) 37 (59,7) <0,001 3,34 (2,41-4,64)
Không 215 (12,1) 1567 (87,9)
1
Lạm dụng tình dục khi bé
Có 54 (33,3) 108 (66,7) <0,001 3,01 (2,33-3,90)
Không 186 (11,1) 1496 (88,9)
1
Tiếp xúc với bạo lực trong cộng đồng
Có 76 (21,6) 276 (78,4) <0,001 1,96 (1,54-2,51)
Không 164 (11,0) 1328(89,0)
1
Đa trải nghiệm bất lợi
0 10 (4,2) 227 (95,8) <0,001 1
1 60 (8,8) 621 (91,2)
2,09 (1,09-4,01)
2 52 (11,1) 415 (88,9)
2,64 (1,37-5,10)
3 46 (18,3) 205 (81,7)
4,34 (2,24-8,41)
≥4 72 (34,6) 136 (65,4)
8,20(4,35-15,48)
Tỉ lệ ý nghĩ tự tử cao hơn 2,10 lần trong
nhóm học sinh bị bạn bè bắt nạt về tinh thần,
1,59 lần trong nhóm bị bắt nạt về thể chất, 1,79
lần trong nhóm có tranh cãi gay gắt với thầy cô,
1,67 lần trong nhóm bị thầy cô la mắng, 1,60 lần
trong nhóm bị thầy cô phạt về thể chất. Học sinh
có học lực khá, trung bình hoặc học thêm trên 1
giờ mỗi ngày có tỉ lệ ý nghĩ tự tử thấp hơn học
sinh có học lực dưới trung bình hoặc học thêm
dưới 1 giờ mỗi ngày. Nhóm học sinh học thêm
cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ và học sinh có ít sự
gắn kết với nhà trường cũng có tỉ lệ ý nghĩ tự tử
cao hơn. Học sinh có mức độ stress do học tập
càng cao thì tỉ lệ ý nghĩ tự tử càng cao (Bảng 3).
Bảng 3: Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử và trải
nghiệm học tập bạn bè cùng trang lứa thầy cô
(N=1844)
Đặc
điểm
Ý nghĩ tự tử
p PR (KTC 95%)
Có
(N=240)
n (%)
Không
(N=1604)
n (%)
Bị bạn bè bắt nạt về tinh thần
Có 120(20,2) 474 (79,8) <0,001 2,10 (1,67 2,66)
Không 120 (9,6) 1130(90,4)
1
Bị bạn bè bắt nạt về thể chất
Có 37 (19,5) 153 (80,5) 0,005 1,59 (1,16-2,18)
Không 203 (12,3) 1451 (87,7)
1
Tranh cãi gay gắt với thầy cô hoặc nhân viên nhà trường
Có 48 (21,2) 178 (78,8) <0,001 1,79 (1,35-2,38)
Không 192 (11,9) 1426 (88,1)
1
Bị thầy cô hoặc nhân viên nhà trường la mắng, hăm dọa
hay sỉ nhục
Có 77 (18,9) 330 (81,1) <0,001 1,67 (1,30 2,14)
Không 163 (11,3) 1274 (88,7)
1
Bị thầy cô hoặc nhân viên nhà trường phạt về thể chất
Có 88 (18,0) 401 (82,0) <0,001 1,60 (1,26-2,04)
Không 152 (11,2) 1203 (88,8)
1
Kết quả học tập
<Trung
bình
79 (15,9) 417 (84,1) 0,029 1
Trung bình
111
(12,0)
813 (88,0)
0,75 (0,58 - 0,99)
Khá 40 (10,6) 336 (89,4)
0,67 (0,47 - 0,95)
Giỏi/Xuất
sắc
10 (20,8) 38 (79,2)
1,31 (0,73 - 2,35)
Thời gian học thêm sau giờ ở trường
<1 giờ 54 (18,3) 241 (81,7) 0,031 1
1-2 giờ 77 (11,6) 585 (88,4)
0,64 (0,46-0,87)
2-3 giờ 61 (12,1) 445 (87,9)
0,66 (0,47-0,92)
>3 giờ 48 (12,6) 333 (87,4)
0,69 (0,48-0,98)
Học thêm với gia sư tại nhà
Có 95 (14,1) 578 (85,9) 0,287 1,14 (0,90-1,45)
Không 145 (12,4) 1026 (87,6)
1
Học thêm cuối tuần và trong các kỳ nghỉ
Có 177 (14,3) 1061 (85,7) 0,019 1,38 (1,05-1,80)
Không 63 (10,4) 543 (89,6)
1
Điểm số
gắn kết
với
trường
học* [TB
(ĐLC)]
16,3 (3,8) 18,7 (3,6) <0,001 0,88 (0,86-0,90)
Stress do học tập
Nhẹ 37 (5,9) 595 (94,1) <0,001 1
Vừa 76 (12,5) 531 (87,5)
2,14 (1,47-3,12)
Nặng 127 (21,0) 478 (79,0) 3,59 (2,53-5,08)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 167
* Điểm càng cao càng thể hiện cảm nhận có sự gắn kết
tốt với nhà trường
Tỉ lệ ý nghĩ tự tử cao hơn 4,89 lần ở học sinh
có rối loạn trầm cảm, 3,48 lần ở học sinh có rối
loạn lo âu, 4,91 ở học sinh suy nhược tâm thần.
Ngược lại, học sinh có cảm nhận về sự khỏe
mạnh tinh thần có tỉ lệ ý nghĩ tự tử thấp hơn và
chỉ bằng 0,27 lần so với học sinh không có cảm
nhận về sự khỏe mạnh tinh thần.
Bảng 4: Mối liên quan giữa ý nghĩ tự tử và các vấn
đề sức khỏe tâm thần (N=1844)
Đặc
điểm
Ý nghĩ tự tử
p PR (KTC 95%) Có
(N=240)
n (%)
Không
(N=1604)
n (%)
Rối loạn trầm cảm
Có 133 (35,6) 241 (64,4) <0,001 4,89 (3,89-6,14)
Không 107 (7,3) 1363 (92,7)
1
Rối loạn lo âu (n = 1827)
Có 79 (34,1) 153 (65,9) <0,001 3,48 (2,76-4,40)
Không 156 (9,8) 1439 (90,2)
1
Suy nhược tâm thần
Có 153 (31,5) 333 (68,5) <0,001 4,91 (3,86-6,26)
Không 87 (6,4) 1271 (93,6)
1
Khỏe mạnh về tinh thần
Có 59 (5,8) 952 (94,2) <0,001 0,27 (0,20-0,36)
Không 181 (21,7) 652 (78,3)
1
BÀN LUẬN
Tự tử là chủ đề nghiên cứu được quan tâm
đặc biệt trong thời gian gần đây trên thế giới bởi
những hệ lụy về sức khỏe trong giai đoạn vị
thành niên và trưởng thành. Nghiên cứu này là
một trong số ít nghiên cứu được thực hiện tại
Việt Nam và là nghiên cứu đầu tiên tại Tây
Ninh. Tỉ lệ học sinh PTTH có ý nghĩ tự tử trong
nghiên cứu này (13%) thấp hơn con số 26,3% đã
được báo cáo trong nghiên cứu tại Cần Thơ(9).
Tuy nhiên, tỉ lệ trong nghiên cứu này cũng rất
cao so với các báo cáo trên thế giới(1,11) từ đó cho
thấy nhu cầu cấp thiết trong việc xây dựng chiến
lược can thiệp trên vị thành niên trong đó có thể
chú trọng các nhóm với nhiều nguy cơ có ý nghĩ
tự tử hơn.
Về các yếu tố liên quan, kết quả nghiên cứu
này khẳng định lại các phát hiện đã có trước đây
trong những nghiên cứu trên thế giới trong đó ý
nghĩ tự tử ở vị thành niên có liên quan mật thiết
đến giới, tình trạng các mối quan hệ trong gia
đình và những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu(1-
3,6,11). Trong các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu thì
việc bị lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục
có ảnh hưởng lớn nhất đến ý nghĩ tự tử trong đó
học sinh có những trải nghiệm này có tỉ lệ ý nghĩ
tự tử cao hơn lần lượt là 3,34 và 3,01 lần so với
học sinh không có trải nghiệm tương ứng.
Ngược lại, sao lãng về thể chất và tinh thần mặc
dù cũng có tác động đến ý nghĩ tự tử nhưng với
mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, càng có nhiều
những trải nghiệm bất lợi thì tỉ lệ ý nghĩ tự tử
càng gia tăng rất cao, đáng kể và có thể gấp 8 lần
ở học sinh có ≥ 4 trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu
trở lên. Điều này gợi ý rằng, khi can thiệp giải
quyết các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu thì dù
can thiệp một trải nghiệm bất lợi ít có tác động
cũng góp phần cải thiện đáng kể các hậu quả xấu
có thể xảy ra với sức khỏe của vị thành niên.
Học sinh đôi khi có ý nghĩ tự tử nhưng ý
nghĩ đó chỉ biến thành kế hoạch và thực hiện tự
tử khi những vấn đề không giải quyết được hoặc
những biến cố bất lợi lại xảy ra quá nhiều
và/hoặc trong thời gian dài. Bởi vì hầu hết thời
gian của học sinh là gắn kết với trường lớp, bạn
bè cùng trang lứa, học thêm nên các biến cố bất
lợi nếu có sẽ nhiều khả năng xảy ra trong môi
trường này. Kết quả nghiên cứu này cho thấy
khi có mối quan hệ không tốt, căng thẳng với
thầy cô và bạn bè, bị áp lực học tập và điểm số
thấp cũng như ít có sự gắn kết với nhà trường thì
học sinh có ý nghĩ tự tử cao hơn. Ví dụ, học sinh
có stress do học tập ở mức độ vừa và cao thì có tỉ
lệ ý nghĩ tự tử cao hơn 2,14 và 3,59 lần so với học
sinh ít hoặc không có stress do học tập.
Những nghiên cứu trước đây thể hiện rõ ảnh
hưởng của các rối loạn tâm thần đến ý nghĩ tự tử
trong đó vị thành niên có rối loạn tâm thần thì có
nhiều nguy cơ ý nghĩ tự tử hơn học sinh không
có rối loạn tâm thần(2,9,11). Kết quả nghiên cứu này
cũng thể hiện điều tương tự và các chỉ số đều
cho thấy rối loạn tâm thần có tác động lớn hơn
so với các yếu tố liên quan đã đề cập bên trên. Ví
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 168
dụ, học sinh có rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu
và suy nhược tâm thần thì có tỉ lệ ý nghĩ tự tử
lần lượt cao gấp 4,89 và 3,48 và 4,91 lần so với
học sinh không có các rối loạn này. Như vậy,
ngoài các đặc điểm dịch tễ học cần khu trú khi
can thiệp, các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu hay
những yếu tố liên quan đến học tập thì các dấu
hiệu rối loạn tâm thần ở học sinh cũng cần được
đặc biệt quan tâm bởi ảnh hưởng to lớn của nó.
Có một số điểm mạnh và hạn chế cần cân
nhắc khi ứng dụng kết quả trong nghiên cứu
này. Cỡ mẫu lớn, tỉ lệ tham gia nghiên cứu cao,
chọn mẫu trên tất cả huyện, thành phố tại Tây
Ninh là điểm mạnh. Nghiên cứu cũng cho kết
quả chính xác cao nhờ sử dụng các thang đo đã
chuẩn hóa. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong
nghiên cứu là ý nghĩ tự tử mặc dù được đo
lường như những nghiên cứu trước đây thông
qua một câu hỏi, kết quả có thể không chính xác
so với việc sử dụng thang đo đánh giá. Các
nghiên cứu trong tương lai cần cân nhắc sử dụng
thang đo để đánh giá kết cuộc này.
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Tỉ lệ học sinh THPT tại Tây Ninh có ý nghĩ
tự tử ở mức cao, chiếm 13% (KTC 95% 11,5% -
14,6%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa ý nghĩ tự tử và đặc điểm dân số xã hội, các
trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, mối quan hệ với
bạn bè và thầy cô cũng như sự gắn kết với nhà
trường, các rối loạn tâm thần. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nhu cầu về một chiến lược can
thiệp dành cho học sinh PTTH tại Tây Ninh
trong đó tập trung vào nhóm có các đặc điểm
liên quan đến ý nghĩ tự tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmad N, et al (2014). Suicidal ideation among Malaysian
adolescents. Asia Pac J Public Health, 26(5 Suppl): p. 63s-9s.
2. Cash Scottye J and Bridge Jeffrey A (2009). Epidemiology of
Youth Suicide and Suicidal Behavior. Current opinion in
pediatrics, 21(5): p.613-619.
3. Hallfors DD, et al (2004). Adolescent depression and suicide
risk: association with sex and drug behavior. Am J Prev Med,
27(3): p. 224-31.
4. Kang EH, et al (2015). Twelve-month prevalence and
predictors of self-reported suicidal ideation and suicide
attempt among Korean adolescents in a web-based
nationwide survey. Aust N Z J Psychiatry, 49(1): p. 47-53.
5. Kessler RC, et al (2003). Screening for serious mental illness in
the general population. Arch Gen Psychiatry, 60(2): p. 184-9.
6. Kwok SY, Chai W, and He X (2013). Child abuse and suicidal
ideation among adolescents in China. Child Abuse Negl,
37(11): p. 986-96.
7. Li ZZ, et al (2014). Prevalence of Suicidal Ideation in Chinese
College Students: A Meta-Analysis. PLoS ONE, 9(10): p.
e104368.
8. Mental Health Centre North Zealand – Denmark (2010).
WHO-Five Well-being Index (WHO-5). Accessed on 22 June
2010. Available from:
9. Nguyen Dat, et al (2013). Depression, anxiety, and suicidal
ideation among Vietnamese secondary school students and
proposed solutions: a cross-sectional study. BMC Public
Health, 13(1): p. 1195.
10. Nguyen Thanh Huong (2006). Child maltreatment in
Vietnam: prevalence and associated mental and physical
health problems. PhD Thesis, Queensland University of
Technology
11. Nock MK, et al (2013). Prevalence, correlates, and treatment of
lifetime suicidal behavior among adolescents: results from the
National Comorbidity Survey Replication Adolescent
Supplement. JAMA Psychiatry, 70(3): p. 300-10.
12. Radloff LS (1977). The CES-D Scale: A Self-Report Depression
Scale for Research in the General Population. Applied
Psychological Measurement, 1(3): p. 385-401.
13. Ruangkanchanasetr S, et al (2005). Youth risk behavior survey:
Bangkok, Thailand. J Adolesc Health, 36(3): p. 227-35.
14. Thai Thanh Truc, et al (2015). Validation of the Educational
Stress Scale for Adolescents (ESSA) in Vietnam. Asia Pac J
Public Health, 27(2): p. NP2112-21.
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 163_4214_2175479.pdf