Tài liệu Các yếu tố liên quan đến việc tiếp tục uống rượu ở người mắc bệnh gan mạn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 152
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIẾP TỤC UỐNG RƯỢU
Ở NGƯỜI MẮC BỆNH GAN MẠN
Nguyễn Thị Đào*, Alison Merrill**, Trần Thiện Trung***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rượu là nguyên nhân được xếp thứ hai (sau virus) gây ra các bệnh lý về gan. Người bệnh gan
mạn nếu tiếp tục uống rượu sẽ làm tăng tỉ lệ ung hóa, kéo dài thời gian nằm viện, tăng biến chứng và tỉ lệ tử
vong. Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh gan không cai được rượu.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mức độ uống rượu của người mắc bệnh gan mạn và các yếu tố liên
quan đến việc tiếp tục uống rượu.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 96 người bệnh gan mạn tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Cần Thơ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: 100% người bệnh gan mạn tham gia nghiên cứu có uống rượu. Trong số đó, có 26 % người bệnh
uống rượu với mức độ gây hại và nghiện, 33% người bệnh vẫn tiếp tục uống r...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan đến việc tiếp tục uống rượu ở người mắc bệnh gan mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 152
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIẾP TỤC UỐNG RƯỢU
Ở NGƯỜI MẮC BỆNH GAN MẠN
Nguyễn Thị Đào*, Alison Merrill**, Trần Thiện Trung***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rượu là nguyên nhân được xếp thứ hai (sau virus) gây ra các bệnh lý về gan. Người bệnh gan
mạn nếu tiếp tục uống rượu sẽ làm tăng tỉ lệ ung hóa, kéo dài thời gian nằm viện, tăng biến chứng và tỉ lệ tử
vong. Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh gan không cai được rượu.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mức độ uống rượu của người mắc bệnh gan mạn và các yếu tố liên
quan đến việc tiếp tục uống rượu.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 96 người bệnh gan mạn tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Cần Thơ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: 100% người bệnh gan mạn tham gia nghiên cứu có uống rượu. Trong số đó, có 26 % người bệnh
uống rượu với mức độ gây hại và nghiện, 33% người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu. Các yếu tố nhóm tuổi, giới
tính, trình độ học vấn, yếu tố tâm lý, yếu tố xã hội có liên quan đến việc người bệnh tiếp tục uống rượu (p < 0,05).
Kết luận: Số người bệnh gan mạn không bỏ được rượu chiếm tỷ lệ cao. Có nhiều yếu tố tác động đến việc cai
rượu (cả yếu tố khách quan và chủ quan). Cần có sự hỗ trợ của chính phủ, cộng đồng xã hội, nhân viên y tế,
chuyên gia tâm lý để giúp những người mắc bệnh gan ngừng uống rượu.
Từ khóa: Rượu, mức độ uống rượu, bệnh gan mạn, yếu tố liên quan đến rượu.
ABSTRACT
FACTORS RELATED TO CONTINUED ALCOHOL CONSUMPTION AMONG PATIENTS WITH
CHRONIC LIVER DISEASE
Nguyen Thi Đao, Alison Merrill, Tran Thien Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 152 – 157
Background: Alcohol is the second leading cause of liver disease. Persons with chronic liver disease who
continue to drink alcohol will increase complications, increase cancer rates, lengthen hospital stay and increase
mortality. However, most people do not stop drinking alcohol.
Objectives: To determine the rate of chronic liver disease patients continuing to drink alcohol and factors
related to continued drinking.
Methods: A descriptive study. 96 patients with chronic liver disease in Can Tho Gastroenterology Central
General Hospital.
Results: 100% of patients with chronic liver disease who participated in the study used alcohol. Among
them, 26% of patients drink alcohol with harmful levels and addiction, 33% of patients continuing to drink
alcohol. The factors of education, economics, age group, occupation, psychological factors and social factors were
related to patients continuing to drink alcohol (p <0.05).
Conclusions: The number of chronic liver patients who do not quit alcohol is high. There are many
*Trường Đại học Tây Đô Cần Thơ.
**PGS. TS. ĐD Trường Đại học Điều dưỡng Bắc Colorado.
***GS.TS. BS. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: CNĐD Nguyễn Thị Đào, ĐT: 0986482977, Email: daonguyen797979@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 153
subjective and subjective factors affecting alcohol withdrawal. There should be support from the government, the
social community, medical staff, relatives to help patients with liver disease stop drinking alcohol.
Keywords: Alcohol, alcohol consumption, chronic liver disease, alcohol related factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế Thế giới thống kê trong năm
2014, khoảng 3,3 triệu người tử vong trên toàn
cầu do uống rượu(15). Nguyên nhân gây bệnh
gan hàng đầu là do virus, đứng thứ hai là do
rượu(13). Theo Cochrene, rượu gây 5,5% gánh
nặng bệnh tật toàn cầu(11). Thống kê của Bộ Y tế
2014, Việt Nam là nước đứng đầu Đông Nam Á
về mức tiêu thụ rượu và đứng thứ ba châu Á
(sau Trung Quốc và Nhật Bản)(3,4). Rượu không
những gây bệnh về gan mà còn thúc đẩy tình
trạng bệnh gan nặng thêm, gây ung thư hóa,
tăng nguy cơ tử vong, tăng số ngày điều trị, tăng
số lần nhập viện, gây ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống(1,3,8).
Trước thực tế này, chính phủ Việt Nam đã
và đang có nhiều chiến lược nhằm hạn chế, kiểm
soát tình trạng uống rượu của người bệnh nói
chung và bệnh gan nói riêng(2,9). Công việc này
đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có chứng cứ về
mức độ uống rượu và các yếu tố liên quan đến
việc người bệnh không thể ngưng uống rượu để
đề ra các chiến lược cai rượu phù hợp.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ, mức độ và các yếu tố liên quan
đến việc tiếp tục uống rượu là rất cần thiết.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân có bệnh gan trên 6 tháng
nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Cần Thơ có chẩn đoán bệnh gan mạn.
Cỡ mẫu: n = 96.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân có bệnh gan mạn 18 tuổi
trở lên, nhập viện từ tháng 11 năm 2017 đến
tháng 05 năm 2018 tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Người bệnh có
chẩn đoán bệnh gan kéo dài ít nhất 6 tháng.
Công cụ thu thập dữ kiện
Khi người bệnh nhập viện vào khoa, người
nghiên cứu sẽ phỏng vấn với bộ bộ câu hỏi
gồm có 3 phần: khảo sát về nhân khẩu học, các
yếu tố liên quan đến việc tiếp tục uống rượu
và xác định mức độ uống rượu của người bệnh
gan mạn.
Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA
13.0, nhập số liệu bằng phần mền Epidata.
KẾT QUẢ
Tổng số người bệnh tham gia nghiên cứu là
96 người (đủ tiêu chuẩn chọn mẫu) được tiến
hành lấy mẫu từ tháng 11/2017 đến tháng
05/2018.
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm chung Tần suất
n=96
Tỷ lệ %
hoặc TB± ĐLC
Giới tính
Nam 60 62,5
Nữ 36 37,5
Tuổi 96 49,8 ± 10,6
Nơi cư trú
Thành thị 25 26
Nông thôn 71 74
Nghề nghiệp
Nông dân 51 53,1
Công nhân &
viên chức
17 17,7
Hưu trí 7 7,3
Nghề khác 21 21,9
Mức uống rượu
Mức hơp lý 39 40,6
Mức nguy cơ 32 33,3
Mức có hại 5 5,2
Mức nghiện 20 20,8
Người bệnh tham gia nghiên cứu có độ tuổi
lớn hơn 18, tuổi trung bình là 49,8 ± 10,6. Bệnh
nhân nam chiếm 62,5%, đa số sống ở nông thôn
74%. Nghề nghiệp, chủ yếu là nông dân 53,1%,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 154
công nhân viên chức 17,7%, hưu trí 7,3%, còn lại
các nghề khác như buôn bán, thợ hồ, làm thuê
Về mức độ uống rượu, người bệnh uống
rượu với mức độ phụ thuộc/nghiện chiếm đến
20,8%, uống mức độ có hại 5,2%, uống với mức
nguy cơ 33,3%, còn lại là mức uống hợp lý.
Liên quan các đặc điểm chung với việc việc tiếp
tục uống rượu
Bảng 2. Liên quan các đặc điểm chung với việc việc
tiếp tục uống rượu
Đặc điểm
chung
Tiếp tục uống rượu
Giá trị
p
OR
(KTC 95%) Có
(n=32)
Không
(n=64)
Giới
Nam (13) 40,6% (47) 73,4%
0,0017
1
Nữ (19) 59,4% (17) 26,6%
4,04
(1,67-10,15)
Tuổi
(năm)
51,6 ± 10,3 48,9 ± 10,8 0,0013
1,06
(1,02-1,1)
Nghề nghiệp
Nông dân (20) 62,5% (31) 48,4%
0,445
1
CBVC (4) 12,5% (13) 20,3%
0,48
(0,12 –1,57)
Hưu trí (3) 9,4% (4) 6,2%
1,16
(0,21–5,82)
Nghề khác (5) 15,6% (16) 25,0%
0,48
(0,14–1,46)
Học vấn
Không biết
chữ
(16) 50,0% (13) 20,3%
0,0455
1
THCS THPT (13) 40,6% 40 (62,5%)
0,26
(0,1–0,68)
Caođẳng
Trungcấp
Đại học
SĐH
(3)9,4% (11) 17,2%
0,22
(0,04–0,88)
Nhận xét: Nhân viên y tế cần lưu ý đến tuổi,
trình độ học vấn và bình đẳng giới tính trong khi
tuyên truyền giáo dục tác hại của rượu và quá
trình cai rượu.
Người bệnh là nữ có khả năng tiếp tục uống
rượu cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (OR = 4,04; p = 0,0017).
Bên cạnh đó, tuổi có liên quan đến việc
người bệnh tiếp tục uống rượu. Tuổi người bệnh
càng cao thì nguy cơ tiếp tục uống rượu càng
tăng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR =
1,06; p = 0,0013).
Trình độ học vấn có liên quan đến việc
người bệnh tiếp tục uống rượu. Những người có
trình độ THCS/THPT tiếp tục uống rượu chỉ
bằng 0,26 lần (KTC 95%: 0,1 – 0,68), người có
trình độ cao đẳng, trung cấp, đại học, sau đại
học tiếp tục uống rượu chỉ bằng 0,22 lần (KTC
95%: 0,04 – 0,88) so với người không biết chữ, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nghề nghiệp không liên quan đến việc
người bệnh tiếp tục uống rượu (p > 0,05).
Liên quan các yếu tố tâm lý của người bệnh với
việc tiếp tục uống rượu
Người bệnh uống rượu vì buồn, và uống để
ngủ ngon liên quan với việc tiếp tục uống rượu,
sự khác biệt lần lượt có ý nghĩa thống kê (OR =
0,12; p = 0,0030 và OR= 0,4; p = 0,0379).
Người bệnh uống rượu với mục đích thoát
khỏi khó khăn, uống để giảm đau, uống với lý
do khác không liên quan với việc tiếp tục uống
rượu so với người bệnh uống rượu không có lý
do (p > 0,05).
Bảng 3. Liên quan các yếu tố tâm lý của người bệnh
với tiếp tục uống rượu
Yếu tố
tâm lý
Tiếp tục uống rượu
Giá trị
p
OR
(KTC 95%) Có
(n=32)
Không
(n=64)
Giảm buồn
Không 7 (21,9%) 2 (3,1%)
0,003
1
Có 25 (78,1%) 62 (96,9%) 0,12 (0,02 – 0,51)
Thoát khỏi khó khăn
Không 17 (53,1%) 24 (37,5%)
0,1446
1
Có 15 (46,9%) 40 (62,5%) 0,53 (0,22 – 1,25)
Để ngủ ngon
Không 17 (53,1%) 20 (31,2%)
0,0379
1
Có 15 (46,9%) 44 (68,8%) 0,4 (0,17 – 0,95)
Nhận xét: Buồn và uống rượu để ngủ ngon
là hai yếu tố nguy cơ thúc đẩy người bệnh khó
cai rượu.
Liên quan các yếu tố xã hội của người bệnh với
việc tiếp tục uống rượu
Người bệnh uống rượu vì kỷ niệm, lễ, sự
kiện có liên quan đến việc tiếp tục uống rượu so
với người uống rượu không lý do, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (OR = 0,33; p = 0,0161).
Bên cạnh đó, những người uống vì lý do
khác như thấy người khác uống, uống để
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 155
thưởng thức, uống vì lời mời có liên quan đến
việc người bệnh tiếp tục uống rượu so với người
uống rượu không lý do, sự biệt này có ý nghĩa
thống kê (OR = 0,13; p = 0,0245).
Bảng4. Liên quan các yếu tố xã hội của người bệnh
với việc tiếp tục uống rượu
Yếu tố
xã hội
Tiếp tục uống rượu
Giá trị
p
OR
(KTC 95%) Có
(n=32)
Không
(n=64)
Quảng cáo
Không 23 (71,9%) 45 (70,3%)
0,8738
1
Có 9 (28,1%) 19 (29,7%) 0,93 (0,35 – 2,33)
Công việc
Không 12 (37,5%) 20 (31,2%)
0,5403
1
Có 20 (62,5%) 44 (68,8%) 0,76 (0,31 – 1,87)
Kỷ niệm, lễ, sự kiện
Không 14 (43,8%) 13 (20,3%)
0,0161
1
Có 18 (56,2%) 51 (79,7%) 0,33 (0,13 – 0,82)
Lý do khác*
Không 31 (96,9%) 51 (79,7%)
0,0245
1
Có 1 (3,1%) 13 (20,3%) 0,13 (0,01 – 0,68)
* Lý do khác: thấy người khác uống, uống vì
thưởng thức, vì thách thức và được mời mọc.
Nhận xét: Khi giáo dục tác hại của rượu cho
người bệnh cần lưu ý nhóm đối tượng uống
rượu vì thưởng thức, uống vì thách thức hay
uống vì được mời.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Có sự chênh lệch tỷ lệ giữa nam và nữ
trong mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ nam 62,5% cao
hơn nhiều so với nữ. Nghiên cứu của Giang(5)
có kết quả thấp hơn chỉ có 44,6% nam uống
rượu, sự khác biệt do Giang nghiên cứu trên
tất cả người bệnh không chọn lọc. Walker(25)
nghiên cứu có 67% nam uống rượu, cho kết
quả gần giống với nghiên cứu của chúng tôi.
Tuổi trung bình của người bệnh 49,8 (SD:
10,6), tuổi trung bình này thấp hơn nghiên cứu ở
Hàn Quốc của Yi(26) là 58,8 tuổi nhưng cao hơn
kết quả nghiên cứu của Singh là 23 tuổi(19).
Người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi
phần lớn là nông dân 53,1% và sống ở nông thôn
74%. Điều này do Cần Thơ thuộc các tỉnh đồng
bằng Sông Cửu Long đặc trưng với nghề trồng
lúa nước. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy gần 60% người bệnh đã uống rượu ở mức
có hại. Việc lạm dụng rượu này sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe. Kết quả của chúng tôi cao hơn so
với nghiên cứu của Tạc Văn Nam(19) 46,1%. Mức
độ lạm dụng rượu cao rất nhiều so với nghiên
cứu của Mohr(14) 23,9%. Tuy nhiên, Tạc Văn Nam
và Mohr nghiên cứu trên người khỏe mạnh, trẻ,
khỏe nên có sự khác biệt đáng kể.
Liên quan các đặc điểm chung với việc tiếp tục
uống rượu
Người bệnh nữ có khả năng tiếp tục uống
rượu cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (OR = 4,04; p = 0,0017). Kết quả của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Hsu(7), tác giả tìm
ra mối liên quan giữa việc nữ với việc tiếp tục
uống rượu (OR = 3,35;p = 0,002). Bên cạnh đó, Lê
Kim Ánh(10) nghiên cứu trên đối tượng người cao
tuổi cho thấy mối liên quan giữa nữ với việc tiếp
tục uống rượu (p < 0,05). Ngược lại, Tran(23) có
kết quả khác với chúng tôicho thấy liên quan
giữa nam với việc tiếp tục uống rượu (p < 0,05).
Từ những kết quả trên, khi giáo dục cai rượu
cho người bệnh, nhân viên y tế lưu ý nam và nữ
có khả năng uống rượu là như nhau.
Tuổi có liên quan đến việc người bệnh tiếp
tục uống rượu. Người bệnh càng lớn tuổi thì khả
năng uống rượu càng tăng (OR = 1,06; p =
0,0013). Kết quả này cũng được Giant(6) kết luận
với kết quả nghiên cứu (OR = 0,94; p = 0,0013).
Đây là tâm lý chung của nhiều người, là vấn đề
trăn trở của đội ngũ y tế cần lưu ý.
Nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ giữa
tiếp tục uống rượu với nghề nghiệp và với nơi
cư trú. Khác với nghiên cứu của Tan(21), tác giả
tìm được mối liên quan giữa tiếp tục uống rượu
với người dân sống ở nông thôn (p < 0,05).
Trình độ học vấn có liên quan đến việc
người bệnh tiếp tục uống rượu. Những người có
trình độ THCS,THPT tiếp tục uống rượu chỉ
bằng 0,26 lần (KTC 95%: 0,1 – 0,68) và người có
trình độ (cao đẳng, trung cấp, đại học, sau đại
học) tiếp tục uống rượu chỉ bằng 0,22 lần (KTC
95%: 0,04 – 0,88) so với người không biết chữ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 156
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Giang(5) trình độ có liên quan đến việc uống
rượu (p < 0,05).
Liên quan các yếu tố tâm lý của người bệnh với
việc tiếp tục uống rượu
Tâm trạng buồn là yếu tố làm tăng nguy cơ
tiếp uống rượu của người bệnh (OR = 0,12; p =
0,003). Theo Taylor(22) nghiên cứu cho thấy việc
uống rượu liên quan đến việcgiảm đi những khó
khăn, buồn chán (p < 0,05).
Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi
cũng tìm thấy mối liên quan giữa người bệnh
uống rượu để ngủ ngon với việc tiếp tục uống
rượu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR =
0,4; p = 0,0379). Người bệnh nghĩ rằng rượu là
liều thuốc an thần nhưng thực tế, rượu không
phải là thần dược của giấc ngủ. Ngược lại, nó
sẽ gây hại khi người bệnh uống trong thời gian
dài. Theo nghiên cứu của Orui(16) uống rượu để
ngủ ngon có mối liên quan với việc tiếp tục
uống rượu (p < 0,05).
Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy
mối liên quan giữa uống rượu vì thói quen, uống
để thoát khỏi vấn đề, uống vì thèm, uống vì
nghiện, uống vì ham vuivới việc tiếp tục uống
(p > 0,05). Khác với nghiên cứu của Taylor(22),
uống rượu làm giảm đi cảm giác khi gặp phải
vấn đề khó khăn (p < 0,05).
Liên quan các yếu tố xã hội của người bệnh
với việc tiếp tục uống rượu
Yếu tố xã hội có liên quan đến việc tiếp tục
uống rượu của người dân(18). Người bệnh gan
mạn uống rượu vào dịp kỷ niệm, lễ, sự kiện có
liên quan đến việc tiếp tục uống rượu, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (OR = 0,33; p =
0,016). Ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và
các tỉnh thành Việt Nam nói chung, việc uống
rượu được thể hiện rõ ở những ngày lễ, tết
nguyên đán, đám tiệc: tân gia, cưới hỏi, giỗ
hay các sự kiện ngày càng tăng. Điều này được
Lincoln(12) chứng minh với kết quả nghiên cứu:
lễ, tết, các sự kiện làm tăng nguy cơ uống rượu
của người bệnh (OR = 0,13; p = 0,0161).
Việc tiếp tục uống rượu của người bệnh gan
mạn không liên quan với thói quen, quảng cáo,
gặp bạn bè hay công việc (p > 0,05). Nhưng theo
nghiên cứu của Phong(17)có mối liên quan giữa
uống rượu với mục đích duy trì và cũng cố mối
quan hệ xã hội (p < 0,05). Ở Tây Ban Nha, việc
quảng cáo rượu, bia gây khó khăn cho nhà nước,
và theo Villalbi(24) với kết quả nghiên cứu: có mối
liên quan giữa sự hiện diện của cơ sở cung cấp
rượu, quảng cáo với việc uống rượu, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
KẾT LUẬN
Tất cả người bệnh gan mạn đều uống rượu,
uống nhiều với mức độ có hại, nghiện, phụ
thuộc rượu chiếm 26%, uống với mức độ nguy
cơ có hại 33%. Người bệnh chủ yếu là nam, có
trình độ học vấn thấp. Số người bệnh không bỏ
được rượu chiếm tỷ lệ cao. Nhiều tác động xã
hội, trong đó cả yếu tố khách quan và chủ quan
liên quan đến việc cai rượu. Bên cạnh việc chăm
sóc của nhân viên y tế, cần có sự hỗ trợ của Nhà
nước, cộng đồng xã hội, và người thân, gia đình
để giúp những bệnh nhân mắc bệnh gan giảm
hoặc ngừng uống rượu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Astagneau D, Campese C et al (2005). Hepatitis C Surveillance
System Steering Committee, (2005), "Past excessive alcohol
consumption: a major determinant of severe liver disease
among newly referred hepatitis C virus infected patients in
hepatology reference centers, France", Ann Epidemiol; 15: 551–7.
2. Bộ Y Tế (2016), "Báo cáo đánh giá tác động của chính sách
trong dự luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.", Hà Nội, pp.
9-36.
3. Bộ Y Tế (2016), "Báo cáo tình hình sử dụng rượu bia của Việt
Nam", Cục Y Tế Dự Phòng, Hà Nội, tr. 102-119.
4. Fonseca F, Kulkarni B, Hastak M et al (2018), "An Overview of
Liver Transplant Pathology: Data from a Tertiary Referral
Centre in Western India", Ann Hepatol, 17 (3), pp. 426-436.
5. Giang BK, Minh VH, Peter AT et al (2013), "Alcohol
consumption and household expenditure on alcohol in a rural
district in Vietnam", Global Health Action, 6 (1), pp. 18937.
6. Grant BF, Chou SP, Saha TD et al (2017), "Prevalence of 12-
Month Alcohol Use, High-Risk Drinking, and DSM-IV Alcohol
Use Disorder in the United States, 2001-2002 to 2012 -2013:
Results From the National Epidemiologic Survey on Alcohol
and Related Conditions", JAMA Psychiatry, 74 (9), pp. 911-923.
7. Hsu C, Kowdley KV. (2016), "The Effects of Alcohol on Other
Chronic Liver Diseases", Clin Liver Dis, 20 (3), pp. 581-94.
8. Jones L, Bates G, McCoy E et al (2015), "Relationship between
alcohol-attributable disease and socioeconomic status, and the
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 157
role of alcohol consumption in this relationship: a systematic
review and meta-analysis", BMC Public Health, 15 (1), pp. 400.
9. Kikuchi M, Horie Y, Ebinuma H et al (2015), "Alcoholic Liver
Cirrhosis and Significant Risk Factors for the Development of
Alcohol-related Hepatocellular Carcinoma--Japan, 2012", Nihon
Arukoru Yakubutsu Igakkai Zasshi, 50 (5), pp. 222-34.
10. Lê Thị Kim Ánh, Lê Vũ Anh, Đặng Huy Hoàng, Trần Vũ,
Nguyễn Tiến Thắng (2014), "Nguyên cứu đánh giá kết quả
chương trình can thiệp giảm mức độ sử dụng rượu bia thông
qua việc tham gia của hội viên y tế công cộng người cao tuổi",
Tạp chí y Tế Công Cộng, trang 8-15.
11. Lim S, Vos T, Flaxman AD et al (2012), "A comparative risk
assessment of burden of disease and injury attributable to 67
risk factors and risk factor clusters in 21 regions, 1990 - 2010: a
systematic analysis for the Global Burden of Disease Study
2010", Lancet, pp 380.
12. Lincoln M (2016), "Alcohol and Drinking Cultures in Vietnam:
A Review", Drug and alcohol dependence, 159, pp. 1-8.
13. Mann K, Aubin HJ, Witkiewitz K (2017), "Reduced Drinking in
Alcohol Dependence Treatment, What Is the Evidence?", Eur
Addict Res, 23 (5), pp. 219-230.
14. Mohr CD, McCabe CT, Haverly SN, Hammer LB, Carlson KF
(2018), "Drinking Motives and Alcohol Use: The SERVe Study
of US Current and Former Service Members.", Journal of Studies
on Alcohol and Drugs, pp. 79(1), 79-87.
15. Organization WH (2014), "Global status report on alcohol and
health 2014", World Health Organization.
16. Orui M, Ueda Y, Suzuki Y et al (2017), "The Relationship
between Starting to Drink and Psychological Distress, Sleep
Disturbance after the Great East Japan Earthquake and Nuclear
Disaster: The Fukushima Health Management Survey",
International Journal of Environmental Research and Public Health,
14 (10), pp. 1281.
17. Phong VH. (2013), "A Mixed Methods Analysis of Drinking
Cultures in Northern Vietnam.", PhD dissertation. Department
of Sociology UOE, pp 18-26.
18. Robinson CSH, Fokas K, Witkiewitz K (2018), "Relationship
between empathic processing and drinking behavior in project
MATCH", Addict Behav, 77, pp. 180-186.
19. Singh SP, Padhi PK, Narayan J et al (2016), "Socioeconomic
impact of alcohol in patients with alcoholic liver disease in
eastern India", Indian Journal of Gastroenterology, 35 (6), pp. 419-
424.
20. Tạc Văn Nam (2014), "Thực trạng sử dụng và kiến thức, thái
độ cuả người uống rượu, bia ở thị trấn chợ Rã, huyện Ba Bể,
Tỉnh Bắc Kạn năm 2014.", Trung tâm Truyền thông GDSK Bắc
Kạn, tr. 14-24.
21. Tan VB, Khue NL, Ngoc LVT, Petr Otahal, Velandai S, Mark R,
Nelson TBA, Son TH, Hai NP et al (2016), "Alcohol
Consumption in Vietnam, and the Useof ‘Standard Drinks’ to
Measure Alcohol Intake", Medical Council on Alcohol
22. Taylor P (2001), "Fragments of the Present: Searching for
Modernity in Vietnam’s South. Honolulu:" University of Hawai’i
Press.
23. Tran TDT, Wynter K, Fisher J (2012), "Interactions among
alcohol dependence, perinatal common mental disorders and
violence in couples in rural Vietnam: a cross-sectional study
using structural equation modeling", BMC Psychiatry, pp.
12:148.
24. Villalbi JR, Espelt A, Sureda X et al (2018), "The urban
environment of alcohol: a study on the availability, promotion
and visibility of its use in the neighborhoods of Barcelona",
Adicciones, pp. 950.
25. Walker M, Presky J, Webzell I et al (2016), "Patients with
alcohol-related liver disease--beliefs about their illness and
factors that influence their self-management", J Adv Nurs, 72
(1), pp. 173-85.
26. Yi SW, Hong JS, Yi J et al (2016), "Impact of alcohol
consumption and body mass index on mortality from
nonneoplastic liver diseases, upper aerodigestive tract cancers,
and alcohol use disorders in Korean older middle-aged men:
Prospective cohort study", Medicine (Baltimore), 95 (39), pp.
e4876.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_lien_quan_den_viec_tiep_tuc_uong_ruou_o_nguoi_mac.pdf