Tài liệu Các yếu tố liên quan đến truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 137
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRUYỀN MÁU
Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nguyễn Thị Minh Tâm*, Nguyễn Thanh Hùng*, Lâm Thị Mỹ**
TÓM TẮT
Giới thiệu: Trẻ sơ sinh non tháng có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ dễ bị thiếu máu, số trẻ cần truyền
máu chiếm tỉ lệ cao.
Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu nhập viện Bệnh
viện Nhi đồng 1.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Trẻ sơ sinh non tháng có thiếu máu nhập khoa Sơ sinh và Hồi
sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 7/2015 đến tháng 3/2016 được phân thành 2 nhóm có truyền máu và
không truyền máu.
Kết quả: Tổng cộng có 204 (58,9%) trẻ sơ sinh non tháng bị thiếu máu. Nhóm truyền máu có 161 trẻ
(79%), nhóm không truyền máu có 43 trẻ (21%). Các yếu tố liên quan truyền máu qua phân tích hồi qui Logist...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan đến truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 137
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRUYỀN MÁU
Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nguyễn Thị Minh Tâm*, Nguyễn Thanh Hùng*, Lâm Thị Mỹ**
TÓM TẮT
Giới thiệu: Trẻ sơ sinh non tháng có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ dễ bị thiếu máu, số trẻ cần truyền
máu chiếm tỉ lệ cao.
Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu nhập viện Bệnh
viện Nhi đồng 1.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Trẻ sơ sinh non tháng có thiếu máu nhập khoa Sơ sinh và Hồi
sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 7/2015 đến tháng 3/2016 được phân thành 2 nhóm có truyền máu và
không truyền máu.
Kết quả: Tổng cộng có 204 (58,9%) trẻ sơ sinh non tháng bị thiếu máu. Nhóm truyền máu có 161 trẻ
(79%), nhóm không truyền máu có 43 trẻ (21%). Các yếu tố liên quan truyền máu qua phân tích hồi qui Logistic
đơn biến và đa biến gồm: Tuổi thai < 32 tuần (OR = 3,07; KTC 95%: 1,13-8,32; P = 0,02); CNLS < 1500g (OR =
2,84; KTC 95%: 1,08-7,50; P = 0,03); Suy hô hấp (OR = 2,42; KTC 95%: 1,03-5,72; P = 0,04); Thời gian nằm
viện > 28 ngày (OR = 5,9; KTC 95%: 2,45-14,20; P < 0,001).
Kết luận: Ở những trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu có tuổi thai < 32 tuần, cân nặng lúc sinh < 1500g, suy
hô hấp, thời gian nằm viện > 28 ngày có khả năng truyền máu cao hơn.
Từ khóa: Sinh non, thiếu máu, truyền hồng cầu lắng, các yếu tố liên quan.
ABSTRACT
FACTORS ASSOCIATED WITH RED BLOOD CELL TRANSFUSIONS IN PRETERM INFANTS
IN CHILDREN'S HOSPITAL 1
Nguyen Thi Minh Tam, Nguyen Thanh Hung, Lam Thi My
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 137 - 143
Background: Preterm infants are at greater risk of developing anemia and need a red blood transfusion with
high percentage.
Objective: Determine factors associated with red blood cell transfusions in preterm infants in
Children's Hospital 1.
Methods: Cross-sectional study. Preterm infants whose gestational age is < 37 weeks and who were
hospitalized in Neonatal and Neonatal Intensive Care Units department in Children's Hospital 1 from July 2015
to March 2016 was analyzed.
Results: A total of 204 (58.9%) preterm infants with anemia, a group of 161 (79%) transfused preterm
infants and a group of 43 non-transfused. Factors significantly associated with red blood cell transfusions
were evaluated using univariate and multiple logistic regression analysis including gestational age <32
weeks (OR = 3.07; 95% CI 1.13 to 8.32; P = 0.02); CNLS <1500 g (OR = 2.84; 95% CI 1.08 to 7.50; P =
0.03); Respiratory failure (OR = 2.42; 95% CI 1.03 to 5.72; P = 0.04); > 28 days of hospitalization (OR =
5.9; 95% CI 2.45 to 14.20; P <0.001).
* Bệnh viện Nhi đồng 1 ** Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Minh Tâm ĐT: 0909867827 Email: tamntm146@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 138
Conclusions: Preterm infants whose gestational age is < 32 weeks, birth weight <1500g, respiratory failure,
length of hospital stay> 28 days with anemia, were significantly associated with the indication for red blood cell
transfusions in preterm newborns.
Keywords: Preterm infants, Anemia, Red blood cell transfusion, Risk factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ sơ sinh non tháng có nhiều yếu tố nguy
cơ dẫn đến trẻ dễ bị thiếu máu, số trẻ cần truyền
máu chiếm tỉ lệ cao. Năm 2007, theo tác giả
Nguyễn Thị Hoài Hương và cộng sự(10), tỉ lệ
truyền máu ở trẻ cân nặng lúc sinh < 1500g nhập
viện tại Bệnh viện Từ Dũ là 42,2%. Năm 2015,
theo nghiên cứu của tác giả Lê Nguyễn Nhật
Trung(7), tỉ lệ truyền hồng cầu lắng ở trẻ sinh non
có tuổi thai từ 26-34 tuần nhập viện tại Bệnh viện
Nhi đồng 2 là 38,1%. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này với mục tiêu khảo sát các yếu tố liên
quan đến truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng
thiếu máu nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
tháng 7/2015 đến tháng 3/2016, nhằm có thể góp
phần vào công tác phòng ngừa thiếu máu và
giảm truyền máu ở nhóm trẻ đặc biệt này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
Tất cả trẻ sơ sinh non tháng có thiếu máu
nhập khoa Sơ Sinh và khoa Hồi Sức Sơ Sinh
Bệnh viện Nhi đồng 1 trong thời gian từ tháng
7/2015 đến tháng 3/2016 được đưa vào nghiên
cứu và phân thành 2 nhóm có truyền máu và
không truyền máu khi thỏa tiêu chí chọn mẫu:
Tuổi thai < 37 tuần; Được chẩn đoán thiếu máu
dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: Li bì, da niêm tái
nhợt, thở nhanh, có cơn ngừng thở kèm chậm
nhịp tim, tim nhanh, chậm tăng cân và/hoặc mức
hematocrit hoặc nồng độ hemoglobin nhỏ hơn
2SD trung bình dưới đối với ngày tuổi (theo
bảng Phụ lục 1). Trẻ được chỉ định truyền máu
dựa vào dấu hiệu lâm sàng và mức Hb (hoặc
Hct) theo Phác đồ xử trí sơ sinh bệnh lý tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1 (theo bảng Phụ lục 2).
Tiêu chí loại trừ
Tử vong trong vòng 24 giờ đầu tiên sau nhập
viện; Tim bẩm sinh phức tạp; Không được sự
đồng ý tham gia của gia đình bé. Số liệu được
nhập bằng phần mềm epidata 3.1 và phân tích
bằng phần mềm stata 13. Các biến số sau được
phân tích: địa chỉ, giới tính, tuổi thai lúc sinh,
cân nặng lúc sinh, chỉ số apgar 5 phút, kiểu
sinh, bệnh lý mẹ, da niêm tái nhạt, cơn ngừng
thở, suy hô hấp, viêm phổi, bệnh phổi mạn,
nhiễm trùng huyết, xuất huyết tiêu hóa, xuất
huyết não, bệnh lý võng mạc sinh non (ROP)
và thời gian nằm viện kéo dài. So sánh các dữ
liệu giữa hai nhóm truyền máu và không
truyền máu bằng: phép kiểm Chi-bình
phương khi so sánh 2 tỉ lệ của 2 nhóm với cỡ
mẫu lớn cho các biến số định tính. phép kiểm
Fisher’s exact cho biến định tính khi so sánh
hai tỉ lệ với cỡ mẫu nhỏ. phép kiểm phi tham
số Wilcoxon Rank-Sum test khi so sánh giá trị
trung bình của hai nhóm dùng trong trường
hợp biến số có phân phối không chuẩn. phép
kiểm T - test khi so sánh 2 số trung bình của 2
nhóm độc lập với cỡ mẫu lớn cho các biến số
định lượng có phân phối chuẩn. phân tích hồi
qui logistic đơn biến và đa biến để xác định
các yếu tố liên quan đến truyền máu. sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 7/2015 đến tháng
3/2016, chúng tôi thu nhận được 204 trẻ sơ sinh
non tháng thiếu máu thỏa tiêu chí chọn mẫu.
Trong đó có 161 trẻ (79%) nhận truyền máu và 43
trẻ (21%) không nhận truyền máu.
Đặc điểm nghiên cứu
Trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai < 32 tuần
và cân nặng lúc sinh < 1500g chiếm tỉ lệ truyền
máu cao (90,2% và 73,3% tương ứng), sự khác
biệt giữa các tỉ lệ về tuổi thai và cân nặng lúc
sinh của hai nhóm truyền máu và không
truyền có ý nghĩa thống kê (P <0,001). Không
có sự khác biệt về tỉ lệ giới tính, sinh mổ, chỉ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 139
số apgar thấp (< 7 điểm), kiểu sinh và bệnh lý mẹ giữa hai nhóm.
Bảng 1. So sánh tỉ lệ các đặc điểm về dịch tễ và cơ địa ở trẻ sinh non thiếu máu có truyền máu và không truyền.
Đặc điểm Nhóm truyền máu (n=161) n (%) Nhóm không truyền (n=43) n (%) P
Địa chỉ
Tp.HCM 36 (22,4) 12 (27,9) 0,4
(a)
Nơi khác 125 (77,6) 31 (72,1)
Giới tính
Nam 95 (59,0) 20 (46,5) 0,1
(a)
Nữ 66 (41,0) 23 (53,5)
Tuổi thai
lúc sinh
TB ± SD (tuần) 29,4 ± 2,4 31,5 ± 2,9 <0,001
(c)
< 28 tuần 55 (34,2) 8 (18,6) <0,001
(a)
28-< 32 tuần 90 (56) 19 (44,2)
32-< 34 tuần 11 (6,8) 7 (16,3)
34-<37 tuần 5 (3) 9 (20,9)
Cân nặng
lúc sinh
TB ± SD (g) 1331 ± 377 1727 ± 531 <0,001
(c)
< 1500gr 118 (73,3) 17 (39,5) <0,001
(a)
1500-2499gr 41 (25,5) 20 (46,5)
≥ 2500gr 2 (1,2) 6 (14,0)
Chỉ số
Apgar 5ph
< 7 điểm 29 (18) 3 (7) 0,3
(b)
≥ 7 điểm 20 (12,4) 5 (11,6)
Không rõ 112 (69.6) 35 (81,4)
Kiểu sinh
Sinh thường 106(65,8) 28 (65) 0,7
(a)
Sinh mổ 42(26,1) 13 (30,2)
Sinh can thiệp 13(8,1) 2(4,8)
Bệnh lý
mẹ
Cao huyết áp 19 (11,8) 1 (2,3)
Đái tháo đường 6 (3,7) 4 (9,3)
(a) Phép kiểm chi-bình phương; (b) Phép kiểm Fisher’s exact. (c) Phép kiểm Wilcoxon rank-sum test.
Bảng 2. So sánh tỉ lệ các đặc điểm về dấu hiệu lâm sàng, bệnh lý đi kèm và yếu tố nguy cơ ở nhóm có truyền máu
và không truyền.
Dấu hiệu lâm sàng - Yếu tố nguy cơ Nhóm truyền máu n (%) Nhóm không truyền n (%) P
Da niêm tái nhợt 89 (55,3) 2 (4,6) <0,001
(a)
Xuất huyết 56 (34,8) 10 (23,3) 0,1
(a)
Suy hô hấp 116 (72,1) 19 (44,2) 0,001
(a)
Cơn ngưng thở 27 (16,8) 7 (16,3) 1
(b)
COĐM 25 (15,5) 3 (6,9) 0,05
(b)
Xuất huyết tiêu hóa 33 (20,5) 4 (9,3) 0,1
(b)
XH não độ 1-2 22 (13,6) 6 (13,9) 1
(b)
XH não độ 3-4 3 (1,8) 0(0) 1
(b)
VRHT 11 (6,8) 0(0) 0,1
(b)
Nhiễm trùng huyết 71 (44,1) 11 (25,6) 0,02
(a)
NT sớm 21 (13) 4 (9,3) 0,7
(b)
NT muộn 50 (31.1) 7 (16,3) 0,7
(b)
NTH cấy máu (+) 12 (7,5) 3 (6,9) 1
(b)
Viêm phổi 140 (86,9) 30 (69,8) 0,007
(a)
Bệnh phổi mạn 57 (35,4) 6 (13,9) 0,007
(a)
Viêm màng não 12 (7,45) 0 (0) 0,07
(b)
ROP 92 (57,1) 17 (39,5) 0,04
(a)
(a) Phép kiểm Chi-bình phương; (b) Phép kiểm Fisher’s exact.
Tỉ lệ da niêm tái nhợt, suy hô hấp, nhiễm
trùng huyết, viêm phổi, bệnh phổi mạn và bệnh
lý võng mạc sinh non (ROP) ở nhóm có truyền
máu cao hơn nhóm không truyền có ý nghĩa
thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 140
Các yếu tố liên quan đến truyền máu ở trẻ
sơ sinh non tháng thiếu máu
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến truyền máu qua
phân tích hồi qui logistic đơn biến:
Yếu tố Odds ratio KTC 95% p
Tuổi thai < 32 tuần 4,53 2,19-9,35 < 0,001
CNLS < 1500g 4,19 2,07-8,48 < 0,001
Suy hô hấp 3,15 1,58-6,31 0,001
Nhiễm trùng huyết 2,29 1,08-4,86 0,02
Viêm phổi 2,73 1,24-6,04 0,01
Bệnh phổi mạn 3,38 1,34-8,49 0,004
ROP 2,03 1,02-4,05 0,03
Hỗ trợ hô hấp 2,98 1,48-6,00 0,002
Thở oxy 2,75 1,36-5,56 0,003
Thở NCPAP 2,11 1,02-4,34 0,03
Thời gian
nằm viện
> 7 ngày 5,16 1,32-20,15 < 0,02
> 14 ngày 7,17 3,24-15,85 < 0,001
> 28 ngày 7,54 3,45-16,50 < 0,001
> 60 ngày 12,53 1,66-94,17 < 0,001
Qua kết quả phân tích hồi qui logistic đơn
biến, chúng tôi ghi nhận các yếu tố chỉ điểm
liên quan đến truyền máu ở trẻ sơ sinh non
tháng thiếu máu gồm: tuổi thai < 32 tuần,
CNLS < 1500g, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết,
viêm phổi, bệnh phổi mạn, ROP, hỗ trợ hô hấp
và thời gian nằm viện kéo dài. Mô hình phân
tích hồi qui logistic đa biến của chúng tôi bao
gồm các biến số qua phân tích hồi qui logistic
đơn biến thấy có liên quan với truyền máu ở
trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu (Bảng 3), cùng
với các biến số qua phân tích hồi qui logistic
đơn biến có giá trị P < 0,25 như là biến số thở
máy (P = 0,1) và các biến số từng được mô tả
trong y văn có liên quan đến truyền máu ở trẻ
sinh non như là cơn ngừng thở, viêm ruột hoại
tử, xuất huyết não.
Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến truyền máu qua
phân tích hồi qui logistic đa biến.
Yếu tố Odds ratio KTC 95% p
Tuổi thai < 32 tuần 3,07 1,13-8,32 0,02
CNLS < 1500g 2,84 1,08-7,50 0,03
Suy hô hấp 2,42 1,03-5,72 0,04
Thời gian nằm viện > 28
ngày
5,90 2,45-14,20 < 0,001
BÀN LUẬN
Về đặc điểm dịch tễ và cơ địa trẻ sinh non
thiếu máu
Tỉ số giữa nam: nữ của 204 trẻ thiếu máu
trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,29: 1, trong
nhóm truyền máu là 1,44: 1. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ nam và nữ
được truyền máu. Kết quả này tương tự so với
nghiên cứu của tác giả Podraza(11) ở nhóm trẻ
sinh non truyền máu là 1,43: 1.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung
bình tuổi thai lúc sinh ở trẻ sinh non thiếu
máu là 29,9 ± 2,5 tuần, chiếm tỉ lệ cao nhất ở
nhóm trẻ có tuổi thai < 32 tuần (84,3%). Trung
bình tuổi thai lúc sinh ở nhóm trẻ truyền máu
là 29,4 ± 2,4 tuần khác biệt so với nhóm không
truyền có ý nghĩa thống kê (P < 0,001, bảng
3.2). Tác giả dos Santo AM và cộng sự(3) cho
thấy trung bình tuổi thai ở trẻ truyền máu là
29,2 ± 2,7 tuần. Theo nghiên cứu của tác giả
Jeon GW và cộng sự(6) cho thấy khi tuổi thai và
cân nặng lúc sinh giảm, thiếu máu sinh non
trở nên nặng hơn và nguy cơ của sự cần thiết
phải truyền hồng cầu tăng lên. Tác giả
Miyashiro AM và cộng sự(9) thấy truyền máu
có liên quan tuổi thai: cứ 1 tuần tuổi thai giảm
thì nguy cơ truyền máu tăng 6,1%. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số trẻ thiếu
máu ở nhóm trẻ sơ sinh non tháng có CNLS <
1500g là 135 trẻ, chiếm tỉ lệ cao (135/204 =
66,2%) so với trẻ có cân nặng lớn hơn và tỉ lệ
truyền máu ở nhóm trẻ này cao hơn gần gấp 3
lần so với nhóm trẻ có CNLS ≥ 1500g (73,3% so
với 26,7%). Kết quả này tương tự so với kết
luận trong nghiên cứu của tác giả Strauss
RG(13) ở trẻ CNLS < 1500g có tỉ lệ truyền máu
gấp 3 lần so với trẻ có cân nặng lớn hơn.
Nghiên cứu của tác giả Podraza(11) ở 190 trẻ
sinh non trong tổng số 216 trẻ sơ sinh truyền
máu tại các khoa hồi sức sơ sinh của Ba lan, tỉ
lệ truyền máu ở trẻ sinh non có CNLS < 1500g
và CNLS ≥ 1500g là 64,7% và 35,3% tương ứng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 141
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung
bình cân nặng lúc sinh ở nhóm truyền máu là
1331g ± 377 và ở nhóm không truyền máu là
1727g ± 531, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (P < 0,001, bảng 3.2). Theo nghiên cứu
Zhigun Zhang và cộng sự(14) thực hiện ở trẻ có
tuổi thai ≤ 32 tuần và CNLS ≤ 1500g thì trung
bình cân nặng lúc sinh ở nhóm truyền máu là
1316,9g ± 184,6 và ở nhóm không truyền máu
là 1539,6 ± 172,6 và sự khác biệt này cũng có ý
nghĩa thống kê (P < 0,00001).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trẻ có
chỉ số apgar thấp tại thời điểm 5 phút ở trẻ sinh
non thiếu máu là 16% trong đó ở nhóm trẻ có
truyền máu là 18% và ở nhóm không truyền
máu là 7%. Tỉ lệ này ở nhóm trẻ có truyền máu
không khác biệt so với nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Thị Hoài Hương(10) và Podraza(11) là
18,6% và 15,3% tương ứng. Tuy nhiên, vì tỉ lệ
không ghi nhận thông tin chỉ số apgar cao (69,6%
ở nhóm truyền máu và 81,4% ở nhóm không
truyền) nên chúng tôi khó đánh giá đây có phải
là yếu tố liên quan truyền máu hay không. Theo
tác giả Fabres và cộng sự(5) nghiên cứu ở 546 trẻ
nhẹ cân được truyền máu cho thấy cùng với tuổi
thai, cân nặng thì chỉ số apgar thấp cũng là yếu
tố liên quan truyền máu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ
lệ trẻ sinh mổ ở nhóm truyền máu so với nhóm
không truyền (26,4% so với 31% tương ứng, P =
0,7). Tỉ lệ sinh thường ở nhóm truyền máu và
nhóm không truyền lần lượt là 65,4% và 64,3%.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Hương
về truyền máu ở trẻ sơ sinh cũng cho thấy không
có sự khác biệt giữa tỉ lệ trẻ sinh thường được
truyền máu với tỉ lệ trẻ sinh mổ được truyền
máu. Tuy nhiên, theo tác giả Podraza cho thấy tỉ
lệ trẻ sinh mổ được truyền máu ở nhóm trẻ sinh
non là 75,8%. Nghiên cứu của tác giả Zhang
Zhiqun(14) ở 231 trẻ sinh non ≤ 32 tuần và ≤ 1500g
cho thấy tỉ lệ sinh thường ở nhóm truyền máu là
29,2 % thấp hơn so với kết quả của chúng tôi.
Bảng 5. So sánh kiểu sinh với các tác giả.
Kiểu sinh
Chúng tôi n = 204
(non tháng)
Hoài Hương n = 59
(non + đủ tháng)
Podraza W. n = 190
(non tháng)
Sinh thường (%) 65,4 50,8 24,2
Sinh mổ (%) 26,4 45,8 75,8
Sinh thủ thuật khác (%) 8,4 3,4 0
Tỉ lệ mẹ bệnh cao huyết áp bao gồm cao
huyết áp thai kỳ ở trẻ sinh non thiếu máu
trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,8%, nhóm
truyền máu và nhóm không truyền lần lượt là
11,9% và 2,3% thấp hơn so với tác giả Zhang
Zhiqun (25,5% ở nhóm truyền và 33% ở nhóm
không truyền, P= 0,22). Tỉ lệ mẹ bệnh đái tháo
đường ở nhóm truyền máu trong nghiên cứu
của chúng tôi (3,7%) tương tự với tác giả
Zhang Zhiqun (3,6%). Chúng tôi nhận thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
bệnh lý mẹ giữa 2 nhóm truyền máu và nhóm
không truyền (P = 0,4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ các
bệnh lý kèm như hội chứng suy hô hấp, viêm
phổi, bệnh phổi mạn, nhiễm trùng huyết, bệnh
lý võng mạc sinh non ở trẻ sơ sinh non tháng
thiếu máu chiếm tỉ lệ cao. Ở nhóm truyền máu, tỉ
lệ các bệnh lý trên cao hơn nhóm không truyền
có ý nghĩa thống kê (Bảng 2). Nghiên cứu của tác
giả dos Santos và cộng sự(4) cũng cho thấy tỉ
lệ hội chứng suy hô hấp, nhiễm trùng khởi
phát sớm và muộn, bệnh phổi mạn, xuất
huyết não, bệnh lý võng mạc sinh non ở
nhóm truyền máu cao hơn nhóm không
truyền. Ngoài ra tác giả còn nhận thấy ở
nhóm truyền máu có thời gian thở máy, nuôi
ăn tĩnh mạch kéo dài và số ngày nằm viện
nhiều hơn ở nhóm không truyền.
Các yếu tố liên quan truyền máu ở trẻ sơ
sinh non tháng thiếu máu trong nghiên cứu của
chúng tôi qua phân tích hồi qui logistic đơn biến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 142
bao gồm: tuổi thai thấp < 32 tuần, cân nặng lúc
sinh < 1500g, suy hô hấp, viêm phổi, bệnh phổi
mạn, nhiễm trùng huyết, ROP, thở oxy, thở
NCPAP, thời gian nằm viện kéo dài (Bảng 3).
Theo tác giả dos Santos AM và cộng sự(1) các
yếu tố liên quan chỉ định truyền máu bao gồm:
tuổi thai thấp, cơn ngừng thở, nhiễm trùng
huyết lâm sàng, xuất huyết não mức độ trung
bình/nặng, viêm ruột hoại tử, loạn sản phế quản
phổi, thời gian nằm viện kéo dài.
Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến
cho thấy các yếu tố liên quan đến truyền máu ở
trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu như sau:
Những trẻ có tuổi thai lúc sinh < 32 tuần có
khả năng truyền máu tăng gấp 3 lần (KTC 95%:
1,13-8,32; P = 0,02).
Những trẻ có CNLS < 1500g có khả năng
truyền máu tăng gấp 2,8 lần (KTC 95%: 1,08-7,50;
P = 0,03).
Những trẻ có suy hô hấp có khả năng
truyền máu tăng gấp 2,4 lần (KTC 95%: 1,03-
5,72; P = 0,04).
Những trẻ có thời gian nằm viện > 28 ngày
có khả năng truyền máu tăng gấp 6 lần (KTC
95%: 2,45-14,20; P < 0,001).
Chúng tôi đã xem xét khả năng tương tác
giữa các biến số trong mô hình hồi quy logistic
đa biến, kết quả cho thấy không có sự tương tác
một cách có ý nghĩa giữa các biến số này.
Những hạn chế trong nghiên cứu của chúng
tôi là do thiết kế nghiên cứu cắt ngang nên
không xác định được mối liên quan nguyên
nhân-hậu quả giữa các biến số trên và truyền
hồng cầu lắng và chúng tôi chưa thống kê
được lượng máu mất do chích ở các trẻ sinh
non nằm viện nhiều ngày.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ truyền hồng cầu lắng ở trẻ sơ sinh non
tháng thiếu máu là 79%; Ở trẻ có tuổi thai < 32
tuần và cân nặng lúc sinh < 1500g tỉ lệ truyền
hồng cầu lắng lần lượt là 82,6% và 73,3%.
Những trẻ sơ sinh non tháng thiếu máu có
tuổi thai lúc sinh < 32 tuần, CNLS < 1500g, suy hô
hấp, thời gian nằm viện > 28 ngày có khả năng
truyền máu lần lượt tăng gấp 3; 2,8; 2,4; 6 lần
tương ứng.
PHỤ LỤC
Bảng 6: Mức Hb và Hct chẩn đoán thiếu máu
Ngày tuổi Hb (g/dl) Hct (%)
Lúc sinh (máu dây rốn) < 13,5 < 42
1-3 ngày < 14,5 < 45
14 ngày < 13,4 < 41
30 ngày < 10,7 < 33
60 ngày < 9,4 < 28
(Nguồn: Shilkofski, 2005(12)).
Bảng 7: Chỉ định truyền máu ở trẻ sơ sinh bệnh lý tại khoa Hồi Sức sơ sinh và khoa Sơ sinh Bệnh
viện Nhi đồng 1.
Lâm sàng Hct (%) Hb (g/dl)
Sốc do mất máu cấp Không dựa vào
Có dấu hiệu suy hô hấp -
tim mạch (tim nhanh, thở
nhanh, SpO2 dao động)
Trẻ vẫn SHH dù đã thở máy, hạ HA, sốc, CN < 1000g trong tuần đầu < 40 < 12
Cần cung cấp oxy với FiO2> 30%, hoặc có cơn ngưng thở và chậm nhịp tim. < 35 < 11,5
Cần cung cấp oxy với FiO2 ≤ 30%.
< 30 < 10
< 6 tuần tuổi, ổn định
Có cơn ngưng thở tái phát và chậm nhịp tim hoặc không tăng cân trong 4 ngày
Cần phẩu thuật hoặc hậu phẫu.
> 6 tuần tuổi, ổn định
Có cơn ngưng thở tái phát và chậm nhịp tim hoặc không tăng cân trong 1 tuần
Cần phẩu thuật hoặc hậu phẫu.
Trẻ sinh non / nhẹ cân.
< 25 < 7
Nguồn: Cam Ngọc Phượng (2008)(2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 143
Bảng 8: Bảng hướng dẫn truyền máu ngoài nước
HCT (%) Hb (g/dL) HỖ TRỢ VÀ/HOẶC TRIỆU CHỨNG HÔ HẤP THỂ TÍCH TRUYỀN
≤ 35 ≤ 11 Trẻ cần thở máy ≥ trung bình (có nghĩa là P > 8 cm H2O và FIO2 > 40%). 15mL/kg HCL* trong 2-4 giờ
≤ 30 ≤ 10
Trẻ cần hỗ trợ hô hấp (thở máy bất kỳ hoặc ECPAP/NCPAP với P > 6 cm
H2O và FIO2 ≤ 40%
15mL/kg HCL* trong 2-4 giờ
≤ 25 ≤ 8
Trẻ sơ sinh không cần thở máy nhưng đang được thở oxy hoặc CPAP với
FIO2 ≤ 40% và có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau:
• ≤ 24 giờ nhịp tim nhanh (nhịp tim > 180 nhịp/phút) hoặc thở nhanh (Nhịp
thở > 80 nhịp/phút).
• Cần tăng oxy từ 48 giờ trước đó, được định nghĩa là tăng gấp ≥ 4 lần lưu
lượng oxy canuala mũi (ví dụ từ 0,25 đến 1 L/phút) hoặc tăng áp lực
NCPAP ≥ 20% so với 48 giờ trước đó (ví dụ 5-6 cm H2O).
• Tăng cân < 10 g/kg/ngày trong 4 ngày trước đó khi cho trẻ nhận ≥ 100
kcal/kg/ngày.
• Sự gia tăng cơn ngưng thở và nhịp tim chậm (> 9 cơn ngưng thở trong
24 giờ hoặc ≥ 2 cơn ngưng thở trong 24 giờ đòi hỏi thở qua mask có túi
dự trữ) trong khi trẻ sơ sinh đang được điều trị methylxanthine.
• Cần phẫu thuật
20mL/kg HCL* trong 2-4 giờ
(chia thành 2 lần, mỗi lần
10ml/kg nếu trẻ có nguy
cơ quá tải).
≤ 20 ≤ 7 Không có triệu chứng và số hồng cầu lưới tuyệt đối <100.000 tế bào/ml.
20mL/kg HCL* trong 2-4 giờ
(chia thành 2 lần, mỗi lần
10ml/kg)
Nguồn: Maheshwari Akhil, Carlo A. Waldemar (2016)(8). HCL*: Hồng cầu nên được chiếu xạ trước truyền.
From Ohls RK, Ehrenkranz RA, Wright LL, et al: Effects of early erythropoietin therapy on the transfusion requirements of
preterm infants below 1250 grams birth weight: a multicenter, randomized, controlled trial, Pediatrics 108:934–942, 2001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Văn Cam (2013). “Truyền máu và sản phẩm của máu”.
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013, Bệnh viện Nhi đồng 1, NXB Y học,
tr. 852-853.
2. Cam Ngọc Phượng, Phạm Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thu Tịnh
và các cộng sự (2008). “Truyền máu và các sản phẩm của
máu”. Phác đồ xử trí sơ sinh bệnh lý tại bệnh viện Nhi đồng 1, tr.
23-24.
3. dos Santos AM, Guinsburg R, de Almeida MF, Procianoy
RS, Marba ST, Ferri WA, et al (2015). “Factors associated with
red blood cell transfusions in very-low-birth-weight preterm
infants in Brazilian neonatal units”. BMC Pediatr. 15:113.
4. dos Santos AM, Guinsburg R, Procianoy RS, dos Sadeck S.R
Lílian, Netto AA et al (2010). “Variability on red blood cell
transfusions practices among Brazilian neonatal intensive care
units”. Transfusion 50: 150:159.
5. Fabres J, Wehrli G, Marques MB, Phillips V, Dimmitt RA,
Westfall AO, et al (2006). “Estimating blood needs for very-
low-birth-weight infants”. Transfusion. 46(11):1915-20.
6. Jeon Ga Won, Sin Jong Beom (2013). “Risk Factors of
Transfusion in Anemia of Very Low Birth Weight Infants”.
Yonsei Med J. 54(2): 366–73.
7. Lê Nguyễn Nhật Trung (2015). “Khảo sát kết quả điều trị trẻ sơ
sinh sinh non 26-34 tuần tuổi thai tại bệnh viện nhi đồng 2”.
Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường ĐH Y khoa Phạm
Ngọc Thạch.
8. Maheshwari Akhil, Carlo A. Waldemar (2016). “Blood
Pediatrics Disorders”. Nelson Textbook Of Pediatrics, 20th Edition,
chapter 103, pp. 880-883.
9. Miyashiro AM, Santos N, Guinsburg R, et al (2005). “Strict red
blood cell transfusion guideline reduces the need for
transfusions in very-low-birthweight infants in the first 4 weeks
of life: a multicentre trial”. Vox Sang. 88(2):107-13.
10. Nguyễn Thị Hoài Hương (2009). “Tình hình truyền máu sơ
sinh tại khoa sơ sinh Từ Dũ năm 2006-2007”. Tạp chí Y học Tp
Hồ Chí Minh, tập 13-số 1.
11. Podrazaa W, Nowakb J, Domeka H, et al (2006). “Neonatal
RBC Transfusions – Comparison of Two Patterns”. Transfus
Med Hemother.33:515–519.
12. Shilkofski (2005). “Anemia pediatric” Harriet Lane Handbook,
17th ed, Mosby, p.337.
13. Strauss RG (1995). “ Red blood cell transfusion practices in the
neonate”. Clin perinatol; 22-32.
14. Zhiqun Z, Xianmei H, Hui L (2014). “Associationbetween Red
Blood Cell Transfusion and Bronchopulmonary Dysplasia in
Preterm Infants”. Scientific Report; 4: 43-40.
Ngày nhận bài báo: 23/01/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_lien_quan_den_truyen_mau_o_tre_so_sinh_non_thang.pdf