Các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ 3-5 tuổi ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Nghiên cứu bệnh chứng

Tài liệu Các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ 3-5 tuổi ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Nghiên cứu bệnh chứng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 200 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ 3-5 TUỔI Ở THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG: NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG Trương Thanh Yến Châu*, Trần Minh Hoàng**, Phạm Nhật Tuấn***, Nguyễn Đỗ Nguyên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề Bệnh béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với sức khoẻ cộng đồng trong thế kỷ 21. Việc xác định các yếu tố nguy cơ béo phì ở trẻ em là cần thiết để xây dựng những Chương trình can thiệp phòng chống tại địa phương hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ 3-5 tuổi tại các trường mẫu giáo thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2017. Phương pháp Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện, với bệnh là có TCBP và chứng là không có TCBP được chọn ngẫu nhiên hệ thống trên một nghiên cứu cắt ngang toàn bộ dân số trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang theo học ở 59 trường mẫu giáo năm 2017....

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ 3-5 tuổi ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Nghiên cứu bệnh chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 200 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ 3-5 TUỔI Ở THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG: NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG Trương Thanh Yến Châu*, Trần Minh Hoàng**, Phạm Nhật Tuấn***, Nguyễn Đỗ Nguyên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề Bệnh béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với sức khoẻ cộng đồng trong thế kỷ 21. Việc xác định các yếu tố nguy cơ béo phì ở trẻ em là cần thiết để xây dựng những Chương trình can thiệp phòng chống tại địa phương hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ 3-5 tuổi tại các trường mẫu giáo thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2017. Phương pháp Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện, với bệnh là có TCBP và chứng là không có TCBP được chọn ngẫu nhiên hệ thống trên một nghiên cứu cắt ngang toàn bộ dân số trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang theo học ở 59 trường mẫu giáo năm 2017. Đối tượng nghiên cứu là các phụ huynh là cha, mẹ của các trẻ trong nghiên cứu, được phỏng vấn theo bộ câu hỏi cấu trúc đã thiết kế sẵn vào giờ đón trẻ tại trường học. Các thông tin chưa thu thập đầy đủ, phỏng vấn viên xin số điện thoại của phụ huynh để liên hệ lại điền cho đầy đủ. Phép kiểm chi bình phương được sử dụng để so sánh sự khác biệt tỉ lệ thừa cân, béo phì giữa các nhóm bệnh, chứng. Sử dụng hồi quy Logistic có điều kiện trong nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp tuổi, giới để phân tích các yếu tố liên quan đến TCBP. Những biến số có p<0,05 trong phân tích đơn biến sẽ được đưa vào phân tích đa biến. Kết quả Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ 3 – 5 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương là trẻ sinh nặng > 4.000gr, bú sữa ngoài hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thời gian xem thiết bị điện tử > 1 giờ/ ngày, trẻ háu ăn, trẻ thích uống nước trái cây tự nhiên. Các yếu tố bảo vệ là: thời gian vận động > 2 giờ/ ngày và thời gian ăn một bữa ăn tăng thêm 15 phút. Kết luận Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo thành phố Thủ Dầu Một, và có thể được xem là những nội dung truyền thông cần thiết, cần tập trung trong chương trình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo trong những năm tiếp theo. Từ khóa thừa cân, béo phì, trẻ mẫu giáo, thành phố Thủ Dầu Một ABSTRACT ASSOCIATION OF OVERWEIGHT AND OBESITY IN CHILDREN 3-5 YEARS OLD: A CASE – CONTROL STUDY Truong Thanh Yen Chau, Tran Minh Hoang, Pham Nhat Tuan, Nguyen Do Nguyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 200-208 Background Obesity in children is one of the most serious challenges to public health in the 21st century. Identification of obesity risk factors in children is needed to develop effective local intervention programs. Objective To determine the associations of overweight and obesity of kindergarten children aged 3-5 years in Thu Dau Mot city, Binh Duong province in 2017. Methods Case study was conducted on a cross-sectional study of the entire population of children 3-5 years *Trung tâm Y tế TP. Thủ Dầu Một **Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương ***Bộ môn Dịch Tễ, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Trương Thanh Yến Châu ĐT: 0919890894 Email: truongthanhyenchau@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 201 old at 59 kindergartens in 2017. The research subjects were the parents of the children in the study who were interviewed in structured questionnaires designed at the time of receiving the child at school. The information is not fully collected, the interviewer is requesting a phone number from the parent to complete the contact. Chi square test was used to compare differences in overweight and obesity among disease groups. Conditional logistic regression in paired gender-matched case-control study was uesed to analyze factors related to overweight, obesity. Values of p <0.05 in single-variable analysis were included in multivariate analysis. Results Factors related to overweight and obesity in 3 - 5 year old children in Thua Thien Hue city, Binh Duong province are birth weight> 4.000gr, full breastfeeding for the first 6 months, electronic time watching> 1 hour a day, gluttony, children like natural fruit juice. The protective factors are: active time> 2 hours / day and time to eat a meal for 15 minutes Conclusions The results of the study identified factors related to overweight obesity in pre-school children in Thu Dau Mot, and could be considered as essential communication materials, focusing on preventive intervention programs. Overweight in pre-school children in the following years. Key words: overweight, obesity, kindergarten children, Thu Dau Mot city ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với sức khoẻ cộng đồng trong thế kỷ 21. Trên toàn cầu, vào năm 2016, số trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân ước tính trên 41 triệu người. Gần một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân sống ở châu Á và một phần tư sống ở Châu Phi. Trẻ thừa cân và béo phì (TCBP) có thể bị béo phì ở tuổi trưởng thành và có xu hướng phát triển các bệnh không lây như đái tháo đường và các bệnh tim mạch ở tuổi trẻ hơn. Thừa cân và béo phì, cũng như các bệnh liên quan của họ, phần lớn là có thể ngăn ngừa được. Phòng ngừa béo phì ở trẻ em cần được ưu tiên cao(14). Việt Nam hiện nay, tỷ lệ TCBP cũng đang gia tăng nhanh. Theo báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010 của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ TCBP ở trẻ em dưới 5 tuổi là 5,6%, vượt mức khống chế 5% (đặt ra trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010). Từ năm 2001 đến năm 2010, tỉ lệ này, ở nông thôn tăng từ 0,5% lên 4,2% và ở thành thị tăng từ 0,86% lên 6,5%(10). Nghiên cứu của Phùng Đức Nhật công bố năm 2008 cho thấy, tỉ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi TCBP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 21,1%(8). Nghiên cứu của Tạ Văn Trầm và cộng sự năm 2012 cho thấy tỷ lệ TCBP ở trẻ 4- 6 tuổi đang học mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang là 21,24%(9). Còn nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Nhanh và cộng sự năm 2014 đã cho thấy tỉ lệ TCBP ở trẻ từ 5 đến 6 tuổi ở thành phố Long Xuyên là 17,4%(7). Hầu hết các nghiên cứu nhận định rằng trẻ em bị TCBP có liên quan đến chế độ dinh dưỡng và vận động. Nhằm xác định các yếu tố liên quan đến TCBP của trẻ 3 – 5 tuổi với bệnh béo phì trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành Đề tài “Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của trẻ 3 – 5 tuổi ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Nghiên cứu bệnh chứng” tại các trường mẫu giáo trên địa bàn. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện, với nhóm bệnh là trẻ có TCBP được chọn ngẫu nhiên hệ thống trên danh sách trẻ thừa cân, béo phì của một nghiên cứu cắt ngang toàn bộ dân số trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang theo học ở 59 trường mẫu giáo năm 2017 và chọn nhóm chứng là những trẻ không TCBP học cùng lớp và cùng giới tính với trẻ nhóm bệnh, được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn; với tỷ số 1:2 bắt cặp theo tuổi và giới. Đối tượng tham gia nghiên cứu là trẻ 3 – 5 tuổi đang theo học tại 59 trường mẫu giáo. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018 tại 59 trường mẫu giáo trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tình Bình Dương. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 202 Cỡ mẫu cho một nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp theo tuổi, giới được áp dụng theo công thức [Error! Reference source not found.] Để có 90% cơ hội, ở mức ý nghĩa 5%, chứng minh tỷ số số chênh (OR: odds ratio) bằng 2 trong mối liên quan giữa ăn thêm bữa phụ trước khi ngủ và béo phi, và tỷ lệ trẻ có ăn thêm bữa phụ trước khi ngủ: p2= 72% (Nghiên cứu của tác giả Bùi Xuân Thy(3)), với tỷ số chứng:bệnh là 2:1, và dự trù mất mẫu với tỷ lệ 15%; cỡ mẫu tối thiểu cho nhóm bệnh và nhóm chứng là 308 và 616. Tiêu chí chọn vào cho nhóm bệnh là là những trẻ được xác định TCBP theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế Giới , đối với trẻ em dưới 5 tuổi, việc đánh giá thừa cân được dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao của trẻ (CN/CC):CN/CC > + 2 SD; Đối với trẻ em 5 - 19 tuổi, việc đánh giá thừa cân được dựa vào chỉ số BMI theo tuổi của trẻ (BMI/T): BMI/T > + 1 SD(13); tiêu chí chọn vào cho nhóm chứng là những trẻ không TCBP học cùng lớp và cùng giới tính với trẻ nhóm bệnh, được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn với tỷ lệ bệnh chứng là 1:2. Tiêu chí loại ra chung cho cả 2 nhóm là trẻ có tên trong danh sách được chọn nhưng không đi học vào thời điểm thực hiện nghiên cứu, hoặc cha mẹ không đồng ý tham gia. Dữ kiện được thu thập bằng một bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp phụ huynh vào thời điểm rước trẻ bởi chính người nghiên cứu và các cộng tác viên. Để kiểm soát sai lệch, nhóm nghiên cứu đã giải thích rõ mục đích nghiên cứu cho phụ huynh; liên hệ trước với phụ huynh để sắp xếp lịch phỏng vấn khi đến rước trẻ; các thông tin chưa thu thập đầy đủ, phỏng vấn viên xin số điện thoại của phụ huynh để liên hệ lại điền cho đầy đủ; bộ câu hỏi được điều tra thử và chỉnh sửa đơn giản, dễ hiểu; cộng tác viên được tập huấn kỹ về các nội dung bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi data 3.1, và phân tích bằng phần mềm Stata 13.0. Phép kiểm chi bình phương được sử dụng để so sánh sự khác biệt tỉ lệ thừa cân, béo phì giữa các nhóm bệnh, chứng. Sử dụng hồi quy Logistic có điều kiện trong nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp tuổi, giới để phân tích các yếu tố liên quan đến TCBP. Những biến số có p<0,05 trong phân tích đơn biến sẽ được đưa vào phân tích đa biến. Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của phụ huynh, sự cho phép của Phòng Giáo dục đào tạo thành phố Thủ Dầu Một, và ban giám hiệu của các trường mẫu giáo. Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Kết quả cho thấy mẫu nghiên cứu được bắt cặp theo tuổi, giới với tỷ số chứng:bệnh 2:1, với tỷ lệ giới và nhóm tuổi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng tương đồng nhau. Không có mối liên quan giữa số con trong gia đình, thứ tự con và khu vực sống với TCBP (p>0,05) (Bảng 1). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kế giữa TCBP với cha, mẹ có béo phì và tuổi mẹ lúc sinh. Số chênh bị TCBP tăng có tính khuynh hướng ở nhóm trẻ có cha hoặc mẹ béo phì hoặc có cả cha và mẹ béo phì, hoặc trẻ được sinh khi mẹ > 35 tuổi (Bảng 2). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kế giữa TCBP với cân nặng lúc sinh của trẻ, bú sữa mẹ, và tiền căn suy dinh dưỡng. Số chênh bị TCBP tăng ở nhóm trẻ có cân nặng khi sinh ≥4.000g, hoặc bú sữa ngoài hoàn toàn, và giảm ở những trẻ từng bị suy dinh dưỡng trong quá khứ (Bảng 3). Có mối liên quan giữa ngủ trưa với TCBP ở trẻ. Số chênh bị TCBP tăng ở nhóm trẻ có ngủ trưa đều đặn. Không có mối liên quan giữa thời gian ngủ trưa, thời điểm ngủ ban đêm, thời gian n= Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 203 ngủ đêm, tổng thời gian ngủ trong ngày, thói quen ngủ và chất lượng giấc ngủ với TCBP ở trẻ (Bảng 4). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kế giữa TCBP với đòi ăn khi đi học về, háu ăn, thời gian ăn một bữa, thường xuyên ăn thức ăn giàu đạm, thường xuyên ăn vặt, thường xuyên ăn sữa và sản phẩm từ sữa, thường xuyên uống nước trái cây tự nhiên, có thói quen ăn đêm, thường xuyên uống sữa và sản phẩm từ sữa và ăn thức ăn nhanh sau 20 giờ. Số chênh bị TCBP tăng ở nhóm trẻ đòi ăn khi đi học về, háu ăn thường xuyên ăn thức ăn giàu đạm, thường xuyên ăn vặt, thường xuyên ăn sữa và sản phẩm từ sữa và uống nước trái cây tự nhiên, có thói quen ăn đêm, thường xuyên uống sữa và sản phẩm từ sữa và ăn thức ăn nhanh sau 20 giờ, và giảm ở những trẻ có thời gian ăn giảm 15 phút cho mỗi bữa ăn (có tính huynh hướng) (Bảng 5). Có mối liên quan giữa cân nặng của trẻ khi sinh, bú mẹ, thời gian xem thiết bị điện tử, thời gian vận động trong ngày, háu ăn, thời gian ăn một bữa, thường xuyên uống nước trái cây tự nhiên và thực hành giảm cơm với thừa cân, béo phì ở trẻ. Cụ thể là số chênh bị TCBP tăng ở những nhóm trẻ sinh ra nặng > 4.000 gam, trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn, háu ăn, hoặc thường xuyên uống nước trái cây tự nhiên. Ngược lại, số chênh bị TCBP giảm ở nhóm trẻ có thời gian vận động hàng ngày từ 1 giờ trở lên, trẻ có thời gian ăn 1 bữa tăng thêm 15 phút và trẻ có cha mẹ thực hành đúng giảm cơm khi thấy trẻ TCBP (Bảng 6). Bảng 1. Béo phì và mối liên quan với đặc tính mẫu nghiên cứu, tần số và (%) (n=911) Biến số Nhóm bệnh(n=304) Nhóm chứng (n=607) p OR (KTC 95%) Nhóm tuổi* 3 tuổi 42 (14) 84(14) 4 tuổi 73(24) 143(24) 5 tuổi 189(62) 380(62) Giới* Nam 187(61) 372(61) Nữ 117(39) 235(39) Loại hình trường* Ngoài công lập 167(55) 331(55) Công lập 137(45) 276(45) Số con trong gia đình: 1 con 107(35) 183(30) 1 2 con 172(57) 366(60) 0,16 0,80 (0,59 – 1,09) > 2 con 25(8) 58(10) 0,21 0,71 (0,42 – 1,21) Thứ tự con Con đầu 156(51) 329(54) 0,89 (0,67 – 1,17) Con thứ 148(49) 278(46) 0,41 1 Khu vực sống Đô thị 256(84) 509(84) 1,04 (0,64 – 1,69) Nông thôn 48 (16) 98(16) 0,87 1 (*): Biến số được bắt cặp Bảng 2. Béo phì và các đặc tính của gia đình, tần số và (%) (n=911) Biến số Nhóm bệnh (n=304) Nhóm chứng (n=607) p OR (KTC 95%) Cha béo phì (Có) 80(26) 121(20) 0,03 1,44 (1,05 – 1,99) Mẹ béo phì (Có) 32(10) 23(4) <0,01 3,16 (1,76 – 5,68) Cha, mẹ có béo phì: Không 202(67) 473(78) <0,01* 1 Cha hoặc mẹ 92(30) 124(20) 1,68 (1,28 – 2,21) Cả cha và mẹ 10(3) 10(2) 2,83 (1,64 – 4,90) Tuổi mẹ lúc sinh 25 - 34 tuổi 196(65) 408(67) 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 204 Biến số Nhóm bệnh (n=304) Nhóm chứng (n=607) p OR (KTC 95%) <25 tuổi 70(23) 154(25) 0,76 0,94 (0,67 – 1,34) > 35 tuổi 38(12) 45(8) 0,02 1,76 (1,10 – 2,80) Số người trong gia đình (> 4 người) 64(21) 138(23) 0,51 0,89 (0,63 – 1,25) Thu nhập Không trả lời 167(55) 346(57) 0,98 0,99 (0,65 – 1,53) Hộ nghèo 93(31) 170(28) 0,57 1,14 (0,72 – 1,81) Hộ không nghèo 44(14) 91(15) 1 (*): Phép kiểm khuynh hướng Bảng 3. Béo phì và các yếu tố liên quan đến tiền sử của trẻ, tần số và (%) (n=911) Biến số Nhóm bệnh (n=304) Nhóm chứng (n=607) p OR (KTC 95%) Cân nặng lúc sinh (>= 4.000 gram) 24(8) 10(2) <0,01 5,33 (2,48 – 11,47) Bú sữa mẹ: Bú mẹ hoàn toàn 142(47) 318(52) 1 Bú kèm sữa ngoài 128(42) 243(40) 0,30 1,17 (0,87 – 1,57) Bú sữa ngoài 34(11) 46 (8) 0,04 1,69 (1,02 – 2,78) Thời điểm thôi bú mẹ (>=6 tháng) 245(81) 500(82) 0,48 0,88 (0,61 – 1,26) Thời điểm ăn dặm (>= 6 tháng) 222(73) 442(73) 0,98 1,00 (0,73 – 1,38) Tiền căn bị suy dinh dưỡng (Có) 8(3) 59(10) <0,01 0,24 (0,11 – 0,52) Bảng 4. Béo phì và các yếu tố liên quan đến nếp sinh hoạt, vận động của trẻ, tần số và (%) (n=911) Biến số Nhóm bệnh (n=304) Nhóm chứng (n=607) p OR (KTC 95%) Ngủ trưa (Đều đặn) 223(73) 402(66) 0,02 1,46 (1,05– 2,02) Thời điểm ngủ ban đêm (sau 8 giờ) 288(95) 565(93) 1,37 (0,74 – 2,54) Thói quen ngủ (Khó ngủ) 20(7) 65(11) 0,07 0,62 (0,37 – 1,03) Chất lượng giấc ngủ (ngủ sâu) 53(17) 98(16) 0,69 1,08 (0,74 – 1,58) Thời gian xem thiết bị điện tử < 1 giờ 69(23) 189(31) 1 1 – < 2 giờ 130(43) 231(38) <0,01 1,68 (1,16 – 2,43) >= 2 giờ 105(34) 187(31) 0,01 1,65 (1,12 – 2,43) Thời gian vận động trong ngày < 1 giờ 136(45) 208(34) <0,01* 1 1 – < 2 giờ 116(38) 266(44) 0,73 (0,59 – 0,89) >= 2 giờ 52(17) 133(22) 0,53 (0,35 – 0,79) Tần suất chơi thể thao Không có 108(36) 231(38) 1 < 3 lần/ tuần 111(36) 205(34) 0,42 1,15 (0,82 – 1,62) > 3 lần/tuần 85(28) 171(28) 0,76 1,06 (0,73 – 1,52) Tần suất đi chơi cuối tuần Không có 27(9) 25(4) 1 < 3 lần/ tuần 219(72) 482(79) <0,01 0,41 (0,22 – 0,73) > 3 lần/tuần 58(19) 100(17) 0,05 0,52 (0,27 – 1,00) (*): Phép kiểm khuynh hướng Bảng 5. Béo phì và các yếu tố liên quan đến thói quen ăn uống của trẻ, tần số và (%) (n=911) Biến số Nhóm bệnh (n=304) Nhóm chứng (n=607) p OR (KTC 95%) Đòi ăn khi đi học về (Có) 242(80) 421(69) <0,01 1,77 (1,26 – 2,49) Háu ăn (Có) 90(30) 38(6,3) <0,01 6,91 (4,35 – 10,97) Thời gian ăn một bữa ăn < 15 phút 124(41) 118(19) <0,01* 1 > 15 - 30 phút 158(52) 337(56) 0,38 (0,30 – 0,48) > 30 phút 22(7) 152(25) 0,14 (0,09 – 0,23) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 205 Biến số Nhóm bệnh (n=304) Nhóm chứng (n=607) p OR (KTC 95%) Thường xuyên ăn giàu tinh bột (Có) 175(58) 374(62) 0,25 0,85 (0,65 – 1,12) Thường xuyên ăn giàu đạm (Có) 212(70) 379(62) 0,03 1,40 (1,03 – 1,90) Thường xuyên ăn giàu chất béo (Có) 35(12) 64(11) 0,57 1,15 (0,71 – 1,85) Thường xuyên ăn giàu vitamin, xơ (Có) 119(39) 216(36) 0,31 1,17 (0,87 – 1,56) Ăn vặt (Có) 277(91) 493(81) <0,01 2,34 (1,50 – 3,64) Thường xuyên ăn vặt sữa chua, phô mai 146(48) 233(38) <0,01 1,50 (1,12 – 2,00) Thường xuyên uống nước ngọt, đóng hộp 75(25) 119(20) 0,07 1,38 (0,98 – 1,93) Thường xuyên nước trái cây tự nhiên 90(30) 132(22) 0,01 1,50 (1,09 – 2,06) Thường xuyên ăn vặt bánh, kẹo 102(34) 235(39) 0,09 0,77 (0,57 – 1,04) Thường xuyên ăn thức ăn nhanh 141(46) 244(40) 0,06 1,31 (0,99 – 1,73) Thói quen ăn đêm (sau 20h) Không 77(25) 228(38) <0,01* 1 Không thường xuyên 161(53) 275(45) 1,44 (1,17 – 1,76) Có, thường xuyên 66(22) 104(17) 2,07 (1,37 – 3,11) Thường xuyên uống sữa sau 20h 199(66) 329(54) <0,01 1,65 (1,22 – 2,22) Thường xuyên ăn bánh, kẹo sau 20h 27(9) 66(11) 0,35 0,80 (0,50 – 1,28) Thường xuyên uống nước ngọt sau 20h 21(7) 32(5) 0,36 1,31 (0,73 – 2,35) Thường xuyên ăn thức ăn nhanh sau 20h 34(11) 39(6) <0,01 2,04 (1,21 – 3,44) Thường xuyên ăn thức ăn giàu béo sau 20h 7(2) 10(2) 0,48 1,43 (0,53 – 3,89) (*): Phép kiểm khuynh hướng Bảng 6. Các yếu tố liên quan với béo phì, phân tích đa biến với hồi qui logistic có điều kiện (n=911) Yếu tố OR điều chỉnh (KTC 95%) P Cha, mẹ có TCBP:Không có 1 Cha hoặc mẹ 1,44 (0,82 – 2,52) 0,20 Cả cha và mẹ 4,53 (0,83 – 24,69) 0,08 Cân nặng lúc sinh >=4.000gr 8,05 (2,23 – 29,02) <0,01 Bú sữa mẹ: Bú mẹ hoàn toàn 1 Bú kèm sữa ngoài 0,97 (0,55 – 1,69) 0,91 Bú sữa ngoài 2,77 (1,08 – 7,09) 0,03 Thời gian xem thiết bị điện tử:< 1 giờ/ ngày 1 1 – < 2 giờ/ ngày 2,81 (1,33 – 5,95) <0,01 >= 2 giờ/ ngày 2,40 (1,12 – 5,11) 0,02 Thời gian vận động trong ngày < 1 giờ/ ngày 1 <0,01* 1 – < 2 giờ/ ngày 0,57 (0,38 – 0,85) >= 2 giờ/ ngày 0,33 (0,15 – 0,72) Háu ăn 6,38 (2,88 – 14,16) < 0,01 Thời gian ăn một bữa ăn<= 15 phút 1 <0,01* > 15 - 30 phút 0,40 (0,25 – 0,62) > 30 phút 0,16 (0,06 – 0,38) Thường xuyên uống nước trái cây tươi 2,30 (1,22 – 4,34) 0,01 (*): Phép kiểm khuynh hướng BÀN LUẬN Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì Cân nặng khi sinh ≥4.000gam Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ sinh ra nặng > 4.00gam có số chênh bị TCBP cao hơn so với trẻ sinh ra < 4.000gam. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu năm 2015 ở học sinh mầm non tại thành phố Vũng Tàu, trong đó, những trẻ có cân nặng lúc sinh trên 4.000 gam có tỷ lệ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 206 TCBP cao gấp 1,83 lần trẻ có cân nặng bình thường(3), và nghiên cứu của Ting Zhang ở trẻ em 7–12 tuổi ở Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy trọng lượng khi sinh cao (≥4 kg) so với 2,5- 4kg có liên quan đến béo phì (OR= 2,34, KTC 95% (1,53-3,58)(16). Theo Binkin, trọng lượng sơ sinh là yếu tố tiên đoán mạnh mẽ về cân nặng và chiều cao trong thời thơ ấu, không chỉ đối với trẻ nhẹ cân mà còn cho trẻ sơ sinh và cân nặng khi sinh cao. Những trẻ sơ sinh có trọng lượng sinh cao hơn có thể sẽ cao hơn và nặng hơn và có nguy cơ béo phì cao hơn(1). Bú sữa mẹ hoàn toàn Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của sữa mẹ với TCBP ở trẻ nhỏ, việc cho bú sữa mẹ có liên quan đến giảm nguy cơ béo phì, so với nuôi bằng sữa bột. Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn có số chênh bị TCBP bằng 2,77 lần so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Wang Liang, tỷ lệ béo phì thấp nhất được tìm thấy ở trẻ em được bú sữa mẹ trong 6 tháng so với những trẻ được bú sữa mẹ dưới 6 tháng hoặc không bao giờ bú sữa mẹ(12), và nghiên cứu của Li XNZ, cho con bú trong 4 tháng đầu tiên là một yếu tố bảo vệ(17), tuy nhiên, kết quả của Li X.N.Z chỉ có ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến. Công tác truyền thông đẩy mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu đời của trẻ là thật sự cần thiết. Xem thiết bị điện tử kéo dài trong ngày Sự gia tăng tỷ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại, lái xe, ăn uống, v.v., sẽ nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ có thời gian xem thiết bị điện tử trong ngày từ 1 giờ trở lên có số chênh bị TCBP cao hơn so với trẻ có thời gian xem thiết bị điện tử dưới 1 giờ trong ngày. Điều này tương tự nghiên cứu ở Vũng Tàu: trẻ thường xuyên xem tivi có tỷ lệ TCBP cao gấp 2,12 lần (KTC 95%: 1,22 – 3,70) so với trẻ không có thói quen xem tivi(3), và nghiên cứu ở trẻ mầm non tại Mỹ năm 2007 cho thấy trẻ em xem tivi trên 2 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ TCBP lên 1,34 lần(6), hoặc nghiên cứu của Jiang JX ở Bắc Kinh cho thấy thừa cân, béo phì ở trẻ 2–6 tuổi có liên quan đến xem truyền hình >2 giờ/ngày (OR 1,56, 95% CI 1,17, 2,09)(4). Thời gian vận động trong ngày Nghiên cứu cho thấy cứ tăng 1 giờ vận động, trẻ sẽ có số chênh bị TCBP giảm 43% so với trẻ vận động dưới 1 giờ. Điều này tương tự nghiên cứu của Kondolot M ở trẻ em từ 2-6 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ, mức độ hoạt động thể chất ở nhóm ít vận động hơn có liên quan đáng kể với nguy cơ TCBP cao hơn ở trẻ từ 2-6 tuổi (OR = 2,957; KTC 95% 1,056-8,282)(5). Theo Bùi Thị Nhung (Viện Dinh dưỡng), tăng cường hoạt động thể lực là một trong những nội dung khuyến cáo nhằm giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng TCBP của trẻ nhỏ(2). Háu ăn Trẻ háu ăn là trẻ thích ăn và luôn đòi ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ háu ăn có số chênh bị TCBP cao hơn so với trẻ không háu ăn. Điều này tương tự với nghiên cứu của Vũ Khôi Nguyên tại trường mầm non Anh Đào, Gò Vấp năm 2014, trẻ có tính háu ăn có tỷ lệ TCBP cao hơn 1,45 lần so với trẻ không có tính háu ăn (PR=1,45, KTC95%: 1,04 – 2,01, p=0,037)(11); và nghiên cứu của Phùng Đức Nhật năm 2006 cho thấy nhóm trẻ TCBP có khuynh hướng ăn nhanh và háu ăn hơn so với nhóm trẻ không có TCBP từ 2,8 lần đến 5,3 lần trong điều kiện ăn uống tại trường và tại nhà(8). Thời gian ăn một bữa ăn Kết quả nghiên cứu cho thấy khi thời gian ăn 1 bữa kéo dài thêm 15 phút thì OR giảm 61%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Nhanh ở trẻ 5 – 6 tuổi tại thành phố Long Xuyên năm 2014, tốc độ ăn có mối liên hệ nghịch với bị TCBP, thời gian ăn càng chậm thì số chênh bị TCBP giảm với OR = 0,2(7). Nghiên cứu của Bùi Xuân Thy ở trẻ 3–6 tuổi tại Vũng Tàu năm 2016 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 207 cho thấy trẻ được đánh giá háu ăn có tỷ lệ TCBP cao hơn so với trẻ bình thường; và những trẻ ăn tốc độ ăn vừa phải (16 – 30 phút/bữa ăn) và ăn chậm (> 30 phút/bữa ăn) có nguy cơ bị TCBP ít hơn những trẻ ăn nhanh(3). Thường xuyên uống nước trái cây tự nhiên Nước trái cây tự nhiên là là nước được ép từ trái cây tươi, không phải loại nước đóng hộp, có chất bảo quản. Trẻ thường xuyên uống nước trái cây tự nhiên có số chênh bị TCBP cao hơn so với trẻ không thường xuyên uống nước trái cây tự nhiên. Janet M. Wojcicki khẳng định tiêu thụ nước trái cây quá mức có liên quan đến tăng nguy cơ béo phì. Hơn nữa, có bằng chứng khoa học gần đây rằng việc ăn sucrose không có chất xơ tương ứng, như thường có trong nước trái cây, có liên quan đến hội chứng chuyển hóa, tổn thương gan và béo phì(15). Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng thực hiện trên một nghiên cứu cắt ngang toàn bộ dân số trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang theo học tại các trường mẫu giáo trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, sai lệch chọn lựa ít có khả năng xảy ra vì cả hai nhóm bệnh và chứng cùng được chọn ngẫu nhiên trong cùng một dân số, mà dân số của nghiên cứu cắt ngang hầu như không bỏ sót trẻ. Sai lệnh khai báo có khả năng xảy ra dù thừa cân, béo phì không phải là vấn đề quá nhạy cảm. Những câu hỏi về thực hành nuôi con trong năm đầu, ví dụ như bú mẹ, có thể bị khai báo thấp đi, đặc biệt ở những cha mẹ của nhóm trẻ lớn tuổi. Khả năng này là như nhau với hai nhóm bệnh, chứng, và hậu quả có thể ước lượng non mối liên quan. Tuy nhiên, với OR là rất cao, 2,77, của mối liên quan giữa bú sữa ngoài hoàn toàn với thừa cân, béo phì thì càng khẳng định đó là một nguyên nhân của thừa cân, béo phì. Cỡ mẫu của nghiên cứu chỉ được ước lượng cho một số yếu tố nguy cơ có trên y văn, do đó, vẫn có thể là chưa đủ lớn cho một số biến số phơi nhiễm. Ngay cả với những yếu tố được xác định có liên quan có ý nghĩa thống kê đến thừa cân, béo phì, khoảng tin cậy 95% của OR điều chỉnh là rất rộng. Những cộng tác viên tham gia trong nghiên cứu được tập huấn kỹ về các nội dung của bộ câu hỏi, các trường hợp phụ huynh vắng mặt hoặc không trả lời đầy đủ các nội dung câu hỏi sẽ được cộng tác viên thu thập thông qua số điện thoại hoặc đến tận nhà để phỏng vấn. KẾT LUẬN Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ 3 – 5 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương là trẻ sinh nặng > 4.000 gam, bú sữa ngoài hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thời gian xem thiết bị điện tử > 1 giờ/ ngày, trẻ háu ăn, trẻ thích uống nước trái cây tự nhiên. Các yếu tố bảo vệ là: thời gian vận động > 2 giờ/ ngày và thời gian ăn một bữa ăn tăng thêm 15 phút. Kết quả này có thể được xem là những dữ kiện cơ sở để xây dựng những nội dung truyền thông và can thiệp phù hợp, hiệu quả trong những chương trình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo trong những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Binkin NJ et al (1988). "Birth weight and childhood growth". Pediatrics, (82):828-34. 2. Bùi Thị Nhung (2018). Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ béo phì. Báo Sức khỏe và đời sống. Dinh dưỡng. Hà Nội. https://suckhoedoisong.vn/che-do-dinh-duong-hop-ly-cho-tre- beo-phi-n112159.html. 3. Bùi Xuân Thy (2016). “Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 – 6 tuổi và một số yếu tố liên quan tại các trường mẫu giáo thành phố Vũng Tàu”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20 (1):128-34. 4. Jiang JX et al (2006). "Family risk factors of overweight and obesity in preschool children". Pubmed, 45 (3):172-5. 5. Kondolot M et al (2017). "Risk factors for overweight and obesity in children aged 2-6 years". J Pediatr Endocrinol Metab, 30(5):499-505. 6. Mendoza JA et al (2007). "Television viewing, computer use, obesity and adiposity in US preschool children". International Journal of behavioral nutrition and physical activity, 4:44-54. 7. Phan Thị Ngọc Nhanh (2016). “Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố có liên quan ở trẻ 5 đến 6 tuổi tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”. Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang, 9(1):112 – 9. 8. Phùng Đức Nhật (2008). "Tỷ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh mẫu giáo từ 4 - 6 tuổi tại Quận 5, TP. Hồ Chí Minh năm 2006". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 12 (4):152. 9. Tạ Văn Trầm, Trần Phương Bình (2012). "Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ 4-6 tuổi trong các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 17 (1):255. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 208 10. Viện Dinh dưỡng (2012). Báo cáo tóm tắt Tổng điều tra dinh dưỡng 2009 - 2010, Hà Nội. 11. Vũ Khôi Nguyên (2014). Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở trẻ mẫu giáo trường mầm non Anh Đào quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng năm 2014, Đại học Y dược TP. HCM, 35-45. 12. Wang L et all (2017). "Breastfeeding Reduces Childhood Obesity Risks". Child Obes, 13 (3):197-204. 13. WHO (2016) Obesity and overweight, 10/5/2017. 14. WHO (2018). Childhood overweight and obesity. 15. Wojcick JM et al (2012). "Reducing Childhood Obesity by Eliminating 100% Fruit Juice". American Journal of Public Health, 102 (9):1630-1633. 16. Zhang T et al (2016). "The prevalence of obesity and influence of early life and behavioral factors on obesity in Chinese children in Guangzhou". BMC Public Health, 16 (1):954. 17. Zong XN et al (2015). "Family-related risk factors of obesity among preschool children: results from a series of national epidemiological surveys in China". BMC Public Health, 15:927. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_lien_quan_den_thua_can_beo_phi_o_tre_3_5_tuoi_o_t.pdf
Tài liệu liên quan