Các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện lâm sàng của bệnh cảnh đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có thừa cân béo phì

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện lâm sàng của bệnh cảnh đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có thừa cân béo phì: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 240 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA BỆNH CẢNH ĐÀM THẤP TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU CÓ THỪA CÂN BÉO PHÌ Nguyễn Trần Thanh Thủy*, Nguyễn Thị Sơn**, Trần Thu Nga**, Lê Thị Tường Vân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ chính nhưng có thể thay đổi được của nhóm bệnh mạch vành. Nguy cơ bị bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch càng cao hơn nếu RLLM đi kèm với một trong các yếu tố như thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, bia rượu. Thừa cân béo phì cùng hội chứng chuyển hóa, tình trạng tăng đường huyết, huyết áp cao được chứng minh có mối liên quan ý nghĩa với bệnh cảnh đàm thấp của Y học cổ truyền (YHCT). Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán RLLM kết hợp YHCT và Y học hiện đại (YHHĐ) với mục tiêu xác định triệu chứng và các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện của bệnh cả...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện lâm sàng của bệnh cảnh đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có thừa cân béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 240 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA BỆNH CẢNH ĐÀM THẤP TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU CÓ THỪA CÂN BÉO PHÌ Nguyễn Trần Thanh Thủy*, Nguyễn Thị Sơn**, Trần Thu Nga**, Lê Thị Tường Vân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ chính nhưng có thể thay đổi được của nhóm bệnh mạch vành. Nguy cơ bị bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch càng cao hơn nếu RLLM đi kèm với một trong các yếu tố như thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, bia rượu. Thừa cân béo phì cùng hội chứng chuyển hóa, tình trạng tăng đường huyết, huyết áp cao được chứng minh có mối liên quan ý nghĩa với bệnh cảnh đàm thấp của Y học cổ truyền (YHCT). Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán RLLM kết hợp YHCT và Y học hiện đại (YHHĐ) với mục tiêu xác định triệu chứng và các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện của bệnh cảnh đàm thấp trên lâm sàng bệnh nhân RLLM có thừa cân béo phì. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích. 405 bệnh nhân từ 20 đến 80 tuổi được chẩn đoán RLLM có thừa cân, béo phì được khảo sát các triệu chứng và các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện của bệnh cảnh đàm thấp trên lâm sàng qua bảng phỏng vấn. Thống kê mô tả biến nhị gía và danh định bằng tần số và tỉ lệ. Phân tích tương quan: dùng phương pháp BMA (Bayesian Model Average) để tìm mô hình liên quan khả dĩ và phân tích đa biến bằng phương trình hồi qui tuyến tính với phép kiểm Poisson để xác định p, PR và KTC95%. Kết quả: Tỉ lệ các triệu chứng của bệnh cảnh đàm thấp trên lâm sàng bệnh nhân RLLM có thừa cân béo phì: hình dạng mập bệu (53,6%), tác phong chậm chạp (44,9%), nét mặt mệt mỏi (44,4%). Lưỡi to bè ướt (60,7%), rêu trắng nhờn dày (23%). Mạch hoạt (73,3%), mạch hoãn (90,4%), mạch trầm (65,9%). Cảm giác người nặng nề (72,1%), ăn ngon miệng (71,1%), cảm giác người mệt mỏi (62,8%), mồ hôi dầu (57%), tê chi (46,7%), khó tiêu sau ăn (37,8%), nặng đầu (37,3%) và đầy tức ngực (10,9%). Các yếu tố có ảnh hưởng lên tỉ lệ xuất hiện triệu chứng bệnh cảnh đàm thấp được khảo sát trên bệnh nhân RLLM có thừa cân béo phì: Nhóm BMI có ảnh hưởng đến biểu hiện của hình dạng mập bệu, nét mặt mệt mỏi, tác phong chậm chạp, lưỡi to bè ướt, rêu lưỡi nhờn trắng dày. Kết luận: Tập thể dục đều có ảnh hưởng đến biểu hiện nét mặt mệt mỏi, tác phong chậm chạp, cảm giác người nặng nề và cảm giác người mệt mỏi. Bệnh cơ xương khớp đi kèm có ảnh hưởng đến nét mặt mệt mỏi, tác phong chậm chạp, tê chi. Bệnh tim mạch đi kèm có ảnh hưởng đến triệu chứng tê chi, khó tiêu sau ăn và mạch trầm. Giới tính có liên quan đến triệu chứng mồ hôi dầu. Từ khóa: rối loạn lipid máu, đàm thấp, thừa cân, béo phì ABSTRACT THE INFLUENCE FACTORS AND CLINICAL PERFORMANCE OF PHLEGM – DAMPNESS ON OBESITY/OVERWEIGHT DYSLIPIDEMIA PATIENTS Nguyen Tran Thanh Thuy, Nguyen Thi Son, Tran Thu Nga, Le Thi Tuong Van Bộ môn Y học cổ truyền - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn TrầnThanh Thủy ĐT: 0903744992 Email: bsthuy88dr@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 241 * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4- 2019: 240-256 Background: Dyslipidemia is a main risk factor of cardiovascular disease (CVD), however it can be changed by an intervention. The risk of CVD increases when dyslipidemia combines with the factors such as overweight, obesity, diabetes, smoking or alcohol consumption. Overweight, obesity, metabolic syndrome, hyperglycemia, high blood pressure have been proven to have a significant correlation with phlegm dampness disease in traditional medicine. Objectives: This research was carried out to support the diagnosis of dyslipidemia by using traditional medicine and modern medicine with the aim of identifying symptoms and factors which affect the expression of phlegm – dampness on overweight/obesity dyslipidemia patients. Methods: Cross-sectional study. 405 patients from 20 to 80 years old who were diagnosed with overweight/obesity dyslipidemia were examined the symptoms and factors wich affect the clinical manifestations of phlegm - dampness disease by questionnaire. Binary and nominal variables were descriptived through frequency and ratio. Correlation analysis: Using the BMA (Bayesian Model Average) method to find possible related models and multivariate analysis by linear regression equation with Poisson test to determine p, PR and confidence interval 95%. Results: This research showed the rate of plegm dampness symptoms on overweight/ obesity dislipidemia patients are: Fat-shaped body (53.6%), slow behavior (44.9%), tired facial expressions (44.4%), big wet tongue (60.7%), greasy white thick moisture (23%), slippery pulse (73.3%), slowed-down pulse (90.4%), deep pulse (65.9%), feeling heavy (72.1%), appetite (71.1%), feeling tired (62.8%), oily sweating (57%), extremities numbness (46.7%), postprandial dyspepsia (37.8%), headaches (37.3%) and chest pain (10.9%). Factors influencing on the prevalence of phlegm dampness disease were investigated in overweight and obese patients: The BMI group had an effect on the appearance of fat-shaped body, fatigue, slow behavior, wet tongue, the moss is thick and white. Conclusion: Regular exercising also affects the expression of tired faces, slow behavior, feeling of heaviness and feeling of tiredness. Accompanied musculoskeletal diseases have also an impact on tired face, slow behavior, and numbness. Accompanied cardiovascular diseases affect on the symptoms of numbness extremity, postprandial dyspepsia and deep pulse. Gender is related to symptoms of oily sweat. Key words: dyslipidemia, phlegm – dampness, overweight, obesity ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ chính nhưng có thể thay đổi được của nhóm bệnh mạch vành. Nguy cơ bị bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch càng cao hơn nếu RLLM đi kèm với một trong các yếu tố như thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, bia rượu(6). Tại Việt Nam, RLLM cũng là vấn đề được quan tâm do nhiều hệ quả bệnh lý tim mạch đi kèm và tình trạng thừa cân béo phì tăng nhanh trong dân số với 25% người trưởng thành bị thừa cân béo phì(1). Thừa cân béo phì được dẫn giải có mối liên quan ý nghĩa với bệnh cảnh đàm thấp của Y học cổ truyền (YHCT). Đề tài được thực hiện nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán RLLM kết hợp YHCT và Y học hiện đại (YHHĐ) với mục tiêu xác định triệu chứng và các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện của bệnh cảnh đàm thấp trên lâm sàng bệnh nhân RLLM có thừa cân béo phì. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân (BN) từ 20 đến 80 tuổi, đến khám và điều trị tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP. HCM, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Quận 6 từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 06 năm 2018. Tiêu chuẩn chọn bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 242 Bệnh nhân đã được chẩn đoán RLLM (dựa trên kết quả xét nghiệm thành phần lipid máu cùng thời điểm khảo sát) và có thừa cân béo phì được xác định theo tiêu chuẩn của IDI & WPRO năm 2000 (BMI ≥ 23). Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân bị RLLM thứ phát do thiểu năng giáp, ĐTĐ, hội chứng thận hư, suy gan, suy thận hoặc đang sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn chỉ số lipid máu như: Thuốc ngừa thai, các liệu pháp hormone thay thế, corticoids, lợi tiểu nhóm thiazides, hạ áp nhóm ức chế beta. Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần hoặc đang trong tình trạng phải xử trí cấp tính (hôn mê, nhồi máu cơ tim, đột qụi); bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não có lưỡi thụt không xem được lưỡi; không thể tự trả lời các câu hỏi. Bệnh nhân có tình trạng ứ dịch cơ thể như báng bụng, phù, tràn dịch các khoang màng hoặc phụ nữ có thai, đang cho con bú. Bệnh nhân có các dị tật về xương khớp không thể xác định chiều cao. Cỡ mẫu Được tính theo công thức: Với: = 0,05, Z = 1,96 2, d = 0,1, p= 0,5. Vậy số mẫu cần có là 384. Thực tế, nghiên cứu đã thu thập được 405 mẫu. Kỹ thuật chọn mẫu và lấy mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Bệnh nhân thỏa điều kiện được mời vào nghiên cứu, ghi nhận kết quả xét nghiệm lipid máu thực hiện vào cùng ngày phỏng vấn. Nghiên cứu viên trực tiếp chọn bệnh nhân, tiến hành khám, phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Các biến số khảo sát Nhóm biến danh định BMI Chỉ số khối cơ thể, theo tiêu chuẩn IDI & WPRO năm 2000; gồm 03 giá trị: Thừa cân (BMI từ 23 - 24,9). Béo phì độ 1 (BMI từ 25-29,9) và Béo phì độ 2 (BMI ≥ 30). Có RLLM Theo tiêu chuẩn EAS và thêm nhóm HDL-c thấp; gồm 04 giá trị: Tăng CT đơn thuần (CT ≥200mg% hoặc LDL-c ≥100 mg%); Tăng TG đơn thuần (TG ≥150 mg%); Tăng lipid hỗn hợp (CT ≥200 mg% hoặc LDL-c ≥ 100 mg% và TG ≥150 mg%); Giảm HDL-c (HDL-c <50 mg%). Nhóm biến nhị giá Gồm hai giá trị: Có, Không(8,12,13). Ăn nhiều chất béo Khi chế độ ăn hơn 4 ngày/tuần có các món chiên, xào, thức ăn chế biến sẵn hoặc ăn mỡ động vật môt lượng bằng 1 đầu ngón tay cái. Ăn nhiều chất ngọt Khi có ăn hơn 4 ngày/tuần các loại thực phẩm ngọt như kẹo, bánh, mứt, chè, nước ngọt hoặc dùng đường hơn 25 gram/6 muỗng cafe- nữ và hơn 36 gram/9 muỗng cafe-nam. Ăn nhiều chất xơ Khi có ăn rau (sống, luộc hoặc hấp) ước lượng hơn 300 gram mỗi ngày hoặc một lượng bằng hai nắm tay hơn 4 ngày/tuần. Uống nhiều bia rượu Uống trên 2 đơn vị/ngày với nam và 1 đơn vị/ngày với nữ. Hút thuốc lá Đang hút thuốc lá ít nhất 1 điếu mỗi ngày. Tập thể dục đều Có tập thể dục hoặc chơi thể thao đều đặn ít nhất 150 phút/ tuần (đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội, cầu lông, tennis. Hình dáng mập bệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 243 Dáng vẻ nhìn bên ngoài của bệnh nhân, thân hình to mập, không săn chắc. Nét mặt mệt mỏi Biểu cảm không vui, không tươi, không thoải mái trên mặt của bệnh nhân. Tác phong chậm chạp BN cử động từ từ, không nhanh nhẹn. Lưỡi to bè ướt Lưỡi to hơn khung hàm dưới, sắc nhợt, mềm, chất lưỡi ướt. Rêu lưỡi trắng nhờn dày Tính chất của lớp rêu bao phủ bề mặt lưỡi; rêu lưỡi có màu trắng, bẩn, nhớt, dính vào lưỡi khó làm sạch, rêu lưỡi dày qua đó không nhìn thấy gai lưỡi. Mạch trầm Bắt mạch quay ở cổ tay, là kiểu mạch ở sâu sát xương, chỉ bắt được khi ấn lực mạnh. Mạch hoãn Bắt mạch quay ở cổ tay, là kiểu mạch hòa hoãn, đi nhẹ nhàng, một nhịp thở của thầy thuốc tương ứng với bốn nhịp mạch. Mạch hoạt Bắt mạch quay ở cổ tay, là kiểu mạch đến và đi như những hạt tròn lăn trên dĩa. Mạch hữu lực Bắt mạch quay ở cổ tay, cả ba bộ mạch Thốn Quan Xích đều bắt được. Cảm giác người mệt mỏi Cảm giác cơ thể không khỏe, lười vận động, muốn nằm, thích ngủ. Cảm giác người nặng nề Là cảm giác cơ thể tay chân nặng mỏi. Đầy tức ngực Là cảm giác đầy tức, bí bách, khó chịu ở vùng ngực. Nặng đầu Là cảm giác đầu nặng. Mồ hôi dầu Mồ hôi nhờn, giống như dầu. Tê chi Cảm giác dị cảm xuất hiện ở tay và/hoặc chân. Ăn ngon miệng Cảm giác ngon miệng, ăn nhiều nhanh đói. Khó tiêu sau ăn Cảm giác không thoải mái do đầy chướng bụng sau ăn. Xử lý và phân tích số liệu Nhập và quản lý số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm thống kê R 3.4.1. Thống kê mô tả biến nhị giá và danh định bằng tần số và tỉ lệ. Phân tích tương quan: dùng phương pháp BMA (Bayesian Model Average) để tìm mô hình liên quan khả dĩ và phân tích đa biến bằng phương trình hồi qui tuyến tính với phép kiểm Poisson để xác định p, PR và KTC95%. KẾT QUẢ Tổng số bệnh nhân khảo sát là 405, phân bố tại 3 bệnh viện với tỉ lệ tương đương nhau: BV An Bình 25%, BV YHCT 38% và 37% BV Quận 6. Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu. Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhận xét Nhóm tuổi Từ 20 - 39 tuổi 12 3 Nhóm người trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (53%) và đa số bệnh nhân là nữ (71,9%). Từ 40 - 59 tuổi 176 43,5 ≥ 60 tuổi 217 53,5 Giới Nữ 291 71,9 Nam 114 28,1 BMI Béo phì độ 1 230 57 Đa số bệnh nhân bị béo phì độ 1 (57%), nhóm người béo phì độ 2 có tỉ lệ ít nhất (11%). Thừa cân 130 32 Béo phì độ 2 45 11 Loại Rối loạn lipid máu Tăng Cholesterol đơn thuần 96 23,7 Bệnh nhân thuộc nhóm tăng lipid hỗn hợp có tỉ lệ cao nhất với 59,8% và thấp nhất là giảm Tăng Triglyceride đơn thuần 61 15,1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 244 Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhận xét Tăng Lipid hỗn hợp 242 59,8 HDL với 1,4%. Giảm HDL 6 1,4 Tiền căn bệnh RLLM Dưới 3 tháng 169 41,7 Nhóm bệnh nhân bị RLLM dưới 3 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (52,9%). Từ 3-6 tháng 97 24,0 Từ 7-12 tháng 87 21,5 Trên 12 tháng 52 12,8 Số lượng bệnh đi kèm 0 24 5,9 Số lượng bệnh đi kèm nhiều nhất là 05 bệnh, số bệnh nhân có 02 bệnh nền chiếm đa số với 38%. 1 120 29,6 2 154 38,0 3 83 20,5 4 19 4,7 5 5 1,3 Bệnh đi kèm Bệnh tim mạch 282 69,6 Nhóm bệnh đi kèm là bệnh tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất (69,6%). Nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị liên tục (52,2%) chiếm tỉ lệ cao nhất. Tiền căn gia đình có người thừa cân béo phì trên mẫu khảo sát là 50%. Bệnh cơ xương khớp 168 41,5 Bệnh đái tháo đường 171 42,2 Điều trị RLLM liên tục Có 205 50,6 Không 200 49,4 Gia đình có người thừa cân béo phì Có 203 50,1 Không 202 49,9 Bảng 2. Tỉ lệ bệnh nhân theo đặc điểm về thói quen sinh hoạt và ăn uống Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhận xét Ăn nhiều chất béo Có Không 248 157 61,2 38,8 Hơn nửa số bệnh nhân có thói quen ăn nhiều chất béo (61,2%), ăn nhiều chất ngọt (50,6%), không ăn nhiều chất xơ (56,8%). Hầu hết đối tượng nghiên cứu không hút thuốc lá (90%), không uống nhiều bia rượu (90%) và có tập thể dục đều (75,6%). Ăn nhiều chất ngọt Có Không 205 200 50,6 49,4 Ăn nhiều chất xơ Có Không 175 230 43,2 56,8 Uống nhiều bia rượu Có Không 40 365 9,9 90,1 Hút thuốc lá Có Không 40 365 9,9 90,1 Tập thể dục đều Có Không 99 306 24.4 75.6 Bảng 3. Tỉ lệ bệnh nhân theo các triệu chứng lâm sàng về vọng chẩn, mạch chẩn, vấn chẩn Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhận xét Hình dáng mập bệu Có Không 217 188 53,6 46,4 Tỉ lệ bệnh nhân có hình dạng mập bệu chiếm 53,6%; có triệu chứng nét mặt mệt mỏi (44,4%) và có tác phong chậm chạp (44,9%); có lưỡi to bè ướt chiếm 60,7%; có rêu trắng nhờn ướt chiếm 23% Nét mặt mệt mỏi Có Không 180 225 44,4 55,6 Tác phong chậm chạp Có Không 182 223 44,9 55,1 Lưỡi to bè ướt Có Không 246 159 60,7 39,3 Rêu lưỡi trắng nhờn dày Có Không 93 312 23 77 Mạch trầm Có Không 267 138 65,9 34,1 Đa số bệnh nhân khảo sát có mạch trầm (65,9%), hoãn (90,4%), hoạt (73,3%) và không có bệnh nhân nào mạch vô lực. Mạch hoãn Có Không 366 39 90,4 9,6 Mạch hoạt Có Không 297 108 73,3 26,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 245 Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhận xét Mạch hữu lực Có Không 405 0 100 0 Cảm giác người mệt mỏi Có Không 276 129 68,2 31,8 Các triệu chứng xuất hiện nhiều là cảm giác người nặng nề (72%), ăn ngon miệng (71%), cảm giác người mệt mỏi (68,2%), mồ hôi dầu (57%); xuất hiện ít hơn là các triệu chứng, tê chi (46%), khó tiêu sau ăn (37,8%), nặng đầu (37,3%); triệu chứng đầy tức ngực (10,9%) xuất hiện với tỉ lệ rất thấp. Cảm giác người nặng nề Có Không 292 113 72,1 27,9 Đầy tức ngực Có Không 44 361 10,9 89,1 Nặng đầu Có Không 151 254 37,3 62,7 Mồ hôi dầu Có Không 231 174 57,0 43,0 Tê chi Có Không 189 216 46,7 53,3 Ăn ngon miệng Có Không 288 117 71,1 28,9 Khó tiêu sau ăn Có Không 153 252 37,8 62,2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh cảnh đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có thừa cân béo phì Bảng 4. Triệu chứng đàm thấp và mô hình các yếu tố có thể liên quan STT Triệu chứng Các yếu tố có khả năng liên quan (Mô hình BMA) Số biến 1 Hình dạng mập bệu Nhóm tuổi- nhóm BMI – tập thể dục đều 03 2 Nét mặt mệt mỏi Nhóm tuổi – nhóm BMI – bệnh cơ xương khớp – tập thể dục đều 04 3 Tác phong chậm chạp Nhóm tuổi – nhóm BMI – nhóm bệnh cơ xương khớp – tập thể dục đều 04 4 Chất lưỡi Nhóm tuổỉ - điều trị liên tục 02 5 Rêu lưỡi Nhóm BMI 01 6 Mạch trầm Nhóm tuổi – nhóm BMI – điều trị liên tục – nhóm thời gian bệnh RLLM - nhóm bệnh tim mạch – nhóm bệnh đái tháo đường 06 7 Mạch hoãn Điều trị liên tục 01 8 Mạch hoạt Ăn nhiều chất béo – nhóm bệnh tim mạch 02 9 Cảm giác người mệt mỏi Nhóm bệnh cơ xương khớp –Tập thể dục đều 02 10 Cảm giác người nặng nề Nhóm bệnh cơ xương khớp –Tập thể dục đều 02 11 Nặng đầu Nhóm bệnh tim mạch 01 12 Tê chi Nhóm bệnh tim mạch- bệnh cơ xương khớp 02 13 Mồ hôi dầu Giới tính - Ăn nhiều chất béo 02 14 Ăn ngon miệng Nhóm bệnh tim mạch-Tiền căn gia đình thừa cân 02 15 Khó tiêu sau ăn Nhóm bệnh tim mạch 01 16 Đầy tức ngực Nhóm tuổi 01 Bảng 5. Mối tương quan giữa triệu chứng đàm thấp và các yếu tố ảnh hưởng STT Triệu chứng đàm thấp Các yếu tố ảnh hưởng p PR (KTC 95%) Nhận xét 1 Hình dáng mập bệu Từ 40 - 59 tuổi 0,397 1,54 (0,57-4,22) Hình dạng mập bệu có mối tương quan với nhóm BMI (p<0,001), nhóm béo phì 1, 2 có hình dạng mập bệu gấp 2,26 và 3,5 lần nhóm thừa cân. Trên 60 tuổI 0,150 2,07 (0,77 – 5,62) BMI: Béo phì 1 <0,001 2,261,56 –3,27)* BMI: Béo phì 2 <0,001 3,5(2,23 – 5,45)* Tập thể dục đều 0,065 0,72 (0,52 – 1,02) 2 Nét mặt mệt mỏi Từ 40 - 59 tuổi 0,224 2,40 (0,56 – 0,98) Triệu chứng nét mặt mệt mỏi có tương quan ý nghĩa thống kê với nhóm béo phì độ 2, bệnh cơ xương Trên 60 tuổI 0,092 3,33 (0,82 – 13,5) Béo phì 1 0,118 1,31 (0,93 – 1,86) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 246 STT Triệu chứng đàm thấp Các yếu tố ảnh hưởng p PR (KTC 95%) Nhận xét Béo phì 2 0,042 1,62 (1,01 -2,59)* khớp và tập thể dục đều (p<0,05). Bệnh cơ xương khớp 0,017 1,43(1,07 – 1,92)* Tập thể dục đều 0,008 0,58(0,39 -0,82)* 3 Tác phong chậm chạp Từ 40 - 59 tuổi 0,418 1,6 (0,50 – 5,14) Tác phong chậm chạp có tương quan ý nghĩa thống kê với nhóm béo phì, bệnh cơ xương khớp và tập thể dục đều(p<0,05). ≥ 60 tuổI 0,154 2,3 (0,73 – 7,27) Béo phì 1 0,027 1,5 (1,05 – 2,12)* Béo phì 2 0,011 1,82(1,15 – 2,95)* Tập thể dục đều 0,024 0,64(0,43 – 0,94)* Bệnh cơ xương khớp 0,019 1,42(1,06 – 1,90)* 4 Lưỡi to bè ướt Béo phì 1 0,193 1,22 (0,91 – 1,63) Có mối liên quan ý nghĩa thống kê giữa chất lưỡi và nhóm béo phì độ 2 (p<0,05). Béo phì 2 0,007 1,73(1,15 -2,57)* Điều trị liên tục 0,125 1,22 (0,95 – 1,57) 5 Rêu lưỡi trắng nhờn dày Béo phì 1 0,138 1,46 (0,88 – 2,42) Có mối tương quan ý nghĩa giữa các biểu hiện của rêu lưỡi trắng nhờn dày và nhóm béo phì độ 2 (p<0,05). Béo phì 2 0,010 2,32 (1,22 – 4,40)* 6 Cảm giác người mệt mỏi Tập thể dục đều 0,04 0,73 (0,54 – 0,99)* Triệu chứng cảm giác người mệt mỏi và người nặng nề có tương quan ý nghĩa với thói quen tập thể dục đều (p< 0,05) Bệnh cơ xương khớp 0,078 1,2 4 (0,98 – 1,57) 7 Cảm giác người nặng nề Bệnh cơ xương khớp 0,160 1,18 (0,94 – 1,49) Tập thể dục đều 0,045 0,72 (0,55 -0,99)* 8 Nặng đầu Bệnh tim mạch 0,037 1,5 (1,02 – 2,20)* Mối tương quan ý nghĩa thống kê giữa triệu chứng nặng đầu và bệnh tim mạch với p<0,05. 9 Mồ hôi dầu Giới tính 0,008 0,65(0,97– 1,67)* Nam giới có biểu hiện triệu chứng mồ hôi dầu ít hơn 0,65 lần nữ giới, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê Ăn nhiều chất béo 0,088 1,27 (0,97 – 1,67) 10 Tê chi Bệnh tim mạch 0,032 1,45 (1,03 – 2,01)* Bệnh nhân có bệnh cơ xương khớp, bệnh tim mạch đi kèm có triệu chứng tê chi gấp 1,6 và 1,45 lần nhóm bệnh nhân không có hai bệnh đi kèm này. Bệnh cơ xương khớp 0,001 1,60 (1,20 – 2,14)* 11 Ăn ngon miệng Bệnh tim mạch 0,03 0,77 (0,60 – 0,98)* Bệnh nhân có bệnh tim mạch đi kèm có triệu chứng ăn ngon miệng ít hơn 0,77 lần nhóm bệnh nhân không có bệnh tim mạch đi kèm (p<0,05). Tiền căn gia đình thừa cân 0,181 1,17 (0,92 – 1,48) 12 Khó tiêu sau ăn Bệnh tim mạch 0,03 1,5 (1,04 – 2,23)* Bệnh nhân có bệnh tim mạch có triệu chứng khó tiêu sau ăn gấp 1,5 lần so với bệnh nhân không có bệnh tim mạch, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 13 Đầy tức ngực Từ 40 - 59 tuổi 0,783 0,75 (0,97 – 5,81) Không có mối tương quan có ý nghĩa giữa nhóm tuổi và đầy tức ngực Trên 60 tuổi 0,574 1,77(0,24 – 12,95) ** p<0,01, *p<0,05 Bảng 6. Mối tương quan giữa triệu chứng mạch chẩn trên bệnh nhân đàm thấp và yếu tố ảnh hưởng STT Triệu chứng đàm thấp Các yếu tố ảnh hưởng p PR (KTC 95%) Nhận xét 1 Mạch trầm Từ 40 - 59 tuổi 0,275 1,90 (0,60 – 6,05) Triệu chứng mạch trầm không có mối liên quan với nhóm tuổi, nhóm BMI, đặc tính điều trị RLLM liên tục, bệnh đái tháo đường (p>0,05) nhưng liên quan có ý nghĩa với bệnh tim mạch. Bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm theo thì có mạch trầm gấp 1,5 lần nhóm bệnh nhân không có bệnh đi kèm là bệnh tim mạch (p<0,05) Trên 60 tuổI 0,166 2,26 (0,71 – 7,17) BMI: Béo phì 1 0,590 1,08 (0,81 – 1,43) BMI: Béo phì 2 0,093 1,40 (0,95 – 2,08) Thời gian bệnh RLLM 3-6 tháng 0,459 1,14 (0,80 – 1,63) 7-12 tháng 0,297 1,20 (0,85 – 1,70) Trên 12 tháng 0,095 1,37 (0,95 – 1,99) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 247 STT Triệu chứng đàm thấp Các yếu tố ảnh hưởng p PR (KTC 95%) Nhận xét Bệnh tim mạch 0,017 1,50 (1,07 – 2,01)* Bệnh đái tháo đường 0,155 1,20 (0,93 – 1,55) 2 Mạch hoạt Bệnh tim mạch 0,092 1,25 (0,96 – 1,62) Không có mối liên quan giữa triệu chứng mạch hoạt và thói quen ăn nhiều chất béo, bệnh tim mạch. Ăn nhiều chất béo 0,087 1,23 (0,97 – 1,57) 3 Mạch hoãn Điều trị RLLM liên tục 0,513 0,93 (0,76 – 1,15) Không có mối mối tương quan giữa triệu chứng mạch hoãn và loại RLLM *p<0,05 BÀN LUẬN Về đặc trưng của mẫu Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu có sự phân bố đều ở ba bệnh viện, có các đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi, BMI, phân loại RLLM, tiền căn bệnh lý, tiền căn gia đình và thói quen ăn uống sinh hoạt đều có sự tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện trên bệnh nhân RLLM và thừa cân béo phì(4,8,10,11). Về kết quả nghiên cứu Về tỉ lệ các biểu hiện lâm sàng của bệnh cảnh đàm thấp trên đối tượng nghiên cứu Nhóm triệu chứng của nghiên cứu có tính phù hợp cùng các nghiên cứu cùng loại với 13 biểu hiện: hình dáng mập bệu, tác phong chậm chạp, nét mặt mệt mỏi, cảm gíac người nặng nề - mệt mỏi, nặng đầu, đau tức ngực, ăn kém, khó tiêu sau ăn, tay chân tê, lưỡi to bệu ướt, rêu lưỡi trắng dày nhờn, mạch hoạt(3,7,8,13). Hình dáng mập bệu, nét mặt mệt mỏi và tác phong chậm chạp đều thuộc hư chứng thể hiện tình trạng bệnh nhân đa số đều bị bệnh lâu năm, tỉ lệ bệnh nhân có lưỡi to bè ướt chiếm gần 60% phù hợp với đặc tính đàm thấp gây bệnh(5). Tỉ lệ bệnh nhân có rêu trắng nhờn dày là 23% cũng thuộc về bệnh lý chứng do nội thấp lâu ngày không tán làm cho rêu trắng dày và nhờn. Mạch trầm, mạch hoãn, mạch hoạt đều có tỉ lệ xuất hiện trên 65%, trong đó mạch hữu lực là 100% rất phù hợp với bệnh danh đàm thấp; bộ mạch gợi ý tình trạng lý thực của Đàm thấp(1,5). Về triệu chứng vấn chẩn: có tỉ lệ thấp nhất là đầy tức ngực, triệu chứng này thường xuất hiện trong các tài liệu và nghiên cứu trước đây(5,9,12), nhưng trong nghiên cứu này lại có tỉ lệ thấp do chủ yếu xuất hiện ở nhóm bệnh nhân có bệnh đi kèm là bệnh tim mạch, nhưng hiện đang điều trị ổn định nên chiếm tỉ lệ thấp. Các triệu chứng thu được có sự tương đồng với nghiên cứu tại Trung Quốc của tác giả Jing Chen cùng cộng sự(7). Theo Hải Thượng Lãng Ông “bệnh đàm của Tỳ, có hư có thực, thấp thái quá thì Tỳ thực, thổ suy không chế được thủy thì Tỳ hư”, nhận định này phù hợp phù hợp với các biểu hiện lâm sàng thu được từ khảo sát(5). Tóm lại, thông qua khảo sát trên bệnh nhân RLLM có thừa cân béo phì, nhận thấy các triệu chứng của bệnh cảnh đàm thấp vừa hư chứng vừa thực chứng và lý chứng với tỉ lệ khác nhau. Tỉ lệ các triệu chứng Thực chứng chiếm đa số chứng tỏ bệnh nhân chỉ mới ở giai đoạn đầu của Đàm thấp(5). Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện của bệnh cảnh đàm thấp trên đối tượng nghiên cứu Theo một số nghiên cứu tại Trung Quốc và Đài Loan, thừa cân béo phì trong YHCT được chứng minh có tương quan nhiều đến bệnh cảnh đàm thấp, thiệt chẩn đặc trưng cho thể bệnh này trên bệnh nhân có thừa cân béo phì kèm có RLLM là lưỡi to bệu và rêu trắng nhờn, kết luận này phù hợp với kết quả phân tích tương quan của đề tài, ngoài việc củng cố về cơ sở lý luận YHCT bệnh chứng Đàm thấp(5,7,13).Tuy nhiên cách tiếp cận triệu chứng về thiệt chẩn hiện nay còn mang tính chủ quan, lệ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, khả năng quan sát bằng mắt thường của người thầy thuốc, việc xác định được càng nhiều yếu tố ảnh hưởng tỉ lệ triệu chứng sẽ giúp gợi ý chẩn đoán trên bệnh nhân chính xác hơn. Trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 248 YHCT, mạch trầm thể hiện tình trạng bệnh ở lý phận, cũng phù hợp với bệnh cảnh đàm thấp và cũng phù hớp với nhóm bệnh tim mạch là nhóm bệnh nội khoa mãn tính Bệnh nhân RLLM thừa cân béo phì có tập thể dục đều thì hai triệu chứng cảm giác người mệt mỏi và người nặng nề đều ít hơn khoảng 0,7 lần so với nhóm không tập hoặc tập thể dục không đều (p<0,05). Đây là mối tương quan nghịch. Việc thay đổi lối sống thu động và tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cân nặng, tốt cho các bệnh lý vê tim mạch, cơ xương khớp. Triệu chứng mồ hôi dầu xuất hiện với tỉ lệ 57%. Giới tính quyết định các sự khác biệt về chức năng sinh lý, giải phẫu, nội tiết trong cơ thể, điều này phù hợp về lý thuyết YHHĐ. Bệnh nhân nữ chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu (72%) có thể giải thích cho việc ảnh hưởng này. Theo kết quả thu được, nhóm bệnh nhân có bệnh tim mạch đi kèm có triệu chứng khó tiêu sau ăn hơn 1,5 lần và triệu chứng ăn ngon miệng ít hơn 0,77 lần so với nhóm không có bệnh tim mạch. Nhóm bệnh tim mạch chiếm nhiều nhất trong mẫu quan sát, điều này có thể giải thích cho mối liên quan này. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu chi tiết hơn về tên bệnh tim mạch đi kèm, số lượng, thời gian, điều trị để có thể giải thích kĩ càng về biểu hiện triệu chứng. Triệu chứng đau tức ngực tuy chiếm tỉ lệ hơn 50% trong các y văn, sách vở(2,3,5,9,11) nhưng thực tế lại chỉ có 10%, nhóm tuổi có khả năng ảnh hưởng triệu chứng này nhưng tất cả lại không có ý nghĩa thống kê. Hai triệu chứng mạch hoạt và mạch hoãn không tìm được yếu tố liên quan có ý nghĩa qua nghiên cứu tuy rằng tỉ lệ của hai triệu chứng này khá cao, xuất hiện trên 60%. Điều này có thể giải thích là do các yếu tố ảnh hưởng khảo sát chưa đủ hoặc chưa được chi tiết hóa. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ các triệu chứng của bệnh cảnh đàm thấp trên lâm sàng bệnh nhân RLLM có thừa cân béo phì: Hình dạng mập bệu (53,6%), tác phong chậm chạp (44,9%), nét mặt mệt mỏi (44,4%), lưỡi to bè ướt (60,7%), rêu trắng nhờn dày (23%). Mạch hoạt (73,3%), mạch hoãn (90,4%), mạch trầm (65,9%), cảm giác người nặng nề (72,1%), ăn ngon miệng (71,1%), cảm giác người mệt mỏi (62,8%), mồ hôi dầu (57%), tê chi (46,7%), khó tiêu sau ăn (37,8%), nặng đầu (37,3%), đầy tức ngực (10,9%). Các yếu tố có ảnh hưởng lên tỉ lệ xuất hiện triệu chứng bệnh cảnh đàm thấp được khảo sát trên bệnh nhân RLLM có thừa cân béo phì. Nhóm BMI có ảnh hưởng đến biểu hiện của hình dạng mập bệu, nét mặt mệt mỏi, tác phong chậm chạp, lưỡi to bè ướt, rêu lưỡi nhờn trắng dày. Tập thể dục đều có ảnh hưởng đến biểu hiện nét mặt mệt mỏi, tác phong chậm chạp, cảm giác người nặng nề và cảm giác người mệt mỏi. Bệnh cơ xương khớp đi kèm có ảnh hưởng đến nét mặt mệt mỏi, tác phong chậm chạp, tê chi. Bệnh tim mạch đi kèm có ảnh hưởng đến triệu chứng tê chi, khó tiêu sau ăn và mạch trầm. Giới tính có liên quan đến triệu chứng mồ hôi dầu. Chưa có nghiên cứu trước đây thực hiện đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố theo YHHĐ lên triệu chứng của bệnh cảnh đàm thấp ở bệnh nhân RLLM có thừa cân béo phì, nên kết quả nghiên cứu này sẽ là bước đầu gợi ý cho các nghiên cứu về sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế Việt Nam (2015). Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế giai đoạn 2015 - 2020-Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. 2. Bùi Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Bay (2007). Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của viên nang Hạ mỡ Ngưu tất và viên nang Ngưu tất trên bệnh nhân rối loạn lipid máu. Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(2):76-83. 3. Cao Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Bay (2014). Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết trên bệnh nhân rối loạn lipid máu. Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(2):53-61. 4. Dương Thị Mộng Ngọc cùng cộng sự (2012). Đánh giá hiệu quả điều trị của viên nang cứng “Ruvintat” trên bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16(1):7-13. 5. Hải Thượng Lãng Ông - Lê Hữu Trác (1998). Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh. NXB Y học TP Hồ Chí Minh, tập I, pp.317, 318, 328, 332, 333. 6. Hội Tim Mạch Học Việt Nam (2015). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Rối loạn lipid máu - Bảng tóm tắt. 7. Lee TC, Lo LC, Wu FC (2016). Traditional Chinese Medicine for Metabolic Syndrome via TCM Pattern Differentiation: Tongue Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 249 Diagnosis for Predictor. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 8. Nguyễn Đỗ Vân Anh (2014). Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi-Folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30-69 tuổi tại Hà Nội. Luận văn Tiến sĩ Y học chuyên ngành Dinh dưỡng Tiết chế. 9. Nguyễn Thị Bay (2007). Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông - Tây y. NXB Y học Hà Nội, pp.18, 34, 53 - 60, 23, 408, 462, 367-378. 10. Nguyễn Thị Bay, Nguyễn Công Minh (2012). Tác dụng hạ lipid máu của viên Dogarlic trà xanh trên bệnh nhân rối loạn lipid máu. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16(1):14-19. 11. Tạ Thu Thủy (2016). Đánh giá tác dụng điều trị Hội chứng rối loạn lipid máu của cao lỏng Đai An. Luận án tiến sĩ y học, Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Hà Nội. 12. Trần Văn Kỳ (2000). Từ điển Y học Cổ truyền Hán - Việt - Anh. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, pp.128,133,135. 13. World Health Organization (2016). Overweight and obesity in Adults aged 18+, date aceeessed 02/08/2017, URL Ngày nhận bài báo: 23/01/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/03/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_va_bieu_hien_lam_sang_cua_benh_canh_dam.pdf
Tài liệu liên quan