Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế tại cục thuế TP.HCM: Tổng Biên tập
PGS.TS.NB. Nguyễn hanhPhó Tổng Biên tập
TS. NB. Trần hanh VũHội đồng Biên tậpChủ tịch:
TS. Lê Bích Phương
hường trực Hội đồng BT
hS. Bùi Vũ Tùng ChânCác ủy viên:
GS.TS.DS. Nguyễn Văn hanh
GS.TS. Hoàng Văn Châu
GS.TS. Hồ Đức Hùng
GS.TS. Hoàng hị Chỉnh
PGS.TS. Đỗ Linh Hiệp
PGS.TS. Nguyễn Quốc Tế
PGS.TS. Phạm Văn Dược
PGS.TS. Phương Ngọc hạch
PGS.TS. Võ Văn Nhị
PGS.TS. Phước Minh Hiệp
PGS.TS. Phùng Đình Mẫn
PGS.TS. Phạm Minh Tiến
TS. Nguyễn Hữu hân
TS. Nguyễn Tường Dũng
hS. Lê hị Bích hủyThư ký Tòa soạn
hS. Hà Kiên Tân
Giấy phép Hoạt động Báo chí in
Số: 36/GP-BTTTT cấp ngày
05/02/2013
Số lượng in: 2000 cuốn
Chế bản và in tại Nhà in:
Liên Tường, Quận 6, Tp. HCM
KINH TẾ
1. Tôn hất Viên: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp
luật thuế của người nộp thuế tại Cục huế Tp.HCM
1
2. Phạm hị Vân Trinh, Phạm hụy Hạnh Phúc, Vũ Văn hực: Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vật liệu nhẹ - thạch cao
17
3. Đoàn hị hu Tr...
158 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế tại cục thuế TP.HCM, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Biên tập
PGS.TS.NB. Nguyễn hanhPhó Tổng Biên tập
TS. NB. Trần hanh VũHội đồng Biên tậpChủ tịch:
TS. Lê Bích Phương
hường trực Hội đồng BT
hS. Bùi Vũ Tùng ChânCác ủy viên:
GS.TS.DS. Nguyễn Văn hanh
GS.TS. Hoàng Văn Châu
GS.TS. Hồ Đức Hùng
GS.TS. Hoàng hị Chỉnh
PGS.TS. Đỗ Linh Hiệp
PGS.TS. Nguyễn Quốc Tế
PGS.TS. Phạm Văn Dược
PGS.TS. Phương Ngọc hạch
PGS.TS. Võ Văn Nhị
PGS.TS. Phước Minh Hiệp
PGS.TS. Phùng Đình Mẫn
PGS.TS. Phạm Minh Tiến
TS. Nguyễn Hữu hân
TS. Nguyễn Tường Dũng
hS. Lê hị Bích hủyThư ký Tòa soạn
hS. Hà Kiên Tân
Giấy phép Hoạt động Báo chí in
Số: 36/GP-BTTTT cấp ngày
05/02/2013
Số lượng in: 2000 cuốn
Chế bản và in tại Nhà in:
Liên Tường, Quận 6, Tp. HCM
KINH TẾ
1. Tôn hất Viên: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp
luật thuế của người nộp thuế tại Cục huế Tp.HCM
1
2. Phạm hị Vân Trinh, Phạm hụy Hạnh Phúc, Vũ Văn hực: Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vật liệu nhẹ - thạch cao
17
3. Đoàn hị hu Trang: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến tỷ suất lợi
nhuận ròng biên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
27
4. Nguyễn hị hu Trang: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – 30 năm
nhìn lại
36
5. Nguyễn hế Bính, Phạm Anh hủy: Tài chính vi mô của ngân hàng
Chính sách xã hội với chương trình giảm nghèo bền vững tại Việt Nam
44
6. Bùi Ngọc Toản: Tác động của đòn bẩy tài chính lên dòng tiền tự do
tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh
50
7. Nguyễn Văn hụy: Tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng
của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng: nghiên cứu trường hợp
Vietcombank tại tp.Hồ Chí Minh
56
8. Trịnh Anh Khoa: Các yếu tố tác động đến lợi nhuận vụ lúa hè thu và
đông xuân của nông hộ trồng lúa đồng bào khmer tỉnh Sóc Trăng
67
9. Nguyễn hị Cẩm Phú: các nhân tố tác động đến sự hài lòng của
khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch tại các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long
74
10. Đỗ hị Hoa Liên: Hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam – cơ
hội và thách thức
87
11. Khổng Văn hắng: Những đóng góp quan trọng của đ̀u tư nước
ngoài trong phát triển kinh tế của tỉnh B́c Ninh
95
12. Nguyễn Hữu Trinh: Kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ: các yếu tố
tác động và xu hướng vận động, phát triển trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2016 – 2020 và t̀m nhìn đến năm 2030
106
13. Nguyễn Tường Dũng, Nguyễn Xuân họ, Nguyễn hị Ngọc Mai:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của các trung tâm
ngoại ngữ tại Bình Dương
111
KỸ THUẬT
14. Lê Kim Anh: Nghiên cứu điều khiển hệ thống lai của nguồn pin
mặt trời và pin nhiên liệu trong lưới điện nhỏ
118
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
15. Nguyễn Khánh Vân: Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở thành
phố Hồ Chí Minh trong thời kỷ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế
130
16. Lê hị Hiền: Nâng cao năng lực tự học của sinh viên đối với môn
học tư tưởng Hồ Chí Minh
139
17. Hoàng Xuân Sơn, Hồ hị hanh Trúc: Nghiên cứu sự tác động của
hiệp định đối tác xuyên thái bình dương đến quá trình tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
146
Tòa soạn & trị sự:
530 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Email: tapchiktktbd@gmail.com 3 THÁNG 1 KỲ
ISSN: 0866 - 7802No: (16)12 - 2016Tạp chíKINH TEÁ - KYÕ THUAÄT
MỤC LỤC Trang
Editor - in - chief
Assoc. Prof. Dr. Nguyen hanhDeputy Editor - in - chief
Dr. Tran hanh VuEditorial boardDirector:
Dr. Lê Bích PhuongPresident:
MA. Bui Vu Tung ChanMember:
Prof.Dr. Nguyen Van hanh
Prof.Dr. Hoang Van Chau
Prof.Dr. Ho Đuc Hung
Prof.Dr. Hoang hi Chinh
Assoc.Prof.Dr. Đo Linh Hiep
Assoc.Prof.Dr. Nguyen QuocTe
Assoc.Prof.Dr. Pham Van Duoc
Assoc.Prof.Dr. Phuong Ngoc hach
Assoc.Prof.Dr. Vo Van Nhi
Assoc.Prof.Dr. Phuoc Minh Hiep
Assoc.Prof.Dr. Phung Dinh Man
Assoc.Prof.Dr. Pham Minh Tien
Dr. Nguyen Huu han
Dr. Nguyen Tuong Dung
MA. Le hi Bich huy Managing Editor
MBA. Ha Kien Tan
Publishing licence: Studying and
following the No: 36/GP-BTTTT
Date 05/02/2013
In number: 2000 copies
ECONOMIC
1. Ton hat Vien: Analysis of factors afecting the sense of executive
legal duty of taxation taxpayers in HCM city
1
2. Pham hi Van Trinh, Pham huy Hanh Phuc, Vu Van huc: Study
on factors afecting the decision to buy materialsrelease – gypsum
17
3. Đoan hị hu Trang: Impact of capital structure on the net interest
margin of the commercial bank in Vietnam
27
4. Nguyen hi hu Trang: Vietnam economic growth - 30 years look
back
36
5. Nguyen he Binh, Pham Anh huy: Microinance of Vietnam bank
for Social Policies to sustainable poverty reduction programmes in
Vietnam
44
6. Bui Ngoc Toan: Impact of inancial leverage on free cash low in
irms listed on Ho Chi Minh stock exchange
50
7. Nguyen Van huy: Factors afecting service quality to customer
satisfaction for comercial banks: case of Vietcombank in HCM city
56
8. Trịnh Anh Khoa: Determinants of the proits among summer-
autumn and winter-spring rice crop of Khmer rice farmers in Soc
Trang province
67
9. Nguyen hi Cam Phu: Factors that impact customer satisfaction
using the travel services in the mekong river delta
74
10. Đo hi Hoa Lien: Towards a green economy in Vietnam –
opportunity and challenge
87
11. Khong Van hang: Important role oforeign investment in
economic development in Bac Ninh province
95
12. Nguyen Huu Trinh: Private economy in the southeast region:
inluential factors and development trend during industrialization
and modernization in 2016-2020 and vision toward 2030
106
13. Nguyen Tuong Dung, Nguyen Xuan ho, Nguyen hi Ngoc Mai:
Factors inluencing the brand image of the foreign language centers
in Binh Duong
111
TECHNICAL
14. Le Kim Anh: Research control system of hybrid solar and fuel cells
in microgrid
118
RESEARCH - EXCHANGE
15. Nguyen Khanh Van: Construction, development intelligentsia in ho
chi minh city promoted period in chemical industry, modernization
and integration international
130
16. Le hi Hien: Cultivating students’ self – learning ability to study Ho
Chi Minh’s thoughts
139
17. Hoang Xuan Son, Ho hi hanh Truc: Agreement on the
trans-paciic partnership with issues restructuring state-owned
enterprises in Vietnam
146
Editorial Ofice and management:
530 BinhDươngAvenu.HiepThanh Ward. ThuDau Mot City, Binh Duong Province
Email: tapchiktktbd@ gmail.com EVERY 3 MONTHS
ISSN: 0866 - 7802No: (16)12 - 2016JOURNALECONOMICS - TECHNOLOGY
TABLE OF CONTENNTS Page
1CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP
LUẬT THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TP.HCM
(ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING THE SENSE OF EXECUTIVE LEGAL DUTY OF
TAXATION TAXPAYERS IN HCM CITY)
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp
luật thuế tại Cục Thuế TP.HCM. Số liệu trong
nghiên cứu ch́nh thức này được thực hiện bằng
bảng câu h̉i khảo sát, m̃u được cḥn bằng
phương pháp cḥn m̃u thuận tiện v́i c̃ m̃u là
276 đối tượng nộp thuế tại Cục Thuế TP. HCM.
Dựa trên phương pháp độ tin cậy Cronbach’s
Alpha và phân t́ch nhân tố khám phá EFA đ̉
đo lừng sự hội tụ c̉a các biến. Phân t́ch h̀i
quy đ̉ kỉm định giả thuyết nghiên cứu và mô
h̀nh nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các nhân tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành
pháp luật thuế là: Tuân th̉ thuế, Công tác kỉm
tra thuế, Nhận thức về công bằng, Hiệu quả
hoạt động c̉a cơ quan thuế, Kiến thức về thuế
c̉a ngừi nộp thuế, Nhận thức về h̀nh phạt và
phạm tội, T̀nh trạng tài ch́nh c̉a đối tượng nộp
thuế, Vấn đề thuế suất. Dựa vào phương tr̀nh
h̀i quy cho thấy, tám biến đưa vào mô h̀nh đều
có tương quan thuận v́i hiệu quả c̉a công tác
chấp hành luật thuế và ảnh hưởng như nhau.
Bài viết cũng đ̀ng th̀i thảo luận những kết quả
nghiên cứu ch́nh và đề xuất các giải pháp đ̉
nâng cao ý thức chất hành pháp luật thuế c̉a
đối tượng nộp thuế.
Từ khóa: Chấp hành pháp luật, thanh tra,
kiểm tra, Cục Thuế TP.HCM
ABSTRACT
The study was conducted to determine the
factors affecting the sense of observance of tax
legislation in HCMC Tax Department. Data in
the oficial study was performed in questionnaire
survey, the sample was selected by convenience
sampling method with a sample size of 276
taxpayers in the Tax Department. HCM. Based on
the method of Cronbach’s Alpha reliability and
ANALYSIS EFA EXPLORE FACTOR to measure
the convergence of the variables. Regression
analysis is meand for testing hypotheses and
research model. The study results showed that
the factors affecting the sense of observance
of tax legislation: Tax Compliance, Tax
Inspection, Perceptions of fairness, Operational
eficiency of the tax authorities, Knowledge of
the taxpayer’s tax, penalties and Awareness of
crime, inancial status of the taxpayer, the tax
issue. Based on the regression equation shows,
the eight variables included in the model are
positively correlated with the effectiveness of
law enforcement activities at the same level.
The article also discusses the main indings and
propose solutions to raise awareness of the tax
legislation of the taxpayer.
Keywords: law observation, inspector,
examination, HCMC tax department
Tôn hất Viên(*)
(*) TS. GV. Trừng Đại ḥc Kinh tế - Kỹ thuật B̀nh Dương
Kinh tế
2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những nghiên cứu hiện nay tập trung vào
hướng mới là phù hợp và sự thích nghi của quản
lý thu thuế đối với sự thay đổi của đối tượng nộp
thuế (ĐTNT). Các nghiên cứu theo hướng này tập
trung làm rõ tại sao? và làm thế nào ? để ĐTNT
chấp hành pháp luật thuế, với hai cách tiếp cận
khác nhau. Hướng thứ nhất, một số nghiên cứu
tập trung làm rõ tại sao đối tượng lại trốn thuế và
xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp
hành pháp luật thuế (Alm, J., & McClelland, G.
H., Schulze (1992)). Hướng nghiên cứu thứ hai,
một số tác giả cho rằng theo chuẩn mực truyền
thống thì đối tượng nên chấp hành hơn là không
chấp hành pháp luật thuế và vì vậy một hệ thống
thuế có hiệu lực phải đạt được sự vui lòng hợp
tác của đa số những người nộp thuế. Cơ quan
thuế sẽ có lợi hơn khi giúp đỡ đối tượng chấp
hành pháp luật, đáp ứng những nhu cầu của họ,
tạo điều kiện cho họ chấp hành pháp luật nghĩa
vụ thuế hơn là tiêu tốn quá nhiều nguồn lực vào
thiểu số những đối tượng trốn thuế. Do đó, hệ
thống tự khai tự nộp (TKTN) là sự ngụ ý cho
việc đảm bảo và tĕng cường sự chấp hành pháp
luật thuế. Cục Thuế TP.HCM hơn mười nĕm
thực hiện công cuộc cải cách hành chính thuế
theo lộ trình được đề ra một cách cụ thể, khoa
học và hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện. Thực tế
cho thấy ngành thuế đã có những bước tiến dài
và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh
tế hiện đại trên thế giới, đáp ứng được theo sự
phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước
trong từng giai đoạn.
Hiện nay, quản lý thu thuế đối với doanh
nghiệp (DN) ở các nước đang phát triển, đang
đối mặt với nhiều thách thức khác nhau tạo ra
sức ép ngày càng tĕng đối với nhiệm vụ thu thuế
của nhà nước. Một trong những thách thức lớn,
đó là sự đa dạng hành vi chấp hành pháp luật
thuế của đối tượng nộp thuế. Phức tạp hơn, khi
hành vi chấp hành pháp luật thuế của đối tượng
nộp thuế lại chịu ảnh hưởng của nhiều biến số
khác nhau. Những yếu tố này tạo ra bài toán lớn
đối với cơ quan thuế trong việc đảm bảo sự chấp
hành pháp luật thuế của của đối tượng nộp thuế.
Do vậy, tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế
là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách
và hiện đại hóa ngành thuế hiện nay. Công tác
này có tầm quan trọng đặc biệt, không những
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự
giác chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT, góp
phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành,
mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan
thuế và ĐTNT. Từ đó, việc tĕng cường công
tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế cũng
như làm tốt công tác hỗ trợ ĐTNT đã góp phần
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của
ĐTNT; từng bước giảm dần các sai sót và vi
phạm trong quá trình thực hiện chính sách thuế
của đối tượng nộp thuế; quan hệ giữa cơ quan
thuế, công chức thuế và ĐTNT ngày càng thân
thiện và là người bạn đồng hành trong việc thực
thi các chính sách, pháp luật thuế.
Tuy nhiên, sự đổi mới nói trên không thể
đảm bảo rằng cơ quan quản lý thuế có thể đạt
được sự chấp hành pháp luật tự nguyện, đầy đủ
của hầu hết các ĐTNT, đảm bảo nguồn thu tiềm
nĕng cho ngân sách nhà nước (NSNN). Trong
bối cảnh hành vi và đặc điểm của ĐTNT ngày
càng phức tạp như ở TP. HCM, quản lý thu thuế
cần phải đạt được mục tiêu chấp hành pháp luật
cao nhất đặc biệt là sự chấp hành pháp luật tự
nguyện của ĐTNT. Mục tiêu này chỉ có thể đạt
được khi quản lý thu thuế ở các thành phố lớn
như TP. HCM có sự đổi mới hoàn toàn về quan
điểm, chiến lược, chính sách quản lý thu thuế
đối với ĐTNT.
3Các yếu tố ảnh hưởng . . .
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm nộp thuế
Thuế, theo quy định của pháp luật, là khoản
đóng góp mang tính bắt buộc mà các tổ chức và
cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà
nước (NSNN). Các tác giả ở Học Viện Tài chính
viết: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ
các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo
mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm
sử dụng cho mục đích công cộng” (Nguyễn Thị
Liên, Nguyễn Vĕn Hiệu (2007)). Do vậy, nộp
thuế là nghĩa vụ tất yếu của DN. Tính tất yếu
này xuất phát từ một số cơ sở như sau:
- Thuế là khoản chi phí mà DN phải trả cho
việc sử dụng các tài sản quốc gia như vốn, tài
nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng (điện, nước,
giao thông, hệ thống thông tin.v.v.). Vì vậy, DN
phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập
cho Nhà Nước để duy trì và phát triển tài sản
quốc gia mà họ sử dụng.
- Thuế thu từ DN là khoản thu chủ yếu của
NSNN nhằm phục vụ cho mục đích chi tiêu phát
triển kinh tế xã hội như chi tiêu cho các hoạt
động cung ứng các dịch vụ công, chi cho điều
tiết kinh tế vĩ mô.v.v. Vì vậy, bất kỳ một quốc
gia nào cũng phải thu thuế để đáp ứng nhu cầu
chi tiêu cho xã hội, đặc biệt ở những nước mà
NSNN chủ yếu dựa vào nguồn thu nội bộ. Thuế
tồn tại trong môi trường chính trị kinh tế và xã
hội, vì vậy nếu các DN chấp hành pháp luật thuế
đầy đủ thì đó chính là tín hiệu tích cực và có lợi
đối với NSNN.
- Nộp thuế của DN đảm bảo cho Nhà nước
thực hiện được các mục tiêu điều tiết vĩ mô nền
kinh tế thông qua kiểm kê, kiểm soát, hướng
dẫn, khuyến khích, điều chỉnh các hoạt động sản
xuất kinh doanh (SXKD), các hoạt động đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự
cân đối trong nền kinh tế và thực hiện các định
hướng phát triển của Nhà nước. Mặt khác, nghĩa
vụ nộp thuế của DN là tất yếu bởi đây là công
cụ mà Nhà nước sử dụng để phân phối, điều hoà
thu nhập giữa các tổ chức và cá nhân trong nền
kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng.
- Nộp thuế của DN sẽ đảm bảo tính công
bằng trong chấp hành pháp luật thuế giữa các
DN ở các thành phần kinh tế, ở các ngành kinh tế
và ở các loại hình quy mô khác nhau. Việc chấp
hành nghĩa vụ thuế của một DN sẽ ảnh hưởng
tích cực đến các DN khác và tĕng cường sự nhận
thức công bằng trong cộng đồng DN, kích thích
sự chấp hành pháp luật thuế của đại bộ phận các
DN còn lại, đặc biệt là các đối tượng hoạt động
trong khu vực phi chính thức và các DN đang
khai thác các hình thức tránh thuế. Xét theo ảnh
hưởng tâm lý hành vi, việc nhận thức được nộp
thuế là nghĩa vụ tất yếu sẽ tạo môi trường quản
lý thuế dân chủ hơn, tối thiểu hoá sự miễn cưỡng
đối đầu cao của các DN, kích thích sự chấp hành
pháp luật thuế tiềm nĕng.
Tóm lại, nộp thuế phải được các DN nhận
thức là một nghĩa vụ tất yếu. Quản lý thu thuế
của Nhà nước quan trọng nhất là phải làm cho
các DN nhận thức được điều này, đó là cơ sở của
sự chấp hành pháp luật thuế một cách đầy đủ và
kịp thời.
2.1.2. Chấp hành pháp luật thuế
“Chấp hành pháp luật thuế theo cách hiểu
đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành
nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”
(James, S., Alley, C. (1999)). Theo cơ quan thuế
Australia (ATO), “chấp hành pháp luật thuế là
việc DN đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy
định của luật thuế và theo các quyết định của toà
án” (Cash Economy Task Force (1998)), Mc
Barnet nghiên cứu rằng dựa vào mục đích và lợi
ích của mình, DN có thể lựa chọn một trong 4
phương án sau (1) chấp hành pháp thuế (2) thoả
4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hiệp bằng việc thương lượng cách mà luật thuế
cụ thể nào đó hoạt động trong những hoàn cảnh
nhất định và chấp hành pháp luật thuế mà các
mục tiêu được tuyên bố của luật có thể không
thực hiện được (3) chuyển đổi các quyết định luật
theo cách cụ thể, tạo điều kiện tích cực cho việc
trốn thuế (4) phá vỡ hoặc không chấp hành pháp
luật luật với hy vọng không bị phát hiện bằng
cách thiết lập hệ thống kế toán để che dấu bất kỳ
sự kiểm tra nào (Kirchker, E., Macielovsky, B.,
Schneider, F. (2001)). Theo Mc Barnet, các DN
lớn có xu hướng là có học” trong việc lựa chọn
sự chấp hành pháp luật thuế, họ có xu hướng
chọn cách trốn thuế theo phương án thứ hai và
thứ ba, còn DN nhỏ lựa chọn phương án trốn
thuế theo cách thứ tư.
Do vậy, chấp hành pháp luật thuế nghĩa là
chấp hành mục đích của luật trong khi đảm bảo
tĕng cường tính chắc chắn mà mục đích đó có
thể được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, khái
niệm chấp hành pháp luật thuế vẫn được các nhà
nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo hướng nghiên
cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp
hành nghĩa vụ thuế. Quan điểm truyền thống của
quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu
hết DN về bản chất là không tự nguyện chấp
hành pháp luật thuế, và chỉ chấp hành nghĩa vụ
khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay
khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Cách tiếp cận
cưỡng chế chấp hành pháp luật thuế và cách tiếp
cận kinh tế tập trung làm giảm mức độ trốn thuế
chứ không hướng vào việc tĕng cường sự chấp
hành pháp luật thuế. Nghiên cứu khái niệm chấp
hành pháp luật thuế thông qua việc tập trung
vào sự không chấp hành pháp luật thuế và tính
cưỡng chế chấp hành pháp luật thuế là quá đơn
giản hoá.
Quan điểm nghiên cứu hiện nay chuyển
sang xem xét tính tự nguyện của việc chấp hành
nghĩa vụ thuế. Bergman (1998) gợi ý rằng sự
chấp hành pháp luật thuế được đo bằng số thu
mà cơ quan thuế giả định dựa theo luật thuế do
DN thanh toán cho NSNN. Tuy nhiên, phạm vi
mà DN phản đối các luật thuế lại phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó có sự vui lòng chấp hành
pháp luật thuế. Vì vậy, các tác giả như Andrreoni
J., Erard B. bắt đầu xem xét đến tính tự nguyện
của sự chấp hành pháp luật thuế (Andrreoni J.,
Erard B.(1998)). Tính tự nguyện sau đó đã được
một số cơ quan thuế như cơ quan thu nội địa
Hoa Kỳ (IRS) xem xét đến trong các định nghĩa
về khoảng cách thuế. Theo đó, chấp hành pháp
luật thuế được định nghĩa là hành vi chấp hành
nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ và tự nguyện.
Nếu DN chấp hành pháp luật thuế chỉ bởi vì sự
đe doạ và trừng phạt thì đó dường như không
phải là sự chấp hành pháp luật thuế đúng nghĩa
ngay cả khi 100% dự toán thuế được hoàn thành.
Quản lý thu thuế thành công là hầu hết đối tượng
chấp hành pháp luật thuế một cách tự nguyện
mà ít cần đến sự chất vấn, điều tra, nhắc nhở
hoặc đe doạ và các hành vi xử phạt hành chính
khác. Khía cạnh “tự nguyện” trong định nghĩa
trên đây rất quan trọng, giúp các cơ quan thuế
phân biệt giữa khái niệm chấp hành pháp luật
thuế mà ít cần hoạt động cưỡng chế trực tiếp và
khái niệm chấp hành pháp luật thuế là kết quả
của sự cưỡng chế.
Theo đó, cần phát triển khái niệm này và
đưa yếu tố thời gian vào như là một tiêu chí thể
hiện sự chấp hành pháp luật thuế tự nguyện. Một
DN cuối cùng cũng thanh toán đầy đủ nghĩa vụ
thuế nhưng nếu nghĩa vụ thuế đó được thanh
toán muộn thì cũng không phải sự chấp hành
pháp luật thuế hoàn toàn. Hơn nữa, nếu lãi suất
nộp muộn bị tính thì khoản thu đó cũng không
phải là sự chấp hành pháp luật thuế hoàn toàn tự
nguyện. Từ đó có thể định nghĩa sự chấp hành
pháp luật thuế của DN là hành vi chấp hành
nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật thuế
một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.
Như vậy khái niệm chấp hành pháp luật thuế
5Các yếu tố ảnh hưởng . . .
trên được đo bằng 3 yếu tố (1) tính đầy đủ, (2)
tính tự nguyện và (3) yếu tố thời gian.
Tuy nhiên để đạt được 3 tiêu chí trên, quản
lý thu thuế của nhà nước cần xem xét sự chấp
hành pháp luật thuế dự tính và sự không chấp
hành pháp luật thuế không dự tính. Nhiều khi
DN tự nguyện có thể không đáp ứng nghĩa vụ
thuế một cách không tính toán bởi vì họ không
thể hoàn thành các tờ khai thuế chính xác hoặc
họ không nhận thức được hoặc hiểu sai về luật
hay do những lý do tương tự. Những nỗ lực của
các cơ quan thuế để cải thiện quản lý thu thuế
ở khía cạnh này là tìm ra các giải pháp giúp đỡ
ĐTNT để họ không rơi vào tình trạng không
chấp hành pháp luật thuế không dự tính.
Bảng 2.1. Mô tả các cách tiếp cận khác nhau về chấp hành pháp luật thuế theo đề nghị c̉a James
và Alley (2004).
Bảng 2.1: Các cách tiếp cận chấp hành pháp luật thuế
Chấp hành
pháp luật
thuế
Cách tiếp cận kinh tế Cách tiếp cận hành vi
Góc độ
tiếp cận
Chấp hành pháp luật 100% quy định về
thuế so với thực tế, xét trên góc độ hẹp.
Tự nguyện, sẵn sàng hành động
theo tinh thần và từng quy định của
luật thuế, xét trên góc độ rộng hơn
Quyết định chấp
hành pháp luật Dựa trên sự hợp lý về lợi ích kinh tế
Dựa trên hành vi hợp tác giữa
người nộp thuế và cơ quan thuế
Mức độ chi tiết
Cân nhắc lựa chọn:
1. Lợi ích mong đợi từ từ việc trốn thuế
2. Rủi ro bị phát hiện và mức bị phạt
3. Tối đa hóa thu nhập và của cải cá nhân
Mỗi cá nhân không chỉ đơn thuần
là một cá thể độc lập chỉ biết tối đa
hoá lợi ích cá nhân. Họ tương tác
theo thái độ, niềm tin tiêu chuẩn và
vai trò khác nhau.Thành công dựa
trên sự hợp tác
Chấp hành pháp
luật thuế
Hiệu quả trong việc phân phối nguồn lực
Hình ảnh người nộp thuế ích kỷ tính
toán lợi ích và thiệt hại bằng tiền
Hợp lý, công bằng và phạm vi tác
động tích cực “Công dân tốt”
Nguồn: James và Alley (2004), trang 33.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
Trong phạm vi đề tài này, tập trung chủ
yếu là để khai thác thêm về cách tiếp cận thứ
hai với khía cạnh hành vi được nhấn mạnh hơn
so với cách tiếp cận hợp lý về kinh tế. Nhiều
nghiên cứu thực nghiệm đã nỗ lực để định nghĩa
chấp hành pháp luật thuế, dựa trên mục đích
của nghiên cứu này (phù hợp với định nghĩa của
IRS (2009), ATO (2009) và IRB (2009); ALM
(1991); Jackson và Milliron (1986); Kirchler
(2007), khái niệm chấp hành pháp luật thuế
được đo lường qua việc đánh giá sự sẵn lòng
của người nộp thuế để tuân theo luật thuế, khai
báo chính xác thu nhập, xác nhận chính xác các
khoản khấu trừ, giảm thuế và thanh toán các
khoản thuế đúng hạn.
6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
MÔ HÌNH
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến ý thức chấp hành pháp
luật thuế của ĐTNT. Trong nghiên cứu chính
thức này được thực hiện bằng bảng câu hỏi
khảo sát, mẫu được chọn bằng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 276 đối
tượng nộp thuế tại Cục Thuế TP. HCM theo
phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường
sự hội tụ của các biến và phân tích hồi quy để
kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình
nghiên cứu. Từ cơ sở các lý thuyết, học thuyết
và các nghiên cứu có liên quan, đề tài nghiên
cứu kế thừa mô hình nghiên cứu của Palil và
Mustapha (2011), Võ Đức Chín (2011) và
phát triển, tác giả xây dựng mô hình hồi quy
tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là Ý
thức chấp hành pháp luật thuế và các biến độc
lập được lấy từ các yếu tố: (1) Tuân th̉ thuế
(Nirmala, 2011), (2) Công tác kỉm tra thuế,
(3) Nhận thức về công bằng, (4) Hiệu quả hoạt
động c̉a cơ quan thuế, (5) Kiến thức về thuế
c̉a ngừi nộp thuế, (6) Nhận thức về h̀nh
phạt và phạm tội, (Palil and Mustapha, 2011),
(7) T̀nh trạng tài ch́nh c̉a đối tượng nộp
thuế (Evan, Carlon và Massey, 2005), (8) Vấn
đề thuế suất, (Clotfelter, 1983). Từ đó, tác giả
đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị (hình 3.1)
phù hợp với tình hình, đối tượng tại TP. HCM.
Hình 3.1: Mô h̀nh nghiên cứu tác giả đề nghị
7Các yếu tố ảnh hưởng. . .
Hình 3.2: Mô h̀nh nghiên cứu tác giả điều chỉnh
Nguồn: Tổng hợp c̉a tác giả
Theo mô hình tác giả đề nghị, đã hình thành
các nhân tố tác động đến ý thức chấp hành pháp
luật thuế: H
1
: T́nh đơn giản c̉a việc kê khai thuế
tác động thuận chiều đến ý thức chấp hành pháp
luật thuế; H
2
: Kỉm tra thuế có tác động thuận
chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế; H3:
T̀nh trạng tài ch́nh c̉a ngừi nộp thuế có tác
động thuận chiều đến ý thức chấp hành pháp luật
thuế; H4: Nhận thức về t́nh công bằng c̉a thuế
có tác động thuận chiều đến ý thức chấp hành
pháp luật thuế; H5: Hiệu quả hoạt động c̉a cơ
quan thuế tác động thuận chiều đến ý thức chấp
hành pháp luật thuế; H
6
: Kiến thức thuế có tác
động thuận chiều đến ý thức chấp hành pháp luật
thuế; H
7
: Nhận thức về h̀nh phạt có tác động
thuận chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế;
H
8
: Thuế suất tác động ngược chiều đến ý thức
chấp hành pháp luật thuế.
Từ những phân tích trên ta có thể kết luận
rằng mô hình lý thuyết nghiên cứu được chấp
nhận là H1, H2, H3, H4, H5, H7 và H8. Kết quả
kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa qua
hình 3.2 được trình bày nêu trên.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ
số Cronbach’s Alpha. Hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức
độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo
tương quan với nhau, nghĩa là nó cho chúng ta
biết một thang đo nào đó có phải là thang đo tốt
về một phía cạnh nào đó hay không. Công cụ
này cũng giúp loại đi những biến quan sát và
những thang đo không phù hợp vì nếu không
chúng ta không thể biết được độ biến thiên cũng
như độ lỗi của các biến. Các biến quan sát có hệ
số tương quan biến tổng (item-total correlation)
nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chấp
nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6
trở lên (Nunnally & Burnstein (1994).
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo
(phụ lục 4) cho thấy biến KKHAI4 “Hoạt động
quản lý thu thuế c̉a Nhà nức đối v́i doanh
nghiệp tốt ngừi nộp thuế càng ý thức chấp
hành pháp luật thuế” bị loại vì hệ số tương quan
biến tổng <0.3. Kết quả chỉ còn 32 biến còn lại
đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và các
hệ số Cronbach Alpha đều lớn hơn 0,6 được sử
dụng cho phân tích nhân tố (EFA) tiếp theo.
8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 4.1: Kết quả kỉm định Cronbach’s Alpha trức khi phân t́ch EFA
STT Thang đo Số biến
quan sát
Cronbach’s
Alpha
Hệ số tương
quan giữa biến
tổng nhỏ nhất
1 Vấn đề thuế suất (TS) 4 0.759 0.402
2 Công tác kiểm tra thuế (KTRA) 4 0.917 0.759
3 Kiến thức về thuế của người nộp thuế (KTT) 4 0.814 0.349
4 Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KKHAI) 3 0.662 0.443
5 Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế(CQT) 5 0.905 0.636
6 Nhận thức về tính công bằng (TCB) 4 0.908 0.650
7 Tình trạng tài chính của đối tượng nộp thuế (TC) 4 0.919 0.744
8 Nhận thức về hình phạt và phạm tội (HP) 4 0.815 0.573
Tổng 32
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s
alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo
bằng phương pháp EFA. Thông qua việc phân
tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo, sẽ cho thấy
được cụ thể hơn các thang đo trên có tách thành
những nhân tố mới hay bị loại bỏ ra hay không.
Điều này sẽ đánh giá chính xác hơn thang đo,
đồng thời loại bỏ bớt các biến đo lường không
đạt yêu cầu, mục đích làm cho các thang đo đảm
bảo tính đồng nhất. Một số tiêu chuẩn mà các
nhà nghiên cứu thường quan tâm trong phân tích
nhân tố khám phá (EFA) như sau:
Hệ số KMO
(Kaiser-Mayer-Olkin) ≥ 0.5
và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05.
KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích
hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá (EFA)
thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Hệ số tải nhân tố
(Factor loading) là hệ số tương quan đơn giữa
các yếu tố thành phần và các nhân tố. Hệ số tải
nhân tố > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Hệ
số tải nhân tố > 0.4 được xem là quan trọng và ≥
0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Tác giả sử
dụng phương pháp trích Principal Component
Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng
khi trích các nhân tố có eigenvalue > 1.
- Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
cho thấy 32 biến quan sát trong 8 thành phần của
thang đo các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả công việc vẫn được rút trích thành 8 thành
phần. Hệ số KMO = 0.839 nên EFA phù hợp
với dữ liệu và thống kê Chi-quare của kiểm định
Bartlett đạt giá trị 7150.203 với mức ý nghĩa Sig
= 0.000; do vậy các biến quan sát có tương quan
với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai
trích được là 74.126% thể hiện rằng 8 nhân tố
rút ra được giải thích 74.126% biến thiên của dữ
liệu, tại hệ số eigenvalue bằng 1.016.
Như vậy, thang đo các yếu tố ảnh hưởng kết
quả công việc từ 8 thành phần nguyên gốc (33
biến quan sát) sau khi phân tích nhân tố khám
phá EFA thì vẫn được giữ nguyên 8 thành phần
với 32 biến quan sát, các nhân tố trích ra đều đạt
độ tin cậy và độ giá trị.
9Các yếu tố ảnh hưởng . . .
Bảng 4.2: Kết quả phân t́ch nhân tố khám phá (EFA)
HỆ SỐ TẢI NHÂN TỐ
1 2 3 4 5 6 7 8
CQT1 .842
CQT2 .837
CQT3 .756
CQT4 .701
CQT5 .822
TCB1 .838
TCB2 .671
TCB3 .818
TCB4 .847
TC1 .812
TC2 .811
TC3 .849
TC4 .820
KTRA1 .838
KTRA2 .837
KTRA3 .691
KTRA4 .696
KTT1 .924
KTT2 .853
KTT3 .906
KTT4 .516
HP1 .717
HP2 .667
HP3 .745
HP4 .805
TS1 .795
TS2 .824
TS3 .776
TS4 .598
KKHAI1 .816
KKHAI2 .711
KKHAI3 .607
Giá trị riêng 9.340 3.199 2.736 2.336 2.115 1.623 1.312 1.018
Phương sai trích % 12.657 10.323 10.165 9.420 8.497 8.429 7.570 6.646
Độ tin cậy 0.905 0.908 0.919 0.917 0.814 0.815 0.759 0.662
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
Sau khi phân tích EFA, các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc có biến quan
sát bị EFA loại, từ 33 còn 32 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đó được tính lại,
kết quả cũng đạt được yêu cầu về độ tin cậy. Do vậy, các thang đo đã phân tích là chấp nhận được.
10
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 4.3: Kết quả kỉm định Cronbach’s Alpha sau khi phân t́ch EFA
STT Thang đo Số biến quan sát
Cronbach’s
Alpha
Hệ số tương
quan giữa biến
tổng nhỏ nhất
1 Vấn đề thuế suất (TS) 4 0.759 0.402
2 Công tác kiểm tra thuế (KTRA) 4 0.917 0.759
3 Kiến thức về thuế của người nộp thuế (KTT) 4 0.814 0.349
4 Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KKHAI) 3 0.662 0.443
5 Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế (CQT) 5 0.905 0.636
6 Nhận thức về tính công bằng (TCB) 4 0.908 0.650
7 Tình trạng tài chính của đối tượng nộp thuế (TC) 4 0.919 0.744
8 Nhận thức về hình phạt và phạm tội (HP) 4 0.815 0.573
Tổng 32
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
Với kết quả EFA, 4 biến thành phần được rút trích thành 1 nhân tố và hệ số tải nhân tố đều lớn
hơn 0.5 nên các biến này đều có ý nghĩa thực tiễn. Hệ số KMO = 0.585 nên EFA phù hợp với dữ liệu
phân tích. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 441.202 với mức ý nghĩa 0.000,
tại hệ số eigenvalue bằng 2.424, vì thế các biến quan sát có tương quan với nhau. Phương sai trích đạt
60.594% thể hiện rằng 1 nhân tố rút ra giải thích được 60.594% biến thiên của dữ liệu. Cùng với hệ
số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.758 thì thang đo kết quả công việc đạt yêu cầu.
Bảng 4.4: Kết quả EFA cho thang đo Ý thức chấp hành pháp luật thuế
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố
Ý thức chấp hành pháp luật thuế 1 .936
Ý thức chấp hành pháp luật thuế 2 .796
Ý thức chấp hành pháp luật thuế 3 .715
Ý thức chấp hành pháp luật thuế 4 .635
Giá trị riêng 2.424
Phương sai trích % 60.594
Độ tin cậy 0.758
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
11
Các yếu tố ảnh hưởng . . .
Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả kỉm định thang đo
Thành phần Số biến quan sát
Độ tin cậy
Alpha
Phương
sai trích
(%)
Đánh
giá
Vấn đề thuế suất (TS) 4 0.759
74.126 Đạt yêu
cầu
Công tác kiểm tra thuế (KTRA) 4 0.917
Kiến thức về thuế của người nộp thuế (KTT) 4 0.814
Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KKHAI) 3 0.662
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế (CQT) 5 0.905
Nhận thức về tính công bằng (TCB) 4 0.908
Tình trạng tài chính của đối tượng nộp thuế (TC) 4 0.919
Nhận thức về hình phạt và phạm tội (HP) 4 0.815
Ý thức chấp hành pháp luật thuế (CHLT) 4 0.758 60.594
Tổng 36
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
Với kết quả chạy SPSS cho ra hệ số tương quan tuyến tính giữa các biến, hầu hết các biến đều có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan
KKHAI KTRA TC TCB CQT KTT HP TS CHLT
KKHAI Tương quan Pearson 1
KTRA Tương quan Pearson .509** 1
TC Tương quan Pearson .375** .438** 1
TCB Tương quan Pearson .238** .362** .423** 1 **
CQT Tương quan Pearson .304** .559** .397** .419** 1
KTT Tương quan Pearson .150* .315** .078 .199** .206** 1
HP Tương quan Pearson .252** .246** .343** .572** .304** .138* 1
TS Tương quan Pearson .159** .169** .187** .191** .181** -.019 .217** 1
CHLT Tương quan Pearson .534** .597** .655** .556** .538** .238** .491** .125* 1
*. Tương quan ý có nghĩa 0.05 level (2-tailed).
**. Tương quan có ý nghĩa 0.01 level (2-tailed).
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
12
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Kết quả bảng hệ số tương quan bảng 4.6 cho thấy biến phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính với 8 biến
độc lập, Tác giả sẽ xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập này thông qua kiểm định hiện tượng đa cộng
tuyến bên dưới.
Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy hệ số xác định R² là 0.675 và R² điều chỉnh là 0.665. Mô hình này giải
thích được 67.5% sự thay đổi của biến phụ thuộc ý thức chấp hành pháp luật thuế (CHLT) là do các biến độc
lập trong mô hình tạo ra, còn lại 32.5% biến thiên được giải thích bởi các biến khác ngoài mô hình. Mô hình
cho thấy có 6 biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều, 01 biến nghịch chiều đến ý thức chấp hành pháp luật
thuế của ĐTNT ở độ tin cậy 95% và 01 biến không có ý nghĩa thống kê Điều này có nghĩa là các thành phần
càng thuận chiều thì ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT càng tốt.
Bảng 4.7: Mô h̀nh đầy đ̉
Mô
hình R R2
R2 điều
chỉnh
Sai số
chuẩn
của ước
lượng
Thống kê thay đổi
Hệ số
Durbin-
Watson
R2
thay
đổi
F thay
đổi df1 df2
Sig. F
thay
đổi
1 .821a .675 .665 .26989 .675 69.188 8 267 .000 1.007
a. Biến độc lập: TS, KTT, TC, HP, KKHAI, CQT, TCB, KTRA
b. Biến phụ thuộc: CHLT
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
Trị số thống kê F đạt giá trị 69.188 được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, tại mức ý nghĩa
Sig = 0.000; kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin–Watson (1< 1.008 < 3). Như vậy, mô
hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với mô hình và dữ liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi
quy phương trình được trình bày trong bảng 4.7 và 4.8.
Bảng 4.8: Phân t́ch ANOVA
Mô hình Tổng các bình phương
Bậc tự
do(df)
Bình quân
độ lệch
Giá trị
F Giá trị Sig.
1 Hồi quy 40.317 8 5.040 69.188 .000b
2 Số dư 19.448 267 .073
3 Tổng 59.764 275
a. Biến độc lập: TS, KTT, TC, HP, KKHAI, CQT, TCB, KTRA
b. Biến phụ thuộc: CHLT
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
13
Các yếu tố ảnh hưởng. . .
Bảng 4.9: Các thông số c̉a từng biến trong phương tr̀nh h̀i quy
Mô
hình Nhân tố
Hệ số chưa chuẩn
hoá
Hệ số
chuẩn
hoá Giá trị
t
Giá trị
Sig.
Đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta
Độ chấp
nhận VIF
1
(hằng số) .353 .189 1.866 .063
KKT .032 .026 .045 1.210 .227 .873 1.145
KKHAI .200 .040 .208 4.980 .000 .700 1.428
KTRA .129 .037 .170 3.455 .001 .506 1.976
TC .280 .035 .338 7.961 .000 .675 1.482
TCB .127 .036 .161 3.476 .001 .568 1.760
CQT .117 .038 .137 3.091 .002 .619 1.616
HP .133 .036 .159 3.644 .000 .639 1.564
TS -.079 .032 -.089 -2.455 .015 .919 1.088
a. Biến phụ thuộc: CHLT
Nguồn: Số liệu phân t́ch dữ liệu nghiên cứu ch́nh thức bằng SPSS 22.0
Từ bảng 4.9 cho thấy trong 8 yếu tố có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật thuế có tác
động thuận chiều (hệ số β dương) và 01 yếu tố thuế suất (TS) có tác động ngược chiều (hệ số β âm), đến ý thức
chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT với mức ý nghĩa Sig = 0.000 đến 0.015 ở tất cả các biến. Riêng yếu tố
Kiến thức về thuế của người nộp thuế (KTT) có hệ số β = 0.045 với Sig = 0.227 > 0.05 nên không có ý nghĩa
thống kê. Bảng 4.9 cũng cho thấy dung sai các biến (độ chấp nhận) khá cao từ 0.506 trở lên và hệ số VIF của cả
7 nhân tố nhỏ hơn 10, nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các yếu tố độc lập trong mô hình.
Phương trình hồi quy đối với các biến có hệ số chuẩn hoá có dạng như sau:
F1= 0.208 X1 + 0.170X2
+ 0.338X3 + 0.161X4 + 0.137X5 + 0.045X6 + 0.159X7
- 0.89X8 +ɛ
1
Trong đó: F: Ý thức chấp hành pháp luật thuế (CHLT)
X1: Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KKHAI)
X2: Công tác kiểm tra thuế (KTRA)
X3: Tình trạng tài chính của đối tượng nộp thuế (TC)
X4: Nhận thức về tính công bằng (TCB)
X5: Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế (CQT)
X6: Kiến thức về thuế của người nộp thuế (KTT)
X7: Nhận thức về hình phạt và phạm tội (HP)
X8: Vấn đề thuế suất (TS)
Mô hình nghiên cứu tác giả điều chỉnh cho ta kết quả bảng 4.10 sau:
14
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả kỉm định giả thuyết
Giả thuyết Kết quả kiểm định
H1 T́nh đơn giản c̉a việc kê khai thuế tác động cùng chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế. Chấp nhận
H2 Công tác kỉm tra thuế có tác động cùng chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế. Chấp nhận
H3 T̀nh trạng tài ch́nh c̉a ĐTNT nộp thuế có tác động cùng chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế. Chấp nhận
H4 Nhận thức về t́nh công bằngcó tác động cùng chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế. Chấp nhận
H5 Hiệu quả hoạt động c̉a cơ quan thuế có tác động cùng chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế. Chấp nhận
H6 Kiến thức về thuế c̉a ngừi nộp thuế có tác động cùng chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế. Không chấp nhận
H7 Nhận thức về h̀nh phạt và phạm tội có tác động cùng chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế. Chấp nhận
H8 Vấn đề thuế suất có tác động ngược chiều đến ý thức chấp hành pháp luật thuế. Chấp nhận
Nguồn: Tổng hợp c̉a tác giả
Kết quả cho thấy trong 8 yếu tố có 6 yếu tố
ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật thuế
có tác động thuận chiều (hệ số β dương) và 01
yếu tố thuế suất (TS) có tác động ngược chiều
(hệ số β âm), đến ý thức chấp hành pháp luật
thuế của ĐTNT với mức ý nghĩa Sig = 0.000
đến 0.015 ở tất cả các biến. Riêng yếu tố Kiến
thức về thuế của người nộp thuế (KTT) có hệ số
β = 0.045 với Sig = 0.227 > 0.05 nên không có
ý nghĩa thống kê.
Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy hệ số xác
định R² là 0.675 và R² điều chỉnh là 0.665. Mô
hình này giải thích được 67.5% sự thay đổi của
biến phụ thuộc ý thức chấp hành pháp luật thuế
(CHLT) là do các biến độc lập trong mô hình tạo
ra, còn lại 32.5% biến thiên được giải thích bởi
các biến khác ngoài mô hình. Mô hình cho thấy
có 6 biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều, 01
biến nghịch chiều đến ý thức chấp hành pháp
luật thuế của ĐTNT ở độ tin cậy 95% và 01 biến
không có ý nghĩa thống kê Điều này có nghĩa là
các thành phần càng thuận chiều thì ý thức chấp
hành pháp luật thuế của ĐTNT càng tốt.
Thái độ của người nộp thuế đối với từng
nhân tố tác động đến việc chấp hành pháp luật
thuế, với giá trị trung bình của các tiêu chí dao
động trong khoảng giá trị từ 3.84 cho đến 3.86.
Các biến có giá trị thấp nhất là KTT4, KTT3,
KTT2 và KTT1 đều có giá trị lần lượt là 2.67,
3.28, 3.37. 3.37. Điều này có nghĩa là cũng có
một bộ phận người nộp thuế cho rằng ý thức
chấp hành pháp luật thuế không chịu tác động
về việc họ càng được cập nhật kiến thức về thuế
càng chấp hành pháp luật tốt hơn.
5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Hỗ trợ đối tượng nộp thuế tĕng cừng ý
thức chấp hành pháp luât thuế:
- Không ngừng hoàn thiện chính sách thuế
theo hướng rõ ràng, minh bạch, công khai và
đầy đủ.
15
Các yếu tố ảnh hưởng . . .
- Xây dựng hình ảnh cơ quan thuế hướng
đến khách hàng với chất lượng dịch vụ được
nâng cấp.
- Cải thiện và nâng cao giá trị sử dụng của
trang thông tin điện tử Cục Thuế TP.HCM theo
xu hướng phù hợp với yêu cầu của hệ thống thuế
điện tử.
- Tĕng cường hiệu quả chức nĕng thanh tra,
kiểm tra thuế.
- Tĕng cường giáo dục kiến thức thuế nhằm
cải thiện nhận thức của người nộp thuế.
- Xây dựng vĕn hóa tự giác tuân thủ thuế
một cách hiệu quả.
- Tĕng cường thiết lập một hệ thống hoạt
động dựa trên cơ chế tiếp nhận thông tin và phản
hồi, kết hợp với việc đánh giá các phản hồi
- Xây dựng và không ngừng củng cố cơ sở
dữ liệu thông tin tổng hợp về người nộp thuế.
- Xem xét việc xây dựng chức nĕng cung
ứng dịch vụ cho người nộp thuế.
Hạn chế c̉a đề tài và hứng nghiên cứu
tiếp theo:
Tuy có những kết quả nghiên cứu đạt được,
nhưng đề tài còn một số hạn chế trong quá trình
thực hiện sau đây:
- Nghiên cứu chỉ thực hiện được trên một
bộ phận người nộp thuế tại Cục Thuế TP. HCM
nên tính đại diện sẽ chưa cao, sẽ bao quát hơn
nếu lấy mẫu nhiều quận, huyện trong TP. HCM.
- Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên cũng có
thể hạn chế sự đa dạng trong các đối tượng được
khảo sát. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính
toàn diện của thông tin được thu thập.
- Do đặc thù của công việc kê khai, kế toán
thuế ở Việt Nam trong một số trường hợp, nhân
viên kê khai, kế toán thuế không được toàn quyền
thực hiện các công việc liên quan đến xác định
nghĩa vụ thuế theo quy định mà phải thực hiện
theo chỉ đạo của chủ doanh nghiệp, công ty khi
xác định tiền thuế phải nộp. Vì vây, mối quan hệ
giữa chủ doanh nghiệp với nhân viên kê khai, kế
toán thuế ảnh hưởng như thế nào đến việc chấp
hành pháp luật thuế của các công ty ở các loại
hình doanh nghiệp khác nhau, ở những quy mô
khác nhau là hướng nghiên cứu có thể cần được
khai thác ở những nghiên cứu tiếp theo.
- Mối quan hệ giữa các ngành, các cấp chưa
có sự phối hợp đồng thời và còn tuân thủ theo
Luật NSNN có những quy định về thuế quá khắt
khe trước xu thế hội nhập.
- Tính nghiên cứu còn dựa trên phương pháp
định lượng mà chưa kết hợp toàn diện ở phương
pháp định tính, làm cho đề tài chưa được đa
dạng, phong phú của các đối tượng thực thi công
việc (người nộp thuế, công chức thuế)./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính (2010), Quy trình quản lý thuế
và Cơ chế tự khai tự nộp thuế theo Luật Quản lý
thuế, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
[2]. Ian Pretty (2011), Hiện đại hóa quản lý
thuế nhìn từ cơ quan thuế Anh, Tạp chí Thuế
nhà nước, Số 4 (314), kỳ 4/1/2011.
[3]. Lê Thị Xuân Nghi (2015), Các nhân tố
ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật thuế
của đối tượng nộp thuế tại Cục Thuế TP. HCM,
Luận vĕn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Tài chính-
Marketing.
[4]. Ngân hàng thế giới (2011), Cải cách thuế
ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả
và công bằng hơn, Ban quản lý kinh tế và xóa
đói giảm nghèo khu vực Châu Á và Thái Bình
Dương.
[5]. Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (2002), Giáo
trình quản lý thuế, Nhà xuất bản thống kê, Hà
Nội.
[6]. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Vĕn Hiệu
(2007), Giáo trình thuế, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện
16
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tĕng
cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
(Nghiên cứu tình huống của Hà Nội), Luận án
tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
[8]. Võ Đức Chín (2011), Các nhân tố tác động
đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp -
Trường hợp tỉnh Bình Dương, Luận vĕn Thạc
sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM.
[9]. Vương Hoàng Long (2000), Hoàn thiện tổ
chức bộ máy ngành thuế trong điều kiện nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc
Dân, Hà Nội.
[10]. Tổng cục Thuế (2006), Tài liệu hướng
dẫn tuyên truyền chiến lược cải cách hệ thống
thuế giai đoạn 2005-2010.
[11]. Tổng cục Thuế - Tạp chí thuế nhà nước (nĕm
2008), Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm
tra và quản lý nợ thuế (tập 1), NXB Tài chính.
17
Nghiên cứu các yếu tố . . .
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MUA VẬT LIỆU NHẸ - THẠCH CAO
STUDY ON FACTORS AFFECTING THE DECISION TO BUY MATERIALS
RELEASE - GYPSUM
Phạm Thị Vân Trinh(*), Phạm Thụy Hạnh Phúc(**), Vũ Vĕn Thực(***)
(*) ThS.NCS. Giảng viên Trừng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM. Điện thoại: 0906776558
(**) ThS.NCS. Giảng viên Trừng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM.
(***) TS. Agribank Chi nhánh Tân B̀nh. Email: thucq6nhno@yahoo.com
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu nhận dạng
và xác định các yếu tố quan tṛng ảnh hưởng
đến quyết định mua sản phẩm vật liệu nhẹ thạch
cao từ các khách hàng tổ chức tại thị trừng
thành phố H̀ Ch́ Minh. Thông qua ph̉ng vấn
trực tiếp 331 ngừi quyết định mua vật liệu nhẹ
thạch cao c̉a tổ chức theo phương pháp cḥn
m̃u ng̃u nhiên. Thông qua phân t́ch nhân tố
khám phá EFA, kỉm định độ tin cậy c̉a thang
đo hệ số Cronbach alpha, nghiên cứu này đã
xác định được tám yếu tố tác động đến quyết
định vật liệu thạch cao, tập trung vào thương
hiệu Gyproc và Lagyp. Từ kết quả nghiên cứu
này, nghiên cứu gợi ý một số kiến nghị và giải
pháp nhằm gia tĕng quyết định mua đối v́i
các sản phẩm vật liệu thạch cao sử dụng trong
ngành xây dựng.
Từ khóa: vật liệu nhẹ, thạch cao, quyết
định mua, công ty.
ABSTRACT
This study aims to identify factors affecting
the decision of buying lightweight plaster in Ho
Chi Minh City market. By drawing a random
sample, we have directly inquired 331 people
who decided to buy lightweight gypsum. The
method we are using is EFA (exploratory factor
analysis) to test hyphotheses for Cronbach
coeficient alpha. It has revealed eight factors,
which impact the decision makers to buy plaster
materials, focuses on brand Gyproc and Lagyp.
From the found results, this study suggests some
recommendations and solutions to increase the
purchasing decisions for gypsum material used
in the construction industry.
Key words: Material, Gypsum, Buying
decision, Company.
1. GIỚI THIỆU
Với sự phát triển về khoa học kỹ thuật và
kinh tế xã hội, đời sống của người dân cũng
ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính
vì vậy mà việc thiết kế không gian sống trong
ngành xây dựng và kiến trúc đòi hỏi tính thẩm
mỹ và đa dạng hơn, nhiều vật liệu mới ra đời
nhằm đáp ứng được ngày một tối ưu hơn nhu
cầu và thị hiếu của khách hàng.
Thạch cao là một trong số các vật liệu nhẹ
tối ưu cho lĩnh vực trang trí nội thất, nét nổi bật
là tính đa dạng nhằm đáp ứng những yêu cầu
nghiêm ngặt về kỹ thuật cho từng sản phẩm cụ
thể như khả nĕng chống cháy, chống ẩm, cách
âm cũng như tiêu âm. Nhờ trọng lượng nhẹ, chỉ
bằng khoảng 12% trọng lượng vách ngĕn bằng
tường gạch nên làm giảm đáng kể tĩnh tải khi
tính toán thiết kế kết cấu cho công trình, làm
18
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
giảm kích thước nền móng, tiết diện đà, cột,
trọng lượng thép chịu lực nên tiết kiệm tới 15%
chi phí xây dựng cho cả công trình.
Hiện nay hầu hết các thương hiệu vật liệu
xây dựng lớn trên thế giới đều đã có mặt tại
Việt Nam, đó là một tín hiệu tích cực. Việc cạnh
tranh sẽ giúp cho người tiêu dùng Việt Nam
được hưởng lợi. Thị trường thạch cao Việt Nam
tiềm nĕng rất lớn, còn rất nhiều cơ hội cho các
nhà đầu tư, hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh từ 10
đến 20 nĕm nữa.
Vì vậy, vấn đề tìm hiểu các nhân tố quan
trọng tác động đến quá trình ra quyết định mua
hàng, từ đó thỏa mãn yêu cầu và nhận được sự
hài lòng tối đa từ phía khách hàng trong lĩnh vực
vật liệu nhẹ - thạch cao, giúp cho các nhà quản
trị đưa ra những giải pháp hướng đến khách
hàng sử dụng sản phẩm sao cho đạt hiệu quả
cao nhất, đẩy mạnh doanh số bán hàng trong bối
cảnh các tập đoàn hàng đầu trên thế giới có sự
thâm nhập và cạnh tranh mạnh mẽ đối với thị
trường tấm thạch cao trong lĩnh vực xây dựng
và trang trí nội thất.
Mục tiêu nghiên cứu này là nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng hưởng đến quyết định mua vật
liệu nhẹ - thạch cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thông qua việc nhận dạng và đo lường tầm quan
trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm vật liệu nhẹ thạch cao, từ đó xác
định một số yếu tố quan trọng nhất có tác động
đến quyết định mua vật liệu nhẹ thạch cao và
đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến các
yếu tố đã phân tích đối với ngành sản xuất kinh
doanh vật liệu nhẹ thạch cao. Dữ liệu nghiên cứu
từ khảo sát trực tiếp 331 khách hàng tại các đại
lý và cửa hàng của công ty thông qua bảng câu
hỏi tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
nghiên cứu đã xác định được mức độ quan trọng
của 08 (tám) nhân tố được sắp xếp theo thứ tự
giảm dần như sau: (1) Uy tín trong kinh doanh,
(2) Giá cả sản phẩm, (3) Dịch vụ khách hàng,
(4) Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm, (5) Chất
lượng và đặc tính của sản phẩm, (6) Ích lợi của
sản phẩm, (7) Hoạt động giao nhận, (8) Thương
hiệu sản phẩm. Kết quả phân tích phương sai
ANOVA và kiểm định Post Hoc phân tích sâu
cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm “Công ty
Nhà nước” với “Đội, nhóm thi công công trình”
trong nhân tố “Giá cả sản phẩm” và giữa nhóm
“Người đi mua là người quyết định” với “Các
đối tượng khác (ví dụ như tư vấn thiết kế chỉ
định sản phẩm mua, v.v)” trong nhân tố “Dịch
vụ khách hàng”.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Theo quan điểm marketing, hành vi mua
của tổ chức là sự tác động qua lại rõ ràng hoặc
tiềm ẩn của việc ra quyết định từng bước, thông
qua đó các trung tâm lợi nhuận chính thức hay
không chính thức được đại diện bởi các đại biểu
có thẩm quyền. Quy trình ra quyết định mua của
tổ chức gồm có các giai đoạn như sau: (1) xác
định sự cần thiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, (2)
tìm và xác định các nhà cung cấp tiềm nĕng, (3)
đánh giá marketing-mix, sản phẩm, giá cả, chiêu
thị và phân phối của nhà cung cấp tiềm nĕng, (4)
đàm phán và đi tới thỏa thuận về các điều khoản
mua, (5) hoàn thành mục tiêu mua, (6) đánh giá
chất lượng mua hàng đối với việc thực hiện các
mục tiêu của tổ chức.
Quá trình mua công nghiệp được Robinson
và các cộng sự (1967) xác định thường trải qua
tám giai đoạn như sau: (1) Ý thức vấn đề, (2) Mô
tả khái quát nhu cầu, (3) Xác định quy cách sản
phẩm, (4) Tìm kiếm người cung ứng, (5) Yêu
cầu chào hàng, (6) Lựa chọn người cung ứng,
(7) Làm thủ tục đặt hàng (8) Đánh giá kết quả
thực hiện. Tất cả tám giai đoạn này đều được
áp dụng trong tình huống mua phục vụ nhiệm
vụ mới, và một số giai đoạn có thể được bỏ qua
trong hai tình huống mua sắm khác, đó là mua
lặp lại có thay đổi và mua lặp lại không thay đổi.
Nhiều quan điểm rộng cho rằng việc mua
công nghiệp đòi hỏi nhiều thành phần tham gia
(Wind & Thomas, 1980). Cyert và các cộng sự
(1956) lần đầu tiên đã nhấn mạnh mối liên hệ
19
Nghiên cứu các yếu tố . . .
những cá nhân ảnh hưởng mua đa dạng trong
quá trình mua công nghiệp. Thuật ngữ “trung
tâm mua” đã được sử dụng lần đầu bởi Robinson
và các cộng sự (1967, tr. 101), họ định nghĩa
trung tâm mua đó là “Những cá nhân có liên hệ
trực tiếp đến quá trình mua, bất kể đó là người
sử dụng, người ảnh hưởng mua, người thực
hiện quyết định, hay những người mua thực
sự, v.v”. Một trung tâm mua là đơn vị không
chính thức quyết định liên quan nhiều bộ phận,
mà trong đó mục tiêu ban đầu là thu thập và xử
lý thông tin liên quan đến việc mua hàng.
* Các mô hình hành vi của tổ chức
- Mô hình của Webster và Wind (1991): Mô
hình này đã so sánh và xác định các biến chủ
yếu trong việc phát triển chiến lược marketing.
Mô hình quan tâm đến bốn hệ thống biến có ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện quyết định mua
hàng trong một công ty, cụ thể là, môi trường,
trung tâm mua hàng của tổ chức và cá nhân. Các
thông tin liên quan đến yếu tố vật lý, công nghệ,
kinh tế, chính trị, liên đoàn lao động, vĕn hóa,
nhu cầu khách hàng, sự cạnh tranh và nhà cung
cấp được xem là các biến về môi trường. Các
nhân tố này ảnh hưởng đến quyết định mua của
các tổ chức độc lập.
- Mô hình tổng hợp của Sheth (1973) về
hành vi mua của các tổ chức công nghiệp. Mô
hình này tập trung vào các mối quan hệ phức tạp
được đề cập trong việc hợp tác ra quyết định.
Các yếu tố được đề cập đến gồm có như sau:
(a) Các điều kiện thúc đẩy việc hợp tác ra
quyết định.
(b) Tâm lý của các cá nhân có liên quan.
(c) Mâu thuẫn giữa các thành viên có liên
quan và hướng giải quyết.
Số lượng các thành viên trong tổ chức liên
quan đến một quyết định mua thì tùy thuộc vào:
(a) Quy mô và đặc điểm tổ chức của công ty.
(b) Hoàn cảnh mua.
(c) Tầm quan trọng nhận thấy của sản phẩm.
(d) Các nguồn lực sẵn có cho việc giao dịch
mua bán.
Tác giả Sheth (1973) cũng đề cập đến những
thành phần này trong mô hình như là các nhân tố
về đặc điểm công ty (1,4) và các nhân tố về đặc
trưng sản phẩm (2,3).
Các thành viên phải đạt được sự thỏa thuận
về các vấn đề, chẳng hạn như đặc điểm kỹ thuật
của sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp, điều
khoản hợp đồng, v.v, cũng như những mâu
thuẫn tiềm ẩn bên trong. Thành phần (3) trong
mô hình cho biết các biện pháp sử dụng nhằm
giải quyết mâu thuẫn trong quy trình thực hiện
việc hợp tác ra quyết định.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua
hai bước, (1) nghiên cứu sơ bộ định tính và (2)
nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định
lượng.
Nghiên cứu định t́nh: sử dụng phương pháp
thảo luận tay đôi với số người phỏng vấn là 7
người. Người được phỏng vấn là các nhân viên
bán hàng, nhân viên marketing, thành viên trong
bộ phận mua hàng của công ty xây dựng, với độ
tuổi thấp nhất là 22 tuổi và độ tuổi cao nhất là
50 tuổi nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua vật liệu nhẹ thạch cao của nhóm
khách hàng công nghiệp qua đó khám phá các
yếu tố phù hợp để đưa vào mô hình đề xuất. Kết
quả từ những ý kiến của người tham gia thao
luận được ghi nhận và phân loại để xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vật liệu
nhẹ thạch cao.
Nghiên cứu định lượng: Mẫu được chọn theo
phương pháp phi xác suất mà cụ thể là phương
pháp chọn mẫu thuận tiện có thể chấp nhận được
giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. Đối
tượng khảo sát là các khách hàng thuộc các tổ
chức liên quan đến lĩnh vực xây dựng như kỹ sư,
kiến trúc sư, nhà tư vấn, thầu xây dựng, đội thi
công đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp thu thập dữ liệu: phỏng vấn trực
20
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tiếp bằng phiếu phỏng vấn đã được thiết kế sẵn.
Từ 350 phiếu phát ra và thu về 331 phiếu đạt yêu
cầu được chọn để tiến hành phân tích
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
trong mô hình đề xuất được thiết kế trên thang
đo Likert 5 điểm trong việc đo lường và đánh
giá tầm quan trọng.
Mô hình kinh tế lượng gồm có các biến độc
lập sau:
Ký hiệu biến
Về đặc tính sản phẩm
1. Chất lượng các sản phẩm đồng đều và ổn định DT1
2. Độ bền cao, mang đến sự an toàn DT2
3. Mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao DT3
4. Dễ uốn cong DT4
5. Dễ dàng sửa chữa DT5
6. Dễ dàng trong việc trang trí DT6
Về giá cả sản phẩm
7. Giá cả phù hợp GC1
8. Chiết khấu hợp lý, phù hợp với công sức GC2
9. Thời gian thanh toán linh động GC3
10. Chính sách giá ổn định GC4
Về hoạt động giao hàng
11. Giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn GH1
12. Giao hàng đúng chủng loại và số lượng GH2
13. Hỗ trợ phương tiện vận chuyển và bốc xếp GH3
14. Thuận lợi trong giao nhận GH4
Về thương hiệu
15. Thương hiệu cao cấp trong ngành nội thất TH1
16. Thương hiệu phổ biến, nhiều công trình sử dụng TH2
17. Thương hiệu uy tín, được chuyên gia đánh giá cao TH3
18. Thương hiệu đạt tiêu chuẩn quốc tế TH4
19. Thương hiệu lâu nĕm trong ngành TH5
Về dịch vụ khách hàng Ký hiệu biến
20. Hệ thống brochure, tư vấn về sản phẩm tốt DVKH1
21. Hệ thống báo giá đầy đủ, chính xác DVKH2
22. Thủ tục đặt hàng nhanh, gọn DVKH3
23. Nhiều chương trình khuyến mãi DVKH4
24. Giải quyết thỏa đáng, kịp thời các khiếu nại DVKH5
21
Nghiên cứu các yếu tố . . .
25. Hỗ trợ các kỹ nĕng lắp đặt sản phẩm DVKH6
26. Chế độ bảo hành tốt (đơn giản, nhanh, lâu dài) DVKH7
Về hệ thống cửa hàng liên hệ mua sản phẩm
27. Cửa hàng tin cậy CH1
28. Vị trí cửa hàng thuận lợi, gần nơi thi công CH2
29. Nhân viên cửa hàng thân thiện CH3
30. Nhân viên cửa hàng có kiến thức am hiểu về sản phẩm CH4
31. Cửa hàng có sẵn đội ngũ thi công khi có yêu cầu CH5
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả phân tích nhân tố (Efa):
Kết quả phân tích nhân tố cho 31 biến
quan sát lần thứ nhất như sau:• Hệ số KMO = 0.811 (thỏa điều kiện 0.5 ≤
KMO ≤ 1) với mức ý nghĩa Sig. là 0.000 trong
kiểm định Barlett’s (Sig.< 0.05). Như vậy, việc
phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu và
các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.• Kết quả phân tích nhân tố cho thấy số lượng 8
nhân tố là thích hợp. Hệ số Cummulative % cho
biết 8 nhân tố đầu tiên giải thích được 69.6%
biến thiên của dữ liệu.• Có 8 nhân tố mới được hình thành, tuy nhiên
trong 31 biến quan sát thì có 1 biến quan sát bị
loại do hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.45, đó là biến
CH5 – Cửa hàng có sẵn đội ngũ thi công khi có
yêu cầu.
Sau khi loại bỏ biến quan sát CH5, thực hiện
trở lại việc phân tích nhân tố lần thứ hai cho kết
quả như sau:• Hệ số KMO = 0.810 (thỏa điều kiện 0.5 ≤
KMO ≤ 1) với mức ý nghĩa Sig. là 0.000 trong
kiểm định Barlett’s (Sig.< 0.05). Như vậy, việc
phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu và
các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.• Kết quả phân tích nhân tố lần hai cho thấy số
lượng 8 nhân tố là thích hợp. Hệ số Cummulative
% cho biết 8 nhân tố đầu tiên giải thích được
70.9% biến thiên của dữ liệu.• Có 8 nhân tố mới được hình thành và không
có biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nào
nhỏ hơn 0.45. Tuy nhiên, có 2 biến quan sát là
DVKH4 và DVKH2 đồng thời giải thích cho 2
nhân tố khác nhau nên bị loại khỏi phân tích và
các biến quan sát được tính toán lại.
Kết quả phân tích nhân tố lần thứ ba sau khi
đã loại biến CH5, DVKH4, DVKH2 cho kết quả
như sau:• Hệ số KMO = 0.794 (thỏa điều kiện 0.5 ≤
KMO ≤ 1) với mức ý nghĩa Sig. là 0.000 trong
kiểm định Barlett’s (Sig.< 0.05). Như vậy, việc
phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu và
các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.• Kết quả phân tích nhân tố lần thứ ba cho
thấy số lượng 8 nhân tố là thích hợp. Hệ số
Cummulative % cho biết 8 nhân tố đầu tiên giải
thích được 71.7% biến thiên của dữ liệu.
22
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 1: Kết quả phân t́ch nhân tố
Tên biến Diễn giải
Hệ số tải nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8
Nhân tố 1 Thương hiệu sản phẩm (6 biến quan sát)
TH1 Thương hiệu cao cấp trong ngành 0.885
TH4 Thương hiệu đạt tiêu chuẩn quốc tế 0.883
TH3 Thương hiệu uy tín, được chuyên gia đánh giá cao 0.858
DVKH1 Hệ thống brochure tư vấn sản phẩm tốt 0.751
TH2 Thương hiệu phổ biến, sử dụng nhiều 0.599
TH5 Thương hiệu lâu nĕm trong ngành 0.565
Nhân tố 2 Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm (4 biến quan sát)
CH4 Nhân viên cửa hàng có kiến thức am hiểu sản phẩm 0.847
CH1 Cửa hàng tin cậy 0.841
CH3 Nhân viên cửa hàng thân thiện 0.795
CH2 Vị trí cửa hàng thuận lợi, gần nơi thi công 0.721
Nhân tố 3 Dịch vụ khách hàng (4 biến quan sát)
DVKH5 Giải quyết thỏa đáng, kịp thời các khiếu nại 0.810
DVKH7 Chế độ bảo hành tốt 0.785
DVKH6 Hỗ trợ kỹ nĕng lắp đặt sản phẩm 0.773
DVKH3 Thủ tục đặt hàng nhanh, gọn 0.613
Nhân tố 4 Giá cả sản phẩm (4 biến quan sát)
GC3 Thời gian thanh toán linh động 0.825
GC2 Chiết khấu hợp lý 0.808
GC4 Chính sách giá ổn định 0.775
GC1 Giá cả phù hợp 0.566
Nhân tố 5 Ích lợi của sản phẩm (3 biến quan sát)
DT4 Dễ uốn cong 0.823
DT5 Dễ dàng sửa chữa 0.808
DT6 Dễ dàng trong việc trang trí 0.563
Nhân tố 6 Chất lượng và đặc tính của sản phẩm (3 biến quan sát)
DT1 Chất luợng đồng đều và ổn định 0.808
DT2 Độ bền cao 0.770
DT3 Mẫu mã đa dạng, thẩm mỹ cao 0.568
Nhân tố 7 Uy tín trong kinh doanh (2 biến quan sát)
GH2 Giao hàng đúng chủng loại, số lượng 0.866
GH1 Giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn 0.846
Nhân tố 8 Hoạt động giao nhận (2 biến quan sát)
GH3 Hỗ trợ vận chuyển và bốc xếp 0.865
GH4 Thuận lợi trong giao nhận 0.856
23
Nghiên cứu các yếu tố . . .
Kết quả kiểm định thang đo (Cronbach Alpha)
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
sau khi đã phân tích nhân tố EFA cho thấy hệ
số Cronbach alpha của 8 nhân tố là (1) Thương
hiệu sản phẩm, (2) Dịch vụ khách hàng, (3)
Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm, (4) Giá cả sản
phẩm, (5) Ích lợi của sản phẩm, (6) Đặc tính của
sản phẩm, (7) Uy tín trong kinh doanh, và (8)
Hoạt động giao nhận - đã tĕng lên hơn nhiều so
với trường hợp kiểm định độ tin cậy của thang
đo 6 nhân tố như mô hình đề xuất ban đầu là
(1) Thương hiệu sản phẩm, (2) Dịch vụ khách
hàng, (3) Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm, (4)
Giá cả sản phẩm, (5) Đặc tính của sản phẩm,
và (6) Hoạt động giao hàng – mặc dù trong cả
2 trường hợp hệ số Cronbach alpha đều đạt giá
trị lớn hơn hoặc bằng 0.6 và hệ số tương quan
biến tổng đều đạt trên 0.3 (trong cả 2 trường hợp
đều loại biến CH5 – cửa hàng có sẵn đội ngũ thi
công khi có yêu cầu).
Bảng 2: Kết quả kỉm định thang đo Cronbach alpha c̉a các biến
Tên nhân tố Các biến quan sát trong nhân tố Hệ số Alpha
Nhân tố 1:
Thương hiệu sản phẩm TH1, TH4, TH3, DVKH1, TH2, TH5 Alpha = .8773
Nhân tố 2:
Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm CH4, CH1, CH3, CH2 Alpha = .8549
Nhân tố 3:
Dịch vụ khách hàng DVKH5, DVKH7, DVKH6, DVKH3 Alpha = .8082
Nhân tố 4:
Giá cả sản phẩm GC3, GC2, GC4, GC1 Alpha = .7737
Nhân tố 5:
Ích lợi của sản phẩm DT4, DT5, DT6 Alpha = .6961
Nhân tố 6:
Chất lượng và đặc tính của sản phẩm DT1, DT2, DT3 Alpha = .7290
Nhân tố 7:
Uy tín trong kinh doanh GH2, GH1 Alpha = .8451
Nhân tố 8:
Hoạt động giao nhận GH3, GH4 Alpha = .8321
Để tiến hành các phân tích tiếp theo, các điểm nhân tố (factor score) của nhân tố mới được tính
toán các giá trị thống kê:
Bảng 3: Kết quả thống kê c̉a các nhân tố rút tŕch
Tên nhân tố
Giá trị
nhỏ
nhất
Giá
trị lớn
nhất
Giá trị
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Trung
vị
Số
mode
F1 Thương hiệu sản phẩm 1.00 5.00 3.4134 0.9271 3.6667 4.17
F2 Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm 1.00 5.00 4.1360 0.6369 4.0000 4.00
F3 Dịch vụ khách hàng 1.00 5.00 4.2107 0.7886 4.2500 5.00
F4 Giá cả sản phẩm 1.75 5.00 4.2160 0.7067 4.2500 5.00
F5 Ích lợi của sản phẩm 1.67 5.00 4.0121 0.7181 4.0000 4.00
F6 Chất lượng và đặc tính của sản phẩm 1.00 5.00 4.0252 0.7208 4.0000 4.00
F7 Uy tín trong kinh doanh 1.00 5.00 4.3036 0.6645 4.0000 4.00
F8 Hoạt động giao nhận 1.00 5.00 3.6767 1.0268 4.0000 4.00
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Như vậy, 8 nhân tố mới đều có giá trị trung
bình của điểm nhân tố đạt ở mức tương đối cao,
trong đó 2 nhân tố là F1 – “Thương hiệu sản
phẩm” và F8 – “Hoạt động giao nhận” chưa
được chú ý cao do một số yếu tố khách quan ví
dụ như số lượng nhãn hiệu sản phẩm lựa chọn
trên thị trường còn chưa nhiều, tập trung vào 2
thương hiệu lớn là Gyproc và Lagyp. Bên cạnh
đó, trung vị và số mode của F3 – “Dịch vụ khách
hàng” và F4 – “Giá cả sản phẩm” được đánh giá
ở vị trí rất cao thể hiện mức độ quan trọng và sự
quan tâm mạnh của khách hàng khi đánh giá để
quyết định mua và sử dụng sản phẩm.
Phân tích liên hệ giữa biến nguyên nhân
định tính và biến kết quả định lượng – phân
tích phương sai (anova)
Phân tích 3 nhân tố quan trọng nhất xét theo
giá trị trung bình của điểm nhân tố lần lượt đó là
F7, F4, F3, điều này thể hiện mức độ quan trọng
cao mà khách hàng quan tâm mong đợi khi mua
và sử dụng sản phẩm.
Bảng 4: Kết quả thống kê c̉a các nhân tố rút tŕch (theo thứ tự quan tṛng)
Tên nhân tố
Giá trị
nhỏ
nhất
Giá
trị lớn
nhất
Giá trị
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Trung
vị
Số
mode
F7 Uy tín trong kinh doanh 1.00 5.00 4.3036 0.6645 4.0000 4.00
F4 Giá cả sản phẩm 1.75 5.00 4.2160 0.7067 4.2500 5.00
F3 Dịch vụ khách hàng 1.00 5.00 4.2107 0.7886 4.2500 5.00
F2 Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm 1.00 5.00 4.1360 0.6369 4.0000 4.00
F6 Chất lượng và đặc tính của sản phẩm 1.00 5.00 4.0252 0.7208 4.0000 4.00
F5 Ích lợi của sản phẩm 1.67 5.00 4.0121 0.7181 4.0000 4.00
F8 Hoạt động giao nhận 1.00 5.00 3.6767 1.0268 4.0000 4.00
F1 Thương hiệu sản phẩm 1.00 5.00 3.4134 0.9271 3.6667 4.17
Kết quả Test of Homogeneity of Variances
dùng để kiểm định sự bằng nhau của các phương
sai nhóm đều có mức ý nghĩa Sig. lớn hơn 0.05,
có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan
trọng của các biến nhân tố khảo sát F7, F4, F3
giữa các nhóm khác nhau trong từng biến yếu tố
thì không khác nhau một cách có ý nghĩa thống
kê. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử
dụng tốt.
Như vậy, theo các nhóm về “Hình thức đơn
vị hoạt động”, “Đối tượng thường quyết định
mua hàng”, và “Vị trí công tác” thì 3 nhân tố
khảo sát F7, F4, F3 nhìn chung có sự khác biệt
được tìm thấy trong nhân tố F4 với các nhóm
trong biến yếu tố “Hình thức đơn vị hoạt động”
và F3 với các nhóm trong biến yếu tố “Đối tượng
thường quyết định mua hàng”, cụ thể như sau:
• Nhân tố F7 – “Uy tín trong kinh doanh” có
mức độ quan trọng được đánh giá như nhau khi
“Hình thức đơn vị hoạt động”, “Đối tượng quyết
định mua hàng” và “Vị trí công tác” khác nhau.
Điều này cho thấy, dù khách hàng là những tổ
chức có quy mô và cấu trúc khác nhau thì việc
đảm bảo cũng như giữ vững uy tín cam kết
trong kinh doanh cũng phải đồng nhất, các công
ty hoạt động trong ngành hàng không thể thành
công nếu chỉ tập trung vào những đối tác lớn mà
buông lỏng thái độ phục vụ đối với những khách
hàng vừa và nhỏ.
• Nhân tố F4 – “Giá cả sản phẩm” có mức độ
quan trọng được đánh giá khác nhau khi “Hình
thức đơn vị hoạt động” khác nhau”. Kiểm định
25
Nghiên cứu các yếu tố . . .
Post Hoc cho kết quả sự khác nhau xuất hiện
giữa nhóm “Công ty Nhà nước” với “Đội, nhóm
thi công công trình”.
• Nhân tố F3 – “Dịch vụ khách hàng” có mức
độ quan trọng được đánh giá khác nhau khi “Đối
tượng quyết định mua hàng” khác nhau. Kiểm
định Post Hoc cho kết quả sự khác nhau xuất
hiện giữa nhóm “Người đi mua là người quyết
định” với nhóm “Các đối tượng khác (ví dụ như
tư vấn thiết kế chỉ định sản phẩm mua, v.v)”.
Các cuộc phỏng vấn sâu sẽ tập trung làm
rõ sự khác biệt xuất hiện giữa nhóm “Công ty
Nhà nước” với “Đội, nhóm thi công công trình”
trong nhân tố F4 – “Giá cả sản phẩm” và giữa
nhóm “Người đi mua là người quyết định” với
“Các đối tượng khác trong nhân tố F3 – “Dịch
vụ khách hàng” thông qua phương pháp thảo
luận tay đôi được tiến hành phỏng vấn sâu từ 3
đến 5 đối tượng giúp cho người được phỏng vấn
có thể trình bày các ý kiến rõ ràng và cụ thể.
- Về “Giá cả sản phẩm”:
Theo quan đỉm đánh giá c̉a “Công ty Nhà
nức”: hầu hết các công ty Nhà nước đều có
một quy trình mua hàng giống nhau theo quy
định của Nhà nước và các tiêu chí chọn giá cũng
được quy định theo hệ thống Luật ban hành và
trải qua nhiều giai đoạn và theo hệ thống giá
được Nhà quy định từng thời điểm cụ thể.
Theo quan đỉm đánh giá c̉a “Đội, nhóm
thi công công tr̀nh”: các đội nhóm thầu thi công
công trình được chia làm ba hình thức như sau:
(1) Các đội, nhóm tự do và nhận thi công khi có
yêu cầu thì việc quyết định mua sản phẩm thạch
cao phụ thuộc vào yếu tố chủ nhà và thường do
chủ nhà quyết định mua sản phẩm nào, và chủ
nhà sẽ là người trực tiếp thương lượng về giá
cả. (2) Các đội, nhóm thuộc hệ thống đại lý và
cửa hàng kinh doanh vật liệu thạch cao thì việc
giao dịch với khách hàng do đại lý đảm nhiệm,
đội thi công không tham gia vào vấn đề giá cả,
chỉ thực hiện việc thi công khi đại lý yêu cầu,
và (3) Các đội, nhóm trực thuộc các công ty xây
dựng (trường hợp này không nghiên cứu vì đã
có trực thuộc một trong các loại hình công ty
hoạt động).
- Về “Dịch vụ khách hàng”
Theo quan đỉm c̉a “Ngừi đi mua là ngừi
quyết định”: trong việc đánh giá tầm quan trọng
dịch vụ khách hàng thì chủ yếu tập trung vào
thành viên các đội, nhóm thi công công trình và
các tổ chức có quy mô hoạt động nhỏ như doanh
nghiệp tư nhân.
Theo quan đỉm c̉a “Các đối tượng khác”:
tập trung nhiều vào các nhà tư vấn thiết kế. Thông
thường đội ngũ tư vấn thiết kế chọn nhãn hiệu dựa
vào chất lượng hoặc theo catalogue nhận được từ
các nhà cung cấp sản phẩm, thấy nhãn hiệu nào
tốt, phù hợp và giá cả hợp lý thì chọn.
5. KẾT LUẬN
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu ý kiến
của khách hàng là các tổ chức trong việc đánh
giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua vật liệu nhẹ thạch cao của
các tổ chức trong ngành xây dựng và trang trí
nội thất tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
với 31 biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5
điểm và 15 biến quan sát sử dụng thang đo định
danh nhằm tìm hiểu thông tin về khách hàng,
tổ chức và việc sử dụng sản phẩm. Số bảng câu
hỏi sử dụng hợp lệ cho nghiên cứu định lượng là
331 bảng. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, sản
phẩm được khách hàng mua nhiều nhất tập trung
vào thương hiệu Gyproc và Lagyp và sử dụng
nhiều cho loại công trình cao ốc vĕn phòng. Đối
tượng quyết định mua hàng phần lớn là bộ phận
mua hàng của các tổ chức, kế đến là do khách
hàng yêu cầu và người đi mua là người quyết
định. Kết quả sau ba lần phân tích EFA, 31 biến
quan sát ban đầu đã loại ra 3 biến không đạt yêu
cầu, 28 biến quan sát còn lại tạo thành 8 nhân
tố và hệ số Cummulative % cho biết 8 nhân tố
đầu tiên giải thích được 71.7% biến thiên của
dữ liệu, các nhân tố mới đều đạt yêu cầu khi
kiểm định độ tin cậy của thang đo. Mức độ quan
trọng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự
giảm dần lần lượt như sau: (1) Uy tín trong kinh
26
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
doanh, (2) Giá cả sản phẩm, (3) Dịch vụ khách
hàng, (4) Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm, (5)
Chất lượng và đặc tính của sản phẩm, (6) Ích
lợi của sản phẩm, (7) Hoạt động giao nhận, (8)
Thương hiệu sản phẩm.
Để tìm hiểu thêm giữa các nhóm khách
hàng và các tổ chức khác nhau thì có sự khác
biệt trong vấn đề đánh giá tầm quan trọng và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố hay không,
tác giả chọn 3 nhân tố có giá trị trung bình cao
nhất trong nhóm 8 nhân tố (bao gồm “uy tín
trong kinh doanh”, “giá cả sản phẩm” và “dịch
vụ khách hàng”) và 3 biến yếu tố đại diện cho
cấu trúc tổ chức và đối tượng quyết định mua để
phân tích mối liên hệ thông qua việc phân tích
ANOVA và kiểm định Post Hoc để phân tích
sâu, từ đó tiến hành phỏng vấn nhóm khác biệt
và tìm hiểu thêm tầm quan trọng cũng như mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Kotler, Philip. (2003). Quản trị marketing,
NXB Thống Kê.
[2]. Nguyễn Kim Phước. (2007). Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản
phẩm giấy photocopy A4, Luận vĕn Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang.
(2007). Nghiên cứu khoa ḥc Marketing - Ứng
dụng mô h̀nh cấu trúc tuyến t́nh SEM, NXB Đại
học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
(2008). Phân t́ch dữ liệu nghiên cứu v́i SPSS,
NXB Hồng Đức.
[5]. Bharadwaj, N. (2004). Investigating
the decision criteria used in electronic
components procurement, Industrial Marketing
Management, No. 33, 317-323
[6]. Robinson, P.J., Faris, C.W. & Wind,
Y. (1967). Industrial Buying and Creative
Marketing, Boston: Allyn & Bacon, Inc.
[7]. Sheth, J.N. (1973). A Model of Industrial
Buyer Behaviour. Journal of Marketing, Vol. 37
No. 4, 50-56.
[8]. Webster, Frederick E., Jr. (1991). Industrial
marketing strategy, 3rded, John Wiley & Sons, Inc.
[9]. Wind. Y & Thomas, R.J. (1980).
Conceptual and Methodological Issue in
Organizational Buying Behaviour, European
Journal of Marketing, Vol. 14, 239-263.
[10].
[11].
27
Ảnh hưởng của cấu trúc . . .
ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
RÒNG BIÊN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
IMPACT OF CAPITAL STRUCTURE ON THE NET INTEREST MARGIN OF THE
COMMERCIAL BANK IN VIETNAM
TÓM TẮT
Bài viết này xem xét tác động c̉a cơ cấu
vốn đến tỷ suất lợi nhuận ròng biên tại các ngân
hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Số liệu
sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ báo
cáo tài ch́nh c̉a 19 NHTM Việt Nam giai đoạn
2007 – 2014. Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng
tỷ lệ tĕng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát được
thống kê c̉a World Bank. Nghiên cứu áp dụng
các phương pháp h̀i quy trên dữ liệu bảng. Bao
g̀m: phương pháp OLS, Fixed effects model
(FEM) và Random effects model (REM). Sau đó,
nghiên cứu áp dụng phương pháp b̀nh phương
bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General
Least Square – FGLS) để đảm bảo tính vững
và hiệu quả của mô hình nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn ch̉ sở hữu trên
tổng tài sản (CAPi,t ), tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản (LOANi,t ), tỷ lệ lạm phát hàng nĕm (CPIt )
và tỷ lệ tĕng trưởng GDP hàng nĕm (GDPt ) tác
động có ý nghĩa đến tỷ suất lợi nhuận ròng biên
c̉a NHTM Việt Nam.
Từ khóa: cấu trúc vốn, tỷ suất lợi nhuận
ròng biên, ngân hàng thương mại, Việt Nam
ABSTRACT
This paper examines the impact of capital
structure on the net interest margin of the
Commercial bank in Vietnam. The data used for
the research were collected from the inancial
reports of 19 Commercial bank in Vietnam
during the period 2007-2014. In addition the
research also use the economic growth rate
(GDP) and the inlation rate (CPIt ) were the
World Bank’s statistics. The research applies
the panel data regression models, including
the OLS Model, the Fixed Effect Model (FEM)
and the Random Effect Model (REM). Next,
the research employs the Feasible Generalized
Least Squares (FGLS) technique to ensure the
viability and effectiveness of the research model.
The research result shows that the capital to
assets ratio (CAPi,t ). The loans to assets ratio
(LOANi,t ), the inlation rate (CPIt ) and the
economic growth rate (GDPt ) have an impact
on the net interest margin of the Commercial
bank in Vietnam.
Keywords: capital structure, the net
interest margin, commercial bank, Vietnam
(*) ThS. GV. Khoa Tài ch́nh - Ngân hàng, trừng Đại ḥc Công nghiệp thành phố H̀ Ch́ Minh.
ĐT: 0935 98 98 97. Email: trangdoan.hui@gmail.com
Đoàn Thị Thu Trang(*)
28
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO nĕm 2007, Việt
Nam đã đón nhận nhiều cơ hội cũng như thách
thức cho mọi lĩnh vực ngân hàng – một lĩnh vực
hết sức nhạy cảm. Việc mở cửa thị trường tài
chính, làm các NHTM Việt Nam phải đối mặt với
cạnh tranh cao hơn từ các ngân hàng nước ngoài.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô và Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia công bố tỷ suất lợi nhuận ròng
biên (NIM) của hầu hết các NHTM Việt Nam
trong những nĕm gần đầy đều có xu hướng giảm,
đặc biệt là trong hai nĕm 2013 và 2014.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi biên (Net Interest
Margin - NIM) được xác định bằng tổng doanh
thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi
thuần) trên tổng tài sản có sinh lời bình quân.
Trong đó, tổng tài sản có sinh lời bình quân
được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại
NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ
chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng
khoán đầu tư. Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có
thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn
vốn nào có chi phí thấp nhất.
Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến tỷ suất lợi
nhuận ròng biên của ngân hàng đã là một đề tài
tranh luận giữa các nhà nghiên cứu và học giả.
Các nghiên cứu khác nhau đã được tiến hành
để tìm hiểu tác động của cơ cấu vốn đến tỷ suất
lợi nhuận ròng biên của ngân hàng. Các nghiên
cứu đã sử dụng các kỹ thuật khác nhau và các
phương pháp và đã có những ý kiến khác nhau
về kết quả. Một số nghiên cứu cho thấy rằng
có tác động tích cực của cơ cấu vốn đến tỷ suất
lợi nhuận ròng biên của ngân hàng. Mặc dù có
một số nghiên cứu định lượng đã được tiến hành
nhằm xác định tác động của cấu trúc vốn đến tỷ
suất lợi nhuận ròng biên của ngân hàng ở nhiều
nước trên thế giới nhưng theo hiểu biết của các
tác giả, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này
được thực hiện tại Việt Nam.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng
cao khả nĕng sinh lời của hệ thống NHTM Việt
Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
nhằm tìm ra câu trả lời về mối quan hệ giữa
cấu trúc vốn và tỷ suất lợi nhuận ròng biên của
các NHTM Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Dựa vào kết quả này giúp các NHTM có thể xác
định cấu trúc vốn hợp lý để góp phần nâng cao
khả nĕng sinh lời của ngân hàng nói riêng và hệ
thống NHTM Việt Nam nói chung.
2. CƠ SƠ LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Tỷ suất lợi nhuận ròng biên là thước đo
tính hiệu quả cũng như khả nĕng sinh lời.
Chúng chỉ ra nĕng lực của hội đồng quản trị và
nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tĕng
trưởng của các nguồn thu từ lãi (chủ yếu là
thu từ cho vay, đầu tư) so với mức tĕng trưởng
của chi phí lãi (chủ yếu là chi phí trả lãi cho
tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền
tệ). Tỷ suất lợi nhuận ròng biên đo lường mức
chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi
mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt
động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo
đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Do
vậy nếu có cấu tài sản nợ, tài sản có hợp lý,
tối ưu thì sẽ làm cho tỷ lệ này gia tĕng qua các
nĕm. (Trịnh Hồng Hạnh, 2015).
Tổng hợp một số nghiên cứu gần đây có liên
quan được tóm tắt ở bảng 1 sau đây:
29
Ảnh hưởng của cấu trúc . . .
Bảng 1: Tổng hợp các nghiên cứu trức
Tác giả Dữ liệu nghiên cứu Biến phụ thuộc
Các biến độc lập tác động có ý nghĩa
Tên biến Chiều tác động
Sehrish Gul
& các cộng
sự (2011)
- Giai đoạn nghiên cứu
2005-2009
- Dữ liệu 15 NHTM ở
Pakistan
Tỷ suất sinh
lợi biên
(NIM)
Tỷ lệ vốn (+)
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản (+)
Tỷ lệ tĕng trưởng GDP (-)
Tỷ lệ lạm phát (+)
Bashir
(2000)
- Giai đoạn nghiên cứu
1993 - 1998
- Dữ liệu tám quốc gia ở
khu vực Trung Đông
Tỷ suất sinh
lợi biên
(NIM)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (+)
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên
tổng tài sản (+)
Khalaf Taani
& các cộng
sự (2011)
- Giai đoạn nghiên cứu
2007-2011
- Dữ liệu 12 NHTM niêm
yết trên sàn chứng khoán
Amman
Tỷ suất sinh
lợi biên
(NIM)
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (-)
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (-)
Mubeen
mụahid &
các cộng sự
(2014)
- Giai đoạn nghiên cứu
2008-2012
- Dữ liệu các ngân hàng ở
Pakistan
Tỷ suất sinh
lợi biên
(NIM)
Tỷ lệ nợ dài hạn trên Vốn
chủ sở hữu (-)
Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên Vốn
chủ sở hữu (-)
Tỷ lệ tổng nợ trên Vốn chủ
sở hữu (-)
Nguồn: Tổng hợp c̉a tác giả
Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng để tìm ra sự
tác động của một số yếu tố đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cĕn cứ vào kết quả của các bài nghiên cứu trước có liên quan, mô hình nghiên cứu dự kiến có
phương trình như sau:
NIMit = β0 + β1CAPit + β2 LOANit + β3 INFt + β4GDPt + εit
Trong đó:
Biến phụ thuộc NIMit: Tỷ suất lợi nhuận ròng biênCác biến độc lập: Tỷ lệ vốn (CAPit), tỷ lệ cho vay (LOANit), tỷ lệ lạm phát (INFt), tĕng trưởng kinh tế (GDPt).
30
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 2: Các biến sử dụng trong mô h̀nh nghiên cứu
Biến Ký hiệu Đo lường Giả thuyết
Biến phụ thuộc Tỷ suất lợi nhuận ròng biên NIMi,t Thu nhập lãi ròng / Tài sản có sinh lãi
Biến độc lập Tỷ lệ vốn CAPi,t Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản +
Các biến kiểm
soát
Tỷ lệ cho vay LOANi,t Tỷ lệ cho vay / Tổng tài sản +
Lạm phát CPIt Tỷ lệ lạm phát hàng nĕm +
Tĕng trưởng kinh tế GDPt Tỷ lệ tĕng GDP hàng nĕm -
Nguồn: Tổng hợp c̉a tác giả
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU
NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua
hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác
động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
trong các mô hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ
kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các
biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân
tử phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số VIF
lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng
tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujrati,
2003). Tiếp theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm
định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng
phương sai của sai số thay đổi. Nếu không có
hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai
số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng các phương
pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng.
Tuy nhiên, nếu có hiện tượng tự tương quan và
phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu
sẽ chuyển sang phương pháp bình phương bé
nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least
Square – FGLS). Wooldridge (2002) cho rằng,
phương pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát
được hiện tượng tự tương quan và hiện tượng
phương sai của sai số thay đổi.
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập
được c̉a 19 NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2007-2014. Riêng tỷ lệ tĕng trưởng GDP và tỷ
lệ lạm phát được lấy từ số liệu thống kê của
World Bank.
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Thống kê mô tả
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 19
NHTM trong giai đoạn 2008 – 2014 với các biến
số được thống kê mô tả trong bảng 3 sau đây:
Bảng 3: Thống kê mô tả các biến
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
NIMi,t 152 0.0346482 0.0152211 0.008193 0.104947
CAPi,t 152 0.1267721 0.0900562 0.042556 0.614083
LOANi,t 152 0.5298685 0.1369904 0.156097 0.944218
CPIt 152 0.107225 0.0618049 0.0409 0.2312
GDPt 152 0.059375 0.0059932 0.0525 0.0713
Nguồn: Kết quả phân t́ch c̉a tác giả
31
Ảnh hưởng của cấu trúc . . .
5.2. Phân tích tương quan
Hệ số tương quan giữa các biến được mô tả ở bảng 4 sau đây:
Bảng 4: Hệ số tương quan giữa các biến
NIMi,t CAPi,t LOANi,t CPIt GDPt
NIMi,t 1.0000
CAPi,t 0.7284 1.0000
LOANi,t 0.3494 0.1885 1.0000
CPIt 0.0887 0.0423 -0.0320 1.0000
GDPt -0.1943 -0.0380 -0.0910 0.0045 1.0000
Nguồn: Kết quả phân t́ch c̉a tác giả
Dựa vào bảng phân tích tương quan trên, ta
thấy:
- Biến độc lập CAPi,t tác động cùng chiều đến NIMi,t.
- Các biến kiểm soát LOANi,t, INFt tác động cùng chiều đến NIMi,t.
- Biến kiểm soát GDPt tác động ngược chiều đến NIMi,t.
- Không có hiện tượng đa cộng tuyến
nghiêm trọng (tự tương quan giữa các
biến độc lập trong mô hình) do các hệ số
tương quan có giá trị khá thấp (cao nhất
là 0.1885, chuẩn so sánh theo Farrar &
Glauber (1967) là 0.8).
Kết quả tương quan trên phù hợp với hầu hết
các nghiên cứu trước trên thế giới và phù hợp
với kỳ vọng của tác giả trong giai đoạn nghiên
cứu này tại Việt Nam.
5.3. Kiểm định các giả thuyết hồi quy
Bảng 5: Kết quả kỉm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
Kiểm định VIF
Biến VIF 1/VIF
LOANi,t 1.05 0.955888
CAPi,t 1.04 0.961693
GDPt 1.01 0.991268
CPIt 1.00 0.996543
Giá trị trung bình = 1.02
Nguồn: Kết quả phân t́ch c̉a tác giả
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc
lập trong mô hình tương quan tuyến tính với
nhau. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết
không bị hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách
dùng chỉ tiêu VIF. Kết quả cho thấy VIF của tất
cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện
tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh
giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003).
32
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 6: Kỉm định phương sai c̉a sai số thay đổi và kỉm định tự tương quan
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi Kiểm định tự tương quan
White’s test Wooldridge test
Chi2 (14) = 70.80 F (1, 18) = 52.478
Prob > chi2 = 0.0000* Prob > F = 0.0000*
Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả phân t́ch c̉a tác giả
- Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho
các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS
vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số
hồi quy không còn đáng tin cậy. Từ đó dẫn đến
hiện tượng ngộ nhận các biến độc lập trong mô
hình nghiên cứu có ý nghĩa, lúc đó kiểm định hệ
số hồi quy và R bình phương không dùng được.
Bởi vì phương sai của sai số thay đổi làm mất
tính hiệu quả của ước lượng, nên cần thiết phải
tiến hành kiểm định giả thuyết phương sai của
sai số không đổi bằng kiểm định White, với giả
thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay
đổi. Với mức ý nghĩa alpha= 1%, kiểm định
White cho kết quả là: Prob = 0.0000. Vậy, Prob
< 0.01 nên bác bỏ giả thuyết H0. Tức là có hiện
tượng phương sai thay đổi.
- Giữa các sai số có mối quan hệ tương
quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu
được bằng phương pháp OLS vững nhưng
không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui
không còn đáng tin cậy. Nghiên cứu tiến hành
kiểm định giả thuyết không bị tự tương quan
trên dữ liệu bảng, với giả thuyết H0: không có
sự tự tương quan. Với mức ý nghĩa alpha = 1%,
kiểm định cho kết quả là: Prob = 0.0000. Vậy,
Prob < 0.01 nên bác bỏ giả thuyết H0. Tức là có
sự tự tương quan.
Tổng hợp kết quả kiểm định
Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên,
ta thấy: mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến
được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy vậy,
mô hình có sự tự tương quan giữa các sai số và
có hiện tượng phương sai thay đổi. Hiện tượng
này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng
các phương pháp hồi quy thông trường trên dữ
liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số
hồi qui không còn đáng tin cậy. Do vậy, tác giả
dùng phương pháp bình phương bé nhất tổng
quát khả thi (Feasible General Least Square –
FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan
giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay
đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và
hiệu quả (theo Wooldridge (2002)).
5.4. Kết quả hồi quy
Tiếp theo, nghiên cứu áp dụng các phương
pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao gồm:
Phương pháp OLS, Fixed effects model (FEM)
và Random effects model (REM). Mô hình
nghiên cứu có hiện tượng tự tương quan giữa
các sai số, hiện tượng này có thể được kiểm soát
bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng
quát khả thi (FGLS) nhằm đảm bảo ước lượng
thu được vững và hiệu quả (Wooldridge, 2002).
Kết quả các mô hình nghiên cứu như sau:
33
Ảnh hưởng của cấu trúc . . .
Bảng 7: Kết quả mô h̀nh nghiên cứu
NPLit
Hệ số hồi quy
OLS FEM REM FGLS
Hằng số 0.0285146 0.0378517 0.0312934 0.0166779
CAPi,t 0.1149903* 0.0840991* 0.1084794* 0.0973284*
LOANi,t 0.0233054* 0.0163841** 0.0206192* 0.0216005*
CPIt 0.0165636 0.0179918 0.0167786 0.0293592*
GDPt -0.3801066* -0.4122199* -0.3894229* -0.1717714**
R2 60.39% 59.83% 60.36%
F-test
F( 4, 147) =
56.03
Prob > F = 0.0000*
F(4,129) =
13.14
Prob > F =
0.0000*
Wald chi2(4)
= 142.28
Prob > chi2 =
0.0000*
Wald chi2(4)
= 99.04
Prob > chi2 =
0.0000*
Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả phân t́ch c̉a tác giả
Với biến phụ thuộc là NIMi,t, sau khi dùng phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng tự tương
quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu
quả, ta có kết quả như sau:
NIMit = 0.0167 + 0.0973 CAPit + 0.0216 LOANit + 0.0294 INFt – 0.1718 GDPt + εit
Biến độc lập, tỷ lệ vốn (CAPi,t) có mối
tương quan dương và mạnh nhất (0.0973) với
tỷ suất lợi nhuận ròng biên của các NHTM Việt
Nam và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa
1%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
của Sehrish Gul & các cộng sự (2011), Bashir
(2000), Khalaf Taani & các cộng sự (2011) và
Mubeen mụahid & các cộng sự (2014), và có thể
được giải thích rằng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận ròng
biên của NHTM càng cao và ngược lại. Điều
này chứng tỏ quy mô vốn chủ sở hữu đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tỷ suất
lợi nhuận ròng biên của các NHTM Việt Nam.
Biến kiểm soát, tỷ lệ cho vay (LOANi,t) có
mối tương quan dương (0.0216) với tỷ suất lợi
nhuận ròng biên của các NHTM Việt Nam và có
ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kết quả
này phù hợp với các nghiên cứu của Sehrish Gul
& các cộng sự (2011) và Bashir (2000), và có thể
được giải thích rằng, các NHTM Việt Nam càng
mở rộng quy mô cho vay thì tỷ suất lợi nhuận
ròng biên càng tĕng. Tại Việt Nam hoạt động
truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng vẫn
là cho vay (chiếm khoản 70 – 80% hoạt động
của ngân hàng). Chính vì vậy, đa số các ngân
hàng thường có xu hướng tập trung vào hoạt
động cho vay, kênh chính để tạo ra lợi nhuận
cho ngân hàng.
Biến kiểm soát, lạm phát (INFt) có mối tương
quan dương (0.0294) với tỷ suất lợi nhuận ròng
biên của các NHTM Việt Nam và có ý nghĩa
34
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
thống kê với mức ý nghĩa 1%. Thực tế tại Việt
Nam giai đoạn 2007 – 2014 cho thấy, khi tỷ lệ
lạm phát tĕng cao tĕng đến 19.89% trong nĕm
2008 và 18.58% trong nĕm 2011 và kéo theo sự
gia tĕng lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi mặc
dù với những tỷ lệ khác nhau, với quy định về
trần lãi suất huy động đã làm hạn chế gia tĕng
lãi suất huy động và kết quả là làm hệ số NIM
tĕng lên.
Biến tĕng trưởng kinh tế (GDPt) có mối
tương quan ngược chiều (– 0.1718) với tỷ suất
lợi nhuận ròng biên của các NHTM Việt Nam và
có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Thực
tế từ nĕm 2007 – 2014 cho thấy, khi các hoạt
động kinh tế tĕng sẽ làm tĕng giá trị vay của
khách hàng (lãi suất huy động được điều chỉnh
giảm liên tục từ đó kéo theo lãi suất cho vay
cũng giảm đáng kể, do đó làm giảm chênh lệch
lãi suất và giảm tỷ suất lợi nhuận ròng biên.
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bài nghiên cứu kiểm định sự tác động của
cấu trúc vốn đến tỷ suất lợi nhuận ròng biên
tại 19 ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn 2007 – 2014. Tác giả đã áp dụng các
phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao
gồm: Phương pháp OLS, Fixed effects model
(FEM), Random effects model (REM), tiếp đó
là phương pháp bình phương bé nhất tổng quát
khả thi (FGLS) nhằm đảm bảo ước lượng thu
được vững và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ suất lợi nhuận ròng biên bị tác động bởi
lập tỷ lệ vốn (CAPi,t), tỷ lệ cho vay (LOANi,t),
Lạm phát (INFt)và tĕng trưởng kinh tế (GDPt).
Kết quả nghiên cứu đã góp phần giúp cơ
quan quản lý, các ngân hàng thương mại, nhà
đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về tỷ suất lợi
nhuận ròng biên và những yếu tố nào tác động
đến tỷ suất lợi nhuận ròng biên tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, tác giả đề
xuất một số gợi ý nhằm giúp các cơ quan quản
lý, ngân hàng thương mại và nhà đầu tư có kế
hoạch cụ thể góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng
cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hiệu quả hoạt
động kinh doanh, phát triển ổn định và bền
vững. Cụ thể:
Về vấn đề tĕng tỷ lệ vốn ch̉ sở hữu: Tỷ lệ
vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều mạnh
nhất đến tỷ suất lợi nhuận ròng biên của các
NHTM Việt Nam. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng
tĕng thì tỷ suất lợi nhuận ròng biên càng tĕng.
Vì vậy NHTM cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ vốn
chủ sở hữu. Tại NHTM có rất nhiều cách để tĕng
vốn chủ sở hữu của mình như: phát hành thêm
cổ phiếu ra thị trường, bán cổ phần cho đối tác
chiến lược là các ngân hàng trong nước và nước
ngoài, các tổng công ty trong nước và nước
ngoài, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu
hay sử dụng thặng dư vốn cổ phần của những
nĕm trước để lại để tĕng vốn cho nĕm nay hoặc
trích lập các quỹ từ nguồn lợi nhuận nĕm trước.
Tùy theo thế mạnh của từng ngân hàng và tình
hình cụ thể trong từng thời kỳ, ngân hàng sẽ có
những lựa chọn phương thức tĕng vốn chủ sở
hữu đảm bảo nguồn vốn bền vững và đảm bảo
lợi ích của các cổ đông trong ngân hàng.
Về vấn đề tĕng tỷ lệ cho vay : Tỷ lệ cho vay
có tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận
ròng biên của các NHTM Việt Nam. Tĕng tỷ lệ
cho vay sẽ giúp tỷ suất lợi nhuận ròng biên gia
tĕng. Nhưng khi tĕng tỷ lệ cho vay mà không
kiểm soát được chặt chẽ thì điều này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến mức độ an toàn và hiệu quả
hoạt động của ngân hàng ngoài ra còn thúc đẩy
lạm phát quốc gia tĕng cao. Vì vậy các ngân
hàng muốn tĕng tỷ lệ cho vay sẽ phải chấp nhận
đánh đổi rủi ro, nhưng phải đảm bảo an toàn tín
dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Về vấn đề lạm phát : Lạm phát có tác động
cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận ròng biên của
các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, khi tỷ lệ lạm
phát gia tĕng sẽ kéo theo sự gia tĕng lãi suất
35
Ảnh hưởng của cấu trúc . . .
cho vay và lãi suất tiền gửi với những tỷ lệ khác
nhau, điều này có thể làm cho tỷ suất lợi nhuận
ròng biên có thể gia tĕng hoặc giảm sút. Khi
mức lạm phát được kiềm chế, các ngân hàng có
thể duy trì mức lãi suất thực dương mà không
cần dựa vào các chi phí lãi suất ngầm để thu hút
khách hàng, sẽ giúp gia tĕng tỷ suất lợi nhuận
ròng biên.
Về vấn đề tĕng trưởng GDP: Tỷ lệ tĕng
trưởng GDP có tác động ngược chiều đến tỷ suất
lợi nhuận ròng biên của các NHTM Việt Nam.
Bởi vì khi các chủ trương, cơ chế chính sách hỗ
trợ, tháo gỡ khó khĕn cho sản xuất kinh doanh
được ban hành như lãi suất cho vay, hỗ trợ các
doanh nghiệp tĕng trưởng sản xuất sẽ làm giảm
chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động,
làm giảm tỷ suất lợi nhuận ròng biên. Vì vậy,
khi kích thích tĕng trưởng GDP, nhà nước nên
lưu ý điều hành linh hoạt, chủ động các công
cụ chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài
khóa để điều chỉnh lãi suất ở mức hợp lý và cần
đẩy mạnh cải cách hạnh chính, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước, tĕng cường chống tham
nhũng, lãng phí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bashir, A. (2000), Determinants of
proitability and rates of return margins in
Islamic banks: some evidence from the Middle
East, Grambling State University Mimeo.
[2]. Sehrish Gul (2011), Factors affecting
bank proitability in Pakistan, The Romanian
Economic Journal
[3]. Gujarati (2003), Basic Econometrics (4th
edn), New York: McGraw-Hill.
[4]. Khalaf Taani (2013), Capital Structure
Effects on Banking Performance: A Case Study
of Jordan. International Journal of Economics,
Finance and Management Sciences. Vol. 1, No.
5, 2013, pp. 227-233.
[5]. Mubeen Muajahid (2014), Impact of
Capital Structure on Banking Performance,
Vol.5, No.19, 2014, pp. 2222-2847
[6]. Wooldridge (2002), Introductory
Econometrics: A Mordern Approach, 2nd Ed.,
South-Western College.
36
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TĔNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM – 30 NĔM NHÌN LẠI
VIETNAM ECONOMIC GROWTH - 30 YEARS LOOK BACK
Nguyễn Thị Thu Trang (*)
(*) ThS. GV. NCS. Trừng Đại ḥc Ngân Hàng TP.HCM
TÓM TẮT
Đại hội toàn quốc c̉a đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VI (1986) đã đề ra đừng lối đổi
ḿi toàn diện và lĩnh vực c̉a nền kinh tế. Sự
nghiệp đổi ḿi c̉a Việt Nam được tiến hành
trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc
và một cục diện, trật tự thế gíi ḿi đang h̀nh
thành, trong đó các nức có chế độ ch́nh trị
khác nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác v́i nhau.
Đảng đã nhận thức rõ rằng bối cảnh đó là điều
kiện đ̉ chúng ta phát trỉn đừng lối đối ngoại
độc lập, tự ch̉ và rộng mở. Trong những nĕm
đổi ḿi, tốc độ tĕng trưởng kinh tế khá, song
kinh tế phát trỉn ṽn chưa tương xứng v́i tiềm
nĕng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc biệt
trong 10 nĕm gần đây. Chất lượng, hiệu quả,
nĕng suất lao động và nĕng lực cạnh tranh quốc
gia c̉a nền kinh tế còn thấp. Th̉ chế kinh tế
thị trừng định hứng xã hội ch̉ nghĩa chậm
được hoàn thiện, hệ thống thị trừng h̀nh thành
và phát trỉn chưa đ̀ng bộ; chất lượng ngùn
nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng
chưa đ̀ng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát
trỉn; việc tạo nền tảng đ̉ trở thành một nức
công nghiệp theo hứng hiện đại còn chậm và
gặp nhiều khó khĕn.
Từ khoá: lý thuyết, tĕng trưởng kinh tế,
Việt Nam
ABSTRACT
National Congress of the Vietnam
Communist Party of the sixth (1986) has set out a
comprehensive renovation guidelines and deeper
every sector of the economy. The innovation
of Vietnam was conducted in an international
context has many profound changes and a local
area, the new world order is taking shape, in
which countries with different political regimes
has struggled recently work together. Party was
well aware that this context is the condition for us
to develop a foreign policy of independence, self-
reliance and. In years of innovation, economic
growth is quite, but economic development
remains not commensurate with the potential and
requirements, not really sustainable, especially
in the last 10 years. Quality, eficiency, labor
productivity and national competitiveness of
the economy is still low. Institutional socialist-
oriented market economy slowly improving,
the market system formation and development
is not uniform; quality of human resources are
limited, the infrastructure is not uniform and is
hampering modern development; creating the
foundation to become an industrialized country
toward modernization has been slow and dificult.
Keywords: theory of economic growth,
Vietnam
1. LÝ THUYẾT TĔNG TRƯỞNG
KINH TẾ
Tĕng trưởng kinh tế là sự gia tĕng của tổng
sản phẩm quốc nội trong một thời gian nhất
định, thường là một nĕm. Đó cũng là sự tĕng lên
về quy mô GDP ở một quốc gia của nĕm sau so
với nĕm trước.
Mô hình tĕng trưởng kinh tế, có thể hiểu một
cách nôm na, đó là cách thức tổ chức huy động
và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo có sự tĕng
37
Tĕng trưởng kinh tế . . .
trưởng về kinh tế qua các nĕm, với một tốc độ
hợp lý. “Cách thức” nói ở đây là rất đa dạng, bao
gồm cả đầu vào (là gia công, sản xuất, chế biến
hay dịch vụ là chủ yếu); đầu ra (hướng nội hay
hướng ngoại là chủ yếu); phát triển các vùng,
miền, các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn; sự
phối hợp giữa Nhà nước và thị trường trên từng
lĩnh vực Lựa chọn theo cách nào, áp dụng mô
hình nào là tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm,
tình hình cụ thể ở mỗi nước trong mối quan hệ
với thế giới đương đại và được quyết định bởi ý
chí chủ quan của lãnh đạo mỗi nước.
2. CHẶNG ĐƯỜNG 30 NĔM TĔNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng
đắn và giải pháp phù hợp, trong gần 30 nĕm đổi
mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát
triển kinh tế gây ấn tượng, được thế giới đánh
giá cao, sức mạnh kinh tế của đất nước tĕng lên
nhiều. Sau 10 nĕm đổi mới (1996) đất nước đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội; sau 25
nĕm đổi mới (nĕm 2010) đất nước đã ra khỏi
tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào
nhóm nước có thu nhập trung bình. Trong giai
đoạn 2001- 2010, kinh tế tĕng trưởng nhanh, đạt
tốc độ bình quân 7,26%/nĕm. Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) nĕm 2010 theo giá thực tế
đạt 101,6 tỷ USD gấp 3,26 lần so với nĕm 2000,
nĕm 2011 khoảng 170 tỷ USD. GDP bình quân
đầu người nĕm 2010 đạt 1168 USD, nĕm 2014
ước tính khoảng 1900 USD/ người. Trong 5 nĕm
2011-2015, do sự tác động của khủng hoảng tài
chính thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu nên
nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_7676_2165669.pdf