Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên ở các trung tâm anh ngữ vừa và nhỏ tại TP.HCM: 24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
học viên ở các trung tâm Anh ngữ vừa và nhỏ
tại TP.HCM. Kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng tác giả tiến hành
khảo sát 300 học viên đã và đang học tại các
trung tâm Anh ngữ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của học viên ở các trung tâm Anh ngữ
là: (1) Sự tin cậy; (2) Giảng viên; (3) Chương
trình học; (4) Sự đáp ứng; (5) Cơ sở vật chất
và (6) Danh tiếng. Đây chính là cơ sở quan
trọng để các trung tâm Anh ngữ xem xét lại
các chính sách, dịch vụ của mình từ đó cải
thiện và nâng cao khả năng thu hút học viên.
Từ khóa: Sự hài lòng; học viên ở các trung
tâm Anh ngữ vừa và nhỏ, trung tâm Anh ngữ
vừa và nhỏ.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN
Ở CÁC TRUNG TÂM ANH NGữ VỪA VÀ NHỎ TẠI TP.HCM
Ngô Cao Hoài Linh*
TÓM TẮT
* ThS. NCS. GV. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên ở các trung tâm anh ngữ vừa và nhỏ tại TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
học viên ở các trung tâm Anh ngữ vừa và nhỏ
tại TP.HCM. Kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng tác giả tiến hành
khảo sát 300 học viên đã và đang học tại các
trung tâm Anh ngữ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của học viên ở các trung tâm Anh ngữ
là: (1) Sự tin cậy; (2) Giảng viên; (3) Chương
trình học; (4) Sự đáp ứng; (5) Cơ sở vật chất
và (6) Danh tiếng. Đây chính là cơ sở quan
trọng để các trung tâm Anh ngữ xem xét lại
các chính sách, dịch vụ của mình từ đó cải
thiện và nâng cao khả năng thu hút học viên.
Từ khóa: Sự hài lòng; học viên ở các trung
tâm Anh ngữ vừa và nhỏ, trung tâm Anh ngữ
vừa và nhỏ.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN
Ở CÁC TRUNG TÂM ANH NGữ VỪA VÀ NHỎ TẠI TP.HCM
Ngô Cao Hoài Linh*
TÓM TẮT
* ThS. NCS. GV. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, ĐT: 0908.9166.668
Email: ngocao_hoailinh@yahoo.com
DETERMINANTS THE SATISFACTION OF STUDENTS IN MEDIUM AND
SMALL ENGLISH ENTERS IN HO CHI MINH CITY
ABSTRACTS
This study was conducted to analyze
determinants the satisfaction of students in
medium and small English centers in HCMC.
By combining qualitative and quantitative
research, the author has surveyed 300
students. The result shows that there are 6
groups of factor affect to the satisfaction of
students in medium and small English centers
including: (1) Trust; (2) Teachers; (3) Study
programs; (4) The response; (5) Facility
and (6) Reputation. This is an important
foundation for English centers to review their
policies, services to improve and increase the
attraction of students.
Keywords: The satisfaction, the students in
medium and small English centers, medium and
small English centers.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhu cầu học ngoại ngữ ngày
càng tăng cao, người học đến từ đủ mọi thành
phần xã hội và độ tuổi, mỗi người có một mục
đích khác nhau, đa số trung thành với mục
đích nâng cao khả năng Anh ngữ. Số lượng
trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM cũng rất
nhiều, phong phú, đa dạng. Theo website của
phòng Tổ chức cán bộ - Sở Giáo dục và Đào
tạo TP.HCM cho thấy có 583 trung tâm dạy
ngoại ngữ bao gồm 341 trung tâm ngoại ngữ,
47 trung tâm ngoại ngữ và văn hóa ngoài giờ,
94 trung tâm ngoại ngữ và tin học, 101 trung
tâm ngoại ngữ - tin học – văn hóa ngoài giờ
với số lượng học viên lên tới 750.000.
Mỗi trung tâm đều có cách thức thu hút
học viên khác nhau như đăng báo, phát tờ rơi,
quảng cáo online, trong đó nội dung chủ
25
yếu tập trung vào việc có giáo viên bản địa,
chi phí hợp lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị
hiện đại, phương pháp giảng dạy tiên tiến
Vậy nên, thị trường dạy Anh ngữ tại TP.HCM
đang cạnh tranh rất gay gắt, một số học viên
thì lựa chọn trung tâm dạy có chất lượng, đáng
tin và giá cả phải chăng, trong khi một số khác
lại bị lôi kéo bởi chính sách miễn giảm học
phí, quà tặng. Sau khi sử dụng dịch vụ, các
học viên lại có xu hướng chia sẻ kinh nghiệm
với những người khác, điều này tác động
nhiều đến việc lựa chọn trung tâm Anh ngữ
của những học viên khác cũng như việc tái ghi
danh để học Anh văn ở cấp độ cao hơn.
Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác
động đến sự hài lòng của học viên ở các trung
tâm Anh ngữ vừa và nhỏ tại TP.HCM là cần
thiết để đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao sự
hài lòng của học viên cho nhà quản trị ở các
trung tâm Anh ngữ.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Sự hài lòng khách hàng là tâm trạng/ cảm
giác của khách hàng về một công ty khi sự
mong đợi của họ được thỏa mãn hay được đáp
ứng vượt mức trong suốt vòng đời của sản
phẩm hay dịch vụ. Khách hàng đạt được sự
thỏa mãn sẽ có được lòng trung thành và tiếp
tục mua sản phẩm của công ty.
Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer
Satisfaction Index - CSI) được ứng dụng nhằm
đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với
các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia
phát triển trên thế giới.
Theo mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ
(ACSI) sự hài lòng của khách hàng được tạo
thành trên cơ sở chất lượng cảm nhận, sự
mong đợi và giá trị cảm nhận.
Theo mô hình chỉ số hài lòng châu Âu
(ECSI) sự hài lòng của khách hàng là sự tác
động tổng hòa của các nhân tố: hình ảnh, giá
trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận về cả sản
phẩm hữu hình và vô hình.
Theo mô hình chất lượng dịch vụ
SERVQUAL sự hài lòng bị tác động bởi 5
thành phần: phương tiện hữu hình, tin cậy, đáp
ứng, năng lực phục vụ, cảm thông.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Giả thuyết nghiên cứu:
y H1: Chương trình học của trung tâm có tác
động đến sự hài lòng của học viên.
y H2: Giảng viên có tác động đến sự hài lòng
của học viên.
y H3: Cơ sở vật chất có tác động đến sự hài
lòng của học viên.
y H4: Sự tin cậy có tác động đến sự hài lòng
của học viên.
y H5: Sự đáp ứng có tác động đến sự hài lòng
của học viên.
y H6: Danh tiếng có tác động đến sự hài lòng
của học viên.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành 2 bước:
- Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực
hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng
kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu sơ bộ
định tính dùng để điều chỉnh, bổ sung các biến
quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên ...
26
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
- Bước 2: Nghiên cứu chính thức được
thực hiện bằng phương pháp định lượng,
thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu
khảo sát 300 học viên đang theo học tại các
trung tâm Anh ngữ vừa và nhỏ ở TP.HCM. Dữ
liệu trong nghiên cứu được dùng để đánh giá
các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết
cùng các giả thuyết đặt ra.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả kiểm định thang đo
Bảng 1. Kết quả kiểm định thang đo
Mã hóa Thành phần Hệ số Cronbach’s Alpha
CTH Chương trình học 0,837
GV Giảng viên 0,813
CSVC Cơ sở vật chất 0,797
STC Sự tin cậy 0,817
SDU Sự đáp ứng 0,858
DT Danh tiếng 0,838
4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Yếu tố
Trị số đặc trưng (Initial Eigenvalues)
Tổng cộng Tổng cộng
1 5,180 19,924 19,924
2 3,699 14,226 34,151
3 2,918 11,225 45,376
4 2,401 9,234 54,609
5 1,980 7,616 62,225
6 1,436 5,522 67,747
Kết quả phân tích nhân tố khám phá ở
bảng 2 cho thấy tổng phương sai trích là
67,747% (>50%), điều này có nghĩa các
nhân tố trích lại giải thích được 67,747%
cho mô hình, còn lại 32,253% sẽ được giải
thích bởi những nhân tố khác. Tỷ số rút trích
nhân tố (Eigenvalue) đều lớn hơn 1 nên
được giữ lại.
Bảng 3. KMO và Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,731
Sig. 0,000
Kiểm định Bartlett (bảng 3) với mức ý
nghĩa là sig. = 0,000 nhỏ hơn 0,05; hệ số KMO
= 0,731. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan
sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau.
27
Bảng 4. Bảng tích nhân tố
Tên biến Ký hiệu
Các nhân tố
1 2 3 4 5 6
Chương trình
học
CTH7 0,957
CTH3 0,828
CTH1 0,827
CTH2 0,741
CTH5 0,735
Sự tin cậy
STC3 0,797
STC2 0,771
STC4 0,759
STC1 0,738
Sự đáp ứng
SDU3 0,886
SDU5 0,869
SDU4 0,744
SDU6 0,715
Giảng viên
GV9 0,826
GV6 0,809
GV8 0,724
GV2 0,715
GV4 0,505
Danh tiếng
DT1 0,850
DT2 0,831
DT4 0,815
DT3 0,766
Cơ sở vật chất
CSVC5 0,777
CSVC3 0,772
CSVC2 0,765
CSVC6 0,696
Eigenvalue 5,180 3,699 2,918 2,401 1,980 1,436
Phương sai trích (%) 19,924 14,226 11,225 9,234 7,616 5,522
Tổng phương sai trích (%) 19,924 34,151 45,376 54,609 62,225 67,747
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên ...
28
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Biến Beta đã chuẩn hóa T Mức ý nghĩa
Chương trình học (X1) 0,378 13,259 0,000
Sự tin cậy (X2) 0,577 17,092 0,000
Sự đáp ứng (X3) 0,338 10,309 0,000
Giảng viên (X4) 0,518 16,704 0,000
Danh tiếng (X5) 0,212 7,367 0,000
Cơ sở vật chất (X6) 0,268 8,890 0,000
F – Value 157,898
R2 - Value 0,764
Adjuster R2 – value 0,759
Durbin-Watson 1,907
Kết quả phân tích hồi được trình bày qua
bảng 5 cho thấy R2 = 0,764 nghĩa là mô hình
hồi quy tuyến tính trên có độ thích hợp đến
76,4%. Hiệu chỉnh R2 = 0,759; điều này có
nghĩa là 75,9% sự hài lòng của học viên được
giải thích bằng 6 nhóm biến quan sát đề cập
đến trong mô hình. Còn lại 24,1% sự ảnh
hưởng bởi các biến khác nằm ngoài mô hình.
Giá trị F=157,898 và các giá trị sig < 0,05
cho thấy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp
với dữ liệu thu thập được và các biến đều có
ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là
5%. Các biến đưa vào mô hình có mối quan
hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, chính vì vậy
các giả thuyết H
1
, H
2
, H
3
, H
4
, H
5
, H
6
đều được
chấp nhận. Mô hình hồi quy tuyến tính các
nhân tố như sau:
Y = 0,577*X
2
+ 0,518*X
4
+ 0,378*X
1
+
0,338*X
3
+ 0,268*X
6
+ 0,212*X
5
(Trong đó : Y: Sự hài lòng của học viên ở các
trung tâm Anh ngữ vừa và nhỏ; X
1
: Chương
trình học ; X
2
: Sự tin cậy; X
3
: Sự đáp ứng; X
4
:
Giảng viên; X
5
: Danh tiếng ; X
6
: Cơ sở vật
chất)
5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
Nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của học viên ở các trung tâm
Anh ngữ vừa và nhỏ tại TP.HCM và mức độ
ảnh hưởng của từng yếu tố có sự khác nhau
chi tiết theo bảng 6.
Bảng 6. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự
hài lòng của học viên
Nhân tố Hệ số hồi quy
Sự tin cậy (X
2
) 0,577
Giảng viên (X
4
) 0,518
Chương trình học (X
1
) 0,378
Sự đáp ứng (X
3
) 0,338
Cơ sở vật chất (X
6
) 0,268
Danh tiếng (X
5
) 0,212
Từ kết quả trên cho thấy mô hình phân
tích nhân tố (EFA – Exploratory Factor Analy-
sis) là phù hợp với dữ liệu, được tích thành 6
nhóm nhân tố và có thể sử dụng kết quả này cho
phân tích hồi quy bội.
29
Dựa vào bảng 6, ta thấy cả 6 yếu tố trên
đều tác động và tương quan thuận đến sự hài
lòng của học viên ở các trung tâm Anh ngữ
vừa và nhỏ tại TP.HCM, sắp xếp 3 yếu tố
dẫn đầu ảnh hưởng mạnh nhất: thứ nhất: sự
tin cậy; thứ 2: giảng viên; thứ 3: chương trình
học. Các yếu tố còn lại bao sự đáp ứng, cơ sở
vật chất và danh tiếng đều ảnh hưởng đến sự
hài lòng của học viên ở các trung tâm Anh ngữ
vừa và nhỏ tại TP.HCM với những mức độ
khác nhau. Đây chính là cơ sở quan trọng để
nhà quản trị xem xét để đưa ra các chính sách
nhằm nâng cao sự hài lòng của học viên.
Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp sau:
y Về sự tin cậy: Các trung tâm cần thực
hiện đúng những chế độ ưu đãi, khuyến mãi,
giảm học phí cho các khóa học như đã công
bố để luôn giữ vững niềm tin nơi khách hàng.
Song song đó, phải luôn cung cấp đúng những
dịch vụ như đã hứa. Ngoài ra, khi học viên gặp
trở ngại trong quá trình học tập, trung tâm cần
chứng tỏ sự quan tâm và thực sự muốn giải
quyết trở ngại cho học viên. Các trung tâm
cần chuẩn hóa dịch vụ và quá trình cung cấp
nhằm kiểm soát dịch vụ, tiến tới xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng dịch vụ toàn diện với
trọng tâm là đảm bảo chất lượng dịch vụ và
thỏa mãn yêu cầu của học viên. Thường xuyên
đánh giá, đặc biệt là từ học viên nhằm cải tiến
chất lượng. Bên cạnh đó, các trung tâm cần
khẳng định chất lượng dịch vụ qua việc đảm
bảo chất lượng học tập, chất lượng đầu ra của
học viên.
y Về giảng viên: Các trung tâm phải có
tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên, phải có
chứng chỉ về khả năng ngôn ngữ và sư phạm,
phát âm chuẩn, tận tình giúp đỡ học viên.
Ngoài việc tuyển chọn đúng người, các trung
tâm cũng cần chú trọng giao đúng việc, quản
lý con người đúng cách, tổ chức các buổi
huấn luyện nhằm nâng cao nghiệp vụ của
giảng viên.
y Về chương trình học: Trung tâm nên sắp
xếp mỗi lớp có ít nhất 1 người chuyên trách về
việc lựa chọn, soạn giáo trình, chuẩn bị các tài
liệu và bài tập cần thiết cho học viên cũng như
hỗ trợ giảng viên trong việc dạy học, chấm bài
và kiểm tra học viên. Trung tâm cũng cần sắp
xếp thời gian giữa các khóa học một cách hợp
lý và số tiết học phù hợp để đảm bảo học viên
được rèn luyện và nâng cao tất cả kỹ năng một
cách đồng bộ.
y Về sự đáp ứng: Trung tâm cần tổ chức
các hoạt động ngoại khóa cho học viên và
giảng viên, từ đó học viên có cơ hội trao đổi
nhiều hơn với giảng viên về nhu cầu của mình.
Khâu giám sát, quản lý giảng dạy cũng cần áp
dụng một cách chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi
cho học viên, tránh tình trạng đi trễ về sớm
hoặc nghỉ thiếu buổi dạy. Nhân viên tư vấn
của trung tâm phải là người nhanh nhẹn, chính
xác, có tài ăn nói, thường xuyên cập nhật
thông tin về khóa học, học phí, thời gian học,
giáo trình, để tư vấn cho học viên và phụ
huynh, đồng thời cũng phải đảm bảo làm đúng
quy trình, tránh xảy ra sai sót làm mất thời
gian của phụ huynh, học viên và giảm uy tín
của trung tâm.
y Về cơ sở vật chất: Trung tâm cần thiết kế
phòng học phù hợp cho từng đối tượng học,
bổ sung các thiết bị như máy lạnh, quạt, quạt
thông gió,, trang bị đầy đủ loa, máy chiếu,
mạng Internet; thường xuyên kiểm tra, bảo trì
và nâng cấp trang thiết bị, phòng học. Thiết kế
hệ thống thông tin, website sinh động, dễ dàng
truy cập giúp học viên hiểu được về trung tâm
nhiều hơn, thường xuyên cập nhật thông tin
các khóa học, bài tập, tài liệu tham khảo cho
từng chương trình học để thuận tiện cho việc
luyện tập ở nhà của học viên, tạo cảm giác hài
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên ...
30
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
lòng, gắn bó giữa học viên với trung tâm, đồng
thời thu hút học viên mới.
y Về danh tiếng: Hoạt động ngoại khóa,
cuộc thi về tiếng Anh cần được các trung tâm
tăng cường không chỉ dành cho học viên tại
trung tâm mà còn cho các đối tượng chưa
tham gia học tại trung tâm, tạo điều kiện cho
họ biết đến, trải nghiệm và sử dụng dịch vụ
của trung tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Huy Hải Bích, Võ Thị Ngọc Liên,
Phạm Ngọc Thúy, “Tiền tố và hậu tố
của sự thỏa mãn và sự bất mãn: Một
nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
lữ hành”, Tạp chí Phát triển KH&CN,
Vol.18, No.2, 2014.
[2]. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Nguyễn Thị
Thanh Thoản, “Đánh giá chất lượng đào
tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐH
Bách Khoa TP.HCM”, Báo cáo khoa học,
2005.
[3]. Nguyễn Thành Long, “Sự ứng dụng thang
đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào
tạo Đại học tại trường Đại học An Giang”,
Báo cáo khoa học, Trường Đại học An
Giang, 2006.
[4]. Ma Cẩm Tường Lam, “Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối
với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường
Đại học Đà Lạt”, 2013.
[5]. Bùi Thị Ngọc Ánh, Đào Thị Hồng Vân,
“Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối
với chất lượng của chương trình đào tạo
tại trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc
gia Hà Nội”, 2015.
[6]. Johnston, R., “The determinants of service
quality: satisfiers and dissatisfiers”,
International journal of service industry
management, vol. 6 (5), pp.53-71, 1995.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 89_5952_2122339.pdf