Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong nước: một cách đáp ứng nhu cầu

Tài liệu Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong nước: một cách đáp ứng nhu cầu: Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 (88), 2004 75 Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong n−ớc: một cách đáp ứng nhu cầu Đặng Thị Việt Ph−ơng 1. Dẫn nhập Quá trình Đổi mới ở n−ớc ta đã đem lại những thành quả b−ớc đầu đáng khích lệ. Tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, các nguồn lực sản xuất của xã hội đã đ−ợc huy động rộng rãi. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã đem lại mức tăng tr−ởng kinh tế cao trong hầu hết thập niên 90 của thế kỷ XX, đời sống nhân dân đ−ợc cải thiện đáng kể, sinh hoạt dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội ngày càng đ−ợc phát huy rộng rãi. Bên cạnh công tác và hoạt động của Nhà n−ớc trong từng lĩnh vực, quá trình dân chủ hóa ngày càng thúc đẩy và phát huy các tập thể, công dân tập hợp lại với nhau thực hiện nhiều nội dung của những lĩnh vực ấy. Điều đó làm nảy sinh yêu cầu phải hình thành những tổ chức đối tác trong quan hệ quốc tế. Bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị cũng đã tạo ...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong nước: một cách đáp ứng nhu cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 (88), 2004 75 Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong n−ớc: một cách đáp ứng nhu cầu Đặng Thị Việt Ph−ơng 1. Dẫn nhập Quá trình Đổi mới ở n−ớc ta đã đem lại những thành quả b−ớc đầu đáng khích lệ. Tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, các nguồn lực sản xuất của xã hội đã đ−ợc huy động rộng rãi. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã đem lại mức tăng tr−ởng kinh tế cao trong hầu hết thập niên 90 của thế kỷ XX, đời sống nhân dân đ−ợc cải thiện đáng kể, sinh hoạt dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội ngày càng đ−ợc phát huy rộng rãi. Bên cạnh công tác và hoạt động của Nhà n−ớc trong từng lĩnh vực, quá trình dân chủ hóa ngày càng thúc đẩy và phát huy các tập thể, công dân tập hợp lại với nhau thực hiện nhiều nội dung của những lĩnh vực ấy. Điều đó làm nảy sinh yêu cầu phải hình thành những tổ chức đối tác trong quan hệ quốc tế. Bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị cũng đã tạo điều kiện cho các cá nhân có thể liên kết lại với nhau để tiến hành những hoạt động nhất định. Bắt đầu từ những năm sau khi thực hiện đ−ờng lối Đổi Mới, ng−ời ta đã thấy rất nhiều tổ chức xã hội kiểu mới (các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong n−ớc) ra đời với một đặc điểm khá đồng nhất là những ng−ời đứng đầu các tổ chức đó phần lớn đều thuộc giới viên chức trí thức. Và sự hình thành của các tổ chức xã hội đó chính là thể hiện những nỗ lực tập thể của nhóm ng−ời này nhằm thay đổi, bổ sung một số khía cạnh xã hội? 2. Lý do thành lập tổ chức Là một kiểu loại tổ chức xã hội, nh−ng các trung tâm này còn có những nét đặc tr−ng riêng. Nó có lịch sử hình thành muộn, nghĩa là chỉ xuất hiện sau khi có đ−ờng lối Đổi Mới. Mọi cá nhân có đủ t− cách pháp nhân đều có thể lập ra kiểu tổ chức này. Chúng hoạt động theo cơ chế tự trang trải, không đ−ợc Nhà n−ớc bao cấp về tài chính. Tổ chức có phạm vi hoạt động hẹp, h−ớng vào những lĩnh vực cụ thể. Bản thân việc thành lập các tổ chức này cũng chủ yếu là để giải quyết các vấn đề xã hội mới nảy sinh. Quy mô của các tổ chức này cũng rất nhỏ, gọn nhẹ, nhân viên làm việc toàn thời gian chỉ chiếm một phần trong cơ cấu tổ chức của nó. Do đó, trong nội bộ các tổ chức đó hầu nh− không thực hiện những phong trào xã hội giống nh− những tổ chức hay cơ quan nhà n−ớc. Chúng tôi tiếp cận các tổ chức xã hội mới này Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong n−ớc... 76 với tính chất là kết quả của một phong trào xã hội nổi lên tr−ớc đó, một phong trào đ−ợc tổ chức ở trình độ cao, tức là nó đ−ợc định chế hoá với t− cách là các pháp nhân hoạt động t−ơng đối độc lập. Tính chất tự nguyện thể hiện rất rõ trong các động cơ thúc đẩy cá nhân thành lập hoặc tham gia thành lập các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ này. Có thể liệt kê những động cơ chủ yếu sau1: - Bản thân đã từng làm trong lĩnh vực này khi làm việc trong cơ quan nhà n−ớc; - Muốn làm những điều mà tr−ớc đây trong cơ quan nhà n−ớc không làm đ−ợc hoặc ch−a có điều kiện làm; - Có kiến thức chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này; - Sau khi nghỉ h−u còn muốn đóng góp cho xã hội; - Muốn đ−a ra kiểu hành động khác trong lĩnh vực này; - Muốn làm cho cơ quan nhà n−ớc chú ý hơn nữa đến lĩnh vực hoạt động của mình; - Muốn làm nhân đạo, từ thiện; - Vì tự ái dân tộc; - Các điều kiện xã hội thúc đẩy (môi tr−ờng pháp lý thuận lợi, xã hội có nhu cầu). Thậm chí có những ng−ời đã phải bỏ qua rất nhiều quyền lợi cá nhân để thành lập đ−ợc một tổ chức. Là ng−ời đầu tiên và duy nhất thành lập ra trung tâm này, Ông Q. cho rằng mình xuất phát từ một động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất, đó là vì chủ nghĩa dân tộc. Ông tự cho mình là một ng−ời theo chủ nghĩa dân tộc. Chính vì động cơ đó mà ông quyết tâm thành lập trung tâm này. Mặc dù ông cũng phải đứng tr−ớc nhiều sự lựa chọn, tình nguyện nghỉ việc ở cơ quan nhà n−ớc với rất nhiều quyền lợi nh− công việc ổn định, cơ hội về nhà ở, cơ hội thăng tiến. Sau khi nghỉ việc, ông lại làm việc 3 năm với một tổ chức phi chính phủ của Mỹ. (Mà theo ông, vào thời điểm đó, (năm 1991- 1993- ND) “những ng−ời đang làm Nhà n−ớc thì chẳng ai muốn rời Nhà n−ớc. Những ng−ời làm cho các tổ chức n−ớc ngoài lại càng không muốn rời các tổ chức n−ớc ngoài”). Nh−ng ông vẫn quyết định tách riêng ra thành lập trung tâm để tiến hành các hoạt động của mình. (Tr−ờng hợp 140- Một tổ chức định h−ớng vào lĩnh vực phát triển nông thôn)2 Những động cơ đó cho thấy mối quan tâm chung của nhóm xã hội này. Từ vấn 1 Xem Bùi Thế C−ờng, Nguyễn Quang Vinh, Các tổ chức xã hội Việt Nam:Một nghiên cứu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh- Kết quả ban đầu của một khảo sát xã hội (3/2001). Các số liệu trong bài đ−ợc rút ra từ cuộc khảo sát này. (Xem thêm Đặng Thị Việt Ph−ơng, Nghiên cứu xã hội học về các tổ chức xã hội mới ở Hà Nội (Luận văn Cử nhân, 2001)) 2 Xem Báo cáo "Các tổ chức xã hội Việt Nam: Một nghiên cứu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh- Kết quả Ban đầu của một Khảo sát Xã hội", Tập 4. Các báo cáo phỏng vấn sâu tại Hà Nội, tháng 7-2001 (Bản l−u Viện Xã hội học). Về các trích dẫn phỏng vấn sâu trong bài viết, xin xem chi tiết trong tập báo cáo này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Đặng Thị Việt Ph−ơng 77 đề của những “phiền phức cá nhân” (họ cảm thấy bức xúc, muốn đ−ợc làm những điều mà tr−ớc đây không đ−ợc làm, muốn đ−ợc đóng góp nhiều hơn nữa, muốn khẳng định mình, v.v...), khi nhóm ng−ời này tập hợp nhau lại, nó đã trở thành những “vấn đề xã hội”. (W. Mills) So sánh động cơ thúc đẩy cá nhân tham gia hoạt động trong tổ chức với lý do thành lập tổ chức có thể thấy nhiều điểm t−ơng đồng. Phần lớn những ng−ời thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức xã hội mới đều là những cán bộ nhà n−ớc nghỉ h−u và các nhà khoa học. Họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Những kiến thức và kinh nghiệm thu đ−ợc trong quá trình làm việc tại cơ quan nhà n−ớc cộng với những đòi hỏi của thực tiễn xã hội làm nên một nỗ lực tập thể, thúc đẩy họ tiến hành những điều mình dự định làm. Đa số đều mong muốn tham gia vào việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc (68,9%). Bên cạnh xu h−ớng quan tâm đến các khía cạnh xã hội, nhiều ng−ời (53,3%) còn mong muốn giúp đỡ cho tất cả những ai cần giúp đỡ, hay cho rằng họ phải hành động ngay vì những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực hoạt động thôi thúc họ (37,8%). Ngoài ra, những ng−ời thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức cũng xuất phát từ những lý do ít nhiều mang tính chính trị: 37,8% ý kiến cho rằng họ thành lập tổ chức vì muốn đ−a ra những kiểu giải pháp khác trong lĩnh vực hoạt động của mình, 26,7% các tổ chức này hy vọng đóng góp vào việc tăng c−ờng hợp tác giữa các cơ quan Nhà n−ớc và tổ chức xã hội. Bên cạnh đó còn có 28,9% các tổ chức cho rằng tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa đã khuyến khích họ thành lập tổ chức để tiến hành những điều họ dự định làm. Có sự thống nhất giữa lý do thành lập và mục tiêu hoạt động của tổ chức. Tham gia phát triển cộng đồng, nâng cao năng lực để nhân dân tự giúp, xóa đói giảm nghèo là những mục tiêu chủ yếu của các tổ chức xã hội mới này. Đó cũng chính là những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay đòi hỏi các tổ chức xã hội đều phải tham gia giải quyết. Và những thế mạnh trong hoạt động của tổ chức này biểu thị lòng mong muốn của họ lấp đầy những khoảng trống do sự giảm bớt vai trò của Nhà n−ớc (do xoá bỏ chế độ bao cấp); đồng thời là sự khẳng định của một thiết chế xã hội mới trong một xã hội đang chuyển đổi nh− hiện nay. Bên cạnh đó, những nguồn lực mà các cá nhân huy động đ−ợc cộng với cơ hội chính trị tại thời điểm đó cũng là những yếu tố làm nên sự thành công trong việc thiết chế hoá các hoạt động của nhóm viên chức trí thức này. 3. Những nguồn lực và cơ hội chính trị Nguồn lực về thể chế và cơ hội chính trị Những điều luật, chỉ thị, nghị định nh− Luật số 102/SL/L004 ban hành ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội, Nghị định số 258/TTg ra ngày 14/6/1957 quy định chi tiết về thi hành Luật số 102/SL/L004, chỉ thị 35-CT/TW của Ban Chấp hành TW Đảng về củng cố các tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 11/4/1988, chỉ thị 01/CT của HĐBT ra ngày 5/1/1989 về việc quản lý tổ chức và hoạt động của các Hội quần chúng, đ−ợc coi là khung pháp Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong n−ớc... 78 lý cơ bản cho sự hình thành các tổ chức xã hội. Thời điểm đầu những năm 90 còn đ−ợc đánh dấu bằng Nghị định 35-HĐBT quy định về hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt trong đó cho phép cá nhân đ−ợc đứng ra thành lập tổ chức xã hội; hay nh− Nghị định của Thủ t−ớng Chính phủ quy định cụ thể về hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (những Hội này th−ờng là cơ quan chủ quản của các tổ chức xã hội kiểu mới này). Việc ban hành những văn bản pháp lý phù hợp với yêu cầu của thời kỳ Đổi Mới đó thực sự là một h−ớng mở cho các tập thể, tổ chức, cá nhân có cơ hội “làm những việc của mình”. Mặt khác, bản thân Nhà n−ớc, đứng tr−ớc những hệ quả của quá trình hiện đại hóa, cũng đã nhìn nhận “xã hội” (nhân dân) một cách tích cực hơn. Bắt đầu có sự chia sẻ vai trò của Nhà n−ớc cho những khu vực không-phải-Nhà n−ớc thông qua các chính sách “xã hội hóa”, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội d−ới sự quản lý của Nhà n−ớc. Chính nhờ có sự hỗ trợ của của các tổ chức xã hội này mà các ch−ơng trình của Nhà n−ớc, đặc biệt là chủ tr−ơng “xã hội hóa” đ−ợc thực hiện tốt hơn. Một môi tr−ờng chính trị, kinh tế, xã hội ổn định; tính tích cực, chủ động của Nhà n−ớc và xã hội là những điều kiện lý t−ởng thúc đẩy các cá nhân tập hợp lại với nhau để lập ra các tổ chức xã hội mới trong thập niên 90. Hệ thống các cơ chế chính sách có nhiều sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng cơ hội về chính sách đó để tiến hành những điều mình dự định làm. Vì thế, bản thân việc các nhóm viên chức trí thức tập hợp nhau lại để thành lập tổ chức cũng đã là một nguồn lực rất lớn góp phần nâng phong trào đang nổi lên đó thành một tổ chức đ−ợc thiết chế hoá. Nguồn lực về con ng−ời Nhóm ng−ời đứng ra thành lập tổ chức th−ờng là những ng−ời có trình độ học vấn cao hoặc đã từng làm việc trong các cơ quan nhà n−ớc, có uy tín, vị thế cao trong xã hội. Họ có cùng một mối quan tâm chung và đã tập hợp nhau lại, mong muốn đóng góp cho sự phát triển xã hội. Tìm hiểu về chức vụ, học hàm, học vị hiện tại của các lãnh đạo của tổ chức, có thể thấy những ng−ời có học hàm, học vị Giáo s−, Tiến sĩ chiếm đa số. Chỉ tính riêng trong 46 tổ chức đ−ợc khảo sát đã có 21 Tiến sĩ, Phó tiến sĩ; 22 Giáo s− tiến sĩ, Phó giáo s− tiến sĩ đảm nhiệm chức vụ giám đốc/chủ tịch hoặc phó giám đốc/phó chủ tịch. Ngay trong nội bộ tổ chức, số nhân viên thuộc tầng lớp trí thức cũng rất cao. Vị thế xã hội và uy tín của ng−ời lãnh đạo tổ chức cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao là một trong những đặc tr−ng có ảnh h−ởng lớn tới những hoạt động của những tổ chức này. Theo lời một ng−ời đại diện của một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực t− vấn giáo dục (tr−ờng hợp 285) thì có hai điều kiện cần để một tổ chức phi chính phủ có thể hoạt động đ−ợc là “phải bỏ ra nhiều trí lực” và “có nhiều mối quan hệ”. Nh− vậy, việc giới viên chức trí thức tham gia vào các tổ chức này chính là một yếu tố đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức xã hội mới. Họ có trình độ trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời chỗ đứng trong các cơ quan Nhà n−ớc cũng đảm bảo cho họ một mối Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Đặng Thị Việt Ph−ơng 79 quan hệ rộng rãi với nhiều đơn vị chức năng có liên quan. Không chỉ đảm bảo cho sự thành công của tổ chức khi tiến hành hoạt động, nhóm những viên chức trí thức này còn là một cầu nối quan trọng cho hoạt động khoa học và đời sống thực tiễn. Đại diện một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi tr−ờng nhận định về sự ra đời của tổ chức mình là “sự thành công của quần chúng tự bảo vệ thiên nhiên và môi tr−ờng là sự thành công của phong trào quần chúng, của rất nhiều ng−ời, mà chúng tôi chỉ là những ng−ời tập hợp.” (Tr−ờng hợp 166- Một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi tr−ờng)3 Nguồn lực về tài chính Việc tìm kiếm kinh phí hoạt động và duy trì một ngân sách hàng năm cũng là một nguồn lực cần tính đến trong hoạt động của các tổ chức này. Nó không chỉ là ph−ơng tiện để vận hành và phát triển tổ chức mà còn củng cố tính độc lập cũng nh− khả năng phát huy sức mạnh của các tổ chức nh− một tác nhân xã hội trong thời kỳ mới. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí giúp cho các tổ chức xã hội mới đảm bảo tính độc lập đó, hay ít ra là cũng giảm thiểu khả năng phụ thuộc vào các đối tác n−ớc ngoài nh− A. Hudock (1999) đã từng nhận định về các tổ chức phi chính phủ ở những n−ớc đang phát triển. ở đây, những ng−ời lãnh đạo tổ chức cũng tìm kiếm đ−ợc nguồn kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau, nh− lệ phí hội viên, quyên góp từ các cá nhân trong n−ớc, hỗ trợ của cơ quan nhà n−ớc, tài trợ của các đối tác n−ớc ngoài, phí thu dịch vụ, v.v... 4. Cơ cấu tổ chức Trong các tổ chức xã hội này đang có sự giảm dần kiểu tổ chức quan liêu. Cơ cấu tổ chức ở đây khá gọn nhẹ, linh hoạt. Tuy có cơ quan chủ quản về hành chính cũng nh− về chuyên môn, nh−ng các tổ chức này hoạt động t−ơng đối độc lập. Quy mô nhân viên nhỏ gọn. Trung bình mỗi tổ chức có khoảng 14 nhân viên, trong đó 1/3 là nhân viên làm việc bán thời gian và nhân viên tự nguyện. Nhân viên làm công việc chuyên môn là chủ yếu, nhân viên làm việc hành chính mang tính kiêm nhiệm, nh−ng cũng chỉ chiếm khoảng 20% so với nhân viên làm việc chuyên môn. Với tính chất hoạt động mang tính vụ việc, cộng với cơ cấu tổ chức linh hoạt, các tổ chức xã hội này đã chứng tỏ sự thích ứng nhanh với những đòi hỏi của một môi tr−ờng xã hội đang biến đổi. Và phải chăng đó chính là sự khởi đầu cho xu h−ớng tổ chức kiểu “thức thời” mà A. Toffler đã từng dự đoán? 5. Lĩnh vực hoạt động Là kết quả của một nỗ lực tập thể của giới viên chức trí thức, các tổ chức này hoạt động tập trung vào những vấn đề mà những ng−ời sáng lập thấy bức xúc. Qua kinh nghiệm làm việc thực tế trong các cơ quan nhà n−ớc từ tr−ớc và những trải nghiệm bản thân, họ nhanh chóng nắm bắt đ−ợc những mảng còn thiếu và/hoặc còn 3 Tập 4. Các Báo cáo Phỏng vấn sâu Hà Nội, Sđd. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong n−ớc... 80 để ngỏ. Cuộc khảo sát cho thấy các tổ chức này tập trung vào 4 loại hình hoạt động là dịch vụ, t− vấn, nghiên cứu và phúc lợi xã hội. Khoảng 20% các trung tâm này hoạt động phúc lợi xã hội. Hoạt động của nhóm các tổ chức này th−ờng h−ớng tới những nhóm đối t−ợng đặc thù nh− trẻ em khuyết tật, ng−ời già cô đơn, hay những đối t−ợng có nguy cơ lây nhiễm HIV, AIDS và các bệnh lây truyền qua đ−ờng tình dục cao. Nhóm những tổ chức hoạt động dịch vụ, t− vấn chiếm khoảng 30%. Hoạt động của nhóm tổ chức này tập trung vào những lĩnh vực giáo dục, y tế, pháp luật. Đặc biệt, những Trung tâm t− vấn pháp luật hay hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp chiếm đa số. Có thể lý giải thực tế này khi đặt nó trong bối cảnh công cuộc cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Nhóm các tổ chức làm công tác nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng gần 50% các tổ chức xã hội mới). Trong nhóm này cũng có sự đan xen giữa nghiên cứu và t− vấn hay nghiên cứu và dịch vụ. Họ hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, bảo vệ môi tr−ờng, ứng dụng khoa học và công nghệ. Đây th−ờng là những tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ n−ớc ngoài. Điều này cũng dễ hiểu bởi các tổ chức này là nơi tập trung các nhà khoa học vốn có quan hệ rộng với các đối tác n−ớc ngoài. Hơn nữa, lĩnh vực hoạt động của họ cũng là mối quan tâm chung của nhiều tổ chức quốc tế nên họ dễ dàng tạo đ−ợc những tiếp xúc th−ờng xuyên. 6. Hiệu quả xã hội Không chỉ ở Việt Nam, mà ở cả các n−ớc trên thế giới, Nhà n−ớc ngày càng nhận thấy mình không thể bao cấp toàn bộ cho xã hội. Vì thế, nh− là một quy luật đối với mọi quốc gia, Nhà n−ớc ngày càng tìm cách và tạo điều kiện chuyển giao cho xã hội tự đảm nhận, tự cân đối nhiều lĩnh vực của đời sống. Và do đó, các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ- đặc tr−ng cho một nỗ lực tập thể trong thời kỳ Đổi Mới, đã và đang chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội. Đặc biệt là trong tiến trình Đổi Mới, khi cơ chế thị tr−ờng và nền dân chủ mở rộng nh− hiện nay thì vai trò của các tổ chức này càng thể hiện rõ. Với các cơ quan Nhà n−ớc, những tổ chức xã hội này đóng vai trò là tác nhân xã hội. Họ có thể là ng−ời thực hiện, ng−ời phối hợp, hay ng−ời giám sát, thẩm định các ch−ơng trình của Nhà n−ớc. Họ cũng thể hiện vai trò sáng tạo, đ−a ra và thử nghiệm nhiều mô hình hoạt động độc đáo, đa dạng, có nhiều sáng kiến, áp dụng các biện pháp phù hợp với những thay đổi của thời kỳ mới. Là những tác nhân góp phần thay đổi hoặc bổ khuyết các lĩnh vực của đời sống xã hội, các trung tâm này giúp lấp đầy những khoảng trống do sự chênh lệch giữa nhu cầu của xã hội với khả năng đáp ứng của nhà n−ớc. Đa số các tổ chức này thừa nhận vai trò là “ng−ời phối hợp” trong quan hệ với cơ quan Nhà n−ớc. 73,9% các tổ chức ghi nhận trong quá trình thực hiện các dự án, ch−ơng trình thuộc lĩnh vực của mình, họ đã phối hợp cùng với các tổ chức xã hội khác và cơ quan Nhà n−ớc. Vai trò "ng−ời thực hiện" chiếm vị trí thứ hai trong các tổ chức này. Đóng vai Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Đặng Thị Việt Ph−ơng 81 trò này chủ yếu là những tổ chức thuộc các tiểu nhóm dịch vụ, t− vấn và nghiên cứu. Còn ở tiểu nhóm phúc lợi xã hội, chỉ có duy nhất một tổ chức thừa nhận vai trò “ng−ời thực hiện”. Điều đó gợi cho ng−ời nghiên cứu cảm giác rằng phải chăng những hoạt động liên quan đến phúc lợi xã hội mới chỉ dừng ở vấn đề của những "phiền phức cá nhân" (họ thấy cần phải làm vì lòng nhân đạo thôi thúc) mà ch−a thành một "vấn đề xã hội" (đ−ợc mọi ng−ời trong xã hội quan tâm)? Những vai trò đ−ợc coi là thể hiện tính tích cực chủ động nh− "mạng l−ới", "phản ánh", "giám sát, thẩm định", th−ờng chỉ chiếm vị trí thứ yếu trong các tổ chức loại này. Trong các tiểu nhóm, có thể ghi nhận vai trò tích cực hơn của tiểu nhóm dịch vụ, t− vấn. Có 9 tổ chức thừa nhận vai trò "phản ánh", 7 tổ chức nhìn mình nh− là "mạng l−ới". Có thể điều này liên quan tới đặc thù hoạt động của họ là trực tiếp tiếp xúc với ng−ời dân (thông qua những hoạt động t− vấn) nên dễ dàng "phản ánh những mối quan tâm xã hội cho các cơ quan trong hệ thống chính trị đất n−ớc biết". Đặc thù hoạt động của tiểu nhóm này cũng giải thích cho vai trò "đổi mới, cách tân" chủ yếu do nhóm này thực hiện (55,0%). Trong khi đó, tiểu nhóm nghiên cứu lại chiếm −u thế đối với vai trò "đề ra sáng kiến cải cách hành chính và lập pháp" (7 tổ chức thừa nhận vai trò này). Nhìn chung, trong mối quan hệ với cơ quan Nhà n−ớc, các tổ chức xã hội này đóng vai trò khá tích cực. Họ vừa là ng−ời thực hiện, ng−ời phối hợp, đối tác, lại vừa là cơ quan phản biện, biện hộ. Đa số các tổ chức đều mong muốn đóng góp vào đời sống chính trị - xã hội của đất n−ớc và địa ph−ơng. Các tổ chức đều đặt ra cho mình nhiệm vụ chăm lo lợi ích của cộng đồng và đều h−ớng tới một mục tiêu lớn nhất là vì sự phát triển chung, vì lợi ích chung của toàn xã hội. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì hiệu quả của các hoạt động đó cũng đều h−ớng vào việc bảo vệ và phát triển xã hội. Trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong n−ớc cũng có vai trò to lớn trong việc chăm lo lợi ích cho các thành viên cũng nh− các đối t−ợng của tổ chức. Việc tiến hành các dự án tăng thu nhập cho các thành viên trong tổ chức cũng là một trong những mục tiêu đ−ợc đánh giá cao (23,9% các tổ chức thừa nhận mục tiêu này). Trong nền kinh tế và sản xuất hàng hóa theo nền kinh tế thị tr−ờng, việc thể hiện vai trò tự chăm lo lợi ích của các tổ chức này ngày càng đ−ợc coi trọng. Một đặc tr−ng của các tổ chức này là th−ờng thu hút sự tham gia của các cán bộ Nhà n−ớc có chức vụ, có trình độ học vấn cao, sau khi nghỉ h−u còn muốn đóng góp cho xã hội. Vì vậy, việc chăm lo lợi ích cho các thành viên cũng nh− đối t−ợng của tổ chức không chỉ có ý nghĩa đối với chính họ, mà nó còn thể hiện phần nào vai trò thực thi các chính sách phúc lợi xã hội trong nhân dân. Bởi việc tạo một công việc phù hợp cho những cán bộ nghỉ h−u này không chỉ đem lại lợi ích về vật chất cho họ mà còn có tác dụng rất lớn về tinh thần. Nhiều cán bộ nghỉ h−u trong quá trình trao đổi với chúng tôi đã cho rằng mình tham gia để tránh cảm giác hụt hẫng và buồn khi chuyển từ trạng thái hoạt động sang không hoạt động (Tr−ờng hợp 281 - Một tổ chức định h−ớng vào Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ trong n−ớc... 82 lĩnh vực phòng chống HIV, AIDS, STD)4. Hay nh− ở Tr−ờng hợp 285 (Một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực t− vấn giáo dục)5, khi nêu lý do tham gia tổ chức, nói: “Khi nghỉ h−u cũng muốn có công việc để làm, có hoạt động thì mới có khỏe. Mới lại cũng muốn có hoạt động tập hợp anh em để có đóng góp cho hoạt động giáo dục vì bản thân họ muốn đóng góp và có nhiều kinh nghiệm”. Thông qua những hoạt động của tổ chức mình, các tổ chức xã hội này không chỉ có vai trò quan trọng đối với các thành viên của tổ chức mà còn có tác động lớn đối với xã hội. Ông T. cho biết việc hỗ trợ đầu t− khoa học kỹ thuật cho các tổ chức thành viên là góp phần nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của họ trên th−ơng tr−ờng. Nh− vậy là tổ chức họ đã góp phần làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Ông cho rằng khi tổ chức tự khẳng định mình, xã hội sẽ chấp nhận sự đa dạng về các thành phần kinh tế, xã hội. Xã hội thừa nhận tổ chức và tổ chức củng cố đ−ợc vị trí của mình. Các tổ chức thành viên có đ−ợc vị trí và nâng cao thu nhập của mình thì cũng là góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong nội bộ của họ nhằm mang tới cho các thành viên một cuộc sống tốt đẹp hơn. (Tr−ờng hợp 248- Một tổ chức hoạt động hỗ trợ khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ)6 Đánh giá về hoạt động của tổ chức mình với các thành viên trong xã hội, đại diện của một tổ chức nói: “Cái chính là hiệu quả mà Trung tâm đã làm có tác dụng tốt đối với ng−ời dân và xã hội. Ng−ời dân sau khi đ−ợc hỗ trợ có hiệu quả, họ sẽ tự nâng cao đ−ợc năng lực cá nhân trong sản xuất và đời sống. Chính các tổ chức xã hội cũng tự hoàn thiện, học thêm đ−ợc nhiều kinh nghiệm của ng−ời dân và nâng cao hơn trình độ chuyên môn của mình. Đó là hiệu quả mang tính chất nhiều chiều.” (Tr−ờng hợp 283- Một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn)7 Có thể thấy các trung tâm nghiên cứu và triển khai phi chính phủ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Chúng đảm nhiệm việc thực hiện, phối hợp, và là đối tác trong các ch−ơng trình của Nhà n−ớc, các tổ chức này còn đảm bảo lợi ích cho nhóm thành viên và đối t−ợng của tổ chức. Các mục tiêu hoạt động của tổ chức đều nhằm thực hiện vai trò là khu vực hỗ trợ cùng Nhà n−ớc đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, các tổ chức này còn thể hiện vai trò tự giáo dục đối với các thành viên và đối t−ợng của tổ chức. Nhu cầu đ−ợc mở mang tri thức, tăng thêm hiểu biết vốn là một nhu cầu thiết yếu của nhân dân ta. Tham gia vào các tổ chức, các thành 4 Sđd. 5 Sđd. 6 Sđd. 7 Sđd. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Đặng Thị Việt Ph−ơng 83 viên đ−ợc nâng cao trình độ chuyên môn, trong nội bộ tổ chức có sự trao đổi kinh nghiệm, tri thức giữa các thế hệ. Nh− vậy có thể thấy vấn đề tập hợp nhau lại để giúp nhau tìm kiếm kiến thức và kinh nghiệm sống và làm việc trở thành một yêu cầu khách quan đối với tổ chức. Các tổ chức xã hội đóng vai trò là cầu nối Nhà n−ớc và xã hội. Do đó nó góp phần tạo sự đồng thuận giữa Nhà n−ớc và xã hội. Xã hội càng phát triển, càng đan xen nhiều mâu thuẫn cần đ−ợc điều hòa. Vì thế càng phải đề cao nguyên lý đồng thuận xã hội. Các tổ chức xã hội có vai trò là ng−ời tìm kiếm và thực hiện các biện pháp nhằm tạo sự đồng thuận xã hội đó. Tài liệu tham khảo 1. Alvin Toffler, 1996. Làn sóng thứ ba. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 2. Bùi Thế C−ờng, Nguyễn Quang Vinh, 2001. Các tổ chức xã hội Việt Nam:Một nghiên cứu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh- Kết quả ban đầu của một khảo sát xã hội (Báo cáo nghiên cứu). 3. Christy Duijvelaar, 1996. Beyond Borders: Theoretical Outlines: Political Process Model. Netherlands. 4. Công báo, từ năm 1990 đến năm 2002 5. C.W. Mills, 1959. The Sociological Imagination. Grove Press, Inc. New York. 6. Đặng Thị Việt Ph−ơng, 2001. Nghiên cứu xã hội học về một loại hình tổ chức xã hội mới ở Hà Nội (Luận văn). 7. Gunter Buschges, 1996. Nhập môn xã hội học tổ chức. Nhà xuất bản Thế Giới. 8. Isagani R. Serrano, 1994. Cilvil society in the Asia. (CIVICUS, Washington). 9. J.A.Banks, 1972. The sociology of social movements. MacMillan. 10. McAdams D., McCarthy J.D., Zald M.N., “Comparative perspectives on social movement: Political opportunities, Mobilizing Structures and Cultural Frames”. Trong The Impact of National Contexts on Social Movement Structures: A cross-movement and cross-national comparison). Cambridge University Press. 11. Markov, Grozdan Janev, 1981. Tổ chức xã hội: Phân tích ph−ơng pháp luận. Tạp chí Những vấn đề xã hội học. Số 3. 12. Ngân hàng Thế giới, 1998. Nhà n−ớc trong một thế giới đang chuyển đổi (Báo cáo về tình hình thế giới 1997). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 13. Nguyễn Khắc Mai, 1996. Vị trí, vai trò các hiệp hội quần chúng. Nhà xuất bản Lao động. 14. Nguyễn Văn Thanh, 1998. Nhìn nhận lại vai trò của các tổ chức NGO n−ớc ngoài ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, số 17. 15. Nguyễn Viết V−ợng, 1994. Các đoàn thể nhân dân trong kinh tế thị tr−ờng. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 16. Tonny Bilton và những ng−ời khác, 1993. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 17. Tổng ủy ban kế hoạch Pháp, 2000. Tiến đến xây dựng một Nhà n−ớc với vai trò là nhà hoạch định chiến l−ợc bảo đảm cho lợi ích chung. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2004_dangvietphuong_5934.pdf