Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng sông Hồng: liên kết và trao đổi xã hội

Tài liệu Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng sông Hồng: liên kết và trao đổi xã hội: Xó hội học, số 4 (116), 2011 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 31Xã hội học thực nghiệm CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở NễNG THễN ĐỒNG BẰNG SễNG HỒNG: LIấN KẾT VÀ TRAO ĐỔI XÃ HỘI ĐẶNG THỊ VIỆT PHƯƠNG* BÙI QUANG DŨNG** Cỏc tổ chức xó hội là một chủ đề nghiờn cứu quan trọng trong truyền thống khoa học xó hội. Về mặt thực tiễn, đú cũng là điểm núng của cỏc thảo luận về chớnh sỏch, do vai trũ ngày càng lớn của cỏc tổ chức này đối với việc phỏt triển cỏc quan hệ “dõn sự” hiện nay. Dữ liệu từ một vài nghiờn cứu cho thấy Việt Nam cú số lượng cỏc tổ chức xó hội nhiều nhất trong khu vực1. Một số nghiờn cứu khỏc nhấn mạnh tới thực tế rằng cỏc hỡnh thức hội và đoàn thể tự nguyện chủ yếu xuất hiện cựng với đổi mới kinh tế xó hội ở Việt Nam (Wischermann and Nguyen Quang Vinh, 2003) và cho đú là một phần của tớnh đa dạng trong đời sống xó hội hiện nay. Bài viết này dựa trờn dữ liệu của một chương trỡnh nghiờn cứu về cỏc mạng lưới xó hội tại xó Đồng Quang ...

pdf15 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng sông Hồng: liên kết và trao đổi xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 (116), 2011 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 31X· héi häc thùc nghiÖm CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: LIÊN KẾT VÀ TRAO ĐỔI XÃ HỘI ĐẶNG THỊ VIỆT PHƯƠNG* BÙI QUANG DŨNG** Các tổ chức xã hội là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong truyền thống khoa học xã hội. Về mặt thực tiễn, đó cũng là điểm nóng của các thảo luận về chính sách, do vai trò ngày càng lớn của các tổ chức này đối với việc phát triển các quan hệ “dân sự” hiện nay. Dữ liệu từ một vài nghiên cứu cho thấy Việt Nam có số lượng các tổ chức xã hội nhiều nhất trong khu vực1. Một số nghiên cứu khác nhấn mạnh tới thực tế rằng các hình thức hội và đoàn thể tự nguyện chủ yếu xuất hiện cùng với đổi mới kinh tế xã hội ở Việt Nam (Wischermann and Nguyen Quang Vinh, 2003) và cho đó là một phần của tính đa dạng trong đời sống xã hội hiện nay. Bài viết này dựa trên dữ liệu của một chương trình nghiên cứu về các mạng lưới xã hội tại xã Đồng Quang (nay đã tách thành phường Đồng Kỵ và phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)2. Bài viết cố gắng nhận diện các tổ chức xã hội tự nguyện, các hình thức liên kết và trao đổi xã hội ở nông thôn. Từ đó, các tác giả cũng nêu ra một vài giả thuyết làm việc, nhằm định hướng cho những tìm tòi tiếp theo, về khả năng hình thành cũng như đặc điểm của “khu vực dân sự” tại nông thôn, trong bối cảnh một xã hội nông thôn đang chuyển đổi, hướng tới hiện đại hóa và công nghiệp hóa. 1. Tên tổ chức và thời gian thành lập Các tổ chức tự nguyện thường xuất hiện dưới các tên: hội, câu lạc bộ và phường. Trong khi phường là một từ dùng cổ, để chỉ sự tập hợp thành nhóm của các cá nhân; thì câu lạc bộ (CLB) lại là một từ dùng mới. Các tổ chức tương ứng với hai tên gọi này cũng thể hiện sự khác biệt rõ rệt về thời gian thành lập cũng như tính chất hoạt động của chúng. Các phường thường là những tổ chức có xuất xứ lâu đời, hoạt động liên tục cho đến nay hoặc mới được khôi phục lại, chủ yếu liên quan đến các nhóm sở thích hoặc các hoạt động * ThS, Viện Xã hội học. ** PGS.TSKH, Viện Xã hội học. 1 Theo số liệu của Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ thì đến tháng 12/2006 Việt Nam có 364 hội có phạm vi hoạt động toàn quốc và 4157 hội và hàng chục vạn tổ chức nhỏ có hoạt động được đăng kí chính thức tại các cấp chính quyền cơ sở. 2 Bài viết thực hiện trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu về “Các mạng lưới xã hội ở nông thôn: xây dựng và sử dụng mạng lưới trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi” (chương trình hợp tác về Khoa học xã hội Việt Nam và Cộng hòa Pháp), do Bùi Quang Dũng và Christian Culas lãnh đạo, tiến hành trong 4 năm, từ năm 2006 tới 2009, tại xã Đồng Quang (tỉnh Bắc Ninh) và xã Giao Tân (tỉnh Nam Định). Dự án nghiên cứu bao quát nhiều vấn đề: trao đổi và liên kết xã hội, các phong trào xã hội, tổ chức xã hội tự nguyện v.vDữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng các kỹ thuật định tính và định lượng: các cuộc phỏng vấn trực tiếp kết hợp quan sát, phân tích văn bản, thống kê. Bài viết này dựa trên dữ kiện của 57 cuộc phỏng vấn, do Đặng Thị Việt Phương tiến hành, tại xã Đồng Quang, với đại diện chính quyền địa phương cùng với đại diện các tổ chức xã hội tự nguyện và ghi chép, quan sát đối với một số hội, đoàn tiêu biểu. Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 32 dân gian phục vụ lễ hội (phường gà, phường vật, phường trâu, v.v.). Còn các CLB lại là những tổ chức mới ra đời từ sau Đổi mới (1986), chủ yếu liên quan đến các sinh hoạt thể thao, văn hóa, văn nghệ (CLB bóng bàn, CLB cầu lông, CLB văn nghệ, v.v.). Hội là từ dùng phổ biến nhất, là tên gọi chung cho tất cả các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội tự nguyện được nói đến trong bài viết này là những tổ chức tự nguyện của công dân Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, hoặc cùng chia sẻ những đặc trưng chung nào đó, có hoạt động định kì và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các tổ chức này hầu hết đều hoạt động ở cấp xã, có hoặc không có đăng kí hoạt động với chính quyền địa phương, và hoàn toàn độc lập về kinh phí. Xét về loại hình tổ chức, chúng tôi thống kê được 22 loại hình tổ chức xã hội tự nguyện khác nhau ở Đồng Quang: Bảng: Danh sách các loại hình tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang TT Tên tổ chức TT Tên tổ chức 1 Phường trâu 12 CLB cựu quân nhân 2 Phường gà 13 CLB quan họ 3 Phường chim 14 CLB văn nghệ 4 Phường cờ 15 CLB thơ 5 Phường chèo 16 CLB xe đạp 6 Hội đồng niên/đồng canh 17 CLB bóng bàn 7 Hội đồng học 18 CLB cầu lông 8 Hội đồng bạn 19 CLB dưỡng sinh 9 Hội đồng ngũ 20 CLB cây cảnh nghệ thuật 10 Hội bạn chiến đấu 21 Hội sinh vật cảnh 11 Hội cán bộ hưu trí 22 Hội khuyến học Tương ứng với mỗi loại hình tổ chức như thế, lại có những tổ chức với các tên gọi cụ thể khác nhau. Xét về địa vực, sự khác nhau đó thể hiện ở tên thôn (ví dụ: CLB cầu lông thôn Trang Liệt, CLB cầu lông thôn Đồng Kỵ), tên xóm (hội bạn thân xóm Bông, hội bạn thân xóm Bằng), thậm chí ở cấp độ hàng xóm. Xét theo đặc điểm của thành viên, sự khác nhau thể hiện ở năm sinh (hội đồng niên 1958, hội đồng niên 1980), ở giới tính (đồng canh nam 1967, đồng canh nữ 1967), ở trình độ học vấn (hội đồng học cấp II, hội đồng học cấp III), ở thời gian tham gia chung một sự kiện nào đó (hội đồng ngũ 1982, hội đồng ngũ 1979), v.v. Chúng tôi chưa làm một thống kê chính xác về số lượng thực tế của các tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang. Tuy nhiên, từ sự phân chia ở trên, có thể ước tính rằng số lượng các tổ chức kiểu này ở Đồng Quang hoàn toàn có thể đạt tới con số hàng trăm. Số lượng và sự đa dạng các tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang đủ đảm bảo cho bất kì thành viên nào cũng có thể tìm cho mình một tổ chức thích hợp khi có nhu cầu. Chúng tôi chia thành hai nhóm để xem xét thời gian thành lập và quy trình thành lập một tổ chức: nhóm 1 gồm các tổ chức có đăng kí với chính quyền, và nhóm 2 gồm các tổ Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 33 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn chức không đăng kí với chính quyền. Nhóm các tổ chức có đăng kí bao gồm chủ yếu các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thể thao, văn hóa, văn nghệ. Các tổ chức này thường được hình thành từ sau Đổi mới, tập trung phần lớn vào đầu những năm 2000, chủ yếu dưới hình thức CLB. Tìm hiểu các tổ chức này, chúng tôi nhận thấy một độ trễ nhất định giữa thời điểm tổ chức bắt đầu hoạt động và thời gian thành lập chính thức. Các tổ chức này thường đã có thời gian hoạt động từ trước; sau này được chính quyền xã vận động đăng kí thành lập3. Hầu như không có sự thay đổi nào trong hoạt động của các tổ chức này ở thời điểm trước và sau khi có quyết định thành lập. Nhóm thứ hai được xét đến ở đây là những tổ chức không đăng kí với chính quyền địa phương. Việc không đăng kí tư cách pháp nhân không có nghĩa là các tổ chức này không sinh hoạt công khai. Ngược lại, trong nhiều trường hợp (hội đồng niên/đồng canh chẳng hạn), các sinh hoạt của tổ chức còn có phần đình đám, phô trương hơn các tổ chức đăng kí chính thức. Tiêu biểu cho kiểu tổ chức này có thể kể đến: hội đồng niên, hội đồng học, hội đồng ngũ, các phường cờ, phường trâu, v.v. Các tổ chức này đều có bộ máy điều hành, nhưng nhỏ gọn và khá lỏng lẻo. Người đại diện có thể được phân công lần lượt hàng năm; hoặc cũng có thể giữ cương vị đại diện từ khi thành lập, tùy thuộc vào tính chất của từng tổ chức. Cách gọi tên các tổ chức cũng khá tùy tiện. Ngay cả người đại diện nhiều khi cũng không thể gọi một cái tên duy nhất cho tổ chức mình trong suốt cuộc phỏng vấn. Cùng nói về hội đồng bạn chẳng hạn, người ta có thể gọi nó bằng những cái tên rất khác nhau: hội, hội bạn, phường bọn, nhóm chơi. Trong cái nhìn của chính quyền địa phương, các tổ chức này thực sự là “tự nguyện”, phần nào đó là “vô hại”, theo nghĩa là họ hoạt động tự do, không có sự quản lí hay can thiệp từ phía chính quyền. Trên thực tế, nhiều đại diện chính quyền cũng tham gia vào các tổ chức này, nhưng chỉ đơn thuần với tư cách thành viên. Nhiều người đại diện không biết tổ chức mình hình thành từ khi nào. Người ta thường nói đến cái mốc “lập làng” như là khởi đầu cho sự hình thành các tổ chức này (trường hợp các phường); hay là “từ thời các cụ đã thế rồi, nay con cháu chỉ là người kế tục truyền thống của cha ông để lại” (Nam, 1958, Đồng Kỵ). Đối với một nhóm các tổ chức khác, như hội đồng bạn, hội đồng học, dù không có lịch sử lâu đời như các phường hội, nhưng do tính chất phi chính thức và những quy định lỏng lẻo (hoặc thậm chí là không có quy định nào rõ ràng) của nó, người ta không để ý đến mốc thời gian hình thành tổ chức. 2. Cơ cấu tổ chức Đối với những tổ chức có đăng kí hoạt động (như trường hợp các CLB và một số hội liên quan đến giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể thao), việc bầu ra một bộ máy lãnh đạo là điều bắt buộc, bởi nó nằm trong quy định về thành lập hội theo Nghị định 88/2003/NĐ- CP của chính phủ. Theo tinh thần đó, các tổ chức này được giả định là có cơ cấu tổ chức 3 Theo NĐ 88/2003/NĐ-CP của chính phủ thì UBND cấp xã/phường ra quyết định thành lập các hội hoạt động ở cấp xã. Tuy nhiên, đến NĐ 45/2010-NĐ-CP thì cấp ra quyết định thấp nhất cho việc thành lập hội là cấp quận/huyện. Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 34 rõ ràng. Nhưng trong thực tế, ở Đồng Quang, điều này chỉ mang tính hình thức. Các tổ chức vẫn có ban lãnh đạo, thường gồm một chủ tịch/chủ nhiệm, một hoặc hai phó chủ tịch/chủ nhiệm, một thư kí và/hoặc một kế toán. Ban lãnh đạo gồm 3-4 người, nhưng thực chất chỉ là hoạt động của chủ tịch/chủ nhiệm và kế toán kiêm thủ quỹ. Người đứng đầu hầu như không nắm rõ được số lượng hội viên cũng như không nắm được điều lệ của tổ chức mình. Chúng tôi thường được người đại diện tổ chức giới thiệu đến gặp thư kí (kiêm kế toán và nhiều khi là cả thủ quỹ) của tổ chức để tìm hiểu những số liệu cụ thể. Các kì họp theo quy định của điều lệ cũng được tổ chức rất hình thức. Như một CLB Cựu quân nhân thôn chẳng hạn, mặc dù không có nhiều hoạt động nhưng hàng năm họ vẫn tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng và tổng kết cuối năm. Ông chủ nhiệm CLB này nói rằng tổ chức như vậy vì trong bản điều lệ do xã phê duyệt đã có quy định, nên họ làm theo, dù rằng hoạt động không có gì đáng phải báo cáo. Việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang cũng cho thấy tính chất “phi văn bản” trong hoạt động của các tổ chức này, kể cả các tổ chức có và không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức thường không có trụ sở riêng, mà tổ chức sinh hoạt tại nhà người đứng đầu, hoặc tổ chức luân phiên tại nhà các thành viên, hoặc tại nhà một thành viên bất kì, miễn là có mặt bằng đủ rộng. Người phụ trách việc ghi chép sổ sách, thu chi, giấy tờ của một tổ chức thường phải là người hay chữ, thạo chuyện giấy tờ và biết tính toán. Những người như thế ở nông thôn không nhiều4. Do đó, người này thường cũng kiêm luôn việc ghi chép đối với một vài tổ chức khác mà anh ta tham gia. Với một quyển vở học sinh làm sổ ghi chép, anh ta có thể ghi lại hoạt động của tất cả các tổ chức mà anh ta phụ trách. Theo dõi thu-chi là phần ghi chép quan trọng nhất trong cuốn sổ. Tuy vậy, ngoài việc đọc được các con số, cuốn sổ thực sự là một “mật mã” đối với người ngoài, bởi nó không tách biệt giữa việc của hội này và hội kia, của việc công và việc tư. (Trong một cuốn sổ ghi chép các hoạt động của hội, người ta còn ghi lại cả tiền thuê công thợ và các chi phí cho việc sửa chái bếp của gia đình!) Chỉ có người giữ sổ mới hiểu được trật tự của sổ sách, và anh ta có trách nhiệm trình bày các khoản thu-chi và hoạt động của tổ chức mình trong một năm, căn cứ trên những ghi chép mà anh ta thực hiện trong năm đó. Khi chúng tôi ngỏ ý nhờ mượn xem cuốn sổ ghi chép của tổ chức, người chủ nhiệm một CLB cựu quân nhân nói rằng không muốn can thiệp vào việc ghi chép này. Anh ta ngại sẽ làm người thư kí kia tự ái vì cho rằng anh ta không tin tưởng và có ý soi mói. Ở những tổ chức không đăng kí hoạt động, việc quản lí các hoạt động của tổ chức còn linh hoạt hơn. Người ta không biết nguồn gốc hình thành của tổ chức mình, không có biên bản thành lập, không có điều lệ, không có trụ sở, thậm chí còn không có cả danh sách hội viên. Tất cả đều là những nguyên tắc không thành văn nhưng được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trong nhiều trường hợp, thứ giấy tờ duy nhất mà hội có là tờ danh 4 Ở nông thôn, người ta ngại tiếp xúc với giấy tờ, ngại những giao tiếp hành chính bằng văn bản (Bùi Quang Dũng, 2007). Do đó, một người dù có trình độ học vấn cao ở nông thôn cũng không có nghĩa là anh ta gỡ bỏ được những ngại ngần cố hữu đối với giao tiếp văn bản và chữ viết. Trở thành người hay chữ và thạo chuyện giấy tờ trong làng là có được sự vị nể của mọi người và anh ta thường được nhờ vả khi cần đến những công việc giấy tờ. Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 35 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn sách ghi tên các hội viên và địa chỉ, số điện thoại của họ để khi cần thì báo tin. Trong danh sách 26 thành viên một hội đồng học (hội những người học cùng lớp/trường với nhau) thôn Đồng Kỵ, hầu hết các thành viên đều có điện thoại. Tuy nhiên, trên thực tế người ta vẫn chuộng các giao tiếp trực tiếp hơn. Người đại diện tổ chức này nói rằng khi có việc gì họ đến nhà báo cho từng người. 3. Đối tượng tham gia Đối tượng tham gia các tổ chức tự nguyện rất đa dạng. Thường là nam giới tham gia, tuy nhiên, nữ giới cũng góp mặt trong các sinh hoạt hội, nhóm ở làng. Hội đồng niên là một tổ chức trước kia vốn chỉ dành cho nam giới trưởng thành, đến nay cũng đã có sự tham gia của nữ. Trong làng giờ có hội đồng niên nam và hội đồng niên nữ, sinh hoạt độc lập với nhau. Vào các dịp lễ hội của làng, đồng niên nam thì ra sinh hoạt ở đền, còn đồng niên nữ thì tham gia sinh hoạt ở chùa. Từ sau 30 tuổi, sau khi đồng niên tổ chức bốc thăm phân chia ngôi thứ để gánh vác việc dân (những việc chung của làng), thì lúc đó hai đồng niên nam nữ của cùng một bản tuổi có thể tham gia sinh hoạt cùng nhau. Ngoài ra, phụ nữ cũng tham gia vào các tổ chức tự nguyện khác như: hội đồng học, hội đồng bạn, CLB dưỡng sinh, v.v. Người tham gia phường hội cũng đa dạng về độ tuổi, từ thanh niên cho đến người cao tuổi. Có những tổ chức sinh hoạt theo lứa tuổi (đồng niên, đồng học, đồng bạn, v.v.), có những tổ chức không giới hạn độ tuổi (CLB bóng bàn, CLB cầu lông, phường gà, phường cờ, v.v.) Trước đây ngồi đồng niên (tham gia hội đồng niên) từ 18 tuổi (tính theo tuổi âm lịch) được xem là sớm, còn hiện nay, đời sống kinh tế khá lên, các hội nhóm còn quy tụ sớm hơn nữa. Nhiều hội đồng học ở Đồng Quang bây giờ được lập ra từ khi các thành viên còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng có phân ngôi thứ và hàng năm đều có tổ chức ăn uống. Nhiều tổ chức có sự góp mặt của các cụ cao niên trong làng, như một phường cờ ở thôn hiện có gần một nửa số thành viên tuổi từ 70 đến 80. Một CLB xe đạp thôn có 87 thành viên hầu hết đều là người cao tuổi, có cụ 83 tuổi vẫn tham gia CLB. Lí do tham gia các phường hội cũng rất đa dạng. Một hội sinh vật cảnh chẳng hạn, có 100 thành viên, nhưng chỉ có khoảng 1/3 số thành viên biết về cây cảnh và chơi cây cảnh. Như thế, trở thành thành viên một hội cũng không nhất thiết đòi hỏi người ta phải chia sẻ một đặc trưng chung, có cùng một mối quan tâm hay cùng sở thích. Mà vấn đề là “tham gia cho nó có hội. (). Đa số vào hội cho vui. Một năm mở hội hoa xuân [một lần] thì ra đấy thăm, chơi hội, rồi liên hoan (...) chủ yếu là liên hoan.” (Nam, 1962, Đồng Kỵ). Hay như người ta vào phường tuồng “hát thì không biết hát, nhưng đến bữa ăn thì tôi đi, [khi] đóng quỹ thì tôi đóng quỹ” (Nam, 1958, Đồng Kỵ). Rồi có những trường hợp tham gia phường hội vì cha truyền con nối. Có nhà hai bố con, thậm chí là ba bố con cùng vào một phường. Có người vào phường vì bố mình trước kia cũng vào, rồi trước khi qua đời thì dặn con tiếp tục tham gia phường đó. Những quan sát ban đầu cho thấy ở Đồng Quang, những người không tham gia bất kì một tổ chức xã hội nào rất ít. Chân dung những người này được mô tả không mấy tích cực: “Người nghèo tỉnh dậy đã lo đi làm đi ăn, người ta không có thời gian vào hội cây cảnh với hội xe đạp du lịch” (Nam, 1942, Đồng Kỵ). Cũng có trường hợp có người “không muốn tham gia chỗ đông đúc, đông người. Nguời ta chỉ muốn về sớm với gia Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 36 đình” (Nam, 1942, Đồng Kỵ), cho nên không thích vào các hội. Những trường hợp như thế này được giải thích bằng tính cách của đương sự: “tính từ thủa bé chẳng chơi bời với ai. ()Nói năng không gãy gọn, và () cũng không biết thế nào là câu giao tiếp” (Nam, 1942, Đồng Kỵ). Hay do họ “lành hiền không muốn va chạm” (Nam, 1962, Đồng Kỵ). Tình hình nói trên liên quan tới một cách hình dung khá đặc biệt của người nông dân về mối quan hệ giữa các cấp độ của thực tại xã hội: gia đình/họ hàng/làng, xóm/xã. Người ta khá tách bạch giữa hai khu vực gia đình và xã hội. Những người không tham gia vào các hội, trong trường hợp đang bàn, được xếp vào loại những người “không biết tham gia xã hội”, “không tiếp thu xã hội”, tóm lại là “không muốn ra xã hội” (Nam, 1942, Đồng Kỵ)! Người ta nhấn mạnh tới tình trạng yếu kém năng lực (nói năng và tiền bạc) của những người từ chối tham gia xã hội, và phạm vi sinh hoạt của họ chỉ giới hạn trong gia đình. Trong khi đó, khu vực xã hội là nơi mà một người có trình độ và kinh tế khá giả hướng tới. Việc người dân ở đây cấp cho khu vực xã hội một ý nghĩa tích cực (trong cái đối lập nói trên), xét từ chủ đề đang bàn, là quan trọng; và có thể gợi ý về nguồn gốc và tính chất của “xã hội dân sự” ở Việt Nam hiện nay. 4. Phạm vi hoạt động và kinh phí Phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội tự nguyện chủ yếu diễn ra ở cấp độ làng, xóm, thậm chí là hàng xóm5. Chúng tôi nhận thấy một mật độ dày đặc các tổ chức sinh hoạt trong phạm vi làng. Làng là nơi bảo lưu các tổ chức có nguồn gốc lâu đời, xuất phát từ các sinh hoạt xã hội truyền thống (như hội đồng niên) hoặc từ nhu cầu giải trí và phục vụ các hoạt động chung của làng (như phường gà, phường cờ, v.v.). Làng cũng là cơ sở phát sinh những hình thức tổ chức xã hội mới, như các loại hình hội hay CLB. Nhiều tổ chức chỉ có phạm vi từ cấp thôn làng trở xuống mà không được đẩy lên ở cấp cao hơn. Giữa ba thôn trong cùng một xã, các tổ chức có thể cùng một tính chất, nhưng hình thức tổ chức và thậm chí cả tên gọi cũng có nhiều nét khác biệt. Cùng là tổ chức của những người sinh cùng năm, nhưng ở Đồng Kỵ, người ta gọi là đồng canh; còn ở Trang Liệt và Bính Hạ, người ta lại gọi là đồng niên. Khác biệt về tên gọi, các tổ chức này cũng khác cả về cách thức tổ chức, các quy định và hình thức sinh hoạt. Ngay trong phạm vi một làng, cùng một loại hình tổ chức cũng lại có những cấp độ hoạt động khác nhau. Như một hội đồng canh ở Đồng Kỵ chẳng hạn, người ta có thể đồng thời sinh hoạt ở cả cấp làng và cấp xóm, có đồng canh thôn, đồng thời cũng có cả đồng canh xóm. Đồng canh thôn là một kiểu sinh hoạt hội nhóm có nguồn gốc từ lâu đời (cho đến nay không ai biết nó xuất xứ từ bao giờ); nhưng đồng canh xóm thì chỉ mới xuất hiện những năm gần đây. Người ta phân biệt giữa đồng canh thôn và đồng canh xóm thế này: “Đồng canh xóm nó là một cái hội, còn đồng canh thôn là để gánh vác việc toàn dân, nó là bắt buộc!” (Nam, 1967, Đồng Kỵ). Ngoài ra, nhiều người còn là thành viên của các tổ chức có phạm vi sinh hoạt lớn hơn, cấp tỉnh hoặc liên tỉnh, ví dụ như Hội Bạn chiến đấu 5 Hàng xóm là chỉ những hộ gia đình sống liền kề nhau (khoảng 15-20 hộ), cùng chung nhau một đường đi hay chia sẻ một mốc địa giới chung (như khoảnh tre- do đó người ta cũng còn gọi là “xóm khoảnh tre”). Trong khi xóm để chỉ các khu dân cư dưới cấp độ làng, trong một xóm có nhiều hàng xóm. Trong một làng có thể có nhiều xóm, như Trang Liệt có 5 xóm, Đồng Kỵ có 5 xóm. Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 37 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn cùng sư đoàn. Tuy nhiên, bao giờ người ta cũng cố gắng để thu hẹp phạm vi sinh hoạt của hội trong phạm vi làng xã. Chẳng hạn cùng là hội bạn chiến đấu cùng sư đoàn ở tỉnh, nhưng người ta có thể quy tụ những người cùng xã hoặc cùng huyện thành một nhóm riêng và sinh hoạt gần như độc lập với hội gốc. Đối với hội gốc, do tính chất tản mát của các thành viên, người ta có thể tổ chức họp mặt mỗi năm một lần. Nhưng đối với hội phái sinh (cấp xã/huyện), người ta có thể tổ chức gặp mặt thường xuyên hơn, tham gia nhiều hơn vào các sự kiện trong đời của thành viên. Những quy định về đóng góp kinh phí hoạt động hoàn toàn dựa trên quyết định của đa số các thành viên trong tổ chức, căn cứ vào mặt bằng kinh tế chung của các thành viên. Đối với những tổ chức mà thành viên đều khá giả, người ta kêu gọi góp quỹ cả triệu đồng, lấy nguồn quỹ đó cho vay lấy lãi để chi dùng cho các hoạt động của tổ chức khi cần đến. Cũng có những tổ chức góp quỹ mang tính vụ việc, hoặc nếu có đóng góp thì nguồn quỹ cũng không lớn. Dù mức đóng góp như thế nào, đại diện các tổ chức đều cho biết: đã chơi hội thì kiểu gì cũng tốn kém, không thể khác được. Ở Đồng Quang, nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội tự nguyện này không phụ thuộc vào việc nó có tư cách pháp nhân hay không. Thậm chí đối với những đóng góp cho các tổ chức chính thức, người ta còn có thể “chày bửa”, còn đối với các khoản đóng góp của hội tự nguyện, không ai dám lơ là6. Tuỳ theo từng tổ chức mà số tiền đóng góp có thể khác nhau, nhưng về nguyên tắc thì việc sử dụng quỹ là như nhau. Một CLB cầu lông là một trong những tổ chức hoạt động mạnh và có nguồn lực khá nên khoản đóng quỹ này khá nhiều. Mỗi người khi vào hội đóng một lần, lúc mới thành lập quy định mỗi người đóng 100.000đ để gây quỹ và đem cho vay lãi7. Tiền lãi từ khoản quỹ CLB này được đem chi dùng chung cho các hoạt động của CLB. Sau một thời gian, số tiền quỹ của CLB (bao gồm cả tiền quỹ đóng ban đầu và tiền lãi suất còn lại không dùng hết đã lên tới 200.000đ/người). Khi đó, ai muốn vào hội thì phải đóng 200.000đ, trong đó 100.000đ là khoản quỹ cố định, còn lại 100.000đ thì trích ra dành cho việc thăm hỏi người ốm, mua sắm vật dụng, giao lưu trong CLB, v.v. Khi thành viên nào không tham gia nữa hoặc qua đời thì CLB hoàn lại khoản tiền quỹ cố định (100.000đ). 5. Mục đích tham gia Sở thích là lí do phổ biến giải thích cho việc tham gia các tổ chức tự nguyện của người dân. Nhiều người nói rằng mình vào phường hội là vì ham thích và nhiệt tình với các hoạt động xã hội tại địa phương. Người thích chơi gà thì có phường gà; người thích hoạt động thể thao thì có các CLB bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, vật, xe đạp. Ai thích văn hoá văn nghệ thì vào CLB quan họ, CLB tuồng, CLB thơ, CLB chèo; ai thích chơi 6 Theo nghị định 88/2003, hội được coi là tổ chức tự nguyện và không vụ lợi, do đó một hội không cần phải có kinh phí hoạt động mới có thể thành lập tổ chức. Sau khi thành lập, hội có thể gây dựng nguồn kinh phí thường xuyên từ nguồn đóng góp của hội viên và các hoạt động tạo thu nhập khác. 7 Lưu ý rằng các hoạt động kinh doanh, buôn bán ở Đồng Kỵ rất sôi động, và do đó, người ta cần tiền mặt cho các giao dịch thương mại. Do nhiều hộ sản xuất không đăng kí kinh doanh nên khả năng vay tiền từ ngân hàng thấp, chưa kể đến những ngần ngại cố hữu về các thủ tục, giấy tờ, hồ sơ vay tiền vốn vẫn được cho là phức tạp. Họ tìm đến các nguồn quỹ của các tổ chức phường/hội và sẵn sàng trả mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng để có được các khoản vay khi cần. Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 38 cây cảnh thì tham gia hội sinh vật cảnh... Trong làng ngoài xã hình như có đủ các loại hình phường hội đáp ứng hết các sở thích đa dạng của người dân8. Liên kết và trao đổi xã hội cũng là một trong những động cơ tham gia các hội và đoàn thể tự nguyện. Người ta tham gia vì đó là nơi có thể chia xẻ chuyện xã hội. Sân chơi là một môi trường cung cấp thông tin nhanh hàng ngày, nhất là trong bối cảnh nông thôn. Chính là theo tinh thần này mà vị chủ nhiệm một CLB cầu lông, đồng thời là một doanh nhân, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc thu hút các nhân vật biết làm ăn, có uy tín trong xã hội tham gia sinh hoạt CLB. “Đến sân cầu lông là biết hết chuyện xã hội, những thông tin thị trường, thời buổi như thế nào. Người ta tụ hội với nhau chứ không phải đi chơi không đâu”. (Nam, 1962, Đồng Kỵ). Tham gia vào một sân chơi, các thành viên được mở mang quan hệ, được giao lưu xã hội. Người ta mắc một chút kinh tế nhưng có lợi về mặt quan hệ, về nhiều mặt trong quan hệ đời sống. “Cũng từ lúc từ chỗ chơi thể thao có thêm được bạn hàng, đấy cũng là một mẹo trong quan hệ.” (Nam, 1962, Đồng Kỵ). Một người đại diện cho Hội sinh vật cảnh (Nam, 1962, Đồng Kỵ) đồng thời cũng là chủ xưởng sản xuất đồ gỗ nói rằng tham gia các tổ chức giúp anh ta có cơ hội va chạm, làm việc, có tiếng tăm, nên cũng được vị nể. Nhiều người nói đến việc tham gia vào các phường hội là một niềm vinh dự: “Người ta tham gia nhiều hội thì đi đâu thì người ta cũng có đủ tư trang, quần áo nom nó nuột nà, rồi thẻ đeo nó danh dự, còn không thì chẳng có cái gì. Mặc áo cái đó cũng chẳng dám mặc vì không có hội thì ai dám mặc vào.” (Nam, 1942, Đồng Kỵ). Tham gia vào các tổ chức cũng là để cho oai. “Có những người thích mình oai, mình nhiều phường mà. (...) Có người khoe tôi vào 5 phường, tôi oai nhất làng. (...) Tham gia phường để chứng tỏ là ta nhiều phường, ta chơi nhiều đoàn thể” (Nam, 1958, Đồng Kỵ). Mà là người đứng đầu của các tổ chức này thì còn oai hơn: “Đứng đầu một cái tổ chức đoàn thể thì nó cũng có một cái chức, cái chân trong thôn xã. Đi họp hành thì cũng sướng” (Nam, 1962, Đồng Kỵ). 6. Các hoạt động chủ yếu Dù có đăng kí hay không, các tổ chức đều có những quy định về chức năng hoạt động của mình. Những quy định này có thể dưới dạng văn bản (điều lệ của tổ chức), nhưng cũng có thể chỉ là các quy ước miệng. Đối với các tổ chức có đăng kí hoạt động, điều lệ là một bản quy định được soạn trên cơ sở ý kiến của đa số thành viên trong kì họp đại hội lần đầu tiên sau khi có quyết định thành lập tổ chức. Tuy nhiên, đối với các tổ chức này, bản điều lệ giống như một thủ tục hành chính hơn là một khung tham chiếu cho hoạt động của họ. Một tình trạng phổ biến đối với các tổ chức có thâm niên từ 3 năm trở lên là hầu hết người đại diện không còn nhớ nội dung của điều lệ và họ cũng không biết hiện tại bản điều lệ đó do ai nắm giữ. Một số người thậm chí còn không rõ tổ chức của mình có quyết định thành lập và điều lệ hay không. Đối với các tổ chức không đăng kí, hoạt động của tổ chức được thống nhất giữa các thành viên trong các cuộc họp chung. Thông thường, các hoạt động không được thống nhất 8 Tuy nhiên, không phải ai thích cũng theo được các sinh hoạt phường hội. Thích là một chuyện, người ta cũng cần phải “có kinh tế” nữa. Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 39 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn ngay từ đầu, mà bổ sung dần dần cùng với quy mô và thâm niên hoạt động của tổ chức. Không có sự khác biệt về độ gắn kết, tính chặt chẽ trong hoạt động của các tổ chức này. Việc có hay không có giấy tờ không liên quan tới tính nghiêm ngặt của tổ chức. Và giấy tờ cũng không làm tăng giá trị tư cách thành viên của người tham gia hội này hay hội khác. Hoạt động “chức năng” Dạng hoạt động này thể hiện rõ nhất ở các tổ chức hoạt động theo sở thích, dưới hình thức các CLB, trong đó nổi bật hơn cả là CLB thể thao. Do tính chất thể thao phục vụ sức khỏe mà các CLB này sinh hoạt hàng ngày. Một CLB cầu lông thôn thành lập từ năm 1994, lúc đầu có 90 thành viên, tới năm 1999 tăng lên thành 183 thành viên. Thời kỳ đầu CLB hoạt động cũng yếu, về sau mạnh lên do nhiều người nhận thấy môn thể thao này “có lợi nhiều mặt, nhất là sức khoẻ bản thân và giao lưu quan hệ.” (Nam, 1962, Đồng Kỵ). Ngoài các buổi tập hàng ngày, vào dịp hội làng thì CLB tổ chức giải cầu lông, mời các CLB ở các làng, xã lân cận tới thi đấu. Một CLB bóng bàn thôn cũng tổ chức các hoạt động tập luyện hàng ngày. CLB có khoảng 30 hội viên; nhưng hoạt động thường xuyên, theo nghĩa là đến chơi tại địa điểm của CLB thì có khoảng 15 người, vì địa điểm của CLB chỉ kê được 2 bàn bóng thôi. Nếu hội viên ra chơi đông quá, người nọ phải chờ người kia thì họ lại tỏa vào các bàn bóng của các cá nhân trong làng. Một CLB Dưỡng sinh thôn cũng tổ chức tập dưỡng sinh buổi tối, nhưng không phải ai cũng tham gia đầy đủ các buổi tập đó. Hoạt động dưỡng sinh như một hình thức tập thể dục tự do. Họ chỉ quy định về giờ giấc và địa điểm tập, các thành viên ai có thể tham gia thì đến tập, không có những ràng buộc hay quy định gì chặt chẽ. Do đó người ta không phân biệt giữa sinh hoạt thể thao thường ngày và sinh hoạt CLB. Không có sự khác biệt nào về hoạt động của các tổ chức có đăng kí và không đăng kí. Một CLB Văn nghệ thôn thành lập năm 2005, xuân thu nhị kì tổ chức luyện tập văn nghệ vào các dịp lễ hội hoặc khi có yêu cầu. Thành lập từ năm 2004, một CLB Cựu quân nhân thôn coi năm 2007 là năm có nhiều hoạt động nhất. Năm đó họ tổ chức đến động viên thăm hỏi9 anh em chuẩn bị lên đường nhập ngũ (Nói thêm là hàng năm cả thôn chỉ có khoảng 2-3 người nhập ngũ.) Cuối năm 2007, CLB này tham gia cùng Hội Cựu chiến binh trồng cây xung quanh nhà văn hóa thôn. Việc trồng cây được xem là hoạt động điển hình của CLB trong năm đó. Ngoài tính chất thể thao, giải trí phục vụ sức khỏe, các tổ chức tự nguyện cũng nhằm phục vụ các sinh hoạt lễ hội chung của làng. Nhiều tổ chức thậm chí chỉ hoạt động trong mấy ngày hội làng. Phường cờ tổ chức cho mọi người thi đấu cờ vào dịp hội làng vào tháng 3 hàng năm. Trước hai ngày, người trong phường phân công nhau chuẩn bị, quét sân dành cho chơi cờ, đi mua bán các thứ cần thiết. Thành viên phường cờ không chơi cờ vào ngày hội, mà phường chỉ đứng ra tổ chức thi đấu cờ như là một sinh hoạt hội hè giải trí cho nhân dân. Hết lễ hội, phường tổ chức liên hoan; và người đăng cai chịu trách nhiệm tổ chức bữa ăn này. Các ván cờ của phường thường diễn ra vào ngày này, sau bữa liên hoan. Trong dịp họp mặt, người ta không chỉ chơi cờ; còn có tú lơ khơ, tổ tôm, và nhiều trò khác để giải trí. Ở các phường khác, các hoạt động “chức năng” còn có vẻ 9 Mỗi suất quà thăm hỏi trị giá 20 ngàn đồng, bằng hiện vật gồm cuốn sổ, cây bút và bánh xà phòng thơm. Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 40 lỏng lẻo hơn: Phường vật, phường gà hay phường chim hầu như chỉ có các hoạt động này vào các ngày lễ hội. Họ đứng ra tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ nhân dân. Bản thân thành viên phường gà không hẳn phải chơi gà; người ở phường chim không có nghĩa là anh ta phải nuôi chim. Họ chỉ cần bày tỏ một chút quan tâm là có thể trở thành thành viên. Với những tiêu chí hoạt động lỏng lẻo như thế, bất cứ ai cũng có thể tham gia các phường hội. Và dường như người ta không chọn vào một phường vì những ưu thế của chính phường đó, mà vì đó đơn giản là nơi dành cho các sinh hoạt hội nhóm. Thăm hỏi thành viên và gia quyến Các hoạt động thăm hỏi thành viên và gia đình của họ (vợ/chồng, con và tứ thân phụ mẫu) là một hoạt động phổ biến ở hầu hết các tổ chức tự nguyện. Một CLB Cựu quân nhân thôn cũng tổ chức thăm hỏi anh em hội viên, vợ và con của họ khi ốm đau phải nằm viện và bố mẹ thân sinh (không bao gồm bố mẹ vợ) khi họ qua đời. Trường hợp ốm đau, người ta tổ chức đến thăm với 1 kg đường và 1 hộp sữa, trị giá khoảng 20 nghìn đồng. Việc thăm hỏi bằng hiện vật chỉ được các tổ chức thực hiện một lần duy nhất cho một người ốm10, ngay cả khi hội viên đau ốm nằm viện nhiều lần (các lần khác thì chỉ đến thăm hỏi mà không có quà). Khi bố mẹ hội viên qua đời, CLB cũng tổ chức viếng bằng hiện vật gồm vòng hoa, hương, nến, trị giá 70-80 ngàn đồng. Hoạt động thăm hỏi và phúng viếng này, cùng với những quy định về quà thăm viếng là khá thống nhất giữa các hội tự nguyện khác trong thôn. Hội hưu trí cùng cơ quan hoạt động trên phạm vi cả tỉnh, nhưng 20 người ở cùng huyện Từ Sơn lại tập hợp với nhau thành một hội riêng, tổ chức các hoạt động riêng bên ngoài các sinh hoạt chung với hội của tỉnh. Trong năm khi nhà thành viên nào có tứ thân phụ mẫu qua đời hoặc cưới con thì lại gọi nhau. Tính tổng các hoạt động thăm hỏi, phúng viếng, chúc mừng gắn với các các sinh hoạt hội nhóm của mình, một hội viên (tham gia 3 tổ chức tự nguyện) cho biết mỗi tháng đi dự vài đám cưới, đám hiếu hoặc thăm người ốm. Anh ta nói có tháng một người (vợ hoặc chồng) đi gần chục đám. Mỗi đám cưới hay đám ma trung bình mừng hoặc viếng 100 ngàn. Có tháng vợ chồng anh chi khoảng 1 triệu đồng cho đám cưới. Để tham gia vào các sinh hoạt hội nhóm thế này, người ta phải trù tính đến một khoản tiền dự trữ nhất định để chi dùng vào những sinh hoạt của tổ chức. Chuyện xúc thóc dự trữ đi bán để mừng đám cưới hay phúng đám ma không phải là chuyện hiếm ở nông thôn.11 Ở Đồng Quang nói riêng và ở nhiều vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng khác nói chung, hoạt động thăm hỏi không chỉ là một thực tiễn của đời sống nông thôn mà được 10 Người dân ở đây coi “ốm” có nghĩa là nằm viện nguy kịch một thời gian dài và/hoặc sắp qua đời. Thông thường, người ta chỉ đến thăm người ốm nếu người đó có nguy cơ không qua khỏi. Hành động thăm viếng người ốm được coi là nhìn mặt người đó lần cuối trước khi họ qua đời. Do đó, việc được nhiều tổ chức đến thăm khi nhà có người ốm chứng tỏ gia đình đó sống có uy tín, được nhiều người quý mến. 11 Ở nông thôn các hộ có ruộng vẫn nhận cấy để lấy thóc ăn (dù nhiều khi phải đi thuê mướn hoàn toàn). Thóc lúa được họ trữ trong nhà, để dùng dần trong suốt năm đó. Thùng thóc đặt trong nhà đảm bảo cho an ninh sinh tồn của hộ gia đình trong suốt cả năm. Thùng thóc cũng đồng thời là một khoản tích trữ của cả gia đình, để khi có việc người ta có thể đem thóc bán lấy tiền mặt để chi dùng. Tuy nhiên, đôi khi việc xúc thóc đem bán, trong một vài trường hợp, cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn về sinh tồn của cả gia đình trong suốt năm đó. Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 41 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn nâng lên thành tiêu chuẩn của một người có đạo đức. Cái cách mà người ta nói về những người không giao tiếp, không đi lại với ai có một hàm ý phê phán rõ nét. Đó là những kẻ chỉ biết có lợi ích bản thân, chẳng quan tâm tới ai và do đó là đáng xấu hổ và thiệt thòi. Một người có uy tín, nói có người nghe, là người có quan hệ xã hội rộng. Anh ta phải tham gia vào mọi chuyện trong họ, trong xóm, trong làng. Anh ta phải trực tiếp có mặt ở đó, phải đi lại, thăm hỏi, bàn bạc (về đám tang, đám cưới, làm nhà v.v.). Việc cá nhân tham gia vào nhiều tổ chức, đoàn thể, nhiều sinh hoạt hội nhóm là một sự đảm bảo cho uy tín của cá nhân và của gia đình trong con mắt người làng. Khi nhà có công có việc mà có nhiều người đến thăm hỏi, động viên, chúc mừng thì người ta coi đó là niềm vinh dự cho cả gia đình. Người ngoài nhìn vào cũng đánh giá rằng gia đình này quan hệ rộng. Đặc biệt là khi gia đình có người ốm, càng nhiều tổ chức, đoàn thể tới thăm càng thể hiện uy tín của gia đình. “Có việc mà có các cụ đến, có phường đến là quý chứ, là vinh dự cho mình” (Nam, 1955, Trang Liệt). Nhiều người cung cấp tin ở thôn Trang Liệt đã kể câu chuyện về một người sống thiếu hòa nhập đã bị người làng tẩy chay, thậm chí còn không được công nhận là hàng xóm. Ông này học hết trung cấp, trước thoát li làm cán bộ, giờ về nghỉ hưu. Ông cậy có bạn là các ông to trên huyện, trên tỉnh, về làng không thèm tham gia phường hội gì. Tổ liên gia tổ chức lát đường bê tông cho sạch ngõ xóm, ông lại lấy cớ nhà ông ở đầu xóm ông không cần lát đường. Như thế nghĩa là ông “đối kháng” với hàng xóm rồi và sẽ bị cô lập! Các hoạt động thăm hỏi người ốm, viếng đám tang, mừng đám cưới, mừng tân gia, mừng đầy tháng, v.v., là cách người dân tham gia vào và/hoặc duy trì các quan hệ xã hội ở làng. Việc tham gia vào các hội tự nguyện, và cùng với nó là tiến hành các hoạt động thăm hỏi có thể cũng là một hình thức thay thế cho các quan hệ bạn bè mà phải nhờ có giao thiệp rộng họ mới có. Dường như có sự phân biệt khá rõ giữa “bạn bè” với “hàng xóm” và “người làng”. Hàng xóm và người làng gắn liền với nơi người ta cư trú. Trong khi đó, bạn bè là thứ quan hệ có thể tách rời khỏi nơi ở. Ở đây, việc một người nào đó có bạn đồng nghĩa với việc anh ta có quan hệ, giao thiệp rộng, ra ngoài nhiều và mở mang. Ăn uống Bao giờ cũng thế, sinh hoạt của các hội tự nguyện hầu như đều đi kèm với ăn uống. Người ta coi ăn uống là hoạt động quan trọng để duy trì các sinh hoạt hội nhóm, thiếu nó khó có thể thành hội. “Chẳng hội nào là không ăn uống” (Nữ, 1970, Đồng Kỵ). Phường chim ăn vào ngày thả chim, phường gà ăn vào dịp kết thúc hội xuân. Phường cờ, Hội sinh vật cảnh, CLB cầu lông, CLB bóng bàn, bóng chuyền, cờ tướng đều ăn từ một đến hai lần, thường vào dịp đầu xuân và cuối năm. Ăn uống quan trọng đến mức người ta còn gắn nó với việc gọi tên tổ chức của mình một cách rất tự nhiên, như ăn phường trâu, ăn đồng niên, ăn đồng ngũ, v.v. Đối với một số tổ chức, ăn uống thậm chí còn là hoạt động duy Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 42 nhất. Phường trâu thôn Đồng Kỵ trước kia là hội của những người buôn trâu12. Nay nghề này không còn nữa, nhưng những người buôn trâu xưa và con cháu của họ vẫn tập hợp nhau lại thành phường. Hàng năm vào dịp lễ hội, họ tổ chức thui một con trâu và “đánh chén” với nhau. Với hình thức sinh hoạt mới này, phường trâu giờ cũng kết nạp thêm cả thành viên là những người thích ăn thịt trâu. Mỗi hội, phường thường tổ chức ăn theo lối đăng cai lần lượt tại nhà của các thành viên. Người đăng cai tổ chức việc ăn uống của tổ chức trong một năm, hết năm lại chuyển cho người đăng cai khác. Phường cờ chọn đăng cai theo lối luân phiên, bắt đầu từ người cao tuổi nhất, để đảm bảo rằng ai cũng có cơ hội được đăng cai mời phường ít nhất một lần trong đời. Ví dụ năm nay cụ 71 tuổi đăng cai thì tới năm sau sẽ là cụ 70, cứ lần lượt như thế. Hội đồng niên thì vì bằng tuổi nên tổ chức đăng cai (hay còn gọi là dọn hay chứa) bằng cách gắp thăm, theo thứ tự từ thấp lên cao. Hoặc có những tổ chức để cho các thành viên tự đăng kí. Dù dưới hình thức nào thì mỗi thành viên trong một phường, hội đều sẽ tổ chức ít nhất một bữa ăn tại nhà mình. Phải luân phiên hết một vòng thành viên rồi mới quay lại từ đầu. Nhiều người coi việc được dọn, được chứa, được đăng cai bữa ăn ở nhà mình là niềm vinh dự cho gia chủ. “Những anh đăng cai là tốn kém chứ, nhưng mà đấy là lại còn tranh nhau nữa chứ có phải là đùn đẩy cho nhau đâu.” (Nam, 1955, Trang Liệt) Trước kia người ta thường để tùy tâm gia chủ mời cơm phường hội. Thế là có xu hướng người sau phải làm to hơn người trước, hoặc ít nhất là bằng người trước, kẻo mang tiếng với anh em là keo kiệt hoặc kém cỏi. Sau này để tránh tình trạng ganh đua nhau, nhiều tổ chức đã có những quy định về mức đóng góp ngay từ khi thành lập hội hoặc tiến hành bàn bạc thống nhất trước khi tổ chức ăn. Hiện nay, trước một bữa ăn phường hội, bao giờ người đăng cai cũng tổ chức một buổi họp mặt trước đó vài ba ngày để bàn bạc thống nhất hình thức ăn và đóng góp. Người ta thống nhất việc ăn món gì, làm bao nhiêu bát, bao nhiêu đĩa13 và tiền định mức cho mỗi suất ăn. Tiền ăn chủ yếu là các thành viên đóng góp dựa trên giá trị thực của bữa ăn. Giá trị trung bình của một mâm cỗ cho bốn đến năm người ăn thời điểm năm 2008 ở Đồng Quang là khoảng từ 100-150 nghìn đồng. Đối với một số tổ chức, nếu nhà chứa khá giả, họ có thể làm cỗ quá số tiền quy định cho một suất ăn (chẳng hạn suất ăn quy định là 30.000đ/người, họ có thể làm đến 50.000đ/người) mà vẫn chỉ nhận số tiền như đã thống nhất từ trước. Hành động này nhiều khi không được khuyến khích, vì phường, hội muốn tạo sự bình đẳng giữa các thành viên, họ không muốn “ăn không” của gia chủ, mà muốn ăn bằng tiền của mình. Ở một số tổ chức khác, hành động này được cho là tùy tâm gia chủ, theo nghĩa nếu gia chủ bày tỏ thành ý muốn mời anh em thì sẽ được khuyến khích. Tuy nhiên, ngay cả khi có ý mời thì 12 Đồng Kỵ trước kia vốn nổi tiếng là nơi có nhiều lái trâu. Lái trâu thời kì đó được coi là một nghề đòi hỏi vốn liếng lớn, và người làm lái trâu phải là người rất sắc sảo, đi lại nhiều và giao thiệp rộng. Nhà nào có người làm lái trâu là coi như được đảm bảo về sự no đủ cho cả gia đình. 13 Bát là dành cho những món nước, và đĩa là dành cho các món khô. Chỉ cần biết số bát số đĩa trên mâm người ta có thể biết được đây là cỗ to hay cỗ nhỏ, mà không cần phải nhìn tận mắt mâm cỗ đó. Một mâm cỗ trung bình khi có 3 bát, 4 đĩa. Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 43 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn gia chủ cũng phải có lời14 với tổ chức trước khi ăn. Khi tổ chức ăn tại nhà, dù là cỗ to hay nhỏ, bao giờ người ta cũng bớt lại một mâm cho gia chủ, đó là nguyên tắc. Mâm cỗ này được tính chung vào số tiền mà các thành viên trong tổ chức đóng góp cho bữa ăn. Các thành viên trong gia đình không bao giờ ăn cùng lúc mà ăn sau, bởi vì họ còn phải lo phục vụ khách. Trong nhiều trường hợp, ngày đăng cai bữa ăn này cũng đồng thời là ngày liên hoan ăn uống của gia đình với họ hàng, bạn bè thân cận. Người ta có thể ăn đăng cai vào buổi trưa, buổi chiều lại tiếp tục với liên hoan gia đình hoặc bạn bè. Ngày hôm đó là ngày cả gia đình trổ hết sự nhiệt tình và hiếu khách, là lúc người ta xây dựng và củng cố hình ảnh của bản thân và gia đình trong con mắt xóm làng. Bữa ăn đăng cai tại nhà không phải là một bữa ăn thuần túy no bụng. Nó không nhằm giải quyết nhu cầu của cái bụng như người ta thoạt nghĩ, nghĩa là không chỉ liên quan tới cái mà Gourou, trong một khảo cứu viết từ lâu, gọi là “sở thích ăn uống” của nông dân Bắc kỳ (Gourou, 1936: 253), mà là nhằm một chức năng xã hội. Thật vậy, hành vi ăn uống, đối với người nông dân, là một hình thức tham gia xã hội. Bạn bè gặp nhau thường xuyên, người ta rủ nhau ra quán ngồi ăn. Ngồi với nhau, gặp mặt nhau cho vui vẻ, tốn kém nhưng cũng là cách để nhập vào xã hội. Ăn uống là thời gian người ta ngồi với nhau, tán gẫu, biết được chuyện nọ chuyện kia trong làng. Ăn uống cũng là dịp để người ta học hỏi những chuẩn mực và duy trì tôn ti trật tự. Nhìn cái cách người ta sắp xếp chỗ ngồi trong một bữa ăn đã thấy ở đó hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn là chỉ để thỏa mãn cái dạ dày. “Nhìn mâm cỗ, nhìn vị trí ngồi thì biết vị trí của người nào như thế nào rồi. Mâm có 5 người, thì 1 người ngồi giữa, bên tay phải có 2 người, bên tay trái có 2 người. Ông ngồi giữa là ông có vị trí quan trọng nhất, hoặc là cao tuổi nhất, hoặc là vai trên vai dưới. Có khi ông ít tuổi hơn lại ngồi giữa, ông già hơn thì lại xới cơm, thế chắc chắn là có quan hệ họ hàng.” (Nam, 1955, Trang Liệt). Ăn uống, đối với hội đồng niên, còn giống như một lễ thức tôn giáo. Một bữa ăn của đồng canh thôn Đồng Kỵ bắt đầu với phần lễ. Lễ trình đồng canh được làm là phần cỗ mặn và ngọt, thường bao gồm miếng thịt lợn/con gà luộc, xôi và hoa quả. Tùy từng đồng canh có thể tiến lễ to hay nhỏ. Lễ được chủ nhà chứa, người già (cha, chú hoặc người trong họ của chủ nhà) và một số thành viên gánh ra đình làm lễ từ sáng. Tại đình, mâm lễ được đưa lên bàn thờ Thánh, cụ Từ đền và người già của gia chủ sẽ tiến hành làm lễ15, những người đi theo sẽ đứng khấn cùng. Làm lễ xong, một phần lễ được chia cho cụ Từ đền, phần còn lại sẽ được đem về. Khi đó, đồng canh mới tiến hành ăn uống. Sự kiện này là quan trọng nếu ta nhớ lại rằng một trong những chức năng quan trọng của hệ thống nghi lễ làng xã (không thuộc số các nghi lễ của Phật giáo hay Công giáo) là bảo vệ và kiểm soát xã hội đối với cư dân làng xã. Mặt khác, nhìn từ phía người dân thì tuân thủ các nguyên tắc của hệ thống nghi lễ này là một cách xác nhận mình thuộc 14 “Có lời” nghĩa là nói chuyện một cách chính thức. Người ta cũng phải học cách “có lời” với phường hội, phải học thuộc một khuôn mẫu chuẩn, chứ không phải tùy tiện thích gì nói đấy. Trong nhiều trường hợp, việc gia chủ “có lời” thiếu lễ độ, không gãy gọn, hay đơn giản là ‘không thuộc bài mẫu’ thôi cũng khiến phường hội từ chối những thành ý của gia chủ. 15 Ở Đồng Kỵ, dưới tuổi các cụ (51 tuổi) thì không được làm lễ. Các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đồng bằng ... Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 44 về cộng đồng làng. 7. "Xã hội tính" của nông dân? Như đã nói, bài viết không đề câp tới bất kỳ loại hình tổ chức xã hội nào, mà chỉ bàn tới các tổ chức không có tính chất chính quyền và hình thành hoàn toàn dựa vào sự tham gia tự nguyện của người dân. Người ta nhấn mạnh tới lợi thế của các tổ chức xã hội tự nguyện, rằng các tổ chức này gần với người nghèo và thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân. Các tổ chức xã hội tự nguyện với các giá trị như “khoan dung”, “đoàn kết”, “công bằng”, thể hiện trong các hoạt động của nó, còn được coi là môi trường để người dân “tập dượt dân chủ” (Wischermann và đồng nghiệp, 2003). Vậy là điểm cốt yếu trong định nghĩa về các tổ chức xã hội tự nguyện là ở tính chất độc lập của nó đối với các hình thức tổ chức nhà nước và các quan hệ xã hội truyền thống (làng, xóm, họ hàng, gia đình v.v..). Khái niệm về “khu vực dân sự” hay “xã hội dân sự” khá phổ biến hiện nay cũng hàm ý tương tự. Theo nghĩa này, Jamieson (1993), khi đề cập tới sự kiện các hội và đoàn thể tự nguyện, đã nhận xét rằng “người Việt Nam truyền thống là người có “tính xã hội cao”" (tr.33), căn cứ trên sự kiện trong làng có vô số “những tập thể có tính xã hội” như hội đồng niên, hội nuôi chim, hội đồng môn v.v. Nhận xét này của Jamieson chỉ cấp thêm ý nghĩa về một “không gian dân sự” cho cái sự kiện mà nhiều học giả khác đã phát hiện từ lâu. Gourou có lẽ là người đầu tiên nhận xét rằng nét đáng chú ý nhất trong đời sống xã hội của làng Bắc kỳ là xu hướng của nông dân muốn họp thành các phe nhóm (tr. 268). Trong các hội nhóm đó, người nông dân làm quen với cuộc sống công cộng, tập dượt vai trò họ sẽ đóng trong làng, “học cách ăn nói” (Gourou, 1936). Nguyễn Từ Chi cũng xác nhận sự kiện này và nhấn mạnh tới tình hình là người nông dân Việt thời ấy không phải là người nông nô hay người nông dân bán tự do trong các lãnh địa trung cổ, mà là người nông dân tự do, sống trong các làng xã ít nhiều tự trị đối với chính quyền quân chủ (Trần Từ, 1984). Các dữ kiện trong thực tế dẫn ta tới những phỏng đoán khác nhau liên quan tới tính chất và đặc điểm “dân sự” của các tổ chức và đoàn thể tự nguyện trong nông thôn hiện nay. Thật thế, một mặt là cái đối lập rõ nét giữa làng xóm (một không gian xã hội truyền thống) và khu vực xã hội (cái có thể đóng vai trò “không gian dân sự”), nơi người nông dân thực hành hàng ngày các trao đổi và liên kết xã hội, là cái giúp anh ta cảm thấy tự tin và tự do. Mặt khác, người ta lại vẫn bắt gặp cái cảm thức khá mạnh mẽ về tình trạng lệ thuộc của nông dân vào các thể chế xã hội truyền thống. Thật thế, tại Đồng Quang (cũng như tại nhiều làng xã khác của miền Bắc hiện nay), người làng vẫn còn giữ một vai trò đặc biệt cũng như lệ làng vẫn cứ là một sức ép đáng kể đối với các thành viên của làng. Người ta thường lí luận rằng: anh có thể làm cán bộ ở đâu mặc anh, nhưng về đến dân thì anh là người làng. Một vài tổ chức tự nguyện liên quan tới vai trò này, hội đồng niên chẳng hạn. Theo lệ làng, các thành viên đến tuổi trưởng thành phải vào hội đồng niên. Vào đồng niên là cơ sở để các thành viên sau này tham gia gánh vác “việc dân”, thực hiện nghĩa vụ với dân. Chẳng ai dám bỏ đồng niên. Nếu bỏ thì anh ta sẽ mang tiếng với làng suốt đời, Đặng Thị Việt Phương & Bùi Quang Dũng 45 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn mang tiếng là không theo được đồng niên. Anh ta sẽ bị đánh giá hoặc là tiếc tiền, hoặc là khinh người. Cái tiếng ấy không chỉ có mình anh ta mang, mà còn liên lụy đến cả họ, và đeo đẳng đến cả đời con, đời cháu anh ta nữa. Sự đe dọa lớn nhất đối với việc không tham gia hoặc không tuân thủ các quy định của đồng niên là bị sổ ngôi. “Sổ ngôi tức là không cho vào sổ làng nữa, không ở đồng canh nào, ra dân [ra chốn công cộng] cũng không có chỗ ngồi, tóm lại không còn là trai làng nữa!” (Nam, 1958, Đồng Kỵ) Khi đã bị sổ ngôi thì anh không được tham gia việc dân, không được ra đình, không được tham gia ban khánh tiết, không được ăn đồng canh, tóm lại “anh trở thành không có ngôi thứ”. Từ những điều trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng sẽ là đơn giản nếu kết luận dứt khoát về bản chất “dân sự” của các tổ chức xã hội tự nguyện, về cái “xã hội tính” của người nông dân miền Bắc hiện nay. Những điều trình bày đủ hé cho thấy tính phức tạp của một xã hội nông thôn đang quá độ. Tài liệu trích dẫn Gourou, Pierre. 1936. Les paysans du delta tonkinois (Étude de géographique humaine). Les éditions d’art et d’histoire, Paris. Jamieson, Neil L.. 1993. Understanding Vietnam. University of California Press, Berkeley. Wischermann, Jörg and Nguyen Quang Vinh. 2003. “The Relationship between Civic Organizations and Governmental Organizations in Vietnam: Selected Findings of an Empirical Survey”, in Kerkvliet et. al. (Hrsg.), Getting organized in Vietnam – Moving in and around the Socialist State, Singapore, pp. 185-233.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2011_phuong_dung_5795.pdf